Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5449 người đang online, trong đó có 519 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41417 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Trên các đảo của quần đảo Trường Sa, chim về đảo Song Tử Tây cư trú không theo mùa và chúng được những người lính che chở, bảo vệ.


    Tag: trường sa, song tử tây, Lê Bá Khang, tháp pháo, các đảo, chim hải âu, theo mùa, đồng canh, phan văn nhuận, cao bá toản
    (ĐVO) Đàn cò trắng cùng lũ chim hải âu bay lượn trên đảo. Chúng chia ra thành từng đàn, có đàn đỗ trên cây phong ba, đàn đỗ trên cây bàng quả vuông và có những con đỗ trên những tháp pháo sơn màu xanh lá cây. Có lẽ màu xanh lá cây đã quen với ánh mắt dịu hiền của những cánh chim biển.

    Trên quần đảo đầy ắp nắng và gió, màu xanh của sức sống trường tồn nơi tiền tiêu ấy có những người lính đêm ngày chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng của Tổ quốc.

    Dưới đây là một vài hình ảnh đảo Song Tử Tây:
    [​IMG]
    Màu xanh của xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa. ​
    [​IMG] Âu tầu xây dựng tại đảo Song Tử Tây có thể đón hàng trăm tàu thuyền mỗi ngày.
    [​IMG]
    Bình yên giữa trùng khơi. ​
    [​IMG]
    Tổ quân y Bệnh viện TƯQĐ 108 nối thành công cẳng chân ngư dân Phan Văn Nhuận, phường Phú Đông, Phú Yên bị cá mập nhám cắn đứt. ​
    [​IMG]
    Kíp trực ban hiệp đồng canh biển trời Tổ quốc. ​
    [​IMG]
    Binh nhất Cao Bá Toản, pháo thủ số 1 luyện tập. ​
    [​IMG] Hạ sỹ Lê Bá Khang - chiến sỹ tín hiệu chăm rau xanh trên thôn đảo chìm Đá Nam.
    [​IMG] Quân dân xóm đảo gửi cây bàng quả vuông và đá chủ quyền thiêng về đất liền.
    [​IMG] Chùa trên xã đảo Song Tử Tây.




  2. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    he he... việt nam sử dụng chính sách quốc phòng toàn dân, mỗi người dân là 1 chiến sỹ, giặc đến nhà đàn bà cũng oánh không kể bịp lợn ;))[r2)]
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hà hà ! trong lịch sử có biết bao nhiêu nữ tướng rồi !;));));));));))\:D/\:D/\:D/\:D/
    Biên giới năm 1979 chỉ có 1 tiểu đội nữ du kích mà ngăn chặn cả 1 đoàn quân Khựa bẩn !!!=D>=D>=D>=D>=D>
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ vừa loan báo sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Australia và nâng cấp hiệp định quốc phòng với Philippines. Trung Quốc lập tức yêu cầu mở cuộc thảo luận về việc gia tăng triển khai binh sĩ Mỹ tại vùng Đông Á và nêu nghi vấn về động thái này.


    Tag: bắc kinh, mỹ barack obama, trung quốc, biển đông, đông á, australia julia gillard, quốc lập, Mỹ, thông cáo chung, á-thái bình dương, philippines, australia, tự do hàng hải, biển tây philippines, khai thủy, trung quốc lưu vi dân, philippines trong, lưu vị dân

    Kế hoạch triển khai thủy quân lục chiến qui mô nhất ở Australia
    Các nhà lãnh đạo Mỹ và Australia vừa loan báo một thỏa thuận duy trì các lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ Australia - quyết định triển khai lực lược thủy quân lục chiến Mỹ mà theo giới phân tích là qui mô nhất ở Australia kể từ Thế chiến II.
    Tổng thống Mỹ đã bay tới Canberra sau khi họp Hội nghị Apec ở Honolulu. Chuyến thăm được thực hiện vào lúc hai nước kỷ niệm liên minh an ninh tròn 60 năm.
    [​IMG] Các nhà lãnh đạo Mỹ và Australia vừa loan báo một thỏa thuận triển khai lực lược thủy quân lục chiến Mỹ.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard đã nói với các phóng viên báo chí về thỏa thuận này tiếp theo sau các cuộc hội đàm ngày hôm qua 16/11 tại thủ đô Canberra của Australia.

    “Theo thỏa thuận này, một lực lượng từ 200 đến 250 binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ đồn trú tại miền bắc Australia và sẽ luân chuyển sau mỗi 6 tháng và lực lượng sẽ được gia tăng dần cho đến khi đạt đến quân số 2.500 quân nhân”, Thủ tướng Gillard nói.

    Bà Gillard nói thêm rằng thỏa thuận này cũng cho phép máy bay của Mỹ sử dụng một số căn cứ của Australia.

    Về phía mình, Tổng thống Obama nói rằng thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ ứng phó hữu hiệu hơn đối với những thảm họa và các nhu cầu nhân đạo cũng như những thách thức về an ninh.

    “Thỏa thuận này sẽ giúp duy trì cơ cấu an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các lực lượng của Mỹ huấn luyện và thao dượt với binh sĩ của các nước trong khu vực, và trang bị cho các quốc gia nhỏ hơn để họ có thể đối phó nhanh chóng hơn với các cuộc khủng hoảng”, Tổng thống Mỹ khẳng định.
    Trong khi đó, nhiều phân tích cho rằng việc triển khai này đang được xem là động thái để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
    “Tổng thống Mỹ đến Australia trong một thông điệp rõ ràng rằng Washington muốn bảo vệ các lợi ích của mình và đồng minh ở khu vực. Mỹ hiện đang trong giai đoạn chuyển hướng các chính sách an ninh khỏi Iraq và Afghanistan đến khu vực châu Á” - hãng tin BBC bình luận.
    Tuy nhiên, ông Obama cho biết Mỹ "tăng cường cam kết của mình cho toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương", không loại trừ Trung Quốc.
    "Thông điệp chính mà tôi đã nói, không chỉ công khai mà là lúc nói riêng với phía Trung Quốc, là trách nhiệm nhiều hơn đi kèm với sự lớn mạnh của họ", ông nói. "Điều quan trọng là họ tôn trọng luật đi lại trên biển".
    Mỹ cập nhật hóa một hiệp ước quốc phòng với Philippines
    Trong chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày hai nước ký một hiệp ước quốc phòng chung, hôm qua Ngoại trưởng Clinton bày tỏ sự ủng hộ dành cho việc cập nhật hóa một hiệp ước quốc phòng giữa hai quốc gia.
    Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố các vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Đông nên được giải quyết bằng cách vận dụng hiệp ước quốc tế về Luật Biển, một lập trường hậu thuẫn cho Philippines trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
    Bà Clinton nói Mỹ có chủ trương vững chắc rằng các vụ tranh chấp mà ngoại trưởng Philippines đề cập đến là hiện hữu chủ yếu trong Biển Tây Philippines giữa Trung Quốc và Philippines phải được giải quyết một cách êm thấm.
    “Mỹ không đứng về phe nào trong bất cứ cuộc tranh giành chủ quyền bởi vì bất kỳ quốc gia nào đòi chủ quyền đều có quyền khẳng định điều đó, nhưng không có quyền theo đuổi việc đòi chủ quyền qua việc hăm dọa hay đàn áp”, quan chức Mỹ nói.
    Mặc dù bà Clinton tái khẳng định sự trung lập của Mỹ trong vụ tranh chấp, bà nói hiệp ước quốc phòng giữa hai nước cần phải được cập nhật.
    “Việc ấy đòi hỏi phải bàn luận với Philippines để cung cấp sự hỗ trợ nhiều hơn cho việc phòng vệ bên ngoài, nhất là nhận thức về khu vực biển – các nhận thức về phòng vệ – các ranh giới biển”, bà nói.
    Lời tuyên bố trên được đưa ra nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Mỹ - Philippines, từ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đang đậu tại vịnh Manila. Thông cáo chung của hai nước kêu gọi “tự do hàng hải, không ngăn trở việc giao thương và lưu thông hợp pháp trên biển”, cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế.

    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ cùng với bản thông cáo chung trên đây đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ cho vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
    Mỹ đã bắt đầu các cuộc tham khảo ý kiến ráo riết giữa hai chính phủ để xác định chính xác các chi tiết cụ thể của đường lối là gì.

    Văn phòng Ngoại trưởng Mỹ đã lên lịch cho một cuộc họp chính thức bàn về các quyền lợi quân sự giữa các vị bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Philippines và các đối tác phía Mỹ vào tháng 1/2012.

    Về phía Manila, hôm qua Philippines cho biết “sẽ không lùi bước trong chiến dịch tổ chức một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải”, và nhấn mạnh rằng Philippines có được sự ủng hộ của Mỹ về vấn đề này.

    Ông Ramon Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, tuyên bố Manila sẽ tiếp tục làm những gì đang làm và nói thêm sự ủng hộ của Washington khiến Philippines cảm thấy động thái của mình là hữu ích.
    Trung Quốc đặt dấu hỏi
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đặt câu hỏi liệu động thái của Mỹ có phù hợp với sự phát triển hòa bình trong khu vực hay không.
    “Tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có thể không thích hợp lắm và không vì lợi ích của các nước trong khu vực này”, ông Lưu tuyên bố với báo giới tại Bắc Kinh, sau khi Mỹ-Australia thông báo tăng cường hợp tác quân sự .
    Người phát ngôn thắc mắc Mỹ sẽ biện minh cho sự chi tiêu trong việc bành trướng quân sự tại vùng Đông Á như thế nào, giữa lúc tình hình tài chính toàn cầu đang bị trì trệ. Ông cũng thắc mắc về những lợi ích của việc hợp tác như vậy và nói rằng “bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài” cũng sẽ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, và phát triển mà cả Washington lẫn Bắc Kinh đều nói là muốn có.

    Tại Bắc Kinh, hành động của Washington chắc sẽ được coi như một toan tính răn đe. Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có phản đối việc triển khai quân của Mỹ tại Australia hay không thì phát ngôn viên Lưu Vị Dân từ chối trả lời trực tiếp.

    Thay vào đó ông nói Trung Quốc chưa bao giờ tham gia bất cứ loại liên minh quân sự nước ngoài nào giống như những liên minh do Mỹ thiết lập. Và ông cho biết Trung Quốc có ý kiến riêng của mình về vấn đề làm sao để duy trì ổn định trong vùng.
    Tổng thống Obama và các giới chức Mỹ khác đã nhiều lần nhắc lại rằng Mỹ hoan nghênh một nước Trung Quốc hùng mạnh và phồn thịnh, và chính phủ của ông không có ý định ngăn chặn Bắc Kinh.

    Ông Lưu Vị Dân nói Trung Quốc hy vọng Washington sẽ giữ lời.
    Trong khi đó, tờ Global Times của Trung Quốc đăng bài bình luận rằng “nếu Australia sử dụng căn cứ quân sự của mình để giúp Mỹ gây hại cho quyền lợi của Trung Quốc, thì chính Australia sẽ bị kẹt giữa các làn đạn”.
    Tờ báo dẫn lời Thiếu tướng La Viện từ Viện Khoa học quân sự thuộc Quân Giải phóng Trung Quốc nói: “Cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn gây chiến, nhưng nếu như các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc bị xâm hại thì xung đột vũ trang là điều không thể tránh khỏi”.




    Theo tintuconline.com.vn


  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Tổng thống Israel sẽ đến thăm Việt Nam tuần tới


    var trkcid=133874288;var partnerID=593057; var _hb=1; window.onerror=function(){clickURL=document.location.href;return true;} if(!self.clickURL) clickURL=parent.location.href;


    [​IMG] Hình: ASSOCIATED PRESS
    Tổng thống Israel Shimon Peres


    Tổng thống Israel Shimon Peres chuẩn bị đến thăm Việt Nam vào tuần sau, 18 tháng sau khi chuyến viếng thăm bị phía Việt Nam yêu cầu hoãn lại.

    Theo tin hôm thứ Ba của tờ The Jerusalem Post, Tổng thống Peres sẽ thực hiện chuyến viếng thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 11 theo lời mời của ************* Việt Nam Trương Tấn Sang.

    Ông Peres, vị tổng thống đầu tiên của Israel đến thăm Việt Nam, đã có kế hoạch đến thăm Việt Nam vào tháng 6 năm ngoái, nhưng phía Việt Nam đã yêu cầu hoãn lại chuyến đi sau khi xảy ra vụ đột kích của hải quân Israel giết chết 9 nhân vật tranh đấu thân Palestine trên chuyến tàu chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza.

    Israel và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao hồi tháng 7 năm 1993, và Israel đã mở đại sứ quán tại Hà Nội trong cùng năm đó, nhưng Việt Nam không mở sứ quán ở Tel Aviv cho tới tháng 6 năm 2009.

    Trong chuyến viếng thăm 1 tuần này, Tổng thống Peres sẽ được tháp tùng bởi một phái đoàn thương mại gồm 60 thành viên, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo của công nghiệp quốc phòng.

    Tờ Jerusalem Post nói rằng mục đích của chuyến đi là tăng cường và nới rộng các mối quan hệ chiến lược về chính trị và kinh tế giữa Việt Nam với Israel.

    Theo lịch trình, Tổng thống Peres cũng sẽ hội kiến nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam, kể cả Thủ tướng *************** và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, để bàn về những diễn tiến mới nhất ở Trung Đông. Ông cũng sẽ đề cập tới những mối nguy đối với thế giới trong trường hợp Iran được phép tiếp tục thực hiện chương trình hạt nhân.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi đồng ý cùng anh phản đối Iran sản xuất vũ khí hạt nhân , nếu anh cùng tôi phản đối đường lưỡi bò và chính sách bành trướng của Trung Quốc !
    Lợi ích quốc gia trên hết ! Anh nên nhớ là TQ chống lưng Iran đấy nhé !

    :-":-":-":-":-":-"
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chơi thì chơi !!! =))=))=))=))=))=))
    [​IMG]
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    [r2)][r2)][r2)]=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Theo truyền thông Israel, lực lượng không quân nước này vừa hoàn thành chương trình thử nghiệm UAV lớn nhất thế giới Eitan.


    Tag: không quân, cast lead, thành chương, Le Bourget, israel, gã khổng lồ, trực chiến, tải trọng tối đa, chương trình thử, nhiệm vụ tác chiến, uav eitan, công nghiệp hàng không
    [​IMG]
    Có nhiều câu hỏi về chiến công đầu tiên của UAV Eitan? ​

    (ĐVO) Dự kiến “gã khổng lồ” Eitan sẽ được biên chế vào phi đội UAV 210 của Không quân Israel và chính thức tham gia các nhiệm vụ tác chiến.

    Theo trang tin yenet.co.il, Eitan vượt trội hơn tất cả các dòng UAV hiện tại về kích thước, phạm vi hoạt động, độ cao và tải trọng tối đa. Nó có thể bay tới Sudan và Iran mà không cần phải tiếp nhiên liệu.

    Với chiều dài 15 mét và sải cánh dài 26 mét, Eitan không chỉ có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát, mà có thể được lắp đặt tên lửa tấn công vào các mục tiêu quy định. Tuy nhiên, quân đội Israel từ chối bình luận về khả năng này.

    Trang tin ynet dẫn nguồn không chính thức cho biết Eitan có thể hoạt động liên tục 36 giờ ở độ cao 13 km, do đó các hệ thống phòng không gần như không thể phát hiện và tiêu diệt, ngay cả với hệ thống S-300.

    Eitan là loại UAV hạng nặng được công ty quốc doanh “Công nghiệp hàng không” của Israel nghiên cứu phát triển từ năm 2003. Lần đầu tiên Eitan được xuất hiện trước công chúng là tại triển lãm hàng không Le Bourget vào năm 2006.

    Có nhiều thông tin cho rằng nguyên mẫu UAV Eitan đã từng tham gia cuộc chiến tranh Lebanon thứ hai và chiến dịch “Cast Lead”. Tuy nhiên thông tin này không bao giờ được xác nhận một cách chính thức.


    Theo quocphong.baodatviet.vn

  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Nhật Bản thì giúp VN xây Trung tâm Vũ trụ > phải chăng bắt tay cùng VN phát triển ... tầm xa ??? :-??:-??:-??
    Còn Israel thì có UAV .... =D>=D>=D>
    Chúng ta đang tiến tới khả năng răn đe à ??? >:D:D:D<
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 17/11/2011, 10:17 (GMT+7)
    Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia:


    ASEAN thống nhất để đối phó với thách thức



    TTO - Sáng nay 17-11, tại Bali, Indonesia đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 19. Các nguyên thủ quốc gia của 10 nước thành viên dự kiến thông qua các tuyên bố và đường hướng nhằm tiếp tục duy trì vai trò của khối trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực và thế giới.

    [​IMG]
    10 nhà lãnh đạo của các quốc gia ASEAN tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 19 ở Nusa Dua, Bali, Indonesia sáng 17-11-2011 - Ảnh: AFP


    Các chủ đề dự kiến sẽ được các lãnh đạo tập trung thảo luận gồm vấn đề tranh chấp trên biển Đông và tiến trình cải cách tại Myanmar, vấn đề kinh tế toàn cầu, Hội nghị cấp cao G20, vấn đề quản lý thảm họa, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, hội nhập khu vực và các vấn đề khác.

    Với chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu", trong hội nghị vào hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ tham gia một phiên họp toàn thể và một phiên họp kín trước khi thông qua Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu.
    Theo chương trình, chiều nay sẽ có cuộc gặp của các lãnh đạo ASEAN với Cộng đồng cố vấn kinh doanh ASEAN, lễ ký của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về thỏa thuận thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý khủng hoảng; lễ ký của các bộ trưởng văn hóa ASEAN “Tuyên bố ASEAN về thống nhất trong đa dạng”.
    Trả lời báo chí chiều 16-11, ngoại trưởng nước chủ nhà, tiến sĩ Marty Natalegawa khẳng định: "Tôi có thể chắc chắn rằng khu vực ASEAN đang trở nên hòa bình, ổn định, thống nhất hơn so với quá khứ. ASEAN chủ động hơn trong việc đưa ra các giải pháp để xử lý các xung đột giữa thành viên trong khối, ngoài khối".




    [​IMG]


    Thủ tướng *************** dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 19 và các hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia từ 17 đến 19-11-2011 - Ảnh: AFP


    Trước đó, trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày 15-11, các nước đều nhìn nhận sự cần thiết phải duy trì Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) theo những quy tắc hướng dẫn đã nhất trí, trong đó có triển khai các dự án hợp tác đồng thời với bắt đầu xác định những yếu tố cơ bản ban đầu của bản Quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc pháp lý với những bên tham gia.
    Trong khi đó, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho Tuổi Trẻ biết nhóm quan chức cấp cao ASEAN đã thành lập nhóm công tác để đề xuất các thành tố liên quan cho Bộ quy tắc ứng xử và nhóm đã họp phiên đầu tiên vào ngày 13-11-2011. “Nhóm đã bàn chung về những thành tố có thể có ở mức sơ bộ, đồng thời cũng chia sẻ thông tin với nhau về lịch họp sắp tới”.
    Ông hi vọng từ nay cho đến hội nghị ngoại trưởng những kỳ họp tiếp theo có thể có những báo cáo sơ bộ kết quả.




    [​IMG]
    Khẩu hiệu "ASEAN - cộng đồng quan tâm và chia sẻ" được nhìn thấy rất nhiều tại Nusa Dua, Bali, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 19 và các hội nghị liên quan từ 17 đến 19-11-2011- Ảnh: K.L.


    Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra vào ngày 19-11 tại Bali là một sự kiện đang rất được chờ đợi, khi lần đầu tiên lãnh đạo Mỹ và Nga chính thức tham gia khối, trong bối cảnh có nhiều lo ngại ASEAN sẽ đánh mất vai trò trọng tâm ở khu vực khi có quá nhiều diễn đàn, các tổ chức đan xen hoạt động mà các thành viên của ASEAN cũng chính là các thành viên của các tổ chức, diễn đàn đó.
    Trả lời báo chí, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng ASEAN cần thận trọng, không nên để quá tải bởi "các diễn đàn, sân khấu riêng tới mức không thể duy trì được vai trò trung tâm. ASEAN có thể sẽ bị thúc đẩy từ phía sau nếu không cẩn thận”.
    Ngày 19-11, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) gồm 10 nước ASEAN cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sẽ diễn ra. EAS lần này sẽ chào đón thêm hai thành viên mới là Mỹ và Nga.


    K.L. (Từ Bali, Indonesia)


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này