1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4200 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 12:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41899 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực


    Hôm nay 17-11, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Bali, Indonesia. Trả lời báo chí chiều 16-11, liên quan đến việc Mỹ tuyên bố đẩy mạnh hơn sự hiện diện ở khu vực cũng như việc Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết hơn nữa để đối phó với những thách thức mới, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khẳng định: “Chúng tôi sẽ không để ASEAN trở thành nơi các nước lớn tranh chấp với nhau. ASEAN có lợi ích rõ ràng trong việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề và những quan ngại của thế giới giờ đang được giải đáp”.
    Liên quan đến biển Đông, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối các nước liên quan có hành động làm tồi tệ thêm tình hình. Những nước nào làm như vậy thì sẽ bị dư luận nhận diện rõ”.
    Ngoại trưởng Marty Natalegawa cho biết thêm vẫn chưa xác định được thời gian hoàn thành quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), bởi “Trung Quốc khẳng định sẽ tham gia bàn thảo vào thời điểm thích hợp, điều kiện thích hợp, nhưng chưa biết khi nào và điều kiện thích hợp đối với họ là gì”.


    K.LOAN (từ Bali, Indonesia)

    Ai có hành động làm tồi tệ thêm tình hình ?
    Là nhà ngoại giao nên ngoại trưởng Marty Natalegawa khéo léo không nói rõ nước nào , nhưng ai cũng hiểu ý ông ám chỉ TQ , bởi chỉ cách đây vài hôm TQ lại lớn tiếng đòi chủ quyền vùng biển chỉ cách Philippin 79 km mà cách TQ đến 800 km .
    Rõ ràng TQ đang đi một nước cờ dại dột khi ngày càng bộc lộ mưu đồ xâm lấn , ngày càng mua thù chuốc oán và như thế chỉ thêm thù bớt bạn mà thôi !
    Với những động thái trong thời gian qua , TQ đang tự tát vào mặt mình rồi !
    b-(b-(b-(

  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 17/11/2011, 07:57 (GMT+7)
    Mỹ đưa 2.500 quân đến Úc


    TT - Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Bali (Indonesia), mọi quan tâm và chú ý của các nước trong khu vực đều đổ dồn vào vấn đề biển Đông.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard cùng công bố thỏa thuận triển khai quân đội Mỹ tại Úc - Ảnh: Reuters


    Tiếp tục chuyến đi chín ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở châu Á - Thái Bình Dương, báo Úc Sydney Morning Herald đưa tin ngày 16-11, ông Obama đã đến Canberra, chặng dừng chân thứ hai sau Hawaii.
    Sau cuộc thảo luận với ông Obama, Thủ tướng Úc Julia Gillard tuyên bố Mỹ sẽ đưa khoảng 2.500 quân đến Darwin, thành phố phía bắc nước Úc. Theo thỏa thuận quân sự song phương Mỹ - Úc, quân đội Mỹ sẽ không lập một căn cứ quân sự mới ở Úc, mà sẽ luân chuyển lực lượng tại Úc để dễ dàng tiếp cận biển Đông hơn so với việc đóng quân tại các căn cứ Mỹ ở Nhật và Hàn Quốc.
    Tổng thống Obama khẳng định việc Mỹ triển khai quân ở Úc sẽ giúp “đảm bảo cấu trúc an ninh ở châu Á”, giúp Mỹ phản ứng kịp thời với các vấn đề nhân đạo và an ninh khu vực cũng như tăng cường khả năng triển khai lực lượng để hỗ trợ các chiến dịch cứu trợ thảm họa thiên nhiên.
    “Thỏa thuận quân sự với Úc sẽ tạo điều kiện cho Mỹ có được sự cân bằng địa lý hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ dễ dàng đảm bảo một loạt lợi ích và khẳng định sự hiện diện quân sự cần thiết trong khu vực” - Reuters dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết. Giới quan sát nhận định thỏa thuận với Úc là cách Mỹ phản ứng lại việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự ở khu vực và gây hấn ở biển Đông. Mới đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích thỏa thuận quân sự Mỹ - Úc “có thể là không phù hợp”.
    Thảo luận vấn đề biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN và Đông Á?
    “Chúng tôi tin rằng vấn đề an ninh hàng hải là một chủ đề thích hợp để thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Bali - Reuters dẫn lời ông Ben Rhodes cho biết hôm 15-11 - Và trong vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng vấn đề biển Đông là một mối quan ngại”.
    Tuyên bố này rõ ràng cũng là thông điệp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nhắn gửi Trung Quốc. Trước đó một ngày, như Tân Hoa xã cho biết, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã lên tiếng phản đối việc thảo luận vấn đề biển Đông ở Bali. “Trung Quốc tin rằng cần phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình giữa các bên có liên quan trực tiếp - ông Lưu Chấn Dân nhắc lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh - Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài sẽ làm vấn đề thêm phức tạp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực”.
    Trên chuyến bay đưa ông Obama đến Úc và đến Bali sau đó, ông Rhodes nhấn mạnh EAS “không phải là một diễn đàn để giải quyết các vấn đề lãnh thổ”, nhưng “là diễn đàn để xây dựng các nguyên tắc xử lý các vấn đề lãnh thổ”. “Biển Đông sẽ là một phần trong cuộc thảo luận an ninh hàng hải, và chúng tôi sẽ tập trung vào các nguyên tắc đảm bảo dòng lưu chuyển tự do của thương mại”.
    Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines
    Theo báo Philippines Daily Inquirer ngày 16-11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (hiện đang thăm Philippines) tuyên bố Mỹ cam kết hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Philippines để đối phó với “các thách thức mới”. Đứng trên tàu chiến Mỹ USS Fitzgerald, đang neo đậu ở cảng Manila, bà Hillary Clinton khẳng định: “Mỹ muốn hợp tác với Philippines về các vấn đề an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải, khi Philippines đang tăng cường năng lực quốc phòng”.
    “Tuyên bố này khẳng định sức sống của liên minh hai nước, đặc biệt trong thời điểm Philippines đang phải đối mặt với các thách thức về lãnh thổ ở biển Tây Philippines” (tức biển Đông) - Ngoại trưởng Philippines Alberto Del Rosario, đứng bên cạnh bà Hillary Clinton, diễn giải. Bà Clinton cũng kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không gây hấn.
    AP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên tiết lộ Washington đang xem xét cung cấp tàu chiến thứ hai cho Philippines sau tàu chiến đầu tiên hồi tháng 8. “Chúng tôi đang nỗ lực nhằm cải thiện năng lực của hải quân Philippines để đối phó với các thách thức hàng hải” - quan chức này cho biết.


    SƠN HÀ

    Trung Quốc nóng mặt là lẽ đương nhiên , bởi họ vẫn cho rằng biển Đông là ao nhà của họ !
    Chừng nào TQ chưa xóa bỏ lưỡi bò ra khỏi bản đồ biển Đông , chừng nào Hoàng Sa chưa trả lại cho Việt Nam là chính chủ hợp pháp , chừng đó sóng gió ở biển Đông vẫn còn ẩn chứa nguy cơ sóng thần , và chính cơn sóng thần đó sẽ nhấn chìm TQ theo lẽ trời : Gieo gió ắt gặt bão !

    :-":-":-":-":-":-":-"
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142



    Bác D gửi lời nhắn: Chấp ông anh bằng nửa con mắt !!!!



    :-bd:-bd:-bd
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/465364/Rau-cu-Trung-Quoc-chiem-linh-cho.html

    Thứ Năm, 17/11/2011, 00:02 (GMT+7) Rau củ Trung Quốc chiếm lĩnh chợ


    TT - Tại buổi tọa đàm về cuộc vận động Người VN ưu tiên dùng hàng VN do UBND quận Tân Bình, TP.HCM tổ chức ngày 16-11, đại diện ban quản lý chợ Phạm Văn Hai cho biết ngoài mặt hàng rau lá như rau cải, rau muống, mồng tơi... với đặc điểm sinh học là khó bảo quản, không giữ tươi ngon lâu là hàng VN, thì các mặt hàng khoai tây, cà rốt, bông cải tỉ lệ hàng Trung Quốc lên đến 90%, mặt hàng gia vị hành khô, tỏi chiếm 70%, trái cây ngoại nhập chiếm 30-70% tùy mùa vụ.


    N.BÌNH


    Xâm lăng nào phải chỉ bằng quân ?
    Trung Quốc xâm lăng bằng giá hàng !
    Hàng độc ( ! ) giá rẻ , tham thì chết !
    Buôn hàng Trung Quốc : hại nhân dân !

    X(X(X(X(X(X(X(X(X(X(X(
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bà Clinton: Các bên liên quan Biển Đông không nên dọa nạt

    17/11/2011 09:29:04
    - Ngày 16/11, tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Phòng vệ lẫn nhau giữa Philippines và Mỹ, tại Manila, Philippines, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết nước Mỹ trông đợi sẽ có những cuộc thảo luận thẳng thắn về tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia cuối tuần này, trong đó các nhà lãnh đạo của các nước Thái Bình Dương tham dự.

    Hãng tin Reuters dẫn lời bà Clinton nói rằng, Mỹ không đứng về bên nào trong bất cứ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nào. Quốc gia nào cũng có quyền đòi quyền lợi của mình nhưng không có quyền theo đuổi mục đích của mình thông qua sự dọa nạt hoặc áp bức mà phải tuân thủ luật pháp quốc tế, phán quyết của luật pháp, và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

    Trong khi đó, tờ Thanh niên cho biết, ASEAN đã chuẩn bị một bộ quy tắc để ràng buộc hành vi của các cường quốc nếu họ có ý đồ sử dụng vũ lực trong khu vực hay chia rẽ ASEAN. Bộ Quy tắc Bali gồm 12 - 13 điều sẽ đóng vai trò giữ gìn an ninh trong khu vực, tránh việc các nước lớn dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

    Cũng theo báo này, tại buổi họp báo cuối ngày 16/11 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 về khả năng vũ lực được sử dụng trong cuộc tranh chấp này, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia nước chủ nhà hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 6 diễn ra vào ngày 19/11 tới, trả lời phóng viên: “ASEAN chủ trương tạo dựng một tiến trình hòa bình”.

    Tiến trình đó bao gồm việc thúc đẩy Trung Quốc thông qua bản Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Quy tắc ứng xử biển Đông hồi tháng 7 và đang khởi động quá trình đi đến một bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) phù hợp với công pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982. “ASEAN sẽ không dùng vũ lực, bởi đó là biểu hiện của sự yếu kém. Chúng ta chủ trương giải quyết bằng ngoại giao, một cách tự tin. Vì thế, phía nào sử dụng vũ lực sẽ bị loại khỏi tiến trình này”, ông nói
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    ;);););););););););)
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc ở Thái Bình Dương?

    Mỹ vừa ra thỏa thuận đưa quân đến Australia nhằm tăng cường hiện diện của quân đội nước này ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, động thái này của Mỹ có thể là ý định cô lập Trung Quốc ở khu vực này.

    Ngày 16/11, tại Canberra, Úc, tổng thống Obama tuyên bố Mỹ có kế hoạch điều 2.500 lính thủy đến Úc để tăng cường liên minh quân sự với châu Á. Tuyên bố này của ông khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội, cho rằng ông Obama đang đẩy căng thẳng quân sự leo thang tại khu vực châu Á.

    Theo tờ New York Times, thỏa thuận của Mỹ với Úc về việc tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là thỏa thuận dài hạn đầu tiên của Mỹ ở khu vực này kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Thỏa thuận này của Mỹ ra đời ngay cả khi ngân sách Hoa Kỳ cho Lầu Năm Góc bị cắt giảm và nó khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng rằng Mỹ đang có ý định bao vây Trung Quốc về mặt quân sự và kinh tế.

    “Thật không hợp lí nếu Mỹ gây căng thẳng và mở rộng liên minh quân sự và có thể đó không phải là mong muốn của các nước trong khu vực”, Lưu Vi Dân, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu sau tuyên bố của ông Obama và bà Julia Gillard, Thủ tướng Úc.

    Trong bài phát biểu trước quốc hội Úc sáng hôm nay, ông Obama cho rằng “đây là một quyết định có cân nhắc và mang tính chiến lược. Là một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng vai trò ngày càng lớn hơn và dài hạn hơn trong việc hình thành tương lai của khu vực này”.


    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/infonet.vn/My-se-bao-vay-Trung-Quoc-o-Thai-Binh-Duong/7373686.epi
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hải quân Ấn Độ rầm rộ chuẩn bị phô diễn sức mạnh

    Thứ năm 17/11/2011 11:20
    (GDVN) - Trong những ngày qua, các tàu chiến và máy bay chiến đấu trực thuộc biên chế của hạm đội tàu sân bay INS Viraat của Hải quân Ấn Độ đang nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện “President's Fleet Review ( PFR-11)” sẽ được tổ chức vào từ ngày 19 đến 20/11 tới đây
    ................

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ram-ro-chuan-bi-pho-dien-suc-manh/7374490.epi


    Lời nhắn từ Ấn Độ: Này Việt Nam là bạn tao đấy !
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Quần áo Trung Quốc giá cao tràn chợ

    TT - Giá cao hơn từ vài chục đến cả trăm nghìn đồng một sản phẩm, nhưng nhiều loại quần áo Trung Quốc gần đây không những sống khỏe mà còn khiến hàng may mặc trong nước lao đao vì không thể cạnh tranh lại.

    [​IMG]
    Quần áo có xuất xứ từ Trung Quốc tại chợ Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng Nhiều tiểu thương cho biết các sản phẩm của Trung Quốc (TQ) có mẫu mã đa dạng và chất lượng hơn hẳn trước đây nên rất được ưa chuộng.

    Mắc vẫn tiêu thụ tốt

    Chị Hường (Q.4, TP.HCM) mua quần jean ở chợ Bến Thành với giá 480.000 đồng đã rất bất ngờ khi nghe người bán nói đó là hàng TQ. Thế nhưng, theo các tiểu thương, hàng TQ giá cao đã âm thầm chiếm lĩnh từ hơn một năm qua. Anh V., chủ sạp quần jean chợ Tân Bình (Q.Tân Bình), nói cả năm nay hàng của các cơ sở trong nước gần như không bán được hoặc bán rất chậm. Quần jean VN chỉ 160.000-170.000 đồng/cái nhưng ế ẩm trong khi hàng TQ giá 250.000-300.000 đồng bán rất chạy.
    Ở chợ An Đông (Q.5) có những sạp chuyển hẳn sang kinh doanh hàng giá cao, phục vụ đối tượng trung niên. Cầm chiếc áo do cơ sở sản xuất trong nước giá 170.000 đồng/cái, bà Lình, kinh doanh thời trang thun tại chợ An Đông, nói: “Hàng của cơ sở trong nước gần đây có cải tiến nhiều vậy mà không cạnh tranh nổi với hàng TQ giá từ 250.000-400.000 đồng/cái”.
    Một tiểu thương cho biết kinh doanh hàng TQ lúc nào cũng lo nơm nớp vì không có chứng từ, sợ quản lý thị trường bắt, nhưng thị trường lại chuộng nên phải theo.

    Trội về màu sắc


    Theo anh V., nếu xét về chất lượng hàng VN không thua hàng TQ nhiều, nhưng thực tế hàng VN chỉ cạnh tranh được ở những mẫu hàng căn bản trơn và ít họa tiết như áo sơmi, đầm ở nhà..., còn lại các kiểu áo thun dành cho đối tượng từ 35 tuổi trở lên hàng VN gần như thua trắng.
    Theo các tiểu thương, áo thun TQ không đơn giản như các loại thường thấy mà có nhiều cách điệu lạ mắt ở cổ hay tay áo, thân áo cũng có nhiều điểm nhấn. Quần jean tuy kiểu dáng tương đối giống nhau, nhưng mỗi kiểu lại có những điểm khác biệt ở màu chỉ may, cách may hoa văn trên túi hay các hạt đính kèm. Chị Giang (một tiểu thương thường mua sỉ quần áo ở chợ An Đông về bán tại nhà ở Q.Gò Vấp) cho biết: “Quần áo TQ luôn có rất nhiều kiểu dáng nên người mua dễ lựa chọn”.
    Một trong những điểm mạnh của hàng TQ là tốc độ cập nhật kiểu dáng khá nhanh chóng, thường xuyên bắt kịp xu hướng thời trang - theo mùa hoặc theo phong cách của các ngôi sao trên phim ảnh. Các phụ kiện đính kèm theo quần áo như nơ, hoa, vòng cổ, thắt lưng... được phối hợp rất khéo léo. Anh Tùng, một thương lái ở miền Tây Nam bộ lên nhập hàng chợ An Đông, cho biết do tỉ giá đồng nhân dân tệ tăng nên giá quần áo TQ chất lượng trung bình nay cũng chẳng còn rẻ, do đó các tiểu thương đã nhập hàng chất lượng cao về bán.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Hải quan - Đồ họa: V.Cường Hàng Việt quên kênh chợ
    Từ trước đến nay hàng chợ của các thương hiệu VN chủ yếu là của những tổ hợp may mặc nhỏ, kỹ thuật may khá hạn chế và chỉ tập trung vào những kiểu sản phẩm đơn giản, ít họa tiết như hàng trẻ em, đồ bộ ở nhà, sơmi... Các thương hiệu Việt có tiếng gần như bỏ rơi khoảng trống chợ nên hàng TQ giá cao không vấp phải rào cản nào.
    Đại diện Công ty thời trang Sơn Kim, chủ các thương hiệu cao cấp như Wow, Jockey, cho biết các thương hiệu Việt đều dành 60-70% lượng hàng tiêu thụ qua các kênh siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng độc lập, còn lại thông qua nhà phân phối, chợ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đây chính là lỗ hổng để hàng TQ một mình một chợ ở phân khúc giá cao.
    Bà Ngô Thị Báu, chủ chuỗi cửa hàng Foci, nói 70% nguyên phụ liệu hàng VN là nhập, trong đó 50% nhập từ Trung Quốc, dù nỗ lực thế nào thì ngành công nghiệp may còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu của nước ngoài nên để thống lĩnh thị trường trong nước là không dễ.

    Nhập hàng may mặc từ Trung Quốc tăng mạnh
    Theo Tổng cục Hải quan, trong chín tháng đầu năm 2011, hàng Trung Quốc đã chiếm tới 2,08 tỉ USD trong tổng số 4,98 tỉ USD kim ngạch nhập khẩu vải may mặc. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đã tăng 30,8%. Còn nếu so với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hiện đã tăng đến 87%.
    Cũng theo Tổng cục Hải quan, nguyên phụ liệu sử dụng trong ngành dệt may, da giày nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng với tốc độ khá nhanh. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Trung Quốc trong chín tháng vừa qua đã tăng thêm gần 129 triệu USD.
    NHƯ BÌNH - THÙY DUNG


    [​IMG]
    [​IMG]
    Chia sẻ:


    Tại ta?
    17/11/2011 08:55:12

    Tôi thuộc thế hệ U40, rất chuộng hàng VN. Cách đây khoảng 4 năm tôi còn tìm mua được quần jean cạp cao ở chợ và siêu thị, nhưng bây giờ tìm mỏi cả chân mà vẫn không có được loại quần jean cạp cao phù hợp với tuổi, toàn là loại cạp trễ. Tại sao doanh nghiệp VN không cho ra những sản phẩm mà tôi và không ít những người như tôi đang cần?

    Bán rẻ hàng ... tranh thị trường xa ...
    Mà để thua ... ngay trên sân nhà !
    Người quan tâm ... thấy lòng đau xót !
    Kẻ gian thương ... cõng rắn cắn gà !

    [-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-(



  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    KHối ASEAN cũng cao giá đấy chứ....=D>=D>=D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)][r2)]



    Hiệp định bất tương xâm TAC : Công cụ phát huy ảnh hưởng quốc tế của ASEAN


    [​IMG]Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali 15/11/2011 (REUTERS)



    Anh Vũ / Trọng Nghĩa
    Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bali, vào hôm nay 16/11/3011, đã diễn ra một sự kiện đáng chú ý : Brazil chính thức ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác TAC của ASEAN. Đây là một sự kiện nêu bật vai trò tích cực của văn kiện thường được gọi là hiệp định bất tương xâm trong việc giúp khối ASEAN phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình.











    Từ Bali, đặc phái viên Trọng Nghĩa phân tích thêm về ý nghĩa của công cụ ngoại giao đặc thù của khối ASEAN, đã được hầu hết các cường quốc trên thế giới ký kết, với cường quốc Nam Mỹ Brazil là trường hợp mới nhất.


    TAC : Từ đối nội đến đối ngoại
    Hiệp ước gọi là bất tương xâm của ASEAN mang tên chính thức là TAC (tên tắt tiếng Anh của Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia) là một hiệp ước hòa bình ký kết tại Bali vào tháng 02/1976, giữa 5 nước Đông Nam Á sang lập viên của ASEAN : Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Trong số 5 lãnh đạo ký vào văn kiện có khi được gọi là Hiệp định Bali này, có các nhân vật như Tổng thống Indonesia Suharto, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hay Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos.
    Thoạt đầu, Hiệp ước này chỉ dành riêng cho nội bộ khối ASEAN, mà thành viên nào cúng phải ký kết. Thế nhưng, các lãnh đạo Đông Nam Á đã thấy rằng đấy có thể là công cụ phát huy hòa bình cho khu vực, cho nên từ đó đến nay, văn kiện này đã được bổ sung bằng 3 nghị định thư cho phép các nước ngoài khối ASEAN tham gia Hiệp ước. Riêng Nghị định thư thứ ba còn cho phép các khối gồm các quốc gia có chủ quyền được tham gia Hiệp ước TAC : đây là diều khoản có thể được áp dụng cho Liên Hiệp Châu Âu đã ký kết văn kiện này với ASEAN.
    Nói chung, các lãnh đạo Đông Nam Á đã nhận thức được là họ nằm trong một khu vực năng động về kinh tế và phát triển, có sức thu hút đối với các quốc gia ngoài khối, do đó đã khéo sử dụng phương tiện TAC để tăng cường vai trò địa lý chính trị của ASEAN trên trường quốc tế.
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, vào hôm nay đã tóm tắt ý tưởng này khi cho rằng việc Brazil ký gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác TAC với ASEAN, “là một phát triển tốt, chứng tỏ rằng TAC đang trở thành phổ quát”.
    Brazil là quốc gia Châu Mỹ Latinh đầu tiên ký TAC với ASEAN. Vai trò của Brazil rất quan trọng vì nước này là trụ cột của khối MERCOSUR vùng Nam Mỹ.



    TAC : Tiền đề không thể thiếu để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS
    Tầm quan trọng của Hiệp ước TAC thể hiện rõ nhất ở điểm đây là điều kiện cần thiết để gia nhập khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS.
    Chính vì ngần ngại, không muốn ký kết văn kiện này mà Hoa Kỳ thời Tổng thống Bush, đã phải chịu đứng ngoài trong nhiều năm, trước khi được mời tham gia khối Đông Á vào năm ngoái tại Hà Nội.
    Cũng vì nhanh chóng dẹp bỏ các ngần ngại, mà New Zealand và nhất là Úc đã ký ngay hiệp định TAC với ASEAN để rồi sau đó trở thành thành viên sáng lập của EAS, có mặt ngay từ hội nghị đầu tiên năm 2005. Sở dĩ Úc chần chừ trước đó, đó là vì Canberra sợ rằng việc ký kết hiệp định bất tương xâm với ASEAN có thể là ràng buộc hành động của họ trong khuôn khổ lien minh quân sự ANZUS ký với Mỹ và New Zealand.
    Tính đến nay đã có gần 30 nước ký kết TAC, Trung Quốc, Ấn Độ là nước đầu tiên ngoài Đông Nam Á, tham gia hiệp ước, rồi đến Nga, Nhật, Hàn Quốc… Danh sách càng lúc càng dài, với Brazil hôm nay, và dự kiến là qua năm tới đây, Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ chinh thức hoàn tất việc gia nhập, sau khi các nước phê chuẩn xong Nghị định thư thứ ba.
    Danh sách này trong tương lai chắc chắn sẽ dài thêm. Vì ngoài Liên Hiệp Châu Âu ký kết hiệp ước TAC với tư cách là một định chế liên quốc gia, các thành viên riêng rẽ của UE cũng có thể ký kết hiệp định này với tư cách cá nhân.
    Pháp đã trở thành nước Tây Âu đầu tiên ký hiệp định này với ASEAN vào năm 2006, và hồi đầu năm nay đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Nghị định thư thứ ba của TAC. Pháp sẽ không phải là nước Tây Âu duy nhất. Mới đây, nhân cuộc Đối thoại Chiến lược Anh Quốc – Việt Nam đầu tiên (26/10/2011), Quốc vụ khanh Anh đặc trách đối Ngoại Jeremy Browne đã cho biết ý định của Luân Đôn là sẽ ký kết TAC với ASEAN .



    Ký kết hiệp ước TAC không đồng nghĩa với gia nhập nhóm Thượng Đỉnh Đông Á
    Đúng là việc ký kết hiệp định bất tương xâm với ASEAN là điều kiện cần thiết để tham gia vào khối Đông Á, vốn bao gồm hầu hết các cường quốc nặng ký, từ Nga, Mỹ, cho đến Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ hay Úc. Rất có thể là các cướng quốc khu vực khác cũng muốn gia nhập nhóm này để tăng cường trọng lượng địa lý chính trị của mình.
    Thế nhưng, Hiệp định TAC chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, vì để tham gia khối Đông Á, một nước cần phải đáp ứng thêm hai điều kiện khác nữa : Là đối tác đối thoại của ASEAN, và có quan hệ kinh tế, thương mại đáng kể với khối Đông Nam Á.
    Theo ý tôi, thì các nước như Đông Timor, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên còn lâu mới được mời vào nhóm Thượng đỉnh Đông Á. Nhiều triển vọng có thể là Brazil, hay thậm chí Liên hiệp Châu Âu nếu EAS quyết định mở rộng.
    Có điều là đã có nhiều tiếng nói vang lên, cho rằng ASEAN không nên mở rộng nhóm EAS quá lớn vì như vậy có nguy cơ bị mất vai trò trung tâm.




    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này