1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4458 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 19:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41911 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nhất là sau vụ tàu ta tông và đuổi tàu Hải Giám TQ mà cả nhà nước TQ và Tân Hoa Xã im re ! :)):)):))
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương


    Khi Đông Á đang nỗ lực đối phó những thách thức an ninh biển đang gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương – bao gồm thay đổi cán cân quyền lực, căng thẳng tranh chấp trên biển và bất đồng cơ bản về cách giải thích Luật Biển – có ba câu chuyện mới sẽ góp phần xác định lại cấu trúc địa chính trị khu vực.

    Câu chuyện thứ nhất là sự công nhận ngày càng rộng rãi về việc các vấn đề an ninh biển ở Đông Á phải được giải quyết trong khuôn khổ rộng hơn của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thứ hai là sự suy yếu của Mỹ, nước bảo đảm an ninh chính ở Ấn Độ Dương và Thái Bình dương trong suốt nhiều thập niên qua. Thứ ba là sự thay đổi trong định hướng biển của Ấn Độ, từ một tác nhân đơn lẻ sang một đối tác sẵn sàng xây dựng liên minh trên biển.
    ....
    Không gian an ninh của Ấn Độ trước đây được xác định trong phạm vi từ vịnh Eden đến Malacca. Hiện tại, khu vực nằm trong an ninh quốc gia của Ấn Độ không còn gói gọn từ eo biển Malacca trở lại nữa mà đã mở rộng sang cả Biển Đông.

    Quyết tâm làm sâu sắc quan hệ hợp tác hải quân với Việt Nam của Delhi, cam kết tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ủng hộ mạnh mẽ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, và nhấn mạnh tự do đi lại trên Tây Thái Bình Dương đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Đông Á. Lợi ích mới của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng giống như lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay cản trở nước này hiện diện trên Ấn Độ Dương. Ấn Độ tìm kiếm một trật tự trên Ấn Độ - Thái Bình Dương để làm sao các không gian chung trên biển ở châu Á luôn mở cửa và có thể tiếp cận cho tất cả các bên và không bên nào được lấy làm lãnh thổ dù dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc hay yêu sách lịch sử.
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Asean thống nhất để đối phó thách thức



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Do báo Tuổi Trẻ để chương trình TV mở sẵn , nên bác nào không muốn nghe có thể tắt tiếng đi .

  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    TPP - hạt giống cho một tập hợp các thỏa thuận rộng lớn hơn?


    (Dân trí) - Các động thái chính sách mới của Mỹ tại APEC 19 được dư luận hết sức chú ý, trong số đó nổi bật là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) do Mỹ chủ đạo và đã đạt được những tiến triển tại hội nghị châu Á-Thái Bình Dương lần này.
    >> Vì sao Nhật Bản tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương?
    >> Obama vạch kế hoạch thương mại xuyên Thái Bình Dương tại APEC

    [​IMG]
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thứ ba từ trái sang) tham dự cuộc họp cấp cao các thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
    TPP là gì?


    "Mỹ muốn ký một hiệp định thương mại với 9 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2012. Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ vượt ra ngoài phạm vi các giao dịch thương mại bình thường, để trở thành một mô hình, hoặc hạt giống cho một tập hợp các thỏa thuận rộng lớn hơn".
    Đó là những tuyên bố mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra ngay trước Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mà Mỹ đăng cai lần đầu tiên sau 18 năm này.
    Từ hơn 1 thập niên qua, APEC đã tìm cách xây dựng một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng tại Hội nghị tại Hawaii, Mỹ muốn hối thúc một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán về một nhóm mậu dịch nhỏ hơn, đó là nhóm Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương.
    TPP nguyên bản có hiệu lực từ năm 2006 chỉ bao gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Năm 2008, Mỹ tuyên bố rằng tham gia đàm phán về hiệp định này.
    Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Australia, Malaysia, Peru và Việt Nam cũng tham gia vào cuộc đàm phán này. Các nước như Canađa, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm đến TPP.
    Thông tin mới nhất, hôm qua, 9 quốc gia tham gia TPP bao gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố đạt được một phác thảo tổng quát về một hiệp định nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch quy tụ các nước ven Thái Bình Dương.
    Ngay trước đó, Nhật Bản và Canada đã tuyên bố đồng ý tham gia cuộc đàm phán về TPP với những nước trên.

    Lãnh đạo của 9 quốc gia mô tả TPP là một dấu mốc hướng tới mục tiêu nối kết các nền kinh tế liên hệ và tự do hóa các hoạt động mậu dịch và đầu tư trong nội bộ tổ chức này.
    Các nhà lãnh đạo cũng bày tỏ tin tưởng rằng hiệp định TPP sẽ giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống, và xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia thành viên.


    Theo Washington, TPP có một ý nghĩa mang tầm vóc thế giới. Cùng với Nhật Bản, 10 nước tham gia Hiệp định TPP chiếm tới 35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới, lớn hơn rất nhiều so với Liên minh châu Âu, hiện là khu vực tự do mậu dịch lớn nhất, nhưng chỉ chiếm có 26% GDP thế giới.
    Về thương mại, các cuộc đàm phán trong TPP hướng tới việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và những cản trở khác trong trao đổi hàng hóa, đầu tư giữa các nước thành viên. Các nước trong TPP cũng dự kiến đàm phán tiến tới sự xích lại gần nhau giữa quy định về thương mại, để đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, hành chính cho các doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, các nước thành viên TPP đồng ý thúc đẩy trao đổi thương mại các sản phẩm công nghệ cao, như trong lĩnh vực tin học, các thiết bị liên quan đến năng lượng tái tạo. Bản hiệp định sẽ có những điều khoản nhằm tăng cường bảo vệ môi trường tại các nước thành viên, đặc biệt trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, các sản phẩm “xanh”.
    Đằng sau quyết định của Nhật Bản
    Với sự chủ trì của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trọng tâm hội nghị cấp cao APEC lần này được nhấn mạnh là TPP. Mỹ hy vọng sẽ có thêm các nước khác tham gia TPP, nhất là những cường quốc như Nhật Bản. Chính vì vậy, quyết định của Tokyo tham gia đàm phán TPP là chi tiết rất được chú ý ngay trước khi cấp cao APEC khai mạc ngày 12/11.
    Việc Nhật Bản - phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các nông dân của mình, vẫn quyết định tham gia đàm phán TPP cho thấy rõ ràng là Tokyo nhận thức được tầm quan trọng của hiệp định thương mại này.
    Và trong khi dư luận Nhật Bản có ý kiến phản đối chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda về những nguy cơ khi tham gia TPP, giới phân tích trong nước lại để ý đến một khía cạnh chiến lược khác: Nhật Bản gia nhập TPP nhằm kiềm chế Trung Quốc
    TPP có lợi cho các nhà sản xuất của xứ Phù Tang khi thuế nhập khẩu trong thị trường này bị loại bỏ hết. Nhờ thế sản phẩm xe hơi, TV, máy móc và máy điện tử của Nhật Bản sẽ tràn ngập cả thị trường TPP này.
    Nhưng thuế nhập khẩu gạo vào Nhật hiện là 778%, lúa mì là 252%, bơ là 360%. Khu vực nông nghiệp nội địa được bảo vệ tối đa. Nay nếu thuế suất này bị san bằng xuống “0” thì nông nghiệp sẽ bị “tiêu diệt” nếu không kịp chuyển đổi cách làm ăn cho có hiệu quả và có sức cạnh tranh.
    Tuy nhiên, Thủ tướng Noda việc tăng cường quan hệ với châu Á là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững của Nhật Bản, và Nhật Bản cần sớm gia nhập đàm phán thiết lập TPP.
    Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đặt mục tiêu coi hiệp định thương mại tự do này là một liên minh quan trọng. Cùng với khuôn khổ an ninh Nhật-Mỹ, liên minh này sẽ là "xương sống" cho sự ổn định trong khu vực.
    Tờ Nikkei không giấu giếm khi viết: “Có thể coi việc tham gia đàm phán TPP là một động thái chiến lược nhằm giúp Nhật Bản duy trì cán cân an ninh vốn không vững chắc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng”
    Báo dẫn lời một quan chức chính phủ nói: “Việc tham gia các cuộc thương lượng về TPP sẽ giúp tạo ra một môi trường chiến lược mà tại đó, Trung Quốc sẽ coi Nhật Bản là một nước láng giềng không thể dọa dẫm. Nhật Bản cần phải đi tiên phong trong việc hợp tác với Mỹ và thể hiện vai trò lãnh đạo trong khu vực này”.
    Mưu cầu gì từ TPP?

    Các nước thành viên APEC rất quan trọng đối với thương mại của Mỹ, các nước này mua 60% xuất khẩu của Mỹ, cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, Washington đã sử dụng tổ chức này để phát huy ảnh hưởng kinh tế lớn hơn đối với khu vực.
    Theo giới phân tích, việc Diễn đàn APEC được tổ chức tại Mỹ và thông báo của Tổng thống Obama về những đường hướng chính của TPP cho thấy Mỹ muốn khẳng định chiến lược củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Á-Thái Bình Dương.
    Về phía Mátxcơva, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thừa nhận TPP là "một dự án thú vị". Tuy nhiên, ông Medvedev nói rằng những gì sẽ đạt được còn chưa thực sự rõ ràng.
    Michael Green, một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và của Đại học Georgetown, thì cho rằng Nhật Bản tham gia TPP bởi lẽ các nhà lãnh đạo nước này cho rằng "đây là một thỏa thuận chiến lược để đảm bảo rằng Nhật Bản là một phần trong tiến trình ra quyết sách".
    Còn theo một số nhà phân tích, Hàn Quốc cùng với các nước khác trong khu vực như Canađa, Philippines và Thái Lan sẽ nhận thấy áp lực cần tham gia TPP để đảm bảo rằng họ không bị "đứng ngoài cuộc".
    Có điều mà giới phân tích lưu ý là trong bối cảnh châu Âu bất ổn, Mỹ đang dịch chuyển trọng tâm kinh tế sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có tiềm năng tăng trưởng to lớn. An ninh khu vực cũng là một nhân tố để Mỹ theo đuổi hiệp định thương mại tự do này.
    Và đó chính là ý đồ khiến Trung Quốc lên tiếng. Một số nhà bình luận ở Trung Quốc khẳng định việc đưa ra đề xuất TPP là một kế hoạch của Mỹ nhằm đẩy Trung Quốc ra khỏi các thỏa thuận thương mại châu Á.
    Có chuyên gia Trung Quốc cho rằng TPP cũng có thể tạo ra "một trục thương mại" khiến các công ty không tự nguyện bị lôi kéo vào những va chạm liên quan đến mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc.
    Vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc là khu vực quốc doanh sẽ bị đặt lại lên bàn đàm phán về TPP. Mỹ luôn luôn đòi hạn chế khu vực doanh nghiệp Nhà nước để chống bảo hộ thương mại và còn nhiều điều được coi là nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
    Nguyễn Viết


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Như đã hứa lúc chiều nay , tôi xin trở lại với Hun Sen , nhân vật quyền uy nhất Kampuchia hiện thời .

    Xin gữi đến các bạn lời giới thiệu của Hà Tùng Sơn về cuốn sách : Hun Sen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia


    [​IMG]
    Người giới thiệu: Hà Tùng Sơn



    [​IMG] Lượt xem: 1384




    • Tựa sách:
      Hun Sen - Nhân vật xuất chúng của Campuchia
    • Tác giả:
      Barsh C.Mehta - Julie B.Mehta
    • Ngôn ngữ:
      Tiếng Việt
    • Lĩnh vực:
      Danh nhân
    • Đối tượng đọc:
      Tất cả
    • Dịch giả:
      Lê Minh Cẩn
    • Năm xuất bản:
      2008
    • Đơn vị xuất bản:
      Văn học
    • Số trang:
      456
    • Giá sách:
      79.000 VND
    • Mua tại:
      Các nhà sách trên toàn quốc





    Trong số các nước Đông Nam Á thì Campuchia là nước láng giềng của Việt Nam với rất nhiều những điều đặc biệt. Một trong những điều đặc biệt đó chính là ở vị thủ tướng Hun Sen, con người được giao những trọng trách lớn từ khi còn rất trẻ và ngày càng thành công trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ Campuchia. Và cũng như tất cả những người nổi tiếng trên thế giới, cuộc đời của Hun Sen đã được viết thành sách. Đó là cuốn Hun sen, nhân vật xuất chúng của Campuchia.

    Cuốn tiểu sử dày hơn 450 trang này do hai nhà báo Mỹ là Harish Mehta và Julie Mehta biên soạn và hoàn thành vào tháng 8 năm 1999 sau nhiều cuộc phỏng vấn trực tiếp Thủ tướng Hun Sen và hàng chục nhân vật có liên quan đến Hun Sen. Tuy nhiên, theo tác giả cuốn sách, dù đã rất cố gắng, họ vẫn chưa thể vén hết những bí mật về con người xuất chúng của dân tộc Campuchia, bởi cuộc đời hoạt động của nhà lãnh đạo kiệt xuất này có quá nhiều thăng trầm và gian truân mà ông đã phải trải qua để đi đến thành công.

    Hun Sen sinh ngày 5 tháng 8 năm 1952 trong một nông dân ở huyện Stung Trang thuộc tỉnh Kompong Cham nằm trên bờ dòng sông Mekông, một vùng quê trù phú giàu lúa và cá. Ở tuổi thanh niên, Hun Sen được lên học ở thủ đô Phnom Penh và sau đó gia nhập vào hàng ngũ cộng sản của Khơme Đỏ do Pol Pot lãnh đạo vào năm 1970 nhưng sau đó, vào năm 1977, do thấy rõ bộ mặt thật của chế độ diệt chủng này, Hun Sen đã rời bỏ Khme Đỏ và nhanh chóng trở thành kẻ thù nguy hiểm và quan trọng nhất của Pol Pot, để rồi hai năm sau đó, vào năm 1979, với sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam, quân đội của Hun Sen đã lật đổ chế độ Khme Đỏ của Pol Pot.

    Là một người thông minh và đầy bản lĩnh chính trị, Hun sen đã tiến rất nhanh trên con đường của cuộc đấu tranh cho một đất nước Campuchia thống nhất và dân chủ. Năm 27 tuổi ông là Bộ trưởng ngoại giao, năm 33 tuổi đã trở thành Thủ tướng. Với một lối kể chuyện chân thật mà hấp dẫn, tác giả cuốn sách viết về cuộc đời Hun Sen đã cho bạn đọc thấy chân dung của một nhà lãnh đạo luôn có sự quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trước những khúc quanh của lịch sử đất nước. Là người đứng đầu chính phủ của một đất nước đầy biến động, với những cuộc nội chiến liên miên giữa các phe phái và đảng phái, Hun Sen là người biết vận dụng thời cơ một cách rất mau lẹ và chính xác. Nhờ đó mà đất nước Campuchia của ông đã đi đến bến bờ của tự do và dân chủ như ngày nay.

    Trở thành nhà chính khách lớn từ tuổi thanh niên, Hun sen là một con người lịch lãm, có sức cuốn hút đối với các phóng viên, nhà báo. Đến nay, sau 24 năm ở trên cương vị Thủ tướng, Hun sen đã trưởng thành trên rất nhiều lĩnh vực. Về học vấn, vào năm 1991, ông đã hoàn thành bản luận án dài 172 trang với đề tài: Các đặc điểm của chính trị học củaCampuchia và bảo vệ thành công học vị tiến sỹ tại học viện chính trị quốc gia Việt Nam. Hun Sen còn là vị thủ tướng sử dụng được ba ngoại ngữ Nga, Anh và Pháp. Ông đã trở thành một chuẩn mực, một tấm gương sáng về nhiều mặt của nhân dân Campuchia.

    Tuy nhiên, từ cương vị của một cuộc sống nhiều ánh hào quang như ngày nay, ít ai hiểu hết về thuở hàn vi của Hun Sen với một cuộc sống bình dị: một cậu bé ở Kompong Cham, một chú tiểu ở nhà chùa, một cựu binh Khme Đỏ, một chiến sỹ du kích lãng mạn, một nhà giải phóng dân tộc, một nhà ngoại giao lỗi lạc. Nói tóm lại là một nhân vật xuất chúng. Trải qua hai thập kỉ của một chính trường Campuchia đầy sóng gió, Hun Sen đã trở thành một đối thủ chính trị đáng gờm của của các phe phái Campuchia luôn tìm cách thôn tính và loại bỏ lẫn nhau để trở thành lực lượng thống trị đất nước. Nét độc đáo của Hun Sen là một con người thực sự nhanh nhẹn và sắc sảo. Những năm kháng chiến chống lại Khme Đỏ của Pol Pot và các đối thủ khác, ông đã đã có hàng chục lần chạm trán với cái chết. Và ông đã lần lượt vượt qua tất cả để đi đến bến bờ vinh quang.

    Với hai năm bỏ công thu thập tư liệu với rất nhiều cuộc gặp gỡ các yếu nhân và nhân chứng, cũng như với rất nhiều vùng đất đã đi qua, hai tác giả Harish Mehta và Julie Mehta của cuốn Hun Sen nhân vật xuất chúng của Campuchia đã lần đầu tiên hoàn thành cuốn sách viết về tiểu sử của một nhà lãnh đạo với câu chuyện đời tư nhiều hấp dẫn mà chắc chắn là vẫn còn nhiều bí ẩn chưa thể khai thác hết. Từ cuốn sách này, với rất nhiều sự thật đã được phơi bày, bạn đọc sẽ được chứng kiến về một quá khứ đau thương với hàng loạt những cuộc thảm sát thường dân vô tội, với những cánh đồng chết mà ngày nay chứng tích vẫn còn chất đống ở bảo tàng diệt chủng.

    Đến với cuốn sách này, bạn đọc sẽ đến với một tài liệu không thể thiếu cho tất cả những ai quan tâm đến những sự kiện bí ẩn, cũng như đã cảm thấy khó hiểu về một thời kì lịch sử hiện đại đầy phức tạp, đầy đau thương, đầy máu và nước mắt của dân tộc Campuchia. Tuy nhiên, cái quá khứ kinh hoàng ấy đã không thể nào ngăn cản được con đường đi lên của một đất nước Campuchia tự do và dân chủ. Và đồng hành với sự đi lên ấy của đất nước láng giềng Campuchia, không thể thiếu vai trò của con người xuất chúng Hun Sen đã và đang trưởng thành rất mau chóng trên sứ mệnh của một nhà lãnh đạo đất nước.

    HTS




    Những nội dung khác

    Đọc cuốn sách viết về Hun Sen để thấy rằng, trong quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc, vai trò cá nhân của lãnh tụ là hết sức quan trọng. Nó quyết định vận mệnh của cả một quốc gia, một dân tộc. Trong một đất nước mà vai trò cá nhân của lãnh tụ bị xóa nhòa thì đất nước đó khó lòng phát triển thành một nước văn minh và dân chủ. Bởi khi đó cá nhân lãnh tụ không phải chịu trách nhiệm gì cả. Và đó là một đất nước mà không có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về nó.

    Hun Sen đã làm được rất nhiều điều cho CPC bởi ông dám chịu trách nhiệm trước lịch sử và vai trò cá nhân của ông rất nổi bật
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33

    Mấy việc này là của Tổng cục 2 giải quyết...., chỗ A NCV trước đây ý....


    .
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc

    [​IMG]
    Nhiều sự kiện diễn ra đồng thời khiến dư luận chú ý hơn tới việc Trung Quốc (TQ) đang gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á và châu Á: lôi kéo Myanmar về vấn đề biển Đông; nới rộng ảnh hưởng tại Campuchia; thúc đẩy chế độ Bình Nhưỡng chạy theo mô hình mở cửa kinh tế.

    Đây chính là học thuyết Monroe kiểu TQ: bức chế các quốc gia trong vùng về những giới hạn trong cách hành xử mà TQ có thể chấp nhận được, cũng giống như cách mà Hoa Kỳ chứng tỏ cho các nước ở châu Mỹ Latin biết rằng “mình là ông chủ”.


    Myanmar

    [​IMG]

    Dự án khí đốt Shwe do Trung Quốc đầu tư tại Myanmar
    Khoảng 1 - 2 triệu lao động TQ đã qua làm việc tại Myanmar. Con số này khiến dư luận Myanmar nói rằng các tỉnh phía bắc nước họ giống như một tỉnh của TQ.

    Bất chấp dư luận này, TQ đang lôi kéo Myanmar vào một “cuộc chơi lớn” thông qua các dự án kinh tế khổng lồ. Ngoài các mục tiêu kinh tế, khai thác tài nguyên của Myanmar, Bắc Kinh cũng nhắm đến mục tiêu lôi kéo chế độ quân sự Myanmar lệ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.
    Tuyến đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh nằm trong dự án đường sắt Kyaukphyu (Myanmar) - Ruili (TQ) khởi công tháng 1/2011 và hoàn thành vào năm 2015.
    Tờ Weekly Eleven News đưa tin, các quan chức ngành cảng biển của Myanmar dự kiến xây dựng tuyến đường sắt nối cảng nước sâu Kyaukphyu, nằm ở phía tây bang Rakhine với thành phố Côn Minh.
    Sau khi dự án hoàn thành, bang Shan của Myanmar sẽ nối trực tiếp với tỉnh Vân Nam - TQ, tạo điều kiện thuận lợi để trung chuyển hàng hóa từ TQ sang Myanmar. Khi đó, hai vùng Magway và Mandalay sẽ trở thành trung tâm thương mại.
    Ngoài dự án cảng nước sâu Kyaukphyu, Myanmar cũng lên kế hoạch xây dựng cảng nước sâu Dawei.
    Dự án này có chi phí đầu tư 13 tỷ USD, bao gồm cả hạng mục xây dựng đường sắt, nhà máy điện, nhà máy thép và một đường cao tốc 160km nối thành phố Dawei (Myanmar) với tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan).
    Tham vọng của TQ tại các biển nước sâu là trữ lượng dầu ở đây. Sau khi hoàn thành vào năm 2013, TQ có thể khai thác trực tiếp mỏ dầu Shwe với trữ lượng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu nhập khẩu dầu của TQ.
    Để tranh thủ Bắc Kinh, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cam kết với Chủ tịch Hồ Cẩm tiếp tục duy trì chính sách “Một nước TQ”, đồng thời hậu thuẫn TQ trên hồ sơ biển Đông. Theo các nhà phân tích, thái độ của Myanmar có thể đe dọa sự thống nhất của ASEAN.

    CHDCND Triều Tiên


    [​IMG]

    Đặc khu kinh tế Hwanggumpyong tại CHDCND Triều Tiên
    Một chính sách tương tự cũng đang được Bắc Kinh áp dụng với CHDCND Triều Tiên. Sau lễ động thổ xây dựng đặc khu kinh tế tại cù lao Hwanggumpyong trên sông Áp Lục vào ngày 8/6, một buổi lễ tương tự diễn ra tại cảng Najin Sonbong.Qua hai dự án “hợp tác” này, Bắc Kinh muốn nhanh chóng thúc đẩy chế độ Bình Nhưỡng chạy theo mô hình mở cửa kinh tế của TQ. Đây là một chiến thuật của Bắc Kinh nhằm lợi dụng tình thế gia tăng ảnh hưởng tại Bắc Á.
    Không đầy hai tuần sau chuyến viếng thăm bí mật của Kim Jong Il tại TQ, chính quyền hai bên đã nhanh chóng tiến hành dự án thành lập cùng một lúc hai đặc khu kinh tế.
    Đặc khu thứ nhất nằm trên dòng sông Áp Lục, biên giới giữa hai nước, chính xác là trên cù lao Hwanggumpyong mà tiếng Hán là Hoàng Kim Bình. Dự án thứ hai là thành phố cảng Najin Sonbong, nằm trên bờ biển phía đông của CHDCND Triều Tiên và sát biên giới TQ.
    Kiểm soát được nơi này, thương thuyền và chiến hạm TQ sẽ có một hải cảng chiến lược một cách danh chính ngôn thuận tại vùng biển Nhật Bản.
    Bình Nhưỡng còn thông qua một đạo luật nhượng cho TQ khai thác các đặc khu kinh tế trong 50 năm, đổi lại những bảo đảm là các hoạt động kinh tế trong tương lai vẫn mang lại lợi nhuận.
    Nhưng đối với Bắc Kinh thì các đặc khu kinh tế không những tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hóa TQ tại quốc gia láng giềng, mà còn giúp cho TQ có được những điểm quá cảnh.
    Một con đường giao thông mới chỉ dài có 93 km, hoàn tất trong năm nay, nối liền biên giới TQ với cảng Najin Sonbong trên biển Nhật Bản. Từ đây, các loại nguyên liệu như than đá, sắt, đồng được vận chuyển bằng đường biển ngắn nhất đến Thượng Hải, thay vì phải qua đường bộ xa xôi.
    Do 70% đầu tư của TQ vào CHDCND Triều Tiên tập trung vào khai thác quặng mỏ, nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo nhận định bi quan: “Chỉ độ 25 năm nữa thôi, tài nguyên của đất nước chúng ta sẽ cạn kiệt”.
    Đây cũng là nhận định chung của giới doanh nhân Hàn Quốc. Một nhà kỹ nghệ xin giấu tên, tại Seoul, hoạt động tại thành phố biên giới Đan Đông của TQ giải thích: “Hoàng Kim Bình là một cù lao của Triều Tiên mà giờ đây do người TQ khai thác”.


    Campuchia



    [​IMG]

    Trung Quốc viện trợ xe quân sự cho quân đội Campuchia

    Trong vòng 6 năm qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã 11 lần tới thăm TQ, nhiều hơn hẳn so với đến các quốc gia khác, trong khi lãnh đạo TQ 6 lần tới thăm Campuchia.
    Từ năm 2005-2010, Quốc vương Norodom Sihamoni cũng đã 5 lần thực hiện chuyến thăm cấp quốc gia đến TQ. Từ năm 2008 đến tháng 6/2010, tổng giá trị đầu tư của TQ vào Campuchia đạt 5,6 tỷ USD.
    nhiều năm trở lại đây, nhiều người Campuchia và giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về động cơ đằng sau các chương trình hỗ trợ của TQ.
    Washington Post nhận định, với nguồn vốn đầu tư khổng lồ cũng như ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng, TQ đang hình thành một lãnh thổ rộng lớn “thân TQ” dọc biên giới phía Nam Campuchia.
    Theo số liệu do Chính phủ Campuchia cung cấp, TQ hiện là nước tài trợ nhiều nhất cho nước này. Gần 400 công ty TQ đầu tư hàng tỷ USD vào Campuchia, trong đó có các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như các đập thủy điện và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
    Mới đây, tập đoàn Tianjin của TQ giành được giấy phép sử dụng gần 310km2 đất ngay trước vịnh Thái Lan trong thời gian 99 năm.
    Các doanh nghiệp TQ có thể biến khu vực phía Đông Campuchia, nơi khai khoáng và nuôi trồng thủy sản thành những đặc khu của TQ.
    Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng thừa nhận: “Nó giống như một quốc gia bên trong một quốc gia”.
    Sự hiện diện của TQ không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều nơi ở Campuchia, hàng chục doanh nghiệp quốc doanh của TQ đang dồn sức xây dựng 8 đập thủy điện.
    Tổng chi phí cho dự án xây dựng này lên tới hơn một tỷ USD. Đổi lại, Campuchia kiên quyết ủng hộ chính sách “một TQ”.


    THỤY KHA

    Phía Đông Campuchia là nơi tiếp giáp với biên giới Tây Nam của Việt Nam !
    Ý đồ sâu xa của Trung Quốc đã lộ rõ !


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Dư luận Việt Nam gần đây lo ngại về ý đồ mua chuộc lôi kéo Campuchia nhằm phục vụ những mục tiêu chiến lược của Trung Quốc , đặc biệt về vấn đề biển Đông .
    Để có thêm thông tin về nhà lãnh đạo quyền lực nhất Campuchia hiện nay , xin gữi đến các bạn loạt bài “Hun Sen - người con của Campuchia” trích từ sách Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, bản quyền tiếng Việt của Youbooks.
    Hun Sen - Người con của Campuchia


    Từ một cậu bé ở tỉnh Kompong Cham, một chú tiểu ở chùa, một cựu binh Khơme Đỏ, một chiến sĩ du kích lãng mạn..., Hun Sen trở thành bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi, thủ tướng năm 33 tuổi cho đến nay. Ông đã để lại dấu ấn của riêng mình trên chính trường Campuchia trong gần ba thập kỷ qua. Ngồi lại với các nhà báo, Hun Sen nhớ lại những gì đã trải qua trong đời mình.


    Kỳ 1:
    Đứa con của trăng rằm



    [​IMG]
    HUN SEN TT - Ngôi làng Tuol Krosang chưa bao giờ giống như thế trước đây. Một xóm ít được biết đến nằm gần thành phố Takhmau (tỉnh Kandal), quê hương của những nông dân trồng lúa. Khi Hun Sen trở về ngôi nhà của ông khoảng đầu năm 1989, xóm nhỏ ấy đã bị mất đi sự yên tĩnh. Họ biết người hàng xóm Hun Sen đã lại về.
    Chăm chú ngắm nhìn ông với vẻ tò mò, họ biết bây giờ ông đã là nhà lãnh đạo và rất biết ơn ông đã tham gia giải phóng cho họ khỏi bọn Khơme Đỏ diệt chủng, những kẻ đã bỏ dân chết đói, tra tấn và giết khoảng 1,7 triệu người Campuchia vào giữa thập niên 1970.
    Cậu bé bướng bỉnh
    Vào nửa đêm dưới ánh trăng rằm của ngày thứ ba 5-8-1952, Hun Sen chào đời. Hun Sen kể: “Theo sự tin tưởng của người Campuchia, những trẻ được sinh vào năm Thìn, nhất là vào ngày thứ ba thì rất bướng bỉnh”. Trong cuộc đời sau này, tính cứng cỏi cũng như kiên cường của ông đã chứng tỏ sự chính xác về niềm tin của những người Khơme cao tuổi. Ông được sinh ra ở xã Peam Koh Snar, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong Cham trên bờ đông tại khúc quanh của sông Mekong. Mẹ ông sinh ông tại nhà, chứ không phải ở bệnh viện. Bà ngoại ông là một bà đỡ, đã đỡ cho tất cả con cháu trong dòng họ.
    Tỉnh này là vựa lúa của miền quê rất nghèo và đâu cũng có sông nước. Ông lội bì bõm qua các con đường quê vào mùa mưa khi làng bị lụt. Người dân ở đó sống nhờ vào dòng sông Mekong hoặc làm ruộng để kiếm sống. Gia đình ông sống trong một ngôi nhà bên trong không có vách ngăn theo kiểu thường thấy của người Khơme: nhà sàn làm bằng gỗ và trong nhà dành ra ba nơi - hai gian trống để sinh hoạt và một gian để nấu nướng.

    [​IMG]
    Thủ tướng Hun Sen chèo thuyền thăm làng Koh Tmey, huyện Saang, tỉnh Kandal năm 1995Vào năm 1945, khi quân Nhật chiếm tất cả đồn bót chỉ huy ở Campuchia sau khi xâm chiếm Đông Dương năm 1941, cha của Hun Sen, Hun Neang, là một nhà sư tại chùa Unalong ở tỉnh Kompong Cham và mẹ, Dee Yon, là một người nội trợ. Hun Neang là học trò của một nhà tu đạo hạnh tên Samdech Chunnat. Sau khi Hun Neang cởi áo cà sa, ông gia nhập phong trào Issarak để đấu tranh giải phóng đất nước khỏi chế độ cai trị của thực dân Pháp. Mẹ Hun Sen không biết đọc biết viết nhưng bà tính toán giỏi. Bà không biết viết gì ngoài chính tên mình, tên chồng và tên sáu đứa con. Sống giữa cảnh nghèo túng và ốm đau, Hun Sen đã học được mưu mẹo để sống sót. Ông nói: “Tôi không học xong trung học, nhưng sau này tôi đã hoàn tất được chương trình học bằng cách tiếp tục học thêm một buổi, tôi rất thích nghiên cứu học hỏi”. Thậm chí mới là một thanh niên mà ông đã có đầu óc chính trị sắc sảo. Bản năng này đã phát triển sớm, thậm chí còn sớm hơn thế vì sự lan rộng tình trạng bất công về xã hội và kinh tế trong xã hội Campuchia.
    Chỉ là một cậu bé mà ông đã biết để ý và ngưỡng mộ vị quốc trưởng, hoàng thân Norodom Sihanouk, nhưng ông không thích quan tham và các thành viên trong Quốc hội.
    Ông nói: “Những người này chưa bao giờ đến làng xã tiếp xúc với dân, cũng chẳng giữ những lời đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử”. Lúc còn đi học ông muốn khi lớn lên sẽ trở thành một giáo viên. Nhưng sau khi ông gia nhập Mặt trận Giải phóng dân tộc được Sihanouk lãnh đạo vào năm 1970, ông lại muốn trở thành một phi công. Ông nói: “Khát vọng và ước mơ của tôi đã không còn nữa vì chiến tranh và chế độ diệt chủng. Các biến cố chính trị đã làm thay đổi các ước vọng của tôi, đã đẩy tôi vào hoạt động chính trị, điều mà tôi không muốn làm. Tôi đã trải qua một cuộc sống gian khổ, đầy những thương tâm và nỗi đau phải chia cách do cuộc sống xa cha mẹ từ khi còn tấm bé”.
    Chú tiểu ở chùa

    [​IMG]
    Thủ tướng Hun Sen nhận mũ do dân làng tặng khi về thăm tỉnh Prey Veng năm 1995Hun Sen đã trải qua sáu năm học ở Trường tiểu học Peam Koh Snar tại xã. Không có trường trung học ở xã, chẳng còn chọn lựa nào khác cha mẹ gửi ông lên Phnom Penh học tại Trường Lycée Indra Dhevi vào năm 1965. Đứng trên cầu tàu lộng gió, bấy giờ Hun Sen được 13 tuổi, ôm chầm lấy mẹ và chào tạm biệt với cảm xúc nôn nao. May mắn là việc học hành ở Trường Lycée Indra Dhevi không tốn kém bao nhiêu. Một ngày của cậu bé ở chùa Naga Vann bắt đầu lúc 5 giờ sáng, trừ những kỳ thi cậu và các cậu bé khác ở chùa phải thức dậy lúc 4 giờ. Trước tiên, cậu phải nấu cháo cho các sư, rồi sau đó học bài. Đôi khi cậu vừa học bài vừa khuấy nồi cháo vì thời gian rất quý. Sau đó cậu quét sân chùa, nơi hai cây đại thụ thường xuyên rụng lá và hoa.
    Cậu đi bộ tới trường lúc 6 giờ 30, mang theo vài hũ đựng gạo và rời khỏi trường sớm vào những ngày đến lượt cậu khất thực ở các phố cho các sư. Lúc đó, ở Campuchia cảnh nghèo diễn ra khắp nơi buộc hàng ngàn đứa trẻ phải xa gia đình và tìm đến các chùa ở thủ đô để kéo dài cuộc sống lủi thủi đơn côi. Hun Sen kể vào đầu năm 1998 khi ông nhìn lại thời thơ ấu của mình: “Lúc bấy giờ tôi quyết định xây dựng thêm nhiều trường - hơn bất cứ người Campuchia nào đã làm, vì tôi không muốn trẻ em của chúng tôi phải chịu cùng số phận như tôi”.
    Hun Sen thôi học ở Trường Lycée Indra Dhevi vào năm 1969 và ra đi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học. Ông nói: “Tôi đã ra đi vì các chuyện xảy ra trong chùa. Các nhân viên mật thám của Sihanouk đã vào chùa bố ráp những người bị tình nghi có quan điểm chống Sihanouk vào năm 1967 đến 1969”.
    Hun Sen kể: “Neu Kean, một trong các anh em họ của tôi, đã bị bắt và tôi sợ rồi mình cũng phải rời khỏi chùa. Tôi đã phải ra đi nhưng lúc nào cũng muốn trở lại chùa. Vào tháng giêng năm 1970, anh họ tôi được thả ra khỏi tù, tôi có ý định trở lại chùa. Nhưng cuộc đảo chính xảy ra ngày 18-3-1970 (Sihanouk đã bị lật đổ) và tôi không còn quay trở lại đó nữa”.
    Cuộc đảo chính do tướng Lon Nol chỉ huy đã làm dang dở việc học của ông. Tất cả sự yêu mến và sự dạy dỗ về đạo Phật của ông đã phải tạm gác lại để mưu cầu sự nghiệp chính trị. Hun Sen lèn vào cái túi nhỏ một vài áo sơmi, một đôi giày cũ và đến trình diện tại một căn cứ trong rừng. Ông trở thành du kích quân.


    HARISH & JULIE MEHTA
    (LÊ MINH CẨN dịch)
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hun Sen - Người con của Campuchia -



    Kỳ 2: “Con tin” của chiến tranh


    TT - Hun Sen lèn vào cái túi nhỏ vài cái áo sơmi một đôi giày cũ và đến trình diện tại một căn cứ trong rừng để gia nhập tổ chức du kích, một phong trào kháng chiến có tiếng vang lớn do Sihanouk khởi xướng sau khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 3-1970.
    Phong trào chiến đấu, chính thức được biết tên là Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK), được những người Campuchia yêu nước gia nhập, họ sống trong rừng và tiến hành cuộc chiến chống lại những người lãnh đạo phe đảo chính do tướng Lon Nol chỉ huy.
    >> Kỳ 1: Đứa con của trăng rằm




    [​IMG]
    Những người lính Khơme Đỏ Quân sư


    Không một đồng xu dính túi và căm giận, cậu đã đủ trưởng thành để chọn lựa một cách chín chắn. Cậu đã 18 tuổi. Người thanh niên ấy muốn phá đổ chế độ Lon Nol đã lật đổ Sihanouk. Cậu đã gia nhập tổ chức du kích vào ngày 14-4-1970 và được các đồng chí du kích rất quý mến, không đến một tháng sau khi Sihanouk bị truất quyền. Ngay bấy giờ cậu đã có một cuộc sống mới trong rừng - là một thành viên của tổ chức du kích. Nhưng cậu đã không biết Pol Pot và quân “Khơme Đỏ” của ông ta, như Sihanouk đã gọi như vậy, và Khơme Đỏ cũng là một bộ phận của quân du kích.
    Khi trung thành phục vụ cho tổ chức này, Hun Sen đã bắt đầu nhận ra nó nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ. Không bị nao núng với những điều lệ kỳ quái của Khơme Đỏ, sự nghi ngờ bệnh hoạn của họ đối với người dân Campuchia và sự khắt khe của họ, Hun Sen tích cực hoạt động, rèn luyện chăm chỉ và nhanh chóng leo lên các cấp bậc cao hơn.
    Hun Sen cho biết: “Không có nhiều người từ thành phố hoặc từ các nơi có văn hóa cao gia nhập du kích. Thế nên, trong tổ chức du kích ấy tôi được gọi là lo kru”. Mặc dù là một trong những người lính trẻ nhất nhóm nhưng Hun Sen vẫn được gọi là lo kru, có nghĩa là thầy hoặc quân sư. Hun Sen nhanh chóng có được sự quý trọng của đồng đội trong vùng bí mật. Hun Sen đã thu hút được sự chú ý của các cấp lãnh đạo mình, họ đã thấy chàng trai này dành nhiều thời gian dạy những lính du kích thất học và kết bạn với họ.
    Trong rừng sâu mịt mù, thời gian càng làm cho Hun Sen cảm thấy trầm lặng. Hun Sen dành nhiều thời gian những lúc như thế để suy tư về tương lai gia đình và đất nước. Hun Sen lo ngại về những sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Sau khi Sihanouk bị lật đổ, cả Khơme Xanh và Trắng đều hợp tác với Lon Nol. Hun Sen bị bối rối bởi các sự chia rẽ rõ nét này đang vốn xé nát bên trong xã hội Campuchia. Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân của Sihanouk, ban đầu Hun Sen đã gia nhập Khơme Hồng trong những năm ở Phnom Penh.
    Hồi tưởng về quá khứ, Hun Sen nói: “Trong số tất cả các phe phái này tôi ghét nhất Khơme Đỏ. Nhưng Sihanouk ủng hộ Khơme Đỏ. Vào thời kỳ đó, họ (những người lãnh đạo du kích) không nói đến lực lượng của Sihanouk được Khơme Đỏ lãnh đạo. Họ chỉ nói rằng phong trào toàn diện được các lực lượng theo Sihanouk lãnh đạo. Vào thời gian đó, chúng tôi không có sự chọn lựa. Chúng tôi là “con tin” của chiến tranh. Nếu không gia nhập phía Sihanouk thì tôi sẽ phải đi lính Lon Nol”.
    Bản năng chính trị của Hun Sen ngay ban đầu đã chính xác. Sau này khi cuộc đổ máu bắt đầu, Hun Sen hiểu được lực lượng của người theo Sihanouk thật ra được Khơme Đỏ chỉ đạo. Hun Sen đã bị sốc bởi hành động hung ác của họ. Hun Sen biết mình đi theo họ là phạm một sai lầm lớn.
    Cuộc sống bị đe dọa

    [​IMG]
    Hun Sen và Bun Rany tại Siem Reap năm 1996 Sự xa cách gia đình khiến Hun Sen khao khát có được sự yêu thương và chăm sóc. Tình cảm lãng mạn ở người thanh niên xa gia đình ấy đã trở nên mãnh liệt, ngay cả ở nơi ẩn náu. Nhưng Khơme Đỏ không tán thành chuyện theo đuổi tình cảm lãng mạn. Những người du kích trẻ bị cấm nảy nở quan hệ tình cảm với người khác phái. Hun Sen không nảy nở quan hệ tình cảm nào sâu đậm cho tới khi gặp Bun Rany. Cô là giám đốc một bệnh viện của Khơme Đỏ nằm cách chiến tuyến chống lại lực lượng của Lon Nol khoảng 50km. Các thương bệnh binh dưới quyền chỉ huy của Hun Sen đều được đưa về đó chữa trị.
    Hun Sen và Bun Rany hoàn toàn chưa nghĩ đến chuyện đám cưới vì cảnh tăm tối đang tiếp tục diễn ra. Những người lính của Hun Sen muốn họ sẽ cưới nhau vào ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc. Khi Hun Sen gửi đơn xin tổ chức cho phép cưới Bun Rany, Hun Sen đã được 22 tuổi. Các cán bộ chỉ huy đánh giá cao khả năng của Hun Sen và để chiều theo nguyện vọng, họ không từ chối yêu cầu của Hun Sen ngay.
    Nhưng họ tìm cách dàn xếp cho êm. Họ yêu cầu Hun Sen chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng. Một ngày trước khi Khơme Đỏ chiếm được Phnom Penh, Hun Sen đã bị thương vào mắt trái và bị mù mất một mắt do miểng pháo đâm vào ở Kompong Cham vào ngày 16-4-1975. Sau đó Hun Sen được gắn mắt giả tại một bệnh viện ở tỉnh Kompong Cham. Lễ cưới được diễn ra.
    Các rắc rối của đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu xảy ra. Nếu đám cưới là một cơn ác mộng thì tuần trăng mật không chỉ là thảm họa mau qua. Khi Bun Rany sinh em bé, đứa bé qua đời, nhưng chính quyền không cho Hun Sen đến phòng sinh. Cô khóc: “Tôi thật sự không biết làm sao điều đó có thể xảy ra vì cô đỡ đã được đào tạo cùng với tôi. Cô ta đã để rơi đứa con trai nhỏ bé đó và đầu nó đập vào cạnh giường. Đứa bé máu chảy ra đầm đìa rồi chết. Nhưng bệnh án được ghi lại hoàn toàn khác - nó cho biết đứa bé đã bị chết trong bụng, thậm chí chết trước khi sinh. Ngay cả khi đứa bé chết họ còn không cho phép Hun Sen đến thăm tôi. Đứa con đầu lòng của chúng tôi và cha nó đã bị chia cắt, không bao giờ gặp nhau”. Hun Sen cho điều đó là một trong những thảm kịch lớn nhất trong cuộc đời mình. Ông kể: “Cán bộ chỉ huy của tôi không cho phép tôi chôn cất đứa con hoặc chăm sóc vợ tôi. Họ ép tôi phải đi công tác xa hơn. Cho tới nay tôi vẫn chưa biết đứa con của tôi được chôn ở đâu”.
    Sự mất mát đứa con đầu lòng đã khiến Bun Rany nhận ra chính ủy Angkar không còn nhân tính. Sự kiện nào đã gieo mối bất mãn và khiến cô muốn rời bỏ Khơme Đỏ? Cô nói: “Chúng tôi còn biết được một số người tốt - các cán bộ chỉ huy cấp bậc cao hơn chồng tôi - được đưa đi đào tạo và đã không trở về. Mặc dù thế, chúng tôi phải mất một thời gian lâu mới đánh giá hết những gì thật sự đang xảy ra. Chỉ vài tháng sau, khi càng nhiều người được cử đi đào tạo không trở về và khi điều này bắt đầu xảy ra rất thường xuyên, chúng tôi đã hiểu được cuộc sống của mình cũng có thể đang bị đe dọa nghiêm trọng”.
    Khi mang thai đứa con thứ hai vào tháng 6-1977, Hun Sen phải rời xa cô để chỉ huy lực lượng Khơme Đỏ. Cô đang có mang con trai lớn nhất, Hun Manet, người sau này học tiếp ở Học viện Quân sự Westpoint. Nhưng không có đủ thức ăn cho mẹ lẫn con. Họ phải sống nhờ vào bắp. Hun Sen bắt đầu suy nghĩ những rắc rối của cá nhân mình không chỉ là một sự đấu tranh để đoàn tụ vợ con mà còn cho sự hợp nhất của một dân tộc vốn bị chia rẽ. Hun Sen nói: “Nếu không tiến hành đấu tranh thì gia đình tôi không sống sót và dân tộc tôi cũng sẽ không tồn tại. Những khó khăn chúng tôi phải đương đầu đã làm chúng tôi tin vào giá trị của sự nghiệp giải phóng dân tộc”.

    HARISH & JULIE MEHTA
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hun Sen - Người con của Campuchia - Kỳ 3 : Chọn con đường khác



    TT - Vị trí đầu tiên của Hun Sen trong lực lượng vũ trang cách mạng Khơme Đỏ là nhiệm vụ của một chiến sĩ “chiến đấu chống lại sự xâm lăng của đế quốc”. Cuộc thử lửa đầu tiên sau khi được huấn luyện chỉ trong hai tuần là Hun Sen được lệnh đi chiến đấu chống lại quân Mỹ và quân miền Nam Việt Nam xâm nhập huyện Snoul của Campuchia ở tỉnh Kratie vào ngày 1-5-1970.
    Trong một trận chiến đấu bất ngờ, Hun Sen đã giáp mặt với quân Mỹ. Kết quả thì dễ dàng có thể biết trước. Hun Sen kể: “Trận đánh ở Snoul đã làm kiệt quệ đoàn quân của tôi nhanh đến nỗi mình đang là trung đội trưởng đã trở thành tiểu đội trưởng của một toán nhỏ. Sau đó chúng tôi được sáp nhập vào một đơn vị khác và tôi lại trở thành trung đội trưởng”.
    >>Kỳ 1: Đứa con của trăng rằm
    >> Kỳ 2: “Con tin” của chiến tranh

    [​IMG]
    Những người lính Khơme Đỏ mặt còn búng ra sữa - Ảnh tư liệu
    Bí mật chống lại Khơme Đỏ
    Sau này, bóng đen đã làm hoen ố sự nghiệp của Hun Sen là chuyện phỏng đoán về những năm ông còn là một chỉ huy Khơme Đỏ, cho là ông đã thực hiện các chỉ thị của cấp trên giết những người Campuchia vô tội. Phản ứng lại với thắc mắc là liệu bàn tay của ông có vấy máu người vô tội hay không, ông nói: “Tốt hơn không nên hỏi tôi mà hãy hỏi những người sống trong các vùng đó. Tôi không muốn trả lời các luận điệu này, nhưng dân chúng biết sự thật. Dân chúng ở các khu vực đó chỉ trích Sihanouk, nhưng không chỉ trích Hun Sen. Họ ủng hộ Hun Sen. Có lẽ nào người dân yêu thương kẻ đã tiến hành các vụ thảm sát? Dân chúng vẫn còn nhớ thời gian tôi ở các vùng đó. Xin hãy đến các khu vực đó để chính quý vị điều tra”. Một cuộc điều tra độc lập về tội diệt chủng được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ và được các nhà nghiên cứu của đại học Yale tiến hành đã không tìm ra được bằng chứng cho thấy Hun Sen có dính líu đến các vụ thảm sát.
    Sau đó chỉ huy trưởng cử Hun Sen đi học ở một trường đặc công ở trong rừng. Sau một năm, Hun Sen tốt nghiệp và được chỉ định làm đại đội trưởng phụ trách hơn 130 lính. Hun Sen cũng là một người huấn luyện, dạy chiến sĩ xem bản đồ, sử dụng la bàn và ống nhòm. Chính uỷ Angkar dành các công việc như vậy cho những người tốt nghiệp trung học. Là một cán bộ quân đội, Hun Sen không cần phải phát triển các mối liên hệ với các cán bộ chính uỷ. Hun Sen chưa bao giờ gặp Pol Pot, Nuon Chea hoặc Khieu Samphan.
    Nhưng Hun Sen đã gặp Ieng Sary vào cuối năm 1972, khi Sary đến vùng đã được giải phóng. Sary làm đại diện ngoại giao đặc biệt ở nước ngoài của Sihanouk. Vào thời điểm này Hun Sen được đào tạo ở trường chỉ huy cao cấp, nơi các sĩ quan trẻ được chuẩn bị để trở thành chỉ huy trưởng tiểu đoàn và trung đoàn. Suốt thời gian trong hàng ngũ Khơme Đỏ, Hun Sen đã được cử đi học ở các trường quân sự nhiều lần. Rõ ràng lực lượng này đã có các dự tính quan trọng đối với Hun Sen.
    Cùng lúc đó, Hun Sen cảm thấy lúc nào cũng bị hàng ngàn con mắt của chính uỷ Angkar theo dõi. Hun Sen nói: “Tôi đã trở thành kẻ thù của Angkar, vì vậy vợ tôi phải bị giam giữ”. Bằng cách hết sức lén lút, Hun Sen bắt đầu bí mật chống lại Khơme Đỏ. Vào năm 1974, Hun Sen đã được đề bạt lên cấp chỉ huy trưởng một tiểu đoàn bộ binh 500 lính. Sau khi bị thương trong một vài trận chống lại lực lượng của Lon Nol, chàng trai 22 tuổi này được chỉ định làm chỉ huy trưởng trung đoàn với hơn 2.000 quân. Các chức vụ chính thức là: trưởng ban tham mưu trung đoàn đặc công từ năm 1975 và phó tham mưu trưởng trung đoàn đặc công từ năm 1977. Hun Sen nói: “Tôi đã dùng lực lượng này làm công cụ để đấu tranh trước hết chống lại Lon Nol và sau đó chống lại Khơme Đỏ”.
    Tại sao Hun Sen và hàng ngàn thanh niên vẫn tiếp tục phục vụ Khơme Đỏ dù họ đã không còn ưa phe cánh này? Hun Sen cho biết: “Nhưng chúng tôi có thể đi đâu. Chúng tôi là những con tin của chiến tranh. Tôi căm ghét Khơme Đỏ. Các cảm nghĩ chống Khơme Đỏ của tôi đã xuất hiện khi Sihanouk còn cầm quyền. Nhưng tôi đã gia nhập du kích vì hai lý do: Thứ nhất, làm sao tôi có thể đứng yên khi Mỹ đổ quân vào và giội bom xuống Campuchia? Đó là một sự xâm lược của ngoại bang vào một đất nước yên bình”. Lý do thứ hai, Hun Sen nói là lời kêu gọi không thể cưỡng lại được của Sihanouk, một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng. Thanh niên lớp lớp lũ lượt gia nhập du kích để bảo đảm Sihanouk được trở lại cai trị. Hun Sen đã giao số phận mình cho Khơme Đỏ mà không hay biết.
    Rời bỏ
    [​IMG]
    Thủ tướng Hun Sen gặp những người dân theo Khơme đỏ vừa tái hoà nhập cộng đồng ở Pailin năm 1996 - Ảnh tư liệu Nhưng Hun Sen không thể ở được nơi ấy nữa. Chàng trai đã ngày càng ghê sợ những hành động dã man của Khơme Đỏ và bắt đầu nghĩ cách trốn thoát. Khi bắt đầu chống lại Khơme Đỏ, Hun Sen đóng quân ở vùng phía đông của sông Mekong. Hun Sen quyết định rời bỏ Khơme Đỏ khi hơn 10 người chú bác và cháu trai bị Khơme Đỏ giết. Kế hoạch dựng lên một mạng lưới bí mật được tiến hành nhanh khi Hun Sen được đưa vào một bệnh viện tiền phương, nơi ông có nhiều thời gian hơn để mưu tính các bước hoạt động của mình. Nhưng mạng lưới ấy đã bị sụp đổ khi trong số các thành viên thì tám người đã bị bắt. Hun Sen kể: “Sau đó chúng tôi quyết định chọn một đường lối khác. Chúng tôi không còn hoạt động bí mật nữa”.
    Vào một ngày cuối năm 1976, Hun Sen nhận lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng vào 2 giờ sáng. Hun Sen đoán mình sẽ được chỉ thị tấn công quân VN vì đang đóng quân không xa biên giới với VN. Lúc 11 giờ, Hun Sen được cho biết sẽ có lệnh đi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của cộng đồng Hồi giáo ở Kroch Chhmar. Pol Pot lo ngại những người theo đạo Hồi sẽ kiên quyết và đoàn kết thành một cộng đồng; và ông ta biết họ phản đối các chính sách cực đoan của ông ta vì đã gây ra cảnh chết đói, bệnh tật và chết chóc tràn lan. Hun Sen nhớ lại: “Tôi từ chối mệnh lệnh đó bằng cách viện cớ mình phải trở lại bệnh viện vào ngày hôm sau. Tôi quay lại bệnh viện và các lực lượng của tôi không bị đưa đi tấn công những người theo đạo Hồi”.
    Hai tháng trước khi ra viện, Hun Sen đã nhận lệnh tấn công quân VN trên ba phòng tuyến dọc theo biên giới kéo dài 30km giữa Campuchia - VN. Hun Sen kể: “Tôi chỉ huy một tiểu đoàn, còn một tiểu đoàn do Heng Samrin chỉ huy. Tôi đã trì hoãn cuộc giao chiến ấy cho tới khi trốn thoát. Chúng tôi lấy cớ là mình không thể tấn công vì thiếu thông tin quân báo”.
    Khi ấy Hun Sen bị buộc phải tấn công quân VN vào năm 1977 với ý đồ dời các cột mốc biên giới lấn sang lãnh thổ của VN. Cuối cùng, Hun Sen đã tiến hành một cuộc xâm nhập nhỏ qua biên giới để làm bằng chứng đã thực hiện nhằm thoả mãn mệnh lệnh cấp trên đó. “Tôi chỉ dời một cột mốc biên giới vào VN khoảng 200m. Đây là nơi lực lượng của tôi và lực lượng của VN tấn công nhau”, Hun Sen nhớ lại.
    Các cuộc giao tranh nhỏ đó đã tạo cho Hun Sen cơ hội bằng vàng để trốn sang VN. Tình thế Hun Sen không còn có thể ở lại Campuchia. Chắc chắn ông sẽ bị Pol Pot bắt giết. Lúc 2g sáng 20-6-1977, Hun Sen quyết định vượt biên giới sang VN.


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này