Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4616 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 41309 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Thái_Dương đêm hôm vất vả canh giữ Biển Đông. Các bác Hoatimbanglang, Gialong, Namson .....đâu hết rồi để mình bác TD vất vả vậy?
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    4g đi ngủ , 6g30 thức dậy ! :)):)):))
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Giáo sư Ngô Vĩnh Long bác bẻ luận điệu đường lưỡi bò của học giả Trung Quốc

    [​IMG]BienDong.Net: Bắc Kinh tìm mọi cách để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ bằng các hành động quyết đoán cụ thể trong vùng Biển Đông, mà còn tung các học giả đi mọi nơi để tuyên truyền cho yêu sách đường lưỡi bò của họ.
    Thủ đoạn này của Bắc Kinh mới đây đã bị giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ), vạch trần nhân một cuộc hội thảo tổ chức tại Washington.

    [​IMG]
    Lính Hải Quân Việt Nam trên một hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa ( Ảnh Reuters)
    Đó là cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 21-22/10/2011, do hai hiệp hội hòa bình tại Mỹ là American Friends Service Committee và Historians Against The Wars tổ chức.
    Với chủ đề chung là Hòa bình ở Châu Á – Thái Bình Dương, hội nghị này quy tụ nhiều học giả đến từ các nước Châu Á để bàn luận về các phương cách tránh việc quân sự hóa trở lại khu vực này.
    Là diễn giả người Việt duy nhất trong cả hai cuộc họp, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã trình bày quan điểm của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời bác bẻ từng điểm một các lập luận của phía Trung Quốc.
    Trả lời phỏng vấn đài RFI , Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết : Hội thảo chia làm 2 phần : một phần về miền Bắc Châu Á, và một phần kia về Đông Nam Á : có một panel thảo luận chung về Đông Nam Á, rồi sau đó có một cuộc họp riêng về Biển Đông.
    Trung Quốc đưa sang một nhóm người rất hùng hậu, trong đó có bà Yan Junqi (Nghiêm Tuyển Kỳ), Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Tổ chức Phát triển Dân chủ của Trung Quốc.
    Còn người được đưa ra đóng tuồng hai lần tên là Wang Hanling ( Vương Hàn Lĩnh), giám đốc Trung tâm phụ trách toàn bộ các vấn đề đại dương và Luật Biển, đã được chính phủ Trung Quốc đưa sang Liên Hiệp Quốc, làm ở bộ phận ứng xử đặc biệt điều khoản 2 của Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
    [​IMG]
    Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại một hội thảo về Biển Đông ( ảnh internet)
    Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, quan điểm của Trung Quốc được Vương Hàn Lĩnh đưa ra trình bày đó là: Việt Nam không có, hay là chưa có vùng kinh tế đặc biệt từ thềm lục địa trở ra, tức là EEZ. Bởi vì nếu muốn có vùng kinh tế đặc biệt, thì phải xin các nước chấp nhận. Nhưng mà Việt Nam chưa xin, tức là Việt Nam không có EEZ.
    Thứ hai, Đường chữ U được Trung Quốc thiết lập từ năm 1947, vì thế cho nên Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, tức là UNCLOS, chỉ mới được đưa ra năm 1982, tức nhiên là không áp dụng được trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
    Vấn đề thứ ba là việc ký kết giữa Việt Nam với Trung Quốc vừa qua là giải quyết mọi vấn đề (chỉ bằng đường) song phương thôi, không có nước thứ ba nào can dự vào hết.
    “Tôi thì tôi bác bỏ hết tất cả những lập luận này ở đó”- Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói. Trước hết, vấn đề đường chữ U là do một học giả của chính phủ Tưởng Giới Thạch ngày xưa đưa ra . Họ chỉ đưa ra thôi, mà hồi đó cái đường chữ U không phải có 9 đoạn, mà đến 11 đoạn. Nhưng họ chỉ nói như vậy thôi, chứ không phải là một quốc gia đưa ra. Mà có đưa ra đi nữa, thì vấn đề là theo luật quốc tế, cái gì được đồng ý sau mới là cái quan trọng nhất, chứ không phải cái gì mà tự nhiên anh nói trước. Bởi vì anh đồng ý sau, ví dụ như về UNCLOS, thì đây là cái chuyện mà anh phải thi hành. Chứ còn cái chuyện một người học giả nói chơi chơi năm 1947, rồi anh đem ra sử dụng là không đúng.
    Thứ hai nữa là đường chữ U nó chiếm các thềm lục địa của các nước khác, trong đó đặc biệt là của Việt Nam, mà nó cũng không có ranh giới phân chia gì rõ ràng hết. Thì theo luật, vấn đề này không được !
    Biến các vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, rồi đòi thương thuyết tay đôi!
    Khi làm ra tranh chấp thì hai nước phải giải quyết. Là họ nghĩ như vậy. Bởi vì hai nước giải quyết rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc, chứ còn trước đó không được đưa ra Liên Hiệp Quốc. Thì cái cách cãi chày cãi cối, hay là chẻ (sợi) tóc (làm tư) là như vậy. Tôi nói thẳng ở hội nghị, là các anh đến đây để tìm các giải pháp hòa bình, nhưng mà (thật ra) các anh đến đây để tuyên truyền và chẻ tóc. Các anh làm như vậy là không đúng! Từ đó tôi mới phân tích vấn đề Trung Quốc bây giờ bành trướng và đế quốc như thế nào. Mọi người nghe, có vẻ họ cũng thấy là Trung Quốc đã quá lố.
    Bác bẻ lập luận của ông Vương Hàn Lĩnh cho rằng Việt Nam không có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), giáo sư Ngô Vĩnh Long nói: Nó không đúng ! Thật ra là tự động cái vùng đặc quyền này nước nào cũng có thể có được, ít nhất là 200 dặm. Nhưng mà trong những hoàn cảnh, ví dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, có một vùng biển khơi rất là rộng, mà không có tranh chấp. Thì Việt Nam có quyền xin cái vùng đặc quyền kinh tế này lên cho đến 350 dặm. Vấn đề bây giờ là Việt Nam đã xin nhiều vùng được đến 350 dặm, thì ở đây là Liên Hiệp Quốc họ chưa xét về vấn đề này, chứ không phải là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc biệt. Nhưng vì Liên Hiệp Quốc chưa xét việc này, thì Trung Quốc nói là Việt Nam chưa có vùng kinh tế đặc quyền, vì vậy cho nên Trung Quốc tha hồ mà vẽ cái đường lưỡi bò chiếm cái vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Trung Quốc chơi ngang như vậy, để nếu mà Việt Nam sợ mà thương thuyết song phương, thì họ nói, thấy chưa, hai nước đang thương thuyết song phương như thế, để khi thương thuyết xong rồi mới đưa ra Liên Hiệp Quốc. Tức nhiên là Trung Quốc mua thời gian và dọa nạt Việt Nam.
    Phản bác chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề đấu tranh chính trị. Thành ra vấn đề này phải đem ra cho thế giới biết. Không những đem ra Liên Hiệp Quốc, mà phải đem ra tất cả các tổ chức, càng nhiều tổ chức quốc tế càng tốt, để nói cho người ta biết những chuyện này!.
    Về quan điểm của ông Vương Hàn Lĩnh đối với thỏa thuận nguyên tắc vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, là Việt Nam đã chấp nhận vấn đề giải quyết song phương, Giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích : Cái đó không đúng, và tôi đã nói thẳng ở ngay đó. Tôi đem ra bản dịch tiếng Anh, bản dịch chính thức của Trung Quốc. Tôi nói, đây nè, chuyện nào mà giữa Trung Quốc với Việt Nam, thì vấn đề đó sẽ đàm phán song phương. Nhưng chỗ nào có dính đến quyền lợi của các nước thứ ba, thì phải hỏi ý kiến của các nước đó. Tức nhiên là vấn đề này không phải là đàm phán song phương. Cái gì song phương thì đàm phán song phương, cái gì dính líu đến người khác thì đa phương.
    Tôi nói, một lần nữa anh không đi thẳng vào vấn đề, anh cứ tiếp tục anh chẻ tóc. Đi đến một cái hội thảo như thế này mà anh làm cái chuyện như thế, thì tôi nghĩ là sẽ không tìm được giải pháp hòa bình trong khu vực.Thì hắn đỏ mặt lên, hắn không biết nói cái gì. Bởi vì đúng là hắn nói láo trước mặt không biết bao nhiêu người !
    Tôi nghĩ rằng, vấn đề này không phải là vấn đề riêng của ông Vương Hàn Lĩnh, mặc dầu ông này coi hết những vấn đề về biển đảo của Trung tâm về các vấn đề biển đảo và Luật Biển của Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề chính sách chính thức của Trung Quốc. Mới vừa ký một cái thỏa thuận với Việt Nam, mực chưa khô đã đi nói láo với các hội thảo, hội nghị trên thế giới !
    Tôi nghĩ, vì thế cho nên Việt Nam cần phải làm sao vận động được thế giới trên vấn đề này. Vì như tôi đã nói, đây là vấn đề vận động chính trị.
    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhiều người Mỹ không biết các vấn đề về Đông Nam Á như thế nào, họ không biết vấn đề Biển Đông như thế nào. Mà nhiều người Mỹ lại không muốn chính phủ Mỹ bành trướng sang bên Đông Nam Á hay là Á châu…Thành ra nếu không có những người khác đến nghe, đến nói, thì người Mỹ, mặc dầu họ là những chuyên gia, nhưng họ cũng không hiểu, nên họ tin. Nhưng mà sau khi tôi trình bày, tôi bác bỏ hết những chuyện ‘’cãi chày cãi cối’’ – xin lỗi là phải dùng từ ngữ này – của các học giả Trung Quốc này, thì những người Mỹ sau đó họ đến họ nói với tôi : Ồ, nếu mà không có anh, thì chúng tôi không hiểu vấn đề gì hết. Những điều anh vừa nêu lên, về những việc mà Trung Quốc đã và đang làm trong khu vực, làm chúng tôi rất là bối rối !
    Sông Hương ( theo RFI )
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Đứng nhìn thương lái Trung Quốc gom hàng




    [​IMG]
    Thương lái Trung Quốc thu gom thủy sản ở cảng cá Vĩnh Lương (TP Nha Trang)

    Có những loại cá trước đây chỉ dành cho nuôi tôm hùm, giờ đây cũng được thương lái Trung Quốc mua tới 45.000 đồng/kg.
    Việc thương lái Trung Quốc đổ xô thu mua thủy sản một cách bất thường dẫn đến nhiều hệ lụy: Doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu trầm trọng, nguồn lợi ven bờ bị khai thác cạn kiệt, nghề nuôi tôm hùm đứng trước nhiều bất trắc…

    Đầu tháng 11-2011, biển động, tàu thuyền ít ra khơi, năng suất đánh bắt thấp nhưng hằng ngày, thương lái Trung Quốc (TQ) vẫn tấp nập đến các cảng cá ở khu vực Nam Trung Bộ như Hòn Rớ, Vĩnh Lương (TP Nha Trang), Đá Bạc (TP Cam Ranh – Khánh Hòa)… để thu mua các loại thủy sản.
    Thu mua tất tần tật
    Chiều 5-11, tàu thuyền đánh bắt chưa về nhưng hàng đoàn xe đông lạnh của các thương lái TQ đã nườm nượp kéo đến cảng cá Vĩnh Lương. Các thương lái TQ mang dép lê, không ngại bẩn lội sình ra tận cầu tàu chờ đợi. Nhiều người dân địa phương hành nghề rẩu (mua đi, bán lại) chỉ biết đứng nhìn thương lái TQ gom hàng. “Họ giành mất bạn hàng của tụi tôi rồi. Họ thu mua tất tần tật, trả giá cao hơn hẳn, tụi tôi chẳng thể nào tranh nổi”- bà Trần Thị Hoa bức xúc.

    Vĩnh Lương là cảng cá chuyên dành cho tàu thuyền giã cào. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Ban Quản lý cảng cá Vĩnh Lương, cảng có khoảng 200 tàu thuyền giã cào nhưng những ngày qua, do biển động nên mỗi ngày chỉ có chừng vài chục chiếc về bến. 15 giờ, tàu thuyền bắt đầu cập cảng. Những sọt cá vừa chuyển xuống, hoạt động mua bán đã diễn ra tấp nập. Mỗi thương lái TQ đều có tàu thuyền “bạn hàng” nên cứ đợi đúng chiếc vào là nhào đến... Ông Lâm Tất Cường, người Phúc Kiến, là thương lái TQ hiếm hoi nói khá sõi tiếng Việt. “Cá hôm nay ít nên phải mua mắc hơn những ngày trước”- ông Cường cho biết. Theo ông Cường, thủy sản thu mua xong sẽ được thương lái thuê doanh nghiệp (DN) địa phương gia công sơ chế, sau đó cho đông lạnh rồi xuất sang TQ.
    Một trong những loại thủy sản được thương lái TQ ưa chuộng là cá hố. Những con cá hố nhỏ bằng 2 ngón tay được khai thác từ giã cào nên bầm dập, không còn tươi, trước đây chỉ làm thức ăn cho tôm hùm thì nay có giá đến 45.000 đồng/kg. Cá sơn thóc cùng kích cỡ cũng được thương lái TQ thu gom với giá cao - 42.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Tuyết, 48 tuổi, đang đợi tàu nhà trở về cảng, khoe: “Từ ngày có người TQ qua mua thủy sản, dân đi biển cũng đỡ lắm. Loại gì họ cũng mua, giá lại cao”.
    Tuy nhiên, theo ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, sự tấp nập bất thường của thương lái TQ hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Họ mua giá cao dù trước mắt có lợi cho ngư dân nhưng một khi nắm bắt được thị trường, có gì bảo đảm họ không quay lại ép giá? Tình trạng này đã từng xảy ra ở nhiều mặt hàng khác”- ông Lăng băn khoăn.
    Khó lòng chống đỡ!
    Trong đợt khảo sát các DN thủy sản miền Trung vừa qua của Hiệp hội Chế biến - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhiều DN Khánh Hòa đã phản ánh tình trạng cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu với thương lái TQ. Ông Phạm Xuân Nam, Giám đốc Công ty CP Đại Thuận, DN chuyên chế biến cá đuối xuất khẩu ở Nha Trang, cho biết vài tháng qua, công ty của ông đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. “Thương lái TQ đang dần thao túng thị trường nguyên liệu, chúng tôi khó lòng chống đỡ”- ông Nam lo lắng.
    DNTN Phước Thọ - Nha Trang cũng đang gặp khó khăn trong khâu thu mua cá nóc để chế biến, xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo ông Võ Thiên Lăng, đối tác của DN này chỉ thu mua 3 loại cá nóc không độc, trong khi thương lái TQ lại mua hơn 20 loại không độc lẫn có độc nên ngư dân luôn muốn bán cho thương lái TQ.
    Điều mà các cơ quan chức năng lo lắng hơn là việc thương lái TQ hoành hành sẽ dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch thủy sản. Cũng như các địa phương ven biển, Khánh Hòa đang nỗ lực hạn chế nghề giã cào vì lo ngại nghề này sẽ khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản ven bờ. Tuy nhiên, thực tế chuyển nghề của ngư dân thì ngược lại. Khánh Hòa hiện có 949 tàu thuyền hành nghề giã cào, trong đó có đến 274 tàu công suất trên 90CV vốn ra khơi đánh bắt nhưng do giã cào có thu nhập cao nên đã chuyển nghề hoặc làm cả hai.
    Bà Nguyễn Thị Tuyết cho biết với giá cá tạp được thương lái TQ mua cao như hiện nay, tàu thuyền giã cào của gia đình bà đi biển 2 ngày 2 đêm được khoảng 1 tấn cá, bán được trên 40 triệu đồng, lợi hơn nhiều so với đánh bắt xa bờ. Nhiều ngư dân Khánh Hòa cũng đã chuyển sang giã cào như bà Tuyết.
    “Chúng tôi rất lo lắng trước nguy cơ nguồn thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt. So với 5 năm trước, nguồn lợi này của Khánh Hòa đã giảm hơn một nửa”- ông Võ Khắc Én, Trưởng Phòng Quản lý, Khai thác nguồn lợi và Môi trường thủy sản - Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, e ngại.
    Cùng với nghề giã cào có nguy cơ bùng phát sẽ khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản ven bờ, nghề nuôi tôm hùm cũng đang gặp khó khăn về thức ăn. Các địa phương ven biển Nam Trung Bộ có hàng trăm ngàn lồng nuôi tôm hùm. Hiện chưa có thức ăn công nghiệp cho tôm hùm nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cá tạp. Một khi thương lái TQ đẩy giá mua lên cao, người nuôi tôm hùm nếu không muốn bỏ nghề sẽ buộc phải lao theo, đẩy giá thành cá tạp ngày càng cao. Từ đó, nghề nuôi tôm hùm sẽ đối mặt nhiều bất trắc.

    Không để làm ăn chụp giật
    “Nhìn tổng thể, việc thu mua của thương lái TQ sẽ không có lợi cho ngành thủy sản Việt Nam”- ông Võ Thiên Lăng khẳng định.
    Theo ông Lăng, trước tình hình thương lái TQ thu gom thủy sản, để tồn tại và ổn định, các DN thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản trong nước cần bắt tay để tìm ra giải pháp thích hợp. “Theo tôi, nếu DN trong nước thống nhất không làm thuê, gia công sơ chế cho người nước ngoài thì rõ ràng, khó có thương lái nước ngoài nào vào đây làm ăn chụp giật được”- ông Lăng nhìn nhận.


    Theo Hồng Ánh
    Người lao động

    Chủ trương thu mua cá tạp giá cao của thương lái TQ là nhằm khuyến khích nghề giã cào vốn bị cấm ở VN tái phát triển .
    Nghề giã cào gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản vì mắt lưới quá nhỏ , cào sát đáy nên vơ vét tất cả những con tôm cua cá nào trên đường lưới cào qua .
    Thiếu cá tạp , nghề nuôi tôm hùm , cá chim , mú , lóc , chình ... kể như phá sản vì không còn nguồn thức ăn tự nhiên , dẫn đến hệ luỵ sẽ có hàng loạt nhà máy chế biến thuỷ sản phải giảm công suất , thậm chí đóng cửa vì không đủ nguyên liệu , hàng vạn công nhân chế biến thuỷ sản đứng trước nguy cơ mất việc làm .
    Chưa kể các cơ sở chế biến bột cá cho thức ăn nuôi gà heo cá tôm cũng bị ảnh hưởng kéo theo hàng loạt tác hại dây chuyền !
    Các cơ quan chức năng đã thấy rõ mưu đồ của TQ chưa ?
    Không đương nhiên mà họ chịu mua hàng rẻ với giá cao như vậy !
    Người Tàu không cho không ai cái gì !
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    GÓP ĐÁ DỰNG TRƯỜNG SA


    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng nhỏ
    Be bé như là quả ớt hạt tiêu
    Rất thơm ngon mà rất cay đấy nhé
    Nhắn kẻ tạp ăn đừng có đớp liều!

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng đá
    Rất hoang vu và cũng rất gan lì
    Chỉ những ai đủ tự tin đến đó
    Mới xứng là có bản lĩnh nam nhi

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng đẹp
    Dẫu nổi dẫu chìm vẫn rất thân thương
    Mỗi hạt cát mỗi nhành rêu cọng cỏ
    Đều cho ta những rung cảm lạ thường

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng sáng
    Không bởi dư dôi ánh điện mặt trời
    Mỗi khuôn mặt một vầng trăng lặng lẽ
    Ơi những anh hùng canh giữ biển khơi

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng quý
    Không chỉ đó là cương thổ giang san
    Ngư trường lớn những mỏ dầu khí lớn
    Kho báu mênh mông biển bạc biển vàng

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng ấm
    Chẳng còn chỗ cho trống lạnh mắt buồn
    Che mưa nắng phong ba xòe rộng tán
    Bão xoay tròn sáu mặt trái bàng vuông

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng rộn
    Tiếng cười vui của lính trẻ trăm miền
    Đã một về đây chan hòa tất cả
    Chia sẻ từng mẩu báo lá thư riêng

    Quần đảo Trường Sa đảo nào cũng thiêng
    Không chỉ dấu chân máu hồng đã đổ
    Có cỏ xanh có sóng xanh làm mộ
    Theo nước theo mây hồn dõi đất liền

    Lãnh hải biển Đông còn đây Cửu Đỉnh
    Khao lề Lý Sơn vẫn đó cơ mà
    Ơi chim Việt dẫu bay trong, ngoài nước
    Chung tay vào góp đá dựng Trường Sa!

    24.08.2011

    Nguyễn Ngọc Hưng

  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông - Lá bài chiến lược của Ấn Độ

    Là hai quốc gia lớn tại khu vực cũng như trên thế giới, và cũng là hai quốc gia có mối quan hệ phức tạp kéo dài đến tận ngày nay. Trung Quốc với chính sách bành trướng, thậm chí là ngạo mạn luôn thực hiện chính sách kìm chế Ấn Độ bằng nhiều phương thức, chính sách khác nhau, và chúng được thực hiện xuyên suốt trong quá trình lịch sử.

    Cuộc chiến chớp nhoáng năm 1962 Trung Quốc tiến hành đối với Ấn độ: Thứ nhất, trong cuộc xung đột này, gần như mọi ngóc ngách, sự bố trí cũng như đường đi nước bước của quân đội Ấn Độ đã bị Trung Quốc nắm rõ như lòng bàn tay. Thứ hai, qua cuộc chiến này Ấn Độ rõ ràng đã rút ra bài học xương máu cho mình, đó là phải phát triển mạnh về quân sự đủ sức răn đe, luôn luôn đề phòng ông bạn láng giềng, mở rộng các mối quan hệ tạo tư thế răn đe.

    Trung Quốc là quốc gia có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với nhiều quốc gia, Trung Quốc đã giải quyết những tranh chấp với tất cả ngoại trừ Ấn Độ.

    Không thể phủ nhận những chính sách hành động trên đang gây ra những mối lo ngại không những giới cầm quyền Ấn Độ, mà nó đã tác động đến cả những học giả và người dân.
    Với những hành động như trên của Trung Quốc, chẳng có lý do gì buộc Ấn Độ phải “đứng im chịu trận”. Rõ ràng họ cần phải hành động trước khi quá muộn.

    Ấn Độ hành động

    Chính sách kiềm chế của Trung Quốc đối với Ấn Độ tập trung vào các quốc gia láng giềng và những quốc gia có những xích mích với Ấn Độ. Đáp lại, Ấn Độ cũng sẽ có những hành động tương tự đối với Trung Quốc. Những tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng tại Biển Đông và Hoa Đông sẽ được Ấn Độ tận dụng, điều này là động lực thôi thúc Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “Hướng Đông” của mình[7].
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh quan điểm của Ấn Độ về việc "ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông[14]. Chủ tịch ONGC ông A.K. Hazarika nói rằng “Chúng tôi có kế hoạch khởi động lại việc khoan dầu tại đó [Biển Đông].

    Bên cạnh việc tự nâng cao khả năng kinh tế và quân sự, Ấn Độ tích cực thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng với khu vực Đông Á, Đông Nam Á thông qua các cơ chế, phương thức để củng cố và phát triển các mối quan hệ.

    Một trong những lợi thế của Ấn Độ trong việc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực đó là việc Ấn Độ không có, hoặc chí ít là không thể hiện tham vọng bá quyền như Trung Quốc. Điều này giúp cho Ấn Độ tạo được nhiều thiện cảm, sự tin tưởng hơn là những mối nghi ngờ, e ngại trong các mối quan hệ của các quốc gia khu vực đối với Trung Quốc. Trong khoảng thời gian hai năm trở lại đây, các quan chức quốc phòng Ấn Độ liên tiếp có những chuyến viếng thăm cấp cao đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản…Nhằm tăng cường và thúc đẩy sự hiện diện trên Biển Đông , hải quân Ấn Độ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận thường niên với các quốc gia khu vực:

    Trong chính sách “Hướng Đông”, Việt Nam chiếm vị trí quan trọng. Theo đánh giá của P.K. Patasani, thành viên Hạ viện Ấn Độ (Lok Sabha) thì “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh của Ấn Độ ở Đông Nam Á, cũng như đối với sự thành công của chính sách “Hướng Đông”[17].

    Ấn Độ cần chủ động trong vấn đề Biển Đông

    Thứ nhất, việc chủ động can dự Biển Đông của Ấn Độ sẽ tạo thế chủ động hơn đối với Trung Quốc trong cuộc chơi này hơn là việc chỉ đối phó một cách bị động đối với sự trợ giúp của Trung Quốc với Pakixtan.

    Thứ hai, sẽ là một lời cảnh cáo gián tiếp đối với Pakixtan. Nếu Ấn Độ chủ động và đóng vai trò tích cực tại Biển Đông để buộc Trung Quốc phải suy nghĩ và điều chỉnh chiến lược kiềm chế Ấn Độ, thì nó cũng buộc Pakixtan phải suy nghĩ về mối quan hệ tích cực với Ấn Độ hơn là đối đầu trong tương lai.

    Thứ ba, vai trò, vị thế và khu vực ảnh hưởng sẽ tăng lên: Là nước lớn trong khu vực, việc thể hiện vai trò trách nhiệm đối đối với an ninh, lợi ích chung luôn được cộng đồng quốc tế chào đón và khuyến khích

    Thứ tư, ngăn chặn từ xa đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc.

    Thứ năm, đây là cơ hội không thể tốt hơn để Ấn Độ xóa bỏ tâm lý e ngại trước Trung Quốc và hơn thế nữa là “dạy cho Trung Quốc một bài học” để khẳng định vị thế của mình tại khu vực. Với nguồn lực, vị thế như hiện nay, Ấn Độ hoàn toàn có thế thực hiện điều này.

    Biển Đông không phải là ưu tiên an ninh, năng lượng hàng đầu nhưng sẽ là lá bài chiến lược đối với Ấn Độ. Trước một Trung Quốc đang không ngừng phát triển, không ngừng mở rộng ảnh hưởng, Ấn Độ cần có phải hành động ngay từ bây giờ nếu không muốn nhận thêm một bài học nữa từ Trung Quốc trong tương lai.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cái lưỡi sẽ giết chết “con bò” Trung Quốc


    Tạo hóa sinh ra cái lưỡi để trước hết là giúp cho các loài động vật bậc cao (trong đó có Bò) việc ăn uống. Vì tham ăn, nhiều con bò đã mất mạng bởi ăn phải những loại chất ngon miệng nhưng rất độc hại nguy hiểm cho cơ thể, ví dụ các loại Đạm vô cơ chẳng hạn. Có lẽ về mặt hình thức, Trung Quốc không giống những con bò. Nhưng vì họ tự sinh ra cái lưỡi, đó là “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Đã có cái lưỡi bò, ắt phải có con bò. Ta tạm ví Trung Quốc như một con Bò Tót cường tráng cũng hợp lý vậy.

    Trung Quốc ngày nay đang nổi lên như một cường quốc hàng đầu thế giới về nhiều mặt. Họ mạnh và hung hăng như những con Bò Tót thực sự, sẵn sàng tấn công bất cứ cái gì trước mặt. Và nhiều năm nay họ đã chọn Biển Đông là nơi phô diễn sức mạnh, thể hiện lòng tham…

    Về lòng tham, chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm cho Trung Quốc. Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn nước mình giàu mạnh. Nhưng cục diện thế giới hôm nay đã khác, đã có luật quốc tế, không thể cứ cậy to khỏe mà “lấy thịt đè người” là được!

    Về thực lực sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một nước như Việt Nam chưa phải là đối thủ của Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Nhưng Trung Quốc đã tung ra lá bài “Biển Nam Hải” và câu chuyện “Đường lưỡi bò” nhằm mục đích gì là chính? Và họ đã sai lầm gì khi cố tình làm nóng khu vực Biển Đông?

    Thứ nhất, giới lãnh đạo cầm quyền Bắc Kinh phải thừa biết là những đảo và vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà họ đã chiếm lâu nay, Việt Nam hiện tại khó có thể lấy lại được.

    Thứ hai, Trung Quốc cũng không thể xâm lấn thêm nữa, vì chắc chắn các nước tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông sẽ phản ứng gay gắt.
    Với những lý do trên, Trung Quốc chẳng cần làm rùm beng câu chuyện "Biển Nam Hải" làm gì, vì mọi sự dường như đã được an bài từ cách nay vài chục năm.

    Lập luận “cái lưỡi bò” mà phía Trung Quốc đưa ra không mới, từ năm 1947 và không thống nhất. Một khi người ta không thể đưa ra sự chính xác về hình hài những tài sản của mình thì đương nhiên đó là bằng chứng của sự mạo nhận.

    Việc gần đây Trung Quốc khởi động lại câu chuyện cái lưỡi bò, có lẽ ngoài mục đích tranh chấp nhằm vào nguồn lợi dầu khí, còn có những tham vọng khác: Đó là việc khẳng định sức mạnh quân sự tuyệt đối trên Biển Đông, sẵn sàng sử dụng vũ lực đối với các nước nhỏ.

    Đây là bài toán phiêu lưu và hoàn toàn sai lầm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Tại sao họ lại không dự đoán được là Mỹ và một số nước lớn vốn không ưa gì Trung Quốc và luôn coi Trung Quốc là một thế lực đáng quan ngại, lại bỏ qua cơ hội hiện diện của mình trên Biển Đông?


    Nếu phía Trung Quốc thích thú và say sưa với cuộc chạy đua vũ trang hiện nay, thì đó là việc họ đang đùa với tử thần. Họ đang dần đưa đất nước Trung Hoa vào nguy cơ của một cuộc chiến tranh hiện đại. Những động thái mới nhất trên Biển Đông đã cho thấy ngoài Nga, Mỹ, có cả Anh, Ấn Độ cũng đã xuất hiện. Tuy nói là “hợp tác thăm dò dầu khí”, nhưng rất nhiều cuộc ghé thăm hữu nghị của tàu chiến Mỹ, Nga, Ấn Độ vào Việt Nam, đã cho thấy vấn đề không đơn giản là như vậy. Đấy là nói đến một cuộc chiến tranh với các vũ khí và công nghệ đã công khai. Nếu như trong một tình huống nào đó, các quốc gia tham chiến phải dùng những vũ khí mạnh hơn cả vũ khí nguyên tử, như: Bom hạ âm, Bom siêu vật chất, được phóng ra từ những máy bay không gian như X37B của Mỹ? Đó sẽ là sự hủy diệt dành cho Trung Quốc…

    Có vẻ như Trung Quốc đã đi sai nước cờ "Biển Nam Hải". Cái lưỡi bò thè ra không đúng lúc đã làm nảy sinh những hệ lụy quốc tế đáng quan ngại. Và hiện nay họ dường như không còn cơ hội sửa chữa sai lầm. Các nước bị Trung Quốc thách thức đã chạm lòng tự ái, và còn cao hơn thế là vấn đề khuynh loát sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc ra toàn cầu đã là một sự đe dọa cho nền kinh tế của thế giới Tư Bản từ nhiều năm nay.

    Nếu muốn tránh khỏi một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, xuất phát từ Biển Đông, Trung Quốc phải công khai hủy bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò”, rút quân, trao trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Nhưng vì sĩ diện nước lớn của họ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Vậy ngoài việc Trung Quốc đang tiêu hao sức dân, tiêu hao tài sản quốc gia vào một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa, họ còn đang đứng trước nguy cơ đối đầu với một cuộc chiến tranh quốc tế, nếu xảy ra thì có lẽ sẽ tàn khốc chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Và kết thúc sẽ là sự thất bại có thể nhìn thấy trước của Trung Quốc.

    Ở đời, đôi khi ngay cả những người được cho là khôn ngoan và thông minh, cũng có thể mắc những sai lầm nghiêm trọng: Chỉ vì tham mối lợi nhỏ trước mắt mà đánh mất những thứ đáng giá hơn thế gấp nhiều lần. Cái lưỡi sẽ giết chết “chú Bò Tót” Trung Quốc vì lý do như vậy
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    VN tăng cường hải quân trước tham vọng của TQ

    Việt Nam đang tìm cách gia tăng thanh thế hải quân trước tình hình tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông với Trung Quốc, nước đang trang bị mạnh mẽ cho quân đội của họ cũng như mạnh tiếng tuyên bố chủ quyền tại đó.

    Hãng thông tấn AFP hôm nay trích dẫn phát biểu của giới chuyên gia nói rằng Việt Nam gia tăng chi phí tăng cường sức mạnh biển trong những năm gần đây nhằm đối trọng với sự thống lĩnh của hải quân Trung Quốc. Hoạt động đó cũng nhằm bảo đảm với người dân đang lo lắng về người láng giềng Trung Quốc lớn mạnh hơn và cũng từng là một thế lực thực dân xâm lấn trước đây.

    Phát biểu của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales, Australia cho rằng Việt Nam đang sử dụng lịch sử để đưa vào cuộc tranh chấp hiện thời. Hoạt động kỷ niệm 50 năm Đường Hồ chí Minh trên biển gần đây của Việt Nam cũng nhằm chứng tỏ Việt Nam có một truyền thống về hàng hải.
    Tin cho thấy ngân sách hải quân tăng 150% từ năm 2008 đến năm nay.

    Trong khi đó theo ước tính của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ thì ngân sách chi tiêu cho quốc phòng nói chung của Trung Quốc là hơn 160 tỷ đô la trong năm 2010. Bắc Kinh ngày càng tập trung vào sức mạnh hải quân với những khoản đầu tư vào các loại vũ khí công nghệ cho lực lượng này
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết

    Bài đã được xuất bản.: 13/11/2011 06:00 GMT+7

    Nếu Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và lôi kéo Nhật tham gia, đây sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong khu vực và xua tan những quan ngại rằng Mỹ đang nhường lại khu vực cho Trung Quốc.

    Các nhà lãnh đạo của các một số nước lớn ở khu vực Thái Bình Dương đặt kỳ vọng vào Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra trong tuần này sẽ đạt được tiến bộ về việc xây dựng một khu vực tương mại tự do và sáng kiến xanh, những bước đi quan trọng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vì một kết cục hỗn loạn như Hội nghị thượng đỉnh G20.

    Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đang duy trì tốc độc tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với 2,5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 60% thu nhập toàn cầu, và cung cấp những cơ hội thương mại khổng lồ.

    Trong khi đó, Trung Quốc đã đẩy nhanh hàng loạt các thỏa thuận thương mại đa phương trên khắp châu Á và phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

    Hội nghị APEC diễn ra từ ngày 9-13/11 tại thành phố Tổng thống Mỹ Barack Obama nơi sinh ra, cũng là cơ hội để ông đưa nước Mỹ tái tham gia vào thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương trước sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

    Sáng kiến chính của Mỹ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, một hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán giữa 9 nước, bên lề APEC, sẽ giúp đưa Mỹ vào trung tâm cấu trúc thương mại khu vực châu Á và tạo đối trọng với Trung Quốc.

    Lúc này, có hai quá trình đang cạnh tranh nhau hướng tới hội nhập thương mại khu vực – một xoay quanh Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác; một tập trung quanh Mỹ và TPP.

    Nếu Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán TPP, và lôi kéo Nhật tham gia, đây sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong khu vực và xua tan những quan ngại rằng Mỹ đang nhường lại khu vực cho Trung Quốc.

    Trung Quốc và Nhật Bản

    Mỹ đang tiến tới hoàn tất việc phác thảo những nguyên tắc chung TPP với Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

    Trong tuần này, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có thể cũng sẽ khẳng định mong muốn tham gia đàm phán. .

    Nếu Nhật Bản gia nhập, đây sẽ là một “thương vụ lớn”. Nó sẽ nâng các cuộc đàm phán do Mỹ đứng đầu và thúc đẩy diễn đàn đàm phán APEC, đưa tầm quan trọng của các thỏa thuận khu vực có ý nghĩa như một giải pháp thay thế cho vòng đàm phán Doha về thương mại toàn cầu đang đình trệ.

    Trung Quốc bày tỏ quan tâm đến ý tưởng thương mại tự do ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng cũng xem xét khả năng hội nhập khu vực khác và có thể không thoải mái khi tham gia đàm phán TPP, một nhóm do Mỹ chi phối và đòi hỏi phải mở cửa thị trường hơn nữa.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du, phát biểu: “Chúng tôi giữ thái độ mở đối với những sáng kiến có lợi cho hội nhập kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.
    “Cho dù chúng tôi có tham gia TPP hay không, chúng tôi cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến liên quan đến hiệp định này, và sẵn sàng giữ liên lạc với các quốc gia thành viên khác”.

    Đình Ngân dịch từ articles.economictimes.indiatimes.com

    TB: Theo quy chế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ soạn thảo thì Trung Quốc dù muốn cũng không thể tham gia được tổ chức này. Đây là một cách loại đối thủ Trung Quốc một cách “Vỗ mặt”.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Dự án TPP sẽ được cụ thể hóa tại Thượng đỉnh APEC

    Thanh Phương
    Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC khai mạc hôm nay, 12/11/2011, ở Honolulu, Hawai, 10 quốc gia vùng Thái Bình Dương sẽ cụ thể hóa dự án khu vực tự do mậu dịch do Mỹ chủ xướng, một khối sẽ không có sự tham gia của Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.

    Tại Honululu hôm nay, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ loan báo những nét chính của dự án « Đối tác xuyên Thái Bình Dương » ( TPP ) trong cuộc họp giữa 10 nước có liên quan, bao gồm Úc, Brunei, Chilê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

    Riêng Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ ba thế giới, chỉ mới vừa bày tỏ ý định tham gia TPP hôm qua. Sự kiện này được xem là tác nhân quan trọng thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương,

    Khi đề ra dự án TPP, tham vọng của Hoa Kỳ là thuyết phục các nước tham gia chấp nhận những chuẩn mực về xã hội và môi trường, đổi lại việc tự do hóa mậu dịch. Đối với đại diện thương mại của Mỹ Ron Kirk, TPP sẽ là « hiệp ước cho thế kỷ 21 ».

    Dự án này càng cô lập thêm Trung Quốc, quốc gia vẫn chưa được mời tham gia và như vậy Bắc Kinh lại càng xem TPP là mưu toan của Hoa Kỳ nhằm tạo vành đai bao vây Trung Quốc về mặt kinh tế, gạt nước này ra khỏi mậu dịch quốc tế.

    Sau khi Nhật Bản loan báo ý định tham gia thương lượng gia nhập TPP, hôm qua, trợ lý bộ trưởng Thương mại Du Kiến Hoa tuyên bố là Trung Quốc sẽ xem xét việc tham gia dự án này nếu được mời.

    Thật ra thì Hoa Kỳ không bao giờ nói thẳng là muốn loại trừ Trung Quốc trong dự án TPP, nhưng Washington vẫn nhấn mạnh rằng gia nhập khu vực tự do mậu dịch này đòi hỏi phải tuân thủ những tiêu chuẩn rất gắt gao về minh bạch và môi trường, hai lĩnh vực mà Bắc Kinh thường xuyên bị chỉ trích.

    Một số quốc gia khác cũng chưa chắc sẽ hội đủ các tiêu chuẩn gia nhập TPP.

    Về lâu dài, dự án TPP có nguy cơ làm trầm trọng thêm thế đối đầu Mỹ - Trung. Bắc Kinh đã ký hiệp định tự do mậu dịch với ASEAN và Ấn Độ và để cạnh tranh với TPP.

    Gần đây, trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bảo đảm rằng Hoa Kỳ quyết tâm củng cố APEC để diễn đàn này thật sự là đinh chế kinh tế bao trùm toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương.

    http://danviet.vn/65471p1c24/viet-nam-tich-cuc-tham-giatien-trinh-dam-phan-tpp.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này