Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5153 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 08:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41669 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/48760/cuu-bo-truong-tai-chinh-my---toi-thay-ghen-ti-voi-vn-.html

    Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Tôi thấy ghen tị với VN'


    - Cho rằng châu Á đã trở thành khu vực “đầu tàu của kinh tế thế giới” và Việt Na
    m có thể “tận dụng" cơ hội để phát triển nhanh hơn, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow nhấn mạnh: không có đầu tư nào hiệu quả hơn đầu tư vào giới trẻ.

    Lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho VN


    Ông John Snow hiện đứng đầu một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới - Cerberus - hôm qua (16/11) đã có buổi diễn thuyết “Việt Nam có là điểm đến tin cậy của các đế chế kinh tế thế giới?” ở Hà Nội.

    Ông bày tỏ lạc quan về “nhân tố mới” của nền kinh tế thế giới. Đó chính là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á.

    [​IMG]
    Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow. Ảnh: Phương Loan


    Với Việt Nam, ông kể: “Khoảng năm 1992, ở Mỹ, người ta cho rằng, đầu tư vào châu Á, trong đó có Việt Nam là ý tưởng điên rồ. Nay đã khác rồi. Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP tốt và ổn định như Việt Nam sẽ thu hút đầu tư. Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển vượt bậc”.

    Một trong những lợi thế của Việt Nam được ông chỉ rõ, đó là con người. Với dân số đông, tỷ lệ lao động trẻ cao, Việt Nam nên đầu tư mạnh hơn để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường đại học.

    “Không có đầu tư nào hiệu quả hơn đầu tư vào giới trẻ. Đầu tư dài hạn như vậy rất cần thiết. Trong vài thập kỷ tới, các bạn sẽ thấy rõ triển vọng đó” - ông Snow nhấn mạnh.

    Ông chia sẻ: “Bản thân tôi còn cảm thấy ghen tị với những gì Việt Nam làm được. Mỹ không có sự năng động đó, dân số đang bị già hóa rất nhanh, chính phủ đang phải chi trả lớn cho phúc lợi, lương hưu… và điều đó kìm hãm sự năng động”.

    Hút vốn đế chế kinh tế thế nào?

    Ông John Snow chia sẻ cách thức để Việt Nam có thể thu hút đầu tư của các “đế chế kinh tế” trên thế giới. Nhấn mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cơ hội để mang vốn về, TS Snow cho hay “nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chuẩn bị để vào Việt Nam”, bởi sau khi tái cơ cấu, cổ phần hóa, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng lên.

    Với tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, ông cho rằng đó chưa phải là điều tệ. Dẫn ra bài học từ sự phá sản của các doanh nghiệp Mỹ chỉ vài ba năm sau khi ra đời, ông cho rằng, sự phá sản của một doanh nghiệp là điều đáng buồn với chính doanh nhân, nhưng với nền kinh tế, điều đáng buồn hơn sẽ là khi các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả vẫn có thể tồn tại.

    “Nợ nần và phá sản của doanh nghiệp nên được xem là yếu tố tích cực để tạo một thị trường thực sự lành mạnh, cạnh tranh. Bản thân thị trường sẽ kiểm tra sức khỏe, sức cạnh tranh của doanh nghiệp”.

    Ông Snow cũng cho rằng sáp nhập không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Thực tế chứng minh không ít vụ sáp nhập dẫn tới thảm họa, bởi không tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp.

    “Sát nhập phải gắn với cá nhân chịu trách nhiệm cho việc làm này và hiệu quả của nó. Nếu đó chỉ là phép cộng đơn thuần về mặt tổ chức, sáp nhập sẽ không bao giờ thành công”.

    Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vị chủ tịch quỹ Cerberus Capital cho rằng, trong tình hình hiện nay, họ cần mạnh dạn bước ra thị trường thế giới để tìm đối tác.

    Dòng vốn có thể chảy vào Việt Nam nếu thủ tục pháp lý khai thông vì lợi nhuận luôn là điều đầu tiên khi các nhà đầu tư quan tâm khi mà Việt Nam đạt được sự ổn định, có biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có cơ sở hạ tầng được đảm bảo, có nguồn nhân lực và môi trường cạnh tranh bình đẳng...

    Ông cũng chia sẻ thêm, trong điều kiện khó khăn hiện nay trên toàn cầu, các nền kinh tế trên thế giới từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Á đều chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định. Trong bối cảnh khó khăn, các quỹ sẽ là nguồn giải cứu đối với doanh nghiệp.

    Bài học nợ công

    Ông John Snow cũng trao đổi về vấn đề nợ công và sức sống của nền kinh tế. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ chỉ ra một trong những nguyên nhân của làn sóng nợ công ở châu Âu và việc nền kinh tế Mỹ đối mặt nợ và thâm hụt ngân sách lớn là hệ quả của văn hóa chi tiêu vượt quá khả năng trả nợ.

    Trong nhiều năm, người ta đã trong cảnh: vay để đầu tư đến đi vay để trả các khoản vay nợ khác. Nhà nhà vay, người người vay, doanh nghiệp vay và vay với mức thấp để đầu tư bất động sản. Chính điều đó đã tạo nên tình trạng bong bóng về bất động sản.

    “Tiền ảo, nhà cửa ảo, kể cả thẻ tín dụng cũng ảo. Khi bóng bóng vỡ, tất cả sẽ lâm vào một tình cảnh khủng hoảng, vì không có cách trả nợ”.

    Ông cho hay, nền kinh tế Mỹ đang phải giải quyết "khủng hoảng" thông qua giảm tiêu dùng, tức giảm GDP, mức giảm thậm chí nhiều hơn quốc gia châu Âu, Á. Việt Nam cần tránh được những gì Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực châu Âu đang gặp phải.

    “Nợ là con sóng lớn có thể nhấn chìm bất cứ con thuyền kinh tế nào ngoài đại dương, nhất là các nền kinh tế nhỏ”, ông Snow nói.

    Phương Loan

  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ điều tàu chiến thứ hai cho Philippines

    Mỹ sẽ cung cấp tàu chiến thứ hai cho quân đội Philippines giữa lúc căng thẳng leo thang trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm nay cho biết.

    [​IMG]
    Con tàu đầu tiên Mỹ chuyển giao cho Philippines là tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton. Ảnh: Inquirer


    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đảm bảo với ông Gazmin trong cuộc hội đàm tại Manila hôm qua rằng, Washington sẽ giúp đồng minh lâu năm của mình một tàu chiến mới cho lực lượng Phòng vệ bờ biển vào năm tới.
    Con tàu đầu tiên của lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ đã tới Manila trong tháng 8 và trở thành tàu hiện đại nhất với hạm đội của Philippines. Trong cuộc gặp ở Manila, bà Clinton đã đảm bảo với quân đội Philippines về sự hỗ trợ tăng cường của Mỹ khi hai nước kỷ niệm 60 năm ngày ký kết Hiệp ước Phòng thủ chung.
    Ông Gazmin cho biết, ông và Ngoại trưởng Albert del Rosario sẽ hội kiến với bà Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại trụ sở Lầu Năm Góc vào tháng 1/2012 để thảo luận về sự trợ giúp của Mỹ, bao gồm cả đề nghị từ Manila về con tàu thứ ba cho lực lượng Phòng vệ bờ biển.
    Trong suốt cuộc gặp hôm qua với Ngoại trưởng Mỹ và các quan chức khác, ông Gazmin cho biết, ông đã nói với phía Mỹ là sẽ cố gắng tự tăng cường khả năng phòng thủ nhưng đánh giá cao sự giúp đỡ nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp ở Biển Đông. “Chúng tôi sẽ đứng độc lập nhiều nhất có thể", ông nói. "Nhưng khi cấp bách, chúng tôi mong muốn có ai đó đứng phía sau".
    Con tàu đầu tiên Mỹ chuyển giao cho Philippines là tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton (WHEC). Đây là con tàu lớn nhất mà Hải quân Philippines mua từ Mỹ kể từ những năm 1980. Con tàu dài 115m, có hai động cơ đi-ê-zen và động cơ tuốc-bin khí, đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, có thể vận hành trên biển mà không cần tiếp nhiên liệu trong vòng 45 ngày, với một thủy thủ đoàn gồm 167 người. Đây là một trong những tàu mới nhất tại Hạm đội Philippines. Tàu có cả nhà chứa máy bay và sân đỗ cho trực thăng.
    Đích thân đón con tàu mới tới vịnh Manila sau hành trình dài gần 15.000km từ Mỹ, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III coi động thái này là biểu tượng lòng quyết tâm của đất nước để bảo vệ chủ quyền ở vùng tranh chấp thuộc Biển Đông. “Đó chỉ là mới bắt đầu. Mong sẽ có nhiều tin tức tốt hơn vì chúng ta sẽ không chỉ dừng lại một con tàu", ông Aquino nói khi tàu BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton neo đậu, kết thúc hành trình 33 ngày xuyên Thái Bình Dương.
    “Đây là con tàu biểu tượng cho những khả năng mới chúng ta có được để bảo vệ và nếu cần thiết là chiến đấu vì những lợi ích của nước chúng ta", Tổng thống Philippines nhấn mạnh. Theo ông Aquino, con tàu mới sẽ góp phần bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế và hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines tại vùng biển tranh chấp.

    Thái An (theo Washingtonpost)


    [​IMG]
    Mỹ không giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Á - TBD Tổng thống Mỹ Obama cam kết sẽ không để chiến dịch cắt giảm ngân sách Washington dính líu tới lời hứa mở rộng tầm nhìn và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.


    [​IMG]
    Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và phát triển quan hệ với Ấn Độ là hai mục tiêu chính đặt ra với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ huy bộ này cho biết.


    [​IMG]
    Mỹ đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á Đáp trả những phàn nàn từ Bắc Kinh, Mỹ lên tiếng bảo vệ quyền của Tổng thống Obama trong việc đưa tranh cãi lãnh thổ ở Biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali.


    [​IMG]
    Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau Không có liên kết nào giữa Biển Đông và thượng đỉnh Đông Á - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố. Trong khi đó, Mỹ lên tiếng bảo vệ quyền của Tổng thống Obama trong việc đưa chủ đề này ra trước hội nghị.



  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Cập nhật 17/11/2011 04:24:54 PM (GMT+7)



    An ninh hàng hải - tâm điểm thượng đỉnh ASEAN?

    Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á vừa bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tại Bali, Indonesia, nơi họ hy vọng có thể thảo luận về vấn đề tranh chấp hàng hải.



    >> Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau
    >> Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương


    [​IMG]
    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 đã khai mạc ở Bali. Ảnh: EPA

    Các cuộc hội đàm ASEAN sẽ được mở rộng vào ngày thứ bảy trở thành Hội nghị Đông Á với sự tham gia của Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Năm nay, sự kiện này đón nhận thêm Mỹ và Nga. Mỹ có dấu hiệu sẽ nêu vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông ra trước hội nghị. Đây là vùng biển với những lộ trình vận chuyển sống còn và khá giàu tài nguyên năng lượng. Trong khi đó, Bắc Kinh lại không muốn bàn luận tới chuyện Biển Đông.
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại chuyến thăm Philippines đã tuyên bố, việc đe dọa bằng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là không thể chấp nhận được."Bất kỳ quốc gia nào có tuyên bố chủ quyền đều có quyền nỗ lực đạt được điều đó, nhưng họ không có quyền theo đuổi mục đích thông qua sự hăm dọa hay ép buộc", bà nói.
    Ở bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh Bali, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono khẳng định: "Chúng ta phải đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực của chúng ta. ASEAN phải tiếp tục đóng một vai trò chủ động để tạo điều kiện thuận lợi và tham gia trong việc giải quyết các vấn đề". Giới phân tích cho rằng, phát biểu của ông Yudhoyono đề cập tới chuyện Biển Đông.
    Theo hãng Kyodo (Nhật Bản), hiện lãnh đạo ASEAN đang tập trung thảo luận về khả năng mở rộng hợp tác hàng hải bao gồm cả các nước ngoài khối, đồng thời dự kiến sẽ thông qua khuôn khổ cho quan hệ đối tác kinh tế với 6 đối tác với nhóm gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
    Bali, hòn đảo nghỉ dưỡng thông thường là một thiên đường du lịch, những ngày này là nơi diễn ra sự kiện quan trọng với 6 tàu chiến tuần tra trên biển và 7.000 cảnh sát, binh lính đảm bảo an ninh.
    Dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ xem xét tiến trình của kế hoạch thiết lập thị trường chung, không bị cản trở vào năm 2015 - một nhiệm vụ hiện nay trở nên cấp bách hơn do cuộc khủng hoảng tại những thị trường xuất khẩu lớn ở châu Âu. Khoảng cách giữa các nền kinh tế trong khu vực - từ nước giàu có như Singapore tới các quốc gia chậm phát triển như Lào hay Myanmar - là rào cản lớn với việc thiết lập một thị trường chung của hơn 600 triệu người.
    Tuy nhiên, hôm qua, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho hay, khủng hoảng kinh tế ở châu Âu và thực trạng Mỹ là cơ hội để ASEAN "cư xử đồng lòng hơn".


    Phát biểu tại phiên toàn thể, Thủ tướng *************** nhấn mạnh các nước trong khu vực cần có quyết tâm chính trị cao và dành nguồn lực cần thiết để thực hiện đúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột.
    Thủ tướng Việt Nam đề nghị tăng cường hơn nữa hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong 14 lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục duy trì, củng cố đoàn kết và thống nhất trong ASEAN; phát huy hiệu quả các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới COC, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)... nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh và thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực, đồng thời tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
    Theo TTXVN


    Thái An (theo mainichi)
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ không giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Á - TBD

    Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ không để chiến dịch cắt giảm ngân sách Washington dính líu tới lời hứa mở rộng tầm nhìn và sự hiện diện quân sự nhằm khẳng định Mỹ là một siêu cường hàng đầu Thái Bình Dương.
    Trong thông điệp hướng tới cả một khu vực năng động mà ông xem là chìa khóa với tương lai kinh tế Mỹ và cả các nghị sĩ nhiều bất đồng trong nước, ông Obama nói trước quốc hội Australia ngày 17/11 rằng, châu Á - Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng với Mỹ.



    [​IMG]
    Ông Obama: Chúng tôi sẽ duy trì khả năng của mình để thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình". Ảnh: Reuters


    "Khi Mỹ cần thiết lập trật tự tài chính, chúng tôi đang giảm bớt chi tiêu", ông Obama cảnh báo việc cắt giảm ngân sách cho cỗ máy quân sự Mỹ là không thể tránh khỏi sau nhiều năm chi tiêu cho chiến tranh.
    Nhưng ông nhấn mạnh: "Khi chúng tôi kết thúc các cuộc chiến hôm nay, tôi đã yêu cầu đội ngũ an ninh quốc gia đặt sự hiện diện và các sứ mệnh của chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Theo kết quả đó, việc cắt giảm trong chi tiêu quốc phòng Mỹ sẽ không, tôi nhắc lại là sẽ không - dính líu tới chi phí của châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ là một siêu cường Thái Bình Dương, và chúng tôi tới đây để ở lại".
    Tìm kiếm sự thay đổi sau một thập niên đẫm máu và phí tổn ở Trung Đông, Nhà Trắng đang chuẩn bị sắp xếp lại và tăng cường thế trận quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Theo đó, Mỹ sẽ điều động 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia và thắt chặt quan hệ hợp tác giữa lực lượng phòng không hai nước, đồng thời cam kết duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ cũng như tăng cường đồn trú ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
    Tuy nhiên, lời hứa của ông Obama được đưa ra trùng với việc nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên đã vượt quá 15 nghìn tỉ USD chỉ vài giờ trước khi Obama phát biểu trước quốc hội Australia. Phe Cộng hòa có thể lên tiếng chỉ trích Tổng thống "tiêu hoang".
    Trong suốt bài phát biểu, ông Obama đã đề cập tới mối quan hệ nhiều trắc trở với Trung Quốc, thúc giục cải cách nhiều hơn ở Myanmar và cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc phổ biến hạt nhân. "Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng quan hệ hợp tác với Trung Quốc", Tổng thống Obama nói.
    "Chúng tôi sẽ làm điều này, ngay cả khi chúng tôi tiếp tục trao đổi thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và tôn trọng các quyền con người của nhân dân Trung Quốc", ông Obama cho biết.
    Bình luận của ông chủ Nhà Trắng về chi tiêu ngân sách đại diện cho thời điểm bước ngoặt trong chính sách của Mỹ hướng tới một khu vực đang nóng lên bởi những tranh chấp lãnh thổ, bởi giới hạn với các lộ trình thương mại sống còn với sự thịnh vượng Mỹ và cả ít nhiều bất an trước sự trỗi dậy Trung Quốc.
    Trong khi đó, một siêu ủy ban quốc hội Mỹ đang vật lộn để đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụt 1,2 nghìn tỉ USD vào ngày 23/11. Nếu không thành công, việc cắt giảm chi tiêu lớn hơn sẽ được áp dụng, trong đó bao gồm 500 tỉ USD cho quốc phòng.
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng cảnh báo về việc cắt giảm tương tự. Theo giới phân tích, chuyện này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ và giới hạn các hoạt động của Mỹ ở nước ngoài. Ông Obama đã đưa ra cam kết của mình trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du tới Thái Bình Dương với sứ mệnh, khẳng định Mỹ vẫn là người chơi chủ chốt trong an ninh châu Á - Thái Bình Dương.
    "Chúng tôi sẽ duy trì khả năng của mình để thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình", Tổng thống Mỹ tuyên bố. "Chúng tôi sẽ không ngừng tăng cường các khả năng để đáp ứng các yêu cầu của thế kỷ 21. Những mối quan tâm lâu dài trong khu vực đòi hỏi chúng tôi hiện diện lâu dài ở khu vực này".
    Ông Obama tin rằng, sự bùng nổ của vành đai Thái Bình Dương, trị giá hàng nghìn tỉ USD trong thương mại với Mỹ, là điều sống còn cho tương lai kinh tế đất nước và sẽ tạo ra nhiều việc làm cũng như khả năng thịnh vượng cho nhiều thập niên tới.
    Trong bài phát biểu trước quốc hội Australia, ông Obama cũng nêu một cách tổng quát về chính sách của Mỹ với châu Á. "Ở đây, chúng tôi nhìn thấy tương lai. Là khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, nơi chiếm hơn một nửa kinh tế toàn cầu - châu Á rất quan trọng để đạt được ưu tiên cao nhất của tôi: tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ", ông nói.
    Ông Obama đang phải đối mặt với một cuộc chiến tái cử khó khăn vào năm tới giữa lúc tỉ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức 9% và công cuộc phục hồi kinh tế diễn ra khá chậm chạp, cùng nhiều bất đồng chính trị trong nước.
    Thái An (theo defense)

    [​IMG]
    Mỹ, Australia 'mở cửa' vào Ấn Độ Dương Sau các cuộc hội đàm với chính quyền Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Australia để ngỏ “cánh cửa” xuất khẩu uranium sang Ấn Độ, mở đường cho sự can dự sâu rộng hơn giữa Washington và New Delhi.


    [​IMG]
    Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và phát triển quan hệ với Ấn Độ là hai mục tiêu chính đặt ra với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ huy bộ này cho biết.



    [​IMG]
    Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau Không có liên kết nào giữa Biển Đông và thượng đỉnh Đông Á - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố. Trong khi đó, Mỹ lên tiếng bảo vệ quyền của Tổng thống Obama trong việc đưa chủ đề này ra trước hội nghị.


    [​IMG]
    Mỹ đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á Đáp trả những phàn nàn từ Bắc Kinh, Mỹ lên tiếng bảo vệ quyền của Tổng thống Obama trong việc đưa tranh cãi lãnh thổ ở Biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali.
  5. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Ồ ! hôm qua cơ quan bị cúp mạng internet ! >:P
    Bác Thai_Duong chiến với Khựa bẩn nào vậy ?Cãi lộn với mấy thằng Khựa bẩn làm gì ! [r24)][r24)]
    Nói thẳng là nếu Khựa bẩn mà mạnh hơn VN thì nó đã khai hỏa rồi ! Vì chúng cũng có hạn nên chờ thời thôi !
    Chúc các bác ngày mới !!![r2)][r2)][r2)]
    .....[​IMG]
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111118/my-quyet-tru-vung-tai-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong.aspx

    Mỹ quyết trụ vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
    18/11/2011 0:42
    Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa nhấn mạnh sẽ duy trì và mở rộng sự hiện diện của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương. “Mỹ là một nhân tố lớn tại Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ trụ ở đây”, Reuters dẫn lời ông Obama nói trong bài diễn văn trước Quốc hội Úc ngày 17.11.
    Lãnh đạo Nhà Trắng khẳng định sẽ góp phần ngăn chặn những mối đe dọa đến hòa bình trong khu vực dù Mỹ đang phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng. “Tôi nhắc lại rằng việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng đến châu Á - Thái Bình Dương vì đây là một ưu tiên của chúng tôi”, ông Obama tuyên bố.
    [​IMG]
    Tổng thống Obama thăm căn cứ tại Darwin - Ảnh: AFP
    Trước đó, ông Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố chi tiết về thỏa thuận an ninh mới giữa hai nước, trong đó có kế hoạch luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đến các căn cứ ở miền bắc Úc. Trung Quốc ngay lập tức đã bày tỏ quan ngại về động thái này của Mỹ và Úc. Trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông thấy tương lai tươi sáng tại khu vực và muốn đối thoại, hợp tác với tất cả các bên, kể cả Trung Quốc. “Rất sai lầm khi cho rằng Mỹ sợ hoặc muốn loại trừ Trung Quốc”, AP dẫn lời ông Obama nói.
    Trong ngày 17.11, ông Obama đến thăm căn cứ quân sự tại thành phố Darwin, nơi lính Mỹ sẽ đóng quân và thực hiện các hoạt động huấn luyện, diễn tập cùng lực lượng Úc. Đến cuối ngày, ông khởi hành đi Indonesia để dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

    Thụy Miên
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Báo cáo của RAND Corporation, nhóm chuyên gia quân sự của Mỹ phát hành gần đây phân tích viễn cảnh cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ và kết luận điều đó không thể xảy ra.


    Tag: cuộc chiến, chiến tranh, ấn độ, triều tiên, đài loan, nhật bản, trung quốc, trung hoa, hoa kỳ, Thiếu tướng, rand corporation, thái bình dương, Robert M, Mỹ, chạy đua vũ trang, wang wenwen, la viện chắc
    (ĐVO) Nhưng đâu là giới hạn cuối cùng để có thể nổ ra xung đột quân sự giữa hai bên? Mỹ sẽ quay trở lại châu Á như một sự khiêu khích với Trung Quốc?

    Phóng viên Wang Wenwen của Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) và giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley đến từ ĐH Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson ở Kentucky để làm sáng tỏ các vấn đề trên.

    Nhà báo Wang Wenwen: - Một số người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ thực sự của Mỹ trong vài thập kỷ tới. Ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra? Nếu nó xảy ra thì cái gì sẽ là nguyên nhân phát sinh?

    Thiếu tướng La Viện: - Ở giai đoạn hiện này, cả 2 nước đều không mong muốn có một cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đòi hỏi thống nhất bị xâm phạm, xung đột quân sự xảy ra là điều không thể tránh được.

    Giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi cho rằng sẽ không có chiến tranh nhưng không phải hoàn toàn không thể. Cả 2 quốc gia đều có quá nhiều thứ để mất.

    Nếu chiến tranh xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ bắt nguồn từ một tính toán sai lầm trong vấn đề Đài Loan hoặc Triều Tiên. Một số người Mỹ cảm thấy bắt buộc phải bảo vệ Đài Loan, đi kèm với đó là một tuyên bố độc lập; còn sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ dẫn tới cạnh tranh trong cấu trúc chính trị mới ở bán đảo này.

    Nhà báo Wang Wenwen: - Nếu một xung đột quân sự nổ ra, hậu quả đem lại sẽ như thế nào?

    Thiếu tướng La Viện: - Chiến tranh có thể gây ra hủy hoại cho cả 2 bên, phía Hoa Kỳ có nhiều cái để mất hơn. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Mỹ sẽ không dám khiêu chiến một cách dễ dàng, ngược lại Trung Quốc cũng bị trói buộc với Mỹ. Nếu xảy ra chiến tranh, cả 2 đất nước sẽ phải chịu đựng những thiệt hại về kinh tế ngay lập tức. Hơn nữa, cả 2 quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt lớn khác, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu chiến tranh leo thang.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Hậu quả đầu tiên và nghiêm trọng nhất là cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chết. Một hậu quả lớn nữa là việc cắt đứt quan hệ kinh tế Trung – Mỹ có thể sẽ gây ra sự sụp đổ tài chính toàn cầu, kéo thế giới vào một cuộc suy thoái trầm trọng.


    [​IMG] Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viên Khoa học Quân sự PLA.
    Nhà báo Wang Wenwen: Ông có cùng quan điểm với báo cáo của RAND nguồn gốc cuộc chiến Mỹ - Trung?

    Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ là một quốc gia thực dụng. Họ sẽ cố gắng khơi mào chiến tranh ở một vùng hay đất nước khác để làm suy yếu sức mạnh của đối thủ trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho mình. Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc chiến nếu thiệt hại là lớn hơn so với lợi ích có thể đem lại. Thậm chí nếu tham chiến, họ cũng không hy sinh bản thân mình vì các đồng minh.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Tình hình Đài Loan rất dễ dẫn tới các quyết định sai lầm của các bên liên quan. Tôi ít lo lắng hơn một chút về Ấn Độ hay Triều Tiên. Trong khi Mỹ và Ấn Độ đang xây đắp một quan hệ tốt đẹp, trọng tâm của chính sách ngoại giao với Ấn Độ chỉ còn là Pakistan, trước đây cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan cũng đã từng lôi kéo cả Trung, Mỹ vào cuộc. (>> xem thêm) Còn ở Triều Tiên, tôi lạc quan rằng các nhà ngoại giao sẽ có thể giải quyết các vấn đề lớn mà không cần tới chiến tranh.

    Nhà báo Wang Wenwen: - Mỹ sẽ tìm kiếm đồng minh trong trường hợp đối đầu với Trung Quốc?

    Thiếu tướng La Viện:- Chắc chắn như vậy. Hoa Kỳ đã hiện diện sức mạnh của họ trên các nước láng giềng của Trung Quốc. Ví dụ giá trị buôn bán vũ khí với Ấn Độ cũng đáng giá tới hàng triệu USD thể hiện Mỹ đang rất muốn hợp tác quốc phòng với quốc gia này.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cố gắng dựa vào một vài đồng minh. Nếu Triều Tiên trở thành điểm nóng, Nhật Bản rất có thể sẽ tham gia cùng với Hàn Quốc. Dấu hỏi lớn chính là Đài Loan nơi không rõ ràng đối với bất cứ ai nhưng Mỹ sẽ quan tâm tới việc bảo vệ hòn đảo này. Nhật Bản có các liên kết kinh tế trọng yếu với Đài Loan nhưng liên kết như vậy cũng tồn tại với Trung Hoa đại lục.

    [​IMG]
    Giáo sư Robert M. Farley. ​
    Nhà báo Wang Wenwen: - Một số nguồn tin quân sự nói rằng Mỹ có thể dễ dàng phá hủy các kho vũ khí hạt nhân nhỏ của Trung Quốc. Ông nghĩ gì về điều này? Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra?

    Thiếu tướng La Viện: - Đây không phải lần đầu tiên người Mỹ có những nhận xét ngông cuồng như thế. Cần lưu ý rằng tất cả mọi người đều sẽ bị tổn thương nếu có một cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc đã cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh phủ đầu, nó sẽ được giữ chỉ đề dành cho những khoảnh khắc sống còn của quốc gia.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi nghĩ hiện tại các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc dễ bị phá hủy trước các cuộc tấn công của Mỹ và hầu như sẽ vẫn như vậy trong một thời gian tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa Kỳ rất miễn cưỡng để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vấn đề lại nằm ở các tính toán sai lầm. Nếu Trung Quốc tin rằng Mỹ có khuynh hướng khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân, họ có thể sẽ sử dụng đến các vũ khí này để giành lợi thế đầu trong cuộc chiến.

    Nhà báo Wang Wenwen: - Báo cáo của RAND cho rằng xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra trong lĩnh vực internet và kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra nếu có các cuộc chiến như vậy? Với cuộc chiến kinh tế, cường độ và hậu quả sẽ đến mức nào?

    Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ luôn bao che cho các hành động xấu của mình bằng cách đổ lỗi lên các quốc gia khác. Cụ thể họ đã cáo buộc Trung Quốc là trung tâm của tội phạm internet.

    Tuy nhiên, chính nước Mỹ đã thiết lập các đội quân mạng để bắt đầu một cuộc “chạy đua vũ trang” trên internet. Không chỉ có các lực lượng quân sự, thậm chí những người bình thường của cả hai bên cũng có thể dính líu đến cuộc chiến trên mạng.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Một cuộc chiến tranh kinh tế sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ bị tổn thương trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi về các khối thương mại khu vực xung quanh các cường quốc chứ không phải tự do thương mại toàn cầu đang chiếm ưu thế như hiện nay.

    Nhà báo Wang Wenwen: - Để tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 bên phải làm những gì?

    Thiếu tướng La Viện: - Các xung đột chính giữa Trung Quốc và Mỹ được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia và các quyền lợi. Chỉ khi nào Mỹ từ bỏ các quan niệm về Chiến tranh lạnh mới có thể làm dịu các xung đột. Cả 2 quốc gia nên tôn trọng con đường phát triển của nhau và không xâm phạm đến các lợi ích cốt lõi của nhau. Nhưng tôi nghi ngờ Hoa Kỳ có thể thực hiện được điều này.

    Giáo sư Robert M. Farley: - Giải pháp tốt nhất là phải đảm bảo rằng hai bên hiểu rõ vị thế của nhau. Các mối quan hệ dày đặc giữa Mỹ và Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra các nhóm quyền lợi giúp ngăn chặn chiến tranh.




  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Đừng gọi Khựa bẩn là "Cẩu " mà tôi nghiệp cho các chú lính này !\:D/\:D/\:D/\:D/
    Khựa bẩn chỉ đáng là Lợn & Heo ! [r24)][r24)]
    Trong biên chế của quân đội, chó nghiệp vụ được xếp vào loại vũ khí nhóm 1.


    Tag: huấn luyện, biên chế, bản vẽ, giao thông hào, chú chó, qđnd việt nam, chó nghiệp vụ, vũ khí đặc biệt, béc-giê đức
    Ngoài khả năng tấn công dũng mãnh, trung thành bảo vệ mục tiêu, “Vũ khí đặc biệt” này còn có khả năng phát hiện thuốc nổ, ma túy, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn hiệu quả.

    Trường trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đảm nhận việc đào tạo huấn luyện viên và chó nghiệp vụ. Mỗi khóa học thường kéo dài 18 tháng.

    Ngoài nhiệm vụ đào tạo, Nhà trường còn trực tiếp tham gia phá nhiều chuyên án ma túy lớn, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tuần tra bảo vệ biên giới và các mục tiêu quan trọng…

    Một vài hình ảnh về công tác huấn luyện chó nghiệp vụ:
    [​IMG]
    Huấn luyện viên đội mẫu trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ và chú chó Cơn trong bài tập thể lực. ​
    [​IMG]
    Những chú chó nghiệp vụ này chủ yếu là giống Béc-giê Đức đã được lai tạo, thuần hóa phù hợp với điều kiện sống của nước ta. ​
    [​IMG]
    Huấn luyện chó bò chiến thuật tiếp cận mục tiêu bí mật, an toàn. ​
    [​IMG] Chú chó Mi-cơn thực hiện bài tập vượt cầu khỉ, ngoài ra còn có các bài như leo cầu thang cao, vượt giao thông hào, bò qua hàng rào, hầm...
    [​IMG]
    Trong bài tập nhận biết mùi hơi, mỗi chiếc ca chứa 2 chiếc khăn, có mùi hơi của 1 người.Sau khi huấn luyện viên lấy 1 chiếc đưa lên mũi chú chó, nó sẽ tìm kiếm mùi hơi trong các ca được đánh số.
    [​IMG]
    Khi đánh hơi được đúng chiếc ca có mẫu hơi, chú chó kêu to báo hiệu cho chủ. Trong lần tìm kiếm cứu nạn vụ sập núi đá ở Bản Vẽ, chó nghiệp vụ đã phát hiện được thi thể bị vùi lập ở độ sâu 13m. ​
    [​IMG]
    Phát hiện chất nổ giấu trong người... ​
    [​IMG]
    ...và ma túy trong hành lý. ​
    [​IMG]
    "Vũ khí đặc biệt" thực hiện những cú cắn vào chỗ hiểm tội phạm... ​
    [​IMG]
    và cắn vào tay, khống chế đối tượng có vũ khí.​




  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ cấp thêm tàu chiến cho Philippines


    Cập nhật: 16:11 GMT - thứ năm, 17 tháng 11, 2011
    • [​IMG]

    Hoa Kỳ muốn tăng cường hiện diện trong các vùng biển Á châu


    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay Hoa Kỳ cam kết cung cấp thêm một tàu chiến nữa cho hải quân nước này.
    Thông tin mà ông Gazmin đưa ra chắc sẽ làm các tranh cãi về chủ quyền Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, sẽ còn nóng thêm.

    Hải quân Philippines, vốn đang thiếu tài chính, đã được Hoa Kỳ bán cho một chiến hạm từng qua sử dụng hồi tháng Tám.



    Nay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với ông Gazmin hôm thứ Tư tại Manila nói Washington sẽ cấp thêm cho nước đồng minh châu Á này chiến hạm tuần duyên thứ hai với giá rẻ như cho không vào năm tới.
    Chiến hạm mang tên Gregorio del Pilar mà Philippines mua của Mỹ và nhập về cảng Manila vào tháng Tám tuy không còn mới nhưng thuộc loại hiện đại nhất mà nước này có trong tay.
    Bộ trưởng Gazmin cho hay ông và Ngoại trưởng Albert del Rosario vào tháng 1/2012 sẽ có chuyến công du tới Hoa Kỳ để tham vấn về sự hỗ trợ mà Washington dành cho Manila, và hai ông có dự định sẽ yêu cầu Mỹ cấp thêm một tàu chiến nữa.
    Trong cuộc gặp với bà Clinton và các quan chức cao cấp khác của Mỹ, ông Gazmin nói Philippines đang muốn tự mình tăng cường năng lực quốc phòng nhưng vẫn hoan nghênh sự trợ giúp của các nước khác, đề phòng các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra tại Biển Đông.
    Ông bộ trưởng được hãng thông tấn AP dẫn lời nói: "Chúng tôi sẽ tự đứng một mình. Nhưng khi có chuyện xảy ra thì thật yên lòng nếu có ai đó đằng sau chúng tôi".
    Củng cố hải quân

    Hợp tác hải quân là một trong những vấn đề chính trong nghị trình cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton khi bà Clinton thăm viếng Manila.
    Trong khi hải quân Philippines không thể sánh nổi với sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nước này đã dùng đến các biện pháp phản đối ngoại giao và ngày càng hướng về phía Washington để củng cố lực lượng hải quân và không quân của mình vốn đang trong tình trạng thiếu thốn.
    Tổng thống Aquino đã nhấn mạnh rằng nước ông sẽ không để cho Trung Quốc bắt nạt.
    Hiệp định phòng vệ tương hỗ năm 1951 mà Philippines ký với Mỹ với tư cách hai đồng minh yêu cầu mỗi nước phải có nghĩa vụ bảo vệ nước kia chống lại các cuộc tấn công của kẻ thù từ bên ngoài vào lãnh thổ của họ hoặc trong khu vực Thái Bình Dương.
    Một vấn đề đang được đặt ra là liệu hiệp định này có được áp dụng khi các lực lượng Philippines bị tấn công trên các vùng biển có tranh chấp mà hiện nay Trung Quốc đang đòi chủ quyền toàn bộ.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111117/du-luat-bieu-tinh-gay-tranh-cai-o-quoc-hoi.aspx

    Dự luật Biểu tình gây tranh cãi ở Quốc hội
    17/11/2011 23:51
    Có nên đưa luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ QH khóa 13 hay không là một trong những nội dung gây tranh cãi giữa các ĐBQH khi thảo luận tại nghị trường sáng 17.11.
    Trong dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa 13, Ủy ban TVQH đề xuất đưa luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị. Bày tỏ chính kiến trước QH sáng qua, ĐB tự ứng cử của Đoàn TP.HCM Hoàng Hữu Phước đề nghị QH “loại bỏ luật Lập hội và luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ khóa 13”.
    Để thuyết phục cho đề xuất của mình, ĐB Phước dẫn lại hàng loạt sự kiện biểu tình ở nhiều nước trên thế giới và quả quyết “ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ”. Từ góc nhìn này, ông Phước đặt vấn đề: “VN có cần cuộc biểu tình chống chính phủ hay không? Chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ VN hay không? Nếu không cần tại sao lại đưa dự án luật Biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ?”.

    Đề nghị bổ sung luật Từ chức
    “ Tôi đề nghị bổ sung luật Từ chức trong nhiệm kỳ này. Hiện nay có tới 1/3 công chức chính trị, công chức hành chính, dân người ta nói mà tôi cũng được biết là chân trong, chân ngoài, làm việc không hiệu quả, nên giảm bớt đi. Hai là những người đứng đầu, nhất là người đứng đầu nếu không đủ tài trí, thì cũng nên từ chức. Điều này phù hợp với xu hướng chung. Nếu không đủ tài đức nữa thì có nên ngồi mãi không?”.
    (ĐB Đỗ Văn Đương - TP.HCM) ​

    Tiếp tục dẫn lại những điều “mắt thấy tai nghe” khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây ở TP.HCM chống “đường lưỡi bò”, ông Phước so sánh: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân? Dự án luật Biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang..., những nhà tu hành chân chính chưa, hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm?”. Và ông Phước khẳng định: “Đa số công dân sẽ không ủng hộ luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”.
    Phát biểu sau đó, các ĐB khác như Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên-Huế), Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) bày tỏ đồng tình với ý kiến của ĐB Hoàng Hữu Phước.
    Bấm nút đăng ký phát biểu, nhà sử học Dương Trung Quốc phản biện: “Ở QH, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm”.
    Dẫn lại Sắc lệnh 31, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành 11 ngày sau khi nước VN Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông Quốc cho rằng “phải nhìn biểu tình cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để thực thi quyền hành pháp. Nếu chỉ nhìn một mặt thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt hỗn loạn của nó thôi”. Cũng theo vị ĐB đã có thâm niên làm ĐB tới 3 nhiệm kỳ QH, “bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc tỏ thái độ của người dân là cần thiết. Chính bởi vì không có luật (luật Biểu tình - pv) nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các ĐBQH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó vì nó dẫn đến tiêu cực xã hội”.
    Ông Quốc nói thêm: “Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ QH cần hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có luật Biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng”.

    [​IMG]
    ''Đa số công dân sẽ không ủng hộ luật Biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn'' - ĐB Hoàng Hữu Phước
    [​IMG]
    ''Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ QH cần hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân - ĐB Dương Trung Quốc


    Quy định rõ để buộc người dân hiểu về luật pháp
    Chiều qua, QH thảo luận về dự án luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Các ĐB khẳng định việc ban hành luật là cần thiết và nhất trí với quan điểm xây dựng luật phải tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả; phải xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội cho công tác này.
    ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm, chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật, phù hợp với nguyên tắc, gắn với đối tượng nghe cụ thể. Trong khi người dân chưa thấy hết sự cần thiết của việc phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào đối với mình thì nhà nước cần có quy định ràng buộc để cho dân buộc phải nghe để hiểu về luật pháp.
    Tuyết Mai


    Chất vấn vụ “phù phép” 23.000 tấn muối công nghiệp
    Nhiều ĐBQH đã gửi văn bản chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về chuyện cho phép nhập khẩu muối, kể cả muối ăn thời gian qua, đặc biệt là việc “phù phép” 23.000 tấn muối công nghiệp thành muối ăn.
    ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng: “Việc nhập khẩu phù phép 23.000 tấn muối công nghiệp thành muối ăn trong khi cả nước không thiếu muối ăn, chắc chắn sẽ dẫn đến dư thừa, phá vỡ cung cầu, làm giá muối sụt giảm, đe dọa sự sống còn của muối nội và đẩy diêm dân đến chỗ khốn cùng. Bên cạnh đó, muối công nghiệp chủ yếu khai thác từ các mỏ muối của các nước là Ấn Độ, Pakistan... nên chứa rất nhiều kim loại nặng gây tác hại đến sức khỏe con người như rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và bệnh ung thư”.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này