Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3509 người đang online, trong đó có 154 thành viên. 06:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41667 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
    Tài liệu tham khảo đặc biệt
    Thứ Năm, ngày 17/11/2011
    MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC SANG CHÂU Á

    VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

    TTXVN (Bắc Kinh 11/11)
    Ngày 4/11, trang “China.com” đăng bài viết “Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và chính sách đối phó của Trung Quốc” của tác giả Trương Tử Đồng, nội dung như sau:
    Từ mùa Hè năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã công khai tuyên bố Mỹ sẽ quay trở lại châu Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình tại khu vực này. Về chiến lược quân sự, Mỹ bắt đầu chuyển dịch từng bước 2/3 binh lực và trang bị vũ khí đến các khu vực yếu điểm địa chiến lược tại châu Á, trong đó lấy Haoai và đảo Guam làm trung tâm. Về chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại, Mỹ cũng phối hợp toàn diện, chặt chẽ các lĩnh vực này nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược toàn cầu mới của mình.
    Mục tiêu duy nhất khiến Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á là muốn bao vây, kiềm chế, thậm chí làm Trung Quốc sụp đổ. Hơn một năm trở lại đây, toàn thế giới đều rõ, Mỹ hầu như liên tục tìm kiếm liên minh quân sự tại châu Á, trước cửa ngõ duyên hải phía Đông Nam của Trung Quốc, Mỹ nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự trên biển, bất chấp những hiệp định, thông cáo đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trên vấn đề biển, Mỹ không chỉ tiếp tục bán vũ khí tiên tiến cho hòn đảo này, mà còn ngày càng táo tợn hơn, bán vũ khí mang tính tấn công huỷ diệt cho hòn đảo này, nhiều lần thêu dệt và thổi phồng thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc.
    Về chính trị ngoại giao, Mỹ âm thầm ủng hộ Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunây chiếm đoạt lãnh thổ Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc; ủng hộ Nhật Bản cưỡng chiếm quần đảo Điều Ngư vốn thuộc Trung Quốc; khuyến khích Hàn Quốc tiếp tục chiếm đóng các đảo của Trung Quốc; ra sức ủng hộ lập trường của Ấn Độ trương cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn; âm thầm kích động thế lực Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng tiến tới độc lập. Về kinh tế, không ngừng gây sức ép đòi tăng giá đồng NDT.
    Đọc tiếp »
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TQ xác nhận vụ tự thiêu ở Thiên An Môn


    Cập nhật: 04:41 GMT - thứ năm, 17 tháng 11, 2011


    [​IMG] Vụ việc xảy ra gần bức chân dung nổi tiếng của Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Quảng trường Thiên An Môn


    Một người đàn ông đã tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi tháng 10, giới chức Trung Quốc chính thức xác nhận.
    Sở ******* Bắc Kinh cho biết hành động tự thiêu xảy ra ở gần khu vực có bức chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông.

    Theo lời các quan chức Trung Quốc th̀i người đàn ông 42 tuổi này, chỉ được biết đến với tên Vương, đến từ thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, đã tự thiêu sau một vụ kiện.

    Sau khi được điều trị tại bệnh viên, hiện giờ ông Vương đã phục hồi các vết thương.
    "Khoảng 11:00 [giờ địa phương] hôm 21/10/2011, một người đàn ông, họ Vương, đi lên cầu Kim Thủy chỗ các trụ đá cẩm thạch [rồi] đột nhiên tự châm lửa vào quần áo," thông cáo của Sở an ninh công cộng Trung Quốc cho biết.

    "******* trực tại hiện trường chỉ mất 10 giây để dập lửa và đưa ông ấy đến bệnh viện để điều trị."
    Một du khách người Anh chứng kiến sự việc, trong khi chồng bà đã chụp được hình ảnh này, nói với BBC rằng bà đã rất kinh hoàng trước cảnh đó.
    "Khi cảnh sát tiến đến, ông ấy bắt đầu bước nhanh về phía trước trong khi ngọn lửa đã bao trùm khắp người," bà Pamela Brown nói với phóng viên BBC.

    "Họ đã dùng bình cứu hỏa, và lửa trên quần áo của ông ấy tắt nhanh chóng, nhưng bản thân ông vẫn bốc cháy. Sau đó ông ta ngã úp mặt xuống đất, và cảnh sát vẫn xịt bình cứu hỏa."

    Bà cho biết nhiều người trong quảng trường đông đúc và dày đặc cảnh sát đã không làm gì cả.

    Phóng viên BBC ở Bắc Kinh Martin Patience nói rằng đây có vẻ như là hành động tự thiêu đầu tiên ở quảng trường này trong hơn một thập kỷ.
    Quảng trường Thiên An Môn được coi là khu vực nhạy cảm về chính trị nhất ở Trung Quốc vì đây là nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989.
    Như thường lệ, vụ việc này không được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin. Các trang blog cá nhân, nơi đôi khi rò rỉ các tin tức nhạy cảm, cũng không thấy nhắc gì.
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Miến Điện sẽ giữ ghế chủ tịch Asean


    Cập nhật: 12:29 GMT - thứ năm, 17 tháng 11, 2011

    [​IMG] Quyết định được sự đồng thuận của tất cả các thành viên


    Lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã nhất trí để Miến Điện có thể nắm chức chủ tịch khối vào năm 2014, trong bối cảnh có một số dấu hiệu cải cách trong nước này.
    Thông báo được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của Asean ở Bali, Indonesia.

    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói với BBC quyết định được sự nhất trí của toàn bộ các thành viên.

    Ông cho biết các nước thành viên tin rằng Miến Điện đã đạt được tiến bộ đáng kể trên con đường dân chủ.

    Quyền giữ ghế chủ tịch Asean được luân phiên hàng năm, nhưng Miến Điện không được phép nắm ghế này lần trước do thực trạng nhân quyền.

    Một số nhà chỉ trích nói rằng vẫn còn quá sớm để trao vai trò quan trọng này cho Miến Điện, nơi từ có từ 600 đến 1.000 tù nhân chính trị được cho là vẫn còn bị gian cầm.
    "Một số tù nhân chính trị đã được trả tự do. Chính phủ đã bắt đầu đối thoại. Tuy nhiên, những vi phạm nhân quyền vẫn còn tồn tại."
    Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ






    Tuy nhiên, ông Natalegawa cho biết nhận ra được rằng tình hình đã thay đổi là điều quan trọng.

    "Không phải lúc nào cúc nói về quá khứ, mà phải nói về tương lai, đo là những gì các nhà lãnh đạo đang làm vào lúc này", ông nói.
    "Chúng tôi đang cố gắng để đảm bảo quá trình thay đổi sẽ tiếp tục."
    Ko Ko Hlaing, trưởng cố vấn chính trị cho Tổng thống Miến Điện, cho biết Asean đã chào đón Miến Điện như một quốc gia lãnh đạo có trách nhiệm.

    "Quý vị yên tâm rằng chúng tôi đang tiến tới một xã hội dân chủ và chúng tôi sẽ làm tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ trên phương diện một chính phủ có trách nhiệm, phản ánh mong muốn của người Miến Điện" ông nói.

    Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói trước khi quyết định được công bố, cho biết Miến Điện cần làm nhiều hơn nữa.

    "Một số tù nhân chính trị đã được trả tự do. Chính phủ đã bắt đầu đối thoại. Tuy nhiên, những vi phạm nhân quyền vẫn còn tồn tại," ông nói trong một bài phát biểu trước quốc hội Úc.

    "Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nói một cách rõ ràng về các bước chính phủ Miến Điện phải được thực hiện để có mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ."
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ tiếp tục ở châu Á dù ai đó muốn hay không

    Tác giả: Đình Ngân theo Nytimes
    Bài đã được xuất bản.: 18/11/2011 05:00 GMT+7

    Trong chuyến công du châu Á gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta đã cam kết không rút lui khỏi khu vực. Ông nói: "Dù thế nào, chúng tôi cũng củng cố sự hiện diện của mình ở châu Á". Tuần này, ông Obama có thể sẽ tuyên bố một thỏa thuận với Australia về việc cho phép quân đội Mỹ hiện diện thường trực ở đây.
    Nghe có vẻ lạ trong kỷ nguyên chiến tranh số và tấn công bằng máy bay không người lái, nhưng thực tế mặt trận mới nhất trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang diễn ra trên một vùng biển nhiệt đới, nơi tham vọng khai thác các trữ lượng tài nguyên dầu khí phong phú ở ngoài khơi đang làm bùng phát một cuộc xung đột giống như thời kỳ ngoại giao pháo hạm thế kỷ 19.
    Chính quyền Obama "bước chân xuống" các vùng nước đầy nguy hiểm trên Biển Đông hồi năm ngoái khi Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Rodham Clinton tuyên bố tại cuộc họp căng thẳng giữa các quốc gia châu Á ở Hà Nội, Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam, Philippine và các nước khác chống lại tham vọng thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh. Khỏi phải nói, Trung Quốc lập tức tỏ ra giận dữ với cái mà nước này gọi là sự can thiệp của Mỹ.
    Nhìn lại lịch sử từ những năm 1800, chưa kể chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu ở Biển Đông dự báo một dạng xung đột mới trên biển, sẽ xảy ra trên khắp các vùng biển, từ Biển Địa Trung Hải tới Bắc Băng Dương, nơi các cường quốc kinh tế khát nhiên liệu, được tiếp sức bởi các công nghệ cho phép tiếp cận các khu vực giàu năng lượng nằm sâu dưới mặt nước biển và thậm chí bởi cả sự thay đổi khí hậu trên trái đất, đang lao vào cuộc tranh đấu thế kỷ để giành lấy các vùng biển này.
    Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có tham vọng biển. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đụng độ với Síp, căng thẳng với Hy Lạp và Israel xung quanh các mỏ khí tự nhiên ở khu vực phía đông Địa Trung Hải. Một số cường quốc khác, trong đó có Nga, Canada, và Mỹ thì đang tích cực thăm dò Bắc Cực, nơi các khối băng đang tan nhanh, mở ra những tuyến đường vận chuyển mới và khả năng khai thác các trữ lượng dầu và khí khổng lồ ở dưới sâu.
    Bà Clinton nói trong cuộc phỏng vấn mới đây, miêu tả cuộc cạnh tranh của thế giới giống như một Cuộc chơi lớn trên biển: "Cuộc tìm kiếm tài nguyên sẽ lôi kéo rất nhiều các quốc gia có biển trên khắp thế giới trong ít nhất một vài thập niên tới".
    Những căng thẳng đó chắc chắn sẽ chiếm nhiều sự quan tâm nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác tại Honolulu, Mỹ và tại hòn đảo Bali của Indonesia.
    Daniel Yergin, một chuyên gia năng lượng và tác giả cuốn sách nổi tiếng "Dầu mỏ: Tiền bạc và quyền lực", phân tích: "Nguyên nhân cơ bản đằng sau đó là việc người ta nhận ra rằng tài nguyên dầu mỏ có rất nhiều ở ngoài khơi. Khi bạn có tài nguyên trên đất liền, bạn biết mọi thứ đang đứng ở đâu. Nhưng khi bạn ở ngoài khơi, tất cả trở nên mờ mịt hơn".
    Hơn 29 triệu thùng dầu mỗi ngày, tức 1/3 sản lượng toàn cầu, giờ đây được khai thác từ các mỏ ngoài khơi, và tỷ lệ này vẫn sẽ tăng đều đặn, Yergin nói. Riêng Biển Đông ước tính sẽ có khoảng 61 tỷ thùng- dầu và khí - cộng với 54 tỷ thùng chưa được phát hiện, trong khi Bắc Cực được dự đoán có 238 tỷ thùng, và khoảng gấp đôi con số đó nữa vẫn chưa được phát hiện.
    [​IMG]Khi các nước đua nhau dựng lên các giàn khoan và cử các tàu thăm dò dầu tới sục sạo khắp đáy biển, những tuyên bố chủ quyền biển xung đột nhau sẽ góp phần hâm nóng cuộc chạy đua vũ trang hải quân. Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia với lực lượng hải quân phát triển nhanh nhất lại là những nước có phần ít nhiều trong các khu vực năng lượng này.
    Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn, Trung Quốc, năm 1990 chỉ có 2 tàu khu trục từ thời Liên Xô, đã tăng cường lên 13 tàu khu trục hiện đại vào năm 2010. Với tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, có khả năng tác chiến tại các vùng nước sâu ở ngoài khơi, nước này còn đang xây dựng một tàu sân bay. Malaysia và Việt Nam đang gia cố sức mạnh hải quân bằng các tàu khu trục và tàu ngầm. Ấn Độ, nước đang muốn bảo đảm một khả năng tiếp cận Viễn Đông, cũng đang ra sức trang bị khí tài. Còn hải quân Israel thì đang đẩy nhanh việc mua sắm thêm tàu thuyền để chống lại các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ tuần tiễu quanh các giàn khoan của Israel.
    David L. Goldwyn, nguyên đặc phái viên phụ trách các vấn đề năng lượng quốc tế thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, nói: "Các nước muốn chắc chắn rằng họ có khả năng phát triển các nguồn tài nguyên và đảm bảo các tuyến đường thông thương của mình được bảo vệ".
    Cuộc cạnh tranh này cũng là nguyên nhân đằng sau những lời kêu gọi Mỹ củng cố sức mạnh hải quân của mình, ngay cả trong thời điểm ngân sách bị cắt giảm. Mitt Romney, người được cho là một trong những ứng cử viên Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới, mới đây đã tuyên bố, ông sẽ "đảo ngược tình trạng giậm chân tại chỗ của Hải quân chúng ta và tuyên bố một sáng kiến tăng cường tốc độ xây dựng tàu từ 9 chiếc lên 15 chiếc mỗi năm". Với tốc độ xây dựng thiếu quyết liệt và ngân sách bảo dưỡng eo hẹp, các nhà phân tích cho rằng, Hải quân Mỹ đã và đang phải đối phó với một lực lượng tàu chiến xuống cấp đến mức mà theo một số người, còn không thể xử lý được các thách thức của chính mình.
    Mỹ đã sử dụng chính sách ngoại giao pháo hạm ở châu Á từ ít nhất năm 1953, khi Đại tá Matthew C. Perry chỉ huy hạm đội của mình tiến thẳng vào Vịnh Tokyo, đe dọa Nhật Bản phải mở cửa cho thương mại bên ngoài. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng một phiên bản châu Á của Học thuyết Monroe để áp đặt tham vọng của mình.
    Với ông Obama, với cái "gốc gác" ở cả Hawaii và Indonesia đã giúp ông thấm nhuần một thế giới quan Thái Bình Dương, thì sự rút quân khỏi Iraq và Afghanistan cho ông một cái cớ thật tốt để hướng về phía đông. Mỹ đã nỗ lực củng cố quan hệ với các đồng minh cũ ở châu Á, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với những người khổng lồ mới nổi như Ấn Độ. Mục tiêu, dù các quan chức chính phủ Mỹ bất đắc dĩ phải nói công khai, là tập hợp một liên minh làm đối trọng với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.
    Trong chuyến công du châu Á gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta đã cam kết không rút lui khỏi khu vực. Ông nói: "Dù thế nào, chúng tôi cũng củng cố sự hiện diện của mình ở châu Á". Tuần này, ông Obama có thể sẽ tuyên bố một thỏa thuận với Australia về việc cho phép quân đội Mỹ hiện diện thường trực ở đây.
    Trên đất liền, cuộc đua giành các nguồn cung cấp năng lượng dĩ nhiên cũng không phải chuyện mới. Từ những năm 1950-1970, Mỹ đã dùng đủ các chiêu để cách ly Nga khỏi đất nước Iran giàu dầu mỏ. Ngày nay, Trung Quốc đang tấp tới đặt bút ký vào các thỏa thuận với khu vực châu Phi phong phú năng lượng. Nhưng công nghệ đã làm thay đổi mối quan hệ này, đưa các mỏ dầu và khí ở dưới biển sâu vào vị trí quan trọng hơn bao giờ hết.
    James B. Steinberg, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại Mỹ với nhiều năm làm việc ở cả ba khu vực, nói: "Xét về sâu xa, câu hỏi đặt ra là các cuộc xung đột này sẽ xảy đến với bạn khi nào và như thế nào. Liệu các nước có nhận thấy ở đây những cơ hội đôi bên cùng có lợi, hay họ sẽ coi đó là một cuộc ganh đua một mất một còn?"
    Với Trung Quốc, Biển Đông từ lâu đã đóng vai trò quan trọng như một nguồn cung cấp dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác để nuôi sống nền kinh tế. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lấy cơ sở lịch sử từ những năm 1940, khi Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra đường đứt đoạn hình lưỡi bò kéo dào xuống phía nam Trung Quốc, ôm gần như trọn Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tranh chấp xung quanh những đảo núi lửa lớn này sẽ chẳng to chuyện, nếu như Trung Quốc, Việt Nam, và Philippine đụng chạm nhau trong cuộc cạnh tranh giành dầu lửa. Mùa xuân năm nay, đã xảy ra hai vụ tàu Trung Quốc bị cho là cố tính cắt cáp thăm dò địa chất của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Một cựu quan chức Mỹ nói kịch bản tồi tệ nhất có thể là tàu chiến của Trung Quốc bắn thẳng vào tàu khoan dầu của Exxon.
    Nếu Biển Đông đang âm ỉ thì tây Địa Trung Hải lại đang sôi sục. Ở đây, các tuyên bố chủ quyền đối với các trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ ngoài khơi của Síp và Lebanon đã gây căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ, nước chiếm một nửa Síp, cũng như với Israel. Síp và Israel đang khoan tìm khí, khiến Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ. Lực lượng phiến quân Hồi giáo Hezbollah, ở Lebanon, thì đe dọa tấn công vào các giàn khoan khí của Israel.
    Tình hình càng căng thẳng thêm khi quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rạn nứt sau vụ biệt kích chết người của Israel vào một đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đường vận chuyển viện trợ cho người dân Palestine ở Gaza hồi năm ngoái.
    Charles K. Ebinger, nhà nghiên cứu của Viện Brookings, cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng 'Israel đang sỉ nhục chúng tôi; vậy chúng tôi có thể làm gì để đáp lại đây?' Một phần trong câu trả lời ấy là sự quyết liệt hơn trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ ở mọi nơi".
    Có lẽ, "đấu trường" cạnh tranh ít nguy hiểm nhất nằm ở phương bắc lạnh lẽo, mà theo các chuyên gia, một phần vì rất nhiều các trữ lượng khoáng sản ở Bắc Cực chủ yếu nằm trong vòng đặc quyền kinh tế 200 dặm của các quốc gia giáp với Bắc Băng Dương. Nhưng ngay cả các quốc gia không có đường bờ biển ở Bắc Băng Dương như Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng đang cử những đội tàu phá băng đến đó để thăm dò thời tiết và hướng di cư của cá.
    Trớ trêu thay, tranh cãi lớn nhất ở đây lại xuất phát từ hai đồng minh thân cậy, Mỹ và Canada. Băng tan đã mở ra Tuyến đường Tây Bắc huyền thoại, chạy qua một quần đảo ở phía bắc Canada. Mỹ coi hải lộ này là một tuyến đường biển quốc tế, nên tàu thuyền Mỹ được phép qua lại không hạn chế. Chính phủ Canada nhấn mạnh đây là vùng nội thủy của nước này, nghĩa là tàu nước ngoài chỉ được phép sử dụng khi có sự chấp thuận của Ottowa.
    Dĩ nhiên rất ít có khả năng xảy ra chiến tranh giữa Canada và Mỹ, nhưng tranh cãi này có thể sẽ khiến các luật sư hàng hải phải bận bịu trong nhiều năm tới. Khi nhiệt độ tăng lên, các quan chức cảnh báo, cái đầu của người ta cũng nóng hơn. Steinberg phân tích: "Đây là vụ tranh chấp pháp lý nghiêm trọng. Khi băng tan sẽ để lộ ra một số vấn đề thực sự".
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hôm kia nó đã vào gây rối 1 lần , tôi trả lời , nó bỏ đi ...
    Hôm qua nó lại vào , lại nhai lại câu nói cũ , có ý xúc phạm bác @gialongVT là bị làm sao ( nghĩa là tâm thần hoặc không bình thường )

    Tôi với nó bút chiến liền mấy bài , đã nghĩ bụng phen này thế nào cũng bị GBlock khóa nick vì cãi lộn ( như mấy lần trước vậy ! )
    Nhưng rồi nghĩ đến bao người đã hi sinh cho đất nước , mạng còn chả tiếc mà mình lại đi tiếc cái nick , thế là tôi cứ chiến với thằng phá rối kia thôi !

    Nó đây :

    http://f319.com/home/1483833/page-36

    vethoi1
    Thành viên rất tích cực
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    19:21, 07/10/08


    Được cảm ơn 59 lần


    [​IMG] 16/11/11, 21:07 #351 ông chủ thớt bị làm sao thế vụ này tưởng xong rồi mà giải quyết song phương rồi mà cần gì nữa đâu?

    Con chỉ thấy những gì con đi tìm
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Có cửa cho hạ nhiệt lãi suất tại VN vào năm 2012

    Standard Chartered dự báo lạm phát 11,3% năm 2012[​IMG]07:23 | 18/11[​IMG]0 Bài bình luận [​IMG] Standard Chartered dự báo mức lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 11,3% và rồi giảm xuống còn 8% vào năm 2013.

    Tổ chức tín dụng này đã đưa ra dự báo trên trong báo cáo hoạt động kinh tế và triển vọng năm 2011 và 2012 của Việt Nam được công bố ngày 17-11.

    Standard Chartered cho rằng, so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam đang giảm dần và kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm xuống 19,7% trong tháng 12 và xuống một chữ số vào khoảng cuối quí 2-2012, giữ mức trung bình là 11,3% trong năm 2012.

    Ngân hàng này nhận định triển vọng lạm phát có dấu hiệu tích cực và việc giá thực phẩm trên thế giới được điều chỉnh gần đây sẽ giúp kiềm chế lạm phát trong những tháng tới. Ngoài ra, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ cũng có thể giúp giảm áp lực lạm phát.

    Do vậy, báo cáo viết: “Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ quay lại mức một chữ số vào cuối quí 2 hoặc đầu quí 3-2012". Tuy nhiên, Standard Chartered cho rằng lạm phát giảm chưa chắc đã tạo đủ điều kiện để nới lỏng các chính sách tiền tệ trong thời gian tới do còn tồn tại các áp lực mới gây mất giá tiền đồng.

    "Tiền đồng vẫn có khả năng tiếp tục bị mất giá trong năm 2012 do tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và lượng dự trữ ngoại tệ thấp”, báo cáo viết.

    Standard Chartered cho rằng, trong năm 2012, Chính phủ Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức về áp lực mất giá tiền đồng, kiểm soát tăng tín dụng và tiền tệ trong khi vẫn phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác. Những thách thức này còn bị tác động bởi những khó khăn của tình hình kinh tế toàn cầu và biến động thị trường xuất khẩu.

    Các chuyên gia của Standard Chartered dự báo, tỷ giá dự kiến sẽ là 20.600 đồng/đô la Mỹ trong năm 2011 và 22.000 đồng/đô la Mỹ năm 2012 . Mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) thực của Việt Nam năm 2012 sẽ là 6,3% và 6,5% vào năm sau đó.

    Sau một thời gian tăng mạnh từ tháng 5 tới tháng 7, tiền đồng lại gặp những áp lực mới. Tỷ giá đô la Mỹ/đồng trên thị trường thứ cấp lại cao hơn so với biên độ giao dịch chính thức, đạt mức 21.450 đồng. Standard Chartered nhận định, điều này xảy ra một phần do những phán đoán thị trường rằng những khoản vay đô la Mỹ trong khoảng thời gian đầu năm sắp tới kỳ đáo hạn nên khiến nhu cầu đô la Mỹ tăng trở lại.

    Hồng Phúc
    TBKTSG

  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hôm qua nó lại vào phá tiếp , giọng của nó là chủ thớt bị làm sao , nghĩa là nó muốn đóng topic này ấy mà !
    Tôi vẫn trả lời ôn tồn , nó lại đem ba cái quạt MD và xe máy TQ đểu ra kể công chứ , làm như không có hàng TQ thì dân VN mình sống thời kì đồ đá chắc ! Kể công TQ , lại so sánh thế và lực để dọa mình , không phải Tàu bẩn thì là ai ?

    Đây này :


    http://f319.com/home/1483833/page-47

    vethoi1
    Thành viên rất tích cực
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    19:21, 07/10/08


    Được cảm ơn 59 lần


    [​IMG] 17/11/11, 20:31 #464 Trích:
    Thai_Duong viết lúc 00:37 - 17/11/2011 [​IMG]
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 23:57 - 16/11/2011 [​IMG]
    Kiểm tra nhà trước khi đi ngủ.
    Chẳng thấy bộ đội chính quy đâu, toàn dân quân tự vệ.
    Hay là đang dùng đòn nghi binh à các bác?


    Có 3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang

    Bộ binh súng đạn chỉnh tề ...
    Nào ngờ du kích đã về mất tiêu !
    Bộ binh ngồi gác buồn thiu ...
    Nhớ cô du kích yêu kiều dễ thương !



    Bác chủ thớt bị làm sao ý. Mọi vấn đề về biển và hải đảo chỉ là anh em bên dưới va chạm với nhau thôi. Còn lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất với nhau rồi còn gì có gì phải tranh cãi nữa đâu.

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x



    Cái giọng văn từ tốn mà ý thì luôn bênh vực , nói tốt cho TQ này giống hệt hongkyonline mà tôi cũng đã từng chiến trước đây !

    Sau đó là khẩu chiến cả trang 48 ! :-"

    Cuối cùng nó không trả lời 5 câu hỏi mà tôi đặt ra , chuồn luôn ! :)):)):))
  9. vethoi1

    vethoi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Ở nước ta có một vị thần đã mất rất nhiều công sức giúp vua dựng nước. Tuy nhiên khi mất nước rồi vị thần chỉ nói mỗi một câu "Giặc sau lưng nhà vua mà nhà vua không biết".
  10. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Tham gia Forum có nghĩa là ta đang làm cái việc " Đẽo cày giữa đường ".Chỉ nên quan tâm vào những ý kiến đóng góp chân tình,thông tin xác thực.Cám ơn những ý kiến phản biện và phớt lờ những kẻ phá rối (Tụ dưng chúng sẽ biến đi chổ khác).
    Vài ý với bác !!!!!!
    :-w:-w:-w:-w:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này