Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2764 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41662 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Wirklich ?
    Wo warst du ?
    Cọp ở đâu thì bắt , cọp TQ bắt chỉ bẩn tay ! :-":-":-"
    Còn với quân xâm lược đã giết hại dân thường tàn phá quê hương mình , cướp đất cướp đảo mình , không thể nói lòng căm thù có thể đem ra đo đếm mà biết là mức độ cao hay thấp !
    Khi đã xung phong diệt địch thì bất chấp tất cả ! Cái mạng mình còn không tiếc , ở đó mà đem thước ra đo lòng căm thù thế nào là vừa đủ sao ?

    Bạn vào hang bắt cọp thế nào ở TQ ? :-??
    Qua đó ăn vịt quay Bắc Kinh ? Chơi gái trả thù dân tộc ? Hay để đem tiền thật mua hàng giả mang về ? :)):)):))
  2. fanmatic33

    fanmatic33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Lũ nào tham hàng hóa TQ thế cụ?

    Và lũ nào đủ thẩm quyền để chấm thầu EPC, cụ có biết không?

    Hay là Nhân dân chấm thầu ;))
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chân thành góp ý bạn phuongxa
    Giặc dữ lăm le cướp nước ta !
    Tập trung toàn lực mà chiến đấu !
    Đừng lang thang thơ thẩn la cà ...

    ;));));));));));));));));));));));));));))

    Nên tập trung đưa tin về biển Đông , tin ngoại giao , quân sự liên quan các nước Đông Á và TQ ..., chứ mấy cái tin thời tiết , thị trường ... thì nhiều lắm , sẽ làm loãng chủ đề mất ! [};-[};-[};-

  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Khuyên Trung Quốc làm “Người Lớn”

    Wednesday, November 16, 2011

    Ngô Nhân Dụng


    [​IMG]


    Kể từ năm 1954, có lẽ chưa có một nhà chính trị Mỹ nào cố ý làm Bắc Kinh mất mặt như vậy. Hôm Chủ Nhật vừa rồi, sau hội nghị APEC tại Honolulu có mặt 21 nguyên thủ quốc gia vùng Á Châu và Thái Bình Dương, ông Barack Obama, tổng thống Mỹ, đã lên giọng khuyên chính quyền Trung Quốc hãy “Cư xử như người lớn!” Lời tuyên bố của ông tổng thống Mỹ đã được báo chí khắp thế giới dùng làm tựa đề cho các bản tin về ngày chấm dứt hội nghị APEC.

    Trước đây gần 60 năm, tại Hội nghị Genève 1954, hai ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc tình cờ gặp nhau trong một cuộc tiếp tân; ông Chu Ân Lai tươi cười đưa tay ra bắt tay nhưng ông Foster Dulles quay đầu đi thẳng không thèm chào. Khi tiếp Henry Kissinger, ngoại trưởng Mỹ tới Bắc Kinh lần đầu năm 1972, Chu Ân Lai còn nhắc lại chuyện này; đổ lỗi chính Mỹ gây ra tình trạng thù nghịch giữa hai nước. Vào năm 1954, giới lãnh đạo Mỹ vẫn nghĩ Trung Cộng hoàn toàn lệ thuộc Liên bang Xô viết, như mọi nước cộng sản khác. Tới đầu thập niên 1970 người Mỹ mới thấy rõ Bắc Kinh đang tách khỏi Mạc Tư Khoa.


    Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc đang lên, sức nặng kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Hai nước liên kết chặt chẽ, Mỹ mua hàng Trung Quốc xuất cảng, Trung Quốc lại đem tiền thu về cho chính phủ Mỹ vay. Chắc Toà Bạch Ốc và bộ ngoại giao Mỹ đã nghiên cứu kỹ tâm lý người phương Đông, biết rằng “Lời chào cao hơn mâm cỗ!” Nói trước công chúng, “Trung Quốc đã lớn rồi, phải cư sử như người lớn” chắc chắn làm mất mặt cả ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Hoa. Mà đối với người Tầu, dù cộng sản hay không cộng sản, thì thể diện là chuyện tối trọng. Lên mặt “kẻ cả” mà khuyên bảo như vậy, không khác gì mắng vào mặt người ta là “cư xử như trẻ con!”


    Có lẽ ông Obama quá cao hứng vì trong hội nghị đó, chính quyền Mỹ đã đạt một thắng lợi ngoại giao đáng kể. Mỹ kêu gọi thành lập một Vùng Tự do Mậu dịch Thái Bình Dương; đề nghị này đã được tám nước hưởng ứng, trong đó có Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nước kinh tế lớn như Nhật Bản, Mexico và Canada cũng ngỏ ý muốn vào. Trong khi đó Trung Quốc và Nga không được mời tham dự; Toà Bạch Ốc viện lẽ rằng trong vụ này không ai mời ai cả, Mỹ chỉ đề nghị, nước nào “OK” thì “nhào vô.”


    Trước khi lên tiếng khuyên răn chính quyền Bắc Kinh, ông Obama đã nhắc lại lời khẳng định bà Hillary Clinton đã nói tại Hà Nội năm ngoái, nhưng ông nhấn mạnh đến kinh tế hơn là quân sự. Nói với các nhà kinh doanh Mỹ có mặt trong cuộc họp về kinh tế, ông Obama bảo, “Không có một vùng nào trên thế giới quan trọng hơn vùng Á Châu Thái Bình Dương; với triển vọng tạo công việc làm cho giới lao động Mỹ. Năm 2010, Mỹ thâm thủng 273 triệu đô la trong việc mua bán với Trung Quốc; dân Mỹ thích mua hàng Tầu vì rẻ hơn hàng nội hóa. Tại quốc hội cũng như trong dư luận dân chúng, nhiều người Mỹ coi đó là một nguyên nhân khiến dân Mỹ thất nghiệp. Ông Obama cũng lên án Bắc Kinh kìm giá đồng nguyên xuống thấp để giữ giá hàng rẻ. Thượng viện đã thông qua một dự luật cho phép Toà Bạch Ốc “trừng phạt” Trung Quốc nếu họ không để cho đồng Nguyên lên giá theo cung cầu của thị trường. Dự luật này khó được Hạ Viện đưa ra bàn, nhưng vẫn là một mối đe dọa đối với Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.


    Ông Obama đã bầy tỏ thái độ sốt ruột của cả nước Mỹ trước việc Trung Quốc tiếp tục ghìm giá đồng tiền của họ để được lợi khi xuất cảng. Tuy kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật, Đức, thành lớn thứ nhì trên thế giới, nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn yêu cầu được coi là một nước “đang trên đường phát triển,” (tức là đang lớn!) Trung Quốc muốn bám lấy danh nghĩa đó, vì một quốc gia còn đang phát triển (Việt Nam là một) sẽ không phải theo đủ các quy tắc mậu dịch tự do mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) yêu cầu. Trong khung cảnh đó, ông tổng thống Mỹ đã nói với ông Hồ Cẩm Đào, rằng đã đến lúc Trung Quốc “lớn lên” (grown up), không còn “vị thành niên” nữa. Do đó, phải cư sử như người lớn, “đá banh trên sân chơi bằng phẳng” trong việc giao thương với Mỹ và các nước khác. Ông Obama công nhận Bắc Kinh đã cho đồng Nguyên lên giá một chút trong thời gian qua, nhưng yêu cầu thị hối suất phải được tự do theo thị trường; ông dùng lời lẽ tỏ vẻ sốt ruột, “Thôi, đủ rồi!” (Enough’s enough).


    Nhưng chính quyền Trung Quốc không thể thỏa mãn lời yêu cầu của chính quyền và quốc hội Mỹ. Họ không thể cho đồng tiền của họ lên giá, vì cả nền kinh tế vẫn nhờ xuất cảng hàng hóa. Trong lúc kinh tế Mỹ dựa trên sức tiêu thụ của người dân trong nước thì đối với Trung Quốc không xuất cảng thặng dư thì không sống được.

    Điều đáng ngạc nhiên là khi đưa ra lời khuyên nhủ Trung Quốc “làm người lớn” ông Obama đã không lo gì hậu quả là chính quyền cộng sản Trung Quốc sẽ trả đũa khi bị mất mặt. Trước khi dùng những lời lẽ này, ông Obama đã gặp riêng hai vị quốc trưởng Nga và Trung Quốc để yêu cầu họ hỗ trợ Mỹ làm áp lực buộc Iran phải ngưng chương trình vũ khí nguyên tử. Hai nước này đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; bất cứ nghị quyết phong tỏa Iran nào cũng không thể thiếu lá phiếu của họ. Nga là một nước láng giềng của Iran, Trung Quốc là khách hàng lớn mua dầu khí của Iran. Ông Medvedev, tổng thống Nga, tuy không nói ủng hộ Mỹ nhưng khi họp báo có nói đã bàn với Mỹ vấn đề Iran; còn ông Hồ Cẩm Đào thì đã lờ đi không nhắc tới Iran. Thái độ lững lờ đó có thể khiến chính quyền Mỹ bất mãn và trả đũa bằng cách dùng những ngôn từ nặng nề, dù chỉ nhắc lại những yêu cầu đã nói nhiều lần: Hãy cho đồng nguyên lên giá tự do!



    Nhưng sau khi “lên lớp” Bắc Kinh như một thầy giáo, chính phủ Mỹ sẽ khó hy vọng được Bắc Kinh ủng hộ khi đưa ra một nghị quyết trừng phạt Iran trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới. Ông Obama có tính toán đến tai hại đó hay không khi ông làm mất mặt giới lãnh đạo Bắc Kinh?


    Có lẽ trong việc tính toán, Toà Bạch Ốc đã thấy lợi nhiều hơn hại. Ông Obama mới nói “Á Châu Thái Bình Dương là một vùng tuyệt đối quan trọng (absolutely critical) đối với sự thịnh vượng của nước Mỹ.” Điều quan trọng là Mỹ có nhiều triển vọng thành công ở đó hơn là ở Trung Đông. Tại Iran, đằng nào Bắc Kinh cũng không cộng tác với Mỹ, cho nên nếu Mỹ tạo thêm áp lực trên mặt kinh tế cũng không thay đổi gì. Trung Quốc đang cần Iran vì còn đi mua dầu và khí đốt khắp thế giới. Họ đang lợi dụng tình trạng cô lập của Iran để đặt thêm các quan hệ thương mại có ưu thế. Không thể làm áp lực nào với Bắc Kinh khiến họ từ bỏ các quan hệ đó.


    Nhưng liệu một cường quốc có bom nguyên tử từ năm 1964 như Trung Quốc có thể, vì ghét nước Mỹ, sẽ giúp Iran về kỹ thuật hạt nhân, để trả đũa hay không? Điều này khó xẩy ra, vì trong việc ngoại giao người ta không yêu cũng không ghét, họ chỉ nghĩ dến quyền lợi. Mà khi xét lợi hại thì giúp Iran làm bom nguyên tử là làm tất cả khối Á Rập bất bình. Các nước Á Rập tuy cùng theo Hồi Giáo nhưng đa số thuộc chi phái Sun Ni, còn Iran theo phái Shi A; họ luôn luôn coi Iran là một mối đe dọa. Trung Quốc không thể gây thù hằn với các nước Á Rập trong khi còn mua dầu ở Trung Đông, từ Á Rập Sau Đi sang Libya.


    Những lời tuyên bố của ông Obama ngay sau hội nghị APRC cho thấy trong việc lựa chọn giữa Thái Bình Dương và Trung Đông, chính quyền Mỹ, nếu không coi Thái Bình Dương là vùng quan trọng hơn thì ít nhất, đó là khu vực có thể đóng vai chủ động nhiều hơn. Nước Mỹ đã sử dụng gần đủ các quân bài ở vùng Trung Đông, với những hành động rất tốn kém cả người lẫn của; nhưng suốt ba bốn đời tổng thống Mỹ vẫn không gây được ảnh hưởng trên Iran. Đánh đổ chính quyền của Saddam Hussein càng khiến cho Iran được lợi thế; vì ông Hussein xưa kia vẫn coi Iran là tử thù. Ông ta chết đi, khối người Iraq theo đạo Shi A chiếm đa số sẽ kiểm soát chính quyền Iraq; và họ sẽ thân thiện với Iran. Chính phủ Mỹ đã lập hàng rào phong tỏa Iran từ ba chục năm qua nhưng Iran đến nay vẫn tiến hành các cuộc thí nghiệm nguyên tử lực. Trừ khi dân Iran tự động xóa bỏ chính quyền cực đoan về tôn giáo của họ, các nước ngoài khó làm nước này chuyển hướng.


    Ngược lại, trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, nước Mỹ đang dùng ảnh hưởng ngoại giao thuần túy tạo thêm ảnh hưởng, mà không phải sử dụng quân lực cũng như chưa thấy tốn đồng tiền nào. Trong khi dân Á Rập và Hồi Giáo ở vùng Trung Đông đều không có thiện cảm với nước Mỹ, ít nhất cho tới khi Mỹ giúp các cuộc cách mạng lật đổ chính quyền độc tài ở Ai Cập, Libya; thì ngược lại các nước Á Châu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Australia tới Việt Nam đều đang muốn Mỹ trở lại vùng này để tạo cân bằng với áp lực đang lên từ Trung Quốc. Ngày hôm qua ông Obama đã sang thăm Úc châu. Để lôi cuốn các đồng minh cũ và mới ở Á Châu, chính quyền Mỹ chỉ cần đưa thêm những lời tuyên bố là đủ! Và trong cuối tuần qua ông Barack Obama đã làm đúng công việc đó.


    Trung Quốc đã không phản ứng mạnh mẽ trước những lời lẽ “kẻ cả” của ông tổng thống Mỹ. Chỉ có một phát ngôn viên của phái đoàn Trung Quốc trả lời rằng Bắc Kinh nhất định không để cho đồng nguyên lên giá quá nhanh, vì như vậy sẽ làm xáo trộn kinh tế cả nước Tầu, rất nhiều người Trung Hoa sẽ thất nghiệp. Ông ta không quên nói thêm rằng nếu kinh tế nước Tầu xáo trộn thì sẽ tai hại cho kinh tế cả thế giới. Mà điều này là đúng sự thật!


    Hội nghị APEC vừa qua là một thắng lợi ngoại giao của Mỹ. Các nước đồng ý giảm thuế quan xuống 5% trên những món hàng và dịch vụ nhắm giảm ô nhiễm; đây là một đề nghị của Mỹ và bị Trung Quốc phản đối. Bản thông cáo kết thúc dùng những lời lẽ phản ảnh lập trường của Mỹ. Các nước cam kết sẽ ủng hộ sự phát triển kinh tế “cân bằng, lâu bền và mạnh mẽ ở trong vùng cũng như trên thế giới.” Hai chữ “cân bằng” nhắm vào Trung Quốc và Mỹ, một bên thì chỉ lo xuất cảng mà không khuyến khích dân tiêu thụ; bên kia thì chỉ thích vay tiền, nhập cảng để tiêu thụ! Nhưng tình trạng mất cân bằng ở Mỹ là do khuynh hướng tự nhiên của dân chúng; trong khi chính quyền Bắc Kinh thì chủ động gây ra tình trạng mất quân bình với các chính sách nâng đỡ hàng xuất cảng. Họ tự biện hộ rằng nước Trung Hoa chưa phát triển đầy đủ cho nên phải nâng đỡ các xí nghiệp làm hàng bán ra ngoài. Nay ông Obama yêu cầu họ phải “cư sử như người lớn,” chắc chính quyền Trung Quốc dù mất mặt nhưng cũng không theo được! Vì “làm người lớn” đòi hỏi những điều vượt trên khả năng của Bắc Kinh!


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau

    Trung Quốc đã thể hiện thái độ rõ ràng rằng, họ không muốn thảo luận về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á tuần này ở Bali, Indonesia. Đây là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống Mỹ.

    >> Mỹ đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á


    Theo giới phân tích, Bắc Kinh đang cố phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ để can dự sâu hơn vào vấn đề, đặc biệt trong bối cảnh Washington muốn khẳng định lại ảnh hưởng của họ ở châu Á.




    [​IMG]
    Ảnh: Reuters



    Trong khi đó, Philippines một lần nữa nhắc lại đề xuất một cuộc họp giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để thảo luận về kế hoạch thành lập "vùng hòa bình" bằng cách xác định rõ ràng đâu là khu vực tranh chấp hay không có tranh chấp.
    Hai động thái trên nhấn mạnh sự căng thẳng trong khu vực đã tạo ra bối cảnh cho các cuộc hội đàm hôm thứ sáu, thứ bảy giữa các nhà lãnh đạo Asean, và 8 quốc gia khác gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia và New Zealand. Diễn đàn rộng hơn của nhóm này được biết tới là hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
    Theo các nhà ngoại giao và chuyên gia khu vực, an ninh hàng hải dự kiến là vấn đề chủ chốt tại Bali khi Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác khu vực đang cố gắng "kiềm chế" những gì họ chứng kiến về quan điểm ngày một quả quyết hơn trong ngoại giao cũng như quân sự của Trung Quốc ở khu vực.
    Tại cuộc gặp ngày mai của 10 nhà lãnh đạo Asean, vấn đề Biển Đông cũng có thể được đề cập khi đây là vùng biển đang diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á.
    Nhưng một số các thành viên khác của Asean có vẻ miễn cưỡng trong việc ủng hộ đề xuất của Philippines, giới ngoại giao cho biết. Và Bắc Kinh không hề muốn đưa vấn đề ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Họ phản đối các nước không tuyên bố chủ quyền, đặc biệt là Mỹ, liên quan tới một vấn đề mà họ cho là cần được giải quyết song phương giữa các bên liên quan trực tiếp.
    "Không có liên kết nào giữa Biển Đông và thượng đỉnh Đông Á khi thượng đỉnh Đông Á là một diễn đàn, một nền tảng để thảo luận hợp tác trong phát triển kinh tế", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói trong cuộc họp báo hôm qua. "Chúng tôi hy vọng Biển Đông sẽ không được thảo luận tại thượng đỉnh Đông Á".
    Trung Quốc đã nổi đóa với Mỹ khi Ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái đưa ra tuyên bố, Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông - vùng biển có rất nhiều tuyến vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới.
    Trong khi đó, đáp trả những phàn nàn từ Bắc Kinh, Mỹ đã lên tiếng bảo vệ quyền của Tổng thống Barack Obama trong việc đưa tranh cãi lãnh thổ ở Biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh. "Chúng tôi tin là vấn đề an ninh hàng hải là chuyện thích hợp để thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á", phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes nói với các phóng viên đi cùng ông Obama. "Và trong bối cảnh các cuộc thảo luận về an ninh hàng hải, Biển Đông rõ ràng là một mối quan tâm. Trong khi chúng tôi không cho rằng, hội nghị là nơi để giải quyết các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, thì đó là cơ hội để các nhà lãnh đạo khẳng định lại nguyên tắc như tự do hàng hải, thương mại không cản trở và giải pháp hòa bình cho tranh chấp".
    Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Mỹ Clinton dự kiến sẽ thảo luận vấn đề lãnh thổ với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario, và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin trong chuyến thăm Philippines hôm thứ tư. Hôm qua, ông del Rosario đã đưa ra tuyên bố thúc giục Asean đóng vai trò quyết định hơn trong vấn đề Biển Đông và giúp tổ chức một hội nghị cấp cao để thảo luận về đề xuất của Philippines trong việc thiết lập một "khu vực hòa bình, tự do, thân thiện và hợp tác" ở vùng biển này.


    Thái An (theo wsj)

    Trung Quốc muốn đàm phán song phương để dễ áp đặt tham vọng lãnh thổ , chèn ép đối thủ nhỏ hơn .
    Nhưng tình thế đã xoay theo chiều hướng đa phương như mong muốn của Việt Nam và các nước khác .
    Rõ ràng đó là thắng lợi to lớn của Việt Nam và các nước bị xâm lược và là một cái tát rất đau vào mặt Hồ Cẩm Đào cùng bộ sậu Trung Nam Hải !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Khẳng định vị thế Mỹ: Trọng trách của Obama ở Bali

    Giữa lúc tăng cường quan hệ với các đồng minh châu Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hoàn tất chuyến công du 9 ngày tới châu Á - Thái Bình Dương bằng cách viếng thăm nơi ông từng sống thời niên thiếu - Indonesia. Tại đây, ông sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nước Đông Á.

    >> Mỹ điều tàu chiến thứ hai cho Philippines
    >> Mỹ không giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Á - TBD
    >> Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau



    Vấn đề an ninh và tầm nhìn đối với vai trò ngày càng gia tăng của Mỹ ở châu Á được cho là tâm điểm của việc tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Bali của ông Obama, sau khi kết thúc chuyến thăm Australia. Tuy nhiên, theo giới phân tích, những quan ngại về Trung Quốc có thể phủ bóng các cuộc gặp của Tổng thống Mỹ vào thứ sáu, thứ bảy với các nhà lãnh đạo châu Á.




    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ gánh trọng trách tới Indonesia. Ảnh: metro



    Ông Obama cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ bên lề với các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, người mà ông có mối quan hệ cá nhân đặc biệt gần gũi khi Mỹ nỗ lực tăng cường hợp tác với các đồng minh khu vực và ủng hộ vai trò lớn hơn với các quốc gia bạn bè.
    Với ông Obama, chuyến thăm này sẽ đánh dấu sự trở lại một đất nước nơi ông từng có bốn năm sinh sống thời niên thiếu. Tổng thống Mỹ đã tới Jakarta năm ngoái và dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ cá nhân ở đây - điều mà ông có lẽ khó có thể thực hiện trong chuyến công du lần này. Ông đã khởi đầu chuyến đi bằng một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế ở Honolulu và kết thúc khi rời Bali hôm thứ bảy.
    Trong khi ở Bali, Obama đặt mục tiêu mở rộng quan hệ thương mại và tìm kiếm nhiều cơ hội xuất khẩu với châu Á - khu vực đang tăng trưởng nhanh chóng, tìm cách thúc đẩy mối liên quan giữa các chuyến công du nước ngoài của mình và vấn đề việc làm Mỹ với một cuộc bầu cử sắp tới gần. Không phổ biến vũ khí hạt nhân, cứu trợ thiên tai, an ninh hàng hải là những ưu tiên khác.
    Nhưng sau tất cả, "cái bóng" Trung Quốc trở nên lớn hơn.
    Trung tâm chuyến thăm của ông Obama tới Australia là tuyên bố về một thỏa thuận quân sự mới, sẽ cho phép sự hiện diện nhiều hơn của máy bay quân sự Mỹ cũng như thủy quân lục chiến Mỹ ở Australia, một động thái được xem là "đối phó" với Trung Quốc tuy rằng bị phủ nhận.
    Tại Bali, ông Obama sẽ gặp gỡ thêm nhiều đồng minh mong muốn có sự ủng hộ của Mỹ khi vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển Mỹ từng tuyên bố có lợi ích quốc gia - ngày càng nóng hổi.
    Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã ký tuyên bố với người đồng nhiệm Philippines kêu gọi những cuộc hội đàm đa phương để giải quyết các tranh chấp hàng hải kiểu như ở Biển Đông.
    Bà Clinton nói rằng, Mỹ, trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chắc chắn sẽ tham dự những cuộc hội đàm cởi mở và thẳng thắn, bao gồm cả các thách thức hàng hải trong khu vực. Hôm thứ ba, Bắc Kinh tuyên bố phản đối việc đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị thượng đỉnh.
    Chưa rõ là vấn đề tranh chấp sẽ được thảo luận công khai thế nào, nhưng quan chức Mỹ đã nhanh chóng nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông, với trị giá 1,2 nghìn tỉ USD trong thương mại Mỹ hàng năm. Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ nói với báo giới, đây là vùng biển "có lợi ích sống còn với khu vực, một lợi ích quốc gia của Mỹ, một khu vực có giá trị thương mại lớn và một vùng mà chúng ta phải duy trì an ninh hàng hải cũng như hòa bình".
    Thái An (theo AP)


    Một mình chống cả thế giới : hải tặc Bắc Kinh ! [r23)][r23)][r23)]
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Làm ăn với Trung Quốc: dụng trí hơn dụng công




    [​IMG]
    Trung Quốc chiếm thị phần lấn át ở hầu hết các ngành hàng sản xuất trên thế giới, nên việc thâm nhập thị trường nước họ là không dễ dàng.
    “Tôi mất cả tuần lễ để thương lượng giá, nhưng phía Trung Quốc chỉ chấp nhận mua hàng Casumina với nấc giá thứ ba trên thị trường của họ (tức nấc của các tổ hợp nhỏ, còn hai nấc cao hơn là của các doanh nghiệp lớn Trung Quốc và các tập đoàn đa quốc gia), thấp hơn 15% so với giá bán của công ty. Tôi chấp nhận ký hợp đồng, bán với mức giá thấp, nhưng chỉ cung cấp một container mỗi tháng, và sau sáu tháng nếu không bán được thì ngưng. Thế nhưng chỉ đến tháng thứ ba, phía Trung Quốc đã đề nghị mua sáu container/tháng. Tôi yêu cầu phải ký lại hợp đồng theo giá mới, họ chấp nhận và cùng công ty Casumina liên kết quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường”.

    Câu chuyện trên được ông Lê Văn Trí phó tổng giám đốc công ty Casumina kể lại, như một ví dụ cho thấy, làm ăn với Trung Quốc không dễ. Cơ trộn lẫn nguy
    Công ty Kềm Nghĩa tìm kiếm cơ hội tại thị trường Trung Quốc năm 2007, thì ngay trong năm 2008 chính nhà phân phối cũ của công ty này đăng ký độc quyền thương hiệu sản phẩm kềm Qi – Ya Cosmetic (tiếng Trung Quốc có nghĩa là dễ cắt) với hình ảnh và màu sắc thương hiệu theo đúng mẫu của Kềm Nghĩa.
    Tương tự, công ty sản xuất bút viết của tiến sĩ Alan Phan và nhóm bạn đầu tư, mở nhà máy sản xuất hàng cao cấp tại Trung Quốc chỉ trong vòng tám tháng đã bị hàng nhái – hàng giả cạnh tranh, với giá bán rẻ hơn. Nên sau hơn một năm ông Phan đã phải đóng cửa nhà máy.
    Gần như tất cả các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt, khi mang bán tại Trung Quốc, nếu được thị trường chấp nhận đều gặp phải vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Ông Trí cho biết: “Săm Casumina bán giá chừng 26.000 đồng, thì hàng giả của Trung Quốc bán chỉ có 13.000 – 14.000 đồng/chiếc, rẻ đến bất ngờ”.
    Tiến sĩ Alan Phan, với 42 năm kinh nghiệm làm ăn với Trung Quốc và Mỹ cảnh báo: mua hàng từ Trung Quốc, trả giá nào họ cũng bán, lỗ cũng bán. Chính vì vậy những hợp đồng giá rẻ, chỉ đến lần giao hàng thứ ba thì có vấn đề ngay.
    Công ty Vinamit có kinh nghiệm về việc: ở Trung Quốc thì họ không làm nhái, mà họ làm hàng giả luôn. Vì luật pháp Trung Quốc có quy định nếu chứng minh được cho cục Sở hữu trí tuệ những doanh nghiệp nào hay làm những đơn hàng giả trên 60.000 nhân dân tệ thì họ sẽ can thiệp. Nhưng những doanh nghiệp làm giả thì họ còn khôn ngoan hơn, không bao giờ nhận những đơn hàng trên 60.000 nhân dân tệ, mà tách nhỏ những đơn hàng ra nên khó lòng phát hiện.
    Theo vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (bộ Công thương), kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 có thể vượt mốc 30 tỉ USD. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 27 tỉ USD, vượt 2 tỉ USD so với mục tiêu đã đề ra, tăng 28% so với năm 2009, chiếm khoảng 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Bên cạnh đó, khi cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, ở các vùng càng xa trung ương, thì những rủi ro càng cao. Ông Alan Phan kể: “Nếu đầu tư vào nhà phân phối ở tỉnh, khi bị đối thủ chơi xấu, nhà phân phối vừa đến địa phương bị cảnh sát nhốt vài đêm, là bỏ chạy liền, không dám quay lại bán hàng nữa”.
    Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, sau nhiều lần mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc đều nhận ra, sản phẩm Trung Quốc đa dạng, có đủ loại chất lượng từ cao đến thấp, nhưng các sản phẩm thể hiện nét riêng, độc đáo, khác biệt ít có. Ông Alan Phan khẳng định: “Thị trường Trung Quốc rất đông dân, khả năng tiêu thụ rất lớn, nên chỉ cần có sự khác biệt là sẽ thắng”.
    Tìm thế mạnh riêng
    Khảo sát thị trường Trung Quốc, ông Trí cũng nhìn thấy Casumina khó mà chiếm lĩnh thị phần lớn mạnh ở nước này khi họ đã chiếm đến 28% sản lượng vỏ xe hơi thế giới. Sản phẩm chất lượng tốt của Trung Quốc đa phần xuất khẩu, tiêu thụ nội địa của Trung Quốc lại do các cơ sở/tổ hợp nhỏ sản xuất, giá rẻ, nhưng chất lượng không cao. Nhất là vỏ xe gắn máy của họ không có nhiều mẫu mã đẹp, mang tính thời trang như ở Việt Nam. Cơ hội của Casumina nằm ở những góc thị trường nhỏ này. Casumina bán sang Trung Quốc lốp xe máy, ôtô chất lượng cao, mua lại từ họ một số loại ruột xe, van đồng…
    Theo ông Phạm Ngọc Ảnh, phụ trách kinh doanh tiếp thị công ty Kềm Nghĩa, ngay sau bị làm giả, Kềm Nghĩa đã xây dựng lại hệ thống nhận diện thương hiệu, đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc (thương hiệu Kềm Nghĩa – tên tại Trung Quốc là “Nghĩa Cắt”) và tham gia triển lãm, xuất hiện trên các tạp chí làm đẹp hàng đầu ở nước này giới thiệu công nghệ, phân biệt thật – giả… bước đầu xây dựng được mạng lưới phân phối và đang được nhóm khách hàng là các tiệm làm móng, các điểm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tại Trung Quốc ưa chuộng do chất lượng tốt và mẫu mã đẹp. Ông Ảnh cho biết: “Thị trường Trung Quốc đa phần là doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, nên ít khi có chiến lược đầu tư dài hơi, ít có doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch kinh doanh tiếp thị bài bản…” Và đó là lợi thế cho các doanh nghiệp cũng ở quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam, đã đầu tư chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Nhật và có tầm nhìn xa hơn.
    Theo Bích Thuỷ
    SGTT

    @vethoi1

    Mấy doanh nghiệp VN vào TQ làm ăn còn bị lừa sát ván đây nè !
    Thấy bọn TQ khốn nạn đểu giả chưa ? Đem hàng về tỉnh bán , làm thế nào mà cảnh sát bắt nhốt vài đêm , phải chăng cảnh sát đã ăn tiền của đối thủ nên chơi bẩn ?
    Định dụ tôi vào TQ nộp mạng cho mấy thằng khựa bẩn các người hả ? Còn lâu ! [-X[-X[-X

    Về thôi !
    :-":-":-"
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: , gialongVT




    Chào bác chủ thớt @gialongVT [};-[};-[};-

    Mời bác xem lại vụ việc có tên phá hoại nó vào gây rối kia kìa !
    Nó hỏi chủ thớt bị làm sao đấy , bác trả lời nó đi , không thì mọi người cũng sẽ nghĩ bác bị làm sao mà thằng đó nó vào quậy nhà mình , xúc phạm mình , ca ngợi bọn xâm lược , lại đi dạy mình phải mang ơn ba cái thứ hàng dỏm vứt không ai nhặt của chúng nó , vậy mà bác vẫn làm thinh !

    Mời bác xem lại !
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    11 người đang vào chủ đề này, trong đó có 7 thành viên: , anhnh_hn, traitimvietnamchieu, saomakhothe, vethoi1, khoihoanggia, namson67, gialongVT


    Gửi @vethoi1

    Hôm qua 5 câu hỏi tôi đặt ra vẫn chưa thấy bạn trả lời ?
    Tôi cần bạn trả lời 5 câu hỏi này , chứ tôi không cần đi du lịch Trung Quốc , bao nhiêu người đi về kể lại đã thấy rùng mình phát tởm rồi !
    Chẳng lẽ tôi lại cơm đùm cơm nắm mang từ VN đi ?
    Chứ tôi không muốn ăn chuột cống , chân gà thối và các loại thịt nhiễm bệnh rán bằng dầu cống rảnh , lẩu thì làm từ đồ thừa nhiều hôm trước !
    Ngay trong tập 11 này cũng có nhiều người đưa tin về chuyện đó đấy !

    Trích:
    vethoi1 viết lúc 20:31 - 17/11/2011 [​IMG]
    Trích:
    Thai_Duong viết lúc 00:37 - 17/11/2011 [​IMG]

    Bộ binh súng đạn chỉnh tề ...
    Nào ngờ du kích đã về mất tiêu !
    Bộ binh ngồi gác buồn thiu ...
    Nhớ cô du kích yêu kiều dễ thương !



    Bác chủ thớt bị làm sao ý. Mọi vấn đề về biển và hải đảo chỉ là anh em bên dưới va chạm với nhau thôi. Còn lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất với nhau rồi còn gì có gì phải tranh cãi nữa đâu.

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x



    Chủ thớt là gialongVT chứ không phải tôi !
    Còn tôi thì thấy thần kinh chú mới có vấn đề đấy !

    1 - Nếu chỉ anh em bên dưới va chạm nhau , thì ai lên tiếng phản đối Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam ?
    2 - Ai tuyên bố đòi chủ quyền ở sát Philippin 79 km , nơi cách xa TQ đến 800 km ? Bên dưới nào mà dám đòi chủ quyền lãnh hải như thế , nếu không phải là chính phủ và bộ ngoại giao TQ với sự chỉ đạo của Hồ Cẩm Đào ?
    Chú nói lãnh đạo hai nước đã thống nhất với nhau , thế tôi hỏi lại chú :

    3 - TQ đã chịu bỏ đường lưỡi bò phi lý ra khỏi bản đồ biển Đông chưa ?
    4 - Đã trả Hoàng Sa về người chủ đích thực là Việt Nam chưa ?

    5 - Và điều sau cùng tôi hỏi chú : chú đứng trên quan điểm nào mà hỏi những điều ngây ngô , xúc phạm danh dự của chủ thớt như vậy ?
    Trên quan điểm bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc Việt Nam hay vì lợi ích của Trung Quốc ?

    Nào , xin mời chú trả lời thẳng vào những câu hỏi trên !


  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thơ dự thi: Đây biển Việt Nam"
    Nghe trẻ hát ở Trường Sa

    [​IMG]

    Hôm qua em đến trường...

    trẻ thơ đang hát
    nghe ở Trường Sa mà như nghe ở làng quê bên sông Hồng, sông Hậu
    tiếng hát bi bô sóng
    bi bô đá
    như dây leo xoắn cột mốc chủ quyền
    nghiêng tai lũ én đảo.

    Trường Sa ơi
    Trường Sa bây giờ không chỉ ra-da và súng
    Trường Sa đang sinh sôi tiếng trẻ học bài
    gì sâu hơn mắt thơ ngơ ngác
    xoe tròn trước đại dương xanh.

    Các em sinh ra ở đảo
    như cây phong ba, như gốc bàng vuông
    có tiếng hát các em
    Trường Sa bỗng cao hơn.

    Ở Trường Sa
    tiếng trẻ bổng trầm hát theo cô trong lớp lính đảo lắng nghe
    như hồn Việt
    gọi tên.


    9-2011

    Ngô Minh

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này