Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7742 người đang online, trong đó có 1044 thành viên. 09:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 41381 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bùm bùm Khựa bẩn !!! [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
    Brunei đã chính thức ký hợp đồng mua 12 chiếc trực thăng đa năng S-70I Black Hawk.


    Tag: trực thăng, đa năng, buồng lái, đông nam á, brunei, điều khiển số, hợp đồng mua, không quân hoàng gia, brunei ảnh, s-70i black hawk s-70i
    (ĐVO) Hợp đồng mua bán giữa Brunei và Sikorsky đã được công bố vào ngày 17/11.

    12 chiếc S-70I này sẽ thay thế cho phi đội trực thăng Bell-212 và BO-105 hiện nay, đây là một sự đầu tư quan trọng nhằm nâng cao khả năng cho Không quân Hoàng gia Brunei.

    Phi đội S-70I sẽ nâng cao tiêu chuẩn hoạt động của Không quân Hoàng gia Brunei trong vận tải, chở quân và các công tác hỗ trợ kèm theo. ​
    [​IMG]
    Sự có mặt của S-70I Black Hawk nâng cao đáng kể khả năng hoạt động của Không quân Hoàng gia Brunei Ảnh: Sikorsky
    Tháng 2/2011, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển CSTRAD đã gửi hồ sơ mời thầu đến 4 nhà sản xuất trực thăng hàng đầu thế giới nhằm tìm kiếm loại máy bay trực thăng đa năng mới.

    Tháng 7/2011, Sikorsky của Mỹ và Eurocopter đã lọt vào chung kết, sau khi đánh giá các đề xuất bán hàng do nhà cung cấp đưa ra, Brunei đã quyết định chọn Sikorsky làm nhà thầu chính. Theo dự kiến, công tác giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2013 đến 2015.

    Đôi nét về trực thăng S-70I Black Hawk

    S-70I là một biến thể dành cho xuất khẩu được lắp ráp bởi công ty con của tập đoàn Sikorsky. S-70I là một trực thăng đa năng, được sử dụng cho mục đích vận tải, chở quân và hỗ trợ chi viện hỏa lực hạng nhẹ.
    [​IMG]
    Buồng lái S-70I Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử rất hiện đại. Trực thăng này có khả năng hoạt động trên biển rất hiệu quả, biến thể S-70I có cấu hình tiêu chuẩn tương tự như gia đình Black Hawk nhưng có một vài thay đổi ở buồng lái.

    Động cơ T700-GE-701C mạnh hơn, chịu được các điều kiện khí hậu nóng ẩm tiêu biểu của Đông Nam Á, trực thăng được trang bị hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại.

    Hai hệ thống định vị và dẫn hướng kết hợp GPS/INS, bản đồ kỹ thuật số, cung cấp khả năng điều hướng chính xác và nhận thức tình huống cao. Hệ thống kiểm soát chống rung động tích cực mới giúp phi hành đoàn cảm thấy dễ chịu hơn đối với mỗi chuyến bay.

    Khách hàng có thể tùy chọn trang bị hệ thống máy tính điều khiển số AFCS nhằm đơn giản hóa khối lượng công việc cho phi công, hệ thống thông tin điện tử hoa tiêu EFIS. Trực thăng có thể tùy chọn trang bị thêm súng máy 7,62mm, đại liên 12,7mm gắn ở cửa sổ máy bay.

    S-70I đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, gia đình Black Hawk đã chứng minh được tính hiệu quả trong hoạt động qua nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ.

    >> Brunei chọn nhà thầu trực thăng quân sự



    Theo quocphong.baodatviet.vn


  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Biển Đông trên bàn nghị sự thượng đỉnh ASEAN -TQ

    Biển Đông là một chủ đề trong chương trình nghị sự của cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc tại Bali, Indonesia sáng nay (18/11).

    Sáng 18/11, tại trung tâm hội nghị Nusa Dua (Bali, Indonesia), ASEAN đã tiến hành ba cuộc họp thượng đỉnh riêng biệt với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và nguyên thủ 10 nước thành viên ASEAN trao đổi về các vấn đề an ninh, hòa bình và ổn định. Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 14 này diễn ra trong bối cảnh ASEAN đã hợp tác với Trung Quốc trong 20 năm.

    Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước ASEAN - là một chủ đề của chương trình nghị sự. Những tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này đang trở nên nóng hơn khi gần đây Mỹ ra tuyên bố có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự với 2.500 lính thủy đánh bộ ở Darwin, Australia.

    Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc cũng thảo luận về việc hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục và văn hóa.

    [​IMG]
    Ảnh: Jakartapost

    Thượng đỉnh giữa ASEAN và Nhật Bản có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và phát triển là tâm điểm hội đàm.

    Các chủ đề tương tự cũng là vấn đề chính thảo luận tại cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN và Hàn Quốc, với sự tham dự của Tổng thống Lee Myung-bak.

    Chiều cùng ngày, ASEAN và ba nước đối tác sẽ cùng tham gia hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3. Tổng thống Mỹ Barack Obama (người tới Bali đêm qua) cũng sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch ASEAN - Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

    Thái An (theo thejakartapost)


    Thêm một thất bại to lớn của Trung Quốc , khi TQ không muốn đưa vấn đề biển Đông ra bàn cãi tại Bali , nhưng người ta vẫn cứ đưa ra , mặc kệ sự phản đối quyết liệt của TQ !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Cái này mình thắc mắc từ đầu rùi ! Không hiể chữ gì nữa ! >:D:D:D:D<
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    ASEAN PHÊ CHUẨN CHỨC CHỦ TỊCH LUÂN PHIÊN CỦA MYANMAR NĂM 2014

    Trong ngày họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 diễn ra tại Bali (Indonesia), lãnh đạo 10 quốc gia thành viên đã thống nhất để Myanmar giữ chức Chủ tịch khối trong năm 2014.

    Trong quá trình thảo luận, các nhà lãnh đạo ASEAN đã công nhận những thay đổi vượt bậc đang diễn ra tại Myamar và hy vọng, quốc gia này sẽ làm tốt vai trò của mình sau nửa thế kỷ bị cô lập.

    MARTY NATALEGAWA - NGOẠI TRƯỞNG INDONESIA
    "Không xét đoán về quá khứ, điều quan trọng là tương lai. Các nhà lãnh đạo trong khối đã đồng ý để Myamar giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để quá trình thay đổi có thể tiếp tục . Chỉ có một lựa chọn suy nhất cho tất cả các quốc gia có liên quan, đó là giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán"

    Đông Nam Á đang từng bước khẳng định vị thế của mình bằng nguồn tài nguyên phong phú, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
    Bộ trưởng Thông tin Myanmar Kyaw San cam kết , đất nước này sẽ tiến hành cải cách , đồng thời đẩy mạnh nền dân chủ trong thời gian tới . Tận dụng vị trí địa lý thuận lợi, Myama đang tập trung phát triển các cảng biển ở Ấn Độ Dương và Andaman. Điều này sẽ giúp rút ngắn quãng đường vận chuyển dầu từ vùng Trung Đông sang Trung Quốc và đồng bằng sông Mekong.

    Ngày mai (19.11) sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) gồm 10 nước ASEAN cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Năm nay, EAS sẽ chào đón hai thành viên mới là Nga và Mỹ .--------------------
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    TQ - Philippines ‘đấu khẩu’ về Biển Đông

    Philippines kêu gọi ASEAN tạo điều kiện đàm phán với Trung Quốc về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh lại không muốn đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự. :)):)):))



    >>>Khẳng định vị thế Mỹ: Trọng trách của Obama ở Bali
    >>>Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau



    Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, hội nghị thượng đỉnh Đông Á mà ông sắp tham dự tại Indonesia là “đấu trường hàng đầu” để thảo luận về những mối quan tâm tới vấn đề an ninh hàng hải, một chủ đề mà Trung Quốc phản đối giải quyết tại các diễn đàn quốc tế.

    Hội nghị “có thể là địa điểm hàng đầu để chúng tôi có thể cùng làm việc với nhau về hàng loạt vấn đề: an ninh hàng hải hay không phổ biến hạt nhân”, ông Obama nói lúc bắt đầu cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Bali.


    [​IMG]
    (Ảnh: AP)




    Bình luận trên của Tổng thống Mỹ được đưa ra trong khi Philippines nỗ lực thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.



    Philippines đã kêu gọi ASEAN với 10 nước thành viên tạo điều kiện đàm phán với Trung Quốc về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên dầu khí. Đây không phải là một vấn đề có thể cô lập giữa Trung Quốc và Philippines, Ricky Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Aquino nói với báo giới.Đây là một vấn đề liên quan tới rất nhiều nước trong khu vực, và chúng ta có thể thảo luận thẳng thắn để tiến gần hơn tới nỗ lực tìm ra giải pháp”.
    Hôm nay, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ. Washington vừa cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Philippines, một đồng minh hiệp ước. Trước đó, tại Australia, ông Obama đã ký thỏa thuận triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ ở nước này.
    Tại Bali, ông Obama nói với báo giới rằng, ông và ông Aquino đã thảo luận các vấn đề an ninh hàng hải trong một cuộc gặp.
    Trong khi đó, phía Trung Quốc tuyên bố, ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để thảo luận về tranh chấp Biển Đông - người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói ở Bắc Kinh. Ông này cho biết, Trung Quốc thiên về hội đàm song phương về các tranh chấp kiểu này.
    Theo giới phân tích, một thỏa thuận về các ranh giới trên biển sẽ xác định quyền tiếp cận trữ lượng dầu khí ở Biển Đông. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2008 đã đưa ra nghiên cứu của người Trung Quốc cho thấy, Biển Đông có thể có tới 213 tỉ thùng dầu. Hồi tháng 5, Philippines đề xuất xác định ranh giới theo Luật biển của LHQ. Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario nói hôm 15/11 rằng, chính bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc “là cốt lõi vấn đề”. Trung Quốc đã đưa ra bản đồ này để tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
    Hồi tháng 7, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí về các hướng dẫn không mang tính ràng buộc cho hoạt động trên vùng biển. Đây được coi là bước đi đầu tiên hướng đến một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ hơn.
    Thái An (theo Bloomberg)


    Trung Quốc giờ đây như một bị cáo đứng trước vành móng ngựa của phiên tòa quốc tế ở Bali !


    Chờ xem còn nhiều kịch hay ! :)>-:)>-:)>-
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mời bạn @vethoi1 có đau ốm gì thì mua thuốc TQ về dùng cho mau " lành bệnh " nhé ! Vì thấy bạn tín nhiệm hàng TQ quá mà ! [:D]

    Mời xem tin nóng hổi hôm nay :

    Trung Quốc thu giữ 2 tỷ Nhân dân tệ thuốc giả




    [​IMG]
    Hầu hết số thuốc giả được bán trực tuyến hoặc thông qua các phòng khám, cửa hàng dược trái phép.



    Hôm qua, 17.11, cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện và thu giữ một lượng thuốc giả khổng lồ trị giá 2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 407 USD), trong một chiến dịch truy quét dược phẩm giả trên phạm vi toàn quốc.


    Đây là cuộc truy quét thứ hai của lực lượng an ninh Trung Quốc nhằm vào các đại lý, cơ sở sản xuất dược phẩm trong vài tuần gần đây.
    Cảnh sát đã bắt giữ 1.770 đối tượng bị tình nghi liên quan tới đường dây sản xuất và phân phối thuốc giả. Khoảng 1.600 sỹ quan tại 29 khu vực cấp tỉnh đã được huy động để tham gia vào chiến dịch toàn quốc truy quét dược phẩm giả.Tân Hoa Xã đưa tin, các nghi phạm bị bắt khi đang thực hiện hành vi sử dụng các hóa chất cấm để sản xuất thuốc giả, đóng gói lại các sản phẩm đã hết hạn.
    Họ làm nhái nhiều loại thuốc bổ, thuốc uống lẫn thuốc tiêm của hơn 100 nhãn hiệu dược phẩm trong và ngoài nước. Hầu hết số thuốc giả được bán trực tuyến hoặc thông qua các phòng khám, cửa hàng dược trái phép.
    Trước đó, ngày 4.11, cảnh sát đã bắt giữ 114 đối tượng và hơn 65 triệu viên thuốc giả trong cuộc truy quét tương tự.
    Theo Thu Thảo
    Dân việt

    Bán cho dân TQ mà nó còn bán thuốc giả , bạn @vethoi1 có nghĩ rằng các phòng khám Trung Quốc tại Việt Nam sẽ bán thuốc thật không ?
    Các bác sĩ người Hoa thương và quí người Việt hơn người Hoa chắc ?
    :-??

    Các cơ quan chức trách VN nên vào cuộc càng sớm càng tốt ,đừng để bọn nó tẩu tán phi tang bằng chứng hết bây giờ ! [r23)][r23)][r23)]
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ đang bao vây Trung Quốc?

    [​IMG]Tuổi Trẻ – 3 giờ trước






    TT - Phân tích tầm tác động của việc Mỹ tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự tại Úc nhằm đối phó với Trung Quốc trên Thái Bình Dương, báo Le Monde đề cập một số nội dung chính:
    >> Chiếm phố Wall: Bắt bớ hàng loạt trong "Ngày hành động"
    >> Côn đồ tát thẳng mặt CSGT để tẩu thoát


    Một là, Mỹ muốn giành lại châu Á. Sau khi Mỹ hoàn thành việc rút quân khỏi Iraq và bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ muốn định hướng lại chính sách an ninh của mình ở châu Á, như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuần trước. Việc tăng cường hợp tác quân sự với Úc là nhằm cụ thể hóa học thuyết của ông Obama về châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương.
    Hai là, xây dựng một “căn cứ” mới trên Thái Bình Dương. Quân Mỹ hiện đã hiện diện mạnh tại Thái Bình Dương. 2/3 lực lượng hải quân Mỹ đã đứng chân trong khu vực, nhất là tại Nhật (40.000 quân) và Hàn Quốc (28.000 quân) cũng như tại Guam. Bởi vậy, điểm đứng chân mới của quân Mỹ tại Úc ngay lập tức được Bắc Kinh xem là một bằng chứng cho thấy Washington đang tìm cách bao vây Trung Quốc.
    Ba là, đối phó với việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Từ năm 2008, Bắc Kinh đã loan báo một kế hoạch nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân và mở rộng khả năng tấn công phủ đầu của mình (với tên lửa tầm xa bắn mục tiêu chính xác) trên biển Đông. Ngày 10-8, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình.
    Ngân sách quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc đã lên mức 119 tỉ USD, đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ (689 tỉ USD). Alan Dupont của Đại học Sydney nhận định với báo Sunday Morning Herald: việc tái triển khai lực lượng hải quân Mỹ ở Úc là nhằm “giải quyết tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng lên của các lực lượng Mỹ ở Nhật và Guam đối với các tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc. Một điều chưa từng có trước đó. Khoảng cách địa lý của Úc giờ là một lợi thế chiến lược”.
    Bốn là, trấn an các nước trong khu vực. Valérie Niquet, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Tổ chức nghiên cứu chiến lược Pháp, nhận định: “Bằng mọi giá, các nước ven biển Đông muốn tránh không để xảy ra việc họ phải đơn thân độc mã đối mặt với sức mạnh của Trung Quốc, vốn không chỉ là một nguồn giàu có về kinh tế mà còn là mối lo ngại rất hiện thực về mặt chiến lược”.
    TRUNG NGUYỄN
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Quân đội Trung Quốc đứng sau vụ tấn công vệ tinh Mỹ?

    Một báo cáo của Quốc hội Mỹ cho biết quân đội Trung Quốc có thể đứng đằng sau 2 vụ tấn công vào vệ tinh của Mỹ.




    [​IMG]
    Vệ tinh của Mỹ đã bị quân đội Trung Quốc tấn công?


    Theo báo cáo hàng năm của Ủy ban Kiểm soát an ninh và kinh tế Mỹ-Trung, ít nhất 2 vệ tinh theo dõi môi trường của Mỹ đã bị "can thiệp" bốn lần hoặc nhiều hơn vào năm 2007 và 2008.
    Mặc dù không cung cấp những bằng chứng để chỉ đích danh Trung Quốc nhưng báo cáo này cho biết bản chất các cuộc tấn công "phù hợp" với những kỹ thuật tấn công trên mạng đã được biết tới của quân đội Trung Quốc.
    Ủy ban cũng cho biết kẻ tấn công có thể sử dụng cách truy cập vào hệ thống điều khiển của một vệ tinh để gây thiệt hại hoặc phá hủy những vệ tinh có chức năng nhạy cảm như thông tin quân sự hoặc thu thập tình báo.
    Báo cáo cáo buộc trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc gia tăng các hoạt động mạng độc hại, bao gồm cả hoạt động gián điệp công nghiệp và làm tổn hại tới hệ thống máy tính chính phủ Mỹ cũng như các nước khác.
    Tuy nhiên, Robert Kehler-người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, đơn vị điều hành các hoạt động quân sự không gian, cho biết các chuyên gia của ông không tìm đủ giữ liệu để xác định xem ai là kẻ can thiệp vào vệ tinh của chính phủ Mỹ.
    "Những gì tôi thấy không thuyết phục"-ông Robert Kehler phát biểu trong cuộc họp báo sau khi được hỏi liệu có thể quy tội cho ai về sự cố vệ tinh Landsat-7 và Terra AM-1 vào tháng 10/2007 và tháng 7/2008..
    Phản ứng trước vấn đề trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho rằng báo cáo của Ủy ban Kiểm soát an ninh và kinh tế Mỹ-Trung đã làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Trung Quốc. "Chúng tôi yêu cầu ủy ban ngừng ngay những báo cáo như vậy vì lợi ích tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước, trong khi Trung Quốc sẽ tiếp tục có trách nhiệm trong cả thế giới thực và ảo"-Wang Baodong, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc nói.
    Sầm Hoa (Theo Daily Mail)

    Làm và chối là truyền thống cố hữu của Trung Quốc !

    :-":-":-":-":-":-":-"
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    [​IMG]

    Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Getty)

    Hôm 16/11, phát biểu tại Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh rằng, Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Tôi nghĩ nhiều người sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông nói.



    ;));));));));));));));));));));))
  10. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Quan hệ Việt – Mỹ qua nhận định của Wall Street Journal

    18/11/2011 15:45:49
    [​IMG] - Trong bài viết của mình đăng trên Tạp chí Wall Street Journal ngày hôm nay (18/11), nhà báo James Hookway cho rằng Việt Nam đang giữ vai trò trung tâm trong sự chuyển đổi chính sách của Mỹ từ Trung Đông sang Đông Á.

    Từng là một đối thủ khốc liệt của Mỹ trong chiến tranh, Việt Nam giờ đây đang nổi lên như một trong những đồng minh mới quan trọng nhất của Washington trên cả lĩnh vực ngoại giao và thương mại. Đồng thời, mối quan hệ đang nồng ấm giữa Washington với Hà Nội, có lẽ, là minh chứng tốt nhất cho sự tham gia của Mỹ trong khu vực trên toàn diện các lĩnh vực.

    Từ hợp tác quân sự…

    Sự kiện đáng chú ý nhất, ngược hẳn so với những năm chiến tranh, là lần đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, một tàu hải quân Mỹ đã viếng thăm căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 8 vừa qua. Tại đây, tàu tiếp nhiên liệu USNS Richard E. Byrd đã lưu lại 7 ngày để bảo dưỡng tại các xưởng sửa chữa tàu từng bị Pháp, Mỹ chiếm đóng và cuối cùng được quân đội Việt Nam giành lại sau hơn 60 năm. Chuyến viếng thăm này nhấn mạnh thêm mối quan hệ đang được đẩy mạnh giữa hải quân hai nước sau khi Việt Nam và Mỹ cùng tổ chức các cuộc huấn luyện quân sự phi tác chiến chung trong tháng 7.

    [​IMG]
    Chiến hạm USNS Richard E. Byrd neo đậu tại vịnh Cam Ranh tháng 8/2011
    Vịnh Cam Ranh - một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, dự kiến quy hoạch làm điểm dừng sửa chữa tàu, được xem là chủ trương gần sát với những tuyên bố của Mỹ cho rằng các tuyến vận tải bận rộn trên Biển Đông phải được tự do. Đây có thể coi như một lời cảnh báo rõ ràng trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực.

    Các nhà chiến lược quân sự xem vịnh Cam Ranh như địa điểm có sức thu hút rất lớn - một vịnh nước sâu có khả năng che chắn sự đổ bộ của các cơn bão thường xuyên xảy ra ở khu vực cũng như là một căn cứ chiến lược trên Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang cải tạo cơ sở vốn được bảo vệ chặt chẽ này với chủ đích khuyến khích tàu thuyền của các quốc gia khác ghé thăm thường xuyên để bảo dưỡng hay tham gia luyện tập quân sự - một cách quốc tế hóa hiệu quả các tuyến đường vận tải biển xung quanh.

    Đó cũng là một cách tiến cận hữu hiệu để Mỹ thúc đẩy các quan hệ mạnh mẽ hơn. Một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell cho rằng, sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ có thể giúp bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia trong khu vực, gồm cả Trung Quốc, qua việc đảm bảo sự ổn định và ngăn chặn những xích mích nhỏ trong khu vực leo thang thành các cuộc xung đột lớn hơn.

    “Tôi cho rằng, xét theo nhiều khía cạnh, những tiến triển đáng ghi nhận về kinh tế và chính trị trong 30, 40, 50 năm qua, theo nhiều cách khác nhau, đều có sự bảo trợ bằng sự hiện diện đầy đủ của Mỹ và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy nỗ lực này và đa dạng hóa nó”, ông Campbell phát biểu tại Bangkok hồi tháng trước.

    … Đến vấn đề môi trường và kinh tế

    Mỹ cũng đang tham gia giải quyết các vấn đề về môi trường đang nổi lên trong khu vực mà phần lớn do nhu cầu tài nguyên to lớn của Trung Quốc gây nên. Ví dụ như, tại vựa lúa Đồng bằng sông Mekong, người Mỹ đang tham gia giúp Việt Nam đối phó với những tác động môi trường tiềm ẩn gây nên bởi những dự án thủy điện đang được xây dựng trên thượng nguồn. Trong số đó có các nhà địa chất đến từ Cục Địa chất Mỹ (USGS) đang giúp lập bản đồ và chống lại một số thiệt hại do hệ quả từ việc xây dựng thủy điện phía đầu nguồn. Các đập này đã chặn luồng phù sa màu mỡ chảy xuống, giảm đất bồi ở đồng bằng sông Mê Kông và khiến nước mặn xâm nhập vào trong đất liền, phá hủy giá trị canh tác của đất nông nghiệp.

    “Một khi bạn phân luồng một dòng sông, nó có thể gây lên rất nhiều vấn đề”, Richard Cronin nhận xét. Ông Cronin từng là một cựu binh Mỹ tại Việt Nam, một chuyên gia về các thách thức môi trường mà hệ thống sông Mê Kông đang phải đối diện và hiện đang đứng đầu chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington.

    Mỹ cũng là một nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, dẫn đầu bằng khoản vốn đầu tư 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel tại một nhà máy sản xuất chip ở TP.HCM.

    [​IMG]
    ************* Trương Tấn Sang cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo TPP tại APEC 19
    Việt Nam còn là một đối tác chính của Mỹ trong các kế hoạch xây dựng một tổ chức thương mại tự do mới được biết đến với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm cả các quốc gia như Chile, Malaysia và New Zealand. Cho tới nay, đề xuất thương mại này dường như đang có những triển vọng nhiều hứa hẹn. Nhật Bản, Mexico và Canada đã tuyên bố họ cũng muốn tham gia.

    Từ quan điểm cá nhân, các quan chức tại Washington nói rằng, họ hy vọng kế hoạch thương mại này sẽ vượt qua các đề xuất của Trung Quốc thiết lập một khối thương mại cho riêng châu Á và giúp làm giảm bớt ảnh hưởng thương mại và quân sự của Bắc Kinh trong một khu vực mà nước này xem là sân sau.

    Minh Phạm (Theo Wall Street Journal)




    .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này