Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3947 người đang online, trong đó có 264 thành viên. 07:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41373 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhật sẽ luôn sát cánh bên Việt Nam
    Cập nhật lúc :2:27 PM, 18/11/2011
    Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanidaki Iasuaki khẳng định Nhật Bản sẽ luôn sát cánh bên Việt Nam.

    - Thưa Đại sứ, có thể nói quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được thắt chặt, nâng lên tầm cao mới. Đại sứ có thể đánh giá triển vọng phát triển giữa hai nước sau hàng loạt các cam kết, hiệp định, dự án… được ký kết trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam *************** vừa qua?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Chuyến thăm của Thủ tướng *************** tới Nhật Bản lần này đạt được nhiều kết quả như mong đợi và thậm chí hơn cả mong đợi. Quan hệ Việt - Nhật, thông qua chuyến thăm này được nâng lên tầm cao mới. Chuyến thăm cũng thúc đẩy, cụ thể hóa chủ trương phát triển đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

    Chuyến thăm cũng một lần nữa xác định lại sự hợp tác giữa hai nước và đề ra một số biện pháp ứng phó trong quá trình hợp tác. Tôi tin rằng, thông qua chuyến thăm của Thủ tướng ***************, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước.

    Cụ thể, hai nước đã ký kết văn bản mới về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận các y tá, điều dưỡng viên của Việt Nam… Quan trọng là Nhật Bản đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, điều này sẽ giúp ích hơn cho Việt Nam trong phát triển thương mại và đầu tư với các nước. Tôi khẳng định Nhật Bản sẽ luôn sát cánh để hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt trong quá trình phát triển đất nước.

    - Để thực hiện mục tiêu chính trị mạnh mẽ mà hai nước hướng tới, đặc biệt trong phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư…, theo Đại sứ, cả hai bên cần phải thực hiện những giải pháp quan trọng, cụ thể gì?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Theo tôi, để thực hiện được những mục tiêu mà hai nước hướng tới, chúng ta phải điều chỉnh khá nhiều. Chúng ta cần có nhiều cơ hội ngồi lại đàm phán với nhau. Việc đàm phán cần được thực hiện được ở cả cấp Bộ trưởng hoặc các lãnh đạo cấp cao khác. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, hai bên cùng bàn bạc với nhau ngay để giải quyết.

    Đặc biệt Việt Nam đang tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa năm vào 2020 và Nhật Bản xác định sẽ luôn hỗ trợ để Việt Nam thực hiện được điều này. Tôi cho rằng để thực hiện công nghiệp hóa, Việt Nam cần khắc phục ba vấn đề là hạ tầng, nguồn nhân lực và tái cấu trúc kinh tế. Bên cạnh đó Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật và cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

    Đặc biệt, Việt Nam cần xây dựng một chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, phải chọn ra được ngành công nghiệp mũi nhọn và cách thức thực hiện tập trung phát triển ngành công nghiệp đó. Sau đó xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ đi theo nó. Chúng ta có thể lấy kinh nghiệm từ các nước như Trung Quốc, hoặc ASEAN và các nước lân cận.

    - Dù vẫn trong khó khăn, phải cắt giảm 10% vốn ODA nhưng Nhật Bản vẫn dành cho Việt Nam một khoản ODA rất lớn, dự kiến 2 tỷ USD trong năm tài khóa 2011. Xin Đại sứ cho biết đâu là nguyên nhân và động lực để Nhật Bản có những ưu đãi lớn đối với Việt Nam như vậy?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với những lời động viên và sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ và nhân dân Việt Nam trong trận đại động đất xảy ra tại miền đông Nhật Bản vừa qua. Nhân dân Nhật Bản sẽ không bao giờ quên tấm lòng này. Đây cũng là một nguyên nhân thôi thúc chúng tôi giữ nguyên mức viện trợ ODA đã cam kết với Việt Nam.

    Việc xây dựng cơ sở hạ tầng là điều trọng yếu đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, do đó Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Việt Nam còn là một nước đang phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị.

    Và quan trọng là tại Nhật Bản, nhiều cơ quan liên quan trong việc xây dựng và viện trợ ODA đều có chung nhận xét các dự án thực hiện từ nguồn ODA tại Việt Nam đều hoàn thành đúng mục tiêu, mục đích đề ra, các cơ sở hạ tầng sử dụng đều có ích trong phát triển chung cho sự phát triển của Việt Nam, tất nhiên trong quá trình thực hiện cũng có một số vấn đề xảy ra nhưng đều được khắc phục tốt.

    - Nhiệm kỳ làm đại sứ của ông cũng trùng với giai đoạn hai nước quyết tâm phát triển mối quan hệ mạnh mẽ về nhiều mặt. Vậy Đại sứ dự định thực hiện vai trò của mình như thế nào để góp phần thúc đẩy mối quan hệ và thắt chặt tình cảm hơn nữa giữa nhân dân hai nước?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Như tôi đã nói, hai nước chúng ta đang đưa mối quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới. Từ trước tới nay Việt Nam - Nhật Bản chú trọng vào phát triển kinh tế và đã đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

    Để góp phần vào củng cố và phát triển mối quan hệ đó, cá nhân tôi mong muốn có nhiều bạn ở Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại sứ của mình. Tôi cũng sẽ thực hiện các chuyến thăm tại một số địa phương của Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ ở cấp địa phương và nỗ lực trong việc xây dựng các thành phố kết nghĩa ở hai nước. Tôi cũng muốn tự thân giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người, đất nước Nhật Bản tới người dân Việt Nam.

    Tôi nghĩ rằng sức mạnh văn hóa là sức mạnh to lớn và ta không thể đo được, trong khi tôi nhận thấy rất nhiều người dân Việt Nam quan tâm đối với văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, tôi cũng tập trung vào các hoạt động nhằm triển khai chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - năm Hữu nghị Việt Nhật 2013, trong đó tôi đang cân nhắc tổ chức giải bóng đá hữu nghị giữa hai nước...

    - Xin cảm ơn Đại sứ!
    Trao đổi với phóng viên báo Tin tức về việc cụ thể hóa chủ trương phát triển toàn diện mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản, đặc biệt sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng *************** mới đây, ông Tanidaki Iasuaki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định Nhật Bản sẽ luôn sát cánh bên Việt Nam.

    - Thưa Đại sứ, có thể nói quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được thắt chặt, nâng lên tầm cao mới. Đại sứ có thể đánh giá triển vọng phát triển giữa hai nước sau hàng loạt các cam kết, hiệp định, dự án… được ký kết trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam *************** vừa qua?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Chuyến thăm của Thủ tướng *************** tới Nhật Bản lần này đạt được nhiều kết quả như mong đợi và thậm chí hơn cả mong đợi. Quan hệ Việt-Nhật được tăng cường, thông qua chuyến thăm này mối quan hệ được nâng lên tầm cao mới. Chuyến thăm cũng thúc đẩy, cụ thể hóa chủ trương phát triển đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

    Chuyến thăm cũng một lần nữa xác định lại sự hợp tác giữa hai nước và đề ra một số biện pháp ứng phó trong quá trình hợp tác. Tôi tin rằng, thông qua chuyến thăm của Thủ tướng ***************, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước.

    Cụ thể, hai nước đã ký kết văn bản mới về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận các y tá, điều dưỡng viên của Việt Nam… Quan trọng là Nhật Bản đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, điều này sẽ giúp ích hơn cho Việt Nam trong phát triển thương mại và đầu tư với các nước. Tôi khẳng định Nhật Bản sẽ luôn sát cánh để hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt trong quá trình phát triển đất nước.

    - Để thực hiện mục tiêu chính trị mạnh mẽ mà hai nước hướng tới, đặc biệt trong phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư…, theo Đại sứ, cả hai bên cần phải thực hiện những giải pháp quan trọng, cụ thể gì?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Theo tôi, để thực hiện được những mục tiêu mà hai nước hướng tới, chúng ta phải điều chỉnh khá nhiều. Chúng ta cần có nhiều cơ hội ngồi lại đàm phán với nhau. Việc đàm phán cần được thực hiện được ở cả cấp Bộ trưởng hoặc các lãnh đạo cấp cao khác. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, hai bên cùng bàn bạc với nhau ngay để giải quyết.

    Đặc biệt Việt Nam đang tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa năm vào 2020 và Nhật Bản xác định sẽ luôn hỗ trợ để Việt Nam thực hiện được điều này. Tôi cho rằng để thực hiện công nghiệp hóa, Việt Nam cần khắc phục ba vấn đề là hạ tầng, nguồn nhân lực và tái cấu trúc kinh tế. Bên cạnh đó Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật và cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

    Đặc biệt, Việt Nam cần xây dựng một chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, phải chọn ra được ngành công nghiệp mũi nhọn và cách thức thực hiện tập trung phát triển ngành công nghiệp đó. Sau đó xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ đi theo nó. Chúng ta có thể lấy kinh nghiệm từ các nước như Trung Quốc, hoặc ASEAN và các nước lân cận.

    - Dù vẫn trong khó khăn, phải cắt giảm 10% vốn ODA nhưng Nhật Bản vẫn dành cho Việt Nam một khoản ODA rất lớn, dự kiến 2 tỷ USD trong năm tài khóa 2011. Xin Đại sứ cho biết đâu là nguyên nhân và động lực để Nhật Bản có những ưu đãi lớn đối với Việt Nam như vậy?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với những lời động viên và sự hỗ trợ to lớn từ chính phủ và nhân dân Việt Nam trong trận đại động đất xảy ra tại miền đông Nhật Bản vừa qua. Nhân dân Nhật Bản sẽ không bao giờ quên tấm lòng này. Đây cũng là một nguyên nhân thôi thúc chúng tôi giữ nguyên mức viện trợ ODA đã cam kết với Việt Nam.

    Việc xây dựng cơ sở hạ tầng là điều trọng yếu đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, do đó Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Việt Nam còn là một nước đang phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị.

    Và quan trọng là tại Nhật Bản, nhiều cơ quan liên quan trong việc xây dựng và viện trợ ODA đều có chung nhận xét các dự án thực hiện từ nguồn ODA tại Việt Nam đều hoàn thành đúng mục tiêu, mục đích đề ra, các cơ sở hạ tầng sử dụng đều có ích trong phát triển chung cho sự phát triển của Việt Nam, tất nhiên trong quá trình thực hiện cũng có một số vấn đề xảy ra nhưng đều được khắc phục tốt.

    - Nhiệm kỳ làm đại sứ của ông cũng trùng với giai đoạn hai nước quyết tâm phát triển mối quan hệ mạnh mẽ về nhiều mặt. Vậy Đại sứ dự định thực hiện vai trò của mình như thế nào để góp phần thúc đẩy mối quan hệ và thắt chặt tình cảm hơn nữa giữa nhân dân hai nước?

    Đại sứ Tanidaki Iasuaki: Như tôi đã nói, hai nước chúng ta đang đưa mối quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới. Từ trước tới nay Việt Nam-Nhật Bản chú trọng vào phát triển kinh tế và đã đã đạt được những kết quả tốt đẹp.

    Để góp phần vào củng cố và phát triển mối quan hệ đó, cá nhân tôi mong muốn có nhiều bạn ở Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại sứ của mình. Tôi cũng sẽ thực hiện các chuyến thăm tại một số địa phương của Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ ở cấp địa phương và nỗ lực trong việc xây dựng các thành phố kết nghĩa ở hai nước. Tôi cũng muốn tự thân giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người, đất nước Nhật Bản tới người dân Việt Nam.

    Tôi nghĩ rằng sức mạnh văn hóa là sức mạnh to lớn và ta không thể đo được, trong khi tôi nhận thấy rất nhiều người dân Việt Nam quan tâm đối với văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, tôi cũng tập trung vào các hoạt động nhằm triển khai chuẩn bị hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - năm Hữu nghị Việt Nhật 2013, trong đó tôi đang cân nhắc tổ chức giải bóng đá hữu nghị giữa hai nước...

    - Xin cảm ơn Đại sứ!
    Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng *************** tới Nhật Bản 1 ngày, TTXVN phối hợp với kênh truyền hình Fuji TV của Nhật Bản đã ra mắt trang web “Cachtasialookjapan” giới thiệu về các doanh nghiệp Nhật Bản. Chúng tôi đánh giá cao về việc thành lập trang web này. Điều này chứng tỏ truyền thông Việt Nam rất quan tâm đến các doanh nghiệp Nhật Bản. Các hoạt động cung cấp thông tin như việc thành lập trang web sẽ là một công cụ quan trọng để hướng tới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
    Việc doanh nghiệp Nhật Bản được giới thiệu thông tin trên trang web này sẽ rất có ích cho các doanh nghiệp hai nước. Đây thực sự là một bước đột phá khi mà thời gian qua việc giới thiệu thông tin ra nước ngoài chưa được phía các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đúng mức. Tôi mong rằng trang web sẽ hoạt động hết công suất để có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhất. Đại sứ quán Nhật Bản sẵn sàng cung cấp thông tin, hỗ trợ để quảng bá trang web này.
    - Đại sứ Tanidaki Iasuaki -

    >> Quan hệ Việt-Nhật ngày càng bền chặt


    Theo Vietnamplus
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc khó chịu với chuyến công du của TT Mỹ
    Cập nhật lúc :9:20 AM, 18/11/2011
    Trong 6 năm, Mỹ sẽ tăng quân đồn trú tại Australia lên 2.500 quân nhân, gần 13 lần so với hiện nay.

    (ĐVO) Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ có điều kiện sử dụng căn cứ không quân Tindal ở Darwin, phía Bắc Australia để phục vụ các cuộc tập trận chung. Tại đây Mỹ cũng sẽ bố trí máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu và tiếp dầu.

    Đây là kết quả đạt được giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Julia Gillard trong chặng dừng chân đầu tiên của người đứng đầu Nhà Trắng nhân chuyến công du 4 ngày tới châu Á.

    Ngay lập tức, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng, cho rằng thỏa thuận trên là “không hợp thời” và không đáng ứng lợi ích chung của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đáp lại, Washington khẳng định về sự cần thiết củng cố liên minh quân sự với Canberra và không dễ bị lay chuyển trước bất kỳ thỏa hiệp với Bắc Kinh.

    Phát biểu trước Quốc hội Australia hôm 17/11, Tổng thống Barack Obama cam kết không có kế hoạch giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    [​IMG]Tổng thống Mỹ tại Tòa nhà Quốc hội Australia.Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh: “Tôi đã chỉ thị cho các quan chức chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia nhận thức rằng, sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu ưu tiên đối với Mỹ. Cắt giảm kinh phí quốc phòng của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến sự hiện diện của chúng tôi ở khu vực”.

    Theo giới quan sát, thỏa thuận trên là bước tiến đáng kể giúp Mỹ cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu châu Á – Thái Bình Dương. Bởi hiện nay, căn cứ quân sự Mỹ tại Australia vượt ngoài tầm với của tên lửa đạn đạo mới từ Trung Quốc.

    Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của lực lượng hải quân tại đây sẽ giúp Mỹ kiểm soát được sự di chuyển của các tàu chiến và máy bay tại Biển Đông. Từ nhiều năm nay, Washington thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng biển này, nơi hằng năm có lưu lượng tàu thương mại, chuyên chở hàng qua lại với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ USD.

    Đối phó với sức mạnh hải quân của chính quyền Bắc Kinh, một số nước có tranh chấp với Trung Quốc cân nhắc tới việc cho phép Hải quân Mỹ ra vào hải phận.

    Trước đó, hôm 16/11 tại bến cảng Manila, trên tàu khu trục Mỹ Fitzgerald, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã ký với người đứng đầu Bộ Ngoại giao Philippines Alberto Del Rosario một tuyên bố về Biển Đông nhân chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày hai nước ký một hiệp ước quốc phòng chung.

    Theo đó, 2 bên đạt thỏa thuận về sự hỗ trợ của Washington về quân sự, chính trị và ngoại giao cho Manila trong trường hợp bùng phát tranh chấp liên quan tới Biển Đông.
    [​IMG]Tổng thống Mỹ nói chuyện với thủy quân lục chiến Mỹ và Australia tại căn cứ RAAF - Darwin hôm 17/11.
    Theo Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Đông Á Viện Nghiên cứu phương Đông, Mỹ đã chính thức xuất hiện phía sau Philippines để đối mặt với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. Tổng thống Benigno Aquino hiểu rằng, Manila cần phải có một đối tác đáng kể, ít nhất không thua kém sức mạnh chính quyền Bắc Kinh.

    Trong ấn bản dành cho các độc giả nước ngoài của Nhân dân Nhật báo số ra ngày 17/11, Trung Quốc cảnh báo, bất cứ nỗ lực của Mỹ thống trị khu vực đều sẽ thất bại. Và rằng, “Bắc Kinh rất biết hướng những thách thức thành cơ hội. Washington chắn hẳn cũng nhận thức rõ về thực tế này”.

    >> Chuyên gia Mỹ - Trung nói về xung đột
    >> Mỹ âm thầm đưa tàu ngầm tới Philippines
    >> Mỹ thể hiện sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
    Tùng Dương (tổng hợp)
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111119/trung-quoc-coi-mo-voi-tien-trinh-coc.aspx

    Trung Quốc “cởi mở” với tiến trình COC
    19/11/2011 0:42
    [​IMG]
    Các lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đạt tiến triển về COC - Ảnh: Reuters Ngoại trưởng Indonesia nói “có một tâm thế cởi mở” trong vấn đề lập Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông tại cuộc họp ASEAN - Trung Quốc sáng 18.11.
    Trả lời câu hỏi của Thanh Niên sau cuộc họp về phản ứng của Trung Quốc trước việc ASEAN khởi động soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), Ngoại trưởng Marty Natalegawa nói: “Họ (Trung Quốc - PV) có một tâm thế cởi mở cho việc bắt đầu tiến trình thảo luận và thương lượng về COC”.
    Trung Quốc trước nay muốn giải quyết song phương với từng quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Vì thế, nước này đã trì hoãn gần một thập niên việc thông qua bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) ký năm 2002. Mãi đến tháng 7.2011, bản hướng dẫn này mới được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Trung Quốc.
    Ngày 12-13.11 vừa qua, quan chức cấp cao 10 nước ASEAN tiến hành thảo luận và phác họa một tiền bản thảo COC để trình lên các ngoại trưởng hôm 15.11. Dư luận đã nghi ngờ việc này có thể nhận phản ứng bất đồng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Natalegawa ngay hôm 15.11 cho rằng ASEAN đã có một kịch bản riêng về vấn đề biển Đông và Trung Quốc sớm muộn gì cũng phải tham gia. Trong cuộc họp giữa hai bên hôm qua, nước này đã không có phản ứng gì. Ông Natalegawa nói: “Nhìn chung, không khí tích cực trước những tiến triển quan trọng mà chúng ta đã đạt được”.
    Tương tự, Bộ trưởng Ricky Carandang, phụ trách thông tin của Văn phòng Tổng thống Philippines, cũng khẳng định với phóng viên: “Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, có rất nhiều sự ủng hộ đối với việc thực thi DOC. Không có ai phản đối. Việt Nam, Thái Lan, Philippines, kể cả Campuchia… tất cả đều khẳng định phải tiến tới COC. Chúng ta muốn một bộ quy tắc có tính chất ràng buộc pháp lý để kiểm soát hành vi của các bên trên biển Đông”.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ chiều qua cũng hoan nghênh những tiến bộ này. Phát biểu trong cuộc họp, ông Obama nói: “Tôi tin rằng ASEAN có đủ khả năng đảm bảo vấn đề an ninh biển, đặc biệt là việc giải quyết tranh chấp biển Đông”. Ông cho rằng biển Đông gắn với quyền lợi của mọi quốc gia, tranh chấp chỉ có thể giải quyết theo công pháp quốc tế và cộng đồng thế giới hoan nghênh COC.
    Mở rộng diễn đàn an ninh biển
    Trong khi đó, Nhật Bản, quốc gia cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, hôm qua nêu đề xuất mở rộng Diễn đàn an ninh biển ASEAN trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, Trợ lý ngoại trưởng Philippines Patricia Paez cho hay.
    Bà Paez nói việc có thêm các quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Nga… tham gia diễn đàn nói trên là “rất thiết yếu” trong việc duy trì ổn định và chấm dứt các hiểu lầm trong khu vực. “Những tuyên bố chủ quyền đối chọi gần đây giữa nhiều quốc gia đang trở nên đáng quan ngại. Một diễn đàn như thế sẽ là nơi các quốc gia tranh chấp ngồi lại bàn luận thẳng thắn về các khác biệt giữa họ”. Ngoại trưởng Natalegawa của Indonesia, nước chủ nhà Thượng đỉnh ASEAN lần này, cũng khẳng định với báo chí rằng ASEAN hoan nghênh và sẽ tính toán hiện thực hóa đề xuất của Nhật Bản.
    Hôm nay, Thượng đỉnh Đông Á với sự tham gia của 8 quốc gia ngoài ASEAN, gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Úc sẽ khép lại toàn bộ chương trình hội nghị.

    Hôm qua, Thủ tướng *************** đã tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cấp cao ASEAN với các nước đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Cấp cao ASEAN+3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Cấp cao Mê Kông - Nhật Bản. Cùng ngày, Thủ tướng *************** gặp gỡ song phương với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
    TTXVN


    Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Myanmar
    Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18.11 tuyên bố sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Myanmar từ ngày 1.12. Đây là chuyến thăm Myanmar đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ trong vòng 50 năm qua. Theo AFP, thông tin trên được công bố sau khi nước này được chọn làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 và được đánh giá là có nhiều động thái cải cách và hòa giải trong thời gian qua. Cùng ngày, chính trị gia đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi tuyên bố bà và đảng của mình sẽ trở lại chính trường trong các kỳ bầu cử sắp tới.
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/465719/Han-Quoc-vay-bat-26-tau-ca-Trung-Quoc.html

    Thứ Bảy, 19/11/2011, 03:25 (GMT+7)
    Hàn Quốc vây bắt 26 tàu cá Trung Quốc
    TT - Hàn Quốc đã huy động lực lượng hải quân chống cướp biển Somalia để vây bắt tập thể 26 tàu cá Trung Quốc.

    [​IMG]Các ngư dân Trung Quốc chống trả quyết liệt khi bị hải quân Hàn Quốc vây bắt -Ảnh: China News
    Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong hai ngày 16 và 17-11, Hàn Quốc đã huy động hai tàu tuần tra loại 3.000 tấn, bốn máy bay trực thăng và 20 đặc nhiệm để bao vây 26 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển cách tỉnh Jeolla 126km.
    Tờ JongAng Ilbo cho biết các tàu cá Trung Quốc đã qua mặt cảnh sát tuần tra bằng cách giả dạng các tàu Hàn Quốc. Khi bị lực lượng hải quân Hàn Quốc phát hiện, các ngư dân Trung Quốc đã dùng kiếm, gậy và rìu sắt để chống trả quyết liệt.
    “Cách duy nhất để họ chấm dứt hành động này là thực thi những biện pháp cứng rắn - báo Chosun Ilbo nhận định - Nếu các ngư dân này dùng vũ lực để đáp trả, chúng ta buộc phải bắt giữ và xét xử họ”.
    Hiện Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về việc bắt giữ này. Chỉ tính riêng trong năm nay đã có đến 200.000 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Hàn Quốc.
    ĐÔNG PHƯƠNG
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1

    Đó là chữ XUÂN bạn ạ... chữ này được dùng rất nhiều trong Đình, Chùa...khi Tết đến và trong các lễ hội của VN.

    Chúng ta vào TOPIC này chủ yêú là để cảnh tỉnh, nhắc nhở thế hệ mai sau về tư tưởng bành trướng-chủ nghĩa bá quyền.

    Nên nhớ rằng : đây là diễn đàn chứ không phải tòa án.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Thoi-su/Quoc-te/1558...ben-ngoai”-tranh-xa-tranh-chap-Bien-Dong.html

    Trung Quốc cảnh báo “thế lực bên ngoài” tránh xa tranh chấp Biển Đông
    SGTT.VN - Ngày 18.11, tại Bali, Indonesia, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có bài phát biểu cảnh báo "lực lượng bên ngoài" nên tránh xa vấn đề tranh chấp biển Đông.
    Các thế lực bên ngoài nên tránh xa vấn đề Biển Đông

    [​IMG]

    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN lần thứ 14, tại Bali, Indonesia, ngày 18.11.2011. Ảnh: Xinhua


    Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN lần thứ 14, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng "các thế lực bên ngoài" không có lý do gì để tham gia vào vấn đề tranh chấp phức tạp trên Biển Đông, xem như là lời cảnh báo ngầm với Mỹ và các nước khác không nhúng tay vào vấn đề nhạy cảm này.
    Tuy vậy, ông Ôn Gia Bảo cũng dịu giọng hơn với các nhà lãnh đạo của ASEAN khi đưa ra “củ cà rốt” là cung cấp khoản cho vay và tín dụng trị giá 10 tỉ USD cho ASEAN, cũng như nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn làm bạn.
    Trung Quốc lâu nay tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông, vùng biển nằm ​​giữa tuyến đường biển quan trọng và có tiềm năng về dầu khí phong phú. Việt Nam và một số nước trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản cũng đang gây sức ép với Bắc Kinh để cố gắng tìm kiếm một phương cách giải quyết vấn đề này. Tranh chấp trên biển Đông trong năm nay đã xuất hiện những xung đột căng thẳng.
    Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đem vấn đề Biển Đông ra bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh với ASEAN vào ngày mai 19.11. Trung Quốc tuyên bố không muốn thảo luận vấn đề này mà chỉ muốn giải quyết song phương với những nước có liên quan trực tiếp về biển Đông.
    Ông Ôn Gia Bảo trong bài phát biểu cũng nói thêm: "Các tranh chấp tồn tại giữa các nước có liên quan trong khu vực ở Biển Đông là một vấn đề đã hình thành trong nhiều năm qua. Vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua tham vấn và thảo luận một cách hữu nghị của các nước liên quan trực tiếp. Các thế lực bên ngoài không nên tham gia vào vấn đề này dưới bất kỳ lý do nào”.
    Còn bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa nói với các phóng viên rằng Trung Quốc đã gửi tín hiệu tích cực về việc tiếp tục thảo luận về bộ quy tắc ứng xử cho biển Đông (COC). "Tôi nghĩ rằng đây là một bước phát triển quan trọng", ông nói.
    Trong tháng 7.2011, Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí hoàn thiện Qui tắc hướng dẫn thực thi DOC tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18 tại Bali, một dấu hiệu hiếm hoi của sự hợp tác giải quyết tranh chấp này trong nhiều năm.
    Củ cà rốt 10 tỉ USD
    Bên cạnh những lời cảnh báo cứng rắn trên, ông Ôn Gia Bảo mềm mỏng khẳng định duy trì quan hệ kinh tế và thương mại với ASEAN.
    "Mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN là vững chắc và có tiềm năng lớn và một tương lai đầy hứa hẹn. Trung Quốc mãi mãi sẽ là một láng giềng tốt, bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN. Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với ASEAN để thực hiện tất cả các thỏa thuận chúng ta đã đạt được nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân của chúng ta và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực của chúng ta", ông Ôn nói. Thủ tướng Trung Quốc cũng đưa ra gói tín dụng và khoản vay trị giá 10 tỉ USD cho ASEAN, gồm 4 tỉ USD vay ưu đãi; theo sau cam kết tương tự 15 tỉ USD của hai năm trước đó.
    Trung Quốc cũng sẽ lập một quỹ trị giá 3 tỷ nhân dân tệ (473 triệu USD) để mở rộng hợp tác hàng hải qua việc thúc đẩy hợp tác trong bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và chống tội phạm xuyên quốc gia.
    Ông Ôn Gia bảo còn đề nghị Trung Quốc và ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tài chính, bằng cách gia tăng việc sử dụng các giao dịch hoán đổi tiền tệ địa phương (SWAP) và "khuyến khích sử dụng nhân dân tệ của Trung Quốc và tiền tệ của ASEAN trong việc trao đổi ngoại tệ liên ngân hàng."
    Ông Ôn Gia Bảo cũng nhận định rằng "Thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc và phức tạp, nền kinh tế toàn cầu có thể không chắc chắn và còn bất ổn trong một thời gian dài. Trung Quốc và ASEAN nên tự tin và tỉnh táo, giữ vận mệnh vững chắc trong tay của chúng ta và cùng tiến về hướng mà chúng ta đã thiết lập để đạt được mục tiêu".
    H.S (Reuters, BBC

    [r23)]Đúng là thói côn đồ của bọn lãnh đạo tq ko che đậy được!
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tại sao Mỹ mở căn cứ quân sự mới tại Úc?



    Nov 18, '11 1:32 AM
    for everyone
    (Toquoc)-Việc Mỹ mở căn cứ quân sự mới ở Úc nhằm tăng cường sự hiện diện tại Tây Thái Bình Dương, rút ngắn thời gian tiếp cận Biển Đông.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Úc trong các ngày 16-17/11, nhân dịp kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập liên minh quân sự hai nước. Ông đã dùng sự kiện này để tái khẳng định cam kết của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và đánh dấu việc mở căn cứ quân sự Mỹ tại nước này. Năm ngoái ông Obama dự kiến đi thăm Úc nhưng hai lần phải hoãn do các vấn đề trong nước.
    Trong bài phát biểu tại Quốc hội Úc, Tổng thống Mỹ đã không quên tái khẳng định Washinton sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng quan hệ hợp tác với Trung Quốc, nhấn mạnh rằng sự phát triển hòa bình và thịnh vượng của Trung Quốc có lợi cho tất cả các nước trong khu vực, vì vậy Mỹ cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội hợp tác với Trung Quốc, bao gồm tăng cường liên hệ giữa quân đội hai nước nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tránh “những tính toán sai lầm”. Thông điệp này chủ yếu là để làm yên lòng nước chủ nhà. Úc hiện có quan hệ kinh tế đặc biệt chặt chẽ với Trung Quốc. Dư luận Úc đang lo ngại nền kinh tế nước này đang ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Giới chính trị Úc trong khi đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, không thể không tính tới những biện pháp để làm yên lòng Trung Quốc. Nhất là việc Mỹ mở căn cứ quân sự đang thành chủ đề được dư luận khu vực và Trung Quốc quan tâm.
    [​IMG]
    Tổng thống Obama và Thủ tướng Julia Gillard tiếp xúc với các thiếu niên Úc sau khi Tổng thống Mỹ phát biểu tại Quốc hội Úc ngày 16/11.
    Thủ tướng Julia Gillard cho biết việc củng cố liên minh giữa Úc và Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới mối quan hệ của Canbera với Bắc Kinh, giữa lúc các nhà phân tích quân sự và đảng Xanh cảnh báo rằng động thái này sẽ gây thù địch với Trung Quốc vì sẽ được hiểu là sự đáp lại trực tiếp trước sức mạnh đang nổi lên của Bắc Kinh trong khu vực.
    Mỹ triển khai lính thủy đánh bộ tại Úc từ giữa năm 2012
    Thủ tướng Úc Julia Gillard ngày 16/11 tuyên bố Mỹ sẽ triển khai lính thủy đánh bộ tới thành phố Darwin ở miền Bắc nước này từ giữa năm 2012 trong bối cảnh hai nước tăng cường quan hệ đồng minh quân sự. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Gillard nói: “Đó là thỏa thuận quân sự song phương mới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hiện nay giữa Lực lượng Phòng vệ Úc với Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ... Cụ thể, từ giữa năm 2012, Úc sẽ đón một lực lượng cỡ trung đội từ 200-250 lính thủy quân lục chiến tới Vùng lãnh thổ phía Bắc theo cơ chế luân phiên sáu tháng”.
    Thỏa thuận trên, không bao gồm 2.000 quân nhân Mỹ đang đồn đóng tại Úc, sẽ giúp Mỹ có được một hướng tiếp cận gần hơn tới Biển Đông so với các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
    Về phần mình, Tổng thống Obama nói rằng việc Mỹ triển khai quân ở Úc sẽ góp phần duy trì cấu trúc an ninh tại châu Á cũng như giúp đối phó với các vấn đề an ninh và nhân đạo ở khu vực này. Ông Obama nhấn mạnh quyết định trên là một cam kết đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Úc là một đối tác chiến lược cho những lợi ích của Mỹ tại khu vực. Vị trí then chốt nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như cơ sở hạ tầng quân sự hiện có ở phía Bắc và phía Tây làm cho nước này, trở thành một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ an ninh hàng hải ở các vùng biển của khu vực. Úc coi quan hệ đối tác với Mỹ là một cách để xây dựng các cơ hội kinh tế, đồng thời bảo đảm tự do đi lại cho các nguồn tài nguyên quan trọng. Sự hiện diện tăng lên của Mỹ sẽ đóng góp cho sự cân bằng của khu vực và giúp Úc có lợi thế trong khu vực và với Trung Quốc, đối tác thương mại chính của nước này.
    Ngày 17/11, Tổng thống Obama đã đến Darwin, hoàn tất thoả thuận cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ của Úc. Chiến lược của Mỹ cho rằng cấu trúc đóng quân hiện có của Úc không đủ hiệu quả để giải quyết các thách thức đang nổi lên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thỏa thuận này đạt được tại cuộc họp tư vấn cấp bộ trưởng Úc-Mỹ năm 2010, hai bên đã đồng ý tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia này.

    Chiến lược tái can dự của Mỹ đã tập trung vào vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải và tạo một điểm chốt ở khu vực trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan tâm đối với chiến lược của Mỹ lại xuất phát từ một đòi hỏi chiến lược trong đó sự hiện diện lớn hơn của Mỹ sẽ tạo điểm tựa cho đòn bẩy, đảm bảo tự do hàng hải, tăng cường các cơ hội kinh tế và củng cố vị thế lãnh đạo của các cường quốc đang nổi.
    Năm động cơ đằng sau lập căn cứ quân sự mới
    Các nhà quan sát nêu câu hỏi, tại sao Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế và giảm bớt các kế hoạch triển khai lực lượng quân sự ở nước ngoài lại thiết lập một căn cứ quân sự hoàn toàn mới tại Úc? Mạng Atlantic nêu 5 lí do:
    Thứ nhất, căn cứ quân sự mới của Mỹ nhằm ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc. Trước mắt, Mỹ muốn kiềm chế thái độ gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong các bất đồng trên biển. Các cuộc xung đột quy mô nhỏ ở Biển Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu, bởi vì phần lớn hoạt động thương mại trên biển đi qua khu vực Biển Đông. Mỹ hy vọng việc triển khai lực lượng quân sự lớn hơn sẽ duy trì ổn định ở khu vực ngày càng quan trọng này. Triển khai lực lượng tại Darwin sẽ giúp quân đội Mỹ tăng cường sức mạnh ở Thái Bình Dương và quan trọng hơn Mỹ sẽ thiết lập sự hiện quân sự thường trực tại Tây Thái Bình Dương đủ sức ngăn chặn Trung Quốc mà không sợ nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.
    [​IMG]
    Các địa điểm đặt căn cứ quân sự Mỹ tại Úc.
    Thứ hai, Mỹ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang Đông Á. Các nước bạn hàng ở Trung Đông thường xuyên gặp rắc rối và Mỹ phải trả giá đắt. Trong khi đó, các liên minh của Mỹ tại Đông Á đáng tin cậy và đem lại cho Mỹ nhiều lợi ích.
    Thứ ba, Tổng thống Obama muốn rút khỏi Afghanistan. Một lực lượng quân sự mới của Mỹ tại Ôxtrâylia đòi hỏi sự điều chỉnh, lấy quân từ một số mặt trận khác.
    Thứ tư, Mỹ lo ngại căng thẳng về căn cứ quân sự với Nhật Bản. Không người Nhật Bản nào hài lòng trước sự hiện diện của hàng nghìn binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ của họ, cộng với một số vụ bê bối của một số binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ tại căn cứ ở Nhật Bản, khiến quan hệ hai nước càng căng thẳng hơn. Căn cứ quân sự Darwin có thể giảm bớt một phần sức ép của căn cứ Okinawa.
    Thứ năm, nếu muốn thiết lập sự hiện diện quân sự ở Đông Á, Mỹ cần có một nước chủ nhà có thể tin cậy ở trong khu vực. Úc là nước dân chủ, nói tiếng Anh, không có những lý do ý thức hệ để phản đối Mỹ và có thể thực sự muốn dựa vào một nước Mỹ mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn trong khu vực.
    Nhà phân tích người Úc, Tom Gara cho rằng, “cũng như vùng Vịnh, Úc không thể tự vệ nên dựa vào sự bảo vệ của Mỹ”. Điều này giải thích tại sao Úc thường xuyên tham gia tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ, trong đó có cả cuộc chiến tranh Việt Nam. Úc có thể nghiêng mạnh về phía Mỹ trong chính sách đối ngoại để đánh đổi sự bảo đảm an ninh tuyệt đối bằng một căn cứ quân sự lớn của Mỹ trên lãnh thổ của họ.
    Cách thức Mỹ phản ứng với sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ quyết định những vấn đề của thế giới trong những năm tới./.


    Lưu Việt - Báo Tổ Quốc
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hờ hờ ! Có các bác lại thêm 1 ngày bình yên !!=D>=D>=D>
    Khựa bẩn sẽ càng ngày càng bị cô lập ! Nếu cứ giở thói hung hăng![r24)][r24)][r24)]
    Đến bây giờ các nước đã rất cảnh giác với Khựa bẩn về chuyển giao công nghệ ! Khựa bẩn sẽ đứng ngoài rìa sự phát triển của thế giới ! >:)>:)>:)
    Chúc các bác ngày nghỉ vui vẻ ! [r2)][r2)][r2)]
    Chúc em Bằng Lăng tím ... luôn luôn xinh tươi ,ngọt ngào như màu hoa tím! [};-[};-[};-[r32)][r32)][r32)]
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Từ sự kiện "Đuổi chó" ...Nov 18, '11 6:16 AM
    for everyone
    Trang tin quốc phòng Mỹ The Second Line of Defense viết: Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng ý chí độc lập dân tộc mạnh mẽ và Quân đội kiên cường được thiết kế để làm cho Việt Nam như một con "tôm độc" mà Trung Quốc không thể tiêu hóa.

    Báo The Economic Times của Ấn Độ hôm 14/11/11 viết: Đối mặt với một Trung Quốc khuyến khích sự tin tưởng nhưng trang bị vũ khí ngày một gia tăng, Việt Nam tìm cách để làm rạng danh hải quân với hỏa lực tăng cường và niềm tự hào mới từ trong quá khứ hàng hải của họ.

    Cuộc rượt đuổi và đâm thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là “Đuổi Chó”. Các clip khác sau đó dài hơn do ghép lại từ 2 clip phần 1 và phần 2 (do người post lên đặt tên là Đuổi 2)

    Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Cú va chạm cực mạnh khiến người xem clip lần đầu thót tim khi nhìn thấy màn hình chao đảo do người quay phim (thu hình) , có lẽ, đã té nhào. Thật dũng mãnh !

    Ấy là tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu là tàu Hải quân chính cống thì tốc độ và sự linh hoạt còn hơn như thế.

    Có vẻ Việt Nam chú trọng phát triển các tàu chiến, tàu phóng tên lửa vừa và nhỏ có tốc độ cực nhanh, tác chiến linh hoạt và hiệu quả với động cơ hiệu suất cao. Có cái gì đó giống như là "Bầy sói sẵn sàng bao vây" một khi khai chiến. Những thông số kỹ thuật của các loại vũ khí mà bạn thấy trên internet là không chắc chắn với một quân đội chuyên nâng cấp vũ khí như Quân đội nhân dân Việt Nam.

    The Economic Times viết tiếp: "Một tuyến đường biển cho đến nay vẫn ít được biết đến được sử dụng bởi Cộng sản miền Bắc trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ hậu thuẫn miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho công tác tuyên truyền để cho thấy rằng khi nói đến khả năng chiến đấu của Việt Nam, lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn."

    Tôi tự hỏi các chiến hạm khổng lồ của Trung Quốc xoay xở thế nào khi đối mặt với các tàu chiến và sói hạm rất linh hoạt của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, không giống như tác chiến trên bộ, đánh chìm một chiến hạm lớn trên biển sẽ khiến đối phương thiệt hại rất nặng nề về tài sản và nhân mạng. Đó là chưa kể tới hệ thống phòng thủ bờ biển thuộc loại tiên tiến nhất thế giới và chiến đấu cơ SU-30 có tầm bay 8.000 km được thiết kế để chiến đấu diện rộng trên biển của Việt Nam.

    Tấn công tên lửa

    Mặc dù Việt Nam đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều loại hiện đại bao gồm Shaddock (hành trình tầm xa), Bastion-P (chiến thuật bầy sói),... và sắp tới có thể là siêu tên lửa Brahmos mua từ Ấn Độ.

    Nhưng nếu đối phương tấn công tên lửa dồn dập thì sao ? Chúng ta chống đở thế nào ? Dưới đây là lời khuyên của Viet-studies:

    Ngày nay, hoạt động tác chiến để giữ biển đảo của Viêt Nam hiện nay xảy ra trong một không gian rộng và sâu bao gồm trên không, trên biển, trong lòng biển và dưới đáy biển. Tương ứng với nó là các lực lượng không quân hải quân; tàu mặt nước; tàu ngầm; thủy lôi, mìn và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Hải chiến ngày xưa thì các lực lượng này của hai bên thường tìm cách tiếp cận nhau, gặp nhau là bắn nhau như vãi đạn. Hải chiến hiện đại ngày nay thì khác, các lực lượng này hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó thường chiếm ưu thế (nói là thường vì trong trận hải chiến tháng 10/1973 giữa hải quân Israel với Ai cập và sau đó là Syria thì tàu tên lửa của hải quân Ai Cập và Syria tầm bắn lớn hơn tàu tên lửa của Israel gấp 2,5 lần. Nhưng do chiến thuật và gây nhiễu tốt nên khi tàu tên lửa của Ai Cập và Syria tấn công ngoài tầm hỏa lực của tàu tên lửa Israel mà không trúng mục tiêu thì lập tức tàu tên lửa Israel vận động tiếp cận đến đúng tầm hỏa lực của mình phóng tên lửa diệt gọn) Tuy nhiên có một điều cần hiểu là khoảng cách còn rất xa đó là xa bao nhiêu? Đây là vấn đề tuyệt mật quân sự. Bạn có thể biết tàu này, máy bay kia trang bị vũ khí này nọ nhưng bạn không thể biết tầm bắn có hiệu quả của nó là bao nhiêu km ngoài người làm chủ phương tiện đó ra. Vì thế hải chiến, không chiến hiện đại vẫn phải có các hành động đợi cơ, phục kích, hoặc vận động tiếp cận mục tiêu làm sao có lợi nhất để phát huy hỏa lực của mình. Như vậy không có nghĩa những tàu chiến hiện đại nhất được trang bị hỏa lực phòng, chống đầy mình là miễn bị tiêu diệt, tấn công.

    Từ kinh nghiệm chiến tranh với Mỹ, như trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 Lực lượng Hạm đội 7 Mỹ mạnh như vậy, bầu trời, vùng biển Việt Nam bị khống chế, phong tỏa như thế mà hải quân và không quân Viêt Nam vẫn hợp đồng tập kích làm cho 4 tàu chiến hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ bị bất ngờ, rối loạn, lúng túng đối phó và bị dính đòn đau. Vì thế, để chống lại một lực lượng hải quân mạnh, hiện đại tầm cỡ như Trung Quốc, Mỹ thì nguyên tắc sống còn trong tấn công đối phương là cơ động nhanh, bí mật, tập kích bất ngờ với các đòn dồn dập, nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực vào một mục tiêu làm cho đối phương lùng túng, rối loạn dễ bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tình thế hôm nay Việt Nam càng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều lần so với thời đánh Mỹ, do đó nguyên tắc sống còn trong tấn công trên biển này càng phát huy uy lực. Các tàu, xuồng phóng lôi, tên lửa loại nhỏ tốc độ cao Việt Nam đang đóng hàng loạt có thể đợi cơ phục kích ở bất cứ nơi đâu trên cửa sông, luồng lệch và gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ của bờ biển Việt Nam được sự hỗ trợ của không quân, lực lượng trên đất liền tùy theo tình hình tác chiến sẽ là một mối nguy hiểm cực lớn, tiềm tàng rất khó đối phó. Bất kỳ lực lượng tuần dương hạm, khu trục hạm nào dù hiện đại đến đâu mà “mon men” vào vùng biển và hải đảo của Việt Nam thì ngoài việc phải tập trung đối phó tương xứng với các máy bay, tàu chiến hiện đại của Việt Nam còn bị nguy cơ tiêu diệt rất cao bởi những con tàu “đặc nhiệm” này. Sự phối hợp bộ 3 giữa tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao và tàu ngầm với không quân phục kích hay tập kích có vẻ như trở thành loại hình tác chiến cơ bản, sở trường của Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Hải chiến hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì ngư lôi, tên lửa là hỏa lực chủ yếu mà bên này dùng để tiêu diệt bên kia và ngược lại, trong đó tên lửa là hỏa lực chính. Đến đây một bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để cho tên lửa, ngư lôi của ta phóng ra là trúng đích và làm gì để vô hiệu hóa hoặc ít ra là hạn chế tên lửa, mgư lôi của đối phương?

    Việt Nam nghèo không có cơ sở vật chất kỹ thuật để bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa như Mỹ, điều đó không có nghĩa là chỉ biết trương mắt nhìn tên lửa bay vào lãnh thổ mà chịu. Để đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp của đối phương, Việt Nam phải xây dựng, bố trí các tổ hợp phòng không nhiều tầng nhiều lớp nghĩa là các vùng lưới lửa như thời chống Mỹ với các cỡ nòng từ 12ly7 trở lên ở những hướng mà tên lửa, máy bay có thể xuất hiện. Các vị trí quan sát bằng kỹ thuật ở bờ biển, hải đảo sẽ thông báo cho tổ hợp phòng không biết tên lửa bay theo hướng nào, độ cao bao nhiêu, thời gian bao lâu để đồng loạt khai hỏa. Máy bay tuy tốc độ thấp nhưng đường bay không cố định; tên lửa có tốc độ cao thì đường bay lại cố định. Thuận lợi và khó khăn khi đánh chặn 2 loại này như nhau nhưng cũng lưới lửa này Việt Nam đã từng tiêu diệt máy bay F111 cánh cụp cánh xòe tốc độ siêu thanh thì ngày nay mọi điều đều có thể. Ngoài ra Việt Nam cũng phải học cách rải nhiễu, gây nhiễu của B52 Mỹ trong chiến dịch Linebacker; tạo ra các khu vực nhiễu loạn điện từ để tên lửa bay qua vùng đó thì mất điều khiển tự nổ hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa độ chính xác của tên lửa đến mục tiêu…

    Như vậy, căn cứ vào nội lực và động thái chuẩn bị của Việt Nam thì bất kỳ một quốc gia nào trừ Mỹ mở một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam, chẳng hạn Trung Quốc đang coi Trường Sa của Việt Nam và 80% diện tích biển Đông là lợi ích cốt lõi thì điều đó (gây chiến tranh) có thể xảy ra thì nên bây giờ hoặc không bao giờ. Nhưng với nhãn quan của mình tôi cho rằng điều đó đã qua và ngay bây giờ cũng là quá khó. Không những Việt Nam đã mạnh lên rất nhiều mà tình hình khu vực đã thay đổi chóng mặt không có lợi cho Trung Quốc tý nào. Trung Quốc đã như hay bị coi như Liên Xô trước kia? Liệu một cuộc chiến tranh lạnh có xảy ra nữa không? Phản ứng của Trung Quốc nói lên điều gì? Chúng ta chờ xem.

    Lê Ngọc Thống
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    'ASEAN có nguy cơ bị thâu tóm'
    Cập nhật lúc :8:52 AM, 18/11/2011
    Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh báo rằng, các cường quốc là đối tác đối thoại của ASEAN đang tìm cách thống trị các diễn đàn của ASEAN, đặc biệt là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), một khuôn khổ mở rộng mang định hướng an ninh, để phục vụ các lợi ích của họ.

    >> 'ASEAN ngày càng đoàn kết, vững mạnh và phát triển'

    Dẫn lời ông Surin, báo Bangkokpost, Thái Lan cho biết, khi có thêm các cường quốc trở thành đối tác đối thoại của ASEAN, trong đó Mỹ và Nga lần đầu tiên tham gia EAS, ASEAN có nguy cơ "bị các cường quốc bên ngoài thâu tóm và chỉ đạo hậu trường".

    [​IMG]Ông Pitsuwan (trái) lo ngại các cường quốc chi phối ASEAN. Ảnh: Getty.
    Theo ông Surin, ASEAN phải hết sức thận trọng, tránh mở rộng EAS thái quá tới mức không còn khả năng duy trì vai trò trung tâm lãnh đạo với tư cách là nhà sáng lập diễn đàn.

    ASEAN muốn thu hút và tạo dựng sự cân bằng giữa các cường quốc tại khu vực, nhưng do các cường quốc đối thoại đều có chương trình nghị sự riêng nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đôi khi nảy sinh xung đột lợi ích với các cường quốc khác, nên ASEAN cũng cần một cơ chế và một tiến trình làm việc nhằm đảm bảo mang đến cho khối việc duy trì quyền kiểm soát, cân bằng và quyền sở hữu EAS.

    H.Anh (theo Bangkokpost
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này