Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2780 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 05:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 41353 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    các
    Cuộc đua quyền lực của Trung Quốc tại Đại hội 2012: Phần 2 - Bộ trưởng Nội các

    Thứ sáu, 18 Tháng 11 2011 00:00


    Tìm hiểu, nghiên cứu về Quốc Vụ Viện thời hậu Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, đặc biệt là những nhân vật chủ chốt sẽ không chỉ giúp dự đoán các ưu tiên chính sách của họ mà còn giúp chúng ta đánh giá xem liệu họ đã chuẩn bị để đối diện với những thách thức về kinh tế và chính trị xã như thế nào. Bài nghiên cứu nằm trong loạt bài của Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton, đăng trên Tạp chí “China Leadership Monitor” của Hoover Institution, Stanford University.


    [​IMG] Phó Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo sau Đại hội 2012?


    Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012 sẽ lựa chọn Bộ Chính trị và Ban Thường vụ mới. Các thành viên của hai cơ quan lãnh đạo tối cao này sẽ đồng thời giữ các vị trí cao nhất trong tất cả các cơ quan quan trọng khác của Đảng, Chính phủ, và quân đội. Quan trọng nhất trong các thể chế này là Quốc Vụ Viện, Nội các của Trung Quốc. Các thành viên Quốc Vụ Viện không chỉ nắm giữ số ghế quan trọng trong Bộ Chính trị mà nhiều người trong số các nhân vật chủ chốt trong Quốc Vụ Viện – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, và các Bộ trưởng – còn chịu trách nhiệm về các vấn đề cả đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Trong khi Đảng giữ vai trò ra quyết định cao nhất, Quốc Vụ Viện lại là nguồn cho nhiều sáng kiến chính sách quan trọng.
    Nền tảng nhân trắc học, con đường sự nghiệp, trình độ học vấn, và các phe phái của 35 ủy viên Quốc Vụ trước cuộc chuyển giao này là gì? Khi Thủ tướng Ôn và một số lãnh đạo chính phủ cao cấp nghỉ hưu vào hai hoặc ba năm tới, Quốc Vụ Viện thời hậu Ôn sẽ như thế nào? Ai sẽ ra, ai sẽ vào hay ai sẽ thăng tiến? Những mối quan tâm chính của công chúng Trung Quốc về sự thay đổi chính phủ sắp tới này là gì? Những thách thức gai góc mà bộ máy lãnh đạo mới sẽ phải đối mặt là gì? Bài viết này nhằm mục đích làm sáng tỏ những mối quan tâm kịp thời này.
    [*]

    Bất kỳ nỗ lực nào nhằm dự đoán các chính sách của chính phủ Trung Quốc – bao gồm các chính sách tiền tệ, thương mại, công nghiệp, môi trường, năng lượng, và đầu tư nước ngoài – đều phải gắn với sự chuyển đổi bộ máy lãnh đạo sắp tới, đặc biệt là khi điều này có ảnh hưởng tới Quốc Vụ Viện, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định và triển khai các chính sách này. Sự thay đổi bộ máy lãnh đạo này trong Quốc Vụ Viện sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2013, vài tháng sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến vào mùa thu năm 2012. Thời điểm đó, các lãnh đạo chính phủ cao cấp không được bầu tiếp vào BCHTW Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải rời ghế của mình để nhường chỗ cho những người mới[2]. Trong 10 ủy viên Ban Chấp hành Quốc Vụ Viện, gồm cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng, và các ủy viên quốc vụ, có tới 7 người sắp nghỉ hưu hoặc sẽ chuyển sang cơ quan lãnh đạo khác.
    Điều này không nhất thiết có nghĩa là chính phủ Trung Quốc sẽ không đưa ra các sáng kiến chính sách quan trọng mới cho giai đoạn từ nay tới năm 2012. Ở thời điểm Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong nước về chính trị xã hội và kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải ngày càng trở nên thành thạo trong việc thích nghi với thực trạng tài chính, kinh tế và chính trị toàn cầu. Hơn nữa, một số nhà lãnh đạo hiện nay sắp rời nhiệm sở, nổi bật nhất là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, có thể muốn nắm lấy cơ hội cuối cùng của họ để thực hiện những gì họ tin là các sáng kiến chính sách cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của đất nước này. Tuy nhiên, hầu hết các chính trị gia trong nước, đặc biệt là những ngôi sao đang lên được gọi là thế hệ lãnh đạo thứ 5, sẽ hết sức thận trọng trong hai năm tới. Quả thực, những thay đổi chính sách lớn sẽ xuất hiện sau chứ không phải trước Đại hội Đảng lần thứ 18. Điều này không có gì là ngạc nhiên, do đó, trọng tâm của chính trị Trung Quốc gần đây đã chuyển sang vấn đề nhân sự.
    Không có gì phải bàn cãi, quyền lực ở Trung Quốc cuối cùng không tập trung ở chính phủ, mà ở sự lãnh đạo của ĐCSTQ – không phải ở Quốc Vụ Viện, mà ở Bộ Chính trị và đặc biệt là Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Như Phần 1 đã giải thích, đa số ủy viên Bộ Chính trị và Ban Thường vụ hiện nay đều thăng tiến trong sự nghiệp từ vị trí lãnh đạo tỉnh chứ không phải từ các bộ thuộc Quốc Vụ Viện. Mặc dù Đảng đóng vai trò lãnh đạo trong hoạch định chính sách, nhiều sáng kiến và biện pháp chính sách quan trọng, cũng như hầu hết các hoạt động liên quan tới việc thực thi chính sách, đều diễn ra trong hoặc thông qua các tổ chức chính phủ chứ không phải các cơ quan của ĐCSTQ.
    Hơn nữa, kinh nghiệm trong chính quyền trung ương thường giúp quan chức tăng lợi thế để có được vị trí lãnh đạo cao nhất. Các Bộ trưởng của Quốc Vụ Viện tạo thành một nhóm các ứng cử viên quan trọng cho vị trí ủy viên Bộ Chính trị, có lẽ chỉ thua các bí thư tỉnh ủy và các trưởng ban của các ban ngành trung ương của ĐCSTQ. Một số ủy viên hiện nay của Ban Chấp hành Quốc Vụ Viện mà hiện không có ghế trong Bộ Chính trị, cùng với hai hoặc ba bộ trưởng, là những đối thủ hàng đầu cho vị trí ủy viên Bộ chính trị hoặc Ban Bí thư năm 2012.
    Một trong số nhiều quy tắc chính trị đã phát triển qua hai thập kỷ vừa qua là hai lãnh đạo cao nhất trong Quốc Vụ Viện – Thủ tướng và Phó Thủ tướng thường trực – đồng thời có ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy hoặc chín thành viên, và tất cả các phó Thủ tướng (cùng một số thành viên quốc vụ) cũng đồng thời có ghế trong Bộ Chính trị. Quốc Vụ Viện tổ chức thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, và Thủ tướng luôn là một trong những vị trí quyền lực nhất ở đất nước này. Một số Thủ tướng trong lịch sử Trung Quốc – Chu Ân Lai, Triệu Tử Dương, Chu Dung Cơ, và Ôn Gia Bảo – đã được thừa nhận rộng rãi như “bộ mặt” của Trung Quốc, một phần do hoạt động lãnh đạo sâu rộng của họ. Đôi khi họ khiến người dân trong nước vô cùng thoải mái và họ được những người Trung Quốc ở nước ngoài tôn trọng bởi những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được.
    Tìm hiểu về Quốc Vụ Viện thời hậu Ôn của Trung Quốc, đặc biệt là những nhân vật chủ chốt – nền tảng chính trị, các phe phái, năng lực quản lý và kinh nghiệm đối ngoại của họ; những gì họ khác biệt với những người tiền nhiệm và khác nhau thế nào; và những sáng kiến chính trị họ có thể đề xuất – là hết sức quan trọng đối với cả Trung Quốc và thế giới bên ngoài. Việc nghiên cứu những nền tảng và phẩm chất của những nhà lãnh đạo mới này sẽ không chỉ giúp dự đoán các ưu tiên chính sách của họ mà còn giúp chúng ta đánh giá xem liệu họ đã chuẩn bị để đối diện với những thách thức về kinh tế và chính trị xã hội như áp lực thất nghiệp, bất bình đẳng về thu nhập, và tham nhũng lan tràn cũng như những rắc rối có thể xảy ra cùng với sự khan hiếm tài nguyên, thiếu hụt năng lượng, suy thoái môi trường, và biến đổi khí hậu hay chưa. Nếu không có đội ngũ quản lý có năng lực và gắn kết trong chính quyền trung ương, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các thách thức phức tạp này trên cả hai mặt trận trong nước và quốc tế.
    Bài viết này bắt đầu bằng một khảo sát về các thành viên hiện nay của Quốc Vụ Viện, bao gồm 10 ủy viên Ban Chấp hành và 27 bộ trưởng (hai trong số các bộ trưởng này đồng thời là ủy viên Ban Chấp hành với vị trí ủy viên quốc vụ).[3] Khảo sát đó giúp phân tích thực nghiệm toàn diện về các nền tảng tiểu sử, trình độ học vấn (bao gồm cả kinh nghiệm học ở nước ngoài), con đường sự nghiệp, và các mạng lưới chính trị hoặc phe phái của 35 lãnh đạo cao cấp này trong chính quyền trung ương. Trừ một số thông tin liên quan tới các mối quan hệ người đỡ đầu-người được bảo trợ và nền tảng gia đình, dựa trên các bài phỏng vấn của tác giả và truyền thông Trung Quốc không chính thức, tất cả các dữ liệu này được trích từ website của Tân Hoa Xã do chính phủ quản lý.[4]
    Do đó bài viết này giới hạn tập trung vào ba hướng nghiên cứu cụ thể: 1) ai sẽ ra (nghỉ hưu hoặc rời đi); 2) ai có thể sẽ vào (thay thế người đương nhiệm); và 3) ai sẽ lên (được thăng tiến lên vị trí cao hơn và được giữ một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị, hoặc Ban Bí thư năm 2012). Bài viết này kết thúc bằng việc thảo luận về một số vấn đề là thách thức lớn nhất mà thế hệ lãnh đạo sắp tới nói chung, và các lãnh đạo trong Quốc Vụ Viện nói riêng sẽ phải đối mặt.
    Đọc toàn bộ bản dịch tại đây
    Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton
  2. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Ấn Độ vẫn tiếp tục thăm dò dầu với VN


    Cập nhật: 14:41 GMT - thứ sáu, 18 tháng 11, 2011



    [​IMG]Ông Singh đã có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc




    Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo tại hội nghị Bali rằng việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông với Việt Nam 'hoàn toàn mang tính thương mại'.
    Điều đó có nghĩa hoạt động này không thể bị liên quan vào cuộc tranh chấp chủ quyền tại khu vực, trong đó Trung Quốc yêu sách đòi tới 80% diện tích Biển Đông.


    Ông Singh đã gặp Thủ tướng Ôn bên lề cuộc họp Ấn Độ-Asean và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali. Tại đó, thủ tướng Ấn Độ cũng khẳng định vấn đề chủ quyền biển 'cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế'.
    Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc tập đoàn ONGC Videsh của Ấn Độ thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận ngay từ khi có thông tin về dự án làm ăn này hồi tháng Chín.
    Trong khi Trung Quốc nói đây là vùng biển tranh chấp, Việt Nam nói hai lô này nằm hoàn toàn trên thềm lục địa chủ quyền của Việt Nam.
    Hồi tháng 10, trước khi thăm chính thức Ấn Độ, Chủ tịch Việt nam Trương Tấn Sang còn khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài làm việc với đối tác Việt Nam trong các dự án dầu khí tại thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam theo luật pháp Việt Nam".
    Không chỉ có phía Việt Nam, mà phía Ấn Độ cũng tỏ rõ quyết tâm theo đuổi kế hoạch làm ăn này.
    Quyền lưu thông

    Đề cập tới yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ nói các bên cần tôn trọng quyền lưu thông và tự do hàng hải.
    Một nguồn tin tham dự hội nghị Bali được Thời báo Kinh tế của Ấn Độ dẫn lời nêu quan điểm của New Delhi, rằng đã có luật biển (của Liên Hiệp Quốc) mà "bản thân Trung Quốc cũng đã ký kết".
    "Nếu như còn khác biệt, thì đã có tòa án để giải quyết vấn đề chủ quyền."
    Trong khi đó, đô đốc chỉ huy trưởng hải quân Ấn Độ Nirmal Verma vừa lên tiếng cảnh báo khả năng các mâu thuẫn trong khu vực có thể gây ảnh hưởng toàn cầu, nhất là cho các quốc gia có quyền lợi kinh tế lớn tại châu Á-Thái Bình Dương.
    Không có gì lạ nếu như chính tại Bali, hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như đang lâm vào trạng thái đối đầu và căng thẳng quanh chủ đề Biển Đông.
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố "các thế lực bên ngoài" không có cớ gì để tham gia vào tranh chấp phức tạp về chủ quyền biển. Ông nói: "Vấn đề này cần được giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan".
    "Các thế lực bên ngoài không được liên quan, dù với bất kỳ cớ gì."
    Trước đó một hôm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố trước Nghị viện Australia rằng với tư cách cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, "Mỹ đang và sẽ luôn hiện diện tại đây".




    .
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Phát biểu lạ đời của hai học giả về đường lưỡi bò

    Vừa qua, có một hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.
    Trong hội thảo này, có hai báo cáo đáng lưu ý:


    Trong [Tô-Nhậm], Tô Hạo và Nhậm Viễn Giả phán: “Biển Nam Trung Hoa là vùng biển đã phát hiện và khai phá bởi người Trung Quốc cổ đại, và đã được Chính phủ Trung Quốc quản lí một cách có hiệu quả. So với các nước láng giềng, Trung Quốc có nhiều bằng chứng lịch sử để chứng tỏ chủ quyền của mình đối với Biển Nam Trung Hoa và hầu hết các đảo trong khu vực này.”
    GS. Stein Tønnesson, trong [Tønnesson], lại cho biết: “Ý tưởng bành trướng mà Trung Quốc dùng để đòi yêu sách đối với tất cả vùng biển thuộc hình chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò – chú giải của tôi) không nên bị xem là sai. Vấn đề gây tranh cãi được tiếp diễn bởi Trung Quốc trong việc mở rộng yêu sách đối với vùng đặc quyền trên biển của họ không nhất thiết phải bị hiểu như là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thực hiện một yêu sách điên rồ hay vô căn cứ. Vấn đề này có thể được hiểu rằng đường lưỡi bò có nghĩa Trung Quốc chỉ yêu sách đối với các đảo trong đó, và rằng các vùng đặc quyền trên biển có thể được hình thành từ các đường cơ sở quanh các đảo đó.”
    Với những tuyên bố của Tô Hạo và Nhậm Viễn Giả tại một hội thảo ở Việt Nam như vậy thì thật là lố bịch. Bằng chứng của Trung Quốc, theo ngài Tô Hạo, đang có là những gì? Nếu có bằng chứng chắc chắn thì cới gì Trung Quốc lại thực hiện những hành động phi nhân tính trên vùng biển thuộc đặc quyền của Việt Nam trong thời gian qua?
    Còn ông Stein Tønnesson! Tôi cũng không hiểu sao ông lại “nói thay” cho Trung Quốc như vậy. Trung Quốc bịa ra đường lưỡi bò và dùng nó với ý đồ thôn tín Biển Đông và tất cả các đảo trong đó. Tại sao ông Tønnesson cho rằng yêu sách của Trung Quốc là “có lí”. Hay là ông này chưa biết hết hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây?
    Hy vọng những người Việt Nam có quan tâm về Biển Đông nên có những phản biện xác đáng đối với giọng điệu kỳ lạ của các vị học giả này.


    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
  4. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Ôi.. Con chó già nó lại sủa nữa này... doạ tiếng đại bác thấy ko xong giờ lại doạ trừng phạt Ktế....~X~X~X



    TRUNG QUỐC / BIỂN ĐÔNG -
    Bài đăng : Thứ sáu 18 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 18 Tháng Mười Một 2011

    Trung Quốc dọa trừng phạt kinh tế các láng giềng châu Á


    [​IMG]Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Trái) và Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Thượng đỉnh Bali ngày 18/11/2011. REUTERS/Sonny Tumbelaka




    Thanh Hà
    Xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngày 18/11/2011 cảnh báo các nước láng giềng châu Á về nguy cơ bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế nếu các nước đó được Mỹ yểm trợ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Nam (tức Biển Đông).


    Lời cảnh báo trên đây được đưa ra đúng vào lúc bế mạc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali. Hoàn cầu Thời báo đe dọa « Bất kỳ một cuốc gia nào muốn trở thành quân cờ của Mỹ sẽ mất đi cơ hội gặt hái những thành quả kinh tế của Trung Quốc ». Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì trên thế giới. Còn ASEAN là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh. Thặng dư thương mại hiện nghiêng về phía ASEAN chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cho Trung Quốc.
    AFP nhắc lại, căng thẳng đang gia tăng tại khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền trên biển giữa nhiều quốc gia trong Đông Nam Á với Trung Quốc. Hồ sơ Biển Đông là trọng tâm của Thượng đỉnh ASEAN vừa khép lại hôm nay (18/11/2011) cũng là một trong những chủ đề chính của Thượng đỉnh các nước Đông Á. Tuy nhiên Trung Quốc không chủ trương đề cập đến vấn đề nhậy cảm này tại thượng đỉnh Đông Á với sự hiện diện lần đầu tiên của Hoa Kỳ. Bắc Kinh luôn đòi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đối thoại song phương.
    Về phần mình tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng : « Đưa quá nhiều các vấn đề chính trị và an ninh ra thảo luận tại Thượng đỉnh Đông Á, đặc biệt là khi có liên quan đến các vụ tranh chấp, sẽ không có lợi cho bất kỳ một kế hoạch hợp tác nào ». Trái lại điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng « căng thẳng trong khu vực leo thang ».
    Lập trường của báo chí Trung Quốc đã được chính thủ tướng Ôn Gia Bảo xác định lại. Đến Bali để chuẩn bị dự Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6, ông tuyên bố: « Các lực lượng từ bên ngoài không nên viện bất kỳ một lý do nào để can thiệp » vào tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Đây là một hồ sơ đã kéo dài nhiều năm và phải được các bên liên quan giải quyết bằng các con đường đối thoại « hữu nghị và trực tiếp ».
    Theo giới phân tích, thông điệp này của lãnh đạo Trung Quốc nhắm trực tiếp vào Hoa Kỳ sau khi tổng thống Mỹ vào sáng nay đã nhấn mạnh rằng Thượng đỉnh Đông Á phải là nơi để các bên cùng làm việc trên rất nhiều các hồ sơ, chẳng hạn như là vấn đề liên quan đến an ninh trên biển và hồ sơ chống phổ biến vũ khí hạt nhân.





    .
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thư phản đối Google về đường lưỡi bò trong bản đồ tiếng Hoa

    Như chúng ta đã biết:

    Và dưới đây là bức thư mà tôi vừa tham gia ký tên cùng với một nhóm các nhà khoa học gửi cho Google để yêu cầu họ chỉnh sửa các bản đồ trên Google phiên bản tiếng Hoa có đường lưỡi bò.
    Hiện tại chưa có bản dịch tiếng Việt. Tôi hy vọng trong thời gian tới, bức thư này sẽ được dịch sang nhiều thứ tiếng. Bác nào có bản dịch bức thư này sang các thứ tiếng khác thì, nếu có thể, vui lòng gửi cho tôi và tôi sẽ post lên trang này.
    Theo sự thống nhất của nhóm biên soạn, tôi xin không đính kèm danh sách những người tham gia ký tên trong bức thư này.
    Xin chân thành cảm ơn tất các nhà khoa học đã tham gia biên soạn bức thư này.


    TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhật chuẩn bị đầy đủ để tham chiến

    Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay

    Thứ sáu, 18 Tháng 11 2011 10:06 dinh tuan anh


    Từ trung tuần tháng 11 đến nay, cuộc tập trận quy mô lớn được Nhật Bản tiến hành tại gần vùng biển Tây Nam nước này đang thu hút sự chú ý cao độ của các nước Đông Á. Theo báo giới Nhật Bản, có thể nói đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.

    [​IMG]

    Báo giới Nhật Bản cho biết cuộc tập trận lớn với sự điều động quân từ Bắc xuống Nam này là nhằm chuẩn bị cho việc tăng cường phòng ngự khu vực Tây Nam, “kẻ thù giả định” của cuộc tập trận chính là Trung Quốc. Trong khi đó, báo giới nước ngoài nhận định “sự điều động từ Bắc xuống Nam” của lực lượng phòng vệ Nhật Bản là nhằm “tranh giành” với Trung Quốc vỉa dầu ở biển Hoa Đông, liên thủ với Mỹ bảo vệ Đài Loan và chuẩn bị quân sự cho việc mở rộng biên giới trên biển. Về vấn đề này, báo giới Trung Quốc cơ bản thể hiện thái độ chỉ trích, cho rằng cuộc tập trận chỉ làm sâu sắc thêm ác cảm, thậm chí là thù hằn, của người Trung Quốc đối với Nhật Bản. Chuyên gia bình luận quân sự Ni Nhĩ Nghiên cho rằng cuộc tập trận lần này cùng với sự bài binh bố trận gần đây của Nhật Bản chính là nhằm thực thi “động tác quy định” mà “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản yêu cầu, đồng thời còn mang “động tác tùy ý” với ý đồ lớn hơn, vừa “làm” cho Trung Quốc thấy, vừa “diễn” cho Bắc Triều Tiên và Nga xem. Cuộc tập trận lần này của Nhật Bản có 3 yếu tố đáng chú ý.
    Một là cường độ cao. Theo báo chí Nhật Bản, cuộc tập trận này có sự tham gia của 5.400 binh sĩ cùng 30 máy bay chiến đấu, 1.500 xe tăng lội nước, trong đó có cả loại xe tăng 90 tiên tiến nhất của Nhật Bản. Cuộc tập trận giả định rằng trong bối cảnh quần đảo Okinawa (bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư) của Nhật Bản bị Trung Quốc tấn công, làm thế nào điều động binh lực từ phía Bắc xuống khu vực cực Nam của Nhật Bản để ứng cứu. Đây là cuộc tập trận có cường độ lớn nhất kể từ sau chiến tranh.
    Giới quan sát phân tích việc điều động, chuyển quân cả nghìn cây số từ Bắc xuống Nam như vậy, bề ngoài là vì mục đích bảo vệ các đảo Tây Nam Okinawa, rõ ràng để gia tăng áp lực với Trung Quốc - nước đang kiên trì tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư, song bên trong còn có ý “diễn” để cho các nước xung quanh như Nga và Bắc Triều Tiên xem. Bởi vì cuộc tập trận này huy động tới 1.500 xe tăng lội nước, trong khi các hành động quân sự tại quần đảo Điếu Ngư hay ở biển Hoa Đông (đang có tranh chấp với Trung Quốc), Nhật Bản cơ bản không cần dùng đến và cũng không thể triển khai lượng lớn chiến xa như vậy. Việc làm này có thể có được hiệu quả “giương Đông kích Tây” về mặt chiến lược.
    Thứ hai là thanh thế lớn. Đối với cuộc tập trận này, lực lượng tự vệ Nhật Bản đã không còn phải cẩn trọng hay né tránh như trước đây. Đầu tiên, Nhật Bản huy động các xe lưỡng dụng để điều chuyển sư đoàn xe tăng duy nhất của Nhật Bản ở khu vực Bắc Hải xuống khu vực Kyushu. Trong quá trình chuyển quân, lực lượng phòng vệ còn cho xe tăng đi vào phố lớn, hành động khiến không ít người dân phải kinh ngạc, thậm chí có những người hiểu nhầm, lo sợ không rõ việc điều động này là vì chiến tranh hay chỉ là diễn tập. Giới quan sát cho rằng trong cuộc tập trận lần này, ngoài việc thể hiện “cơ bắp” với các nước xung quanh (nhất là đối với Trung Quốc), lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn có phần “biểu diễn” cho người dân trong nước xem. Nó vừa hưởng ứng phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Noda rằng “quên chiến tranh tất sẽ nguy”, có ý thức tỉnh dân chúng, lại vừa có ý thu hút sự chú ý của Quốc hội, từ đó có được ngân sách lớn hơn cho quốc phòng.
    Ba là mật độ cao. Giới quan sát nhận thấy rằng nhìn bề ngoài, cuộc tập trận này là đơn độc, song trên thực tế, Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với Mỹ từ ngày 24/10 đến đầu tháng 11, và sau khi cuộc tập trận hiện nay kết thúc, Nhật Bản sẽ lại tiếp tục cùng Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, lực lượng phòng vệ Nhật Bản liên tục tiến hành ba cuộc tập trận, mật độ tập trận cao như vậy quả thật là hiếm thấy. Động thái này ngầm cho thấy trọng điểm phòng bị của Nhật Bản từ nay về sau đã chuyển từ Nga và Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc.
    Theo báo “Văn Hối” (Hồng Công) - ngày 16/11
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tranh luận với học gia Na Uy về đường lưỡi bò

    Như đã nêu trong bài “Phát biểu lạ đời của hai học giả về đường lưỡi bò”. Chính TS. Phạm Quang Tuấn, phó giáo sư ĐH New South Wales, đã có cuộc tranh luận qua email với Stein Tønnesson. Cuộc tranh luận này đã được đăng lại trên trang mạng của ĐH Uppsala, một tên hiện rất quen thuộc trong “lòng” người Việt.
    Bác Phạm Quang Tuấn, một nhà Hoá học, đã giúp cho TS. Stein Tønnesson, một giáo sư nghiên cứu về hoà bình của khu vực Đông Á, hiểu thêm về ý đồ thâm hiểm của Trung Quốc thông qua cái giấc mộng “đường lưỡi bò” hảo huyền.
    Cũng xin nói thêm, Tønnesson lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Oslo về Cuộc cách mạng tháng 8 của Việt Nam. Ông này cũng có nhiều bài viết về Việt Nam. Hiện nay ông vừa là giáo sư nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu về hoà bình tại Oslo, Na Uy, và vừa là trưởng một nhóm nghiên cứu về hoà bình của khu vực Đông Á tại ĐH Uppsala ở Thuỵ Điển. Xin xem thêm về vị học giả này:

    Không hiểu sao ông có học vị tiến sĩ, nghề nghiệp là giáo sư và cũng có trưng ra thành tích nghiên cứu mà sao vừa rồi phát biểu kỳ thế. Nói chung đừng có thấy cái gì màu vàng vàng mà cho đó là vàng. Biết đâu đó chỉ là vàng giả.
    Xin xem phía dưới nội dung tranh luận như đã đề cập. Hiện tại chỉ có bản tiếng Anh. Một bạn nghiên cứu sinh cho biết rằng bạn ấy đang dịch cuộc đối thoại này sang tiếng Việt.
    Có điều hơi lạ là ngài Tô Hạo không dám lên tiếng dù bị “lên án” trong cuộc tranh luận này, email của ông có trong danh sách mailing list của cuộc tranh luận. Vậy là sao hả ông Hạo?
    Tôi đã theo dõi toàn bộ quá trình tranh luận này. Tôi nhận ra rằng muốn thuyết phục được các học giả quốc tế thì lòng yêu nước không chưa đủ, phải có sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, và quan trọng nữa là phải có khả năng diễn đạt tiếng Anh tốt. Thế vẫn chưa đủ! Cần phải có nghệ thuật thuyết phục nữa.
    Bao nhiêu người Việt của mình có đủ 4 yếu tố – yêu nước, kiến thức Biển Đông, tiếng Anh tốt và nghệ thuật thuyết phục?



    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
    url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
    url 2: https://levanut.wordpress.com
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Khựa bẩn rồi không cần đánh cũng mất nòi giống!!!![r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Là hậu quả tất yếu của ăn bẩn, sống bẩn !!! [r24)][r24)][r24)][r24)]
    Đàn ông Trung Quốc mặc cảm về “chuyện ấy”

    Tags: Trung Quốc, đàn ông, mặc cảm, hầu hết, bất lực, điều trị, bệnh nhân, tháng, ngượng, chuyện
    [​IMG] GA_googleAddSlot("ca-pub-9658104537823514", "vbb7.1"); GA_googleFetchAds(); GA_googleFillSlot("vbb7.1");

    Hơn 50% đàn ông Trung Quốc ngoài 40 tuổi bị mắc các kiểu bất lực khác nhau, và hầu hết đều chần chừ đi điều trị bởi họ quá ngượng ngùng.

    Cuộc khảo sát kéo dài 6 tháng trên 1.000 người tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã tìm thấy 52,5% đàn ông trên 40 tuổi tại nước này bị rối loạn cương, và 90% trong số đó có cuộc sống ******** vô cùng tồi tệ.
    Đây là cuộc khảo sát hệ thống và chính thức đầu tiên về sức khỏe ******** đàn ông ở Trung Quốc. Nó cho thấy thái độ ngượng ngùng và bối rối đã ngăn cản hầu hết những người bệnh đi khám và điều trị.
    Trung bình các bệnh nhân chỉ đi gặp bác sĩ sau khi tình trạng đã kéo dài được gần 2 năm, so với trung bình 6 tháng ở các nước phương Tây. Những người ở các thành phố lớn còn "e thẹn" hơn. Đàn ông Bắc Kinh chờ 34,3 tháng, trong khi cánh mày râu Thượng Hải lần lữa tận 30,4 tháng trước khi đi đến bệnh viện.
    "Chính việc trì hoãn một cách vô lý đó đã làm lỡ đi thời điểm tốt nhất để chữa trị và làm cho căn bệnh càng xấu đi", Jiang Hui, phó giám đốc Trung tâm Sinh sản tại Bệnh viện Nhân dân Bắc Kinh, người đứng đầu nghiên cứu, nói.
    Giáo sư Wang Yixin tại Thượng Hải cho biết 90% những bệnh nhân không chịu tìm kiếm sự giúp đỡ là bởi họ quá ngượng ngùng, mặc cảm và lo lắng bị lộ. Ông cũng cho biết 80% các ca bất lực ở Trung Quốc bắt nguồn từ những vấn đề thể chất, số còn lại liên quan đến tâm lý như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
    "Ý nghĩ rằng sự rối loạn cương không thể chữa trị được là hoàn toàn sai lầm. Hầu hết bệnh nhân có thể hưởng thụ cuộc sống ******** bình thường sau khi được điều trị bằng các biện pháp thích hợp", Wang nói.
    Ngoài ra, các loại thuốc đắt tiền cũng là một trở ngại lớn cho bệnh nhân Trung Quốc. Viagra, sản phẩm của hãng thuốc Pfizer tại Mỹ, trị giá gần 100 nhân dân tệ (12 USD) mỗi viên. Đầu tháng này, các quan chức Trung Quốc cho biết 17 hãng dược phẩm sẽ hợp tác sản xuất ra một dạng khác của Viagra, giá chỉ bằng một nửa so với sản phẩm của Mỹ.
    (Theo Reuters)
  9. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1

    Lính trẻ đeo súng đua tốc độ dưới nước

    19/11/2011 05:30 (3 giờ trước) - Đã có 2086 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Sau hiệu lệnh xuất phát bằng tiếng súng nổ, những người lính trẻ tuổi đeo khẩu AK lao vào dòng nước bơi nhanh về đích.


    Tag: hà nội, xuất phát, bộ tư, miếu môn, Hiệu lệnh, dưới nước, cuộc thi bơi, về đích, người lính, dòng nước, súng côn, tiếng súng, ống tay áo, bơi tiếp sức
    Đây là môn thi đấu tại hội thao toàn quân đang diễn ra tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn (Chương Mỹ, Hà Nội).

    Dưới đây là một vài hình ảnh cuộc thi bơi tại Miếu Môn:

    [​IMG] Nội dung thi đấu bơi 100 m với súng diễn ra từ chiều 16/11 và kéo dài tới 3 ngày để tìm ra người vô địch.
    [​IMG] Những người lính đến từ các đơn vị, quân khu, quân đoàn lần lượt dự thi theo từng nhóm. Trước khi vào cuộc, các anh có 2 phút để chuẩn bị với công đoạn đi giầy, xắn quần, ống tay áo, đeo súng cất mũ, cài lại dây lưng... Theo luật nếu ai chưa chuẩn bị xong sau 2 phút vẫn phải nhảy xuống bơi.
    [​IMG] Hiệu lệnh xuất phát bằng một tiếng nổ phát ra từ khẩu súng côn xoay do tổ trọng tài điều khiển.
    [​IMG] Mỗi người phải bơi 2 vòng để quay lại điểm xuất phát. Ở vòng đầu nhiều người lính bơi rất khỏe và quyết liệt.
    [​IMG] [​IMG] Một người lính bơi dẫn đầu nhưng khi gần đến đích lại tỏ ra quá sức, đã giảm tốc độ khiến đồng đội ở trên bờ nhắc nhở hô hào không được để đối phương vượt qua.
    [​IMG]
    Một người lính bỏ rất xa đối thủ ở đường đua bên cạnh. ​
    [​IMG] [​IMG]
    Sau 100 m đua dưới nước, anh lính này thở hổn hển. ​
    [​IMG]
    Một người lính trẻ dù thua cuộc nhưng vẫn không từ bỏ bơi về đích. ​
    [​IMG]
    Hoàng Cường đến từ Bộ Tư lệnh thủ đô mệt mỏi trèo lên bờ. ​
    [​IMG] Vào ngày 21/11, các anh sẽ tiếp tục với nội dung bơi tiếp sức bao gói. Tại môn thi này, các chiến sĩ sẽ nhảy xuống nước với bọc quần áo được gói trong nylon và đặt súng AK lên trên đẩy đi trước mặt.



    Theo quocphong.baodatviet.vn

  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Sẽ có một Ychallenge về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông?

    Tóm tắt: Vài nét về Ychallenge và một đề nghị nhỏ.
    Vài nét về Ychallenge
    Cuối năm 2009, Hiệp hội chuyên gia Việt Nam tại Singapore, thành lập Yplatform dành cho các bạn trẻ có năng lực và nhiệt tình. Ý tưởng chính là tìm tiếng nói chung cũng như sự ủng hộ từ đồng hương để xây dựng những ý tưởng góp phần vào công cuộc phát triển Việt Nam.
    Năm 2010, Yplatform đã tổ chức Ysubmit2010, là một hội nghị tại Singapore nhằm mục đích kết nối và khuyến khích các chuyên gia và sinh viên trẻ của Việt Nam sẵn sàng với các thử thách trong tương lai. Hội nghị này cũng là một bước khởi đầu cho một kế hoạch dài hạn của Yplatform.
    Hội nghị gồm các báo cáo và các buổi thảo luận. Vấn đề được đề cập khá quan trọng cho Việt Nam: làm thế nào để du học sinh Việt Nam và kiều bào có thể tạo cơ hội về học tập tốt hơn cho các thế hệ tiếp theo của Việt Nam; kinh doanh ở Việt Nam và triển vọng; kinh nghiệm kinh doanh; vai trò của khoa học và công nghệ,…
    Năm nay, Ychallenge2011, là một cuộc thi đầu tiên cho Yplatform tổ chức dành cho các du học sinh ở Singapore. Nội dung chính là việc áp dụng các kỹ năng và kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể trong kinh doanh. Cuộc thi gồm 3 vòng. Vòng một được chấm online, kiểu peer-review. Vòng hai được tổ chức ở Singapore. Và vòng chung kết sẽ được tổ chức ở Đại Học Quốc Tế Miền Đông ở Bình Dương.
    Nhìn chung, Yplatform là một sân chơi trí tuệ lành mạnh và bổ ích cho các bạn du học sinh.
    Đề nghị nhỏ
    Vừa rồi bên Ychallenge có mời tôi tham gia thẩm định cho vòng 1 của Ychallenge2011 (xem http://yplatform.vn/ychallenge/judges). Do tầm nhìn của Yplatform rất rộng nên nhân dịp này tôi có một đề nghị nhỏ: Sẽ một Ychallenge về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong năm tới hay trong tương lai.
    Cũng xin nói thêm, một cuộc thi như thế này không nhất thiết chỉ do Yplatform tổ chức. Nếu có sự kết hợp của nhiều hội du học sinh Việt Nam từ nhiều nước và sinh viên trong nước thì rất tuyệt vời.
    *​
    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
    url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
    url 2: https://levanut.wordpress.com
    *​
    Cập nhật:

    • Mới đăng bài này lên, ngày 10.11.2011, thì blog và bài này đã vào nhóm nổi bậc của WordPress tiếng Việt. Đúng là dân Việt mình không bao giờ quay lưng với biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc:
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này