1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3925 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 14:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41902 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn đã trả lời !!!!!
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hàng lậu độc hại Trung Quốc công khai tràn ngập chợ




    [​IMG]
    Phân bón lậu Trung Quốc bán tự do ở Việt Nam từ lâu nay


    Hàng lậu không rõ xuất xứ nhập lầu từ Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhất là vào dịp Noel và Tết sắp đến.



    Tại các chợ đầu mối ở Sài Gòn, như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên… hiện sôi động vì đang bước vào mùa cuối năm, với các mặt hàng lậu không ghi xuất xứ bày bán la liệt.


    Theo cảnh báo mới đây của một số báo chí, ngoài việc cạnh tranh giết chết nền kinh tế sản xuất nội địa, hàng lậu từ Trung Quốc còn là một mối nguy hại cho xã hội. Chỉ riêng hàng bánh kẹo, đồ chơi trẻ em… đang bày bán la liệt khắp nơi, được bọc trong những bao kiếng trong suốt với hình ảnh bắt mắt ghi toàn chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của nhà nước. Trong số này có rất nhiều loại kẹo que, khi trẻ em ăn xong sẽ còn lại những cái que mang hình những loại đồ chơi bạo lực như súng, kiếm, dao...
    Ngoài ra còn có những loại kẹo khi bóc vỏ ra thì chính những cái vỏ này là một miếng hình xăm, trẻ có thể lấy miếng xăm này dán lên tay như dân anh chị! Đã từ lâu, người ta đã báo động khi những gánh hàng rong ở trước các cổng trường cũng xuất hiện những loại kẹo Trung Quốc vừa ăn và vừa làm đồ chơi như thế.
    Ngoài đồ chơi trẻ em, thực phẩm khô không nhãn mác cũng bày bán đầy chợ, như nấm đông cô, bột ngọt với lời cam đoan nấm "để quanh năm không hư hại", trong khi bột ngọt không giá rẽ, không có nhãn mác gì cả người bán công khai và cũng không ngại cho biết đó là "hàng Trung Quốc".


    Theo quy định, những sản phẩm nhập vào thị trường Việt Nam thì "phải có nhãn mác ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, giấy phép nhập khẩu…" Thế nhưng, chỉ quy định cho có lấy lệ, hàng lậu Trung quốc vẫn tràn lan mà nhà nước bó tay trong công tác quản lý.


    Vì không ai lo cho người dân, nên mặc dù ai cũng biết hàng lậu Trung Quốc kém chất lượng và độc hại, nhưng người dân vì nghèo kém, ham của rẽ nên phải dễ dãi mua tiêu dùng những thứ độc hại này hàng ngày.


    Trong khi đó, người ngoại quốc thì lại rất lo lắng mỗi khi phát hiện hàng độc hại này. Mới đây, hồi đầu tuần, Tòa đại sứ New Zealand tại Việt Nam đã vừa gửi công hàm chính thức cảnh cáo dân Việt Nam “chớ mua hàng giả mạo do Trung Quốc sản xuất đã được nhập cảng vào Việt Nam”.
    [​IMG]
    Những sản phẩm mang nhãn Good Health
    của New Zealand sản xuất.


    Nội dung bức công hàm này đã được phía Việt Nam cho công bố ngày 25-10 vừa qua, cho biết lô hàng thực phẩm do Trung Quốc sản xuất mang dòng chữ “Good Health Canada” do một công ty Việt Nam nhập cảng vào trong nước là giả mạo. Được biết, Công ty nhập cảng sản phẩm này vào Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ RV, có trụ sở tại Hà Nội.


    Theo công hàm của Tòa Ðại Sứ New Zealand thì công ty Good Health của New Zealand không hề sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Good Health tại Trung Quốc, cũng như không sản xuất, không phân phối sản phẩm của công ty này tại thị trường Canada.


    Do đó, sản phẩm mang nhãn hiệu “Good Health Canada” là hàng giả, được tung ra để đánh lừa người tiêu thụ Việt Nam, và TĐS New Zealand cảnh báo rõ ràng là người Việt đừng mua sử dụng loại hàng giả mạo đó để tránh tiền mất tật mang.


    Bạn @vethoi1 nên mua thực phẩm chức năng do TQ sản xuất này để bồi bổ sức khỏe nhé ! [:D]
    Còn tôi thì hổng dám đâu !
    :-s:-s:-s
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Ai nối giáo cho giặc?
    Các thẩm phán đang nghiên cứu một hồ sơ ít được biết đến. Năm 2002, hàng triệu gia cầm và thỏ Trung Quốc bị nhiễm chloramphénicol (một chất kháng sinh bị cấm ở châu Âu) đã được chế biến thành chả cuốn, pa-tê và các sản phẩm khác. Sau đó chúng được phân phối cho các căng tin ở trường học và các nhà ăn trong các doanh nghiệp. Chloramphénicol không bị phân hủy khi nấu chín, có thể làm hỏng hoạt động của tủy xương.


    Một nhân viên điều tra của SNDJ (Trung tâm Hình sự Hải quan quốc gia), người theo dõi vụ việc, nói một cách tức giận: “Trong vụ việc này, hai nhà phân phối của Pháp cũng phải chịu trách nhiệm như những nhà sản xuất Trung Quốc. Qua kiểm định, họ hoàn toàn có thể nhận biết được loại chất bị cấm này. Nhưng họ cứ để cho hàng hóa được bán ra ngoài”. Các nhà phân phối đã bị điều tra và việc thẩm tra cũng sắp kết thúc.
    Nhân viên điều tra nói trên cho biết thêm: “Nhưng để đi đến ngọn nguồn của vấn đề, cần phải điều tra tại Trung Quốc. Đáng tiếc là chúng tôi chưa được phép làm như vậy...”. Giống như Fabrice, điều tra viên này có cảm giác như mình phải sắm vai một người bé nhỏ chống lại một gã khổng lồ.
    Những người đứng đầu mạng lưới này đã lộ diện. David Cugnetti, làm việc tại SNDJ, kể lại: “Đó là một cặp vợ chồng. Họ là những nhân vật tầm cỡ trong ngành đồ chơi, có cửa hiệu lớn và bán sản phẩm ra khắp nước Pháp, thậm chí có vẻ như họ là thành viên của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng nữa...”
    Thật ra, cho đến nay thì cũng chỉ có người vợ bị điều tra. “Người chồng được bảo vệ. Ông ta không làm việc tại nhà máy ở Pháp. Ông ta điều hành mọi việc từ một văn phòng xuất nhập khẩu tại Hồng Kông. Vì vậy không thể chạm đến được ông ấy”.
    “Nếu chỉ một mình, nước Pháp không thể làm được gì. Nhưng nếu cả châu Âu thì có thể gây áp lực được”, Meglena Kuneva, Ủy viên châu Âu phụ trách bảo vệ người tiêu dùng, nói. Kuneva cũng là người đứng đầu Rapex, hệ thống “cảnh báo nhanh và thu hồi các sản phẩm nguy hiểm”. Năm ngoái, tổ chức này đã phát đi 1.600 văn bản cảnh báo, trong đó có một nửa liên quan đến hàng hóa đến từ Trung Quốc.


    Gửi @vethoi1 để tham khảo ! :-":-":-"
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    HẢI QUAN PHÁP BÁO ĐỘNG

    “Hàng độc” Trung Quốc



    Giày nhiễm độc, ghế bành gây dị ứng, kem đánh răng có chứa chất làm đông đặc, thuốc lá Marlboro giả dính phân chim bồ câu, sữa nhiễm khuẩn, đồ chơi nguy hiểm. Các cảnh báo về các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc ngày càng thêm nhiều. Những sản phẩm này mang lại nhiều lợi nhuận nhưng người buôn lại ít gặp rủi ro hơn

    Fabrice (*) lái xe hơi đi một vòng cảng Le Havre, vào một mê cung ấn tượng đầy container. Anh phải rướn cổ lên mới thấy được đỉnh của những chiếc container và không ngừng cầu nguyện những cái hộp khổng lồ kia không đổ ập xuống. Fabrice là thanh tra hải quan, chuyên gia về “hàng hóa châu Á” của Celtic (Đơn vị nghiên cứu và chống buôn lậu chuyển tải bằng container).
    Rồi anh nhìn thấy một hàng container màu đỏ chất thành nhiều tầng dựng thẳng đứng, to lớn không kém gì một chung cư dành cho người thu nhập thấp. Tất cả đều dán mác “vận chuyển từ Trung Quốc”. Những kiện hàng khổng lồ này chứa đựng những gì: ghế, đồ ăn, giày hay đồ chơi? Làm thế nào để biết được?

    Gà Trung Quốc biến thành gà Brazil

    Mỗi năm, có hơn một phần tư trong số 2,1 triệu container trung chuyển qua cảng Le Havre đến từ Trung Quốc. Tất nhiên, không thể kiểm tra hết. Hải quan sẽ phân loại một lần thông qua danh sách các chuyến hàng được cho là “nhạy cảm”. Sau đó, Fabrice sẽ thẩm định thêm lần nữa, anh cũng có “thủ thuật” riêng để kiểm tra.
    Fabrice không còn ngạc nhiên về bất kỳ điều gì nữa. Anh từng cho bốc dỡ các container chứa cá thối rữa. Cá thối nghiền nhuyễn được gởi đến một nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Thật tồi tệ!”. Anh cũng từng khám phá ra thuốc lá giấu trong máy đun nước nóng hay máy lạnh giả. Có khi anh còn tìm ra được cả người vượt biên, núp trong các container vỏ xe hơi...

    [​IMG]
    Búp bê Trung Quốc trong cửa hàng Lafayette ở Cannes
    Fabrice đã học được cách nghi ngờ mọi thứ, đặc biệt là giấy tờ xuất nhập khẩu. Giấy khai báo giả là một thủ thuật hay được sử dụng. “Thịt trong các container được ghi là bàn chải đánh răng. Thịt gà Trung Quốc thì ghi là gà Brazil để tránh lệnh cấm gà bị cúm gia cầm từ Trung Quốc”.
    Là chuyên gia trong lĩnh vực hàng giả, Fabrice còn thu được các viên Viagra giả, Red Bull lon giả và thậm chí cả cà chua đóng hộp giả. Fabrice tỏ ra khâm phục: “Người ta đã vượt khỏi giai đoạn làm giả quần jeans Levi’s và túi xách Louis Vuitton lâu rồi. Nay các nhà sản xuất Trung Quốc có thể bắt chước, làm ra đủ mọi loại sản phẩm”.
    Nhưng hiện nay vấn đề không chỉ là kinh tế mà trở thành vấn đề sức khỏe. Mới đây, Fabrice đã chặn lại hai container xà phòng hiệu Monsavon giả lúc chúng sắp được chuyển sang Guinée. Lâu nay, loại xà phòng này vẫn được bày bán ở châu Phi và đã gây ra bệnh chàm hay dị ứng da ở người sử dụng. Theo Fabrice, là nơi tiêu thụ khá nhiều hàng hóa, “châu Phi trở thành thùng rác chứa đồ giả của Trung Quốc”.

    Cảnh báo DMF

    Hiện nay, Hải quan Pháp đã chú ý đến chất dimethyl fumarate (DMF). Fabrice, cũng như nhiều đồng nghiệp của anh, chưa từng nghe nói về loại hóa chất này. Nhưng mùa thu vừa rồi, một số người mua ghế bành hay giày bốt của Trung Quốc đã mắc bệnh chàm, phỏng, thậm chí nhiễm trùng phổi do DMF, một hóa chất rất dễ gây dị ứng. DMF thường được sử dụng làm chất chống mốc.
    Một vài nhà sản xuất Trung Quốc đã dùng DMF để bảo quản hàng hóa trong mùa có gió mùa gây ẩm ướt và cả khi vận chuyển hàng hóa dài ngày trong container. Các nhà chức trách đã phát đi mức cảnh báo đỏ (mức cao nhất). Do có “cảnh báo DMF”, Fabrice sẽ phải kiểm tra một container giày. Cách đây vài tháng, hẳn anh đã không phải làm như thế.
    Nhãn hiệu Gemo đã phải thu hồi 4.500 đôi giày phụ nữ loại không có đế, dùng trong nhà đã được bán ra thị trường. Laurence Pailloux, phụ trách pháp luật của tập đoàn Eram (nhãn hiệu Gemo, Bocage, Eram...) cho biết: “Chúng tôi cũng đã thu về 14 mẫu giày khác, tổng cộng là 2.000 đôi. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy có chất DMF trong những sản phẩm này” . Tuy nhiên, theo bà chỉ giày nhãn hiệu Gemo là bị thu hồi và đây là loại giày giá rẻ nhất.
    Hiện tại, phần lớn các nạn nhân đã chọn giải pháp thương lượng. Riêng bà Véronique Homaire, một doanh nhân tại Ingrandes (Maine-et-Loire), đã kiện nhà cung cấp có trụ sở tại Aubervilliers (một trong các trung tâm xuất nhập khẩu làm ăn với Trung Quốc). Bà cho biết: “Tôi muốn nêu gương! Có vẻ như mọi nhà cung cấp tại Aubervilliers đều chịu chi tiền để tránh gây ầm ĩ. Nhưng đó là một chất dễ bay hơi, có thể làm cho da giày bị nhiễm độc”.
    Homaire đã phải nằm viện 6 tuần sau khi mang một đôi bốt bị nhiễm độc.


    (*) Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi


    NGỌC TRUNG (Theo Le Nouvel Observateur)

    Hàng giả và độc hại là nguyên nhân khiến Trung Quốc và 1 bộ phận các nhà doanh nghiệp , xuất khẩu TQ giàu lên nhanh chóng !
    Giàu nhưng không đi đôi với văn minh tiến bộ , bạn @vethoi1 ạ !
    Cho nên bạn có thể qua TQ mà cảm ơn và tri ân họ , nhưng đừng đem những lý lẽ ngụy biện ra lòe bịp đồng bào của mình , nếu quả thật bạn là người Việt Nam !
    [-X[-X[-X

    Vì như thế là tội ác ! [r23)][r23)][r23)]

  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://yume.vn/news/thoi-su-kinh-te...c-hai-tu-trung-quoc-quan-ly-dau.35A89D7B.html

    Tràn lan hàng hóa độc hại từ Trung Quốc, quản lý đâu?

    Đi đâu chúng ta cũng bắt gặp hàng hóa của Trung Quốc, đâu đâu cũng nói hàng Trung Quốc độc hại ghê gớm. Điều đáng nói là tất cả các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán ở các chợ hiếm khi thấy ngành chức năng kiểm tra chất lượng.

    Đây chính là điều kiện để các loại hàng này ra sức hoành hành và ngày càng tăng. Nguy hiểm nhất là các mặt hàng rau, hoa quả, hoa quả tẩm ướp, bánh kẹo, quần áo, đồ chơi trẻ em... từ Trung Quốc ngày càng nhiều ở các chợ. Nhiều cửa hàng có bày bán các mặt hàng này, khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, chủ hàng không thể trả lời, bởi họ cũng lấy hàng lại từ các môi lái.

    Từ những nghiên cứu ở Trung Quốc
    Theo Người lao động, mới đây ngày 28/5/2011, trên trang China Daily điện tử cũng đã dẫn lời của cơ quan an toàn người tiêu dùng Trung Quốc đưa ra một thông tin gây sốc: “Có đến hơn 20% đồ chơi Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí một số đồ chơi do các nhà máy địa phương sản xuất còn tiềm ẩn khả năng gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng”. Một cuộc điều tra toàn quốc đã cho kết quả: các chất thải công nghiệp gồm sợi thảm bẩn, giấy và vỏ gói mì ăn liền được tìm thấy trong đồ chơi do các nhà máy ở tỉnh Hà Bắc sản xuất! Đồ chơi nhồi bông thì chứa vi khuẩn, thậm chí vi rút gây bệnh, làm trẻ bị mẩn ngứa và mang bệnh nếu tiếp xúc lâu dài. Một số đồ chơi dễ bị rách và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

    [​IMG]
    Đồ chơi Trung Quốc không kiểm duyệt được bán tràn lan ở VN (nguồn internet)
    Tới tràn lan ở Việt Nam
    Chúng ta hãy ra đường và nhìn vào một quán tạp hóa bất kỳ chắc không khỏi giật mình vì sự có mặt của hàng hóa Trung Quốc. Đâu đâu người ta cũng sính hàng Trung Quốc vì giá rẻ, mẫu mã phong phú, lại đẹp. Mặt hàng được ưa chuộng và sức tiêu thụ lớn là quần áo, giầy dép, thực phẩm, đồ gia dụng…
    Giờ chúng ta thử đi một vòng để thấy mức độ lợi hại của nó như thế nào:
    Nước ép trái cây, hương liệu
    Cũng có nhiều mặt hàng “bổ dưỡng” như sữa bột, sữa hương vị trái cây, các loại hạt nấu sẵn đóng gói trong những chiếc bao hút chân không được nhiều người mua về nấu chè... đều không có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng.
    Các hộp hương liệu nước ép trái cây có xuất xứ Trung Quốc với nhiều hương vị dứa, dâu, nho... đang được các chợ bán với mức giá chỉ 4.000 - 7.000 đồng/hộp.
    Chị Tâm, một tiểu thương tại chợ An Đông (TP.HCM), cho biết “do giá bán quá rẻ cộng với mùi vị trái cây như thật nên những hộp hương liệu này hiện đang được nhiều nhà hàng, tiệm cà phê mua sỉ về pha chế”.
    Đồ điện gia dụng
    Các mặt hàng gia dụng, đồ điện, điện tử hiện cũng ồ ạt đổ về các vùng nông thôn. Mặt hàng đầu đĩa DVD, điện thoại, băng đĩa nhái được bày bán tràn lan và công khai. Những loại nồi cơm điện, bếp từ, máy xay sinh tố, dây cáp điện, ổ cắm điện… được bán ra với giá chỉ bằng 1/2 giá các mặt hàng trong nước sản xuất. Mà có việc khuyến cáo là kim loại dùng sản xuất có nhiễm chì và các chất độc hại khác nữa.
    Nước chấm, xì dầu
    Chỉ riêng xì dầu đã có đến hàng chục loại, bình xì dầu dung tích 2 lít loại ngon nhất giá 20.000 đồng, các loại khác chỉ 8.000 - 15.000 đồng/bình 2 lít. Phần lớn những loại xì dầu này được đựng trong can nhựa màu trắng đục, không có niêm phong. Nhãn mác của những can xì dầu này đều in chữ Trung Quốc, hầu hết không ghi hạn sử dụng, nơi sản xuất, thành phần… Bà chủ hàng đồ khô báo giá chỉ lấy bằng 2/3 giá bán lẻ nếu có nhu cầu lấy nhiều về xuôi bán. Bên cạnh đó còn có gói gia vị lẩu, rau củ quả tẩm ướp khoảng 0,8 - 1,5 nhân dân tệ/gói tùy loại…
    Tới hoa quả
    Không giống như các mặt hàng khác, phần lớn hàng hoa quả Trung Quốc về Việt Nam bằng con đường hợp pháp qua cửa khẩu Tân Thanh. Chị Hoa, một người buôn bán hoa quả lâu năm tại chợ khu vực Tân Thanh, cho biết giá hoa quả TQ rẻ hơn 30-40% so với hoa quả cùng loại ở trong nước. Đặc điểm của hoa quả này là có hình thức rất đẹp, để được lâu, không bị nẫu. Cam, quít luôn có vỏ bóng sáng, đều màu, không bị rám như cam, quít của Việt Nam. Còn hồng có vỏ màu hồng đậm rất đẹp...
    Chị Hoa cho hay hoa quả này để được lâu, vỏ đẹp là do sau khi thu hoạch chúng được ngâm qua các bể nước hòa lẫn hóa chất bảo quản hoa quả khoảng vài giờ, sau đó mới vớt lên xuất đi. Dẫn chứng cho tôi xem, chị Hoa cầm lên một quả táo, sau đó bóc lớp sợi xốp bọc bên ngoài ra thì có những hạt màu trắng nhỏ li ti bám trên cuống của quả táo.
    Chị Hương, tiểu thương chợ An Đông (TP.HCM), cho biết: “Khi bóc lưới xốp bọc quả táo ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả chính là hóa chất bảo quản”. Nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng tăng lên khi người bán hay “lên đời” hàng Trung Quốc thành sản phẩm Úc, Mỹ để đánh lừa người tiêu dùng.
    Gần đây, ngoài cà rốt, gừng, khoai tây Trung Quốc, thị trường Việt Nam còn làm quen với loại bông cải này. Bông cải trắng to, đẹp, rẻ hơn cải Đà Lạt nên tiêu thụ khá mạnh. Tuy vậy, không ai biết nó có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng hay bảo quản trong đó hay không.
    Tóm lại
    Có thể kể những ví dụ nhức nhối về thực phẩm độc hại xuất xứ từ phía Trung Quốc diễn ra suốt thời gian qua như: Gia vị lẩu chứa chất gây ung thư; kẹo mút phát sáng bán tràn lan ở cổng trường tiểu học; thịt bò, thịt nai khô giá chỉ 1.000 đồng/túi; hoa quả chứa chất bảo quản để bao lâu cũng không hỏng; tràn lan các loại đồ chơi sặc sỡ sắc màu nhưng mọi tiêu chuẩn về an toàn đều không được đảm bảo; vv… và gần đây nhất là scandal nước trái cây nhiễm chất dẻo DEHP có xuất xứ từ Đài Loan.
    Vài năm trở lại đây tôi thấy một số bệnh lạ xuất hiện ở Việt Nam nhiều và không rõ nguyên do, các loại bệnh ung thư thì phải nói là “đa dạng và phong phú”, phải chăng vấn đề này cũng có nguồn gốc từ những điều trên mà ra.
    Vậy trước những vấn nạn đó tại sao ai cũng nói, cũng biết nhưng sao chưa thấy có các biện pháp ngăn chặn tổng thể, tôi thấy quá ít vụ bắt buôn lậu các mặt hàng độc hại từ Trung Quốc vào Việt Nam trên truyền hình và trên các tờ báo lớn. Phải chăng cần có biện pháp tích cực của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho sức khỏe của con người Việt Nam.

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1

    Tôi rất thich Nho, nhưng là nho Mỹ chứ không phải là nho Tàu
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cuối tuần chém gió cho vui thôi !
    Mời bạn sang đây , ta cùng vui :
    http://f319.com/home/1483869/page-43
    Giải lao dăm phút , cùng thư giãn ...
    Quên bớt đắng cay của cuộc đời !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. vethoi1

    vethoi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Trả lời một phần trong 5 câu hỏi của bác thái dương.
    Như bác đã biết lịch sử giữa hai nước Việt Nam và tàu khựa trải qua rất nhiều thăng trầm tuy nhiên từ khi phong trào cộng sản phát triển và dành được rất nhiều sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thể giới thì tình cảm của hai nước Việt Nam và Khựa liên tục phát triển lên những tầm cao mới. Hai nước cùng trung đường biên giới "núi liền núi sông liền sông...) cùng dưới sự lãnh đạo của lực lượng tiến bộ của thời đại đó là sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản mọi khúc mắc về biên giới và lãnh thổ hiện nay đã và đang được giải quyết trên tinh thần bốn tốt mà lãnh đạo hai nuớc đã đạt được. Xuất phát từ quan điểm như sau:
    Sơn thủy tương liên,Lý tưởng tương thông,Văn hóa tương đồng,Vận mệnh tương quan.Tinh thần 4 tốt.
    1-Láng giềng tốt
    2-Đồng chí tốt
    3-Bạn bè tốt
    4-Đối tác tốt
    Rồi trên tinh thần 16 chữ vàng như bác đã biết đúng không? Nếu nhìn xa hơn chúng ta còn thấy cố Thủ tướng Chu Ân Lai đến thắp hương tại Đền Hai Bà Trưng.
    Tất cả những điều trên không phải là ngu ý của em mà đã được đăng rất rõ trên các báo rồi đúng không? Còn 5 câu hỏi của bác em sẽ trả lời sau.
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc nói thì hay thôi rồi !
    Nhưng làm thì láo , chỉ lừa thôi !
    Bốn tốt ? Biển Đông đòi chiếm nốt !
    Tin Tàu là dốt ! Hỡi người ơi !

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  10. vethoi1

    vethoi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Em kể cho bác nghe một câu truyện mà em nghe được "không biết ở đâu" nhưng em nhớ đại loại như sau:
    Có hai du học sinh một Việt Nam và một khựa ở trung một phòng trong ký túc xá. Cậu học sinh Việt Nam hay lấy trộm nuớc trong ấm của cậu học sinh Khựa để uống, khi kết thúc khóa học chia tay cậu Việt Nam thấy áy náy liền nói với bạn khựa là tờ xin lỗi vì đã hay lấy nước của bạn để uống mà không xin phép. Cậu học sinh khựa trả lời không sao tớ biết từ lâu rồi tớ không dùng ấm nước đó từ khi biết cậu hay lấy nuớc của tớ. Cậu Việt Nam nói sao tớ cứ uống hết thì lại thấy cậu đổ đầy vào. Cậu khựa bảo mỗi lần tớ đổ đầy vào tới lại cho thêm một ít nước đá.................................y của tớ"chữ Y hình như em viết sai chính tả.
    Nói như vậy để bác biết em rất hiểu TQ nhé .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này