1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4342 người đang online, trong đó có 339 thành viên. 15:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41902 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Khổ thân bạn chưa !
    Thế bạn uống nước của thằng ấy có nghe mùi vị gì không ? :)):)):))
    Thôi tôi bận rồi , hẹn khi khác nhé !

    [​IMG]
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Mỹ thử tên lửa bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh

    19/11/2011 11:53 (9 giờ trước) - Đã có 2459 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Lầu Năm Góc đã thử thành công một loại tên lửa mới di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Điều này có nghĩa là quân đội Mỹ có thể ném bom bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ.


    Tag: tên lửa, vũ khí, lầu năm góc, thái bình dương, Mỹ, tầm xa, lầu, marshall, bay nhanh, tấn công mục tiêu, tầng khí quyển, ném bom, đảo san hô, tốc độ âm thanh, tốc độ siêu thanh, global security.org

    [​IMG]
    Tên lửa được phóng từ Hawaii và bắn trúng mục tiêu ở quần đảo Marshall, cách đó 3.700km. ​
    Tên lửa, tên gọi “Vũ khí siêu thanh tiên tiến” (AHW), được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ.
    AHW là một phần của chương trình nhằm chế tạo các tên lửa tầm xa tốc độ cao mới của Mỹ. Mục tiêu của chương trình là cho phép quân đội Mỹ tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ.
    Một tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết vũ khí đã được phóng sử dụng hệ thống đẩy 3 giai đoạn, vốn thành công trong việc đưa tên lửa vào tầng khí quyển cao trên Thái Bình Dương.
    Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
    Cụm từ siêu thanh được định nghĩa là vượt tốc độ Mach 5 - tức là gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh, tương đương 6.000km/h.
    “Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là thu thập dữ liệu về các công nghệ lướt-đẩy siêu thanh và thử nghiệm phạm vi cho các chuyến bay tầm xa”, Lầu Năm Góc nói trong một tuyên bố.
    Bộ Quốc phòng Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ tối đa mà tên lửa đạt được.
    Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng của trang Global Security.org cho hay mục tiêu của chương trình là có thể tấn công mục tiêu cách xa 6.000 km trong 35 phút, với độ chính xác 10m.
    Họ nói AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể tấn công “các mục tiêu khắp toàn cầu nhanh hơn các loại vũ khí ngày nay”.
    Hồi đầu năm nay, một báo cáo của quốc hội Mỹ nói chương trình nằm trong khuôn khổ một dự án nhằm phát triển hệ thống “tấn công toàn cầu tức thì” có để đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch.



    Theo dantri.com.vn



  3. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Giải mã bí ẩn vụ tai nạn máy bay Trung Quốc

    19/11/2011 14:56 (6 giờ trước) - Đã có 916 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Một chiếc máy bay bị rơi và bốc cháy ở miền đông Trung Quốc trong vụ tai nạn bí ẩn hôm 7/11 đã được xác định là một máy bay của Hải quân nước này trong một chương trình phát sóng trên truyền hình địa phương để tưởng niệm phi công.


    Tag: phi công, giải mã, bí ẩn, hồng kông, trung quốc, Châu Bình, máy, vụ tai nạn, bốc cháy, tai nạn máy bay, ming jian
    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. ​
    Thông tin trên đã xác nhận rằng đây là tai nạn máy bay quân sự thứ 2 tại Trung Quốc chỉ trong chưa đầy một tháng, sau khi một chiến đấu cơ cắm mũi xuống đất và phát nổ giữa một triển lãm hàng không hồi tháng 10, khiến một trong số hai phi công trên khoang thiệt mạng.
    Lễ tang của phi công, người thiệt mạng trong vụ tai nạn hôm 7/11 tại tỉnh Chiết Giang, được đài truyền hình địa phương phát sóng tại nơi sinh của anh này, thành phố Châu Bình, tỉnh Sơn Đông, Trung tâm thông tin vì nhân quyền và dân chủ tại Hồng Kông cho hay.
    Một liên kết internet với đài truyền hình Châu Bình đã bị hỏng, nhưng hãng thông tấn Xinhua ngày 18/11 đã đăng tải một bức ảnh của một phi công chưa rõ danh tính từ lễ tang của đài truyền hình Châu Bình.
    “Một máy bay của Hải quân Trung Quốc gặp nạn hôm 7/11 và phi công đã tử nạn”, Xinhua đưa tin, trích dẫn video của đài truyền hình Châu Bình.
    “Video cho biết Ming Jian tử nạn hôm 7/11 trong khi đang thực hiện sứ mệnh huấn luyện. Ming Jian là phi công, vì thế chiếc máy bay gặp nạn có thể là một máy bay chiến đấu ném bom 2 chỗ ngồi hoặc một máy bay lớn hơn”, Xinhua cho biết.
    Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, tổ chức nhân quyền tại Hồng Kông nói các binh sĩ đã nhanh chóng có mặt để phong toả và dọn dẹp hiện trường.



    Theo dantri.com.vn


  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Bạn @vethoi1 thân mến !
    Mặc dầu đã cố kiềm chế , nhưng đến đây tôi thấy cần nói rõ quan điểm của mình :

    1 - Tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt do lãnh đạo TQ đề ra rất hay , nhưng trên thực tế hoàn toàn không thực hiện mà chỉ đẩy mạnh gây hấn phá hoại an ninh lãnh thổ của Việt Nam .
    Vụ cắt cáp 2 tàu thăm dò dầu khí ở sâu trong lãnh hải VN , vụ bộ ngoại giao TQ phản đối Ấn Độ hợp tác khai thác dầu ở lãnh hải VN có thể coi là tôn trọng 16 chữ vàng và là láng giềng tốt , đồng chí tốt sao ?
    Cách đâu vài hôm , bộ ngoại giao TQ ( chứ không phải ngư dân TQ nhé ) đã ra tuyên bố yêu sách lãnh thổ cả biển Đông , trong đó có cả nơi chỉ cách Philippin có 79 km có thể xem TQ là láng giềng tốt à ?
    Hay nói chính xác hơn TQ ngày càng lộ rõ chính sách bành trướng , chẳng khác gì một thằng cướp cạn giữa ban ngày , chuyện này thì ai cũng biết , bộ ngoại giao hay Hồ Cẩm Đào nói cũng không ai tin , chứ bạn đừng tưởng ngụy biện mà người ta tin bạn nhé !
    2 - Chu Ân Lai cũng chỉ là 1 thằng lừa đảo , chúng tôi cần gì 3 nén nhang ông ta thắp ở đền thờ Hai Bà Trưng ? Đó chỉ là hành động mị dân , vì thực tế Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã xua quân chiếm Hoàng Sa là lãnh thổ của VN từ trước thế kỷ 16 , nhà nước VN thời đó đã tổ chức tuần tra , và thực hiện chủ quyền trên thực tế , ngư dân VN đã đánh bắt hải sản ở quần đảo Hoàng Sa từ ngàn xưa , mà tài liệu xưa nhất còn ghi lại là từ thế kỷ 17 .
    Nên nhớ TQ chiếm Hoàng Sa từ tháng 1 - 1974 , lúc đó cả Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông còn tại chức , 2 năm sau Chu và Mao mới ngủm củ tỏi !

    Nói gọn lại , Chu và Mao qua hành động chiếm Hoàng Sa đã thể hiện là những tên trùm xâm lược . Bạn không có lý do gì mà kể công mấy tên kẻ cướp đó ra đây !

    Thôi , bỏ qua 5 câu hỏi mà đến bây giờ bạn vẫn bí chưa trả lời được , tôi hỏi 1 câu thôi :

    * - Theo bạn , Hoàng Sa là lãnh thổ của ai ? Trung Quốc hay Việt Nam ?
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    VN hoan nghênh ASEAN-TQ tăng cường đối thoại Biển Đông

    Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á, Thủ tướng *************** khẳng định an ninh, an toàn hàng hải đang là một trong những vấn đề quan

    Thủ tướng cho rằng ASEAN và các nước Đông Á cần tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Đông Á; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.
    Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại tin cậy và hiểu biết, thúc đẩy thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới Bộ quy tắc ứng xử COC, Thủ tướng *************** nói.
    Thủ tướng khẳng định hoà bình, ổn định, an ninh và phát triển là mục tiêu và là lợi ích chung của tất cả các nước khu vực, đề nghị EAS phát huy hơn nữa vai trò trong việc xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử ở khu vực cũng như phát huy tác dụng của các công cụ hiện có, trước hết phải là Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi được thông qua tại hội nghị này.


    [​IMG]
    Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao Đông Á.
    Ảnh:
    Cổng TTĐT Chính phủ

    Hội nghị mà Mỹ và Nga lần đầu tiên chính thức tham dự với sự hiện diện của Tổng thống Barack Obama và đại diện của Tổng thống Nga - Ngoại trưởng Sergei Lavrov, đã trao đổi và đối thoại về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, trong đó có các lĩnh vực chính trị - an ninh như an toàn hàng hải, ứng phó thiên tai, phòng chống hải tặc, tội phạm xuyên quốc gia... nhất trí EAS cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên đã xác định như tài chính kinh tế, năng lượng, thiên tai…, hỗ trợ triển khai liên kết ASEAN, từ đó tăng cường liên kết và kết nối ra toàn khu vực.
    Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh EAS cần đóng góp tích cực vào củng cố và tăng cường môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn hàng hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng tới bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
    Trước đó, Thủ tướng *************** đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ. Chia sẻ với các nước ASEAN khác sự coi trọng đôi với chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, Thủ tướng *************** đề nghị hai bên tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư, sớm hoàn hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do vào năm 2012; thúc đẩy kết nối hai bên về giao thông vận tải, công nghệ thông tin và năng lượng cũng như trong xây dựng khuôn khổ pháp lý, giao lưu nhân dân, hợp tác về khoa học, công nghệ...
    Thủ tướng cùng lãnh đạo các nước Tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan thống nhất thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong; đề nghị cùng nghiên cứu một cách khoa học, tổng thể và hệ thống nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước Mekong, bảo đảm phát triển bền vững cho các nước hạ nguồn cũng như thượng nguồn. Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với các nước này đề nghị Nhật Bản giúp tiến hành một nghiên cứu tổng thể về tác động môi trường và xã hội trước khi quyết định xây dựng các công trình trên dòng chính sông Mekong.
    Chiều ngày 19/11 đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 và các Hội nghị Cấp cao liên quan. Từ tháng 1/2012, Campuchia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN. Myanmar cũng đã nhận được sự chấp thuận của các nước thành viên để giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.
    Theo Cổng TTĐT Chính phủ


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tranh chấp Biển Đông: Mỹ - Trung đối mặt ở Bali

    Hôm nay, Mỹ và Trung Quốc đối mặt tại hội nghị thượng đỉnh khu vực về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - điểm va chạm mới nhất giữa hai cường quốc.


    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm qua (18/11) vẫn khẳng định rằng, "các lực lượng bên ngoài" không có lý do gì để can dự vào cuộc tranh chấp hàng hải phức tạp, một động thái cảnh báo Mỹ và những nước khác cần tránh vấn đề nhạy cảm này.



    [​IMG]
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Tổng thống Mỹ Obama gặp nhau tại Bali, Indonesia Ảnh: Reuters

    Biển Đông là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lớn nhất với hầu hết vùng biển. Đây là khu vực quan trọng, với những lộ trình thương mại nhộn nhịp trị giá 5 nghìn tỉ USD mỗi năm và giàu tiềm năng dầu khí.
    Các quốc gia Đông Nam Á cùng với Mỹ và Nhật Bản đang gia tăng áp lực, thuyết phục Bắc Kinh nỗ lực tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề chủ quyền. Căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang trong năm nay đến nỗi một tổ chức nghiên cứu Australia phải lên tiếng cảnh báo nó có thể dẫn tới xung đột.
    Trung Quốc muốn hội đàm song phương với các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, nhưng các nước Đông Nam Á, Mỹ và Nhật Bản lại thúc đẩy biện pháp tiếp cận đa phương.
    "Vấn đề cần được giải quyết thông qua tham vấn thân thiện và các cuộc thảo luận của các nước liên quan trực tiếp. Các lực lượng bên ngoài không nên, trong bất kỳ lý do nào, can dự vào", ông Ôn Gia Bảo nói trong một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm qua. Bình luận của ông được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
    Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đã nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Malaysia tại các cuộc gặp song phương rằng, hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự tham gia của các thành viên ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại là nơi thích hợp để thảo luận về tranh chấp hàng hải.
    Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về truyền thông chiến lược, Ben Rhodes, đầu tuần này cho biết "trong thảo luận về an ninh hàng hải, Biển Đông rõ ràng là một mối quan tâm".
    Ông Obama và ông Ôn Gia Bảo có kế hoạch gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh trước khi các nhà lãnh đạo bước vào cuộc họp chính thức.
    Ảnh hưởng
    Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ là động thái mới nhất giữa hai nước vài tuần gần đây, khi ông Obama thúc đẩy việc tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh trỗi dậy của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc.
    Hôm thứ năm, ông Obama nói tại Australia rằng, quân đội Mỹ sẽ mở rộng vai trò ở khu vực. Ông tuyên bố, Mỹ "đến đây để ở lại" như một cường quốc Thái Bình Dương. Những ngày trước đó, khi chủ trì diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ông Obama đã bày tỏ sự thất vọng với chính sách thương mại của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy một thỏa thuận thương mại mới với một số láng giềng của Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương.
    Các động thái của Mỹ được xem là nỗ lực để khẳng định vai trò lãnh đạo của nước này khi đối mặt với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc xung quanh Vành đai Thái Bình Dương và trấn an các đồng minh như Hàn Quốc hay Nhật Bản rằng, Mỹ vẫn là "đối trọng" mạnh mẽ.
    Hôm qua, ông Obama cũng thông báo rằng, ông sẽ cử Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Myanmar trong tháng tới - chuyến đi đầu tiên tới quốc gia bị cô lập trong cả nửa thế kỷ. Điều này góp thêm vào những lo lắng ở Bắc Kinh khi Mỹ tăng cường dấu ấn trong khu vực.
    Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cho tới nay là lớn nhất, với việc đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm hầu hết 1,7 triệu km vuông vùng biển. Mỹ năm ngoái đã từng khiến Bắc Kinh phản ứng khi khẳng định họ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông bằng việc đảm bảo tự do hàng hải và thương mại.
    Các con số thống kê Mỹ năm 2008 cho thấy, ước tính trữ lượng dầu khí được chứng minh và chưa xác định ở Biển Đông vào khoảng 28 tỉ thùng dầu cho tới 213 tỉ thùng. Trữ lượng khí có thể đạt tới 3,8 nghìn tỉ mét khối. Trữ lượng này có thể đảm bảo nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc trong nhiều thập niên.

    Thái An (theo Reuters)

    Lên tiếng phản đối hội nghị bàn về biển Đông nhưng người ta vẫn bàn , Ôn Gia Bảo tức lộn ruột nhưng vẫn mặt trơ trán bóng tươi cười để lên hình cho đẹp !

    Miệng cười mà lòng đau là tình cảnh trớ trêu mà Ôn Gia Bảo đang phải cắn răng chịu đựng cho qua quận ! :)):)):))

    Bổng dưng thấy tội nghiệp họ Ôn quá !
    :p:p:p
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Bảy, 19/11/2011, 07:58 (GMT+7)
    Vấn đề biển Đông trong nghị sự Đông Á


    TT - Biển Đông tiếp tục là chủ đề nóng tại Hội nghị ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra hôm nay 19-11.







    [​IMG]
    Các nhà lãnh đạo ASEAN cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ảnh: Reuters Là quan chức cấp cao hiếm hoi tại Bali (Indonesia) chủ động tiếp xúc với báo chí, Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario cho biết ông “khuyến khích ASEAN tổ chức một cuộc họp để điều phối thương lượng giữa Trung Quốc và những nước tuyên bố chủ quyền trên vùng biển, để làm rõ khu vực nào nằm ở phạm vi tranh chấp, khu vực nào không”.
    “An ninh hàng hải là vấn đề quan trọng với mọi quốc gia, không chỉ là vấn đề tự do đi lại, tiếp cận giao thương mà không bị ngăn trở, mà còn cả thực tế có những tranh chấp lãnh thổ nghiêm trọng đang xảy ra ở đó - Ngoại trưởng Rosario khẳng định - Vì những lý do này, vấn đề biển Đông phải được đề cập”.
    Hôm qua, tuyên bố của chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2011 đã nhấn mạnh ba ưu tiên của ASEAN là đảm bảo những tiến bộ quan trọng trong việc đạt được mục tiêu Cộng đồng ASEAN, đảm bảo cấu trúc và môi trường khu vực tiếp tục có lợi cho sự phát triển, và thúc đẩy vai trò của ASEAN trong cộng đồng toàn cầu.
    Đề cập vấn đề biển Đông, tuyên bố của chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2011 tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhấn mạnh yêu cầu phải thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực để đảm bảo áp dụng đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới sự ra đời Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý. Tuyên bố cũng nhắc tới sáng kiến về khu vực hòa bình, tự do, thân thiện và hợp tác (ZoPFF/C) do Philippines đề xuất.
    Theo đề xuất ZoPFF/C, những khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa phải tách riêng ra khỏi các khu vực không tranh chấp, phù hợp với Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Những khu vực tranh chấp có thể chuyển thành khu vực hợp tác khai thác chung, còn khu vực không tranh chấp phải được đặt dưới quyền tài phán của quốc gia khẳng định chủ quyền.
    Hôm nay 19-11, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) chính thức diễn ra theo hình thức mở rộng, với sự tham gia lần đầu tiên của Mỹ và Nga. Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn đưa các vấn đề an ninh lên bàn thảo luận, trong đó có vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông. Tại Bali, hôm qua ông Obama đã khẳng định: “EAS là diễn đàn hàng đầu để các bên cùng thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm cả an ninh hàng hải”.
    Ông Obama khẳng định với Tổng thống Philippines Benigno Aquino là Mỹ đang quan sát tình hình biển Đông và sẽ “canh phòng” cho Philippines. Trong khi đó, phía Trung Quốc đang tìm mọi cách để không đưa vấn đề này ra thảo luận tại hội nghị.
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cảnh báo về “sự can thiệp từ bên ngoài vào tranh chấp biển Đông” trong phát biểu tại cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 18-11. Dù không trực tiếp nêu rõ là Mỹ, nhưng ông Ôn Gia Bảo đã hàm ý là Mỹ khi nói: “Các thế lực bên ngoài không nên kiếm cớ để nhảy vào can thiệp”.
    Tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc, với tư cách là nước chủ nhà, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nhấn mạnh vấn đề an toàn và ổn định trên biển Đông có tính chiến lược sống còn. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết thảo luận về COC sẽ sớm được bắt đầu. Phía Nhật cũng cho rằng các nước đòi chủ quyền “cần theo đuổi minh bạch một nghị quyết hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế”.
    Tại Bali, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố đã ghi nhận những “ánh lửa tiến bộ” ở Myanmar và cử Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sang thăm Myanmar vào tháng tới để cải thiện quan hệ. Trước đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý để Myanmar giữ ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014.
    KHỔNG LOAN (Từ Bali, Indonesia)
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò

    20/10/2011 23:31:03
    [​IMG]- Hôm nay (20/10), tôi xin phép được “mãn nguyện” vì một tạp chí lừng danh không kém gì Science, Nature đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi lý và phản khoa học của "đường lưỡi bò" trong bản đồ của Trung Quốc - TS Lê Văn Út thông báo từ Phần Lan.
    Đọc toàn văn: Tạp chí lừng danh Nature "lật tẩy" đường lưỡi bò thế nào? Việc làm của Nature được thực hiện thông qua hai bài viết: một thông báo chính thức của ban biên tập (article) và một bản tin.
    1. Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas, Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.

    2. Thông báo chính thức (article),tác giả là toàn ban biên tập: Editorial, Uncharted territory, Nature 478, 285 (20 October 2011)
    [​IMG]
    Trong bài thứ nhất, phóng viên David Cyranoski của Nature, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương viết:

    1. Các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học Trung Quốc đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

    2. Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ Trung Quốc lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.
    GS Nguyễn Đăng Hưng, GS danh dự thực thụ trường ĐH Liège, Bỉ: Thắng lợi có tính quyết định​

    Một tờ báo khoa học danh giá vào bậc nhất trên thế giới đã khẳng định quan điểm một cách đanh thép như vậy thì chúng ta có thể nói ra hôm nay là chiến dịch phản đối đường lưỡi bò của trí thức chuyên gia trong và ngoài nước khởi động từ đâu năm đã đem lại thắng lợi có tính quyết định. Ít ra trên bình diện khoa học, trên báo chí khoa học quốc tế âm mưu đen tối chiếm biển Đông Nam Á của Trung Quốc đang ở trên đường phá sản.
    Phải nói đây là thành quả đáng khích lệ, niềm vui xứng đáng của người Việt Nam, của trí thức chuyên gia Việt Nam, đã chung vai sát cánh, đấu tranh không ngừng nghĩ vì tiền đồ của dân tộc.

    Khi chúng ta có chính nghĩa, khi chúng ta nắm vững luật pháp quốc tế, tính khách quan vô tư của khoa học, ta sẽ đi đến chiến thắng dù đối phương có thế lực đến đâu chăng nữa.

    Xin chúc mừng các nhân sỹ, các đồng nghiệp, các bằng hữu đã quen lâu hay mới bước vào trận tuyến, từ nhiều nơi trên quả địa cầu, đã góp sức cho thắng lợi ban đầu này.

    3. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Đông bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có bản đồ của Trung Quốc bao trọn Biển Đông.
    4. Hành động của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.
    5. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đề cập tới”.
    6. Trích lời của hai giáo sư Australia, Nguyễn Văn Tuấn và Phạm Quang Tuấn khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ thiếu trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.

    Trong thông báo chính thức, bài thứ 2, Ban biên tập của Nature khẳng định:

    1. Các quan chức Trung Quốc lúc nào cũng nói khu vực biển Đông là của Trung Quốc và "đường lưỡi bò" cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.
    2. Việc các nhà khoa học Trung Quốc đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học.
    3. Trong nhiều trường hợp, bản đồ có đường chín đoạn không liên quan gì đến nội dung khoa học của các bài báo.
    4. Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh đưa các vấn đề chính trị vào đó.
    5. Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng còn trong tình trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này thì tác giả phải ghi rõ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của mình để làm thế nếu tác giả vi phạm.

    Tóm lại:

    1. Nature đã lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của Trung Quốc.
    2. Nature cũng đã "ngầm chê trách" các tạp chí và cá biên tập viên đã có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt.
    3. Nature đã khẳng định: không chấp nhận các bản đồ dính các vùng đang trong vòng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có thì phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.
    4. Việc đấu tranh của các tri thức Việt vừa qua nhìn chung đã thắng lợi. Thắng lợi này là một món quà rất ý nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.
    5. Tuy nhiên, một cuộc chiến mới cũng đã bắt đầu – tri thức Việt đang đấu với gã khổng lồ Google về tấm bản đồ đường 10 đoạn trong phiên bản tiếng Hoa của bản đồ Trung Quốc trên Google chiếm trọn biển Đông.

    Xin chân thành cảm ơn và khâm phục tinh thần khoa học, tính bền bỉ và tình yêu quê hương sâu nặng của các tri thức Việt. Chúng ta đôi lúc cũng có những bất đồng nhưng tấm lòng với quê hương, với nước Việt thương yêu đã kết dính chúng ta lại với nhau.
    Sơ lược về Tạp chí Nature​

    Nature là một tạp chí tổng quát, có thể nhận đăng bài trong tất cả các lĩnh vực. Và tạp chí này chỉ nhận đăng những kết quả mang tính khám phá, những phát minh lớn. Những người có bài đăng trên tạp chí này, cũng như Science, thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học (ngày hôm qua tôi được biết Viện Hàn Lâm Phần Lan đã yêu cầu trong hội đồng khoa học của họ làm một so sánh về số lượng bài đăng của Phần Lan trên hai tạp chí Science và Nature với các nước trong khu vực Bắc Âu). Chỉ số trích dẫn, impact factor, của Nature hiện tại là 36.104, xếp thứ 6 trong 7170 tạp chí của ISI (cao hơn Science 5 bậc). TS Lê Văn Út, ĐH Oulou, Phần Lan
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Vũ khí khoa học đánh TQ trên mặt trận xuất bản

    Hãy gởi các bức thư phía dưới (do các học giả Việt soạn thảo) đến các tổ chức khoa học, xuất bản trên toàn thế giới để ngăn chặn hành động bá quyền của TQ trên biển đông, thể hiện qua việc “lừa gạt” học giả quốc tế với cái đường lưỡi bò phi pháp trong các ấn phẩm khoa học.
    Càng có nhiều người ký vào thư thì hiệu quả càng cao. Giới khoa học nghiêm chỉnh quốc tế rất ngại kiểu phản ứng như thế này: Đúng hay sai? Sai thì phải sửa. Nếu sai mà cố chấp không sửa thì sẽ bị phản ứng liên tục; khi đó giá trị khoa học của tạp chí sẽ bị nghi ngờ. Mọi người hãy ký vào vì biển đảo thân yêu của chúng ta.
    Hãy tham gia ký tên bằng cách gửi email gồm tên, chức danh, học vị và địa chỉ đến tôi (click để gửi) và tôi sẽ chuyển lại cho bác thư ký.

    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
    [r2)][r2)][r2)]
    Ý kiến này làm lên tinh thần quá! Tiếp tục phản đối thôi. Nhưng tối ngày cứ phản đối kiểu này thụ động quá! Phải có giải pháp lâu dài cho vấn đề này!
    ******************​
    Mẫu thư bằng tiếng Anh

    Date ….
    Receiver’s address
    Dear Sir:
    RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Sea as her territorial waters.
    We are a group of academics and professionals from Vietnam or of Vietnamese heritage who live in various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.
    The legerdemain involves the depiction of disputed waters and islands in the South China Sea as belonging to China in maps illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of neighboring countries, namely Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, and the Philippines. This is part of a concerted effort by China to “authenticate” her territorial claims.
    Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.
    [​IMG]
    In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole South China Sea as her “historical waters.” This area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted that China wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.
    China’s territorial claims to the hand-drawn, U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify their authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), which China ratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive Economic Zone boundary lines of the East Sea are shown as blue dotted lines in figure B.
    Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South China Sea in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time the frequent appearances of such maps in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.
    In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this unacceptable ploy.
    Yours sincerely,
    On behalf of signatories
    Your name
    Your mail and email addresses

    Bản dịch tiếng Việt

    Ngày
    Người nhận
    Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung quốc, giành toàn bộ Biển Đông Nam Á là vùng lãnh hài của nước này.
    Kính thưa ….,
    Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh giác với nhà xuất bản về sự thiên vị thể hiện rỏ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc trong bài viết của những nhà khoa bản và chuyên viên Trung Quốc gởi đăng trên các tạp chí uy tín, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.
    Trò ảo thuật liên quan đến việc bao gồm những vùng biển và đảo đang tranh chấp phía đông của Việt Nam song song với việc loại bỏ những quốc gia láng giềng của Trung Quốc như Viẹt Nam, Malaysia, Brunei, Nam Dương, Phi Luật Tân trong bản đồ vẽ tay nước Trung Quốc xuất hiện trong những bài viết của họ. (Xin tham khảo những bản đồ dưới đây để thấy sự quỹ quyệt của việc làm này). Đây là một phần của nhiều hành động đầy tính toán của Trung Quốc để hợp thức hóa những tranh giành lãnh thổ của họ.
    Trong vài năm qua, Trung Quốc đã đơn phương giành chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông Nam Á, tự xưng là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 350,000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Viet Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunie, Đài Loan, và gần đây là Trung Quốc ( nước đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẩm máu năm 1974 và 1988).
    Chèn vào một bản đồ Trung Quốc vẽ tay ngụy tạo bao gồm toàn bộ Biển Đông trong những bài nghiên cứu có xuất xứ từ Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những âm mưu thâm độc của nhà nước Trung Quốc. Chánh quyền Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện bản đồ Trung Quốc gồm đường biên giới lưỡi bò sai trái này trên các tạp chí nổi tiếng và có nhiều tín nhiệm trên thế giới và không bị phê phán, phản đối từ các ban biên tập và đọc giả thì họ dùng đó làm bằng chứng không chính danh cho chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông.
    Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi xin đề nghị ông cảnh giác về sự việc này và không để cho những tập san của ông bị Trung Quốc dùng làm công cụ cho âm mưu nham hiểm của họ.
    Trân trọng
    Thay mặt những nguời ký tên
    Ghi rõ tên, địa chỉ
    Bản dịch tiếng Pháp

    Monsieur (Madame) le Rédacteur en Chef,
    Cher collègue,
    Nous sommes un groupe d’enseignants et de professionnels au Vietnam et dans d’autres pays dans le monde. Nous voulons vous faire part de notre souci et colère à propos des ajouts erronés sur la carte de la Chine dans différents articles écrits par différents auteurs chinois.
    Nous croyons utiles de citer les récents exemples suivants:
    - Science Magazine, Issue 29 July 2011, Vol. 333 No. 6042 pp. 581-587, par Xizhe Peng
    -Elsevier, J. Tai et al. / Waste Management 31 (2011) 1673-1682, Volume 31, Issue 8, August 2011
    - Springer, J. Geogr. Sci. (2010), 20(4), 628-640, par GE Meiling et collaborateurs.
    - Nature. 467(7311): p. 43-51, par Piao.S. et collaborateurs.
    - Journal of Petroleum Science and Engineering, 2011, 10.1016/petrol.2011.06.018, par Dawei Lv et.al collaborateurs.
    Le territoire maritime délimité par la ligne composant de 9 segments que les autorités chinoises ajoutent dans la carte de la Chine indiquant dans les documents ci-dessous couvrent environ 90% de la mer du Sud Est Asiatique, et constituent une région d’environ 350 000km2 (dénommée comme Mer Orientale par le Viet Nam) englobant les archipels des îles Paracels et Spratleys. Cette zone est le sujet des disputes territoriales entre le Vietnam, les Philippines, la Malaisie, le Brunei, Taiwan et la Chine (qui a envahi par la force des îles Paracels et quelques autres îles à l’ouest des îles Spratleys suite aux batailles navales en 1974 et 1988). Alors que le Vietnam contrôlait ces archipels dès le 15è siècle, les autres pays (tels que Philippines, Indonésie, Malaisie, Brunei, Taiwan et Chine) ont aussi formulé des prétentions territoriales seulement suite aux découvertes re1cntes des gisements d’hydrocarbures dans cette région.
    Dans les dernières années, la Chine a arbitrairement présenté sa carte avec cette ligne en forme de U, composant de 9 segments espacés. Elle prétend que toute la mer du Sud Est Asiatique constitue « leur eaux ancestrales », défiant toutes les normes du droit international, dont la Convention des Nations Unies sur le droit de la mer de 1982. Cette ligne en forme de U n’a aucune base scientifique ni géographique et est simplement une tentative grossière d’accréditer ses demandes territoriales.
    Par cette lettre, nous voulons attirer votre attention sur les implications associées à cette carte qui est d’ailleurs non pertinente pour ce qui concerne le contenu de l’article publié.
    En insérant une carte de la Chine de la sorte, couvrant presque la totalité de la mer du Sud Est Asiatique dans des articles provenant des institutions chinoises et destinés aux journaux scientifiques et non scientifiques du monde entier, la Chine utilise en fait un stratagème précis . Elle espère que sa parution fréquente dans des publications de renom et l’absence des remarques et des protestations des éditeurs et des lecteurs constituent une reconnaissance de facto quant à ses prétentions sur les îles en dispute.
    D’ores et déjà, La Chine agit en propriétaire de ces eaux territoriales.
    Plusieurs pêcheurs vietnamiens travaillant dans les zones traditionnelles de pêche le long de la ligne côtière du Vietnam long de 3000km sont constamment attaqués, terrorisés et même tués par des patrouilles militaires chinoises déguisées. Elles confisquent leurs outils de pêche, extorquent leur argent avant de les libérer. Récemment successivement en mai puis au début de juin 2011, les vaisseaux de patrouille maritime chinois sont allés jusqu’à agresser deux bateaux vietnamiens à l’intérieur de la zone économique exclusive du Vietnam. Leurs câbles optiques ont été délibérément coupés par les chinois.
    Ces actes constituent une violation flagrante de la souveraineté vietnamienne (et Philippine et Malaisienne) par la Chine et illustrent l’ambition chinoise de s’emparer du territoire maritime du Vietnam ainsi que ceux des autres pays situés en Asie du Sud-est. ..
    http://globalspin.blogs.time.com/2011/06/10/tension-rise-over-south-china-sea-claims/
    Dans l’intérêt de défendre l’intégrité scientifique et de rétablir la vérité et le droit dans cette partie du monde, nous aimerions attirer votre attention sur ces agissements intolérables des autorités actuelles de la Chine. A travers les publications scientifiques, les communications de recherche dans vos revues et journaux, la Chine voulait mettre le monde devant un fait accompli aux dépens de droits légitimes des peuples avoisinant de la mer de l’Asie du Sud-est (mer de Chine).
    Nous souhaiterions que vous soyez plus attentifs à ce sujet et si possible de formuler des remarques ou recommandations utiles dans le but d’éviter de prêter la main à un jeu sinistre et illégal des autorités chinoises.
    Le peuple vietnamien et du monde entier vous sera très reconnaissant de votre réponse positive à cette proposition.
    Nous vous prions, Monsieur (Madame) le rédacteur en chef, cher collègue, d’agréer l’expression de nos sentiments très distingués.

    *****************************************
    Mẫu thư phản đối “lưỡi bò” của GS Nguyễn Văn Tuấn

    Dear Professor Cossu,
    My name is ABC, I am a researcher from the University of XYZ. I have recently been drawn to a paper by Tai et al (Waste Management 2011; 31:1673-1682) which I consider contains a serious error of fact. In the paper, Tai and colleagues present a map of China (Figure 2) which includes a territorial sea encompassed by 9 dotted lines, commonly known as “the ox-tongue shaped zone” or the “U shaped zone”. Although the map is presented as fact, it is highly unscientific and could have serious implications to on-going disputes regarding the legal status of the zone.
    Đoạn thứ hai là đoạn lí giải tại sao tác giả sai. Ở đây, tôi nói về lịch sử một chút, và chỉ ra rằng VN đã có tư cách chủ quyền hai đảo đó từ thế kỉ 15. Còn bọn kia (và sau này TQ) dành chủ quyền là không có cơ sở lịch sử. Sau đó quay lại vấn đề khoa học, chỉ ra rằng bọn tác giả Tàu không có reference về cái đường 9 đoạn, không có chứng từ khoa học, và như thế thì … phi khoa học – unscientific. Bồi thêm một câu là incorrect – sai. Hơi nặng một chút, nhưng cần thiết. [​IMG]
    The 9-dotted zone encircles the archipelagos of Paracels and Spratlys. The archipelagos and the 9-dotted zone have been a subject of territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, and recently China. While Vietnam has exercised her sovereignty over the archipelagos as early as the 15th century, other countries (e.g., the Philippines, Malaysia, Brunei and China) have made certain territorial claims of the archipelagos. In recent years, China has arbitrarily presented the U-shaped map and claimed it as her “historic water”! However, there are neither historical evidence nor scientific data *****pport the claim. Scientifically, it is impossible to locate the sea line, due largely to lack of coordinates. The map is not recognized by any international organization. Thus, the 9-dotted lines zone presented by Tai and colleagues is an error of fact. It is also scientifically incorrect.
    Đoạn thứ ba là đoạn nói về ý nghĩa và tầm quan trọng. Trong đoạn này tôi chỉ ra rằng Trung Quốc đã từng sát hại (và tôi cố tình dùng chữ murdered chứ không phải killed – chỉ hành động của bọn tội phạm). Ngoài ra, nhấn mạnh đến chuyện hai tàu VN bị chúng khủng bố và sách nhiễu. Nói lên tầm quan trọng vì Mĩ cũng quan tâm. Đoạn này phải ngắn mà mạnh:
    This error has serious implications in international relations. The 9-dotted lines zone claimed by China has sparked an on-going and heated dispute among concerned countries, and the dispute has intensified to a dangerous level. In recent years, several Vietnamese fishermen working in the archipelagos have regularly been harassed and terrorized by Chinese naval vessels. Even worse, some were arrested and murdered by people allegedly linked to the Chinese military. As early as four weeks ago, two Vietnamese ships working on an oil exploring mission were harassed by Chinese patrol vessels who were intentionally snapping cables used by the Vietnamese ships. The incidents and the dispute on the 9-dotted lines zone are so serious that the United States Congress has publicly expressed some concerns. The US-based Center for Strategic and International Studies is organizing a conference on Maritime Security in the South China Sea (today and tomorrow) in Washington. I would like to bring your attention to the implications that could be associated with the publication of the map presented by Tai and colleagues.
    Đoạn thứ tư là đoạn đề nghị cách giải quyết. Viết nhẹ nhàng thôi, nhưng để họ “thấm”. Câu kế tiếp là câu xã giao, chờ nghe ông ta trả lời.
    As an editor of a number of medical journals, I myself come across errors of fact in papers from time to time. While most errors are simply oversights by authors, others are more or less systematic biases. I consider that regardless of whether the error in the Tai et al’s paper was an oversight or a bias, it should be corrected — for the benefit of science and scientific integrity. Could I therefore take the liberty *****ggest that you put out a correction in Waste Management as soon as practically possible.
    I do thank you for your attention, and I look forward to hearing from you soon.
    Yours sincerely,
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Hợp Tung và Liên Hoành ở Ðông Nam Á [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif] Thursday, November 17, 2011 5:52:06 PM [/FONT]
    [​IMG]
    [​IMG]



    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
    Ngô Nhân Dụng

    Các quốc gia trong vùng Ðông Nam Á có thể dự vào hai liên minh thương mại. Mỗi nước có thể chọn một; hoặc tham gia cả hai tùy cơ hội tạo thêm lợi thế cho mình.
    Thứ nhất là khối mậu dịch tự do gọi là “ASEAN Cộng Ba” (ASEAN Plus Three) mà ba nước ngoài khối ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn; trong đó Trung Quốc đóng vai chủ động. Thứ hai là một tập hợp do Mỹ mới đề nghị đặt tên là Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP). Vì các nước trong khối ASEAN+3 chạy theo chiều dọc, ven bờ Thái Bình Dương cho nên tạm gọi là Hợp Tung; còn khối TPP chạy từ Ðông sang Tây băng ngang Thái Bình Dương cho nên tạm gọi là Liên Hoành.
    Liên Hoành và Hợp Tung là chiến lược của Tô Tần và Trương Nghi, từ hơn 2300 năm trước đây. Một bên là kế hoạch liên kết các nước chư hầu để chống lại nước Tần; bên kia là kế hoạch chia rẽ bằng cách mời các nước chư hầu cộng tác lẻ với nước Tần, từng nước một.
    Thời nay, hai chiến lược Hợp Tung và Liên Hoành không mang tính chất quân sự như thời Chiến Quốc. Các quốc gia trong vùng Ðông Nam Á không lo phải lâm chiến, hoặc với Trung Quốc, hoặc với Mỹ. Mà chính hai nước lớn đóng vai chủ động đó họ cũng không thấy có lý do nào để gây chiến với nhau, ít nhất trong một vài thế hệ nữa.
    Cuộc tranh giành ảnh hưởng trên thế giới bây giờ thường đặt trên căn bản kinh tế; mà trong đời sống kinh tế thì mọi người cũng như mọi quốc gia tham dự “cuộc đấu” đều phải vừa cạnh tranh vừa cộng tác; phải chọn người cộng tác cũng như chọn người để cạnh tranh. Cho nên việc lựa chọn giữa hai kế Hợp Tung và Liên Hoành ngày nay phức tạp hơn thời Chiến Quốc rất nhiều. ASEAN+3 và TPP đều là những liên minh hoàn toàn chú trọng và thương mại; nếu sau này có mang thêm mặt chính trị và quân sự thì đó chỉ là những hệ quả do thời thế đưa đẩy mà thôi. Nhưng cuối cùng, căn bản của cuộc cạnh tranh sẽ là hai quan niệm, hai mô thức tổ chức đời sống kinh tế trên thế giới.
    Kế Hợp Tung ASEAN+3 đã được thai nghén từ hơn mười năm trước, khi Trung Quốc đề nghị ký hiệp ước mậu dịch tự do với cả 10 nước trong khối ASEAN. Năm 2010, hiệp ước trên bắt đầu thi hành; từ đó hàng hóa trao đổi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN được miễn thuế hoặc giảm thuế quan đến mức thấp nhất so với các nước khác. Sau đó Nam Hàn và Nhật Bản được mời tham dự, ASEAN+3 thành tên gọi quen thuộc mặc dù đã có thêm ba nước Australia, New Zealand và Ấn Ðộ ký hiệp ước mậu dịch tự do với các nước ASEAN.
    Trong thời gian đó, nước Mỹ đã bỏ quên vùng Ðông Nam Á trong hàng chục năm, để chú trọng đến vùng Trung Ðông, với hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Mỹ chỉ ký hiệp ước mậu dịch tự do với một nước Ðông Nam Á duy nhất là Singapore. Tổng Thống Barack Obama đã hướng về Á Châu nhiều hơn. Năm 2010, các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ đều nói vùng biển Ðông Nam Á liên quan mật thiết với quyền lợi nước Mỹ. Năm nay, Quốc Hội Mỹ đã thông qua hiệp ước tự do mậu dịch với Nam Hàn. Khi nào Quốc Hội Nam Hàn phê chuẩn hiệp ước trên, họ đương nhiên tham gia mạng lưới Thái Bình Dương do Mỹ mới đề nghị. Các nước Á Ðông từ nay có một thực đơn gồm hai liên minh thương mại: ASEAN+3 và TPP. Họ có thể tham dự cả hai không cần phải chọn một. Nhưng chúng ta cần biết hai liên minh đó tính chất khác nhau thế nào, để tùy cơ ứng biến.
    Kế hoạch Liên Hoành, Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP) cố ý mở rộng ra ngoài khối ASEAN sang tận Bắc Mỹ và Châu Mỹ La Tinh. Ở bờ Tây Thái Bình Dương các nước Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam hưởng ứng; ở bờ Ðông Thái Bình Dương là Chile, Peru. Các nước Nhật, Nam Hàn, Canada và Mexico cũng tỏ ý muốn vào; khi ông Obama ngỏ ý chào mời. Ðặc biệt, ông Obama đã tảng lờ không mời Trung Quốc tham dự khi gặp riêng Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào. Vì hiện nay Bắc Kinh vẫn chưa tôn trọng các “luật chơi” thương mại quốc tế, trong cuộc chơi mậu dịch tự do.
    Năm ngoái bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nói ở Singapore và bộ trưởng Ngoại Giao lại nói ở Hà Nội về sự chuyển hướng của chính phủ Mỹ, quay trở lại vùng Ðông Nam Á. Nhưng đó chỉ là những lời tuyên bố tổng quát. Khi khối Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP) thành hình, Mỹ mới thật sự đặt chân trở lại Á Châu, qua các hiệp ước cụ thể về trao đổi thương mại tự do. Kinh tế sẽ đóng vai trò nối liền các quốc gia, thay vì các liên minh quân sự.
    Ông Obama mới tuyên bố ở Honolulu, “Nước Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ ở lại đó.” Kế hoạch TPP sẽ ràng buộc Mỹ vào các nước Thái Bình Dương qua các thỏa ước thương mại tự do. Những ràng buộc đó có thể chặt chẽ và bền bỉ hơn các hiệp ước liên minh quân sự, được bảo vệ bằng các quyền lợi kinh tế cụ thể. Và nước Mỹ sẽ có lợi thế vì họ có kinh nghiệm rất nhiều trong việc thi hành các luật lệ đặt trên căn bản tự do mậu dịch.
    Kế Liên Hoành TPP là một thử thách mới cho các nước trong vùng Ðông Nam Á. Hiện nay họ đang tham dự khối ASEAN+3, kế Hợp Tung của Trung Quốc; nhưng họ cũng sẵn sàng có mặt trong tập hợp TPP do Mỹ đề xướng. Họ sẽ phải thấy có hai phương cách hợp tác và cạnh tranh khác kinh tế nhau: Một là mô hình thị trường tự do mà nước Mỹ vẫn theo đuổi; hai là phương pháp tập trung hoạch định và chỉ huy mà tới nay Trung Cộng vẫn thi hành.
    Các nước Á Châu, vùng Ðông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam sẽ được lựa chọn giữa hai mô thức đó trong hàng chục năm sắp tới để phát triển kinh tế. Khi nhìn thấy lợi ích của thị trường tự do, một số nước sẽ hành động quả quyết và nhanh chóng, gặt hái được những thành quả cụ thể. Những nước rụt rè chậm chạp sẽ thấy mình bị bỏ rơi lại đằng sau, sẽ phải quyết định thay đổi nhanh hơn. Cho tới khi chính Trung Quốc sẽ phải thay đổi.
    Hiện nay ASEAN+3 là một liên minh còn lỏng lẻo, mặc dù nhờ thuế quan giảm xuống Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của các nước Ðông Nam Á. Tính chất lỏng lẻo hiện ra rõ nhất là chưa xác định rõ các luật lệ và thủ tục trong nhiều giao dịch. Nhiều vấn đề bị Trung Quốc đã bỏ qua không bàn; không quyết định chung nào giữa các nước Ðông Nam Á và Trung Quốc trong rất nhiều lãnh vực. Khi chỉ chú trọng đến việc giảm bớt thuế quan, Trung Quốc đang lợi dụng tình trạng lỏng lẻo trên các lãnh vực khác để hưởng lợi.
    Chủ ý của Trung Quốc khi liên kết với khối ASEAN không nhắm vào kinh tế, thương mại; mà cốt gây ảnh hưởng địa lý chính trị. Cho nên họ bỏ qua các vấn đề khó đồng ý với nhau. Khối ASEAN+3 vẫn chưa thỏa thuận chính thức trên rất nhiều vấn đề có thể gây tranh cãi. Nhưng khi không thỏa thuận đặt ra những luật lệ rõ ràng thì một nước có trọng lượng kinh tế lớn nhất là Trung Quốc sẽ tha hồ lạm dụng tình trạng mập mờ để thủ lợi. Thí dụ như các luật lệ về đầu tư từ nước này sang nước khác không rõ ràng; những luật lệ thủ tục về đấu thầu khi các công ty nước này muốn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho chính quyền nước khác; vấn đề tác quyền, còn gọi là quyền sở hữu tri thức; các luật lệ về lao động; cũng như các vấn đề về môi trường sống, chưa có thỏa thuận nào cụ thể.
    Chính tình trạng luật lệ mơ hồ trong kế Hợp Tung ASEAN+3 đã giúp các công ty Trung Quốc đến khai thác khoáng sản và lâm sản ở Miến Ðiện, Lào, hay Việt Nam, có khi nhân dịp đó mở thêm khách sạn, song bài; đã đem công nhân Trung Hoa đến các nước này làm việc mà không xin phép; dự đấu thầu cung cấp trong các công trình xây dựng, khai thác mỏ hoặc nhà máy điện ở các nước kinh tế yếu hơn. Khi có những bất đồng ý kiến hoặc xung đột trong các vấn đề trên, nước mạnh sẽ lấn áp nước yếu mà không có những thủ tục phân giải cũng không có những trọng tài để xử coi ai phải ai trái. Ðây là một cuộc chơi không công bằng, vì Trung Quốc sẽ “đánh lẻ” từng nước một, và họ sẽ giữ thế “mạnh vì gạo, bạo vì tiền.”
    Ngược lại, mạng lưới TPP làm theo lối Mỹ và được các nước đã phát triển như Nhật Bản, Nam Hàn, Canada, cho tới Mexico, Chile ủng hộ, sẽ sử dụng các thủ tục và luật lệ quốc tế có sẵn, rõ ràng, minh bạch và ràng buộc chặt chẽ hơn trong việc giao thương. Khi tham dự vào kế Liên Hoành với Mỹ, các quốc gia không những được bảo đảm mọi giao dịch đều theo những luật lệ ràng buộc công khai và có các thủ tục tài phán rõ ràng khi tranh chấp xẩy ra. Ðó là cách làm ăn theo lối kinh tế tư bản đã được thí nghiệm trong mấy trăm năm nay, và càng ngày càng được mài giũa, sửa sang cho hợp lý và công bằng hơn.
    Các nước Ðông Nam Á và Việt Nam sẽ đứng trước hai mô thức thương mại quốc tế để lựa chọn. Trong thời gian sắp tới, tốt nhất là các nước này hạ thấp tầm quan trọng của các vấn đề liên minh chính trị hay quân sự, ngay trong việc mua vũ khí hay hợp tác thao diễn quân đội. Cả cùng Ðông Nam Á và Việt Nam hãy quay về hướng khác, đẩy mạnh các giao ước thương mại trong kế Liên Hoành. Khi các liên hệ và ràng buộc mới phát triển, chính Trung Quốc sẽ phải thay đổi kế Hợp Tung của họ để sống chung minh bạch và công khai cùng các nước khác. Ðó là con đường tốt nhất không những cho các nước Ðông Nam Á mà còn cho cả kinh tế hoàn cầu.
    [/FONT]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này