1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3925 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 14:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41902 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Một bài viết khá hay...




    MỸ - TRUNG -
    Bài đăng : Thứ bảy 19 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 19 Tháng Mười Một 2011

    Trung Quốc khó chịu vì Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng tại châu Á


    [​IMG]Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và tổng thống Mỹ Obama tại Bali (Reuters)



    Tú Anh
    Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á đang diễn ra tại Bali, Hoa Kỳ khẳng định ảnh hưởng đang lên trong khu vực. Bất chấp những cảnh báo của Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ can thiệp vào mọi vấn đề bị Trung Quốc xem là thuộc chủ quyền của mình từ hối đoái đồng nhân dân tệ cho đến tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.


    Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á , Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão đã có một cuộc gặp riêng hơn một tiếng đồng hồ dài hơn dự kiến. Tổng thống Mỹ đã nêu lên các vấn đề xung khắc trong thương mại và hồ sơ biển Đông.
    Ngay sau đó, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố « Bắc Kinh muốn nhanh chóng hợp tác với Washington ». Theo đặc phái viên RFI, Vincent Souriau, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cảm thấy lo ngại vì chiến dịch phản công ngoại giao của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương.
    Các viên chức Mỹ nói đến « giai đoạn mới » trong chính sách đối với Trung Quốc. Hành động cụ thể và biểu tượng là bố trí Thủy Quân Lục Chiến tại Úc , thường xuyên gởi tàu chiến lui tới trong khu vực nhìn về Biển Đông trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Úc nâng cấp.
    Hồ sơ thứ hai làm Bắc Kinh khó chịu là biến chuyển tình hình tại Miến Điện. Tại Bali, các thông tin từ phía phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm quốc gia Đông Nam Á này để « trắc nghiệm » thiện chí cải cách dân chủ của chính quyền mới. Đây là một đòn tấn công thăm dò nhắm vào « sân sau » của Trung Quốc. Đồng minh truyền thống của Bắc Kinh đang hướng về Tây phương với hy vọng được tái hội nhập vào cộng đồng thế giới.
    Trong lãnh vực thương mại , Hoa Kỳ còn tung ra dự án TPP, vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương để lấn át thị phần của Trung Quốc.
    Về hồ sơ biển Đông, mạch sống của ngư dân Việt Nam, nguồn tài nguyên của nhiều quốc gia Đông Nam Á, con đường giao thông chiến lược quốc tế, đang bị Trung Quốc đe dọa bằng đường lưỡi bò, Tổng thống Obama đã khẳng định lập trường của Mỹ bất chấp phản đối của ông Ôn Gia Bão không cho « thế lực bên ngoài can thiệp vào các vụ tranh chấp trong khu vực ».
    Theo tuyên bố của Cố vấn anh ninh Tom Donilon thì phía Trung Quốc phải hiểu rằng « Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương , là cường quốc thương mại, là cường quốc hàng hải ». Lập trường của Mỹ là bảo vệ tự do giao thông, tự do giao thương và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa.
    Tổng thống Mỹ đã tuyên bố với các lãnh đạo Á châu là Hoa Kỳ muốn diễn đàn Đông Á nơi đặc biệt để các thành viên cùng nhau xem xét mọi hồ sơ quan trọng từ tự do giao thông cho đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả các sự kiện trên biểu lộ uy thế của Mỹ mỗi ngày mỗi gia tăng trong khu vực chỉ làm Trung Quốc thêm lo ngại.
    Thủ tướng Trung Quốc dứt khoát từ chối đường hướng thảo luận đa phương và để cho các cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản hù dọa các nước láng giềng. Hôm qua 18/11/2011, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo các quốc gia Asean coi chừng bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế « nếu làm con tốt trên bàn cờ » của Mỹ.
    Sáng nay 19/11/2011, đến lượt Nhân Dân Nhật Báo cáo buộc Washington có ý đồ « tái lập chiến tranh lạnh » nhưng dự báo là Mỹ « sẽ bị nhân dân các nước châu Á sẽ tẩy chay ». Tờ báo đảng kết luận là « giấc mơ một châu Á ổn định và phú cường sẽ không bao giờ là hiện thực » chỉ vì « sự can thiệp của Mỹ vào quyền lợi của người khác ».








    .
  2. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    BIỂN ĐÔNG -
    Bài đăng : Thứ bảy 19 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 19 Tháng Mười Một 2011

    Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc


    [​IMG]Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Reuters)



    Trọng Nghĩa
    Vào hôm nay 19/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhấn mạnh thêm tính chất quốc tế của hồ sơ này. Bên cạnh đó, vấn đề Biển Đông cũng được gợi lên trong rất nhiều cuộc họp song phương và đa phương.


    Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lời kêu gọi quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, nơi họ viện dẫn yếu tố lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này. Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã hoài công chống lại ý định của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – gồm 18 nước - vào hôm nay, 19/11/2011 tại Bali. Chẳng những thế, quan điểm chủ quyến lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận. Đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình từ Bali.









    "Thực tế trong những ngày qua tại các cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 này cho thấy là Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ, do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông của họ dựa trên yếu tố lịch sử.
    Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, kể cả trong các cuộc họp với Trung Quốc, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận : tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
    Nhật Bản : Nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần được tôn trọng tại Biển Đông
    Ví dụ rõ nhất là trường hợp Nhật Bản. Vào hôm qua, thủ tướng Noda đã có hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, một với 10 lãnh đạo ASEAN, và một với 5 lãnh đạo các nước vùng Mekong. Trong bản thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong chẳng hạn, hai bên đã gợi lại vấn đề Biển Đông, và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Các nguyên tắc này bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
    Trước đó, trong cuộc họp với ASEAN, Thủ tướng Noda cũng kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, « phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ». Yêu cầu này đã được ASEAN đáp ứng.
    Dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm tôn trọng luật quốc tế - đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 – được nhắc lại ở đây, là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh theo đó Biển Đông thuộc về Trung Quốc, họ là người tìm thấy trước tiên, một quan điểm từng được nhiều học giả Trung Quốc phát triển theo hướng yếu tố lịch sử có giá trị trên hết.
    Chắc chắn là sự đồng thuận giữa Nhật Bản với ASEAN trên hồ sơ gọi là an ninh hàng hải tại Biển Đông này không thoát khỏi sự cảnh giác của Trung Quốc, nhất là khi gần đây, Tokyo đã công khai tăng cường hợp tác quốc phòng với hai nước ASEAN đang bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội là Việt Nam và Philippines.
    Ngoài Nhật Bản, vấn đề Biển Đông còn thu hút mối quan tâm của các nước nào khác ?
    Như tôi đã tường trình trong những ngày qua, Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận của nội bộ các nước ASEAN và lẽ dĩ nhiên là của Hoa Kỳ. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN vào hôm qua, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN là vấn đề Biển Đông nên được giải quyết một cách đa phương, với ASEAN như một tổng thế hay là với các nước có tranh chấp gộp lại.
    Cũng theo Ngoại trưởng Philippines, ông Obama còn nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.
    Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông là Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại khu vực được Việt Nam giao quyền khai thác. Theo ông Singh, đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.
    Tuyên bố này đã mặc nhiên bác bỏ lời phản đối chính thức mà Bắc Kinh đưa ra cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm pham vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
    Không những thế, theo một quan chức ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng Singh còn nói với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo là các vấn đề chủ quyền phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
    Phản ứng của Trung Quốc như thế nào ?
    Phải nói là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cố gắng giữ thái độ hòa hoãn. Ngay cả khí ông Manmohan Singh đưa ra các tuyên bố kể trên, Thủ tướng Trung Quốc hầu như không phản ứng. Thái độ chính thức của Trung Quốc được thể hiện rõ trong bản Thông cáo chung về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào hôm qua.
    Trong phần đề cập đến hợp tác chính trị và an ninh hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua đối thoại, và không dùng hay đe dọa dùng võ lực.
    Riêng về Biển Đông, có thể nói là Bắc Kinh đã cam kết thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử tại Biển Đông DOC, và cố gắng tiến tới việc thong qua một bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
    Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý là sẽ hợp tác với đẻ tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hang hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
    Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có sẽ tôn trọng những cam kết hay hứa hẹn nói trên hay là lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ.
    Dẫu sao thì có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc vào hôm nay, Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc". =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]




    .
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Đọc bài này mà mắt tôi rưng rưng lệ , tim tôi đang dâng trào cảm xúc mừng vui vô bờ bến !
    Dẫu con đường đấu tranh còn nhiều gian khổ nhưng chúng ta đã đạt được thắng lợi to lớn trên trường quốc tế khi các tạp chí khoa học nổi tiếng đã chỉ ra sự phi pháp , phản khoa học của đường lưỡi bò cũng như tham vọng lãnh thổ đáng phỉ nhổ của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh !

    Cho tôi gửi lòng biết ơn chân thành đến TS Lê Văn Út và báo Nature .
    =D>=D>=D>=D>=D>
    Chúc tiến sĩ luôn mạnh khỏe và tiếp tục đạt được những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học , tiếp tục giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong cuộc đấu tranh vì công lý cho Tổ Quốc Việt Nam !
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    Cảm ơn bạn gialongVT vì đã đăng bài này ! [};-[};-[};-

    Bạn @vethoi1 vui hay buồn khi đọc tin này ?
    :-??
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Phóng viên của tạp chí lừng danh Nature sắp thăm và viết bài về Việt Nam

    David Cyranoski hiện là phóng viên của tạp chí lừng danh Nature. Nature có chỉ số impact factor tính đến năm 2010 là 36.104, là một tạp chí đa ngành hàng đầu, nhận đăng các công trình nghiên cứu mang tính khám phá trong hầu hết các lĩnh vực. Tạp chí này được xuất bản bởi nhà xuất bản Nature Publishing Group tại Vương Quốc Anh.
    Anh phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và có văn phòng làm việc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Thông tin về anh và bài viết của anh trên Nature có thể xem tại: http://www.nature.com/news/author/David Cyranoski/index.html. Có thể tìm thấy email liên hệ với anh trong danh sách sau: http://www.nature.com/nature/about/editors/
    Vài nét về David theo sự giới thiệu của Nature: David đã làm việc ở Nhật Bản vài năm trước khi chuyển qua làm phóng viên cho Nature từ năm 2000. Anh từng làm phiên dịch cho một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn, dạy lịch sử cho sinh viên nước ngoài. Bên cạnh là phóng viên phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, anh còn quan tâm đến các lĩnh vực như vật liệu, khoa học trái đất và sở hữu trí tuệ.
    Tôi đã đọc nhiều bài của anh này trên Nature và thấy rằng anh là một phóng viên khá chuyên nghiệp về khoa học và giáo dục.
    Trong quá trình đấu tranh cắt đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc đã cố tình áp đặt trên Biển Đông, anh phóng viên này đã viết bài “Những câu chữ tức giận trên Biển Đông Á”, http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html. Bài viết lên án việc các học giả Trung Quốc cố tình chèn đường lưỡi bò lấp liếm vào các ấn phẩm khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế, và đồng thời kêu gọi giữ gìn sự liêm khiết trong môi trường khoa học. Bài viết của anh cho thấy công cuộc đấu tranh xóa đường lưỡi bò của tri thức Việt đã gây chấn động trong cộng đồng khoa học thế giới. Điều này rất thiết thực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của đất nước.
    Theo chúng tôi được biết, anh David đang chuẩn bị cho một chuyến đi đến Việt Nam vào khoảng cuối tháng 11 năm nay. Mục đích chính của anh là muốn tìm hiểu và viết bài về khoa học Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho khoa học Việt Nam vươn ra thế giới bên ngoài, bởi thông tin mà Nature đưa bao giờ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người và nhiều tổ chức trên thế giới.
    Hy vọng David sẽ có một chuyến đi thành công đến Việt Nam và hy vọng các nhà khoa học ở Việt Nam có thể tận dụng dịp này để quãng bá thương hiệu của mình ra cộng đồng quốc tế.
    Xin nói thêm, tôi đã đặt vấn đề với David về vụ đường lưỡi bò trên phiên bản tiếng Hoa của Google Maps. Anh ấy cho rằng đây là vấn đề thú vị và đang xin ý kiến của Ban Biên Tập của Nature để viết bài về vụ này. Nếu Nature mà chịu vạch “vết sẹo” ngay cái bụng của Google thì còn gì tuyệt vời hơn. Nature đã từng dạy cho Science một bài học. Chuyện họ tiếp tục làm thế đối với Google là có thể lắm. Chúng ta hãy chờ xem.


    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
    url 1: http://cc.oulu.fi/~levanut
    url 2: https://levanut.wordpress.com
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Bảy, 19/11/2011, 03:25 (GMT+7)
    Hàn Quốc vây bắt 26 tàu cá Trung Quốc


    TT - Hàn Quốc đã huy động lực lượng hải quân chống cướp biển Somalia để vây bắt tập thể 26 tàu cá Trung Quốc.



    [​IMG]

    Các ngư dân Trung Quốc chống trả quyết liệt khi bị hải quân Hàn Quốc vây bắt -Ảnh: China News


    Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong hai ngày 16 và 17-11, Hàn Quốc đã huy động hai tàu tuần tra loại 3.000 tấn, bốn máy bay trực thăng và 20 đặc nhiệm để bao vây 26 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển cách tỉnh Jeolla 126km.
    Tờ JongAng Ilbo cho biết các tàu cá Trung Quốc đã qua mặt cảnh sát tuần tra bằng cách giả dạng các tàu Hàn Quốc. Khi bị lực lượng hải quân Hàn Quốc phát hiện, các ngư dân Trung Quốc đã dùng kiếm, gậy và rìu sắt để chống trả quyết liệt.
    “Cách duy nhất để họ chấm dứt hành động này là thực thi những biện pháp cứng rắn - báo Chosun Ilbo nhận định - Nếu các ngư dân này dùng vũ lực để đáp trả, chúng ta buộc phải bắt giữ và xét xử họ”.
    Hiện Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về việc bắt giữ này. Chỉ tính riêng trong năm nay đã có đến 200.000 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Hàn Quốc.


    ĐÔNG PHƯƠNG


    Việt Nam cũng nên học Hàn Quốc cách làm này !
    Tàu cá TQ đi hàng đoàn nơn 30 chiếc vào sâu hải phận VN chỉ cách Đà Nẵng có 25 hải lý thôi đấy ! Vậy mà cảnh sát biển VN không bắt !
    Hiền quá chúng khinh !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thuyền thúng Việt Nam sang Thái Lan


    20/11/2011 0:06

    Ngày 19.11, 40 chiếc thuyền thúng từ Việt Nam đã được trao cho người dân vùng lũ ở Thái Lan. Đây là đợt tặng hàng cứu trợ thứ hai của nhóm doanh nghiệp Thái Lan đang làm ăn ở Việt Nam và Lào.



    [​IMG]
    Thuyền thúng Việt Nam được trao tặng cho dân vùng lũ ở Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
    Ông Kieng Mekvasedpun, Tổng giám đốc Công ty Appropriate Technology Consultant, nói với PV Thanh Niên rằng thuyền thúng là một sản phẩm trí tuệ của người Việt Nam, phù hợp để di chuyển trong các vùng bị lũ lụt ở Thái Lan hơn là thuyền dài. Những chiếc thuyền này được đặt làm ở Phú Yên từ 3 tháng trước và tổng cộng có 80 chiếc được trao tặng cho người dân ở các địa phương như Ayutthaya, Bangkok…
    Một thợ đóng thuyền từ Phú Yên cũng đã được mời sang Thái Lan để hướng dẫn sử dụng thuyền thúng. Ông Kieng cho biết thêm từ tháng 3.2012, nhóm tài trợ này sẽ bắt đầu dự án hướng dẫn người dân ven biển Thái Lan làm và sử dụng thuyền thúng.
    Minh Quang
    (VP Bangkok
    )​



    =D>=D>=D>=D>=D>

    Các sở Thủy Sản , bộ Nông Nghiệp ... và các cơ quan liên quan nên đăng ký quốc tế gấp để bảo vệ thương hiệu và kiểu dáng của thuyền thúng Việt Nam !
    Kẻo rồi lại bị ăn cắp thương hiệu như Trung Quốc đã làm với nước mắm Phú Quốc và cà phê Buôn Ma Thuộc !
    Nó ăn cắp thương hiệu Phú Quốc mà không phản đối , sau này nó nói tổ tiên nó đã làm nước mắm ở Phú Quốc đấy ! Rồi căn cứ vào đấy , nó lại đòi chủ quyền không tranh cãi ở Phú Quốc cho mà xem !
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Có phải TQ đang dùng chiêu mới sau khi đường lưỡi bò bị lật tẩy?


    Sau khi việc các nhà khoa học của TQ thực hiện chủ trương của Chính phủ TQ nhét đường lưỡi bò vào các công bố khoa học bị lật tẩy (xem [1][2]), có phải TQ đã có thay đổi chiến lược trong quá trình gián tiếp xâm lược Việt Nam trên mặt trận xuất bản?
    Trong tháng 6 năm nay 2011, việc nhét đường lưỡi bò vào các công bố khoa học đã bị lật tẩy (xem [1]). Cụ thể là ông tổng biên tập tạp chí Waste Management đã nhìn nhận sai lầm về việc đăng bài của tác giả TQ có dính đường lưỡi bò phi pháp, sau sự phản đối quyết liệt của tri thức Việt.
    Có thể nói cái bản đồ dính đường lưỡi bò trên tạp chí Waste Management là khá nghiêm trọng. Tác giả TQ đã dùng một đường đứt đoạn để bao gần như toàn bộ biển Đông hay biển Nam Trung Hoa như là một khu vực thuộc TQ:
    [​IMG]
    Hơn một tháng sau khi bản đồ đường lưỡi bò trên Waste Management bị lên án, ngày 27 tháng 07 năm 2011 lại có một bài báo mới từ TQ được nhận đăng trên tạp chí Environmental Research Letters thuộc nhà xuất bản IOPScience. Đó là bài “Changes in snow cover over China in the 21st century as simulated by a high resolution regional climate model” của 3 tác giả TQ thuộc Trung tâm khí hậu quốc gia có trụ sở ở Bắc Kinh và một đồng tác giả người Ý.
    Tác giả người Ý là người khá nổi tiếng: ông tốt nghiệp tiến sĩ Vật lý địa cầu năm 1986 tại Học viện công nghệ Georgia, Mỹ, với điểm trung bình tuyệt đối 4/4, hiện ông là một nhà nghiên cứu cao cấp và là trưởng ban Vật lý hệ thống trái đất thuộc Trung tâm vật lý lý thuyết thế giới Abdus Salam, ông có khá nhiều bài trên hai tạp chí nổi tiếng là Nature và Science, chỉ số H-index của ông hiện tại là 45, ông là đồng giải Nobel Hoà Bình năm 2007 dành cho tiểu ban đa chính phủ về biến đổi khí hậu.
    Đáng lưu ý là tác giả đầu tiên của bài báo là người TQ và người chịu trách nhiệm chính về bài này cũng là người TQ.
    Trong bài này, các tác giả có đưa vào một bản đồ của TQ. Nhưng không thấy xuất hiện đường lưỡi bò:
    [​IMG]
    Có nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này:

    • Phải chăng sau khi bị lật tẩy trước đó một tháng, các học giả TQ đã ý thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò nên đã “xin chừa”?
    • Có phải đồng tác giả người Ý đã biết được thông tin phản đối của tri thức Việt về đường lưỡi bò phi pháp nên đã yêu cầu các đồng tác giả TQ của ông gở bỏ đường lưỡi bò trong bản đồ của TQ?
    • Có phải các phản biện của bài báo hay ban biên tập của tạp chí trên đã được cảnh giác từ việc phản đối của tri thức Việt nên đã yêu cầu tác giả TQ xóa đường lưỡi bò phi pháp?

    Nếu câu trả lời “có” hay “phải” cho các câu hỏi trên thì thật đáng mừng.

    Tuy nhiên, khi nhìn kỷ lại bản đồ thì dù không có đường lưỡi bò nhưng lại có cái hình kỳ quái ở gốc dưới bên phải của bản đồ:
    [​IMG]
    Các câu hỏi được đặt ra về vấn đề này là:

    • Tại sao tác giả TQ lại cố tình thêm cái chú thích như thế trong bản đồ của họ?
    • Tại sao phần chú thích đó lại dính phần lớn lãnh thổ của Việt Nam, từ khu vực Bà Rịa cho đến địa đầu của tổ quốc?
    • Phần chú thích gần như gồm trọn biển Đông nghĩa là sao?
    • Có phải không thể dùng đường lưỡi bò để “khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông nên TQ đã quay sang dùng chiêu mới và cao tay ấn hơn – dùng cái phần phụ chú bản đồ gồm hầu hết biển Đông và lãnh thổ đất liền của Việt Nam luôn?
    Rất có thể TQ đã thay đổi chiến lược xâm lược Việt Nam trên mặt trận xuất bản. Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể nghi ngờ khả năng này vì TQ đã từng hô hào Việt Nam là quận huyện gì đó của TQ: xem [http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html] và bản dịch; và sẽ thực hiện chiến tranh để thu hồi “đất mẹ”!
    Nếu như thế thì những người con ưu tú của nước Việt thương yêu lại tiếp tục lật tẩy mưu đồ nguy hiểm này của TQ. Với thắng lợi vẻ vang từ Nature mà chúng ta đã thu được – một thắng lợi gây chấn động cả giới khoa học quốc tế – một cái tát trời giáng mà các học giả TQ đã phải nhục nhã nhận lấy, và quan trọng hơn là với chính nghĩa của Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ, chúng ta tin tưởng rằng những đứa con của đất Việt sẽ tiếp tục chiến thắng và sẽ tiếp tục dạy cho các học giả TQ về sự trung thực trong hoạt động khoa học trên trường quốc tế.
    Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lương Quang, Pháp, đã sớm thông báo về bài báo trên.


    TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
    url: http://cc.oulu.fi/~levanut/; http://utvle.wordpress.com/
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111120/tin-van-20-11-2011.aspx

    * UBND H.Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để tiếp tục thành lập thêm 60 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, gồm 3.600 lao động đi trên 600 tàu cá ở địa phương. (H.Cừ)

    3600 người tương đương 1 sư đoàn bộ binh . Với 600 tàu thì tương đương bao nhiêu hải đoàn nhỉ ? :-??
    Mà đây mới là một huyện thôi đấy ! Cả tỉnh Quảng Ngãi và cả miền duyên hải Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên chắc cũng cả vài chục sư đoàn !
    Một mạng lưới dân quân tự vệ trên biển đang được hình thành !
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

    Truyền thống chiến tranh nhân dân đang tiếp tục được phát huy và nâng lên tầm cao mới ! :)>-:)>-:)>-
    Giặc cướp vào đây ắt sẽ vùi thây ! :-":-":-"
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận

    Submitted by Trưởng Biên Tập on Thu, 11/17/2011 - 21:39
    Jackie Calmes/The New York Times
    Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard ở Canberra hôm thứ Tư 16/11
    Tin từ CANBERRA, Úc - Hôm thứ Tư, Tổng thống Obama tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã lên kế hoạch điều động 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Úc để củng cố các đồng minh ở châu Á, nhưng động thái này lập tức dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, cáo buộc ông Obama leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực.
    Thỏa thuận với Úc đưa đến sự mở rộng về sự tiên hiện diện dài hạn đầu tiên của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này đã diễn ra bất chấp những cắt giảm ngân sách mà Ngũ giác đài đang phải đối mặt và một phản ứng lo lắng ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người đã lập luận rằng Hoa Kỳ đang tìm cách bao vây Trung Quốc về quân sự và kinh tế.
    "Thật là không được thích hợp lắm để tăng cường và mở rộng liên minh quân sự và có thể không phải vì lợi ích của các nước trong khu vực này", Liu Weimin, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết trong phản ứng trước thông báo của ông Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard.
    Trong một bài nói chuyện trước Quốc hội Úc vào sáng thứ Năm, ông Obama cho biết mình đã "thực hiện một quyết định thận trọng và có tính chiến lược - là một quốc gia trong vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và dài hạn trong việc định hình khu vực này và tương lai của nó".
    Tổng thống cho biết động thái này không nhằm mục đích cô lập Trung Quốc, nhưng là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng Hoa Kỳ đã phát triển thận trọng hơn với các ý định của mình.
    Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào hiện đại hóa quân sự và bắt đầu triển khai máy bay tầm xa và các lực lượng hải quân có khả năng sâu, xa hơn trên đại dương, và đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực quần đảo tranh chấp vốn sẽ mang lại cho mình một ảnh hưởng rộng rãi hơn về các quyền dầu khí ở phía Đông và Nam biển Nam Trung Hoa.
    Trong khi các cam kết quân sự mới còn tương đối khiêm tốn, ông Obama đã khích lệ cam kệt này như nền tảng của một chiến lược nhằm đối đầu trực tiếp với thách thức đặt ra trước sự tiến triển nhanh chóng của Trung Quốc như là một sức mạnh về kinh tế và quân sự. Ông cũng đã thực hiện một số tiến bộ trong việc tạo ra một khu vực tự do mậu dịch Thái Bình Dương, cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Hoa Kỳ trong khu vực một số đặc quyền kinh doanh mà không lập tức mở rộng đến Trung Quốc.
    Ông Obama mô tả việc triển khai là nhằm đáp ứng với những mong muốn của các đồng minh dân chủ trong khu vực, từ Nhật Bản đến Ấn Độ. Một số đồng minh đã bày tỏ nỗi lo lắng rằng Hoa Kỳ, vì phải đối diện với sự mệt mỏi của chiến tranh và một nền kinh tế đình trệ, có thể nhường vai trò lãnh đạo của mình sang cho Trung Quốc.
    Tổng thống nói rằng việc cắt giảm ngân sách ở Washington - và sức ép không thể tránh khỏi về chi tiêu quân sự - sẽ không hạn chế được khả năng của ông. Cắt giảm quốc phòng "sẽ không - tôi xin lặp lại - sẽ không đến bằng tổn phí của khu vực châu Á-Thái Bình Dương" ông tuyên bố.
    Một số nhà phân tích ở Trung Quốc và các nơi khác nói rằng họ lo sợ động thái này có thể bị phản tác dụng, đưa đến nguy cơ bế tắc kiểu chiến tranh lạnh với Trung Quốc.
    "Tôi không nghĩ rằng họ sẽ vui vẻ", ông Mark Valencia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á ở Hawaì nói, cho biết chính sách mới được đưa ra vài tháng, "Về lâu dài, tôi không lạc quan với việc điều này sẽ tác động đến thê nào".
    Tổng thống sẽ bay ngang lục địa Úc để đến Darwin, một hải cảng quân sự tiền phương bên kia biển Timor từ Indonesia, sẽ là trung tâm hành động cho việc điều quân sắp tới. 200 đến 250 quân nhân thủy quân lục chiến đầu tiên sẽ được đưa đến vào năm tới, với các lực lượng đi và đến thay phiên để cuối cùng sẽ lên đến 2.500 quân nhân, hai nhà lãnh đạo cho biết.
    Hoa Kỳ không xây dựng căn cứ mới trên lục địa, thay vì thế, sẽ sử dụng các cơ sở của Úc. Ông Obama nói rằng lực lượng Thủy quân lục chiến sẽ xoay chuyển thông qua việc liên kết huấn luyện và tập trận với quân nhân Úc, và Không quân Mỹ sẽ gia tăng các khả năng truy cập đến các sân bay trong vùng lãnh thổ phía Bắc của đất nước này.
    "Chúng tôi sẽ ở được trong một vị trí có hiệu quả hơn dể tăng cường an ninh của cả hai quốc gia chúng ta và khu vực" ông nói.
    Kể từ khi kết thúc Đệ Nhị thế chiến, Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự và các lực lượng lớn ở Nhật Bản và Nam Hàn phía bắc Thái Bình Dương, nhưng hiện diện của họ trong khu vực Đông Nam Á đã bị giảm bớt rất nhiều vào đầu những năm 1990 với việc đóng cửa các căn cứ quan trọng ở Philippines, tại Clark Field và Subic Bay. Việc bố trí mới với Australia sẽ khôi phục lại một dấu ấn đáng kể của Mỹ gần khu vực Biển Đông, một tuyến đường thương mại lớn - bao gồm cả các xuất khẩu của Mỹ - từng bị khuấy đục bởi những tuyên bố đòi kiểm soát của Trung Quốc.
    Hoa Kỳ và các quốc gia ven Thái Bình Dương cũng đang đàm phán để tạo nên khối Quan hệ đối tác Xuyên Thái bình dương, một khối mâu dịch tự do, từ đầu đã không bao gồm Trung Quốc, một nước xuất khẩu, nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới.
    Hiệp định thương mại dự kiến này là một chủ đề trong cuối tuần qua ở Honolulu, nơi ông Obama đã chủa tọa Diễn đàn Họp tác Kinh tế Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, và chủ đề này sẽ được thảo luận một lần nữa vào cuối tuần này khi ông là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á , trên đảo Bali của Indonesia.
    Đối với Trung Quốc, sự phát triển trong tuần này có thể cho thấy một cuộc bao vây cả về kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo hàng đầu không bình luận ngay về bài phát biểu của ông Obama, nhưng ông Liu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đã nhấn mạnh rằng chính là Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, đang tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để ảnh hưởng đến các sự kiện ở châu Á.
    Toàn cầu Thời báo, một tổ chức thông tin quốc doanh từng được biết đến với những bài bình luận aó tính dân tộc và hiếu chiến, đã đưa ra một phản ứng mạnh mẽ hơn trong một bài xã luận, nói rằng Úc cần phải thận trọng về việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ ở đó để "gây tổn hại cho Trung Quốc" và rằng, Úc có nguy cơ bị "vướng kẹt giữa hai lằn đạn".
    Các nhà phân tích nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mất cảnh giác bởi những gì họ từng xem chỉ như một chiến dịch nhằm khuấy động bất mãn trong khu vực của Mỹ. Họ nói rằng Trung Quốc có thể đã tính toán sai trong những năm gần đây qua việc tái khẳng định các tuyên bố lãnh thổ lâu đời, vốn sẽ mang lại cho họ một ảnh hưởng rộng rãi về quyền phát triển trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, họ lập luận rằng Bắc Kinh đã không tìm cách phóng tỏa sức mạnh quân sự của mình xa khỏi bờ biển, và đã nhiều lần đề nghị nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.
    Hoa Kỳ tự miêu tả mình như một sự đáp ứng với tính sự quyết đoán mới của Trung Quốc trong khu vực khiến đã báo động đến các đồng minh cốt lõi của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã viết một bài báo gần đây trong tờ Foreign Policy trình bày một trường hợp mở rộng về sự tham gia của Mỹ ở châu Á, và Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta đã đặc trưng sự phát triển quân sự của Trung Quốc là thiếu minh bạch và chỉ trích tính quyết đoán của họ trong các vùng biển trong khu vực.
    Ngay cả khi công bố việc điều động quân đội, tổng thống Obama đã trải lòng ra với Trung Quốc, "Quan điểm cho rằng chúng tôi sợ hãi Trung Quốc là sai lầm, quan điểm cho rằng chúng tôi đang tìm cách loại trừ Trung Quốc là sai lầm" ông nói.
    Tổng thống Obama nói rằng Trung Quốc sẽ được chào đón vào các hiệp ước thương mại mới nếu Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng với các tiêu chuẩn về tự do mậu dịch cho thành viên. Nhưng tiêu chuẩn này sẽ yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá đồng tiền của họ, phải bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất nước ngoài và giới hạn hoặc chấm dứt trợ cấp cho các công ty quốc doanh, tất cả những điều này sẽ đòi hỏi một cuộc cải tổ quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.
    Tổng thống Obama đã hủy bỏ hai chuyến từng định trước đến Úc vì các nhu cầu trong nước, ông nhắc lại tại bữa quốc yến rằng ông đã đến thăm đất nước hai lần khi còn là một cậu bé, lúc mẹ của ông làm việc tại Indonesia trong các chương trình phát triển.
    Lần này, với tư cách là một tổng thống, ông Obama vào Tòa nhà Quốc hội giữa tiếng súng chào của 21 khẩu đại bác, và một khi vào bên trong, với lời chào mừng nồng nhiệt của những ngưòi Úc tràn ngập các phòng trưng bày của một sảnh đường rộng lớn bằng cẩm thạch.
    Hai nước đã từng là đồng minh trong nhiều thập kỷ, hợp tác chặt chẽ trong Thế chiến II, khi có vài chục căn cứ không, hải quân Mỹ cùng doanh trại quân đội trong nước (Úc) và các lực lượng chiến đấu Úc phục vụ dưới quyền chỉ huy của Mỹ.
    Một mục đích của chuyến thăm của ông Obama là để kỷ niệm những mối quan hệ. "Hoa Kỳ không có đồng minh nào mạnh mẽ hơn", ông Obama nói.
    Úc đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ trong mọi cuộc chiến tranh của thế kỷ 20, và gần đây đã phục vụ ở Iraq và Afghanistan. Mặc dù cuộc chiến ở Afghanistan đã trở nên ngày càng không được lòng dân ở đây, vì hầu hết người Úc đều muốn quân nhân của mình trở về nước ngay lập tức.
    Nguồn: The New York Times
  10. 00oo00

    00oo00 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2011
    Đã được thích:
    7
    Chào các Bác

    Bác nào biết cập nhật cho ACE biết về những hòn đảo nào ở quần đảo Trường sa Việt nam con nắm giữ ,có hình chỉ dẫn tốt nhất :-??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này