1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2993 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 05:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41888 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Chúng sắp loạn và chém giết lẫn nhau rồi ! Nếu điều này xảy ra cả trăm triệu Khựa bẩn sẽ dời khỏi mặt đất !!! [r24)][r24)][r24)]
    Trung Quốc đương đầu với nạn lừa đảo trực tuyến










    [​IMG]
    Theo Đài Tiếng nói nước Nga, tại Trung Quốc, những kẻ lừa đảo trực tuyến hiện đang ngang nhiên thách thức cơ quan bảo đảm trật tự pháp lý nước này.
    Đó là điều mà chính quyền nước này buộc phải thừa nhận, khi công bố tiến hành cuộc chiến toàn quốc với “chợ đen” trực tuyến trên mạng.

    Trên mạng điện tử ở Trung Quốc, thiên hạ nhộn nhịp buôn bán mọi thứ vốn bị pháp luật nghiêm cấm. Thông qua Internet, có nhiều kẻ đang công khai kinh doanh vũ khí và nội tạng con người.

    Tại “khu chợ” này đầy rẫy các loại vũ khí nóng và lạnh, đạn dược, chất nổ, các loại hóa chất đặc biệt độc hại, phần mềm máy tính để nghe lén cuộc trò chuyện với điện thoại di động và thay đổi đăng ký mã số điện thoại.

    Bên cạnh đó cũng có vô số lời mời chào cung cấp thẻ ngân hàng giả, thẻ căn cước giả, các loại tiền giả mệnh giá khác nhau, quảng cáo ******** và đủ thứ hàng khác từ công nghệ "cấy ghép chui."

    Xét theo mọi khía cạnh, ngành thương mại tội phạm này đã phát triển đến mức đáng báo động, khiến nhà chức trách phải công bố triển khai chiến dịch toàn quốc đấu tranh chống “chợ đen” trực tuyến.

    Lãnh đạo chiến dịch này là Bộ ******* Trung Quốc.

    Điểm đáng chú ý là trong thông báo mở màn cuộc chiến chống nạn lừa đảo trực tuyến không thấy nói đến sự hiệp lực của trung ương với những ban ngành cơ quan cấp dưới.

    Không loại trừ điều này gián tiếp ám chỉ đến tệ tham nhũng trong hàng ngũ quan chức thực thi pháp luật, với thái độ “ngậm miệng ăn tiền” đã thực sự khuyến khích những hoạt động tội phạm bất hợp pháp.

    Chiến dịch truy quét trên cũng sẽ nhằm vào cả những đối tượng này./.

    Theo Vietnamplus
  2. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Theo tin của hãng GMA News ở Philippines, trong tuyên bố mạnh mẽ nhất kể từ khi xảy ra một loạt những vụ xích mích ở quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines, các nhà lãnh đạo vùng Đông Nam Á đã lên án những sự hăm dọa quân sự và những hành động gây hấn có thể gây bất ổn cho khu vực.
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Trong thông cáo công bố vào lúc kết thúc cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ 5 trên đảo du lịch Bali của Indonesia, 10 nhà lãnh đạo ASEAN đồng thanh bác bỏ “xâm lấn và sử dụng vũ lực và đe sử dụng vũ lực hoặc những hành động khác không phù hợp với luật pháp quốc tế.”
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Qua bên kia nhận quà tặng âm nhạc đê ...
    Cả thơ nữa ! >:D<[};-


    http://f319.com/giaoluu/1484784/page-6
  4. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Sưphụ thơ , xuân diệu sống lại chắc cũng ^:)^ anh
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chào chú !

    Anh đang hầu chuyện cố nhân !
    Vẫn chưa ăn tối , rần rần bụng sôi !
    Ôi chao , anh đói lắm rồi ,
    Chạy đi măm đã , khuya rồi đó em !

    :!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!:!!

    Em có thời gian thì chạy qua nhà anh tiếp các bác ấy hộ anh !

    http://f319.com/giaoluu/1484784/page-6
    Xem câu chuyện , em sẽ thấy các bác ấy vẫn chưa tin anh là đàn ông đâu ! Thế mới có chuyện !
    Hay trở lại làm con gái nhỉ ? :-??
    Nhưng em lại biết anh rồi , thế mới khổ ! :p
    Đàng nào cũng lỗ ! :((

    ~X~X~X~X~X~X
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hàn Quốc bắt 3 tàu cá Trung Quốc


    20/11/2011 16:54

    (TNO) Cảnh sát biển Hàn Quốc vừa bắt giữ 3 tàu cá Trung Quốc do có hành vi câu trộm và cản trở công vụ trong vùng biển nước này.
    Theo thông tấn xã Yonhap (Hàn Quốc), cảnh sát biển trên đảo Jeju đã bắt giữ 1 tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc lúc 4 giờ 25 phút ngày 19.11.


    [​IMG]
    Cảnh sát biển Hàn Quốc tiếp cận tàu cá Trung Quốc - Ảnh: AFP
    [​IMG]
    Tàu đánh cá Trung Quốc quây lại để né tránh sự vây bắt của cảnh sát biển Hàn Quốc - Ảnh: AFP
    Ngay sau đó, 25 tàu cá Trung Quốc đã áp sát tàu của cảnh sát biển Hàn Quốc và đòi thả chiếc tàu cá bị bắt giữ.
    Do các tàu Trung Quốc phớt lờ cảnh báo phải tránh xa tàu Hàn Quốc, cảnh sát biển Hàn Quốc đã huy động 12 tàu tuần tra và 2 máy bay trực thăng để kiểm soát những chủ tàu cá ngang ngạnh đồng thời bắt thêm 2 tàu nữa.
    Hiện chưa rõ có bao nhiêu ngư dân Trung Quốc bị tạm giữ.
    Những vụ va chạm bạo lực thường xảy ra giữa cảnh sát biển Hàn Quốc và các tàu cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Hàn Quốc, theo thông tấn xã Yonhap. Trong một vụ xảy ra mới đây, một sĩ quan của Hàn Quốc đã thiệt mạng.
    Vào tháng 3.2011, một tàu Trung Quốc có trọng tải 63 tấn đã cố tình đâm vào tàu tuần tra có trọng tải 3.000 tấn của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc ở ngoài khơi bờ biển phía tây khiến nhiều sĩ quan Hàn Quốc bị thương.
    Khang Huy

    Gây chuyện khắp nơi ! ^:)^
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hàng giả “chui” vào quốc phòng
    19/11/2011 8:38

    (TNTS) An ninh của Mỹ đang ngày càng xấu đi qua từng năm bởi các mặt hàng giả trong nền quốc phòng được nước này nhập khẩu ngày một tăng cao. Đáng chú ý phần lớn trong số đó là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.


    Hàng giả có đủ loại, từ hệ thống vũ khí thông thường, đến các hệ thống bảo vệ máy bay. Lần đầu tiên xuất hiện các tin tức đáng quan ngại với Mỹ là vào tháng 1.2010. Khi đó Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho biết: Năm 2005 ghi nhận 3.868 trường hợp hàng giả quân sự, nhưng đến năm 2008 đã có tới 9.356 trường hợp. Những con số trên khiến Ủy ban điều tra về quốc phòng (ASC) của Quốc hội Mỹ phải vào cuộc. Sáng kiến này thuộc về các thượng nghị sĩ Carl Levin, John McCain và ASC đã kiểm tra 1.800 vụ hàng giả trong 2 năm gần đây.
    [​IMG]
    Máy bay trinh sát P-8A Poseidon có khả năng bị lắp chip giả trong bộ hiển thị - Ảnh: airliners.net
    Trong báo cáo trên website của ông Carl Levin, trong 1.800 vụ việc nêu trên, có hơn một triệu các linh kiện điện tử nhập khẩu mà 70% trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra còn 20% thuộc về Canada, Vương quốc Anh. Linh kiện hàng giả được sản xuất ở Trung Quốc sau đó xuất khẩu vào Mỹ. Theo báo cáo của ASC, trung tâm sản xuất hàng giả linh kiện điện tử là thành phố Thâm Quyến.
    Trong phần lớn trường hợp - ASC khẳng định - đó không phải linh kiện điện tử mà phía Trung Quốc trực tiếp sản xuất. Các hãng của Trung Quốc mua lại tại Mỹ và trên thế giới tất cả các linh kiện điện tử phế thải, sau đó chuyển tới Hồng Kông. Tại đó, người ta bóc bỏ nhãn, mác cũ các bộ vi xử lý, con chip… đem chúng ra sông rửa sạch, sau đó sấy khô và gửi tới Thâm Quyến để làm mới lại.



    Khái niệm "hàng giả" ở đây là hàng không có giấy phép sản xuất, hay là hàng nhái. Trong báo cáo của ASC sử dụng thuật ngữ này chủ yếu đối với hàng điện tử và các linh kiện cũ được độ lại và bán dưới dạng hàng mới sản xuất.


    Báo cáo của ASC cho biết: Tuổi thọ của hàng giả các bộ vi xử lý, con chip chỉ là 2 - 3 năm, trong khi vũ khí, khí tài của quân đội cần loại có tuổi thọ từ 5 - 10 - 20 năm. Một số hãng điện tử của Mỹ do không đủ năng lực nên đã mua lại các linh kiện trên thị trường, hay phải liên kết với các hãng khác (các hãng này chuyên cung cấp các linh kiện giả). Ví dụ, trung tuần tháng 8.2011, hãng Boeing, đơn vị thiết kế sản xuất loại máy bay trinh sát P-8A Poseidon (theo đơn đặt hàng của lực lượng hải quân Mỹ, cho biết: hệ thống phát hiện cánh máy bay bị phủ băng có vấn đề. Hệ thống này do hãng BAE Systems (Vương quốc Anh) cung cấp. Trong quá trình điều tra, ASC thấy rằng phần lớn linh kiện của hệ thống này được BAE Systems mua lại của hãng A Access Electronics (Nhật Bản) - là chi nhánh của tập đoàn A Access Electronics của Trung Quốc, có trụ sở tại Thâm Quyến. Đường đi của việc mua bán này khá phức tạp: A Access Electronics bán hàng cho hãng Abacus Electronics của Mỹ, hãng này bán lại số hàng mua được cho Tandex Test Labs (Vương quốc Anh) và cuối cùng BAE Systems mua lại rồi cung cấp cho Boeing. Đáng chú ý là BAE Systems mua lại 300 bộ linh kiện, nhưng chỉ kiểm tra 50 bộ trong số này. Các linh kiện hàng giả còn được lắp đặt cho máy bay vận tải quân sự C-27J Spartan. Có 11 chiếc loại này đã được biên chế vào không lực Mỹ, trong đó có 2 chiếc đang hoạt động tại Afghanistan. Máy bay do hãng Alenia Aeronautica của Ý sản xuất, còn nâng nó lên chuẩn của Mỹ thì do hãng L-3 (Mỹ) thực hiện. Hãng L-3 vào trung tuần tháng 9.2011 đã thông báo cho lãnh đạo không lực Mỹ rằng, có 8 chiếc C-27J Spartan, kể cả 2 chiếc tại Afghanistan có thể có 38 con chip là hàng giả trong bộ nhớ của video-camera, truyền hình ảnh tới ca-bin máy bay. Điều này có thể làm hình ảnh không chân thực, hay thậm chí làm màn hình hư hỏng hoàn toàn.
    ASC nghiên cứu kỹ trường hợp vừa nêu trên và đi đến kết luận, các con chip hàng giả do hãng Hong Dark Electronic Trade tại Thâm Quyến bán cho tập đoàn Global IC Trading Group của Mỹ. Tập đoàn này sau đó bán lại cho L-3. Có hơn 500 bộ hiển thị đã sử dụng những con chip này, ngoài C-27J Spartan sử dụng, còn có máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster III, các máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight của hải quân Mỹ. Trong vài năm, Global IC bán cho L-3 tổng cộng hơn 208.000 linh kiện điện tử mua lại từ Hong Dark.
    ASC còn phát hiện ra vụ mua bóng bán dẫn giả do hãng Raytheon cung cấp để lắp đặt cho trực thăng SH-60B Seahawk. Vì là hàng giả nên có thể là nguyên nhân dẫn đến hệ thống quan sát ban đêm và hệ thống bắn tên lửa AGM-114 Hellfire không hoạt động. Khởi đầu việc mua bán bóng bán dẫn giả là hãng Huajie Electronics cũng tại Thâm Quyến. Hãng này bán linh kiện cho hãng Pivotal Electronics của Vương quốc Anh, sau đó hãng E-Warehouse của Mỹ mua lại số hàng này rồi bán cho hãng Thomson Broadcasting ở bang Massachusetts, Mỹ. Thomson Broadcasting cung cấp loại bóng bán dẫn nhái này cho tập đoàn Technology Conservation Group - TCG của Mỹ. Các kiện hàng được đóng mới, hộp đựng chuẩn được hãng Texas Spectrum Electronics mua lại và cuối cùng bán cho Raytheon. Theo ASC, nhiều khi đường đi của các con chip, các bộ vi xử lý khá phức tạp, liên tục qua tay đến hơn 10 hãng mua đi, bán lại. Tựu trung cho đến nay, linh kiện giả được phát hiện tại hệ thống vi tính của tên lửa THAAD, các máy bay vận tải C-17, C-130J, C-27J, máy bay trinh sát P-8A, trực thăng tiến công AH-64D Apache, trực thăng đa năng SH-60B, CH-46.
    Theo đánh giá của ASC, việc hàng giả gia tăng trong lĩnh vực quân sự là sự đe dọa đối với an ninh nước Mỹ, khi các loại vũ khí, khí tài mất đi tính bền vững, độ tin cậy và mất niềm tin ở các nhà sản xuất. Thậm chí hàng giả có vượt qua các cuộc thử nghiệm, đáp ứng đúng chuẩn đặt ra thì đó cũng là sự mạo hiểm cao, vì không thể biết chúng sẽ hư hỏng vào lúc nào. Hiện nay việc phát hiện hàng giả do Cơ quan điều tra hình sự (DCIS) của Lầu Năm Góc đảm nhiệm. Cơ quan này nghiên cứu cẩn thận 225 vụ việc, trong đó có cả vụ các con chip hàng giả của C-27J Spartan.


    Pháp luật hiện hành của Mỹ hiện chỉ buộc nhà sản xuất (NSX) phải đổi con chip, bóng bán dẫn… hàng nhái, hàng kém chất lượng. Như vậy năm 2012, Mỹ dự kiến sẽ tu chỉnh luật để chế tài mạnh hơn đối với các NSX trong lĩnh vực này.
    [​IMG]
    Hệ thống vi tính của tên lửa THAAD cũng có linh kiện giả - Ảnh: media.defenseindustrydaily.com
    Phát biểu vào ngày 8.11.2011 trong buổi dự họp khi ASC công bố báo cáo, cho biết: Để chống nạn hàng giả từ năm 2008 đến nay MDA siết chặt khâu kiểm tra, kiểm soát hệ thống cung cấp linh kiện điện tử, phát hiện và loại 61 hãng ra khỏi danh sách bán hàng cho MDA vì không trình được văn bản chứng minh nguồn gốc thật của hàng hóa. Ngoài ra, năm 2009, Patrick O'Reilly cũng đã ký sắc lệnh buộc các nhà cung cấp trước khi mua hàng phải có sự đồng ý của lãnh đạo MDA.
    Ngữ Tử Yên

    Thiên hạ đệ nhất hàng giả !
    Đến cả bộ quốc phòng Mỹ cũng bị vào tròng !


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Can dự trước, can thiệp sau

    21/11/2011 0:29



    Quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama cử Ngoại trưởng Hillary Clinton đi Myanmar ngay trong tháng tới khiến dư luận có phần bất ngờ. Đây là một trong những biện pháp thể hiện và triển khai chính sách quan tâm ưu tiên hơn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Can dự sâu và chủ động hơn vào các diễn biến ở khu vực là một trong những định hướng của Mỹ. Mới chỉ can dự chứ chưa can thiệp, nhưng can dự để mở đường can thiệp hoặc không buộc phải can thiệp. Bà Clinton được cử đi Myanmar vào thời điểm hiện tại là vì thế.
    Mỹ không thể phủ nhận những thay đổi chính trị rõ rét, đáng kể và rất quan trọng ở Myanmar trong thời gian qua. Myanmar cũng đang tự định lại vị trí của mình trong tương quan lực lượng và cục diện quan hệ ở khu vực, điều chỉnh chính sách với cả những đối tác mà trước đó những điều chỉnh này không thể có. Nước này lại sắp đảm nhận cương vị chủ tịch ASEAN.
    Với quyết định nói trên, ông Obama nhằm tác động vào nội bộ Myanmar và chủ định phân hóa nước này với những đồng minh lâu nay. Đó cũng còn là một cách tranh thủ ASEAN sau khi Myanmar được giao cương vị chủ tịch luân phiên của khối vào năm 2014. Bước đi ngoại giao này chưa có nghĩa là quan hệ giữa Washington và Naypyidaw đã được cải thiện nhưng nó phát đi thông điệp để ngỏ khả năng quan hệ ấy có thể được bình thường hóa, đồng thời hậu thuẫn phe đối lập ở Myanmar. Ông Obama cũng có chủ ý dùng chuyện này để thuyết phục dư luận rằng những tuyên bố chính sách mới về khu vực châu Á - Thái Bình Dương không phải nói rồi để đấy.
    La Phù




    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Câu chuyện bên lề cầu truyền hình Trường Sa


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này