Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4592 người đang online, trong đó có 363 thành viên. 16:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 41620 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    30 tấn cá tươi chuyển từ cảng Vĩnh Lương sang Trung Quốc mỗi ngày
    ==========================================

    Cũng không đáng ngại bác Thai_Duong ui !:-bd
    Vì nguồn hải sản VN đang dồi dào, nếu bán được giá cho bà con thì mừng.=D>=D>
    Vấn đề là Khựa bẩn bán sang VN toàn hàng bẩn, và xuất siêu sang VN.[r24)][r24)]
    VN cần tìm cách bán, tổ chức bán cho bà con, tăng thu nhập.:)>-:)>-:)>-
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Nạn khan hiếm nhiên liệu, khả năng con người có thể tiếp cận các nguồn năng lượng phong phú dưới đáy biển, và tình trạng biến đổi khí hậu là những tác nhân mới đang thúc đẩy một cuộc chạy đua gay gắt giành quyền kiểm soát biển cả, hiện tập trung tại ba khu vực là Biển Đông, đông Địa Trung Hải và Bắc Băng dương. Đó là nhận định của Mark Landler trong bài viết Kỉ nguyên mới của ngoại giao pháo hạm, đăng trên The New York Times số ra ngày 12/11. Bài báo viết:
    Có vẻ như là chuyện lạ trong kỉ nguyên của chiến tranh mạng và những cuộc oanh kích của máy bay lên thẳng vũ trang không người lái, song một mặt trận mới trong cuộc đua tranh giữa Mỹ và Trung Quốc lại chính là một vùng biển nhiệt đới, nơi nỗ lực nhằm khai thác các dự trữ dầu và hơi đốt phong phú ở ngoài khơi đang làm dấy lên một cuộc xung đột tương tự như hoạt động ngoại giao pháo hạm hồi thế kỉ 19.
    Chính quyền Obama lần đầu tiên lội vào vùng nước nguy hiểm của Biển Đông hồi năm ngoái khi tại một cuộc họp căng thẳng của các nước châu Á ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng Mỹ sẽ tham gia cùng Việt Nam, Philippines và một số nước khác chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị vùng biển này. Như người ta có thể đoán trước, Trung Quốc đã tỏ ra tức giận bởi điều mà họ coi là sự can thiệp của Mỹ.
    Cứ xem tất cả những dư âm của nó trong những năm 1800, không kể thời kì chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu ở Biển Đông báo hiệu một kiểu xung đột hàng hải mới đang diễn ra từ Địa Trung Hải tới Bắc Băng dương, nơi vấn đề các cường quốc kinh tế đói nhiên liệu, những nguồn năng lượng phong phú dưới đáy biển mới tiếp cận được và cả những biến đổi trong khí hậu trái đất đang kết hợp với nhau để gây ra một cuộc tranh giành biển cả trong thế kỉ 21.
    Không chỉ riêng Trung Quốc có tham vọng về biển. Thổ Nhĩ Kỳ từng xung đột với Síp và căng thẳng với Hi lạp và Israel liên quan đến các mỏ hơi đốt ở đông Địa Trung Hải. Một vài cường quốc, trong đó có Nga, Canada và Mỹ đang háo hức vây quanh vùng biển Bắc, nơi lớp băng Bắc Cực tan chảy đang mở ra những tuyến hàng hải mới cùng với khả năng đầy hấp dẫn về việc có những mỏ dầu và khí đốt khổng lồ dưới biển.
    “ Cuộc săn lùng tài nguyên sẽ lan rộng ra các vùng biển và đại dương lớn trên khắp thế giới trong ít nhất vài thập kỉ nữa. Bà Clinton nói như vậy trong cuộc phỏng vấn mới đây khi mô tả cuộc cạnh tranh toàn cầu này như là cuộc chiến Great Game dưới biển ( Great Game là cuộc cạnh tranh giữa Anh và Nga nhằm giành ảnh hưởng tại vùng Trung Á từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20- theo Wikipedia).
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Internet.
    Những căng thẳng như vậy chắc chắn sẽ phủ bóng của nó lên Tổng thống Obama tuần này khi ông gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nước châu Á tại Honolulu và tại hội nghị ở đảo Bali của Indonesia. Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết họ hy vọng các bên sẽ làm dịu bớt bất đồng, cho dù điều đó không che đậy được những xung đột sẽ xảy ra.
    “Đằng sau tất cả những câu chuyện này là sự thừa nhận rằng có một tỉ phần ngày càng lớn nguồn tài nguyên dầu nằm ở ngoài khơi”-Daniel Yergin, một chuyên gia về năng lượng, tác giả cuốn sách “ Cuộc tìm kiếm: Năng lượng, An ninh và Định hình lại Thế giới hiện đại” phát biểu. Ông nói: Khi bạn có nguồn tài nguyên năng lượng ở trên đất liền thì bạn biết là chúng ở đâu. Còn khi chúng nằm ở ngoài khơi, tình hình có thể trở nên mù mờ hơn”.
    29 triệu thùng dầu mỗi ngày, tức là 1/3 sản lượng dầu toàn cầu, hiện được khai thác từ các mỏ ở ngoài khơi, ông Yergin cho biết, và tỉ trọng này sẽ ngày một tăng. Riêng Biển Đông ước tính có 61 tỉ thùng dầu và hơi đốt- cộng với 54 tỉ thùng chưa được tìm thấy, trong khi Bắc Băng dương ước tính có 238 tỉ thùng, còn các mỏ chưa được phát hiện ở đây có thể chứa số dầu lớn gấp đôi như vậy.
    Trong khi các nước đua nhau dựng dàn khoan và đưa các tàu thăm dò đi chà xát các vùng đáy biển, những đòi hỏi trái ngược nhau về chủ quyền biển đang góp phần thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trên biển. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có lực lượng hải quân phát triển nhanh nhất lại chính là các nước có đặt cược tại các vùng biển giàu năng lượng này.
    Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế tại London, Trung Quốc đã tăng từ 2 tàu khu trục chế tạo thời Xô Viết hồi năm 1990 lên con số 13 tàu khu trục hiện đại năm 2010. Trong nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân biển xanh, là lực lượng hoạt động ngoài biển khơi xa, Trung Quốc còn đóng cả một tàu sân bay. Malaysia và Việt Nam đang tăng cường lực lượng hải quân với những chiến hạm và tàu ngầm. Để bảo đảm khả năng tiếp cận vùng Viễn Đông, Ấn độ cũng đang gia tăng sức mạnh.Trong khi đó, hải quân Israel đưa thêm tàu ra ngăn chặn các tàu chiến Thổ Nhĩ kỳ vây quanh các dàn khoan dầu của họ.
    “Các nước đều muốn bảo đảm rằng họ có thể khai thác các nguồn tài nguyên và rằng các tuyến giao thương của họ được bảo vệ”- David L. Goldwyn, cựu phái viên đặc biệt về các vấn đề năng lượng quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu.
    Cuộc cạnh tranh này còn thấy sau lời kêu gọi về việc Mỹ phải tăng cường sức mạnh hải quân, ngay cả vào thời điểm ngân sách bị cắt giảm. Mitt Romney, được nhiều người coi là ứng cử viên hàng đầu của phe Cộng hoà trong cuộc tranh chức Tổng thống mới đây tuyên bố ông sẽ đảo ngược tình trạng suy sút của hải quân Mỹ, và đưa ra sáng kiến tăng nhịp độ đóng tàu chiến từ 9 chiếc mỗi năm hiện nay lên 15 chiếc”. Theo các nhà phân tích, với tốc độ tàu đóng thêm không đủ cho nhu cầu, và ngân sách bảo dưỡng tàu bị siết lại, Hải quân Mỹ buộc phải hoạt động với một đội tàu già nua mà một số người cho rằng không đáp ứng được với những thách thức đặt ra.
    Ngay cả trong tình hình như vậy, chính quyền Obama vẫn hăng hái thực hiện chính sách ngoại giao pháo hạm- thuật ngữ có nghĩa là đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại qua việc phô trương sức mạnh hải quân. Mùa Thu vừa qua, ông Obama đã phái tàu sân bay George Washington tới Hoàng Hải để tập trận chung với Hàn Quốc, phát đi thông điệp cho cả Bắc Triều Tiên lẫn nước đóng vai trò then chốt trong việc ủng hộ họ là Trung Quốc. Hành động này mang hơi hướng quyết định của chính quyền Clinton hồi năm 1996 phái Hạm đội 7 tới cảnh cáo Trung Quốc chớ tấn công Đài Loan.
    Nước Mỹ đã sử dụng chính sách ngoại giao pháo hạm ở châu Á ít ra là từ năm 1853 khi Thiếu tướng Matthew C. Perry đưa hạm đội của ông tiến vào Vịnh Tokyo để uy hiếp Nhật Bản phải mở cửa buôn bán với nước ngoài. Nhưng ngày nay, Trung Quốc đang thực hiện một học thuyết Monroe phiên bản châu Á để áp đặt tham vọng đế quốc của họ.
    Đối với ông Obama, người có một thế giới quan sâu sắc về Thái Bình Dương do xuất xứ của ông ở Hawaii và Inđonesia, việc rút lui ở Iraq và Afghanistan đang cho ông ta một cái cớ rất tốt để hướng sang phía đông. Mỹ đã hành động để củng cố quan hệ với các đồng minh cũ ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với những khổng lồ mới như Ấn Độ. Mặc dù các quan chức chính quyền Mỹ không muốn nói ra một cách công khai, nhưng mục đích của nó là nhằm hình thành một liên minh làm đối trọng với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc.
    Trong chuyến công du châu Á mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta cam kết Mỹ sẽ không rút khỏi khu vực này. Ông nói:” Trong bất kì trường hợp nào chúng tôi cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của mình ở Thái Bình dương”. Tuần này ông Obama dự kiến sẽ công bố một thoả thuận với Úc về việc duy trì sự có mặt thường trực của quân đội Mỹ tại nước này.
    Trên đất liền, cuộc chạy đua giành nguồn cung cấp năng lượng tất nhiên không phải là chuyện mới. Từ những năm 1950 đến những năm 1970, Mỹ đã hành động để ngăn không cho Nga nhảy vào nước Iran nhiều dầu lửa. Giờ đây Trung quôc đang bận rộn kí kết hợp đồng tại châu Phi dồi dào năng lượng. Tuy nhiên, kĩ thuật công nghệ đã làm thay đổi phương trình, nó làm cho các mỏ dầu và hơi đốt dưới đáy biển phát huy vai trò của chúng hơn bất cứ thời điểm nào trước đây.
    Về căn bản, đây là vấn đề khi nào xung đột xảy ra, và sẽ xảy ra như thế nào”- James B. Steinberg, nguyên trợ lý ngoại trưởng Mỹ, người có kinh nghiệm ở cả ba vùng biển có tranh chấp nêu trên nói. “ Liệu các nước có coi đây là cơ hội các bên cùng có lợi, hay họ coi đó như là cuộc cạnh tranh kiểu kẻ được người mất ?”.
    Đối với Trung Quốc, Biển Đông từ lâu đã đóng vai trò quan trọng như là đường tiếp tế dầu lửa và nguyên liệu nuôi dưỡng cho nền kinh tế của họ. Đòi hỏi của Trung Quốc có những căn cứ lịch sử sâu xa, khởi đầu từ những năm 1940 khi những người Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ ra một đường nhiều đoạn hình lưỡi bò kéo dài xuống phía Nam Trung Quốc, ôm lấy phần lớn vùng biển và hai quần đảo tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa.
    Cuộc tranh chấp đối với các đảo đá có nguồn gốc núi lửa này sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ việc Trung quốc, Việt Nam và Philippines đang chạy đua với nhau trong cuộc tranh giành dầu lửa.
    Mùa Xuân vừa rồi, trong hai sự cố riêng biệt, Việt Nam đã tố cáo tàu Trung quốc cố tình cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu thăm dò dầu của Việt Nam. Một cựu quan chức Mỹ cho biết kịch bản mà ông coi là ác mộng đó là một tàu chiến Trung Quốc nổ súng vào một tàu khoan dầu của công ty Exxon.
    Nếu như Biển Đông đang ở trong tình trạng âm ỉ thì vùng biển phía Đông Địa Trung Hải lại đang sục sôi. Ở đó, yêu sách đối với các mỏ hơi đốt khổng lồ ngoài khơi nước Síp và Libăng đã làm gia tăng căng thẳng giữa họ với Thổ Nhĩ kỳ, nước hiện đang chiếm đóng một nửa lãnh thổ Síp- cũng như với Israel. Síp và Israel đang khoan tìm dầu và điều này làm cho Thổ Nhĩ kỳ tức giận. Còn nhóm chiến binh Hồi giáo Hezbollah ở Libăng thì doạ sẽ tấn công các dàn khoan dầu của Israel.
    Làm phức tạp thêm tình hình này là sự đổ vỡ cay đắng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sau vụ một đội biệt động Israel chặn đánh một đoàn tàu của Thổ Nhĩ kỳ tìm cách chuyển hàng cứu trợ cho người Palestin ở dải Gaza năm ngoái làm nhiều người chết..
    Charles K. Ebinger, một học giả cao cấp làm việc cho Viện Brookings nói: Người Thổ bảo: Israel nhục mạ chúng tôi, chúng tôi có thể làm gì để đáp trả?. Một phần trong sự đáp trả ấy chính là thái độ quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ kỳ ở tất cả mọi nơi”.
    Có lẽ khu vực cạnh tranh ít nguy hiểm hơn cả là ở miền bắc băng giá của địa cầu, một phần bởi vì các chuyên gia cho rằng rất nhiều trong số các mỏ khoáng sản ở Bắc Băng dương đều ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của nước này hay nước kia nằm quanh vùng biển này. Thế nhưng ngay cả những nước không có bờ biển trông ra Bắc Băng dương, như Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang đưa tàu phá băng đến đó để thăm dò thời tiết và hoạt động di cư của các loài cá.
    Trớ trêu thay, vấn đề gây tranh cãi lớn nhất ở đây lại là câu chuyện giữa hai đồng minh vô điều kiện là Mỹ và Canada. Băng tan mở ra Hành lang Tây Bắc huyền thoại chạy qua một quần đảo ở phía bắc Canada. Mỹ coi hành lang này là thuỷ lộ quốc tế, nơi các tàu của Mỹ được qua lại tự do không hạn chế. Chính phủ Canada thì khẳng định đây là đường nội thuỷ, nghĩa là các tàu nước ngoài chỉ có thể sử dụng hành lang này khi được Ottawa chấp thuận.
    Đương nhiên, rất khó có chuyện Canada và Mỹ đi đến chiến tranh, mặc dù cuộc tranh chấp này có thể khiến cho các luật sư về hàng hải phải bận rộn nhiều năm nữa. Các quan chức cảnh báo: khi nhiệt độ tăng lên, bầu máu nóng cũng có thể nóng lên. Đây là một cuộc tranh chấp pháp lý nghiêm trọng, ông Steinberg nói. Khi Bắc Băng dương không còn băng nữa, ở đó sẽ có một số vấn đề thực sự”.
    Chương Dương (chuyển ngữ)​
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Diện mạo oai hùng của Hoàng đế Quang Trung
    Cập nhật lúc :7:10 PM, 19/11/2011
    (ĐVO) “Huệ tiếng nói như chuông, mắt lập loè như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu, người người đều kinh sợ”, Sách Đại Nam chính biên liệt truyện của triều Nguyễn chép.

    Vương triều Tây Sơn đứng đầu là Hoàng đế Quang Trung, là triều đại phong kiến đã mang lại nhiều vinh quang cho dân tộc ta ở nửa sau thế kỷ XVIII, mà trung tâm đầu não lúc bấy giờ là kinh đô Phú Xuân.


    [​IMG]
    Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.​
    Vua Quang Trung còn có tên khác là Nguyễn Văn Bình, quê ấp Kiến Thành thuộc Tây Sơn Hạ Đạo (phủ Quy Nhơn, Bình Định).
    Là em trai của Nguyễn Nhạc, Thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, Nguyễn Huệ (1751 - 1792) là một tướng lĩnh có vai trò quan trọng. Ðặc biệt vào năm 1785, khi đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, năm sau (1786) Nguyễn Huệ tiến ra Thuận Hóa và chỉ trong mấy ngày, đạo quân Tây Sơn đã quét sạch quân Trịnh ra khỏi Phú Xuân; rồi trên đà thắng lợi, tiếp tục hành quân ra Bắc. Sau khi tiêu diệt xong thế lực chuyên quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã trao lại quyền bính cho vua Lê và rút quân trở về Phú Xuân...

    Năm 1788, triều đình Mãn Thanh mượn cớ giúp vua Lê, đã đưa binh hùng tướng mạnh theo chân Lê Chiêu Thống cướp nước ta. Ðược tin cấp báo, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ cho lập Ðàn Nam Giao làm lễ tế trời đất ở núi Bân để tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và phát động cuộc hành quân ra Bắc đánh dẹp giặc ngoại xâm.

    Với thiên tài quân sự kiệt xuất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã làm nên đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789) lừng lẫy, quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược, giữ vững biên cương của Tổ quốc, mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Sau chiến thắng lịch sử đó, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chỉ đạo sắp xếp công việc chính trị ở Bắc Hà, rồi kéo đại quân trở lại Phú Xuân. Suốt hơn mười năm sau đó (1789-1802), Phú Xuân là kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất thời Tây Sơn. Tại đây, vua Quang Trung đã ban bố và thực hiện chỉ đạo nhiều chính sách quan trọng về nội trị và ngoại giao nhằm xây dựng và phát triển đất nước.

    [​IMG]
    Hoàng đế Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Ảnh minh họa
    Như vậy, công danh hiển vinh của Hoàng đế Quang Trung - hậu bối ai ai cũng rõ và kính phục. Song, có điều rằng diện mạo và thần thái của người anh hùng áo vải - đến nay vẫn là một ẩn số. Theo sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, một quan viết sử dưới thời Nguyễn đã ghi: “Huệ tóc quăn, mặt đầy mụn, có con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận thì thế thắng uy nghi, anh hùng lẫm liệt, cho nên mới bình định được phương Nam, dẹp phương Bắc, tiến đến đâu thì không ai hơn được... Óc thông minh đó sẽ làm nên sự nghiệp lớn, tiếng nói sang sảng như chuông sẽ là lệnh truyền hiệu nghiệm đầy sức thuyết phục. Với đôi mắt như ánh điện, thay được đèn soi sáng cả chiếu vào lúc ban đêm, có thể xuyên thấu mọi tâm can sâu thẳm của mỗi con người, của đối phương nên đã làm người người đều kinh sợ. Cái nhãn quang đó cùng bộ óc thông minh của ông đã làm nên sự nghiệp phi thường như lịch sử đã ghi lại".

    Trong Minh đô sử, hình ảnh Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt quân Trịnh vào năm 1786 được ghi: "Văn Huệ mặc áo ngân giáp, đầu đội mão thêu đỏ, thúc hai đội quân đột ngột xông thẳng vào quân Phùng Cơ, lúc đó đang ăn cơm không kịp sắp hàng ngũ, đành vỡ tan. Văn Huệ tiến quân đến bên Tây Long, ngồi đĩnh đạc trên chiếc tấm ván cao trong thuyền, dung mạo hùng vĩ, nhung phục chỉnh tề. Các tướng sĩ đứng vòng hai bên tả hữu trông thấy ai cũng nói: Bắc Bình Vương là vị thần sông vậy. Rồi cùng nhau tấm tắc khen ngợi mãi không thôi".

    Các tác giả trong Hoàng Lê nhất thống chí đều thừa nhận Quang Trung là “người thông minh quyết đoán. Lúc Nguyễn Huệ vào kinh đô Thăng Long, vua Lê sai các quan lần lượt đến yết kiến. Thấy thần sắc của Bắc Bình Vương rực rỡ, nghiêm nghị, ai cũng run sợ, hãi hùng".

    Thậm chí, những kẻ đối địch cũng phải nhận xét: "Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân, xem ông ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường biết. Ông bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Võ Văn Nhậm như giết một con lợn. Không một người nào dám nhìn thẳng vào mắt ông; thấy ông trở tay, đưa mắt, là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu sợ hơn sấm sét...".

    Có thể nói, những dòng miêu tả kỹ lưỡng diện mạo, thần thái của vua Quang Trung là điều hiếm hoi trong sử Việt
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chẳng lẽ bạn thấy tôi ... rách quần ?
    Bạn đã thấy gì ... giữa hai chân ?
    Thấy thì im nhé , đừng nên nói !
    Tại chứng nên còn có ... một phân !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  5. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3


    ... Tại chứng nên còn có ... một phân


    Thế thì bố ai còn dám chơi chứng nữa bác ơi.
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Ý thơ tuyệt hay là thơ của Lý Thường Kiệt.
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:18, 18/03/08


    Được cảm ơn 999 lần
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vấn đề không ở chổ số lượng cá bán cho TQ . Bạn hãy chú ý những dòng tôi tô đậm , tô đỏ nhấn mạnh .
    Vấn đề là thương lái TQ đã dùng tiền để phá chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước ta .
    Đơn cử như viện Hải dương học đã khuyến cáo , nhà nước đã cấm hành nghề giã cào , thế nhưng sau 2 năm người TQ tăng cường thu mua cá tạp thì số lượng phương tiện giã cào lại tăng đột biến nhiều lần , chính sách của nhà nước ta thế là hỏng , tài nguyên thủy sản bị vơ vét cạn kiệt , lượng hải sản hiện nay chỉ còn 50% so với 5 năm trước đây !
    Mà họ mua qua đường tiểu ngạch , nhà nước VN đâu có thu được thuế v.v...
    Nói chung những bài tôi post đều đã đọc kỹ trước khi nhấn nút gửi đi , xem cách tôi tô đậm thì bạn biết mà .
  8. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    :)):)):)):)):)):))
    Nhìn thấy điểm " tinh thần " chứ không phải " vật chất "":-bd:-bd:-bd
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bây giờ tôi mới nhìn kỹ , giữa hai chân có một cái cọc đang thọc vào một cái lỗ tròn . Không , cái lỗ hơi méo thì đúng hơn !
    Hình như bạn đang ... chơi golf ?
    Xin phép bạn gialongVT , cho phép tôi mời các bạn khác cùng tham gia cuộc thi siêu tưởng , ai có ý nghĩ ngộ nghĩnh và hay nhất sẽ nhận giải thưởng là một bài thơ của tôi ! :)):)):))
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Một phân là tại giá nằm sàn ...
    Nay mai tích lũy giá đi ngang ...
    Qua thời tạo đáy thì tăng vọt ...
    Lúc ấy thì lại mười lăm phân !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này