Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4515 người đang online, trong đó có 335 thành viên. 15:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41620 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    thư giãn

    Quảng cáo hôn nhau bị kiện


    Cập nhật: 03:54 GMT - thứ sáu, 18 tháng 11, 2011

    [​IMG] Benetton nói các hình ảnh quảng cáo của họ nhằm mục đích kêu gọi xóa bỏ thù hận


    Tòa thánh Vatican cho biết họ sẽ kiện việc sử dụng một hình ảnh quảng cáo mà trong đó Giáo hoàng Benedict XVI đang hôn thắm thiết một vị giáo chủ Hồi giáo.
    Đây là một phần của một chiến dịch quảng cáo toàn cầu sử dụng các hình ảnh được chỉnh sửa của công ty sản xuất hàng may mặc Benetton.

    Các mẫu quảng cáo trong chiến dịch trong chiến dịch này sử dụng các hình ảnh ghép các lãnh đạo chính trị và tôn giáo đang hôn nhau thắm thiết.

    "[Mẫu quảng cáo của Benetton] là sự sử dụng hoàn toàn vô trách nhiệm hình ảnh của Đức Thánh cha vốn được khai thác và lợi dụng cho một chiến dịch quảng cáo với mục đích thương mại."
    Phát ngôn viên Federico Lombardi






    Động thái này của Vatican diễn ra sau khi công ty này loan báo họ sẽ thu hồi lại mẫu quáng cáo này.
    Trong một thông cáo, Tòa thánh Vatican đã kêu gọi các luật sư của Ý và trên toàn thế giới thực hiện ‘các biện pháp pháp lý’ để yêu cầu chấm dứt sự sử dụng các hình ảnh trên, thậm chí trong các phương tiện truyền thông.
    Tuy nhiên thông cáo này cũng không cho biết rõ liệu Vatican có định kiện Benetton trực tiếp hay không.
    'Vô trách nhiệm'


    Thông cáo của Vatican nói mẫu quảng cáo ‘làm tổn hại không chỉ đến phẩm giá của Giáo hoàng và Giáo hội Thiên chúa giáo La mã mà còn làm tổn hại đến tình cảm của các tín đồ’.
    Trong khi đó thì phát ngôn viên của al-Azhar, một học viện và thánh đường Hồi giáo lớn ở Cairo, nơi vị giáo chủ đứng đầu xuất hiện trong mẫu quảng cáo hôn Giáo hoàng, mô tả mẫu quảng cáo này là ‘vô trách nhiệm và lố bịch’.
    Phát ngôn viên Mahmud Azab nói với hãng tin AFP rằng mẫu quảng cáo này lố bịch đến nỗi học viện hiện vẫn đang cân nhắc liệu họ có ra một phản ứng chính thức hay không.
    [​IMG] Các hình ảnh quảng cáo của Benetton đã gây ra phản ứng giận dữ của công chúng


    Hôm thứ Tư 16/11, công ty Benetton đã phải thu hồi mẫu quảng cáo trong đó Giáo chủ Ahmed el Tayyeb của al-Azhar đang hôn Giáo hoàng Benedict XVI sau khi Vatican phản đối mạnh mẽ.
    Các mẫu quảng cáo khác trong chiến dịch này mô tả Tổng thống Mỹ Barack Obama đang hôn Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôn Thủ tướng Angela Merkel.
    Trong một phản ứng ban đầu hôm 16/11, phát ngôn viên của Tòa thánh Vatican Federico Lombardi đã gọi mẫu quảng cáo của Benetton là ‘sự sử dụng hoàn toàn vô trách nhiệm hình ảnh của Đức Thánh cha vốn được khai thác và lợi dụng cho một chiến dịch quảng cáo với mục đích thương mại’.
    “Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng Giáo hoàng nghiêm trọng, một sự lăng mạ tình cảm của các tín đồ và là một bằng chứng rõ ràng cho thấy quảng cáo có thể xâm phạm các nguyên tắc tôn trọng con người cơ bản bằng cách khiêu khích để thu hút sự chú ý,” ông nói.
    Một bảng quảng cáo lớn với hình ảnh hôn nhau của Giáo hoàng và Giáo chủ đươc treo ở một cây cầu gần Vatican vào sáng ngày 16/11 sau đó đã bị dỡ xuống.
    Nhưng hôm thứ Năm 17/11, hình ảnh này vẫn được nhìn thấy trên cửa kính của một cửa hàng gần đài phun nước Trevi, một trong những địa điểm thu hút đông khách du lịch nhất ở Rome.
    "Chúng tôi xin lỗi việc sử dụng hình ảnh Giáo hoàng và Giáo chủ đã làm tổn thương tình cảm của các tín đồ theo cách này."
    Thông cáo của Benetton






    Cho đến sáng ngày 17/11, tấm ảnh ghép này vẫn còn xuất hiện đầy rẫy trên internet.
    “Chúng tôi xin lỗi việc sử dụng hình ảnh Giáo hoàng và Giáo chủ đã làm tổn thương tình cảm của các tín đồ theo cách này,” thông cáo của Benetton nói.
    Mục đích của chiến dịch quảng cáo này, cũng theo thông cáo trên, ‘chỉ là đấu tranh chống lại văn hóa thù hận dưới mọi hình thức’.
    Benenton là cái tên quen thuộc trong các chiến dịch quảng cáo gây sốc.
    Trước đó, họ cũng từng sử dụng những hình ảng gây tranh cãi để quảng cáo như là hai nam nữ tu sỹ đang hôn nhau và một người đàn ông đang chết vì bệnh Aids.
    Benenton là công ty Ý chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang và phụ kiện cho người lớn và trẻ em.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    :)):)):))

    Ngày trước NHT vẫn thường bị trêu là tính nóng nãy như đàn ông ! [:D]
    Bây giờ thì TD bị chọc là con gái ! :))
    Chẳng sao !

    Tôi vẫn là tôi như ngày nào !
    Bạn trêu thì chẳng có làm sao !
    Không có ai trêu , buồn lắm đấy !
    Lạc quan nhờ bởi biết tự trào !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    21/11/2011 | 07:10

    Bác bỏ lập luận của Trung Quốc về Biển Đông

    (Dân Việt) - Ngày 19.11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước diễn đàn của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại Bali, Indonesia. Tại hội nghị, đại biểu nhiều nước đã lên tiếng bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.


    Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã nỗ lực phản đối ý định của Tổng thống Mỹ Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị EAS gồm 18 nước. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị thất bại. Và, sau khi ông Obama nêu ra vấn đề này, nhiều nước đã hưởng ứng. Hơn thế, quan điểm chủ quyền lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận.
    Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Khái niệm tôn trọng luật quốc tế - đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 được nhắc lại ở đây - là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh rằng, Biển Đông thuộc về Trung Quốc.
    Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng thống Mỹ Obama cũng tỏ thái độ không đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có tôn trọng những cam kết nêu trên hay không, hay nước này lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ?
    Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa thì cũng có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc ngày 19.11, Bắc Kinh đã bị đơn độc trong vấn đề Biển Đông vì không một nước nào lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc.
    Trên thực tế, trong các cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19, Bắc Kinh đã bị đẩy vào thế thủ do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông của họ dựa trên yếu tố lịch sử. Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận: Tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
    Quang Minh
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]

    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama.


    Có mỗi tấm hình hay và thú vị nhất thì bạn lại bỏ sót !
    Hình này là hai nhân vật có liên quan chủ đề biển Đông này !

    :)):)):)):)):)):)):)):))

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tàu khựa hãy đợi đấy VN còn còn một con ách chủ bài chưa tung gia , nếu xuất hiện sẽ là một cơ lốc xoáy cực mạnh nó sẽ cuốn phăng mọi thể chế quyền lực tại TQ nhằm xây dựng một cơ chế độc tài chuyên quyền xem nhẹ lợi ich dân chúng , hãy nhìn Miến Điện dù chỉ là ngọn gió nhỏ nhưng cũng khiến giới chức Bắc Kinh không khỏi lo-sợ

    Đây chính là bước giúp VN đại đoàn kết dân tộc trong và ngoài phát huy sức mạnh tổng thể , giữ vững non sông của ông cha sống gắn bó hoà đồng với thế giới và bạn bè xung quanh hơn qua đó càng khiến cho những âm mưu đen tối bại hoại của kẻ thù sẽ phải tiêu tan
  6. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Một thế giới mà để Khựa bẩn còn hung hăng là còn bất ổn. Nên làm tan rã Khựa bẩn là lương tri của thời đại ! =D>=D>=D>=D>
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Miến Điện đang xích lại gần Việt Nam?


    Cập nhật: 14:49 GMT - thứ ba, 15 tháng 11, 2011


    [​IMG] Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hiện đang ở thăm Hà Nội


    Báo chí Việt Nam cuối ngày thứ Hai 14/11 đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của tân Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Miến Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, tới Hà Nội.
    Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tướng Min Aung Hlaing trong cương vị người đứng đầu quân đội quốc gia hiện đang ngấp nghé ghế chủ tịch luân phiên của khối Asean.

    Irrawaddy, tờ báo nổi tiếng theo xu hướng dân chủ của người Miến Điện ở hải ngoại, vừa có bài phân tích tầm quan trọng của chuyến đi này.

    Theo Irrawaddy, việc ông Min Aung Hlaing chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để xuất hành lần đầu đã phá vỡ tiền lệ của những người trong cương vị của ông và khiến nhiều người cho rằng Miến Điện đang có các hành động để dần rời xa và tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Giới quan sát đã để ý tới điều này kể từ khi Naypidaw quyết định ngừng dự án đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư hồi cuối tháng Chín, cho dù bị Bắc Kinh cực lực phản đối.
    Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức lễ đón long trọng dành cho Tướng Min Aung Hlaing, và đăng ảnh ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh duyệt đội quân danh dự hôm thứ Hai 14/11.
    Báo này trích lời vị tướng Miến Điện nói muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam: "Myanmar luôn quan tâm theo dõi và nghiên cứu học tập những thành công của Việt Nam. Đó không chỉ là kinh nghiệm và thành tựu trong chiến tranh, mà trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam cũng rất thành công."
    Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Min Aung Hlaing cũng thống nhất với nhau về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
    Cựu Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Tin Oo, hiện là lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện, nói với tờ Irrawaddy rằng Naypidaw hiện đang gặp khó với Trung Quốc kể từ sau vụ đập Myitsone,vậy cho nên việc cử đoàn quân sự sang Hà Nội có thể là để "giành một sự vì nể nào đó từ Trung Quốc thông qua tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam".
    Aung Lynn Htut, cựu quan chức tình báo Miến Điện, người đã đào tẩu sang Mỹ năm 2005 khi làm phó Đại sứ tại Washington D.C., nói tuy Việt Nam và Miến Điện không phải đồng minh về quân sự, quân đội hai nước đã có quan hệ thân chặt từ hồi cuộc chiến Việt Nam.
    Ông Aung Lynn Htut được dẫn lời nói: “Chuyến thăm [của Tướng Min Aung Hlaing] rất quan trọng vì dường như nó cho thấy quân đội Miến Điện đang muốn có liên minh quân sự tại Đông Nam Á nhằm tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, nước cung cấp nhiều vũ khí, khí tài cho Miến Điện".
    Kinh nghiệm Đổi mới

    Quan điểm này cũng được Aung Kyaw Zaw, nhà phân tích quan hệ Trung Quốc-Miến Điện, đồng tình.
    Ông này nói trên tờ Irrawaddy rằng mục tiêu của chuyến đi chắc chắn là để ra tín hiệu cho quan hệ với Bắc Kinh: "Trung Quốc có thể sẽ lo lắng khi thấy tổng tư lệnh Miến Điện sang Việt Nam, nước vốn đã mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông".
    "Miến Điện muốn chứng tỏ họ có thể đặt quan hệ với bất cứ nước nào, thậm chí có thể đặt mua trang thiết bị quốc phòng từ Việt Nam trong tương lai."
    Trong khi ở Hà Nội, Đại tướng Min Aung Hlaing cũng hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
    Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong khi "khẳng định ủng hộ trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng *************** đề nghị Myanmar ủng hộ các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, nhất là trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, sản xuất nông nghiệp…"
    Các doanh nghiệp quân đội Việt Nam, vốn đã khá mạnh trong việc đầu tư vào các nước lân cận như Lào và Campuchia, dường như đang được bật đèn xanh để tiến vào thị trường Miến Điện giàu tiềm năng khoáng sản.
    Một điều đáng chú ý nữa, là bên cạnh các chủ đề kinh tế - thương mại, các lãnh đạo Việt Nam khuyến khích Miến Điện và Việt Nam "ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương".
    Sau nhiều năm trì hoãn, Miến Điện có thể sẽ được khối Asean trao chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối sau khi nước này đưa ra các động thái cởi mở hơn về chính trị.
    Việt Nam tỏ ra nhanh nhạy khi Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày với Tổng tư lệnh Min Aung Laing về chủ đề Biển Đông ngay sau lễ đón ở Hà Nội. Ông Thanh nói "đây là vấn đề do lịch sử để lại, chủ trương của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 15/11 cũng đã tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện Wunna Maung Lwin bên lề hội nghị ngoại trưởng Asean ở Bali. Ông Phạm Bình Minh được nói đã "đề nghị một số biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác song phương" với người đồng nhiệm Miến Điện.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    khg phải đang ... chơi golf mà là thục BIDA:)):)):))
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc lờ đi việc hỗ trợ châu Âu giải quyết khủng hoảng






    [​IMG]
    Thời gian qua, châu Âu đã chờ đợi Trung Quốc hỗ trợ bằng cách đầu tư một phần tiền từ dự trữ ngoại hối 3,2 nghìn tỷ USD của nước này.
    Ông Yang Jiechi, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc tin vào khả năng châu Âu có thể giải quyết tốt khủng hoảng nợ, đồng thời nói thêm rằng tình hình ổn định trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
    Tuy nhiên ông Yang không nói gì đến việc tăng cường đầu tư vào châu Âu trong tuyên bố của mình được đưa ra vào cuối ngày thứ Bẩy nhân chuyến thăm của chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
    Website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích tuyên bố của ông Yang Jiechi: “Chúng tôi tin châu Âu có đủ sự khôn ngoan và khả năng giải quyết khủng hoảng nợ. Trung Quốc luôn hỗ trợ châu Âu giải quyết khủng hoảng tài chính quốc tế và nỗ lực khôi phục kinh tế.”
    Thời gian qua, châu Âu đã chờ đợi Trung Quốc hỗ trợ bằng cách đầu tư một phần tiền từ dự trữ ngoại hối 3,2 nghìn tỷ USD của nước này.
    Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế trong khả năng giúp châu Âu của Trung Quốc dù Trung Quốc sẵn sàng muốn giúp vì châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, theo ông Cheng Siwei, cựu quan chức hàng đầu tại Trung Quốc.
    Đình Hảo
    Theo TTVN

    Xưa nay Trung Quốc hứa rồi ... lờ ...
    Biết mà giả điếc , giả ngu ngơ ...
    Tây xin Tàu giúp , Tàu chưa giúp !
    Tàu rình xem Tây lết vật vờ ...
    Tàu thâm chỉ chực cho Tây chết !
    Gần chết mới hay là mình khờ !
    Chờ sung Tàu rụng ? Chờ đi nhé !
    Chờ xem ... đời lắm chuyện bất ngờ !

    ;));));));));));));));));));));));));));));))
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tui có mấy ý khá ... tầm bậy nữa , mà nói ra thì mất nick là cái chắc ! :))
    Thế nên ... thôi ! Giữ nick lại còn lên đây vui với anh em , bác nhẩy ?
    >:)>:)>:)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này