Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4333 người đang online, trong đó có 306 thành viên. 18:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41633 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Thiếu em Bằng Lăng tím mất khí thế quá ! :-??:-??:-??:-??
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trạch Đông , Tiểu Bình , Trạch Dân rồi bây giờ là Cẩm Đào vẫn đang ôm mộng mình nắm quyền bá chủ thế giới như thời Thành Cát Tư Hãn ...
    Mà họ quên rằng thời thế đã đổi thay !
    Thành Cát Tư Hãn xuất quân đâu có cần hội ý đồng minh , cũng chẳng cần vẽ bản đồ đòi chủ quyền không tranh cãi !
    Thời ấy đâu đã có một tổ chức quốc tế nào , vó ngựa Mông Cổ rồi sau đó là Nguyên Mông lướt đến đâu là máu chảy thành sông , cỏ không kịp mọc !
    Còn thời nay , tuy luật lệ vẫn nằm trong tay kẻ mạnh , nhưng thế giới đã đổi thay quá nhiều rồi !
    Cái Tàu muốn , ai cũng đã thấy !
    Nhưng muốn chưa chắc đã được !
    Không khéo chưa thành Thành Cát Tư Hãn đã thành Thoát Hoan , Ô mã Nhi thì ...

    Thôi rồi ... Đào ơi !

    :p:p:p:p:p:p:p
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bộ sách mới về lịch sử chủ quyền do Tủ sách Biển Đảo phát hành

    Chủ nhật, 20 Tháng 11 2011 11:45
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    http://*******.org/forum/imagehostnew/89074ec809cad2590.jpg Chủ đề ngày 21.11Biển đảo Việt Nam sẽ giới thiệu bộ sách về Biển đảo do NXB Trẻ mới ấn hành trong tháng 11 như:
    1/ Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
    - Nhiều tác giả. Đây là quyển sách sưu tập các công trình nghiên cứu cùng các bài báo và tư liệu cập nhật về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kho thư tịch cổ Việt Nam cũng như phương Tây đều xác nhận nhà nước Việt Nam đã phát hiện, chiếm hữu và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này từ thế kỷ XVI. Ngược lại, hai quần đảo này chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản lịch sử nào của Trung Quốc cho đến tận nửa đầu thế kỷ XX. Các tác giả còn đưa ra những luận cứ bác bỏ yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò” và chiến lược “chuỗi ngọc trai” đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Sách còn có phần Biên niên sự kiện về Hoàng Sa- Trường Sa, phần Phụ lục giới thiệu các văn kiện và điều ước quốc tế có liên quan, cùng những hình ảnh và kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam.

    2/ Có một con đường mòn trên Biển Đông - Nguyên Ngọc là thiên ký sự về việc hình thành và phát triển đoàn tàu không số , những con tàu bí mật vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất . Con đường mòn trên biển Đông mà các chiến sĩ hải quân cùng nhân dân dày công gầy dựng là con đường đầy gian nan và nguy hiểm, nơi ghi dấu biết bao tấm gương chiến đấu quả cảm, bao hy sinh thầm lặng, bao cảnh đời éo le nghiệt ngã, và cả những mối tình đẹp vượt qua khói lửa chiến tranh.

    3/ Hoàng Sa – Trường Sa: Hỏi và đáp Trần Nam Tiến - Sách được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, súc tích giàu thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Độc giả sẽ nhận ra những điều mới lạ ở quyển sách này – có thể hiểu sâu hơn những điều mình đã biết, và ngạc nhiên trước những vấn đề mới, tư liệu mới. Đặc biệt sách có công bố một số bản đồ của châu Âu và Trung Quốc từ thế kỷ XVII cho thấy chủ quyền của Đại Việt đối với hai “Bãi Cát Vàng” nằm ở “Giao Chỉ dương” này.
    4/ Biển Đông yêu dấu - Trần Ngọc Toản - Mùa hè năm lớp 9, cậu bé Minh Sơn được ông nội cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học biển dọc chiều dài đất nước trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh. Cậu đã đi khắp biển Đông, đã chứng kiến những hiện tượng kỳ thú trên biển, đã nghe các nhà khoa học và các nhân chứng kể những câu chuyện về biển, và lịch sử khai phá và bảo vệ biển Đông của cha ông.Ba năm sau, khi đã là một tân sinh viên, Minh Sơn trở lại thăm biển bằng một hành trình mới. Cậu đã nhận thấy những thay đổi gì khắp biển đảo quê hương, trong bối cảnh biển Đông một lần nữa dậy sóng. Đặc biệt, toàn bộ lợi nhuận thu được trong ngày 21/11 với chủ đề Biển đảo Việt Nam sẽ được đóng góp cho chương trình Góp đá xây Trường Sa do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

    Tại hội sách lần này, các sách được giảm giá từ 60% đến 80% sẽ có khu vực viêng thuận tiện cho bạn đọc lực chọn và vẫn đảm bảo sự trân trọng dành cho sách.
    Trụ sở chính của NXB Trẻ:
    Địa Chỉ: 161 B Lý Chính Thắng - Phường 7 - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.
    Số điện thoại: (84.8) 39316289 - 39316211 - 39317849 - 38465596

    theo HSO
  4. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Thấy các nước ASEAN phản đối chỉ có Brunây là chưa lên tiếng > Khựa bẩn đang ve vãn "mày không bán dầu cho tao và cho tao khai thác cùng thì ế " ![r24)][r24)][r24)][r24)]
    Cứ làm như không có Khựa bẩn thế giới không còn ai ! =))=))=))=))
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tấn công mạnh mẽ lên nào !
    Có tui ủng hộ , bạn nhào dô đi !
    Bạn cần tôi giúp chuyện chi ...
    Thư tình , hoa tặng ... có thì đưa đây !
    Nàng về , tôi sẽ rỉ tai ...
    Nàng cười , tôi sẽ đưa ngay nàng về ...

    ... nhà tui !

    Bất ngờ ... đời thế mới vui !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p


  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    “Khối thép chủ quyền” trong đời sống văn hóa. Chủ quyền Hoàng sa đã đưa vào lớp học

    Nguồn từ : www.baovanhoa.vn

    [​IMG] Ông Phạm Đoàn trước tấm bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ (VH)- Ào ạt ra khơi. Cặm cụi trên cánh đồng... Bỏ qua cái bề ngoài, đi vào tâm tư của những cư dân đảo Lý Sơn, người ta sẽ dễ dàng chạm vào “khối thép chủ quyền Hoàng Sa” ẩn giấu bên trong và ở mọi thế hệ nơi đây.
    Hằng năm, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được người dân tổ chức một cách long trọng và thành kính. Thời gian khiến vật đổi, sao dời. Tuy vậy, vào dịp này, tiếp xúc với mọi cư dân đảo, ai cũng có thể nhận thấy, tên tuổi và câu chuyện về những hùng binh Hoàng Sa dường như trở nên quen thuộc và tươi mới như ngày hôm qua: cai đội Phạm Quang Ảnh (năm Ất Hợi 1815), Chánh thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (năm Ất Mùi 1835), Chánh thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (năm Bính Thân, 1836)... sử sách ghi lại thì tất cả đều hy sinh.
    Trong cuộc mưu sinh đầy bất trắc với biển cả, những chuyến đi hướng về Hoàng Sa, Trường Sa của 2.500 ngư dân Lý Sơn trên 350 chiếc thuyền công suất lớn ra tận quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khai thác thủy sản, luôn mang theo những nỗi niềm sâu thẳm. Ông Bùi Trửu, một ngư dân trong dòng họ Bùi khẳng khái: “Anh cứ hỏi thử thì biết, ngư dân Lý Sơn ai cũng có suy nghĩ, đi Hoàng Sa, Trường Sa là tìm về với mảnh đất của cha ông đời trước. Trên quần đảo Hoàng Sa có các đảo mang tên các ông đội trưởng Hoàng Sa như: Quang Ảnh, Hữu Nhật. Chính vì vậy, ra tới nơi, ngư dân chúng tôi đều cáo, lạy tổ tiên!”.
    Niềm tin sâu xa ấy đã ăn sâu, bắt rễ vì đã hóa thân, trở thành một dòng chảy, luôn song hành với cuộc sống của các thế hệ con cháu hiện tại trên hòn đảo này.
    Đến thăm gia đình ông Phạm Thoại Tuyền ở thôn Đông xã An Vĩnh, người ta có thể lầm tưởng ông là một nhà nghiên cứu. Trong ngôi nhà cổ đã qua mấy đời, tấm bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ (do một giám mục người Pháp xuất bản từ năm 1838, nội dung khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) được treo ở vị trí trang trọng nhất. Dù là một người dân bình thường, nhưng ông có cả một tủ sách nói về Hoàng Sa, Trường Sa. Các bài báo viết về Hoàng Sa được ông sưu tầm, cất giữ cẩn thận. Trong đó có bài đăng tải cách đây trên 20 năm. Rồi những tập tài liệu cổ của dòng họ, nội dung đề cập đến những người đi lính Hoàng Sa. Không chỉ có ông Tuyền mà trên đảo còn nhiều người đi sưu tầm và gìn giữ tài liệu như ông.
    Tám dòng họ ra khai phá đảo Lý Sơn từ năm 1604, dòng tộc nào cũng có người đi lính Hoàng Sa, vì thế, các dòng tộc này đều gìn giữ nhiều tư liệu quý giá đề cập đến đội lính Hoàng Sa. Mối quan hệ dòng tộc, đó chính là sợi dây vô hình, gắn bó chặt chẽ các cư dân trên đảo Lý Sơn thành một cộng đồng lớn. Đà Nẵng mới đây đã đưa chương trình giáo dục về chủ quyền Hoàng Sa vào giảng dạy cho học sinh, nhưng ở Lý Sơn, các cháu học sinh cũng như mọi thế hệ cư dân trên đảo, từ bao đời nay, họ đã được thấm nhuần về Hoàng Sa từ chính gia đình, dòng họ, đắm mình trong mảnh đất còn đầy dấu tích Hải đội Hoàng Sa - Bắc Hải.
    [​IMG]
    “Thưa cô, em xin được trả lời!”
    Ông Phạm Đoàn, trưởng tộc Phạm Văn cho biết: Theo lệ thì hằng năm, các dòng tộc đều nhóm họp toàn thể con cháu. Nội dung cuộc họp trước tiên là răn dạy con cháu gìn giữ đạo đức. Rồi thưởng - phạt nghiêm minh đối với những con cháu đã có công hoặc mắc sai phạm. Sau là nói về công lao của các cha ông đã đi gìn giữ và khẳng định chủ quyền trên đảo Hoàng Sa. Rồi nhắc nhở và răn dạy con cháu không được quên những công việc mà cha ông đã làm trước đây.
    Việc hiến tặng Tờ lệnh Hoàng Sa cho Nhà nước của gia tộc họ Đặng trên đảo vừa qua cũng là biểu hiện rõ nét nhất về ý thức chủ quyền biển đảo trong người dân Lý Sơn. Ông Đặng Lên cho rằng: “Gia tộc chúng tôi làm điều này là hoàn toàn phù hợp với đạo lý của ông bà đời trước”.
    Đến - đi - cảm nhận - chạm vào, mới thấy các chiến binh và chủ quyền Hoàng Sa đã in trong tâm trí bao người dân trên đảo. Những chiến binh ngày xưa dường như vẫn đâu đây, trong từng hơi thở của nhịp sống hiện đại.
    “Chủ quyền biển đảo Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”
    Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Khánh Hoà phối hợp với Tỉnh đoàn TNCS HCM và Bưu điện tỉnh tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu về “Chủ quyền biển đảo Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”. Đồng thời, phát động phong trào quyên góp sách báo, tem, bì thư ủng hộ các chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa.
    Đây là chương trình nằm trong công tác tuyên truyền biển đảo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư lệnh Hải quân và Tỉnh uỷ Khánh Hoà, nhằm thu hút đông đảo thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân tham gia, trở thành hoạt động thiết thực của tuổi trẻ và nhân dân trong tỉnh hướng về đồng bào và chiến sĩ vùng biển đảo nói chung và huyện đảo Trường Sa nói riêng, góp phần chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2009). Qua đó, tuyên truyền, giáo dục cho thanh, thiếu niên và các tầng lớp nhân dân kiến thức cơ bản về chủ quyền biển đảo nước ta, về vị trí chiến lược của biển đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển đảo Tổ quốc.
    Ngay sau buổi lễ phát động, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của Tỉnh đoàn, Đoàn Trường Đại học Nha Trang và đông đảo cán bộ chiến sĩ, các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.
    Cuộc thi sẽ nhận bài từ nay đến hết ngày 30.11.2009 và tổng kết, trao giải vào ngày 15.12.2009. Nam Phong
    Lê Văn Chương
  7. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Hoa Bằng Lăng tím nàng ơi ! [};-
    Nàng nơi đâu ? anh đứng ngồi không yên ! :-??
    Cố mơ một phút êm đềm. ;))
    Ngày không vui được buổi đêm mhọc nhằn. b-(
    Hỏi rằng Hoa tím Bằng Lăng. :-??
    Anh kiếm tấm lưới đem giăng đón nàng ?! :-bd
    Chán chứng quá vào ... em Bằng Lăng tím ! :p
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    ~X~X~X

    Bằng Lăng nào phải cá tràu ...
    Hoa Sim giăng lưới bẫy vào kho rim ?
    Bằng Lăng nào phải con chim ...
    Hoa Sim giăng lưới đem tiềm hạt sen ?
    Bằng Lăng nào phải mèo đen ...
    Hoa Sim giăng lưới , muốn " ăn " nàng à ?
    Bằng Lăng nào phải con gà ...
    Vặt lông , nhúng nước thế là lên mâm ?

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))


  9. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu các bác tập trung vào chuyên môn chớ lơ là còn tám qua pic kia nhé.
  10. mautimhoasim24

    mautimhoasim24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Đã được thích:
    1
    Bắc thang lên hỏi ông Trời .:-ss
    Em Bằng Lăng tím có người nào chưa !~X
    Để rồi anh sẽ đón đưa.>:D<
    Thêm vài mâm rượu xin thưa mọi người ![-)
    Rằng em tim tím của tôi.:x
    Heo quay , gà hấp đĩa xôi đậm đà !:-"
    =))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này