Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2831 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 05:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 41353 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nga tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam

    Tại Trụ sở Tập đoàn Khí đốt Gazprom của Nga vừa diễn ra buổi làm việc của Chủ tịch Tập đoàn Gazprom Alecsei Miller với Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu, đang ở thăm và làm việc tại Liên bang Nga. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn cùng tham gia buổi làm việc.

    Tại buổi làm việc, hai bên cùng trao đổi, xem xét những hướng hợp tác song phương cơ bản trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có khả năng xem xét phương án cùng chung khai thác những lô mới trên thềm lục địa Việt Nam. Các bên cũng thảo luận khả năng mở rộng các cơ sở tài nguyên của xí nghiệp liên doanh "Gazpromviet", đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động chung trong khuôn khổ Chương trình khí đốt miền Đông.

    Ngày 11/9/2000, Tập đoàn Gazprom và PetroVietnam đã ký hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác và bán sản phẩm hydrocarbon từ lô số 112 thuộc thềm lục địa của Việt Nam. Để triển khai các hoạt động thích hợp, liên doanh có tên Vietgazprom giữa Gazprom và PetroVietnam đã được thành lập.

    Trung tuần tháng 12/2009, Gazprom và PetroVietnam đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác chiến lược, theo đó, các bên tiếp tục công việc chung trên các lô của thềm lục địa Việt Nam, trong khuôn khổ những hợp đồng dầu khí đã ký kết trước đây, cũng như sẽ nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác hơn nữa giữa các tập đoàn tại các lô có giấy phép tự do của Việt Nam. Thoả thuận cũng tính đến việc phối hợp giữa 2 bên trong các dự án dầu khí trên lãnh thổ Nga, Việt Nam và ở các nước thứ 3
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Dự án Luật Biển Việt Nam: Khẳng định chủ quyền biển, đảo
    (PL)- Ngày 21-11, QH đã nghe Chính phủ báo cáo về dự án Luật Biển VN, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và thảo luận về dự luật quan trọng này.
    Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Luật Biển VN, mà có lúc được gọi là Luật Về các vùng biển VN, được trình ra QH.
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một ủy viên Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự luật cho biết dự thảo đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Các điều khoản trong dự luật được xây dựng với quan điểm chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng, trong đó quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền, nằm trong vùng biển VN. Nội dung bảo vệ chủ quyền của VN cũng thể hiện đối với các đảo ở Trường Sa mà VN đã tuyên bố, thực thi chủ quyền.
    Theo kế hoạch, dự án Luật Biển VN sẽ được kỳ họp này thảo luận, cho ý kiến để có thể thông qua vào kỳ họp sau.
    NGHĨA NHÂN
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Báo chí Trung Quốc: 'Không cần phải sợ Mỹ'

    Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay đồng loạt công kích việc Mỹ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á, khẳng định rằng Bắc Kinh không cần phải lo sợ chiến lược đối ngoại mới của Washington.
    > Obama: 'Mỹ không sợ Trung Quốc'
    > Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á


    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong lúc hai ông chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại đảo Bali, Indonesia vào ngày 18/11. Ảnh: AP. Tổng thống Mỹ Barack Obama bay về Mỹ hôm 19/11 sau khi tham dự các hội nghị thượng đỉnh tại châu Á-Thái Bình Dương. Trong những hội nghị đó, ông chủ Nhà Trắng thông báo Washington sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương với việc đưa thêm lính thủy đánh bộ tới Australia. Ông cũng cam kết sẽ hối thúc chính quyền Myanmar cải cách chính trị.
    “Trung Quốc không cần tỏ ra lo sợ về sự trở lại châu Á của Mỹ. Đối mặt với một nền kinh tế đang phục hồi yếu ớt, Mỹ chẳng thể làm được gì ngoài việc thay đổi một chút trong chiến lược để tự an ủi. Trung Quốc đang ở thế trên trong cuộc đua với Mỹ và sự trở lại của Mỹ ở châu Á không thể khiến tình hình thay đổi”, báo Global Times của Trung Quốc bình luận.
    Trong chuyến công du tuần trước ông Obama tuyên bố rằng, với tư cách là nền kinh tế lớn của thế giới, Trung Quốc phải “tuân thủ luật chơi”. Ông cũng khẳng định Mỹ không sợ Trung Quốc và không muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.
    China Daily nói rằng Bắc Kinh hoan nghênh sự hiện diện nhiều hơn của Mỹ tại châu Á, song cũng chỉ ra rằng ông chủ Nhà Trắng chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á nhằm lấy lòng cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Báo này ca ngợi rằng sự can dự trực tiếp và mang tính xây dựng của Mỹ đối với các nền kinh tế châu Á sẽ tạo ra việc làm cho cả người dân Mỹ lẫn người dân tại châu Á.
    Nhưng tờ báo cũng cáo buộc ông Obama tìm cách "gieo rắc sợ hãi" bằng cách phóng đại những vấn đề an ninh ở Biển Đông – nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với nhiều quốc gia láng giềng.
    “Rõ ràng ông ấy đã tỏ ra lo lắng thái quá”, tờ báo bình luận.
    Những phản ứng của báo chí Trung Quốc dường như mạnh hơn các quan chức. Tuần trước, khi được mời bình luận về việc Mỹ triển khai thủy quân lục chiến ở bắc Australia, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân chỉ nói rằng việc đó có thể là không thích hợp đối với một nền kinh tế đang phải phục hồi từ khủng hoảng. Đối với vấn đề Biển Đông, giới chức Trung Quốc - dù không muốn đưa ra bàn bạc ở các hội nghị đa phương - đã không công kích mạnh đối với các tuyên bố của Mỹ về sự cần thiết phải đưa ra bàn tại hội nghị cấp cao Đông Á.
    Việt Linh


    Buồn cười quá ! :)):)):))
    Thấy nhớ lại hồi nhỏ , chính mấy đứa sợ ma nhất lại nói là tao không sợ ma !

    =))=))=))=))=))=))=))=))
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1


    Sory vì chậm đọc thư.
    Nơi 687968 có Lội nhưng không Lụt.
  5. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    22/11/2011 - 00:09

    Dự án Luật Biển Việt Nam: Khẳng định chủ quyền biển, đảo

    (PL)- Ngày 21-11, QH đã nghe Chính phủ báo cáo về dự án Luật Biển VN, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và thảo luận về dự luật quan trọng này.
    Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chuẩn bị, dự thảo Luật Biển VN, mà có lúc được gọi là Luật Về các vùng biển VN, được trình ra QH.

    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một ủy viên Ủy ban Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự luật cho biết dự thảo đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Các điều khoản trong dự luật được xây dựng với quan điểm chủ quyền quốc gia là không thể nhân nhượng, trong đó quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền, nằm trong vùng biển VN. Nội dung bảo vệ chủ quyền của VN cũng thể hiện đối với các đảo ở Trường Sa mà VN đã tuyên bố, thực thi chủ quyền.

    Theo kế hoạch, dự án Luật Biển VN sẽ được kỳ họp này thảo luận, cho ý kiến để có thể thông qua vào kỳ họp sau.

    NGHĨA NHÂN
  6. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    (RFI 21/11 ) Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương : Mọi việc diễn ra giống như là một dạng chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên cái nền tranh giành ảnh hưởng tại châu Á

    Chi tiết tại .....
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mỹ đưa tàu quân sự đến Singapore

    Thứ Ba, 22/11/2011 00:06
    Lo ngại vì sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc (TQ), Mỹ đã khôi phục lại chính sách kìm giữ nước này vốn đã được thực hiện hồi các thập niên 1950-1970.

    Trong bối cảnh thông báo về việc đưa quân đến Úc, Washington đã nhắc tới thỏa thuận liên quan đến việc triển khai các tàu chiến mới nhất ở Singapore. Hiện tại, Mỹ và Singapore đang ở trong giai đoạn đàm phán cuối cùng về thỏa thuận này.
    Đội tàu sẽ triển khai ở Singapore thuộc loại tàu hoạt động khu vực ven biển. Đây là những tàu hiện đại nhất trong hạm đội của Mỹ, có thể thực hiện những sứ mệnh khác nhau: từ chiến đấu với cướp biển đến săn tìm tàu ngầm và tham gia các chiến dịch tại các vùng nước cạn. Nơi những con tàu này neo đậu sẽ là căn cứ hải quân Singapore Changi.
    Theo hãng tin Newsru (Nga), sự kiện Mỹ triển khai các tàu chiến ở Singapore được TQ xem xét như một mối đe dọa trực tiếp. Trong khi căn cứ quân sự Mỹ ở Úc cách TQ khoảng 3.800 km, Singapore lại gần TQ hơn rất nhiều. Nước này chiếm vị trí chiến lược trong vịnh Malacca mà những chuyến tàu biển quan trọng nhất từ Viễn Đông đến Đông Á đều đi ngang qua. Ngoài ra, Singapore nằm ở cực Nam của biển Đông, nơi một số quốc gia tranh chấp về chủ quyền.

    Lục San
  8. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thế bị động của Trung Quốc tại EAS về vấn đề Biển Đông

    Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 16:53

    Một quan chức Mỹ ngày 19/11 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và hầu như tất cả các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã trực tiếp đề cập đến những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đặt Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào thế bị động. “Obama and Asian Leaders Confront China’s Premier”

    Theo quan chức giấu tên đi trên chuyên cơ Air Force One sau khi dự EAS được phóng viên Jackie Calmes của "Thời báo Niu Yoóc" tường thuật lại, trước việc bị lãnh đạo của 16/18 nước nêu vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói thẳng rằng ông không muốn bàn vấn đề Biển Đông tại EAS. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, ông Ôn Gia Bảo nói rằng sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời quan ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc. Sau đó ông Ôn Gia Bảo đã bảo vệ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.

    Phóng viên Jackie Calmes nhận định rằng việc nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về vấn đề này đã là một bước lùi mang tính chiến thuật của Trung Quốc. Tại Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á năm 2010 tại Hà Nội, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập đến vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã giận dữ bỏ ra ngoài. Tại hội nghị Bali lần này, phía Trung Quốc vẫn cho rằng EAS không phải là nơi thích hợp để nói về vấn đề Biển Đông. Vẫn theo quan chức Mỹ trên, phiên họp kéo dài gần hai giờ đã diễn ra với nhiều kịch tính hơn hẳn so với các cuộc họp thông thường kiểu này. Trong số 18 nước có mặt tại EAS, chỉ có hai nhà lãnh đạo Campuchia và Mianma không nêu vấn đề an ninh hàng hải khi nguyên thủ các nước lần lượt phát biểu. Khác với phiên họp trước đó, tại phiên họp ngày 19/11, các nguyên thủ chỉ được mang theo một cố vấn duy nhất, tạo điều kiện cho việc phát biểu một cách thẳng thắn hơn.

    Quan chức này cho biết Tổng thống Obama đã "không vận động hành lang" các nhà lãnh đạo khác lên tiếng. Các nước đầu tiên phát biểu là Xinhgapo, Philíppin và Việt Nam - những nước căng thẳng nhất với Trung Quốc - sau đó là Malaixia, Thái Lan, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nga và Inđônêxia. Các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại chủ trương về "giải pháp đa phương đối với các tuyên bố lãnh thổ xung đột nhau". Sau khi các nhà lãnh đạo khác đã phát biểu, Tổng thống Obama đã thể hiện sự đồng tình khi nói: "Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông và không đứng về phía nào, song chúng tôi có lợi ích lớn đối với vấn đề an ninh hàng hải nói chung và việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng - với tư cách là một cường quốc tại Thái Bình Dương, một quốc gia biển, một quốc gia có hoạt động thương mại và là nước đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

    Theo quan chức Mỹ, phản ứng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là "tích cực vì ông đã không lớn tiếng đả kích, không dùng giọng điệu cứng rắn thường thấy của người Trung Quốc, đặc biệt trước công chúng". Ông Ôn Gia Bảo chỉ nói rằng EAS không phải là nơi bàn về vấn đề này và khẳng định "Trung Quốc cố gắng đảm bảo các tuyến đường vận chuyển biển được an toàn và tự do".
    Theo Nytimes (ngày 19/11)
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Biển Đông tuần qua (từ 14/11-20/11)

    Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 10:42
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Hội nghị Thượng đỉnh đông Á lần thứ 6 diễn ra tại Bali, Inđônêxia; Trung Quốc phản đối thảo luận Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á; Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc; Lãnh đạo Việt-Trung trao đổi về Biển Đông bên lề hội nghị APEC; Philíppin bác bỏ đòi hỏi chủ quyền mới trên Biển Đông của Trung Quốc; Mỹ cấp thêm tàu chiến cho Philíppin; Mỹ, Úc ủng hộ Philíppin về vấn đề Biển Đông là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua.
    [​IMG]

    I. Động thái của các quốc gia
    + Trung Quốc:
    Trung Quốc phản đối thảo luận về Biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Trung Quốc và Mỹ dường như đang hướng tới một cuộc đối đầu mới về vấn đề tranh chấp Biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra tuần này – đây là lần đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống Mỹ - tại Bali, Inđônêxia. Hôm thứ ba, Bắc Kinh đã tuyên bố rõ rằng nước này không muốn thảo luận bất kỳ khía cạnh nào về Biển Đông tại hội nghị trong hai ngày. Tuy nhiên, Nhà Trắng, sau đó nói rằng chủ đề sẽ xuất hiện trong các cuộc thảo luận sẽ là an ninh hàng hải – mối quan tâm chính của Mỹ khi nước này đang tìm kiếm sự tái khẳng định tầm ảnh hưởng của mình ở Châu Á[1].
    “Hội nghị các nhà lãnh đạo Đông Á gánh vác trách nhiệm quan trọng”. Các ngoại trưởng ASEAN cho biết ASEAN không muốn trở thành nơi diễn ra các cuộc đấu đá cạnh tranh của các nước lớn, do vậy cần nhanh chóng đưa ra COC để giải quyết vấn đề trong khuôn khổ pháp luật. Hiện nay các bên đang trao đổi chặt chẽ, dự kiến sau các Hội nghị EAS sẽ triển khai các cuộc họp SOM DOC và các cuộc hội thảo về tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông. Báo chí các nước ASEAN quan tâm đến việc Mỹ tham gia Hội nghị lần này, đặc biệt là cách nhìn của Mỹ đối với vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực[2].
    Chi nhánh ngân hàng của Trung Quốc trên các đảo đã thông suốt. Cuối tháng 10 vừa qua, chi nhánh ngân hàng Công thương Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa đã chính thức nối mạng với hệ thống ngân hàng trong lục địa Trung Quốc. Như vậy, từ nay mọi nghiệp vụ ngân hàng như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán trên quần đảo Hoàng Sa đã có thể thực hiện bằng thẻ tín dụng ngân hàng[3].
    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân trả lời về Biển Đông tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 16/11. (i) Đề nghị cho biết bình luận của Trung Quốc trước việc Mỹ gần đây bày tỏ sẽ ủng hộ nhiều hơn cho Philippines về quốc phòng trên vấn đề Biển Đông? Trả lời: Vấn đề Biển Đông là một vấn đề phức tạp, Trung Quốc duy trì trao đổi với các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Chúng tôi cho rằng các nước không có liên quan và thế lực bên ngoài can dự vào sẽ không giúp ích cho việc giải quyết vấn đề, chỉ làm phức tạp thêm, tăng thêm khó khăn cho việc giải quyết vấn đề. (ii). Đề nghị cho biết đánh giá của Trung Quốc về việc ngày 15/11, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu tại cuộc họp báo bày tỏ Trung Quốc không hi vọng thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị EAS sắp tới. Tuy nhiên có tin Mỹ vẫn sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị EAS? Trả lời: Vấn đề Biển Đông không nên trở thành một nội dung của Hội nghị, đưa vấn đề có tranh chấp vào Hội nghị chỉ ảnh hưởng đến không khí hợp tác và không khí tin tưởng lẫn nhau, phá hoại cục diện phát triển tốt không dễ mà có tại khu vực, chỉ có hại chứ không có lợi[4].
    Nga vũ trang cho các nước Biển Đông nhằm thu hút sự chú ý của Trung Quốc xuống phía Nam?”. Nga đang tích cực vũ trang cho các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Ngoài ‘khách hàng lớn’ Việt Nam, Nga còn cung cấp nhiều loại vũ khí cho một số nước khác như Malaysia. Giới chuyên gia quân sự nhận định, mặc dù tình hình tranh chấp Biển Đông diễn biến phức tạp và Nga có cung cấp vũ khí cho một số bên tranh chấp nhưng tranh chấp Biển Đông ít có khả năng bùng nổ thành xung đột vũ trang. Việc để xảy ra xung đột vũ trang là không phù hợp với lợi ích của tất cả các bên[5].
    Đọc toàn bộ Bản tin tại đây
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển - Kỳ 16: Phút giây bất tử



    [​IMG] -
    Trước khi rời trạm, Đại úy Vũ Quang Chương còn cẩn thận đóng tất cả cửa nhà giàn lại để nếu trạm đổ thì anh em không bị nước hút vào trong. Anh ôm lá cờ Tổ quốc vào ngực mình cùng cuốn sổ vàng truyền thống rồi lao xuống biển đêm, trong tiếng thét gào xé lòng từ nhà giàn Phúc Nguyên 2 B: “Chương ơi, nhảy đi, nhảy đi Chương ơi”.

    Vĩnh biệt đất liền!

    Biết nhà giàn Phúc Nguyên 2A sẽ đổ, các chiến sĩ lúc đó rất lạc quan tin tưởng, chỉ chờ lệnh là lao xuống biển. Ai cũng chuẩn bị cho cuộc chống chọi với bão tố trong đêm đen và sẵn sàng hi sinh. Anh em vừa gói ghém những đồ dùng cần thiết mang theo, vừa lấy lương khô ăn lót dạ cho ấm lòng. Chiến sĩ báo vụ Hoàng Văn Thủy nói với An: “Tao chưa có vợ, tao chết cũng nhẹ nhàng như lông hồng.


    [​IMG]
    Hoàng Văn Thủy, nguyên chiến sĩ báo vụ nhà giàn Phúc Nguyên 2A ngày ấy.
    Ai có vợ rồi, phải cố gắng chống chọi và kiên cường còn trở về với vợ con”. Họ còn đùa nhau rất lạc quan: “Nếu có chết, thì để vợ cho người khác dùng, kẻo tiếc lắm”. Nguyễn Văn An còn bảo: “Tao chết thì có gì đâu, chỉ thương là vợ tao mới đẻ, tao chưa biết mặt con. Thương nhất là anh Chương thôi, chưa có một mảnh tình rách vắt vai”. Không ngờ đó là lời nói cuối cùng của An trước lúc vĩnh biệt mọi người.

    “Anh biết không, thật ra lúc đó trong tim chúng tôi đang chảy máu. Muốn khóc mà không khóc được, thương bố mẹ và nhớ đất liền vô cùng”. Thủy khóc. Những giọt nước mắt dồn nén 13 năm trào ra mặn đắng.

    Thủy kể tiếp, sóng mỗi lúc một lớn, trời mịt mùng đen kịt. Tất cả anh em đứng ngoài lan can không dám ở trong nhà vì sợ nhà đổ bất ngờ, mọi người sẽ bị nước biển hút vào trong không ra kịp. Mỗi khi có con sóng kinh hoàng như quả núi trước mặt, anh em lại nhắm mắt nín thở cầu mong nhà không đổ và sóng qua mau. Nhưng tất cả đều vô vọng. Nhà giàn lắc lư chao đảo theo sóng. Tất cả mọi người ôm nhau khóc. Không thể trụ được nữa, Đại úy Vũ Quang Chương lệnh cho tốp 2 nhảy xuống biển cùng với mảnh phao cứu sinh cũ. Tốp 2 có Trung úy Dương Văn Hoan, chiến sĩ cơ yếu Hà Công Dụng, Thuật, chiến sĩ pháo thủ, và chuẩn úy Lê Đức Hồng, do Trung úy Hoan chỉ huy. Trong gió mưa gào thét, chuẩn úy Lê Đức Hồng tay bám vào lan can, quay mặt lại nhà giàn, rồi hướng ra biển hô to “vĩnh biệt đất liền” rồi lao xuống biển đen.

    Lao xuống biển không rời cờ Tổ quốc

    Trên nhà giàn lúc này chỉ còn Thủy, Chương và chiến sĩ cơ điện. Trước khi rời trạm, Chương còn cẩn thận đóng tất cả cửa lại. Anh vẫn hi vọng nhà giàn sẽ không đổ, cuộc chống chọi với bão tố này sẽ có hy sinh, nhưng nhà giàn vẫn trụ vững. Trong ánh đèn pin nhỏ, anh mở tủ lấy lá cờ Tổ quốc mới nhất ôm vào ngực mình, đến trước bàn thờ Tổ quốc và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Chúng tôi, cán bộ chiến sĩ nhà giàn Phúc Nguyên 2 A, một lòng trung thành với Đảng và Tổ quốc. Nếu đêm nay có đồng chí nào hi sinh cũng vì Tổ quốc. Chúng tôi chẳng tiếc thân mình. Xin gửi đất liền lời chào vĩnh biệt”.

    [​IMG]
    Đại úy Vũ Quang Chương, chụp ảnh với người bạn trong một lần về quê nghỉ phép. ảnh tư liệu gia đình

    Từ đài canh thông tin của Lữ đoàn 171 Hải quân, cả kíp trực chúng tôi lặng người cố nghe từng lời nói của các chiến sĩ nhà giàn 2A. Trong tiếng máy thông tin lúc đó chỉ có tiếng sóng đổ, tiếng mưa gió gầm rít. Tiếng Hoàng Văn Thủy vang lên gọi đài canh Sở chỉ huy Hải Phòng “47 gọi Đà Lạt 01, 47 gọi Đà Lạt 01”. Thủy gào lên trong tiếng rít của gió bão: “Báo cáo sở chỉ huy, sóng gió hiện nay mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10, chắc nhà 2A sẽ đổ trong chốc lát...”. Giọng chỉ đạo của trưởng phòng tác chiến Hải quân vẫn rõ ràng, dứt khoát, nhưng bắt đầu không giấu nổi cảm xúc: “Anh em bình tĩnh động viên nhau, sử dụng phao thổi và sẵn sàng rời trạm”. Tiếng của chị Vân báo vụ và trưởng phòng tác chiến gọi dồn dập trên máy: “Quân chủng gọi nhà 2A. 2A nghe tốt trả lời. Quân chủng gọi nhà 2A…2A…2A đâu?...”. Nhưng tất cả chìm trong im lặng.

    Bỗng, đến 2 giờ 30 phút cùng ngày, tiếng chiến sĩ báo vụ Hoàng Xuân Thủy đột ngột vang lên: “2A gọi sở chỉ huy… 2A gọi sở chỉ huy…”. Kíp trực chúng tôi hô to: “Chưa đổ, nhà giàn Phúc Nguyên chưa đổ”. Chiến sĩ Nguyễn Văn Chiến hét trong máy: “Thủy ơi, bình tĩnh, nhảy đi”. Tiếng Hoàng Văn Thủy lại vang lên trong máy: “Báo cáo sở chỉ huy, nhà 2A mất liên lạc là do nhà nghiêng quá, hệ thống ăngten bị đổ. Hiện nay nhà đã nghiêng dữ dội, chắc chỉ trụ được năm bảy phút nữa. Vũ khí, tài liệu đã được anh em gói cẩn thận. Anh em chuẩn bị rời nhà khẩn cấp”. Tiếng chị Vân từ sở chỉ huy bên kia máy đáp lại gọn gàng: “Sở chỉ huy nhận đủ!”.

    Bỗng nhiên chúng tôi nghe Hoàng Xuân Thủy nói đầy xúc động: “Sở chỉ huy cho anh em nhà 2A gửi lời chúc Tết đến thủ trưởng Quân chủng, Lữ đoàn, gửi lời chúc Tết tới gia đình chị cùng tất cả đồng chí đồng đội”. Rồi giọng Thủy chùng xuống đầy tha thiết: “Chị Vân ơi! Em là Hoàng Văn Thủy. Quê em ở Mỹ Sơn, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Bố em là Hoàng Văn Sơn, mẹ em là Lê Thị Thịnh. Nếu em chết, nhờ chị viết thư về báo tin cho nhà em biết nhá. Tạm biệt chị! Tạm...”. Trời ơi, lời nói cuối cùng của Thủy đã bị sóng gió chặt đứt hẳn.

    Đại úy Vũ Quang Chương ôm cờ Tổ quốc vào lòng lao xuống biển trong tiếng gào thét của Thượng úy Nguyễn Xuân Mạnh, chỉ huy trưởng Nhà giàn Phúc Nguyên 2B phát qua máy I Com sóng cực ngắn: “Thủy ơi nhảy đi, nhảy đi nhà đổ rồi, nhảy đi”.

    Giữa đêm đen không nhìn thấy gì dù trong gang tấc, Chương hô lớn: “Tất cả anh em bám chặt vào phao bè và ra khỏi vòng xoáy”. Đúng lúc đó một con sóng kinh hoàng dựng lên như vách núi đập mạnh làm cho nhà đổ hoàn toàn. Chương, An và Hồng, bị hất tung không bám được vào dây nữa. Thủy chỉ nghe tiếng Chương kêu: “Thủy ơi, cứu anh. Bám vào dây em ơi” rồi bị cuốn vào sóng dữ.

    Mai Thắng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này