Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2780 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 41353 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    11 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  2. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Ấn Độ có cơ hội chi phối trật tự đang thay đổi tại Đông Á

    Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 20:24 dinh tuan anh

    Trong bài “Tournament of shadows” đăng trên The Indian Express, C. Raja Mohan, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Delhi, cho rằng khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.

    Thủ Tướng Manmohan Singh dự Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Bali, Indonesia trong bối cảnh quan hệ quốc tế của Châu Á đã có được sự năng động mới sau hàng thập kỷ với sự ổn định chính trị tương đối và kinh tế ngày càng thịnh vượng. Sự chuyển dịch quyền lực hiện nay ở Châu Á được thúc đẩy bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Phản ứng của Mỹ tuy chậm nhưng mạnh mẽ trước quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể đem lại hệ quả lớn hơn nhiều so với những biến động trong quan hệ giữa các cường quốc trước đây. Khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.
    Hội nghị Bali đánh dấu rõ ràng sự trở lại của Mỹ tại Châu Á. Kể từ khi trở thành chỗ dựa của hệ thống an ninh Châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ dường như đã quay lưng lại khu vực này trong 2 thập kỷ qua. Trong thập niên 1990, Mỹ còn phải bận tâm với những dàn xếp chính trị tại Châu Âu thời hậu Chiến tranh lạnh. Còn tại thập kỷ vừa qua, Mỹ đã tự dấn thân vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Khi đã mất ưu thế trước Trung Quốc, Washington dường như miễn cưỡng hoặc không thể cạnh tranh trước địa vị đứng đầu mới tại Châu Á của Bắc Kinh. Năm 2009, năm đầu tiên nắm quyền tại Nhà Trắng, Tổng Thống Mỹ Obama đã muốn cùng Trung Quốc xây dựng một hệ thống quản lý chung tại Châu Á và thế giới. Tuy nhiên, với những lý do của riêng mình, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị của Obama về việc thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Có vẻ như Trung Quốc cho rằng Mỹ không tránh khỏi kết cục suy sụp và đã công khai một chính sách mạnh mẽ hơn đối với các láng giềng Châu Á.

    Nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đòi hỏi chủ quyền tại khu vực Biển Đông đã gây chấn động toàn khu vực. Bác bỏ quan điểm “nổi lên hòa bình” của Trung Quốc, các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh đã quay sang Washington từ giữa năm 2010. Chính quyền Obama sốt sắng đáp lại với một tuyên bố dứt khoát trở lại Châu Á. Kết quả đầu tiên là việc ASEAN mời Mỹ (và Nga) tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á thường niên. Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 tại Bali tuần này là lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng Thống Mỹ. Điều này đã chấm dứt một ảo tưởng từ lâu rằng Châu Á có thể tự xây dựng một trật tự khu vực cho riêng mình. Với việc mời Mỹ và Nga, ASEAN đã tuyên bố rằng an ninh Châu Á chỉ có thể được xây dựng trong một khuôn khổ rộng lớn hơn.
    Việc Đông Á lo ngại trước một Trung Quốc đang nổi lên và xích lại gần Mỹ được thể hiện trên 3 lĩnh vực.

    Thứ nhất là về kinh tế. Cho đến nay, Đông Á đã chấp nhận vai trò trung tâm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua cơ chế “ASEAN+3”, gồm 10 quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khu vực hiện đang tích cực cân nhắc một lựa chọn thay thế là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bắt nguồn từ một sáng kiến khiêm tốn nhằm hội nhập sâu hơn giữa các quốc gia có nền thương mại tự do nhất như Singapore, Brunei, Chile và New Zealand, hiện giờ TPP đã được coi là một khuôn mẫu tương lai bởi các quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc, Malaysia và VN. Bắc Kinh thì cho đây là một cơ chế nhằm loại bỏ Trung Quốc trên cơ sở các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về tự do hóa thương mại.

    Thứ hai là trên lĩnh vực chính trị. Cách đây chỉ vài năm, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc đều hướng tới vai trò trung lập giữa Washington và Bắc Kinh. Ngày nay, tất cả đều mong muốn củng cố mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ.
    Các quốc gia Đông Nam Á với truyền thống không liên kết cũng đang xích lại gần hơn với Mỹ khi tính tới một tương lai Đông Á dưới cái bóng của Trung Quốc. Về phần mình, Washington sẵn sàng xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới với những quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Washington cũng đang ủng hộ những quốc gia nhỏ hơn tại Châu Á trước sự gia tăng các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Tuy không đứng về phe nào trong tranh chấp nhưng Mỹ nhấn mạnh lợi ích của nước này trong việc giải quyết hòa bình những tranh chấp tại Biển Đông theo các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế. Ngược lại, Bắc Kinh muốn đối thoại song phương với các quốc gia láng giềng và nhiều khả năng sẽ phản đối bất kỳ cuộc thảo luận nào về tranh chấp lãnh thổ cũng như vấn đề lớn hơn là an ninh hàng hải tại Hội nghị Cấp cao Đông Á tuần này.

    Thứ ba là về quân sự. Đã có nhiều quan ngại tại Châu Á về sức mạnh quân sự của Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức ép cắt giảm ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng.

    Chính quyền Obama đã vạch ra kế hoạch tái tổ chức lực lượng quân sự toàn cầu nhằm đảm bảo sự hiện diện đáng kể tại Châu Á và các vùng biển trong khu vực. Trước khi tới Bali, Obama sẽ thông báo việc thiết lập các căn cứ quân sự mới gần Đông Nam Á hơn tại Bắc Úc. Washington cũng đang cân nhắc lại học thuyết quân sự của mình. Trước việc phải đối đầu với sức mạnh hải quân và khả năng về tên lửa đang gia tăng của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương, Washington được trông chờ sẽ công bố một học thuyết mới với tên gọi “cuộc chiến hải-không” (air-sea battle), có thể chống lại nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy hải quân Mỹ xa hơn khỏi vùng biển Châu Á. Trước một chương trình nghị sự khu vực mới tại Hội nghị Cấp cao Bali tuần này, việc bày tỏ ủng hộ đối với các quốc gia nhỏ hơn tại Châu Á và các cuộc gặp với Tổng Thống Mỹ Obama, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị của Thủ Tướng Singh sẽ có cơ hội đem tới một vai trò lớn hơn cho Ấn Độ trong việc xác định và quản lý trật tự an ninh Châu Á.
    Theo Indian Express (17/11)
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    VN đăng cai hội thảo an ninh hàng đầu khu vực

    [​IMG]- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khai mạc cuộc họp lần thứ 8 của Đại hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) khai mạc hôm nay 21/11 tại Hà Nội - một diễn đàn an ninh khu vực uy tín hàng đầu, lần đầu tiên do Việt Nam đăng cai tổ chức.
    Phó Thủ tướng nhấn mạnh những yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ đẩy khu vực vào bất ổn, không phải là một nguy cơ đơn lẻ nào mà là tổng thể các thách thức đối với môi trường an ninh: "Trong khi các thách thức an ninh truyền thống không giảm đi, thì các thách thức an ninh phi truyền thống, an ninh biển, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng... ngày càng nổi lên".
    Thẳng thắn thừa nhận châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để ứng phó hiệu quả với các thách thức trên, ông Nhân cho rằng "trước mắt còn rất nhiều việc phải làm".
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc CSCAP18. Ảnh: Hương Giang

    Phó Thủ tướng Việt Nam nhắc lại những kết quả vừa đạt được của Hội nghị cấp cao ASEAN 19 và Hội nghị cấp cao Đông Á vừa kết thúc tại Bali, Indonesia, nơi các nhà lãnh đạo đã thảo luận thẳng thắn và xây dựng về an ninh biển, an ninh nguồn nước, vấn đề Biển Đông và khai thác bền vững sông Mekong.
    Ông Nhân đề nghị các học giả tại CSCAP 18 trao đổi quan điểm, ý tưởng một cách cởi mở và thẳng thắn. "Vì chỉ có như vậy mới giúp được Chính phủ và nhân dân khu vực tìm được câu trả lời về các biện pháp đảm bảo hoà bình, an ninh cho khu vực, góp phần vào an ninh thế giới", Phó Thủ tướng nói.
    Phiên họp lần thứ 8 của CSCAP do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức, ngoài sự tham dự của các đại biểu là học giả, chuyên gia hàng đầu về an ninh khu vực, còn có không ít quan chức, cựu quan chức cấp cao như các vị đại sứ, cựu đại sứ, thứ trưởng ngoại giao, cựu thứ trưởng ngoại giao. Đây là lần tổ chức có số lượng đại biểu đông đảo nhất từ trước tới nay.
    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hơn 130 đại biểu là các học giả, chuyên gia từ 21 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tụ họp tại Hà Nội trong phiên họp lần thứ 8 của CSCAP với nội dung xoay quanh những vấn đề nóng nhất hiện nay liên quan đến an ninh khu vực.
    Với chủ đề "Những nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích?", học giả khu vực sẽ cùng thảo luận các chủ đề: An ninh hàng hải - Hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trong khu vực, Nước - khởi nguồn cho phát triển hay nguyên nhân gây xung đột, Tăng cường sức mạnh hải quân - Tăng cường lòng tin trong khu vực, Cấu trúc an ninh khu vực mới, an ninh bán đảo Triều Tiên, an ninh mạng...
    [​IMG]
    An ninh hàng hải là một chủ đề thảo luận tại CSCAP 8 tại Hà Nội.
    Lần đầu tiên Hà Nội là nơi đăng cai phiên họp của Đại hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP), cuộc họp lần thứ 8. Nếu như ARF - Diễn đàn khu vực ASEAN uy tín là kênh 1, nơi các nhà lãnh đạo, nguyên thủ trao đổi chính thức về hợp tác liên quan đến an ninh khu vực thì CSCAP luôn được biết đến như kênh 2 không kém phần quan trọng. Đó là diễn đàn để các học giả đề xuất nhiều ý tưởng học thuật có giá trị cho kênh 1. Thành lập từ 1993 tại Kuala Lumpur, Malaysia, CSCAP ngày càng có ảnh hưởng lan rộng, khẳng định vai trò và tiếng nói trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.
    CSCAP hiện có 21 thành viên chính thức gồm 8 nước ASEAN (trừ Lào và Myanmar), Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea và Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ là thành viên liên kết.
    Việt Nam tham gia CSCAP từ tháng 12/1996, tăng cường chủ động đưa ra thảo luận các vấn đề an ninh trực tiếp liên quan đến ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng như an ninh dàn khoan dầu, an ninh nguồn nước..., qua đó thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực trong các lĩnh vực đó.
    Đại hội đồng CSCAP 8 diễn ra sau Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
    Chung Hoàng
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    14 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: Thai_Duong, gialongVT

    Sáng nay mở tiệm bán bánh mì !
    Bà con chen lấn ghê quá đi !
    Phen này tìm chổ xây siêu thị !
    Tìm hàng tốt cạnh tranh Big C !


    Tiệm tui mới mở ở nơi đây :

    http://f319.com/home/1485918

    Có lúc đã đông như thế này :

    156 người đang vào chủ đề này, trong đó có 36 thành viên: phongthuyBDS, tenluoi, Thai_Duong, vingem, kiwiours, NhaDauTuMayMan, Chemchep123, mailantimban, tcnn1_k19, easternlight, jamila, vn.info, haitac2001, hehe11, olala23, vnkitty, nnthanh, reapsap, mba0102, cinezon, chinh75, gocanda, amwaipa, tieuthucodon, anhvaem6868, f319online, ND.KLS, Subprime, hoangthachmhb, Dancewithwolves, quocdai307, lead1288, Safetyfirst, luckiemnam, cuadong2015, bigdragon1983


    Có lẽ tui về , thôi buôn chứng !
    Bán bánh mì ! một ý tưởng hay !

    Ưu tiên giảm giá cho các mem F319 và các bạn tích cực tham gia topic biển Đông !
    Nhưng xin đừng chen lấn nhé ! :-":-":-"
  5. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhật Bản tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay

    Thứ sáu, 18 Tháng 11 2011 10:06 dinh tuan anh
    Từ trung tuần tháng 11 đến nay, cuộc tập trận quy mô lớn được Nhật Bản tiến hành tại gần vùng biển Tây Nam nước này đang thu hút sự chú ý cao độ của các nước Đông Á. Theo báo giới Nhật Bản, có thể nói đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.


    Báo giới Nhật Bản cho biết cuộc tập trận lớn với sự điều động quân từ Bắc xuống Nam này là nhằm chuẩn bị cho việc tăng cường phòng ngự khu vực Tây Nam, “kẻ thù giả định” của cuộc tập trận chính là Trung Quốc. , đồng thời còn mang “động tác tùy ý” với ý đồ lớn hơn, vừa “làm” cho Trung Quốc thấy, vừa “diễn” cho Bắc Triều Tiên và Nga xem. Cuộc tập trận lần này của Nhật Bản có 3 yếu tố đáng chú ý.

    Một là cường độ cao. Theo báo chí Nhật Bản, cuộc tập trận này có sự tham gia của 5.400 binh sĩ cùng 30 máy bay chiến đấu, 1.500 xe tăng lội nước, trong đó có cả loại xe tăng 90 tiên tiến nhất của Nhật Bản. Cuộc tập trận giả định rằng trong bối cảnh quần đảo Okinawa (bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư) của Nhật Bản bị Trung Quốc tấn công, làm thế nào điều động binh lực từ phía Bắc xuống khu vực cực Nam của Nhật Bản để ứng cứu. Đây là cuộc tập trận có cường độ lớn nhất kể từ sau chiến tranh.
    Giới quan sát phân tích việc điều động, chuyển quân cả nghìn cây số từ Bắc xuống Nam như vậy, bề ngoài là vì mục đích bảo vệ các đảo Tây Nam Okinawa, rõ ràng để gia tăng áp lực với Trung Quốc - nước đang kiên trì tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư, song bên trong còn có ý “diễn” để cho các nước xung quanh như Nga và Bắc Triều Tiên xem. Bởi vì cuộc tập trận này huy động tới 1.500 xe tăng lội nước, trong khi các hành động quân sự tại quần đảo Điếu Ngư hay ở biển Hoa Đông (đang có tranh chấp với Trung Quốc), Nhật Bản cơ bản không cần dùng đến và cũng không thể triển khai lượng lớn chiến xa như vậy. Việc làm này có thể có được hiệu quả “giương Đông kích Tây” về mặt chiến lược.

    Thứ hai là thanh thế lớn
    . Đối với cuộc tập trận này, lực lượng tự vệ Nhật Bản đã không còn phải cẩn trọng hay né tránh như trước đây. Đầu tiên, Nhật Bản huy động các xe lưỡng dụng để điều chuyển sư đoàn xe tăng duy nhất của Nhật Bản ở khu vực Bắc Hải xuống khu vực Kyushu. Trong quá trình chuyển quân, lực lượng phòng vệ còn cho xe tăng đi vào phố lớn, hành động khiến không ít người dân phải kinh ngạc, thậm chí có những người hiểu nhầm, lo sợ không rõ việc điều động này là vì chiến tranh hay chỉ là diễn tập. Giới quan sát cho rằng trong cuộc tập trận lần này, ngoài việc thể hiện “cơ bắp” với các nước xung quanh (nhất là đối với Trung Quốc), lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn có phần “biểu diễn” cho người dân trong nước xem. Nó vừa hưởng ứng phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Noda rằng “quên chiến tranh tất sẽ nguy”, có ý thức tỉnh dân chúng, lại vừa có ý thu hút sự chú ý của Quốc hội, từ đó có được ngân sách lớn hơn cho quốc phòng.

    Ba là mật độ cao. Giới quan sát nhận thấy rằng nhìn bề ngoài, cuộc tập trận này là đơn độc, song trên thực tế, Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với Mỹ từ ngày 24/10 đến đầu tháng 11, và sau khi cuộc tập trận hiện nay kết thúc, Nhật Bản sẽ lại tiếp tục cùng Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, lực lượng phòng vệ Nhật Bản liên tục tiến hành ba cuộc tập trận, mật độ tập trận cao như vậy quả thật là hiếm thấy. Động thái này ngầm cho thấy trọng điểm phòng bị của Nhật Bản từ nay về sau đã chuyển từ Nga và Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc.

    Theo báo “Văn Hối” (Hồng Công) - ngày 16/11
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/The-gioi/466202/Trung-Quoc-thu-may-bay-chien-dau-tang-hinh.html

    Thứ Ba, 22/11/2011, 11:01 (GMT+7)
    Trung Quốc thử máy bay chiến đấu tàng hình


    TTO - Trung Quốc lại vừa cho bay thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình J-20 vào ngày 21-11 tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam nước này.




    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 - Ảnh: Huanqiu


    J-20 là máy bay chiến đấu hai động cơ thuộc thế hệ máy bay tàng hình thứ năm, tương đương với các loại máy bay tàng hình khác như F-22 Raptor của Mỹ và SU-50 Firefox của Nga. J-20 sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc từ năm 2017-2019.
    Lần đầu tiên máy bay J-20 được thử nghiệm vào ngày 11-1-2011, đến nay đã trải qua gần 30 lần và đều diễn ra tại tỉnh Tứ Xuyên. Hiện Trung Quốc có hai chiếc J-20 dùng cho mục đích thử nghiệm, mỗi chiếc có giá trị khoảng 110 triệu USD. Khi thử nghiệm, J-20 không được trang bị vũ khí.


    TẤN KHOA (Theo Xinhua)


    Tàng hình có cách trị tàng hình !
    Đừng tưởng đem dọa mà họ kinh !
    Máy bay Tàu khựa sao bằng Mỹ ?
    Mơ làm ngáo ộp , mộng đao binh ?
    Vào trận mới hay ai tài giỏi !
    Việt Nam nghèo , nhỏ , chớ có khinh !
    Toàn dân đánh giặc luôn truyền thống ...
    Quyết chống chiến tranh , giữ hòa bình !



    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-




  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Biển Đông và chuyện trong phòng họp lãnh đạo Đông Á

    Theo các quan chức chính quyền Washington, Tổng thống Mỹ Obama và hầu hết các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã đối mặt trực tiếp với Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển giàu có tài nguyên năng lượng, đặt Thủ tướng Trung Quốc vào thế phòng thủ trong cuộc tranh luận kéo dài.

    >> Chọn một trật tự hay để nó trôi
    >> Tiếp cận TQ: Obama đi trên con đường mới
    >> Tranh chấp Biển Đông: Mỹ - Trung đối mặt ở Bali


    Một quan chức Mỹ tiết lộ với phóng viên trên chiếc chuyên cơ chở Obama về Mỹ sau chuyến công du Thái Bình Dương, Thủ tướng Trung Quốc lần lượt từ cáu giận sang xây dựng khi phản ứng với những mối quan tâm của hầu hết các nhà lãnh đạo dự thượng đỉnh Đông Á.
    [​IMG]
    Ảnh: New York Times

    Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm trong vòng một tuần lễ, Tổng thống Obama đã như con thoi ở nhiều mặt trận với nỗ lực khôi phục ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sau nhiều năm sa lầy vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Ông đã tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia, mở cửa để khôi phục quan hệ với Myanmar và giành được sự ủng hộ về một khối tự do thương mại khu vực mà ban đầu không có mặt Bắc Kinh.

    Các tuyên bố từ ông chủ Nhà Trắng dường như làm lãnh đạo Trung Quốc giật mình, họ đã đưa ra hàng loạt cảnh báo cho rằng, Mỹ đang tìm cách làm mất ổn định khu vực.

    Điểm nóng hàng hải

    Mặc dù đối mặt với những thách thức ngoại giao, ông Obama vẫn dành thời gian để hội đàm với ông Ôn Gia Bảo vào sáng thứ bảy sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị việc này. Và Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã mô tả cuộc gặp như một “cam kết tốt”. Thông tin từ Tân hoa xã cho rằng, ông Ôn bị đặt vào vị trí bất tiện bởi tâm điểm Biển Đông, đặc biệt vì Trung Quốc luôn khẳng định vấn đề không nên đem ra các diễn đàn đa quốc gia.

    Theo Tân hoa xã, ông Ôn thừa nhận không muốn thảo luận vấn đề trên tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng nhấn mạnh rằng, sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời những mối quan tâm của các nước láng giềng. Một số phương tiện truyền thông và một quan chức chính quyền Obama tiết lộ, ông Ôn sau đó đã bảo vệ quan điểm của Trung Quốc trên biển.

    Động thái trên cho thấy sự thất bại chiến thuật trong cuộc vật lộn để trở thành tiêu điểm ở chiến dịch cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ với nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc ở châu Á, đã ủng hộ quan điểm mà các nước này đưa ra về hội đàm đa phương, thay vì song phương như Bắc Kinh mong muốn.

    Quan chức chính quyền Obama ước tính, phần lớn cuộc gặp là những đổi trao kịch tính hơn là kiểu nhóm họp thông thường. Trong số các nhà lãnh đạo 18 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chỉ có lãnh đạo Campuchia và Myanmar không đề cập tới an ninh hàng hải.

    Khác với phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, khi các nhà lãnh đạo tụ họp trong một phòng lớn với đoàn tuỳ tùng trợ lý về các vấn đề thương mại, giáo dục, phản ứng với thảm họa tự nhiên... phiên họp hôm thứ bảy chỉ gồm 18 nhà lãnh đạo và một cố vấn (cho mỗi người) ở căn phòng nhỏ hơn - như để tạo điều kiện thuận lợi để có thể trao đổi thẳng thắn.

    Hỏi - đáp

    Quan chức Mỹ nói rằng, ông Obama - Tổng thống Mỹ đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, "đã không vận động hành lang" để các nhà lãnh đạo khác nêu vấn đề. Những người đầu tiên đề cập là lãnh đạo của Singapore, Philippines và Việt Nam, sau đó là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Australia, Ấn Độ, Nga và nước chủ nhà Indonesia. Theo vị quan chức này, các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại quan điểm về một "giải pháp đa phương cho những xung đột trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ". Và, chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đặt vấn đề, thì ông Obama mới bày tỏ sự đồng tình với họ.

    Ông Obama đã lập luận rằng "trong khi chúng tôi không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở cuộc tranh chấp Biển Đông và không đứng về phía nào, thì chúng tôi có mối quan tâm rất lớn tới an ninh hàng hải nói chung và một giải pháp cho vấn đề Biển Đông nói riêng - như một cường quốc ở Thái Bình Dương, như một quốc gia hàng hải và như một nước thương mại cũng như một người đảm bảo cho an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

    Sau đó, ông Ôn đã trả lời. Quan chức Mỹ mô tả phản ứng của ông là "tích cực trong ý nghĩa rằng, ông không chỉ trích, cũng không sử dụng quá nhiều cách thức quả quyết mà chúng ta thường xuyên nghe thấy từ người Trung Quốc, nhất là những tuyên bố công khai".

    Thay vào đó, vị quan chức mô tả, ông Ôn đơn giản nói, hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận vấn đề và khẳng định "Trung Quốc sẽ cố hết sức để đảm bảo rằng, các lộ trình vận chuyển được an toàn và tự do". Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh: "Tôi sẽ mô tả cuộc thảo luận nói chung là mang tính xây dựng và không gay gắt. Các nhà lãnh đạo không nói nước đôi, không nói mơ hồ".

    Theo quan chức Mỹ, điều thú vị không ở những gì ông Ôn nói, mà là những gì ông không đề cập. Ví dụ, ông không nhắc lại tuyên bố tranh chấp chỉ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, sau đó, Tân hoa xã viết rằng Thủ tướng đã "xác nhận lại" quan điểm của Trung Quốc, có lẽ hàm ý nói "sự lãng quên" của ông không đồng nghĩa với thay đổi thực sự trong tư tưởng.

    Thái An (theo New York Times)
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Kinh tế
    Thứ Ba, 22/11/2011, 05:34 (GMT+7)
    Việt - Nga đẩy mạnh hợp tác về năng lượng


    TT - Chiều 21-11 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp ông Igor Ivanovich Shuvalov, phó thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga - đồng chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt - Nga, về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - kỹ thuật.
    Tại buổi tiếp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Chính phủ hai nước nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hợp tác, tương xứng với độ tin cậy cao về chính trị và quan hệ đối tác chiến lược đã được xác lập. Trước mắt, Chính phủ hai nước cần tập trung triển khai những dự án trọng điểm, trong đó có dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, công trình có ý nghĩa biểu tượng mới của quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt - Nga.
    Cùng ngày, Phó thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Ivanovich Shuvalov đã tham dự cuộc gặp hai đồng chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - kỹ thuật với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Hai phó thủ tướng thống nhất sớm khởi động đàm phán thành lập khu mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan hiện gồm ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan, đặt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015 đạt 5 tỉ USD.
    Hai nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác trong ngành năng lượng, với bằng chứng là các liên doanh dầu khí giữa hai nước vẫn đang tích cực thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam, Nga cũng như các nước thứ ba.


    TTXVN - THÙY NGÂN


    Liệu rồi Trung Quốc có dám to giọng lớn lối lên án Nga như đã từng lên án Ấn Độ hợp tác dầu khí với Việt Nam không ?


    Phá đám Việt Nam trong hợp tác kinh tế với các nước khác phải chăng là cách thể hiện tinh thần 4 tốt : "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" của Trung Quốc ?
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Ba, 22/11/2011, 04:44 (GMT+7)
    Nhật Bản muốn đầu tư kho chứa dầu tại Phú Quốc


    TT - Ngày 21-11, UBND tỉnh Kiên Giang đã có buổi làm việc với nhóm METI (gồm năm công ty lớn của Nhật Bản) xung quanh việc tìm hiểu khả năng xây dựng hệ thống kho nổi siêu lớn dự trữ dầu chiến lược quốc gia tại vùng biển thuộc huyện đảo Phú Quốc.
    Theo thông tin từ METI cung cấp, hiện nay trong khu vực khối ASEAN chưa có quốc gia nào sử dụng công nghệ dự trữ dầu chiến lược quốc gia tiên tiến này trên biển (một số nước trong khu vực mới chỉ có kho nổi dạng tàu chứa dầu siêu tải).
    Cũng theo các chuyên gia của nhóm METI, việc xây dựng kho nổi siêu lớn dự trữ dầu chiến lược quốc gia trên biển có nhiều ưu điểm lớn so với trên đất liền.
    Chẳng hạn như việc di dời các kho đến địa điểm khác đơn giản hơn, khi triển khai xây dựng kho không phải chịu chi phí đền bù giải tỏa giải phóng mặt bằng, công nghệ xây dựng hiện đại ngày nay cũng giúp việc xây dựng kho nổi trên biển gần như không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.


    TẤN THÁI
  10. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1


    Chờ bao giờ Mao sống dậy bác ạ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này