Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4089 người đang online, trong đó có 283 thành viên. 07:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 41373 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đã vài lần tin Hàn Quốc bắt tàu cá TQ được đưa lên đây . Tuy nhiên sau đây là bản tin đầy đủ hình ảnh và thông tin nhất .
    Xin gửi lên để các bạn tham khảo :

    Hàn Quốc phá 'thế trận' tàu cá Trung Quốc

    [​IMG]VnExpress – 22 giờ trước






    Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc phá thế trận của hàng chục tàu Trung Quốc, bắt tổng cộng 15 tàu cá và hơn một trăm ngư dân Trung Quốc vì xâm phạm lãnh hải.

    >> Đình chỉ hãng taxi bắt chẹt khách đại hội đồng Interpol
    >> Cựu thủ tướng Thaksin sẽ không được ân xá
    >> 'Năm 2012, riêng Hà Nội có thể phải cắt điện'

    [​IMG]Bản đồ vùng biển Hoàng Hải và đánh dấu hai khu vực xảy ra các vụ việc xâm phạm trái phép của tàu cá Trung Quốc …



    Các thông tin trên đây được báo chí Hàn Quốc đưa tin rầm rộ trong những ngày qua. Tuy nhiên phía Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức nào.


    Khoảng 16h25 hôm 19/11, một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Jeju, Hàn Quốc, ngăn chặn một tàu cá Trung Quốc và sau đó đưa tàu này về gần đảo Jeju để điều tra, tờ của Hàn Quốc đưa tin. Vụ việc xảy ra ở địa điểm cách đảo Chuja của Hàn Quốc khoảng 12 km về phía tây bắc, và cách đảo Jeju khoảng 50 km về phía tây.


    Ảnh Hàn Quốc phá thế liên hoàn của tàu cá Trung Quốc

    [​IMG]Tàu tuần tra của Hàn Quốc (màu trắng ở phía xa) đuổi theo một nhóm tàu cá Trung Quốc hôm 16/11. Các tàu này quây …



    [​IMG]Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc điều thêm tàu tuần tra và trực thăng tới để trấn áp các tàu cá Trung Quốc. Ảnh: …



    [​IMG]Một xuồng máy cao tốc chở một toán lính đặc nhiệm của Hàn Quốc áp sát tàu cá Trung Quốc. Ảnh: AFP

    [​IMG]Các ngư dân Trung Quốc tỏ ra không hợp tác, bất chấp sự xuất hiện của nhóm đặc nhiệm. Ảnh: AFP


    [​IMG]Nhóm đặc nhiệm của Hàn Quốc sau đó nhanh chóng tiến lên các tàu của "hạm đội" Trung Quốc. Ảnh: AFP


    [​IMG]Lực lượng cảng sát biển của Hàn Quốc có mặt sau đó. Trong ảnh là một cảnh sát biển Hàn Quốc đang giám sát việc …


    Tuy nhiên, chiếc tàu cá bị bắt đã kêu gọi sự trợ giúp và 25 tàu cá khác của Trung Quốc đáp lại bằng cách dàn thế trận đe dọa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc, đồng thời đòi thả chiếc tàu đồng hương. Các thủy thủ Trung Quốc thậm chí khua rìu, ống nước bằng đồng và gậy tre trên boong tàu của họ, dẫn lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc.

    Trước diễn biến này, phía Hàn Quốc buộc phải điều thêm 12 tàu tuần tra và hai trực thăng tới trấn áp. Hai tàu cá nữa của Trung Quốc sau đó bị bắt, nhưng các thủy thủ trên hai tàu này đã chạy trốn sang các tàu bạn. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc truy đuổi các tàu Trung Quốc nhưng bất thành do thời tiết xấu. Giới chức Hàn Quốc cho hay 5 lính nước này bị thương nhẹ sau vụ việc. Hiện chưa rõ có bao nhiêu thủy thủ Trung Quốc bị bắt.
    Đây là lần thứ hai các tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc chỉ trong vòng 3 ngày. Trước đó, vào ngày 16/11, 126 ngư dân và 12 tàu cá của Trung Quốc đã bị bắt giữ khi hoạt động trái phép gần đảo Ochong, gần thành phố Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla của Hàn Quốc. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc đã phải huy động 12 tàu tuần tra, 4 máy bay và 20 lính đặc nhiệm có vũ trang mạnh với súng K5, lá chắn và súng phóng lựu.
    Theo tờ , khoảng 200.000 tàu cá của Trung Quốc được cho là đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Hàn Quốc, bất chấp việc 1.762 tàu cá của Trung Quốc đã được cấp phép đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và thu được 65.000 tấn cá các loại. Giới chức Hàn Quốc đang cân nhắc những biện pháp mạnh tay hơn để ngăn chặn các hoạt động trái phép của tàu cá Trung Quốc.

    Nhật Nam

    Cái cách cặp tàu thành hàng ngang này chứng tỏ đã qua huấn luyện thuần thục và cần có sự chỉ huy chung . Rõ ràng đây không phải là hành động đánh bẳt trộm tự phát mà là có tổ chức chặt chẻ !

    Ai tổ chức các đội tàu này ? Có lẽ chính phủ TQ biết là ai được giao nhiệm vụ .
    Và xin đừng ai nghĩ xấu Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo , mấy vị này luôn hứa và khẳng định xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước lân bang !

    Hãy tin lời hứa của Tàu !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  2. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Các học giả Trung Quốc đã dần hiểu ra sự thực ?


    Blog Li Chen Hui

    CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI

    Tác giả: Lý Thần Huy

    Người dịch: Quốc Trung


    Hôm nay đọc được một bài viết có tên là “Âm thanh về dụng binh ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc”,. Nguyên nhân dẫn đến chủ trương dụng binh ở Nam Hải là do trong dân chúng phổ biến quan niệm cho rằng, về vấn đề Nam Hải, chúng ta đã bị xúc phạm tàn tệ . Vậy thì vì sao hôm nay những quốc gia ấy lại tranh giành Nam Hải với chúng ta?

    Thứ nhất là vì nơi này đã xuất hiện dầu mỏ, vì đã có tài nguyên, vì đây là một mảnh đất màu mỡ, tất cả bọn họ đều có mưu đồ lợi ích, cho nên mới chạy lại tranh giành với chúng ta.

    Thứ hai là họ cho rằng chính phủ Trung Quốc ươn hèn, nên mới dám liều lĩnh tranh giành địa bàn, tranh giành tài nguyên với chúng ta.

    Thứ ba, có thể là do cả hai nguyên nhân trên mà họ cảm thấy nếu giải thích thì trái ngược với lẽ thường, nên để tự bao biện cho mình, họ đã ngụy tạo, phỏng đoán ra nguyên nhân thứ ba, đó là Việt Nam và Philippines ngang nhiên tranh giành địa bàn với chúng ta là bởi có sự ủng hộ, thậm chí xúi giục của các cường quốc phương Tây như Mỹ… Kiểu nhận thức này hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc, còn chính phủ ta, không hiểu vì lẽ gì mà về phương diện này lại thường thể hiện bộ dạng rất nhẫn nhịn, không làm rõ nhận thức sai lầm, để mặc bạn muốn nói gì thì nói, để mặc cho sự phẫn nộ lan tràn khắp nơi thành tai họa.

    Thực tế, nếu để mặc cho thứ tình cảm này lan tràn mà không chịu làm rõ và giải thích là điều hết sức nguy hại.

    Tôi cho rằng, Việt Nam và Philippines tranh giành Nam Hải với chúng ta về căn bản không phải là vì chịu sự xúi giục và được sự ủng hộ của các cường quốc phương Tây như Mỹ…, mà tôi cho rằng điều này không hề liên quan gì đến Mỹ.

    Thực ra, bất cứ một quốc gia nào cũng đều được hợp thành từ đông đảo dân chúng, trong số đó dứt khoát có nhiều người đầy trí tuệ. Vì thế, nếu cho rằng Việt Nam và Philippines chỉ vì chịu sự kích động của một vài nước mà đã hoàn toàn đặt sinh mệnh vào việc đùa giỡn với các nguyên tắc đạo lý quốc tế và với Trung Quốc bất chấp hòa bình, thì cách nghĩ này là quá ngây thơ, thậm chí bản thân những người giữ cách nghĩ này còn quá ngớ ngẩn. Huống hồ là Mỹ với Việt Nam còn từng là kẻ thù không đội trời chung, cho đến giờ vẫn chưa có được mối quan hệ lợi ích nào không thể chia cắt!

    Cứ cho là Philippines có được sự ủng hộ vững chắc hơn từ người Mỹ đi nữa (hình như là đồng minh quân sự), song một đất nước nhỏ bé như vậy, lại ở gần Trung Quốc như vậy (và ở xa nước Mỹ như vậy), thì quả đã chọc tức người Trung Quốc, làm sao mà xơi nổi vài cú ném bom giận dữ của người Trung Quốc.

    Vậy thì, rốt cuộc là xuất phát từ động cơ gì đã khiến cho Việt Nam, Philippines và cả một số nước ở Nam Hải khác nữa, tới để tranh giành đất đai tài nguyên với chúng ta, liệu có phải ngay cả họ cũng cho những đất đai ấy vốn là của Trung Quốc, nhưng chỉ vì ở đây có báu vật nên họ đã tới tranh giành hay không?

    Tôi cho rằng, thực sự không hoàn toàn như vậy. Sự thực là, chúng ta cứ luôn cho rằng đất đai ấy là của mình, mà họ cũng cho rằng đất đai ấy là của họ. . Chúng ta giận dữ cho rằng họ đang tranh giành đất đai của chúng ta. Người ta cũng cho rằng, chúng ta cho mình là một nước lớn, rồi nhìn thấy trên đất đai ấy có tài nguyên nên đến chiếm, vì thế mà người ta cho rằng chúng ta đang bắt nạt họ. Trước tình huống ấy, ngay cả khi không có được sự ủng hộ của nước Mỹ, ngay cả khi đất nước họ có nhỏ mấy đi nữa, thì họ cũng sẽ không thu quân về một cách dễ dàng.

    Khi chúng ta đã rõ được tâm thế như vậy rồi, hoặc nói cách khác, khi chúng ta đã lý giải được sự tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines với chúng ta như vậy rồi, thì chúng ta sẽ không dễ bề để tái diễn lại cái tâm thế bị bắt nạt ấy nữa, . Vậy thì, rốt cuộc nên giải quyết thế nào đây?

    Tôi thấy tốt nhất vẫn là thông qua trọng tài cộng đồng quốc tế.. Cũng giống như kiểu giữa hai người nào đó nảy sinh tranh chấp trong cuộc sống thường ngày, chẳng ai chịu ai, làm thế nào đây? Biện pháp tốt nhất là tìm đến quan tòa.

    Tất nhiên là chúng ta nói những lời gan ruột trong nhà, nếu như chúng ta cho rằng chuyện đất đai này rốt cuộc là của ai, hoặc trước cộng đồng quốc tế cũng chưa chắc đã nói ra được cho rành mạch, hoặc chúng ta ngầm cho rằng lý do của người ta cũng chưa chắc không đầy đủ, hoặc chúng ta có ra tòa án cũng chưa chắc đã thuận lợi được bao nhiêu, vậy thì để khỏi đánh mất mất quyền lợi của mình, đương nhiên có thể khỏi phải cần đến tòa án. Nhưng dân chúng của chúng ta nhất định muốn được rõ, về vấn đề này, chính phủ chúng ta thực sự không phải là ươn hèn. Rất nhiều khi, cũng có thể lại còn có chút ý nghĩa ngược lại!

    Về tác giả: Theo李晨辉, Lý Thần Huy là Phó Giáo sư ngành Khoa học vật liệu và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là bài viết trên blog cá nhân của tác giả, có thể coi là đại diện cho tiếng nói của một trí thức Trung Quốc, “trái chiều”với tiếng nói của giới quân sự Bắc Kinh về vấn đề Nam Hải.
  3. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á - Thái Bình Dương

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia ngày 19/11/2011. Một cuộc gặp gỡ mà theo báo chí là "nhạy cảm", "bằng mặt nhưng không bằng lòng".

    « Trung Quốc và Hoa Kỳ thách thức nhau ở châu Á », đó là tựa đề bài viết trên nhật báo Le Monde số đề ngày hôm nay. Tờ báo nhấn mạnh, việc Washington quay lại châu Á – Thái Bình Dương đã đụng chạm đến tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.

    Đặc phái viên của Le Monde tại Bali nhận xét, mọi việc diễn ra giống như là một dạng chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên cái nền tranh giành ảnh hưởng tại châu Á. Sự cạnh tranh này diễn ra ngay cả trước thời điểm hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali, với sự tham gia của cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

    Le Monde nhận định, sự kiện lần đầu tiên có sự hiện diện của một Tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á cho thấy Hoa Kỳ coi khu vực này là quan trọng và muốn gắn bó chặt chẽ.

    Le Monde cho biết Trung Quốc đang tranh chấp với bốn quốc gia ASEAN : Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và có thêm Đài Loan. Trung Quốc và Đài Loan khẳng định toàn bộ Biển Đông thuộc về mình, còn bốn nước kia đòi hỏi chủ quyền của một phần các quần đảo chiến lược có thể giàu tài nguyên dầu khí, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tình hình đặc biệt căng thẳng giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, Philippines. Hai nước này trong cuộc « thánh chiến » chống lại Bắc Kinh, hồi đầu tuần đã đề nghị các nước ASEAN hợp thành một « mặt trận thống nhất » trước Trung Quốc. Nhưng sáng kiến này được đón nhận một cách lạnh nhạt, vì các nước trong khu vực đều lo ngại cái bóng của Trung Quốc và ý thức được sự lệ thuộc kinh tế của mình với người láng giềng khổng lồ phương bắc.

    Việc Hoa Kỳ xem hội nghị ASEAN là nơi chốn thích hợp để thảo luận về vấn đề « an ninh trên biển » đã khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt. Từ Bali, ông Ôn Gia Bảo phát biểu trước các nguyên thủ khu vực : « Các lực lượng bên ngoài không thể biện minh cho việc dẫm chân vào đây ».

    Le Monde ghi nhận là trong tuần này Washington đã hai lần khiêu khích Bắc Kinh:
    - Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu trên một chiến hạm hôm 16/11 đã cam kết Mỹ sẽ ủng hộ Philippines trước « các thử thách mới của thế kỷ 21 ». Bà Clinton tuyên bố : « Tất cả các quốc gia đều có quyền đòi hỏi quyền lợi của mình, nhưng không có quyền đe dọa và áp bức ». Tuy không nói thẳng ra, nhưng rõ ràng ám chỉ thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông.
    - Ngay hôm sau, Tổng thống Barack Obama loan báo gởi 2.500 thủy quân lục chiến đến Úc. Theo ông, « Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương, sẽ đóng một vai trò rộng lớn hơn, nhắm vào mục tiêu lâu dài » tại khu vực này. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả ngay : « Việc tăng cường và mở rộng các liên minh quân sự là không thích hợp ». Tờ báo dẫn thêm nguồn tin từ AFP cho biết, cuộc gặp song phương giữa ông Obama và Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị Đông Á đã không có một thông tin nào được đưa ra sau đó, chứng tỏ mọi việc không hề suông sẻ.

    Sau những năm bị ông Bush bỏ quên, nay việc Hoa Kỳ quay lại vùng Viễn Đông, cái nhìn của Mỹ nay đang hướng về châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này được người Mỹ xem là trung tâm kinh tế quan trọng mới của thế giới, và điều này là chính xác ».

    Các nước Đông Nam Á hoan nghênh việc « chiếc dù » Mỹ lại mở ra bao trùm khu vực, có thể giúp chặn đứng sức mạnh đang lên của Bắc Kinh.

    Bài báo của La Croix mang tựa đề « Washington tự đặt mình làm đối trọng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á » cũng có các nhận định tương tự. Tờ báo nói thêm, việc Hoa Kỳ nhân thời điểm này loan báo chuyến viếng thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Clinton, như đã gởi một thông điệp cho Bắc Kinh thấy Trung Quốc không độc quyền thao túng tại đây.
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    TQ dịu giọng trước áp lực của Mỹ liên quan tới tranh chấp Biển Đông

    Theo bài nhận định đăng tải trên Bloomberg ngày 21/11, Trung Quốc đã hạ giảm những căng thẳng với Hoa Kỳ và đề nghị tài trợ để củng cố sự hợp tác hàng hải tại khu vực Đông Nam Á sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thách thức các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông nhân cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo Châu Á diễn ra ở Bali, Indonesia.

    Ngày 19/11, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhấn mạnh Bắc Kinh cam kết giữ an ninh cho các thủy lộ, đồng thời gọi Hoa Kỳ là nước đóng vai trò quan trọng tại Châu Á kể từ sau đệ nhị thế chiến.

    Ngoài ra, Trung Quốc cũng không chỉ trích thỏa thuận giữa Mỹ với Australia hầu củng cố sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực.

    Vẫn theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận với các nước ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý.

    Các nước Đông Nam Á có thể sẽ có bản dự thảo quy tắc ứng xử trên biển trước tháng 7 năm sau, theo loan báo của Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, đưa ra từ Manila hôm nay.

    Giới phân tích cho rằng thái độ ‘dịu giọng’ của Bắc Kinh nhằm tránh không để có thêm các nước thành viên trong khối ASEAN tham gia vào chính sách do Washington dẫn đầu để ngăn chặn sự bánh trướng của Trung Quốc.

    Trong 9 ngày công du Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ ngày 11/11 tại Hawaii, Tổng thống Obama đã công bố các kế hoạch thăng tiến các cuộc đàm phán thương mại trong khu vực nhưng không bao gồm Trung Quốc, đồng thời Tổng thống Obama cũng kêu gọi giới lãnh đạo Bắc Kinh phải tuân thủ luật lệ
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/11/campuchia-xet-xu-ba-thu-linh-khmer-do/


    Thứ ba, 22/11/2011, 14:42 GMT+7



    Campuchia xét xử ba thủ lĩnh Khmer Đỏ

    Phiên tòa xét xử ba quan chức cao cấp nhất còn sống của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ được tiến hành hôm qua.

    [​IMG]
    Cảnh sát hỗ trợ một bị cáo ngồi vào ghế. Ảnh: AFP.

    Các bị cáo trong phiên tòa bao gồm Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary. Nuon Chea từng được coi là “cánh tay phải” của Pol Pot – thủ lĩnh tối cao của chế độ Khmer Đỏ. Khieu Samphan từng giữ chức ************* trong chính quyền của Pol Pot. Với chức phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng, Ieng Sary là kẻ có quyền lực lớn thứ ba, sau Pol Pot và Nuon Chea.
    Lẽ ra Ieng Thirith, cựu bộ trưởng Các vấn đề xã hội của Khmer Đỏ, cũng bị xét xử trong phiên tòa. Nhưng bà ta không thể ra tòa do các vấn đề sức khỏe.
    Chea, Samphan và Sary - đều ở độ tuổi trên 80 - đối mặt với nhiều tội danh như diệt chủng và các tội ác chống lại loài người. Họ phủ nhận mọi cáo buộc.
    Chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào năm 1979, song quá trình chuẩn bị cho việc xét xử những lãnh đạo cao cấp nhất của nó diễn ra trong nhiều năm. Ban đầu Campuchia đề nghị Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế giúp thành lập một tòa án để xét xử các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ trong những năm giữa thập niên 90. Nhưng mãi tới năm 2006 một tòa án như vậy mới ra đời do quá trình thương lượng giữa chính phủ Campuchia và Liên Hợp Quốc diễn ra quá lâu. Từ năm 2006 tới nay mới chỉ có một người bị tòa án kết tội.
    Lars Olsen, người phát ngôn của tòa án, mô tả phiên xét xử ba cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là “một mốc quan trọng” trong tuyên bố khai mạc phiên tòa.
    “Nhiều người đã nghĩ rằng phiên tòa này không bao giờ diễn ra”, BBC dẫn lời Olsen.
    Các công tố viên nói rằng người dân Campuchia phải sống trong “tình trạng thương tâm” và nỗi thống khổ của họ lên tới mức “tột cùng” dưới thời Khmer Đỏ.
    “Chế độ Khmer Đỏ biến Campuchia hành trại lao động nô lệ khổng lồ, biến một đất nước thành một nhà tù. Sự tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ là điều không thể tin được trong thời đại ngày nay”, Chea Leang, một công tố viên, phát biểu.
    Khoảng 1,7 triệu người – chiếm tới một phần ba dân số Campuchia trong thời Khmer Đỏ – đã chết do bị sát hại, làm việc quá sức, đói hoặc tra tấn trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới năm 1979. Rất nhiều người dân đến dự phiên tòa ở Phnom Penh.
    “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi tới đây vì tôi muốn biết câu chuyện của thời Khmer Đỏ và diễn biến của nó”, Sao Kuon, một nông dân 75 tuổi, phát biểu với AFP. Ông từng mất 11 người thân bởi chế độ Khmer Đỏ.
    Quá trình xét xử sẽ được chia thành nhiều phiên tòa nhỏ. Trong phiên tòa đầu tiên, các thẩm phán sẽ xét xử việc các bị cáo ép người dân ra khỏi các thành phố.
    Giới phân tích cho rằng, do các bị cáo quá già, yếu và có thể chết trong quá trình xét xử nên tòa án chia quá trình xét xử thành nhiều phiên tòa nhỏ với hy vọng ít nhất một bản án sẽ được tuyên.
    Việt Linh

    Ai mới là tên tội phạm diệt chủng đích thực ?
    Ai hà hơi tiếp sức nuôi dưỡng chế độ Khmer Đỏ ?
    Ai sử dụng Khmer Đỏ như một mũi dao thọc sườn Việt Nam ?

    Chính kẻ đó phải ra trước vành móng ngựa !

    Đừng nghe " Nị hảo " mà tin !
    Miệng chào tồng tschí mà rình hại nhau ...
    Một phường tội phạm theo Mao ...
    Bình - Phong - Dân - Bảo - Liệt - Đào chứ ai !


    Đặng Tiểu Bình
    Hoa Quốc Phong
    Giang Trạch Dân
    Ôn Gia Bảo
    Lương Quang Liệt
    Hồ Cẩm Đào
    Lý Bằng
    ...... danh sách tội phạm chống lại loài người còn dài ...

    Mà cầm đầu nhóm tội phạm diệt chủng này là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai !

  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Blog Li Chen Hui
    CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI

    Tác giả: Lý Thần Huy

    Người dịch: Quốc Trung
    01-10-2011
    Hôm nay đọc được một bài viết có tên là “Âm thanh về dụng binh ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc”, nói dân chúng Trung Quốc bao gồm cả một số vị được gọi là chuyên gia (không hiểu do vô tình hay cố ý, ở đây tác giả đã dùng từ 砖家- “chuyên gia về gạch ngói” thay cho từ 专家- “chuyên gia” vì cùng đồng âm trong tiếng Hán – ND) học giả, đang đua nhau chủ trương dụng binh ở Nam Hải. Nguyên nhân dẫn đến chủ trương dụng binh ở Nam Hải là do trong dân chúng phổ biến quan niệm cho rằng, về vấn đề Nam Hải, chúng ta đã bị xúc phạm tàn tệ (về rất nhiều vấn đề, dân chúng đều cho là chúng ta đang bị xúc phạm). Họ cho rằng, Nam Hải là thiên kinh địa nghĩa của chúng ta, lý lẽ này không chỉ được kiên trì nắm giữ vì người Trung Quốc, mà còn được sự công nhận rộng rãi cả ở trong cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay cả Việt Nam, Philippines và những nước đang có sự tranh giành, cướp giật Nam Hải với chúng ta cũng đều có chung nhận thức. Vậy thì vì sao hôm nay những quốc gia ấy lại tranh giành Nam Hải với chúng ta?


    Đọc tiếp »
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/48650/trung-tam-vu-tru-vn-se-hoan-thanh-vao-nam-2018.html
    Trung tâm vũ trụ VN sẽ hoàn thành vào năm 2018

    [​IMG] - Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam với tổng kinh phí đầu tư hơn 600 triệu USD sẽ hoàn thành vào năm 2018, ông Doãn Minh Chung, Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ cho biết.


    >>Nga xây trung tâm vũ trụ ở Viễn Đông

    [​IMG]
    Phối cảnh trung tâm vũ trụ của Việt Nam ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.


    Theo thông tin trên Vietnamplus, tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Công nghệ Vũ trụ, thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam hôm nay, 16/11, ông Doãn Minh Chung cho biết Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ được đầu tư với kinh phí hơn 600 triệu USD. Ông Chung cũng khẳng định dự án sẽ được thực hiện và dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Theo thông tin đã đưa, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, nằm cách trung tâm Hà Nội 30km, trải rộng trên diện tích 9ha, gồm nhiều khu chức năng như trung tâm điều khiển công nghệ vũ trụ (CNVT), trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ, nhà điều hành, trạm thiên văn; và khu nghiên cứu, đào tạo, trạm mặt đất thu dữ liệu từ vệ tinh.
    Dự án trên đã được Chính phủ giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ thiết kế, xây dựng của Nhật Bản. Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ vũ trụ, các chuyên gia Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể tự chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất vào năm 2017, ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng trạm thu nhận mặt đất và điều khiển vệ tinh.
    Tháng 9/2011, Trung tâm vệ tinh Việt Nam cũng đã được thành lập. Đây sẽ là nơi tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Đồng thời sẽ là nơi nghiên cứu và sản xuất các vệ tinh nhỏ, phục vụ nhu cầu dự báo thời tiết, quan trắc, thăm dò, thu phát song truyền thanh - truyền hình, tìm kiếm cứu nạn trong nước.
    Sau khi dự án hoàn thành, Việt Nam sẽ có một trung tâm nghiên cứu triển khai, đào tạo khoa học và công nghệ vũ trụ hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
    Nam Phong


    Quá trình xây dựng lắp đặt thiết bị nên rút kinh nghiệm từ vụ bộ quốc phòng Mỹ mua nhầm thiết bị điện tử giả , nhái , hoặc đã qua sử dụng của Trung Quốc .

    Qua đó đề phòng bị cài thiết bị nghe lén hoặc làm sai lệch thông tin , đặc biệt tối quan trọng cho an ninh quốc gia trong trường hợp có chiến tranh xãy ra !


  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chọn một trật tự hay để nó trôi

    Thứ hai, 21 Tháng 11 2011 18:09
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    ASEAN 19 và EAS 6 đã để lại dấu ấn như một chuỗi Hội nghị Cấp cao của hành động: định hình được cấu trúc khu vực về kinh tế/an ninh, đạt nhất trí cao về Biển Đông. Các nước vừa và nhỏ (như Việt Nam) có cơ hy vọng vào một tương lai ít xáo trộn hơn?

    Các nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN và 18 thành viên Cấp cao Đông Á vừa kết thúc một loạt hội nghị cấp cao trong hai ngày cuối tuần qua. Các thượng đỉnh: ASEAN lần thứ 19 (ASEAN 19), ASEAN+3 (APT), ASEAN+Hoa Kỳ (AU), ASEAN+Trung Quốc (AC) và Đông Á lần thứ 6 (EAS 6) năm nay thật sôi động.

    Tuyên bố EAS 6 nhấn mạnh tầm nhìn chung về những vấn đề chiến lược, những nội dung chính trị, kinh tế và an ninh cùng quan tâm nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở Đông Á, đồng thời xác định ASEAN là lực lượng hướng lái trong EAS.

    Các nước tham gia EAS 6 đã nhất trí một số nguyên tắc, đặc biệt nguyên tắc không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại nước khác; giải quyết khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế...

    Tuyên bố về kết nối ASEAN nhấn mạnh các nước ủng hộ và tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác đối thoại Đông Á về huy động nguồn lực và chuyên môn, chia sẻ thông tin...

    Hai khối thương mại

    Kết quả nổi bật nhất nhất của chuỗi cấp cao Bali, bao gồm cả các nhà lãnh đạo của hai diễn đàn ASEAN và Đông Á, là sự tái khẳng định trên thực tế hai khối mậu dịch tự do sẽ song hành: APT (ASEAN+3) và TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương).

    [​IMG] Lãnh đạo Mỹ - Trung gặp gỡ song phương. Ảnh: THX



    APT vốn được thai nghén cách đây 10 năm, khi Trung Quốc đề nghị ký hiệp ước mậu dịch tự do với cả 10 quốc gia ASEAN. Năm ngoái, hiệp ước này bắt đầu có hiệu lực. Tại Cấp cao ASEAN - Trung Quốc (AC) lần này, Việt Nam với tư cách là nước điều phối, đề nghị nâng thương mại hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2015.

    Lần lượt, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham dự vào câu lạc bộ này. “ASEAN Plus Three” thành tên gọi quen thuộc, mặc dù sau đó, đã có thêm ba nước Ấn Độ, Australia và New Zealand ký hiệp ước mậu dịch tự do với các nước ASEAN. ASEAN+3 thành ASEAN+6.

    Tại Cấp cao APT, các bên đều đánh giá cao hiệu quả hợp tác ASEAN+3, trong đó nhấn mạnh thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai và hàng loạt các chương trình khác. APT sẽ triển khai Kế hoạch công tác 2007-2017 trên cơ sở kế hoạch tổng thể và kết nối ASEAN.

    Tại APEC 19 trước đấy, Hoa Kỳ và các thành viên của Đối tác xuyên Thái Bình dương trong tương lai (TPP) nhất trí sang năm sẽ hoàn tất văn bản hiệp định xuyên thế kỷ 21 này. Vừa qua, TPP 9 đã mở rộng thành TPP 12.

    Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua hiệp ước tự do mậu dịch với Hàn Quốc. Nay mai Quốc hội Hàn Quốc sẽ phê chuẩn hiệp ước trên, lúc đó quốc gia này đương nhiên sẽ là thành viên của TPP.

    Các nước châu Á từ nay có một “thực đơn” gồm hai khối mậu dịch ATP và TPP. Các nước có thể tham gia cả hai, như Việt Nam đang tiến hành, chứ không chỉ có một lựa chọn.

    Dự án TPP ràng buộc các quốc gia hai bờ Thái Bình Dương bằng các thỏa ước thương mại tự do. Ràng buộc này có thể sẽ chặt chẽ và bền bỉ hơn các hiệp ước liên minh quân sự, vì nó được bảo vệ bằng các quyền lợi kinh tế cụ thể. Kinh tế chứ không phải các liên minh quân sự sẽ kết nối các quốc gia một cách lâu dài.

    Nhất trí cao về Biển Đông


    Cái định kiến cố hữu cho rằng ASEAN là một Hiệp hội chỉ nói và nói (talk and talk), còn kẻ khác thì nói và chiếm đoạt (talk and take) hẳn sẽ phần nào phai nhạt sau chuỗi cấp cao ASEAN 19 vừa diễn ra.

    Trước khi diễn ra hội nghị, Trung Quốc phản đối việc thảo luận về chủ quyền Biển Đông tại các hội nghị thượng đỉnh. Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp biển đảo trong vùng.

    Nhưng tại ASEAN 19 cũng như EAS 6, và đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ (AU 3) tất cả các quốc gia đều nhất trí cao về vấn đề Biển Đông, trừ Trung Quốc.

    Tổng thống Obama chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị EAS 6, nhấn mạnh thêm tính chất quốc tế của hồ sơ này. Hội nghị đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc về Biển Đông. Ông Obama nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với thông lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.

    Bên lề EAS 6 , Tổng thống Obama và Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng có một cuộc gặp riêng hơn một tiếng đồng hồ. Tổng thống Hoa Kỳ cũng lại nêu lên các vấn đề xung khắc trong thương mại và hồ sơ Biển Đông với Thủ tướng Trung Quốc.

    Trong nhiều hội nghị song phương/đa phương khác, kể cả trong Hội nghị cấp cao với Trung Quốc (AC), vấn đề Biển Đông đều được đề cập và đi đến cùng một kết luận: tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.

    Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda có hai cuộc họp với 10 nhà lãnh đạo ASEAN và 5 nhà lãnh đạo các nước vùng Mekong. Thông cáo chung về các cuộc họp nêu rõ vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

    Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông như Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất bình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông.

    Trung Quốc nhận cam kết thực thi bản Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông DOC, và hứa cố gắng tiến tới việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử COC. Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý sẽ hợp tác để tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hàng hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

    Tại các diễn đàn quốc tế nói trên, Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ, do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông dựa trên yếu tố lịch sử. Trung Quốc hoàn toàn bị đơn độc vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của họ.

    Trật tự liên khu vực đang định hình

    Các nước ASEAN không hề “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”! Có thể rồi đây, nhiều nước sẽ chọn cả hai khối thương mại tự do.

    Hai khối nhưng thật ra là một trật tự, trật tự châu Á - Thái Bình Dương. Theo Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa, biện pháp giải quyết căng thẳng trong khu vực không phải là mời gọi Hoa Kỳ giúp cân bằng thế lực quân sự với Trung Quốc, mà là tìm cách phát triển quan hệ mọi mặt với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc.

    Thế giới đang trải qua cuộc tổng đảo lộn. Các hồ sơ về an ninh và kinh tế hòa quyện. Sau một năm phấn đấu, chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu” càng tô đậm ý thức của ASEAN về vận mệnh của Hiệp hội gắn với vận mệnh của trật tự khu vực!

    Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trước đây luôn được coi là hai thế giới độc lập với nhau. Những diễn biến gần đây trong khu vực bắt đầu củng cố sự thống nhất hơn giữa hai khu vực. Tăng trưởng cao của Đông Á đã tạo ra những mối liên kết kinh tế vững chắc hơn giữa hai khu vực này.

    Những khác biệt trước đây giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang bắt đầu mờ dần. Trong Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương luôn có những tiểu vùng nhỏ, mỗi vùng lại có những vấn đề an ninh đặc trưng, thì sự trở lại châu Á của Mỹ, trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đã mang đến sự chuyển dịch địa - chính trị rõ ràng.

    Trong chuyến công du châu Á vừa qua, tổng thống Obama lần lượt khởi động dự án TPP, thông báo gởi một chiến đoàn thủy quân lục chiến sang đóng tại Bắc Australia nhìn ra Biển Đông. Quyết định này làm Bắc Kinh không vui, cho là “không thích đáng”. Nhân dân Nhật báo cảnh cáo Ốtxtrâylia coi chừng “kẹt giữa hai làn đạn”.

    Nhận định về thế trận mới, các chuyên gia địa - chính trị cho rằng Hoa Kỳ áp dụng một chiến lược “cương nhu phối triển”. Vừa củng cố quan hệ với các đồng minh trong vùng bằng hợp tác quốc phòng. Vừa xây dựng khu vực thương mại tự do theo “đồng thuận Washington”.

    Cho dù nói về khối thương mại nào thì tuân thủ cải cách nội bộ sâu rộng, thao tác theo luật chơi quốc tế là đòi hỏi khách quan đối với bất cứ quốc gia nào muốn tham gia.

    Hải Đăng/Theo Vietnamnet
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Ấn - Úc tìm cách tăng cường quan hệ


    21/11/2011 0:26

    Ngày 20.11, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith tuyên bố ông cùng Ngoại trưởng Kevin Rudd và Bộ trưởng Tài nguyên Martin Ferguson ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm bán uranium cho Ấn Độ, theo AFP.
    Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi Thủ tướng Úc Julia Gillard nói bà sẽ đề xuất xóa lệnh cấm nói trên trong cuộc họp của Công đảng vào tháng tới. Hiện Úc xuất khẩu uranium cho một số nước và vùng lãnh thổ nhưng không có Ấn Độ, vì New Delhi chưa ký Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
    Theo ông Smith, nếu 2 nước ký một thỏa thuận về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân thì Úc không có lý do gì cấm bán uranium cho Ấn Độ. Giới quan sát nhận định nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, quan hệ New Delhi - Canberra sẽ được thắt chặt, tạo tiền đề hình thành liên minh Mỹ-Nhật -Ấn-Úc để đối phó các diễn biến đáng quan ngại trong khu vực.
    Minh Trung




    Vòng vây quanh Trung Quốc ngày càng khép chặt !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Bầu Đức đầu tư 1 tỷ USD sang Lào

    Tác giả: Phước Hà
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước


    (VEF.VN) - Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức đã có một loạt dự án đầu tư qua Lào, với tổng số vốn lên gần 1 tỷ USD. Trog đó có cả việc đầu tư xây dựng hai sân bay và một khách sạn Hoàng Anh tại Attapue.

    Danh mục đầu tư của Bầu Đức ở Lào đến nay có 40.000 ha cao su và cọ dầu, 12.000 ha mía đường, 8 nhà áy thủy điện, một mỏ sắt và một mở đồng cùng hai sân bay ở Attapeu và Hủa Phăn.
    Với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 1 tỷ USD, Hoàng Anh Gia Lai trở thành DN có số vốn đầu tư và loại lớn nhất ở Lào. Trong đó, Attapeu là địa bàn được chọn là trọng điểm đầu tư với các lĩnh vực chủ yếu là cao su, thủy điện, sân bay, mía đường.
    Ngày 22/11, Hoàng Anh đã khởi công xây dựng cụm công nghiệp mía đường và vùng nguyên liệu với số vốn đầu tư 100 triệu USD. Nhà máy có công suất 7 ngàn tấn mía trên ngày sẽ cho ra nhiều sản phẩm như: đường, ethanol, phân bón và tận dụng phê liệu để chạy nhà máy điện công suất 30 MW.
    Bên cạnh đó, Hoàng Anh Gia Lai đã trồng được 22.000 ha cao su, xây dựng thủy điện Nậm Koong 2 công suất 66 MW, Nậm công 3, 40 Mw sắp tới sẽ khởi công thêm thủy điện Hạ Se Kong 120 MW và Se Sụ 50 MW...
    Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, hiện nay, các dự án thủy điện bắt đầu bán điện và có doanh thu tăng dần trong các năm sau, cao su sang năm bắt đầu có thu hoạch, mía đường sẽ hoàn thành và có sản phẩm trong vòng 1 năm tới... sẽ mang lại nguồn thu lớn cho tập đoàn.
    Với các dự án này khi hoạt động sẽ cần đến hơn 20 ngàn lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho Lào hàng trăm triệu USD và đóng góp doanh thu lớn. Đặc biệt, với các dự án đầu tư của Hoàng Anh Gia Lai và các tập đoàn khác sẽ biến Attapue là một tỉnh nghèo nhất nước thành một trung tâm nông nghiệp, chế biến và công nghiệp lớn nhất của Lào.
    Cam kết đầu tư lâu dài tại Lào, Hoàng Anh Gia Lai đã hỗ trợ địa phương 35 triệu USD cho an sinh xã hội như xây dựng 1.000 căn nhà ở công nhân, trung tâm hành chính, bệnh viện 200 giường, trường học, các công trình hạ tầng cầu đường và điện...


    Hoan nghênh và ủng hộ những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia . =D>=D>=D>
    Bên cạnh việc giúp bạn xây dựng kinh tế , làm giàu chính đáng cho bản thân , việc hình thành và phát triển cộng đồng người Việt ở nước bạn là chổ dựa vững chắc về kinh tế , chính trị , ngoại giao , quốc phòng ... cho đất nước . :)>-:)>-:)>-
    Bỏ trống Lào và Campuchia là để hở sườn , trống lưng !
    Không chỉ lo việc biển Đông là đủ , việc phòng thủ đất nước cần quan tâm tất cả các hướng . Để hở nơi nào là địch sẽ phá ta nơi đó ! :-":-":-"
    Cảnh giác sớm tốt hơn là hối hận muộn màng !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này