Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4688 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 19:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41636 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương:
    Thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh biển


    22/11/2011 0:57


    Sáng 21.11, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP). Đây là tổ chức an ninh bán chính thức, được thành lập năm 1993, để thảo luận và hợp tác về các vấn đề an ninh nổi lên trong khu vực.

    Tham dự cuộc họp có hơn 300 đại biểu, trong đó 150 đại biểu là các quan chức, chuyên gia, học giả từ 21 nước thành viên của CSCAP, hơn 30 đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội và đông đảo quan chức, cán bộ và học giả từ các bộ, ngành và viện nghiên cứu Việt Nam.
    Cuộc họp lần này có chủ đề “Những nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích”, được đặc biệt chú ý vì diễn ra ngay sau Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Bali,
    Indonesia, sẽ đánh giá tác động của những phát triển mới của cấu trúc an ninh khu vực tới môi trường hòa bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương.
    Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng châu Á - Thái Bình Dương đang được nhìn nhận là điểm sáng và cơ hội của thế giới do duy trì được đà phát triển và duy trì được môi trường hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn trong khu vực, đó không phải là một nguy cơ đơn lẻ nào mà là tổng thể các thách thức đối với môi trường an ninh khu vực, bao gồm cả các thách thức an ninh truyền thống và các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh biển, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng...
    Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù các nước trong khu vực đã có những nỗ lực đáng kể để tìm kiếm và xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực có hiệu quả, song cho đến nay khu vực vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để có thể ứng phó hiệu quả với các thách thức nêu trên. Phó thủ tướng đề nghị các chuyên gia, học giả đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác khu vực hiện hành và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác khu vực, tăng cường lòng tin và hiểu biết giữa các nước trong khu vực.
    Trong phiên làm việc sáng 21.11, cuộc họp sẽ thảo luận về biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trên thế giới đang gia tăng. Cuộc họp cũng sẽ thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh biển, gồm cả các khía cạnh khác nhau của việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở khu vực.
    Trong phiên buổi chiều, các đại biểu tiếp tục thảo luận về an ninh nguồn nước, vấn đề trách nhiệm bảo vệ và nghe Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, bà Đồng Hiển Linh, diễn thuyết về “20 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc và những đóng góp vào hợp tác khu vực”.
    TTXVN
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Một ngày ở đại bản doanh của 'vũ khí sống'

    [​IMG]- Thăm trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng nằm ở chân núi Ba Vì hùng vĩ.

    Đây là ngôi trường đặc biệt nhất toàn quân bởi song song với công tác đào tạo, huấn luyện các chiến sĩ, trường còn có những học trò rất độc đáo. Đó là những chú chó nghiệp vụ được xếp vào loại vũ khí nhóm 1 của quân đội.

    Ngoài khả năng tấn công trấn áp đối thủ dũng mãnh, “vũ khí sống” này còn có khả năng phát hiện ma túy, chất nổ dù được giấu tinh vi trong người hay hành lý…

    [​IMG]
    Trong mỗi chiếc ca được đánh dấu có 2 chiếc khăn đã được lấy mùi hơi của mọi người xung quanh, sau đó huấn luyện viên chỉ cần lấy 1 chiếc khăn đưa lên mũi chú chó nghiệp vụ. Và nhanh chóng những chú chó này tìm ra được chiếc khăn còn lại trong dãy cốc trên thảm


    Hơn nữa chó nghiệp vụ còn tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn rất hiệu quả bởi có khứu giác rất tốt, điển hình trong vụ tại nạn ở núi Bản Vẽ, khi con người và các phương tiện khác bó tay, thì những chú chó nghiệp vụ của biên phòng đã đánh hơi và tìm kiến nạn nhân bị vùi lấp dưới 13m đất đá.


    [​IMG]
    Hay có những chú chó chuyên đánh hơi thuốc nổ. Sau khi đi 1 vòng quanh một hàng người, chú chó sẽ dừng lại sủa to báo hiệu cho huấn luyện viên biết ai đang giấu chất nổ trong người

    Mỗi khóa học thường kéo dài 18 tháng. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, nhà trường còn trực tiếp tham gia phá nhiều chuyên án ma túy lớn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, tuần tra bảo vệ biên giới và các mục tiêu quan trọng góp phần bảo vệ Tổ quốc.


    [​IMG]
    Gặp đối tượng có vũ khí, huấn luyện viên ra lệnh tấn công khống chế tay đối tượng
    [​IMG]
    Bài học tấn công hạ gục đối tượng bằng cú phi mình

    [​IMG]
    Tấn công, trấn áp và khống chế đối phương bằng những miếng cắn hiểm

    [​IMG]
    Bài tập thể lực vượt qua vòng lửa

    [​IMG]
    Những chú chó nghiệp vụ phải vượt qua cầu khỉ, cầu thang, chướng ngại vật, giao thông hào, chui rào, chui hầm … một cách chính xác và nhanh nhất

    [​IMG]
    Mỗi thầy thầy kèm 1 trò
    [​IMG]
    Những chú chó nghiệp vụ ở đây chủ yếu là giống béc-giê của Đức đã được thuần hóa, thích nghi với điều kiện sống ở Việt Nam
    [​IMG]
    Ngay cả chất ma túy được giấu tinh vi trong hành lý cũng không thể qua được chiếc mũi thính của những chú chó nghiệp vụ này
    [​IMG]
    Trong suốt quá trình huấn luyện, mỗi học viên được giao một chú chó nghiệp vụ để huấn luyện. Họ luôn là hai người bạn thân thiết

    [​IMG]
    Cắn, xé là sở trường của loài chó, nhưng kỹ năng này vẫn cần được huấn luyện để tăng sức mạnh tấn công

    Vũ Phong


    Mong sao đội quân này được nhân rộng và huấn luyện tinh nhuệ để bổ sung cho các đơn vị bộ đội biên phòng , đặc biệt dọc tuyến biên giới phía bắc .

    Giống chó Berger này quả thực xứng đáng là sát thủ của bầy chó Bắc Kinh !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-


  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tàu Hàn Quốc chìm tại biển Đông, 8 thủy thủ mất tích
    22/11/2011 11:43

    (TNO) Một chiếc tàu hàng của Hàn Quốc đã chìm tại biển Đông và giới chức Hàn Quốc cho biết có tám thủy thủ đang mất tích.

    Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo vào hôm nay, 22.11, rằng 13 thủy thủy khác đã được giải cứu từ chiếc tàu 15.000 tấn Bright Ruby, vốn chìm vào chiều hôm qua ở phía nam Hong Kong, theo AP.
    The bộ này, một đội cứu hộ đang tìm kiếm bốn thủy thủ người Hàn Quốc và bốn người Myanmar.
    Các quan chức hải quân Hong Kong đã phái một chiếc trực thăng đến để hỗ trợ tìm kiếm.
    Tờ Chosun Ilbo cho biết, tàu Bright Ruby từng bị cướp biển Somalia giam cầm trong 37 ngày hồi năm 2008.
    Sơn Duân
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hải quân Nga sẽ có thêm 10 tàu ngầm
    22/11/2011 16:53
    [​IMG]

    Một tàu ngầm của Nga - Ảnh: Reuters (TNO) Hải quân Nga dự kiến sẽ nhận được 10 chiếc tàu ngầm chạy bằng điện và diesel cho đến năm 2020, RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn hải quân nước này cho biết hôm nay, 22.11.
    >> Nga chuẩn bị bắn tên lửa liên lục địa
    >>
    Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới
    >>
    Nga tiếp tục thử thành công tên lửa hạt nhân
    >>
    Nga sẽ bắn thử tên lửa trên tàu ngầm tối tân nhất
    >>
    Nga phóng thành công tên lửa Bulava
    Theo đó, "Hải quân Nga sẽ được bổ sung từ 8 đến 10 chiếc tàu ngầm diesel cho đến năm 2020", người này cho biết.
    Những chiếc tàu ngầm mới sẽ được trang bị cho các hạm đội của Nga tại biển Baltic và Hắc Hải, phát ngôn viên Hải quân Nga nói.
    Được biết, những chiếc tàu ngầm này thuộc lớp Kilo, sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi với nhiều cải tiến.
    Con tàu có thể được trang bị 18 ngư lôi và 8 tên lửa đối không, mang theo thủy thủ đoàn gồm 52 người với khả năng hoạt động trong 45 ngày.
    Hiện Hải quân Nga đang sở hữu khoảng 20 tàu ngầm chạy bằng điện và diesel được triển khai tại khắp các vùng biển của nước này.
    Tiến Dũng




  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/466225/Xet-xu-nhom-dua-nguoi-sang-Trung-Quoc-ban-than.html

    Thứ Ba, 22/11/2011, 14:42 (GMT+7)

    Xét xử nhóm đưa người sang Trung Quốc ********


    TTO - Ngày 22-11, TAND TP Cần Thơ tiến hành xét xử vụ án đưa người sang Trung Quốc ********.
    >> Đề nghị truy tố vụ buôn ******** sang Trung Quốc
    Bị cáo Võ Đình Văn (25 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) bị tuyên phạt 6 năm tù, La Thị Thịnh (40 tuổi, ngụ thôn Chào, xã An Lập, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) 6 năm tù, Lê Sơn Truyền (27 tuổi, ngụ ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) 5 năm tù và Quảng Đại Vàng (24 tuổi, ngụ thôn Như Bình, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) 5 năm tù cùng về tội “tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài”.

    [​IMG]

    Từ trái sang phải: các bị cáo Vàng, Văn, Truyền, Thịnh tại tòa


    Tòa còn tuyên buộc bị cáo Văn phải sung vào công quỹ số tiền thu lợi bất chính là 98 triệu đồng, Truyền 30 triệu đồng, Vàng 21 triệu đồng, Thịnh 5,7 triệu đồng.
    Theo cáo trạng, năm 2008 Võ Đình Văn và Lê Sơn Truyền đã được một đường dây ******** khác đưa sang Trung Quốc ******** cho Vương (thường gọi là Vương Mập, Nghĩa) và A. Trang.
    Sau khi mua thận, Vương và A. Trang gợi ý với Văn, Truyền về Việt Nam tìm những thanh niên khỏe mạnh, có hoàn cảnh khó khăn để đưa qua Trung Quốc ********. Mọi chi phí ăn ở, đi lại từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có người lo hết. Mỗi quả thận bán được 40 - 50 triệu đồng, Văn và Truyền sẽ được trả công 10 triệu đồng/người.
    Sau đó, Vương dẫn cả hai giới thiệu cho La Thị Thịnh. Sau khi bàn bạc, nhóm này đã thỏa thuận với nhau sau khi tìm được người ********, Văn hoặc Truyền đưa người đó đi khám tổng quát để xác định nhóm máu, rồi sẽ dẫn nạn nhân ra cửa khẩu thuộc huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và liên lạc với Thịnh để Thịnh đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) cho Vương và A.Trang dẫn đi ********. Mỗi người vượt biên sang Trung Quốc, Văn hoặc Truyền phải trả cho Thịnh 100 nhân dân tệ (khoảng 300.000 đồng).
    Đầu năm 2009, Quảng Đại Vàng được nhóm người nói trên đưa sang Trung Quốc ********. Sau đó, Vàng trở thành trợ thủ đắc lực tìm người có nhu cầu ******** giới thiệu cho Văn, Truyền.
    Mỗi vụ ******** thành công, Vàng nhận được tiền công 3 triệu đồng. Tháng 2-2011, khi Vàng chuẩn bị dẫn một người ở Cần Thơ đi ******** thì bị phát hiện. Qua điều tra, ******* TP Cần Thơ đã lần ra được đường dây tội phạm này.
    Tại cơ quan điều tra, 4 bị cáo trên khai nhận từ năm 2008 đến tháng 2-2011 đã đưa trót lọt 19 người ở TP.HCM, ĐBSCL, Tây Ninh sang Trung Quốc ********, thu lợi bất chính hơn 196 triệu đồng.
    MINH TÂM


    Đàn bà bán thân , đàn ông ******** !

    Bọn buôn người này cần phải xử tăng nặng vì đây không chỉ là tội lỗi mà là tội ác !

    Nhẹ thì chung thân , nặng thì tử hình !

    Xử thế thì bọn chúng mới kinh !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cần thúc đẩy “ngoại giao phòng ngừa”


    TT - Ngày 21-11, cuộc họp Đại hội đồng lần 8 của Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) diễn ra tại Hà Nội do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức.


    Hơn 300 đại biểu từ 21 nước thành viên của CSCAP và hơn 30 đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội cùng nhiều quan chức, học giả Việt Nam đã tới dự và thảo luận nhiều vấn đề xung quanh chủ đề lớn “Những nguy cơ và thách thức: liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích?”.
    Với 21 năm kinh nghiệm nghiên cứu vấn đề biển Đông, GS.TS Hasjim Djalal, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Indonesia, rút ra một trong các bài học quan trọng là các nước cần tránh chạy đua vũ trang với nhau và cần thúc đẩy “ngoại giao phòng ngừa”. Bài trình bày của ông nhấn mạnh: “Các bên tranh chấp cần nhận thức rằng sự bùng nổ các cuộc xung đột, nhất là xung đột vũ trang, sẽ không giải quyết được xung đột và sẽ không đem lại lợi ích cho bất cứ bên nào. Thực tế chúng chỉ đem lại tổn thất hay mất mát cho các bên”.
    H.GIANG
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Đã ai xử lý vụ này chưa ?
    Phải trị thật nghiêm chúng mới chừa !
    Ngông nghênh ngang ngược quân Tàu khựa ...
    Đuổi chúng về quê , thế mới vừa !

    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vef.vn/2011-11-22-bat-on-cua-mot-thanh-pho-kinh-te-kieu-mau-


    Bất ổn của một thành phố kinh tế kiểu mẫu

    Tác giả: Bích Ngọc (Theo Time)
    Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước




    "Mô hình thành phố Ôn Châu" với những công ty sản xuất với chi phí thấp, quy mô nhỏ đã từng được nhân rộng ở Trung Quốc nhưng Ôn Châu hiện đang tiềm ẩn nhiều bất ổn, hỗn loạn như nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác trong cơn suy thoái.

    Ôn Châu được biết đến như một thành phố nổi tiếng về sản xuất giày, kính mắt, chuông điện, công tắc điện, van nước và là công xưởng sản xuất hơn 70% số bật lửa của thế giới. Nhưng "sản phẩm" nối tiếng nhất của thành phố này chính là các doanh nhân.
    Bao quanh bởi các dãy núi, đất canh tác hạn chế, người dân của thành phố biển Đông Nam Trung Quốc này tồn tại chủ yếu nhờ vào thương mại trong nhiều thế kỷ qua.Thậm chí, từ thời Mao Trạch Đông, khi chủ nghĩa tư bản bị phản đối kịch liệt thì những doanh nghiệp tư nhân nơi đây chưa từng ngừng sản xuất.
    Ôn Châu phát triển rực rỡ ngay sau khi Trung Quốc tiến hành đổi mới vào cuối những năm 70. "Mô hình thành phố Ôn Châu" với những công ty sản xuất với chi phí thấp, quy mô nhỏ đã từng được nhân rộng ở Trung Quốc.
    Hậu họa của tín dụng đen
    Giờ đây, thành phố này đã có tới 140.000 công ty lớn nhỏ, thu hút thương nhân đến từ khắp nơi trên đất Trung Quốc đầu tư vào nhiều lĩnh vực từ bất động sản đến khai khoáng. Ôn Châu giờ trở thành điểm quy tụ và biểu trưng cho loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc.
    Thế nhưng trong những tuần gần đây uy tín của những chủ doanh nghiệp Ôn Châu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng tá ông chủ nhà máy phải bỏ trốn vì không trả được nợ và ít nhất đã có 2 người tự tử.
    Nguyên nhân của vấn đề này một phần vì những thách thức của môi trường kinh doanh. Cầu của các thị trường xuất khẩu như Mỹ và châu Âu giảm, tiền lương và chi phí cho nguyên liệu trong nước gia tăng, đồng nhân dân tệ mất giá khiến cho hàng hóa Trung Quốc trở lên đắt đỏ hơn tại các thị trường nước ngoài.


    [​IMG]
    Công nhân tại một nhà máy sản xuất giày tại Ôn Châu, TQ Nhưng nguyên nhân chính của những rủi ro mà Ôn Châu đang phải đối mặt là do tình trạng cho vay nhỏ lẻ truyền thống của địa phương. Vì những ngân hàng Trung Quốc chỉ thích cho những doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước, có hậu thuận của chính quyền địa phương vay nên về lâu dài các thương nhân của Ôn Châu phải bắt tay nhau để giải quyết vấn đề tài chính.
    Giáo sư Hồ Chấn Hoa (Đại học Ôn Châu) cho rằng, "cho vay tư nhân và doanh nghiệp tư nhân thường đi đôi với nhau, cái này không thể tồn tại nếu thiếu cái kia". Tuy nhiên, mối quan hệ đó đang trong tình trạng căng thẳng.
    Những nỗ lực kiềm chế lạm phát của của chính phủ Trung Quốc trong những năm qua đã hạn chế cho vay tín dụng dẫn đến nhu cầu những khoản vay bí mật tăng cao. Những nhà đầu tư bao gồm cả những cổ đông của các công ty lớn ở Ôn Châu cũng phải trả những khoản lãi lớn cho các khoản vay tư nhân có lúc lãi suất lên tới 60%. Ngược lại, lợi nhuận các doanh nghiệp thu được lại không ổn định.
    Ở thành phố này, mọi người đều cho vay và đi vay thông qua mạng lưới không chính thức, lãi suất thường rất cao. Khả năng tiếp cận với hình thức huy động vốn không qua ngân hàng của các doanh nhân Ôn Châu có thể là một trong những nhân tố khởi nguồn cho sự thành công ở thành phố này nhưng giờ đây đã trở thành nguy cơ làm cho nền kinh tế của thành phố này đi xuống. Các doanh nhân Ôn Châu mở rộng phạm vi đầu tư trên khắp Trung Quốc khiến người dân cả nước Trung Quốc đều cảm nhận được tình trạng suy yếu của thành phố này.
    Một năm sau khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu, chính phủ Trung Quốc đề xuất gói kích cầu 586 tỷ USD và yêu cầu các ngân hàng áp dụng hình thức vay tín trên toàn thị trường, tất cả đều nỗ lực hướng tới mục đích cuối cùng là kích thích nền kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh.
    Thế nhưng ở giữa một biển tín dụng như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những nơi như Ôn Châu vẫn gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng vì các khoản tiền đó chỉ dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
    Đối với những công ty tư nhân, chính sách khuyến khích này được coi là "cơn mưa không bao giờ tới được mặt đất bởi vì đã bị chặn lại giữa không trung. Vì vậy đất phải lấy nước từ trong lòng đất". Nhưng giá của nguồn vốn ngầm này không hề rẻ thường cao hơn lãi suất ngân hàng từ 7-8%.
    Những nhà xuất khẩu Ôn Châu đang phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận ngày càng thu hẹp thì nhu cầu rót tiền vào một tổ chức chung không chính thức để cho vay với lãi suất cao là vô cùng lớn. Mặc dù biết cho vay hoặc đi vay dưới hình thức này rất nguy hiểm nhưng rất nhiều người Ôn Châu vẫn làm thế. Chính phủ ước tính năm nay 60% doanh nghiệp và 90% những hộ gia đình Ôn Châu dùng hình thức vay tư nhân.
    Vấn đề thực sự bùng nổ vào mùa hè năm ngoái khi mà những con nợ lớn không trả được nợ nữa. Vào tháng 9, ông Hô Phúc Lâm, Giám đốc tập đoàn Xintai đã phải trốn sang Mỹ để tránh khoản nợ 300 triệu USD.


    [​IMG]


    Khi ông quay trở lại Trung Quốc thì tình hình vẫn rất đáng sợ - 90 giám đốc các công ty khác cũng bỏ trốn. Khi mà đã lấy lại được tiền, không ai muốn cho vay cả, thậm chí với cả những người bạn thân thiết. Hiện tượng "bong bóng thị trường" đã bùng nổ ở Ôn Châu.


    Những bất ổn của một thành phố kiểu mẫu

    Mọi thứ dường như vẫn diễn ra bình thường ở Ôn Châu. Những con phố từ trung tâm thành phố tới những quận huyện xung quanh vẫn đông nghịt như thường. Tuy nhiên bên dưới cảnh nền ấy, một cuộc chạy đua thu nợ đang diễn ra.
    Một người dân chia sẻ, nếu người ta có thể lấy lại được tiền của mình bằng cách chĩa súng vào người khác thì có lẽ đã có một cuộc nổi loạn ở Ôn Châu. Thành phố này có một vẻ bề ngoài thanh bình nhưng thực chất bên trong lại đang rất hỗn loạn.
    Đầu tháng 10 vừa qua, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến thăm thành phố Ôn Châu và cũng yêu cầu các ngân hàng địa phương cho vay nhiều hơn và hứa sẽ xử lý tình trạng cho vay ngầm sai trái. Chính quyền địa phương cũng đã gây quỹ 160 triệu USD để giúp đỡ những doanh nghiệp khó khăn và quỹ này đang tăng lên.
    Giáo sư Hồ cho rằng vấn đề lớn ở đây là những gì sắp xảy ra vào tháng một, trước Tết của người Trung Quốc, khi những chủ nợ tư nhân Ôn Châu đòi những khoản cho vay lớn.
    Để giải quyết được vấn đề tiền mặt, những con nợ sẽ bán tháo tài sản, bất động sản làm bùng nổ hiện tượng bong bóng trong thị trường tài sản cố định không những ở Ôn Châu mà còn cả Thượng Hải, Bắc Kinh và nhiều thành phố khác nơi mà các nhà đầu tư Ôn Châu đầu tư vào.
    Tuy vậy, Ôn Châu vẫn chỉ chiếm 1% tổng giá trị GDP của Trung Quốc. Một chủ doanh nghiệp Ôn Châu chia sẻ khi thị trường hồi sinh ông sẽ sẵn sàng dành 30% tài sản để cho vay tư nhân.
    Ông nói: "Nếu một người Ôn Châu có 10 triệu nhân dân tệ, anh ta sẽ chẳng bao giờ gửi nó hết ở ngân hàng. Anh ta sẽ dành ít nhất 3,5 triệu cho một loại hình đầu tư nào đó. Người dân Ôn Châu không hề ngốc đâu". Toàn bộ người dân Trung Quốc còn lại đều hy vọng như vậy.

    Ôn Châu đang tràn lan ôn dịch !

    :)):)):)):)):)):)):)):))

  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Xuất bản sách "Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" Theo Tuổi Trẻ
    [​IMG]

    NXB Trẻ vừa cho ra mắt bốn cuốn sách trong Tủ sách Biển đảo VN, trong đó đáng chú ý có cuốn Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước.

    Các bài viết là các công trình khảo cứu và hệ thống hóa những bằng chứng lịch sử và pháp lý từ các bộ hình sử, thông sử thời nhà Nguyễn; các bản đồ của VN và trên thế giới từ thế kỷ thứ 15; các bài báo xưa, ghi chép của các nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây; các văn kiện của nhà nước VN từ thời nhà Nguyễn cho đến trước ngày 30-4-1975 và cả một số tư liệu của người Trung Quốc... Tất cả cùng xác nhận một thực tế: Nhà nước VN từ lâu đã thật sự khẳng định chủ quyền và thực hiện một cách hòa bình chủ quyền của mình trong nhiều thế kỷ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trong cuốn sách này, các nhà nghiên cứu đã dày công khảo sát kho thư tịch cổ của Trung Quốc để cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào của lịch sử Trung Quốc đến tận nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời các tác giả cũng đã dày công không kém để vạch ra những thủ đoạn “cưỡng từ đoạt lý”, những chiêu thức “mượn trắng nói đen”, những chứng cứ giả tạo mà người ta đã lập lờ tạo nên về chủ quyền đối với hai quần đảo mà họ gọi tên là Tây Sa, Nam Sa. Các tác giả cũng bác bỏ dứt khoát và xác đáng yêu sách hết sức phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên biển Đông.

    Cuốn sách có nhiều hình ảnh, bản đồ, có phần phụ lục phong phú, cung cấp các văn bản pháp lý quốc tế, các tư liệu và kiến thức cơ bản về biển đảo, về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sách còn có phần biên niên sử, tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.

    Ba ấn phẩm khác trong Tủ sách Biển đảo VN vừa ra mắt và tái bản gồm: Có một con đường mòn trên biển Đông (Nguyên Ngọc) - thiên ký sự về việc hình thành và phát triển của đoàn tàu không số, Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp (Trần Nam Tiến) súc tích, giàu thông tin và Biển Đông yêu dấu (Trần Ngọc Toản), và Biển Đông yêu dấu, câu chuyện về cậu bé Minh Sơn được ông nội cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học dọc chiều dài đất nước trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Thị trường BĐS Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ?

    Tác giả: TS. Phạm Chí Dũng
    Bài đã được xuất bản.: 16/11/2011 06:00 GMT+7


    (VEF.VN) - Không nghi ngờ gì nữa, thị trường BĐS Trung Quốc đã bắt đầu sa chân vào một chu kỳ suy thoái, nếu không muốn nói là đổ vỡ. Rất có thể, số phận của thị trường BĐS Hà Nội cũng chịu chung số phận như vậy trong ít ra 2-3 năm tới.

    Những dấu hiệu giảm mạnh

    Tháng 10/2011 cần được xem là thời điểm của những hệ lụy được tích tụ từ nhiều tháng trước đó. Tại các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, mặt bằng giá nhà đất đã giảm về mức thấp hơn mức đầu năm nay. So với tháng 9/2011, giá nhà đất tháng 10/2011 giảm 0,23%, mạnh hơn nhiều so với mức giảm 0,03% của tháng 9 so với tháng 8 cũng trong năm nay. Lượng nhà tồn kho hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều năm.
    Nhưng những địa phương trên chỉ là minh họa tiêu biểu, trong khi còn nhiều địa phương khác cũng đang trong tình trạng tương tự. Theo khá nhiều tin tức được phản ánh trong thời gian gần đây, một nhóm công ty BĐS lớn nhất đang hạ mạnh giá bán nhà tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến. Xu thế này còn lan sang cả nhóm thành phố cấp 2 và cấp 3 như Hàng Châu, Hợp Phì và Trùng Khánh.
    Tại Trùng Khánh, công ty BĐS Hutchison Whampoa của Hồng Kông hạ giá tới 32% đối với dự án Cape Coral. Ông Alan Chiang Sheung-lai thuộc công ty BĐS DTZ nhận định với South China Morning Post: "Cuộc chiến giá cả giữa các công ty BĐS đã bắt đầu".


    [​IMG]


    Công ty BĐS Excellence Group thậm chí còn cho biết đang bán căn hộ ở thành phố Huệ Châu chỉ ngang giá thành. Hiện tượng chủ đầu tư BĐS Trung Quốc bán căn hộ ngang giá thành lại không khác mấy hiện tượng "Ngày hội nhà giá gốc" gây tranh cãi và nghi ngờ từ người tiêu dùng đã diễn ra ở Hà Nội cách đây không lâu.
    Đã xuất hiện những đánh giá về việc giá BĐS tại Trung Quốc đang trong trạng thái "rơi tự do" bởi các công ty BĐS cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011 trong bối cảnh thị trường đi xuống mạnh.
    Chuyên gia Oscar Choi thuộc Citigroup tin rằng giá BĐS có thể giảm thêm 10% trong năm 2012, thế nhưng ước tính này còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Ngay cả nhiều chuyên gia BĐS thuộc nhà nước còn bi quan hơn. Chuyên gia Cao Jianhai thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc dự báo giá BĐS tại Trung Quốc có thể giảm cao nhất tới 50% nếu chính phủ tiếp tục các biện pháp hạ nhiệt.

    Tháng 10/2011: Thời điểm bắt đầu "hạ cánh nặng nề"

    Trong bài phân tích "BĐS Trung Quốc: Hạ cánh nặng nề" đăng trên VEF.VN ngày 27/6/2011, căn cứ vào những gì mà thị trường này đã lộ dần ra, chúng tôi nêu giả thuyết về thời điểm mà bong bóng BĐS của quốc gia này bắt đầu vỡ là quý IV/2011, cụ thể là từ tháng 10/2011 trở đi. Một trong những cơ sở quan trọng cho giả thuyết này là diễn biến vận động của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
    Trong thực tế, diễn biến phục hồi và tạo vùng đỉnh của thị trường BĐS Trung Quốc không khác mấy với dạng đồ thị của thị trường chứng khoán (TTCK). Trong quá khứ, thị trường BĐS Trung Quốc phục hồi chậm hơn TTCK khoảng 6 tháng, bắt đầu vào gần giữa năm 2009. Một điểm trùng hợp cần tham khảo: đây cũng là khoảng thời gian mà thị trường chứng khoán Việt Nam và sau đó thị trường BĐS Hà Nội phục hồi, tuy tại Việt Nam độ trễ giữa hai thị trường này chỉ khoảng 3 tháng.
    Tại Trung Quốc, tỷ lệ phục hồi sau khủng hoảng của TTCK và thị trường BĐS là gần như nhau. TTCK Trung Quốc đạt đỉnh phục hồi vào tháng 8/2009, sau đó giảm khoảng 32% rồi tăng trở lại theo sóng hình sin. Trong thời gian đó, thị trường BĐS vẫn liên tục tăng cho đến cuối năm 2010.


    [​IMG]


    Vào tháng 6/2011, chúng tôi cũng nêu ra một diễn giải là từ đầu năm đến giữa 2011, vùng đỉnh của giá nhà đất Trung Quốc đã kéo dài 6 tháng. Vào tháng 4/2011, TTCK Thượng Hải lại một lần nữa đổ dốc và kéo dài cho đến giờ. Đáng chú ý, đồ thị đổ dốc của thị trường này có những đoạn lao dốc mạnh, cho thấy dòng tiền nóng đã được rút ra hẳn từ trước đó và niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường khoán bị lung lay mạnh. Mặt khác, đã xuất hiện khá nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng TTCK Trung Quốc có thể bắt đầu một thời kỳ suy giảm kéo dài, thậm chí có thể tái hiện lại giai đoạn suy giảm 4 năm như 2001-2005.
    Nếu suy giảm là xu thế của TTCK Trung Quốc, bằng vào mối quan hệ hữu cơ giữa TTCK và thị trường BĐS của quốc gia này vào các giai đoạn 2005- 2007 và 2009-2010, chúng ta có thể nêu ra một giả thuyết khác về sự trễ pha của thị trường BĐS so với TTCK Trung Quốc: nếu lấy tháng 4/2011 là thời điểm thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu chu kỳ giảm dài hạn thì độ lệch pha của thị trường BĐS sẽ là 6 tháng sau, tức vào tháng 10/2011. Từ thời điểm này, thị trường BĐS Trung Quốc sẽ có thể chính thức chia tay với vùng đỉnh bằng những dao động giảm mạnh hơn hẳn.
    Thực tế là tháng 10/2011 đã bắt đầu cú đổ dốc của thị trường BĐS Trung Quốc.
    Số phận của thị trường BĐS Hà Nội sẽ ra sao?
    Có một mối liên quan nhất định giữa vận động của thị trường BĐS Hà Nội với thị trường BĐS Trung Quốc, cũng như tình trạng bong bóng BĐS của hai thị trường này.
    Cũng như Việt Nam, BĐS Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng quá mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, một chi tiết đáng chú ý là thị trường BĐS Trung Quốc phục hồi vào quý 2/2009, cùng thời gian với thị trường BĐS Hà Nội. Kể từ đó, giá nhà đất liên tục tăng trên 70 thành phố của quốc gia này. Tuy nhiên vào thời gian đó tại Trung Quốc duy trì chính sách lãi suất thấp nên nguồn tiền đổ vào BĐS rất lớn.
    Trong năm 2009, thị trường BĐS Hà Nội phục hồi trong thế khó khăn hơn nhiều so với bối cảnh cùng thời gian ở Trung Quốc. Cho tới quý 4/2009, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam vẫn khá cao, trong khi nguồn cung tín dụng BĐS gần như bằng không. Tuy vậy, thị trường BĐS Hà Nội vẫn làm được điều mà thị trường nhà đất Trung Quốc làm: mặt bằng giá đất nền tăng từ 2,5-3 lần. Với đợt tăng này, thị trường BĐS Hà Nội đã hoàn thành đợt tăng trưởng lớn thứ tư trong gần hai mươi năm nay (tính từ thời điểm năm 1993 khi diễn ra cơn sốt BĐS đầu tiên sau thời mở cửa).
    Bong bóng BĐS Trung Quốc cũng là một khái niệm không xa cách với điều gần giống như vậy tại Hà Nội. 75% số người được hỏi đang cho rằng giá nhà đất Trung Quốc hiện vẫn quá cao so với mức thu nhập trung bình của người dân. Còn ở Hà Nội, tỷ lệ bức xúc đó lên đến hơn 80%. Tỷ lệ này hoàn toàn có thể được cảm thông theo cái nghĩa chỉ có khoảng 5% số người giàu và 10% khác có mức thu nhập khá là không có gì phàn nàn về việc chỉ số giá nhà đất/thu nhập bình quân của Việt Nam đang cao gấp 6 lần so với mức chuẩn mà Liên hiệp quốc đưa ra (25 so với 4).
    Sự trùng hợp về hiện tượng trong thị trường BĐS giữa Trung Quốc và Hà Nội cũng diễn ra một cách đáng ngạc nhiên, kể cả về thời điểm. Trong khi vào cuối tháng 9, đầu tháng 10/2011, tại Hà Nội đã xảy ra làn sóng vỡ tín dụng đen BĐS đến hàng ngàn tỷ đồng; thì ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc cũng xảy ra đợt vỡ nợ tín dụng đen rất lớn, xuất phát từ số tiền 177 tỷ nhân dân tệ cho vay trước đó cho riêng ngành địa ốc. Ít nhất vài chủ doanh nghiệp đã phải tìm đến cái chết để thoát nợ.
    Cũng vào tháng 10/2011, trong khi một số chủ đầu tư ở Trung Quốc phải giảm mạnh giá bán căn hộ thì tình trạng đó cũng phát sinh ở Việt Nam.
    Hiện thời, tình hình của thị trường BĐS Trung Quốc là rất bế tắc. Giá tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, điều nan giải nhất vẫn là vấn đề thanh khoản quá khó, trong khi những khoản nợ đến hạn phải thanh toán cho ngân hàng vẫn liên tiếp xuất hiện. Lý do chính mà các doanh nghiệp BĐS chưa lao vào một chiến dịch bán tháo thật sự là còn trông chờ động thái hỗ trợ từ chính phủ. Thế nhưng, với những tuyên bố gần đây của thủ tướng Ôn Gia Bảo về hạn chế đà tăng của giá nhà, khả năng các ngân hàng sẽ quyết liệt thu hồi nợ từ khối công ty BĐS là rất lớn. Và động thái như thế càng làm cho giá nhà đất phải tuột mạnh.
    Không khác mấy với Trung Quốc, thị trường BĐS Hà Nội cũng nằm trong tình trạng thật khó xử. Tương lai phía trước vẫn còn mờ mịt. Rất có thể, số phận của thị trường BĐS Hà Nội cũng chịu chung số phận như thị trường BĐS Trung Quốc trong ít ra 2-3 năm tới. [:p][:p][:p]

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này