Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4340 người đang online, trong đó có 313 thành viên. 17:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41627 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc bí mật đóng thêm tàu ngầm Type-041
    Cập nhật lúc :6:00 AM, 23/11/2011
    Các trang mạng Trung Quốc vừa đăng hình một chiếc tàu ngầm diesel-điện được cho thuộc lớp Yuan (Nguyên), đóng tại nhà máy Giang Nam và đang chuẩn bị được hạ thủy.

    (ĐVO) Trang China - Defense vừa mới đăng hình ảnh về một tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải và chuẩn bị thử nghiệm.

    Trước đó, tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên đầu tiên của Trung Quốc đã được hạ thủy vào năm 2004 ở nhà máy đóng tàu Vũ Hán. Như vậy, Trung Quốc đang có tới 2 nhà máy cùng đóng tàu lớp Nguyên.
    Ngoài ra, một số hình ảnh ghi lại được tại nhà máy đóng tàu Giang Nam trong tháng 7/2011 cũng đã chứng minh rằng nhà máy đóng tàu này đang đóng loại tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên cho Hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hình ảnh mới được đăng tải cho thấy 1 tàu ngầm Type-041 tại nhà máy đóng tàu Giang Nam đã hoàn thành và việc còn lại chỉ là hạ thủy.
    Việc huy động tới 2 nhà máy cùng đóng một loại tàu ngầm lớp cho thấy Trung Quốc đang muốn sớm sở hữu số lượng lớn các tàu ngầm hiện đại để tăng cường cho các hạm đội của mình.

    Hình ảnh của tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004 và sự xuất hiện này đã gây ra bất ngờ lớn đối với các nhà phân tích tình báo phương Tây, họ cho rằng, thiết kế của tàu ngầm lớp Nguyên cho thấy một sự pha trộn giữa thiết kế tàu ngầm Trung Quốc và tàu ngầm Nga.

    Các nguồn tin tình báo Mỹ thì miêu tả, tàu ngầm lớp Nguyên như là "một tàu ngầm Kilo đặc sắc của Trung Quốc hay một tàu ngầm lớp Tống (Type-039) với các đặc điểm của tàu ngầm Nga".

    Theo đó, tàu ngầm lớp Nguyên được cho là "hoạt động yên tĩnh" so với các tàu ngầm trước đó mà Trung Quốc từng sản xuất.

    [​IMG]
    1 tàu ngầm đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam.

    [​IMG]
    2 hình ảnh chụp từ tháng 7/2011 tại nhà máy đóng tàu Giang Nam cho thấy, nhà máy này đang đóng 1 tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên.

    Theo tạp chí Jane' Defense, Trung Quốc từng sản xuất loạt tàu ngầm lớp Tống (Song) Type-039/039G nhưng ngừng đóng vào năm 2005 và chuyển sang sản xuất tàu Type-041 lớp Nguyên.

    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc mới đây cũng đã tự tin tuyên bố rằng, tàu ngầm Type-041C lớp Nguyên của họ còn hiện đại hơn cả tàu ngầm lớp Lada của Nga. (>> chi tiết)

    Trên thực tế, cấu hình khí động học của tàu ngầm lớp Nguyên rất giống với tàu ngầm lớp Lada của Nga. Điều này cho thấy người Trung Quốc vẫn “gặp khó khăn” trong việc tạo ra một mẫu thiết kế mang "màu sắc" Trung Quốc.

    Tàu ngầm lớp Nguyên cũng được cho là sử dụng hệ thống đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, được phát triển bởi Viện 711, song chính giới quân sự nước này cũng chưa xác nhận thông tin trên. Đặc điểm của tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên
    Tàu ngầm lớp Nguyên được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, ngoài ra còn có khả năng phóng các tên lửa chống hạm YJ-8X (C-80X). Các tên lửa này sử dụng hệ dẫn đường quán tính kết hợp với radar dẫn hướng chủ động ở giai đoạn cuối. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 165 kg và có tầm bắn tối đa 80 - 120 km với tốc độ bay dưới âm (Mach 0,9).

    [​IMG]
    Việc Trung Quốc bí mật đóng thêm tàu ngầm Type-041 ở nhà máy đóng tàu Giang Nam cho thấy nước này đang muốn tăng cường đóng số lượng lớn các tàu ngầm mới để cung cấp cho các Hạm đội.
    Tàu ngầm Type-041 cũng được cho là có khả năng bắn tên lửa chống ngầm CY-1 từ dưới nước, với tầm bắn tối đa là 18km.

    Tuy nhiên, thông tin về quá trình sản xuất của loại tên lửa này vẫn chưa được xác nhận. Liệu loại vũ khí này có được trang bị trên tàu ngầm lớp Nguyên hay không vẫn là một ẩn số.

    Tàu được trang bị hệ thống sonar TSM 2233 ELEDONE / DSUV-22 hoặc TSM 2255 / DUUX-5 của Thales, Pháp trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.

    Tàu ngầm Type-041 cũng có thể sử dụng công nghệ của các hệ thống sóng siêu âm hiện đại Nga như MG-519 MOUSE Roar hay MGK-500 SHARK GILL thông qua việc mỗ xẻ và nghiên cứu các tàu ngầm Kilo mua từ Nga.

    Tàu ngầm lớp Nguyên cũng được cho là có thể được trang bị một radar tìm kiếm trên mặt nước và trên không. Tương tự hệ thống MRK-50 SNOOP TRAY được trang bị trên các tàu ngầm của Nga.

    >> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á
    >> Thử nghiệm Type-052C nhanh hơn dự kiến
    >> Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ Type-071 thứ 3

    >> Hải quân Trung Quốc: Phát triển chóng mặt
    >> Nhìn lại vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc
    >> Tàu ngầm Trung Quốc trang bị tên lửa tầm bắn 8.000km
    Thanh Dung (theo China - Defense, Jane's Defence)
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    BĐS Trung Quốc: Hạ cánh nặng nề

    Tác giả: TS. Phạm Chí Dũng




    (VEF.VN) - Tùy vào quan niệm lạc quan, thận trọng hay bi quan, có nhiều cách đánh giá về hiện trạng và tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) Trung Quốc. Nhưng với những gì mà thị trường này đang lộ dần ra, có thể nêu giả thuyết về thời điểm mà bong bóng BĐS của quốc gia này bắt đầu vỡ là vào quý IV/2011?


    Phần I: Cuộc hạ cánh sẽ nặng nề

    Những co thắt ở vùng đỉnh

    Tiếp theo điều "kỳ diệu" về sự phục hồi ngoạn mục từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011, thị trường BĐS Trung Quốc vẫn tiếp tục làm cho phần còn lại của thế giới ngạc nhiên vì quả bong bóng BĐS ở quốc gia này mãi vẫn chưa chịu nổ. Có chăng, đó chỉ là sự xì hơi nhẹ nhàng - một động thái giảm nhiệt từ từ được tác động bởi hàng loạt chính sách can thiệp hành chính và tài chính của Nhà nước Trung Quốc như hạn chế các hộ gia đình tại 35 thành phố lớn không được phép mua căn hộ thứ hai, nâng mức thanh toán trực tiếp tối thiểu khi mua nhà mới, đánh thuế BĐS tại Trùng Khánh và Thượng Hải, tăng lãi suất cho vay đối với các chủ thầu, hạn chế số lượng giao dịch mua nhà...
    Nhìn ngược thời gian, từ cuối quý III, đầu quý IV năm 2009, các chuyên gia của Mỹ đã bắt đầu lo ngại về hình dạng một quả bong bóng trong thị trường BĐS Trung Quốc lộ ra. Người ta căn cứ vào những quy luật vận động của các thị trường BĐS của phương Tây để đưa ra những cảnh báo khi tốc độ tăng giá nhà đất của Trung Quốc đã gấp rưỡi so với đáy khủng hoảng. Tuy nhiên thời gian đã chứng minh sự lo lắng quá sớm như thế đã trở nên hão huyền, bởi Trung Quốc không phải là Mỹ; và cũng chẳng hề tương ứng với quy luật phục hồi luôn ở mức độ khiêm tốn của giá nhà ở London hay Paris, BĐS Trung Quốc có đặc thù riêng trong diễn biến vận động của nó.
    Vào tháng 5/2011, bất chấp chỉ số lạm phát quốc gia đột ngột vọt lên đến 5,5%, mặt bằng giá nhà tại 67/70 thành phố của Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang. Bất chấp vô số lời đồn đoán của các hãng truyền thông kinh doanh nổi tiếng trên thế giới, mức leo thang trên vẫn còn cao hơn 6% so với cùng kỳ năm 2010.
    Hiệu ứng sóng lan tỏa trên mặt nước vẫn giữ nguyên giá trị. Nếu từ năm 2003 đến nay giá nhà ở Bắc Kinh đã tăng đến 800%, thì 6 tháng vừa qua lại chứng kiến giá nhà ở những thành phố nhỏ và xa Bắc Kinh có tốc độ lên giá chóng mặt: 9,7% tại thành phố Dandong ở vùng Đông Bắc Trung Quốc chỉ riêng trong tháng 5/2011. 29 thành phố khác cũng có mức tăng trên 5%.
    Chi tiết an ủi duy nhất cho các dự đoán phần nhiều là sai lệch của giới chuyên gia phương Tây là dù sao mức tăng giá từ 5-9% vào tháng 5/2011 tại Trung Quốc cũng còn thấp hơn đáng kể so với mức tăng đến 33% vào tháng 4/2011 cũng tại quốc gia này.
    Một sự di chuyển chậm chạp của đường biểu diễn địa ốc ở vùng đỉnh đang thực sự thử thách lòng kiên nhẫn của tất cả những người có nhu cầu mua nhà ở. Dù cho thị trường được xem là đang ở trạng thái gần như đóng băng với lượng giao dịch nhỏ giọt và ngay cả Công ty bất động sản Midland Realty cũng phải đóng cửa đến 8 văn phòng tại Thượng Hải, song lại chẳng thấy nhiều dấu hiệu giảm giá nhà đất của các công ty BĐS Trung Quốc. Một hiện thực về "hố phân cách" quá lớn giữa cầu và cung, giữa sức mua thực tế với mặt bằng giá không hề giảm. Phải chăng đó là một sự khiêu khích của các nhóm đầu cơ nhà đất đối với tâm trạng vừa bất mãn vừa phẫn uất của tầng lớp có thu nhập trung bình và thu nhập thấp?
    Phản ứng xã hội đi trước những hậu quả về kinh tế
    Hiện thực "hố đen" không chỉ hiển hiện trong quan hệ cung -cầu BĐS mà đã từ lâu tồn tại bởi mức chênh lệch giàu-nghèo lên đến 65 lần giữa 10% dân số có thu nhập cao nhất và 10% công dân có thu nhập thấp nhất tại Trung Quốc.


    [​IMG]

    Trước khi con sóng phục hồi BĐS hình thành vào giữa năm 2009, đa số người dân nước này đã phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền mua nhà. Song khi con sóng ấy bất thần dâng cao, nó thật giống với một cơn đại hồng thủy lừng lững đổ ập xuống đầu người tiêu dùng - tầng lớp thấp cổ bé họng còn chưa kịp hoàn hồn sau cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế năm 2008.
    Phản ứng xã hội lại đang đi trước những hậu quả về kinh tế. Việc doanh số thị trường căn hộ tại Thượng Hải giảm đến 37% trong tháng 4/2011 chỉ là một ráng mờ trong bức tranh dần u tối của thị trường BĐS, trong khi các kế hoạch cung cấp nhà cho người có thu nhập thấp ngày càng xa vời trong thực tế. Một phần trong số đối tượng có thu nhập thấp ấy chắc chắn là những người dân có đất đã bị doanh nghiệp kinh doanh BĐS "lấy cắp" khi chỉ đền bù cho họ 1/10 hay 1/20 cái giá trị mà lẽ ra chính họ phải được hưởng khi thị trường đạt đỉnh.
    Roubini, vị giáo sư đáng kính người Mỹ và cho tới giờ vẫn được ví là "chuyên gia dự báo tận thế" khi đã nói chính xác về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, trong hai lần đến Trung Quốc vào năm 2011, đã đưa ra một dự báo khác: từ nay tới năm 2013, Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao như mong muốn, song điều này sẽ khiến các thế hệ sau phải trả một cái giá rất đắt.
    Có thể hiểu sự ám chỉ về khía cạnh xã hội trong lời cảnh báo của Roubini. Những hậu quả trầm trọng về kinh tế bao giờ cũng kéo theo ảnh hưởng lớn lao về xã hội, hằn đậm trong ý thức của tầng lớp "dưới đáy" một tư tưởng được coi là thù địch với lớp người giàu có - điều luôn có tiền lệ ở Trung Quốc. Rồi khi những hệ quả xã hội vốn không được giải quyết và lại có nguy cơ dẫn đến tình trạng xáo trộn và bùng nổ, khi đó tình thế của nền kinh tế mới thật sự trầm kha.
    Cuộc hạ cánh sẽ nặng nề
    Không loại trừ, trường hợp Trung Quốc có thể rơi vào sự trầm kha như thế. Thị trường BĐS không thể cứ tăng mãi và cũng không thể vĩnh viễn ôm lấy mặt bằng giá cả cao ngất. Nợ nước ngoài cũng sẽ đến lúc phải trả, và mặc dù Trung Quốc có đến 3.000 tỷ USD dự trữ (gấp gần 300 lần dự trữ ngoại tệ của Việt Nam) thì đó cũng không phải là một sự cứu cánh hoàn hảo nếu nhiều tác động tiêu cực cùng xảy ra một lúc.
    Một dự báo rất đáng chú ý của Roubini là sau năm 2013, Trung Quốc sẽ phải chịu một sự hạ cánh nặng nề. Ông dẫn chứng từ các giai đoạn lịch sử, trong đó đầu tư thái quá như ở Đông Á năm 1990, đã đều kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính, sau đó kéo theo một thời kỳ trì trệ kéo dài.
    Khá tương đồng với Roubini, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch gần đây cũng đã cảnh báo có đến 60% khả năng Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng ngân hàng từ giữa năm 2013 trở đi. Vậy tác nhân nào có thể tạo nên sự chấn động đối với hệ thống ngân hàng? Chỉ có thể là lĩnh vực đầu tư địa ốc với quá nhiều hình ảnh đầu cơ không giới hạn.
    Thật thế, người Trung Quốc đại lục không có xu hướng tiết kiệm hơn Hồng Kông, Đài Loan hay Singapore - những nơi người dân dành dụm đến 30% thu nhập của mình. Theo Roubini, sự khác biệt lớn là số phần trăm GDP được đổ vào lĩnh vực nhà đất ở Trung Quốc lên tới gần 50%, do đó chỉ để lại rất ít cho tiêu dùng. Từ đó, chúng ta có thể hiểu là nếu những khó khăn kinh tế bắt đầu ập đến và ngân hàng bắt đầu ráo riết thu nợ thì sẽ có nhiều hộ gia đình Trung Quốc khó cầm cự nổi với số tiền nhỏ nhoi gửi tiết kiệm hầu như không đáng kể so với tiền mà họ phải trả cho ngân hàng từ việc vay mượn đầu tư nhà đất trước đó.
    Viễn cảnh đó có thể đến nhanh hơn mưu tính của các nhóm đầu cơ đại lục. Vào đầu tháng 5/2011, tờ Thời báo Tài chính của Anh đã đăng bài của tác giả George Magnus về khả năng Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với "Thời điểm Minsky" trong không lâu nữa. Minsky được hiểu là thời điểm khi vòng xoắn ốc của nợ vay kết thúc và giá tài sản tuột dốc thẳng đứng.
    Trong quý II/2011, tình trạng doanh thu của các doanh nghiệp BĐS bị giảm sút đã khiến GDP Trung Quốc tăng chậm lại. Điều đó cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này phụ thuộc khá lớn vào nguồn thu BĐS, mà nguồn thu BĐS lại phụ thuộc quá nhiều vào mặt bằng giá ảo của nhà đất. Do vậy, nếu những tháng tới GDP tiếp tục giảm bởi những khó khăn kinh tế, doanh nghiệp BĐS sẽ không còn được trợ lực và có khả năng tỷ lệ giảm giá BĐS sẽ lớn hơn GDP. Từ đó, GDP lại càng giảm, kéo theo khó khăn xoắn ốc của hệ thống ngân hàng cho vay tín dụng BĐS.
    Một chuyên gia nước ngoài đã ước tính trong trường hợp bị sụp đổ, thị trường BĐS có thể làm giảm đến 2,5% tăng trưởng của Trung Quốc. Hiện thời, mức tăng trưởng này vào khoảng 8,5-9%. Nhưng mới đây Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đã hạ mức tăng trưởng quý II/2011 của kinh tế Trung Quốc từ mức 8,8% xuống còn 8%. Như vậy, chúng ta có thể ước tính rằng nếu quả thật có sự tồn tại của bong bóng BĐS tại Trung Quốc, khi quả bong bóng này nổ tức mức tăng GDP của đất nước to lớn này sẽ chỉ còn khoảng 5-6% - một tỷ lệ tương xứng với giai đoạn "chậm phát triển".


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    TTCK Trung Quốc có dự báo về sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc?





    [​IMG]
    Nếu theo tín hiệu phát đi từ TTCK Trung Quốc, trong 5 năm tới, kinh tế Trung Quốc chẳng thể có bất kỳ bước đột phá nào.
    Đối với một đất nước hiện đang là điểm tựa của kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ tồn tại bên lề, thị trường đóng kín với người nước ngoài và bị coi như sòng bạc chứ không phải nơi phân bổ nguồn vốn hiệu quả.

    Thế nhưng đáng để nhìn vào thị trường Trung Quốc bởi một lý do khác. Thị trường mang đến cho thế giới một chỉ báo quan trọng về nền kinh tế nội địa.

    Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải bắt đầu giảm vào cuối năm 2007, một năm trước khi cơn “sóng thần” khủng hoảng tài chính toàn cầu dội đến Trung Quốc. Thị trường hồi phục vào cuối năm 2008, trước khi kinh tế phục hồi mạnh. Từ đó đến nay, thị trường biến động đi xuống cùng với sự suy giảm dần của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

    Vậy thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện nay nói gì về kinh tế Trung Quốc? Nó không dự báo về một sự sụp đổ hay bùng nổ nhưng dự báo về con đường khó khăn trước mắt.

    Theo thuật ngữ kinh tế Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với tăng trưởng quanh mức 8%, đáng để các nước khác ghen tỵ nhưng thấp hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng 2 con số Trung Quốc đã đạt được trong suốt thập kỷ qua.

    Ông Sun Jianbo, trưởng bộ phận chiến lược tại công ty chứng khoán China Galaxy Securities hàng đầu Trung Quốc, nhận xét: “Nhìn từ triển vọng ngắn hạn, chính sách đã nới lỏng phần nào và nó sẽ hỗ trợ quan trọng cho giá cổ phiếu, thế nhưng trong dài hạn, khoảng từ 3 đến 5 năm tới, sẽ chẳng có bước đột phá nào và thị trường sẽ vẫn trong trạng thái đi ngang.”

    Giá cổ phiếu trên khắp thế giới được coi như chỉ báo qun trọng về lợi nhuận doanh nghiệp và rộng hơn, là yếu tố kinh tế căn bản.

    Tại Trung Quốc, còn một yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán trở thành hàn thử biểu quan trọng cho việc khi nào Trung Quốc đang trong chu kỳ tăng trưởng. Thực tế ở Trung Quốc, nhà đầu tư có rất ít lựa chọn đầu tư, vì vậy thị trường chứng khoán trở nên nhạy cảm so với các điều kiện về thanh khoản hơn so với nhiều nền kinh tế khác. Tình hình thanh khoản cuối cùng cũng tác động đến tiêu dùng bán lẻ và sản xuất công nghiệp.

    Tháng 10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo công bố sẽ điều chỉnh chính sách kinh tế khi lạm phát đang hạ nhiệt. Chính sách thắt chặt đã được áp dụng suốt trong 1 năm qua có thể sẽ được điều chỉnh.

    Từ đó đến nay, TTCK đã tăng khoảng 5% từ khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố về định hướng nới lỏng, nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng trên thế nhưng cho đến nay, mức tăng còn hạn chế bởi chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra quyết định nào rõ ràng.
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc sẽ 'cải tổ tài chính' bằng cách nào?

    Tác giả: Viết Lê Quân
    Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước


    (VEF.VN) - "Chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề này" - PTT Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đề nghị. Nhưng cải tổ như thế nào cho khu vực tài chính, khi không thể giải quyết cái gốc rễ của nó là thị trường BĐS đóng băng và hoàn toàn thất thu?
    "Gã nhà giàu ích kỷ"

    Không phải tổng thống Mỹ Obama hay nhà kinh tế học được mệnh danh là "chuyên gia tận thế" Roubini, cũng không phải thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà gần đây nhất là phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn. Ông Vương dự báo kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào cuộc suy thoái kéo dài và cảnh báo chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề này.
    Trong con mắt của giới phân tích phương Tây, phát biểu của ông Vương là dự đoán bi quan nhất về kinh tế toàn cầu mà giới lãnh đạo Trung Quốc nêu ra từ trước đến nay.
    Lời "thú nhận" trên có vẻ như khá trái ngược với một tuyên bố ồn ào của chính phủ Trung Quốc cách đây không lâu, khi khu vực Eurozone còn đang chìm đắm trong nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Hy Lạp. Khi đó, Trung Quốc đã mạnh miệng sẽ "giải cứu châu Âu" bằng cách cho vay tiền trong số hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của quốc gia này.
    Tuy nhiên sau động thái giải cứu bằng miệng trên, đã chẳng có một động tác nào xảy ra tiếp theo. Một số tờ báo của Trung Quốc còn nêu ra sự hoài nghi rằng "liệu tiền của chúng ta đổ vào châu Âu có trở về với chúng ta hay không?". Thái độ lấp lửng và có phần quay quắt như thế đã khiến báo chí phương Tây bực bội. Có tờ báo ở Anh còn gọi Trung Quốc là "gã nhà giàu ích kỷ".
    [​IMG]
    Còn giờ đây, tự thân "gã nhà giàu ích kỷ" đang phải đối diện với những hệ quả chẳng tốt đẹp gì hơn cơn khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc cho Mỹ và châu Âu đã giảm đến một nửa. Sự co hẹp của thị trường xuất khẩu đang là dấu hiệu tác động đến hàng loạt vấn đề nội tại khác trong nền kinh tế Trung Quốc.
    Nhưng xuất khẩu vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn. Từ đầu tháng 10/2011 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) của Trung Quốc bắt đầu lộ rõ tính hậu quả. Hơn nửa năm chịu đựng tình trạng gần như đóng băng giao dịch đã khiến cho các công ty kinh doanh BĐS lớn nhất ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến trở nên khó thở. Nhiều doanh nghiệp nhỏ khác đã phải thở bằng bình oxy. Còn tại thành phố Ôn Châu, trận dịch tín dụng đen BĐS đã buộc ít nhất 2 giám đốc phải tìm đến sự quyên sinh.
    Bài toán đối với chính phủ Trung Quốc hiện nay là khá nan giải. Tuy GDP vẫn còn giữ được tốc độ tăng đến 9,1% trong quý III/2011 và tiệm cận chỉ tiêu 9,5% của Bộ Chính trị, nhưng điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì mấy nếu bong bóng BĐS bùng vỡ.
    Cải tổ tài chính hay cải tổ thị trường BĐS?
    Ai cũng biết rằng một thị trường dù có mặt bằng giá sản phẩm cao nhưng thanh khoản thấp thì hãy coi chừng. BĐS là một thị trường đặc thù, rất đặc thù. Rất không khác với thị trường BĐS ở Việt Nam, làn sóng đầu tư ở Trung Quốc cũng diễn biến theo kiểu "tin đồn" cùng hình ảnh tâm lý bầy đàn phổ biến. Cũng tương tự như ở Việt Nam, việc nhà đầu tư BĐS Trung Quốc sử dụng đòn bẩy tài chính được xem là tràn lan.
    Chính vì chuyện vay mượn ngân hàng và đòn bẩy tài chính mà hậu quả là con số nợ ít nhất 1.600 tỷ USD (theo số công bố của Ngân hàng trung ương Trung Quốc) hay 2.200 tỷ USD (theo ước tính của hãng phân tích tài chính Credit Suisse) mà các chính quyền địa phương còn nợ chính quyền trung ương.
    Làm thế nào để trả được món nợ khổng lồ trên? Nếu vào nằm 2010 luôn có khoảng 70 thành phố ở Trung Quốc dẫn đầu về sóng BĐS, thì nay có đến phân nửa trong số đó đã chịu cảnh giảm giá, và gần hết trong số 70 thành phố chịu cảnh đóng băng toàn diện các phân khúc đất dự án và căn hộ trung - cao cấp.
    Chính vì lý do sâu xa đó, trong những ngày gần đây đã xuất hiện động thái nới lỏng tiền tệ ở Trung Quốc. Khác khá nhiều với Việt Nam, chỉ số lạm phát ở Trung Quốc không quá đáng ngại và thực tế đã lập đỉnh vào tháng 8/2011. Vậy nên chính phủ nước này có thể tính đến phương án tăng trưởng tín dụng, cung cấp thêm tiền cho thị trường.
    Phía sau động thái nới lỏng tiền tệ là nới lỏng tín dụng. Lại một lần nữa các ngân hàng mở hầu bao cho người dân vay tiền để có thể mua nhà, điều mà chỉ cách đây vài tháng còn bị thủ tướng Ôn Gia Bảo bác bỏ.
    Thế nhưng liệu các ngân hàng thương mại có thực sự mở hầu bao, hoặc mở đến mức nào, tất cả còn tùy thuộc vào quan điểm và chính sách cụ thể của Ngân hàng trung ương. Thực tế đến nay số nợ thu về từ khối doanh nghiệp BĐS là rất không đáng kể, trong khi nhiều doanh nghiệp đang lao đao và không biết có tồn tại được thêm một năm nữa hay không.
    Vì vậy, nới lỏng tín dụng cho vay để mua BĐS mà không có biện pháp hạ giá nhà đất thấp hơn nữa thì cũng giống như mũi tên bắn vào thinh không. Thực tế là giá nhà tại Bắc Kinh vẫn gấp 8 lần so với năm 2006, quá xa xỉ đối với công chức bình thường và người làm công.
    Cũng từ đầu tháng 11/2011 đến nay, làn sóng cảnh báo về thị trường BĐS và cả về bong bóng trong thị trường này lại dâng lên ở châu Âu. Mới đầu chỉ là một số chuyên gia, nhưng sau đó các tổ chức bắt đầu vào cuộc. Sau các tổ chức là quốc gia. Người Mỹ và người Anh thường dẫn đầu về những lời cảnh báo và chỉ trích về nền kinh tế Trung Quốc. Cũng bởi thế, không phải Obama của Mỹ mà Putin của Nga mới được Trung Quốc chọn lựa để trao giải thưởng về hòa bình.
    Trở lại với lời tuyên bố của phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn về khả năng suy thoái, có thể thấy sự nặng lòng của Trung Quốc về thế giới lại chính là nặng lòng về bản thân quốc gia này. Khác hẳn với cuối năm 2010, khoảng thời gian cuối năm 2011 đã hội tụ khá nhiều những dấu hiệu cho một sự thay đổi lớn theo hướng tiêu cực trong nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2012.
    Tham vọng địa chính trị bất tận của Trung Quốc đang phải trả giá bởi những hậu quả vô cùng khó lường về nợ nần và xã hội từ thị trường địa ốc.
    "Chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề này" - Vương Kỳ Sơn đề nghị. Nhưng cải tổ như thế nào cho khu vực tài chính, khi không thể giải quyết cái gốc rễ của nó là thị trường BĐS đóng băng và hoàn toàn thất thu?
    Còn nếu muốn giải quyết thị trường BĐS với vô số mớ bòng bong của nó thì phải bắt đầu từ đâu đây?


    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??

  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc 'trả giá vì ô nhiễm'

    Người Trung Quốc đang phải trả giá cho tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề của đất nước này bằng chính sức khỏe của họ, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo.

    [​IMG]

    Ông khói xả từ các nhà máy là nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí thêm trầm trọng ở Trung Quốc. Ảnh: Chinahush.com.


    "Hàng trăm nghìn người Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi các bệnh liên quan đến hô hấp và chết sớm so chất lượng không khí quá kém", ông Achim Steiner, giám đốc điều hành UNEP cho biết.
    "Xã hội Trung Quốc đang phải giá đắt cho việc chi phí chăm sóc sức khỏe tăng và năng suất lao động giảm", ông nói thêm.
    Thực trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc trong thời gian gần đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh dữ dội của người dân. Tuần trước giới chức Trung Quốc buộc phải thừa nhận mức độ ô nhiễm ở Bắc Kinh đã bị đánh giá thấp.
    Một cuộc nghiên cứu mới đây do chính phủ Trung Quốc thực hiện cho thấy, 10% đất nông nghiệp ở nước này chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì và cadmium với nồng độ vượt tiêu chuẩn an toàn. Các kim loại đó có thể gây tổn thương ở hệ thần kinh, hệ sinh sản và thận, cũng như gây ra những biến chứng sức khỏe khác, đặc biệt ở trẻ em.
    Trước thực trạng trên, chính phủ nước Trung Quốc đang đề ra những chính sách để đất nước sạch hơn, xanh hơn. Năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư 49 tỷ USD cho "kinh tế xanh". Đây là mức đầu tư lớn nhất thế giới hiện nay và nó có thể tăng trong năm tới.
    Báo cáo của UNEP với tiêu đề "Hướng tới tương lai xanh hơn" cho thấy, loài người phải đầu tư tương đương 2% GDP toàn cầu mới có thể tạo nền kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường".
    Ông Steiner đưa ra ví dụ, nếu con người đầu tư máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời thì chi phí lắp đặt sẽ tốn kém nhưng chúng lại giúp tiết kiệm tiền bạc và năng lượng.
    Trang Nguyên


    :-":-":-":-":-":-":-"
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Trung Quốc thừa nhận đánh giá thấp mức độ ô nhiễm

    Tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh ngày càng xấu đi trong, buộc giới quan chức nước này thừa nhận các tiêu chuẩn đánh giá trước đó không chính xác.

    [​IMG]
    Lượng xe lưu thông lớn tại Bắc Kinh góp phần tạo nguồn khí thải lớn nhất trong thành phố. Ảnh: Xinhua. Chính phủ nước này hứa sẽ đưa ra bản đánh giá chính xác về mức độ ô nhiễm môi trường ở Bắc Kinh trong thời gian tới.
    Ông Zhang Lijun, Thứ trưởng Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết, chất lượng không khí ở Trung Quốc so với tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới ở mức thấp. Vị lãnh đạo này thừa nhận rằng, mức độ ô nhiễm ở Bắc Kinh công bố trước đó đã được đo theo hệ thống tiêu chuẩn cũ.
    "Chúng tôi hy vọng động thái mới có thể xoa dịu những lo ngại của công chúng trong thời gian qua", Telegraph trích lời ông Hua Lei, phó giám đốc Trung tâm giám sát thành phố Bắc Kinh, nói với Xinhua.
    Một làn khói màu nâu đã bao phủ thành phố Bắc Kinh hôm 10/11 với chỉ số ô nhiễm không khí của thành phố ở cấp độ 2 và có nghĩa là "ngày trời trong xanh" theo cơ quan môi trường Bắc Kinh. Cơ quan này cũng cho biết thủ đô Trung Quốc có tới gần 300 ngày trời trong xanh.
    Kết quả tại trạm giám sát tại Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh cho thấy có sự chênh lệch lớn với kết quả của các nhà chức trách ở đây từng công bố.
    Theo đó, máy cảm biến đo lượng hạt bụi trong không khí ở Đại sứ quán Mỹ cho thấy chỉ số ô nhiễm không khí ở mức 229/500 - vượt hai lần mức tiêu chuẩn an toàn, cảnh báo nguy hại tới sức khỏe.
    Trước tình hình này, ông Zhang Lijun nói rằng, Trung Quốc sẽ cố gắng để đo lường những hạt bụi trong khí quyển chính xác hơn.
    Những hạt bụi nhỏ có trong không khí có thể đi qua phổi vào máu người làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư phổi, đặc biệt ở người già và trẻ em.
    Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã gây ra làn sóng dữ dội trên internet. Một số nhân vật nổi tiếng Trung Quốc đề nghị chính phủ áp dụng tiêu chuẩn ô nhiễm chặt chẽ hơn.
    Trang Nguyên

    Biện pháp giảm dân số cho đỡ chật đất

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  7. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Gay to, Tàu đã làm nhái được Su-30MK2




    - Trung Quốc đã cho các nhà báo xem bản tiêm kích J-16 sao chép Su-30МК2, tại nhà máy của tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Co) ở Thẩm Dương, tạp chí quân sự Kanwa dẫn một nguồn tin quân sự uy tín Trung Quốc cho hay.


    [​IMG] “Tiêm kích này được sao chép từ nguyên mẫu là Su-30МК2 của Nga, mà một lô máy bay này đã được bán cho Trung Quốc vào nửa đầu những năm 2000”, theo nguồn tin.

    Hải quân Trung Quốc rất hài lòng với các tính năng chiến đấu của Su-30MK2. “Giới quân sự (Trung Quốc) đã yêu cầu nhà máy chế tạo máy bay ở Thẩm Dương sao chép tiêm kích đa năng này, nhưng chú trọng tăng cường khả năng tác chiến chống mục tiêu mặt nước bằng tên lửa chống hạm Trung Quốc. Thân máy bay cơ bản vẫn như của J-11BS”, nguồn tin cho biết.

    Kanwa cho biết, Trung Quốc đã sản xuất được lô đầu tiên gồm 24 chiếc J-16.

    Từ đầu năm 2010, hải quân Trung Quốc cũng đã bắt đầu nhận được lô đầu tiên các tiêm kích đa năng mọi thời tiết J-10A do Trung Quốc phát triển, nhờ đó trình độ công nghệ chung của hạm đội Trung Quốc đã được nâng cao đáng kể, Kanwa nhận xét.

    Nguồn tin cũng tiết lộ rằng, “hải quân Trung Quốc hiện chưa nhận được các máy bay làm nhái Su-30MKK.

    Thông thường, hải quân Trung Quốc là lực lượng đầu tiên nhận vào trang bị các tiêm kích mới. Ví dụ như trường hợp tiêm kích-bom hai chỗ ngồi JH7 không quân Trung Quốc chỉ nhận được máy bay mới sau khi nó đã được đưa vào trang bị cho hải quân”.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tác động từ khủng hoảng trên thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ rất tồi tệ




    [​IMG]
    Khi bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc xì hơi, có thể sẽ lại xảy ra một cuộc khủng hoảng có quy mô và tác hại tồi tệ như cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.
    Theo một tài liệu mới đây của Financial Times, số lượng các giao dịch bất động sản tại Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp cực kỳ nguy hiểm.
    Cụ thể, vào đầu năm 2011, Ủy ban điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã yêu cầu các ngân hàng nội địa tính đến tác động có thể xảy ra nếu giao dịch nhà đất giảm tới 30% để đánh giá “sức khỏe” của hệ thống tài chính Trung Quốc.
    Trong khi chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hạn chế giá bất động sản cao chót vót, việc thị trường nhà đất Trung Quốc suy giảm sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền lên kinh tế toàn cầu. Hoạt động xây dựng trên thị trường bất động sản đóng góp 13% vào kinh tế Trung Quốc năm 2010.
    Tháng 4/2011, CBRC yêu cầu các ngân hàng tính đến khả năng giá bất động sản giảm 50% và giao dịch giảm 30%.
    Đến tháng 10/2011, giao dịch bất động sản tại 15 thành phố lớn nhất của Trung Quốc giảm tới 39% so với cùng kỳ. Tính trên toàn Trung Quốc, giao dịch giảm 11,6%, cao hơn nhiều so với con số 7% vào tháng 9/2011.
    Việc giao dịch sụt giảm mạnh tác động đến dòng tiền của các công ty bất động sản và trong một số trường hợp, các công ty còn khó trả được nợ ngân hàng.
    Trong tháng 11/2011, IMF đưa ra nhận xét cho thấy sau thời kỳ tín dụng tăng trưởng nóng năm 2009 và 2010, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ vỡ nợ tăng cao. IMF cho rằng đây là một trong những rủi ro lớn nhất đối với lĩnh vực tài chính của Trung Quốc.
    CBRC cho đến nay chưa công bố kết quả kiểm tra của họ và từ chối đưa ra bình luận. Tuy nhiên một chuyên gia phân tích chỉ ra rằng các điều tra viên thực ra chưa tính đến tác động của việc giao dịch sụt giảm và giá bất động sản giảm lên tài sản thế chấp của ngân hàng.
    Các chuyên gia phân tích nhận xét: “Nếu các công ty bất động sản không thể bán bất động sản và chính quyền các địa phương không bán được đất, thật khó để cho rằng tình hình tại ngân hàng có thể khá hơn trong bối cảnh như vậy.”
    Thị trường lo sợ về khả năng khi bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc xì hơi, có thể sẽ lại xảy ra một cuộc khủng hoảng có quy mô và tác hại tồi tệ như cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.
    Dù các biện pháp làm nguội đà tăng trưởng nóng trên thị trường bất động sản đã tạo ra tác động cần có, một số chuyên gia phân tích lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc đã đánh giá chưa đủ tác động của các biện pháp. Các biện pháp như yêu cầu tỷ lệ chi trả cao hơn và hạn chế mua nhà đã mất gần 2 năm mới phát huy được tác dụng.
    Tuy nhiên thị trường sợ hãi về khả năng chính phủ sẽ gặp khó trong chuyển hướng chính sách đủ nhanh để ứng phó nếu cần thiết. Việc số lượng người mua nhà sụt giảm đang gây áp lực lên thị trường bất động sản, nền kinh tế thực sẽ chịu một cú sốc.
    Khi phân tích về tác động, các hậu qua trên chưa được tính đến. Các ngân hàng được yêu cầu xem xét lại danh mục cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Thế nhưng các phương pháp tính toán lại mặc định rằng tăng trưởng kinh tế nhìn chung sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn.
    Một chuyên gia phân tích nói với FT: “Trước khi giá bất động sản giảm 30%, người ta cần phải nghĩ doanh số giảm đến đâu và hoạt động xây dựng đi xuống đến mức nào. Tác động sẽ không chỉ đến đối với ngành thép hay xi măng, mà còn phải kể đến sản xuất công nghiệp, đầu tư và việc làm.”
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN

    :-":-":-":-":-":-":-"
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Hàng nhái là hàng dỏm , chả có gì đáng lo cả ! ;))

    Việc nhái hàng này càng làm Gấu Nga tức điên ! Hậu quả Nga sẽ thận trọng hơn trong tương lai khi bán kỷ thuật quân sự cho Tàu !
    Bài học này Đức cũng đã được nếm mùi cay đắng khi Siemens bán Tàu tốc hành cho Tàu , hi vọng sau lô đầu thì Tàu sẽ mua thêm như lời hứa .
    Kết quả : lời hứa của mấy chú ba Tàu đã bị lãng quên vì mấy chú đã làm nhái được tàu cao tốc !

    Người hưởng thành quả hàng nhái TQ là chính dân TQ !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"



    [​IMG]
    Hai toa tàu rơi xuống một cây cầu ở Ôn Châu.
    [​IMG]
    Một toa tàu nằm vắt vẻo trên cầu.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các nhân viên cứu hộ đang đứng trên một toa tàu bị rơi xuống đất.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công tác cứu hộ diễn ra trong đêm tối.

    [​IMG]
    Một toa tàu bị hư hỏng nặng sau vụ tai nạn.

    [​IMG]
    Vụ tai nạn đã làm ít nhất 32 người thiệt mạng.

    [​IMG]
    191 người khác cũng bị thương.

    [​IMG]
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Trung Quốc “trả giá đắt” cho thành công trong kiềm chế lạm phát



    [​IMG]
    Nếu nhìn qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đã “hạ cánh an toàn”. Mọi chuyện không đơn giản như vậy.
    Trung Quốc hiện đã tạm thời kiềm chế được lạm phát, nhưng trong quá trình hạn chế lạm phát tăng cao, chính phủ đã khiến nền kinh tế nói chung thiệt hại không ít, rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại trở nên lớn hơn rất nhiều.
    Nếu nhìn qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đã chuyển hướng đúng đến con đường “hạ cánh an toàn”. Trong khoảng thời gian 1 năm, lạm phát tháng 10/2011 đã xuống mức 5,5% từ 6,1% của tháng trước đó. Hoạt động đầu tư, yếu tố quan trọng giúp kinh tế Trung Quốc phát triển, tăng trưởng đều đặn 24,9%/năm.
    Tuy nhiên Trung Quốc đang đối đầu với nhiều vấn đề trong hệ thống ngân hàng, lĩnh vực tư nhân và tồi tệ nhất trong lĩnh vực bất động sản.
    Tất nhiên không phải chính phủ Trung Quốc không biết những vấn đề này, nhưng họ vẫn còn hoài nghi về việc liệu khi giải quyết, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có tiếp tục tăng trưởng mạnh hay không.
    Khi khủng hoảng nợ tiếp tục căng thẳng và kinh tế Mỹ còn phục hồi chậm chạp, nếu các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sai lầm, tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh, kinh tế toàn cầu phải chịu một rủi ro không ai mong muốn.
    Ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế trưởng tại ANZ, cho rằng: “Chúng tôi đã chứng kiến thị trường bất động sản Trung Quốc bước vào thời kỳ suy giảm. Khi yếu tố bên ngoài đã xấu đi quá nhiều, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần phải rút bớt đi chính sách thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ ngay lập tức.”
    Vào tháng 10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát đi tín hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẵn sàng chuyển hướng chính sách. Từ đó đến nay, TTCK Trung Quốc đã tăng được 10% nhưng cho đến nay chính phủ chưa thực sự bắt tay vào làm những gì họ đã tuyên bố.
    Tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng giúp kinh tế tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng nó khiến các ngân hàng khốn khổ với nợ xấu và lạm phát cao.
    Từ tháng 10/2010 đến nay, để đưa nền kinh tế vào tầm kiểm soát, chính phủ Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản 5 lần và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9 lần và yêu cầu các ngân hàng hạn chế tín dụng dưới mức yêu cầu.
    Khi tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng lập tức điều chỉnh hoạt động cho vay. Họ cung cấp tiền cho các tập đoàn nhà nước, vốn coi như có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được với tín dụng.
    Nền kinh tế chịu một hậu quả không mấy dễ chịu. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 60% GDP và 80% việc làm nhưng lại không thể vay được tiền.
    Tại trung tâm doanh nghiệp Trung Quốc ở thành phố Ôn Châu, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ phá sản, chính phủ Trung Quốc không khỏi lo lắng. Trong tháng qua, chính phủ Trung Quốc buộc đã phải đưa ra một số biện pháp hỗ trợ để giúp giảm bớt tình trạng khan vốn.
    Thị trường bất động sản Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ nào như vậy.
    Việc giữ cho giá bất động sản không tăng quá nóng tốt cho “sức khỏe” dài hạn của nền kinh tế, tuy nhiên chiến lược của chính phủ, ví như hạn chế số lượng nhà mà một người được mua, có thể khiến thị trường sụp đổ chứ không phải hạ nhiệt dần dần.
    Tháng 10/2011, một tháng mà hoạt động mua nhà thường rất sôi động, khối lượng giao dịch giảm tới 25% so với cùng kỳ.
    Ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings, cho rằng khi chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển nhà công cộng, sự sụt giảm của đầu tư cá nhân sẽ được bù đắp, thế nhưng quá trình này còn lâu mới chắc chắn thành công.
    Khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố của mình, các công ty bất động sản đã có thể thở phào. Từ đó đến nay ông lại nhấn mạnh rằng biện pháp kiềm chế giá nhà sẽ vẫn được thực thi bất chấp việc các công ty kinh doanh bất động sản khó khăn đến thế nào đi nữa.
    Trên website của chính phủ, ông tuyên bố: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ không nới lỏng chính sách với lĩnh vực bất động sản.” Ở thời điểm rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại đang vượt qua lạm phát để trở thành rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối đầu, chính sách thiếu linh hoạt như vậy thật nguy hiểm.
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/FT


    :-":-":-":-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này