Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4125 người đang online, trong đó có 290 thành viên. 13:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41613 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [};-
    "Cầm vàng mà lội qua sông
    Vàng rơi không tiêc, tiếc công cầm vàng"
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Học giả TQ ngại nước này 'ngộ nhận Biển Đông'
    Cập nhật lúc :7:45 PM, 23/11/2011
    (ĐVO) Mới đây, ông Lý Thần Huy, Phó giáo sư ngành Khoa học vật liệu và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có bài viết "E rằng chúng ta ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc, tức Biển Đông - PV)”.


    [​IMG]
    PGS Lý Thần Huy. Dù mục đích bài viết của PGS Lý để thuyết phục người Trung Quốc thấy chính phủ của họ "không ươn hèn", tuy nhiên qua bài viết, cũng có thể thấy sự ngộ nhận của rất nhiều người Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, dẫn đến kích động tinh thần dân tộc cực đoan ở nước này.

    Mở đầu bài viết, PGS Lý tỏ ra lo ngại trước một bài báo có tên "Âm thanh vũ lực ở Nam Hải đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc", trong đó viết: "trong dân chúng Trung Quốc, bao gồm cả một số chuyên gia học giả, chủ trương dùng vũ lực trong vấn đề tranh chấp ở Nam Hải".

    Theo bài "Âm thanh vũ lực..." trên, phần lớn người Trung Quốc cho rằng họ "bị xúc phạm nặng nề" vì đương nhiên cho rằng "Nam Hải là của chúng ta". Cũng theo bài báo này, "Việt nam và Philippines dám tranh chấp với chúng ta là vì có sự hậu thuẫn từ phía Mỹ, do Mỹ xúi giục. Và Mỹ muốn ngăn chặn, muốn có kẻ địch luôn bên cạnh Trung Quốc".

    "Những nhận thức này đang rất phổ biến trong dân chúng Trung Quốc. Nhưng chính phủ Trung Quốc hoàn toàn im lặng, không có ý định dẹp yên dư luận này", PGS Lý viết.

    Sự im lặng trên, theo PGS Lý sẽ "có thể thổi bùng một cách sai lầm chủ nghĩa dân tộc, làm cho Trung Quốc trở thành một dân tộc hiếu chiến trên thế giới và làm mất đi giá trị của hình tượng Trung Quốc".

    "Họ cho rằng, Việt Nam, Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc là do Mỹ xúi giục, điều đó không tránh khỏi tức giận lây người Mỹ. Thế là trong cộng đồng quốc tế, kẻ thù của Trung Quốc ngày càng nhiều mà bạn bè càng ít",
    PGS Lý viết tiếp.


    [​IMG]
    Trung Quốc "cho rằng, lý do của chúng ta là đầy đủ, thì họ cũng làm được như vậy", PGS Lý phân tích.
    Phản bác ngộ nhận của nhiều người Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, PGS Lý cho rằng: "Việt Nam và Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc hoàn toàn không phải do Mỹ cổ vũ, hỗ trợ. Ở đây, Mỹ không có liên quan gì. Việt Nam, Philippines không thể vì một nước xúi giục mà đi gây sự với một nước khác, điều đó không phù hợp với đạo lý và quy tắc quốc tế.

    Cách nghĩ này thật ngây thơ, thậm chí là ngớ ngẩn. Đối với một quốc gia, đem sự an toàn, yên ổn của mình trao vào tay người khác, hoàn toàn vô căn cứ. Huống chi Việt nam và Mỹ vẫn là hai đối thủ từng có mối thù không đội trời chung.

    Còn Philippines, mặc dù là đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng là một nước nhỏ bé ở xa Mỹ, gần Trung Quốc thì không dại gì đi gân hấn với Trung Quốc, “nước xa không cứu được lửa gần”, chỉ rước hoạ vào thân".

    Đặt câu hỏi: "Vậy rốt cuộc, vì cái gì để Việt Nam và Philippines gây tranh chấp với Trung Quốc trên Nam Hải? Có phải là Nam Hải thuộc Trung Quốc? và Nam Hải có nhiều tài nguyên nên các nước mới đến tranh chấp?" , PGS Lý viết: "nếu chúng ta cứ kiên quyết cho rằng khu vực này thuộc Trung Quốc, thì họ cũng khẳng định, khu vực này thuộc về họ. Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều tư liệu, chứng cứ chứng minh, khu vực này từ xưa dến nay là thuộc sở hữu của Trung Quốc thì họ cũng đưa ra được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Chúng ta cho rằng, lý do của chúng ta là đầy đủ, thì họ cũng làm được như vậy".

    "Chúng ta giận dữ cho rằng họ đến cướp đất của chúng ta, thực tế là, chúng ta cũng tự nhận thấy là một nước lớn, khi thấy khu vực này có nhiều tài nguyên thì đến chiếm giữ, người ta sẽ cho rằng, chúng ta ỷ thế là nước lớn, không phải họ uy hiếp chúng ta mà chúng ta uy hiếp họ. Trong bối cảnh như vậy, dù không có sự ủng hộ của Mỹ, dù họ là nước nhỏ, họ cũng không dễ dàng lùi bước".

    "Tôi nghĩ, dựa vào lý của mình sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Vì sẽ không ai thừa nhận khu vực đó là thuộc về đối phương".

    Từ phân tích trên, PGS Lý phát biểu: "Trong thời đại ngày nay, càng không thể nói đánh là có thể đánh người khác".

    PGS Lý cũng đề xuất: "Theo tôi, biện pháp tốt nhất là nhờ vào sự phân xử của cộng động quốc tế. Lấy cộng đồng quốc tế làm trọng tài. Chúng ta là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 24/11/2011, 07:45 (GMT+7) Ở Huế có vị cai đội Hoàng Sa


    TT - Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện tại làng An Nong, xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) những hiện vật liên quan đến vị cai đội Hoàng Sa là ông Nguyễn Hữu Niên, người làng này.
    Trong đó ở hậu điện chùa Tiên Linh còn thờ bài vị khắc chữ Hán: “Đại Việt cố hiển linh Hoàng Sa đội Cai đội Hiến Đức Hầu Nguyễn quý công chi vị” (bài vị của ngài họ Nguyễn, chức cai đội đội Hoàng Sa, tước là Hiến Đức Hầu). Ông Nguyễn Hữu Hùng, trưởng tộc Nguyễn Hữu làng này, cho hay bài vị đó của ngài Nguyễn Hữu Niên, thuộc đời thứ chín trong họ, làm cai đội đội Hoàng Sa và được triều đình ban một số sắc phong (nhưng đã bị hư hỏng).
    Gia phả họ này ghi rõ ngài Nguyễn Hữu Niên vào đầu triều Nguyễn được sắc phong chức khâm sai cai đội, tước là Sách Trường Hầu (Nguyễn triều khai quốc sắc phong khâm sai cai đội dinh Sách Trường Hầu Nguyễn Hữu Niên quý công).
    Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, lâu nay các tài liệu lịch sử cho thấy phần nhiều các đội Hoàng Sa đều tuyển dụng dân ở Vĩnh An và Cảnh Dương (Quảng Ngãi). Qua tư liệu mới phát hiện này mới biết thêm người dân Thừa Thiên - Huế cũng đã trực tiếp góp phần bảo vệ biển đảo của VN.
    T.LỘC - N.HIỂN


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    "Bắc thang lên hỏi ông Trời
    Vàng đem bao gái có đòi được không?
    Trời rằng: Theo Luật - Thông dâm
    Vàng đem bao gái thì không được đòi!"

    Đừng dại bác à :-bd:-bd:-bd
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mà các bác xem sao dạo này bài post lên vẫn bị trùng lắp nhiều quá.

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cầm vàng thì sợ vàng rơi.
    Mang vàng bao gái, người đời cười cho!
    Bán đi góp QUỸ TRƯỜNG SA
    YÊN nhà, ỔN nước, hài hòa cả hai!
    Đôi lời nhắn nhủ ai ai!

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    >:D:D:D:D:D:D<

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    :-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=465281&ChannelID=560


    Học trò hát sử ca, Góp đá xây Trường Sa


    TTO - Đông đảo học sinh, giáo viên và cả phụ huynh Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) đã tham gia biểu diễn trong chương trình văn nghệ sử ca "Tự hào truyền thống cha ông" lần IV được dàn dựng công phu tại nhà thi đấu Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) vào tối qua 15-11.



    [​IMG]
    Tiết mục Thiếu niên xuất anh hùng tái hiện hình ảnh Trần Quốc Toản - Ảnh: Thanh Đạm Các tiết mục trong đêm diễn gồm: Sự tích bánh chưng bánh dày, Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, Trạng trình Lương Thế Vinh, Anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, Bản hùng ca Đinh Núp...
    Hình ảnh biển đảo Tổ quốc và bạn trẻ cũng được xây dựng qua các tiết mục: Nơi đảo xa, Ngọn lửa tuổi 20, Huyền thoại Đồng Lộc...
    Các khán giả cũng có dịp giao lưu với thiếu tá - nhà báo Phan Tùng Sơn (báo Quân Đội Nhân Dân) - người đã ba lần ra Trường Sa và nhà giàn DK1. Nhân vật giao lưu đã chia sẻ một số kỷ niệm đáng nhớ về Trường Sa, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống cũng như sức sống mãnh liệt của các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo Tổ quốc.

    [​IMG]
    Các tiết mục được dàn dựng công phu - Ảnh: Thanh Đạm
    [​IMG]
    Tiết mục Sự tích bánh chưng bánh dày - Ảnh: Thanh Đạm
    [​IMG]
    Các diễn viên nhí của đêm diễn - Ảnh: Thanh Đạm
    [​IMG]
    Đại diện Công ty cổ phần thương mại quảng cáo Đất Vàng (bìa trái) trao đến ông Lê Thế Chữ - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - tấm bảng tượng trưng 50 triệu đồng đóng góp vào chương trình "Góp đá xây Trường Sa" - Ảnh: Thanh Đạm
    Ban tổ chức đã trao tặng chương trình "Góp đá xây Trường Sa" của báo Tuổi Trẻ số tiền 200 triệu đồng (gồm tiền bán vé đêm diễn và tiền đóng góp của phụ huynh). Công ty cổ phần thương mại quảng cáo Đất Vàng cũng đóng góp vào chương trình 50 triệu đồng.
    TRUNG UYÊN


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    Ý nghĩa của chương trình này không dừng lại ở chổ số tiền quyên góp được bao nhiêu .
    Điều quan trọng là thông qua những hoạt động này giáo dục truyền thống vinh quang của cha ông và truyền lữa yêu nước cho thế hệ trẻ !



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  9. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    "We are back". Những điểm yếu và mạnh của Hoa Kỳ, Trung Quốc trong bàn cờ chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương-Đại Tây Dương



    [​IMG]
    - Từ ngày 23/07/2010, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố "We are back to Asia" tại Hà Nội, đến hôm nay, sau chuyến thăm Châu Á 9 ngày của Tổng thống B. Obama, chiến lược quay trở lại Châu Á -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã có xương sống của một chiến lược dài hạn, triển khai trên 2 trục chính: kinh tế và chính trị, quân sự.



    Kinh tế là triển khai khối Hợp Tác Thái Bình Dương (TPP) mở rộng ra ngoài khối ASEAN tiến tới bờ Tây Thái Bình Dương với các nước Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam hưởng ứng. Còn bờ Ðông Thái Bình Dương là Chile, Peru. Các nước Nhật, Nam Hàn, Canada và Mexico cũng tỏ ý muốn tham gia. Tuy vậy, Tổng thống Obama đã tảng lờ không mời Trung Quốc tham dự mặc dù có gặp riêng Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào.


    Chính trị, quân sự là những động tác thành lập một liên minh không chính thức chạy dài từ Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn đến Phillipins, Đài Loan... nhằm hạn chế ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc, phản ứng có hiệu quả trong tương lai đối với hành động gây hấn của Trung Quốc. Việc quyết định tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Úc lên đến 2500 binh sĩ, đã đánh dấu rõ nét chiến lược quay trở lại Nam Á của Hoa Kỳ.


    Chỉ cần một động thái đi hay ở, tiến hay lùi, hòa hoãn hay chiến tranh... của một cường quốc là ảnh hưởng lớn lao đến số phận của các nước nhỏ trong vùng địa lý.


    Việt Nam đã là nạn nhân cay đắng của chiến lược nhường Nam Á cho Trung Quốc của Hoa Kỳ từ 1971. Do sự vắng bóng của quân đội Hoa Kỳ, Trung Quốc đã làm mưa làm gió trên Biẻn Đông. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, chiếm 7 đảo tại Trường Sa năm 1988, chiếm thêm một đảo tại Trường Sa năm 1992. Năm 1978, Trung Quốc khuyến khích Cămpuchia gây chiến tranh với Việt Nam tại biên giới Tây-Nam. Năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến trên biên giới phía bắc với Việt Nam, cuộc chiến mang tên "Dậy cho Việt Nam 1 bài học." Sau những cuộc chiến tiêu hao tinh lực Việt Nam này, ĐCS VN đã ngả hẳn về Trung Quốc. Từ vị trí kẻ thù số một của dân tộc Việt Nam thời Lê Duẩn, đến Lê Đức Anh và Đỗ Mười, Trung Quốc đã có thể tặng cho ĐCS VN 16 chữ và 4 tốt.


    Như vậy, hôm nay, trước những diễn biến của tình hình, trí thức Việt Nam đứng trước câu hỏi: Việc quay trở lại của Mỹ tại Đông Nam Châu Á này, có lợi hay có hại cho Việt Nam ta?


    Hình hình sẽ diễn biến ra sao? và Việt Nam nên có chuẩn bị như thế nào để đòi lại hoàn toàn Hoàng Sa và Trường Sa?


    Ta sẽ phân tích tình hình trong các mục nhỏ sau đây.


    1. Sự khác nhau trong các cuộc chiến của Đế quốc Hoa Kỳ và Đế quốc Phong kiến Trung Quốc.


    Từ 1 nước thuộc địa, đấu tranh thành công dành độc lập, tự do, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dần hùng mạnh và trở thành một đế quốc có xu hướng dùng sức mạnh giải quyết các tranh chấp trong gần một thế kỷ qua. Cũng trong gần 100 năm ấy, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã xây dựng được một thế giới văn minh, luật lệ rõ ràng. Các tư tưởng tiến tiến của thời đại như quyền bình đẳng của các dân tộc, quyền con người, quyền tự do internet... đươc Hoa Kỳ cổ vũ. Đặc biệt Hoa Kỳ đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh vì lý tưởng chống cộng sản. Đấy là cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 và cuộc chiến Việt Nam 1965-1975. Đặc điểm nổi bật, khác hẳn Trung Quốc, là Hoa Kỳ không có tham vọng lãnh thổ mà chỉ tạo thế, gây ảnh hưởng qua các cuộc chiến tranh ấy.


    Trung Quốc gây hấn và chiếm đóng Tây Tạng, Tân Cương năm 1950. Năm 1962, Trung Quốc lại gây chiến và chiếm đóng một dải đất sát biên giới của Ấn Độ. Năm 1968-1969, Trung Quốc tranh chấp với Liên Xô một hòn đảo nhỏ năm trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo đảo và Liên Xô gọi là Đảo Damansky. Trung Quốc cũng đã chiến của Việt Nam 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đế quốc Trung Quốc là một đế quốc phong kiến trá hình dưới ngọn cờ Mác-Lênin. Họ không có ngọn cờ tư tưởng nào ngoài Mác-Lê và Mao cùng Khổng Tử với những luân lý phong kiến lỗi thời.


    2. Các điểm yếu và mạnh của Trung Quốc, Hoa Kỳ.


    Hoa Kỳ có một nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Nền kinh tế này dựa trên tính năng động của cá nhân, dựa trên các kiến thức khoa học tiên tiến nhất, dựa trên các tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại như tự do, bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, nhân quyền, tự do internet... Chính trị của Hoa Kỳ là một nền chính trị tiên tiến. Ngay cả khi họ dùng chiến tranh đế quốc để giải quyết các tranh chấp thì tư tưởng nhân đạo vẫn thể hiện qua những nguyên tắc như không tấn công dân thường... Đặc biệt từ 2010 khi mùa xuân Ả Rập bừng lên, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có phát biểu quan trọng về Tự do internet. Có thể nói chính sách cũ kỹ: Cây gậy và củ Cà rốt của chú Sam, đang được thay bằng một chính sách hòa bình hơn, nhân đạo hơn: Nhân quyền và Tự do Internet.


    Qui tắc lựa chọn nhân tài cho đất nước của Hoa Kỳ cũng chứng tỏ ưu việt, khi đất nước này luôn sản sinh cho nhân loại những lãnh tụ kiệt xuất như George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, John F. Kennedy... và hiện nay B.Obama.


    Những gì vị Tổng thống da mầu này đã làm được qua 2,5 năm vừa qua là tiệm cận với sự tuyệt diệu. Ta hãy để nền kinh tế Mỹ sang một bên và xem những việc mà B.Obama đã làm để thay đổi hướng đi của lịch sử.


    Đầu tiên phải kể đến thành công của các cuộc cách mạng Hoa nhài Trung Cận Đông. Một loạt các chế độ độc tài bị xụp đổ ở Tunisia, Ai Cập, LiBia,... đã thổi một làn gió mát vào niềm tin ngày mai tươi sáng hơn cho loài người.


    Thành công thứ 2 mà ta nói đến là ám sát thành công Osama Bin la Den ở ngoại ô Islamabat, Pakisztan. Phong trào khủng bố thế giới của Osama Bin la Den đã bị một đòn chí mạng. Hơn nữa, đây sẽ là cái cớ chiến thắng để Hoa Kỳ rút ra khỏi cuộc chiến tốn kém này. Thành công này đã lột trần bản chất thù địch của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Ai đã bao bọc Osama Bin La Den tại Islamabat, nếu không phải tình báo Trung Quốc? Hoa Kỳ đã hiểu Trung Quốc hơn qua câu ngạn ngữ của họ: kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta.


    Một biểu hiện xuất chúng nữa của B.Obama là chiến lược giữ vị trí cường quốc số một trên thế giới: Chiến lược quay trở lại Đông Nam Châu Á. Đây là chiến lược sẽ đảm bảo cho Hoa Kỳ vị trí độc tôn, vị trí có tiếng nói quyết định trên thế giới trong thế kỷ này.


    Obama cũng không vội vàng với các ý kiến của các chiến lược gia mà đại diện là Z.Brezinski, hô hào cho nhóm G2, gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc để quyết định vận mạng thế giới. Đây là một nhóm không có gì hay ho cả, chỉ gồm một chủ nợ và một con nợ.


    Một nhóm G3 đang dần dần hình thành theo chủ ý của vị Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ.


    Nhóm G3 này hay hơn, vì có 2 nước dân chủ là Mỹ và Ấn Độ. Trung Quốc, một nước đảng trị sẽ không còn được quyền quyết định ngang bằng với Hoa Kỳ.


    Điểm yếu của Hoa Kỳ hiện nay là đang nợ công chồng chất, ngân sách thâm hụt, mà một trong các chủ nợ là Trung Quốc.


    Một nền kinh tế mạnh khỏe, sáng tạo, tiên phong, đáng học tập như vậy, lại bị những con sâu tài phiệt phố Wall, New York làm siêu điêu. Trong chuyện khủng hoảng tài chính này, ta thấy có mối liên hệ giữa tài phiệt phố Wall New York và quân phiệt cấm thành Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Trong bài này, tôi sẽ không chứng minh nhận định này mà chỉ nêu những nhận xét.


    Tài phiệt phố Wall, New York đã nhận thấy tiền tỷ đô la từ hàng trăm triệu cánh tay lao động Trung Quốc. Quân phiệt cấm thành Trung Nam Hải đã nhận ra sự ham mê đồng tiền thành bệnh hoạn của tư bản mại bản Hoa Kỳ. Môi giới cho cuộc hôn nhân trong bóng tối này là H. Kisinger, Z. Brezinhski, Alain Greenspan,...Thế là những cổ động, tuyên truyền cho toàn cầu hóa được tung ra. Người đóng thuế Mỹ quên rằng gia đình họ đã có nhiều người thất nghiệp do hàng hóa Trung Quốc kém phẩm chất, nhưng giá rẻ, bóp nghẹt các công ty hoa kỳ. Người Mỹ hài lòng với đồng lương thất nghiệp vẫn đủ sống nhờ hàng hóa giá rẻ và còn nhờ các khuyến khích cho vay trả dần của tài phiệt phố Wall.


    Chính phủ Mỹ bị những chục tỷ, trăm tỷ trái phiếu mà Trung Quốc mua làm mờ mắt, quên sự thật. Giới tài phiệt phố Wall giở những trò phù thủy, trộn lẫn nợ xấu với nợ có thể thanh toán được thành một sản phẩm và cho các hãng rating như là Moody's, Standard & Poor's hay Fitch Ratings phù phép thổi thành những sản phẩm ngân hàng đem bán khắp các thị trường chứng khoán. Các tài phiệt của ngành bất động sản còn mạnh tay làm giầu hơn nữa. Sản phẩm của họ có tên là Subprime. Từ những Subprime này mà nền kinh tế Hoa Kỳ chao đảo.


    Vai trò của Trung Quốc trong khủng khoảng tài chính Hoa Kỳ có thể thấy trong thí dụ đơn giản sau. Trên một phố có 2 gia đình sinh sống. Một gia đình đông con và nghèo nheo nghèo nhóc. Một gia đình mọi người đều chăm chỉ làm ăn và thịnh vượng. Ông bố của gia đình nghèo quyết định sang học kinh nghiệm của gia đình giầu có. Không những muốn học kinh nghiệm làm ăn, ông bố gia đình nghèo còn muốn làm cho gia đình giầu có lụn bại mới bõ ghét. Chước mà ông ta sử dụng, là cho gia đình giầu có vay tiền mà mình làm ra, khuyến khích họ ăn chơi, đối với gia đình mình thì ông ta bắt con cái chịu cực chịu khổ để có tiền đưa cho cho gia đình kia ăn chơi. Kết quả là gia đình nghèo khó đã vươn lên được. Đây là một mẹo na ná như Ngô Quyền nhà Đông Ngô thời Tam quốc, đối xử với Lưu Bị khi Lưu Bị sang Đông Ngô cưới vợ.


    Vì vậy, tôi cho rằng khẩu hiệu "Occupe the Wall Street" còn thiếu một vế: Occupe the Trung Nam Hải Bắc Kinh. Chỉ mặt đầy đủ những kẻ đã gây ra khủng khoảng, mà tất cả người nghèo của cả thế giới phải hứng chiụ chính là Wall Street và Trung Nam Hải Bắc Kinh:


    "Occupe the Wall Street, Occupe the Trung Nam Hải Bắc Kinh."


    Trung Quốc hiện nay là nước có trữ lượng đô la nhiều nhất thế giới quãng 3000 tỷ đô la và là một chủ nợ to của Mỹ. Đây là sức mạnh chính của Trung Quốc.


    Trung Quốc còn một thế mạnh nữa là dân số cao, khoảng 1300 triệu.


    Nền chính trị của Trung Quốc thì hủ lậu với mớ thập cẩm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng phong kiến Mao và tính thực dụng Đặng tiểu Bình. Gần đây sau khi đã đả phá kịch liệt Khổng Tử thời Mao, Trung Quốc lại dương trở lại ngọn cờ tư tưởng phong kiến của Khổng Tử.


    Khác hẳn với Hoa Kỳ là khai phá văn hóa các nước lạc hậu, đấu tranh cho Nhân Quyền, tự do Internet, quan tâm đến các vấn đề của loài người, của khí hậu trái đất... thì Trung Quốc hướng tới các nước độc tài và chỉ lo vơ vét tài nguyên, khoáng sản của các nước lac hậu. Họ không chống độc tài vì bản thân Trung Quốc là nước đảng trị.


    Các cuộc cách mạng Hoa nhài thành công trên thế giới đang đẩy những ảo vọng cường quốc của Trung Quốc vào vị trí bất khả thi.


    Các điểm mạnh của Trung Quốc mà tôi vừa nêu trên cũng chỉ có tính tương đối. Trung Quốc có trữ lượng đô la lớn, nhưng đô la do Hoa Kỳ in ra. Cho đến khi nào Trung Quốc còn tuân thủ luật chơi thì những tỷ đô la ấy còn giá trị. Khi Trung Quốc phá luật thì số lượng nghìn triệu đô la ấy, cũng chỉ là tờ giấy có in hình tổng thống Hoa Kỳ mà thôi.


    Trữ lượng vàng ròng của Hoa Kỳ hiện nay là quãng 9000 tấn, gấp gần 20 lần trữ lượng vàng ròng của Trung Quốc là 150 tấn.


    Hơn 2 thập kỷ qua, Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ. Xã hội Trung Quốc xáo trộn như qua cơn Đại hồng thủy. Các vấn đề xã hội như chênh lệnh giàu nghèo, hưu trí, y tế xã hội, bảo hiểm xã hội, bình đẳng các sắc tộc, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương,... bị xếp xuống hàng thứ yếu. Nếu một khi xảy ra tình trạng căng thẳng, một xã hội mà các ung nhọt chuẩn bị vỡ, chắc không đối kháng nổi với các tình huống bất thường. Những cái mạnh của Trung Quốc sẽ trở thành cái yếu. Thí dụ, theo ước tính, Trung Quốc có hơn 600 triệu cánh tay lao đông. Thời bình, thời hòa hoãn, đây là lực lượng sẽ làm ra của cải thu lợi cho xã hội. Trường hợp căng thẳng, nhiều nước trên thế giới đóng của thuế quan với hàng hóa trung quốc, những triệu bàn tay không được lao động này sẽ là gánh nặng cho ngân sách nhà nước Trung Quốc.


    3. Các đồng minh của Hoa Kỳ, các đồng minh của Trung Quốc.


    Hoa Kỳ đã gần một thế kỷ là cường quốc chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới. Những gắn bó của Hoa Kỳ với các nước có cùng lợi ích với họ, có mặt khắp nơi trên thế giới. Riêng vùng Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương này, ta thấy Úc, Ấn Độ, Phillipines, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, thái Lan, là những nước có quyền lợi lâu dài với Mỹ.


    Liên kết với Mỹ, các nước như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan là những tấm gương sáng về kinh tế phát triển.


    Liên kết với Trung Quốc chặt chẽ là trường hợp Bắc Triều Tiên. Pakisztan cũng là một nước trong vòng tay thân ái của Trung Quốc. Myanmar khi còn là độc tài cũng được Trung Quốc coi là bạn tốt. Những ngày hôm nay, Myanmar đang thay đổi và Trung Quốc đang nhìn họ với con mắt ngờ vực.


    Việt Nam là trường hợp đặc biệt nhất trong các đồng minh của Trung Quốc.


    Còn ai thân với Trung Quốc hơn là Việt Nam trong giai đoạn 1049-1979?


    Núi liền núi, sông liền sông.
    "Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
    Vừa là đồng chí vừa là anh em". (Hồ Chí Minh)


    Sự trở mặt của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng là tấm gương cho những nước đồng minh hiện nay của Trung Quốc như Pakisztan lấy làm bài học. Năm 1979, Trung Quốc đã gây chiến tranh biên giới với Việt Nam giết chóc tàn khốc hàng chục nghìn dân thường việt Nam. Trung Quốc còn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.


    Về kinh tế, từ 1990 tới nay, với Việt Nam, Trung Quốc luôn chiến phần lợi như Việt Nam luôn nhập siêu với Trung Quốc hàng chục tỷ đô la 1 năm, hay thực hiện các dự án tàn hại môi trường sinh thái Việt Nam như dự án Bôxit Tây Nguyên. Các dây chuyền máy móc nhập từ Trung Quốc thì cũ kỹ, lạc hậu...


    Tóm lại thân thiện với Trung Quốc là lực cản chính cho tiến bộ của Việt Nam.


    Việc quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ đã đặt 2 cường quốc này vào thế cạnh tranh: 2 hổ cùng săn mồi trong một cánh rừng. Tuy vậy khả năng đụng đầu trực tiếp hiện nay là khó xẩy ra.


    Trước hết, 2 nước này cùng có vũ khí hạt nhân và họ hiểu tính tàn phá của loại vũ khí này.


    Thứ 2, chính Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển, hay nói một cách khác là sự phát triển của Trung Quốc nằm trong tính toán chiến lược của Hoa Kỳ. Cho dù Hoa Kỳ đã có tính toán sai, khi quá nghe các quân sư thân Trung Quốc mà đại diện là Z. Brezinski tung hô, quảng cáo cho một Trung Quốc trỗi dậy một cách hòa bình, thì theo ý: "ta đã đưa ngươi lên được ta sẽ hạ ngươi xuống được", Hoa Kỳ chắc sẽ sử dụng những sức mạnh mềm là chính.


    Cuộc chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ với Liên Xô và Phe XHCN Đông Âu là cuộc chiến của 2 lý tưởng chống đối nhau về bản chất. Hoa Kỳ xây dựng sự giầu có của mình dựa trên tự do cá nhân, tư hữu, bình đẳng mọi thành phần xã hội... trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin phá bỏ tư hữu, đảng trị, ưu tiên duy nhất một giai cấp công nhân...


    Cuộc cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc lần này không mang tính lý tưởng. Trung Quốc đã chỉ khoác cái vỏ Mác-Lênin mà Hoa Kỳ đã hiểu điều này từ 1971.


    Đây là cuộc cạnh tranh dành uy tín, ảnh hưởng, dành các khoáng sản, dành nguồn cung cấp dầu hỏa, dành quyền kiểm sóat tuyến hải lộ quan trọng bậc nhất của thế kỷ 21: tuyến hải lộ qua Biển Đông...


    Như vậy để mặc cả trong cuộc đấu giá chiến lược này, có thể, có lúc sẽ xẩy ra các vụ như Bắc Triều Tiên bắn tầu ngầm Nam Hàn năm 2010, hay Cămpuchia theo lệnh Trung Quốc gây hấn với Việt Nam...nhưng xu thế chung là Trung Quốc đang thất thế, cô lập, đang bị bao vây. Thực tế thì Hoa Kỳ và Trung Quốc luôn nắn gân và thử sức nhau trong các tranh chấp nóng trên thế giới. Cuộc không chiến của Nato do Hoa Kỳ lãnh đạo tại Libia nhằm tước đi của Trung Quốc một bàn đạp quan trọng trong bể dầu hỏa Trung Đông mà Hoa Kỳ tự cho là bể dầu chiến lược của họ. Đặc nhiệm Mỹ tấn công Osama Bin La Den tại ngoại ô Islamabat là một cái tát vào mặt Trung Quốc, mà Trung Quốc không dám kêu, chịu nhịn.


    4. Việt Nam trong cuộc đọ sức chiến lược Mỹ-Trung tại Châu Á.


    Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Đông Nam Á, Việt Nam đã chịu nhiều thua thiệt với Trung Quốc. Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1974, 1988, 1992. Hiệp định biên giới Việt Trung mang lại thiệt thòi lớn cho Việt Nam. Chiến tranh biên giới 1979 đã đánh tan ước muốn đóng một vai trò quan trọng ở Châu Á của Việt Nam. Các quan hệ kinh tế bất bình đẳng với Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào vị trí tiêu thụ hàng hóa ế thừa của Trung Quốc, làm nền kinh tế Việt Nam quặt quẹo không vươn lên được.


    Việc Hoa Kỳ quay trở lại Biển Đông lẽ ra là một tin vui với dân tộc Việt nam. Một lựa chọn tự nhiên lẽ ra phải được triển khai một cách thông minh. Sự mập mờ của chính sách không liên kết của ********************** thực tế là ủng hộ Trung Quốc, đồng minh với Trung Quốc.


    Việt Nam là nước có quyền lợi to lớn nhất trong việc Hoa Kỳ quay trở lại Châu Á. Khả năng đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa đang mở ra. Vị trí địa lý Việt Nam lại rất đặc biệt với Trung Quốc, do đó cũng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Tuy vậy, nếu Việt Nam không tham gia liên minh với Hoa Kỳ thì cường quốc này vẫn quay lại Châu Á, vẫn bao vây Trung Quốc.


    Liên minh với Hoa Kỳ là điều kiện cần, theo tôi, để thu lại Hoàng Sa, Trường Sa về với Tổ quốc Việt Nam.


    Điều kiện đủ là phải cải cách dân chủ, xóa bỏ đảng trị tại Việt Nam.


    5. Kết luận.


    Không phải là: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc 5 châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Hồ Chí Minh 1946.


    Hàng chục thế hệ thanh niên Việt Nam đã miệt mài khổ học, theo lời dạy của Bác Hồ. Hôm nay họ đã là các cán bộ có học vị như các giáo sư, tiến sĩ trong Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ ngoại giao Việt Nam. Thế nhưng họ đã bán một phần biên giới của Tổ quốc Việt Nam cho Trung Quốc.


    Một bộ phận các thanh niên ấy đã trở thành các lãnh đạo cao nhất Việt Nam như ***************, người tiêu phá gần 5 tỷ đô la mồ hôi của người dân lao động Việt Nam trong vụ Vinashin, hay Nguyễn Phú Trọng, người bị điếc tai khi súng Trung Quốc nổ giết ngư dân Việt Nam trên Biẻn Đông, mà ông ta không nghe thấy gì...


    Không, non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc 5 châu được hay không, chính là nhờ thắng hay bại trong cuộc chiến Biển Đông này.


    Khi Hoàng Sa, Trường Sa trở về với Mẹ hiền Việt Nam, cũng là lúc Hải quân Việt Nam oai hùng rẽ sóng Biển Đông, không sợ bất cứ thế lực ngoại xâm nào.


    Để Hoàng Sa, Trường Sa về với Việt Nam, trí thức Việt Nam cần làm tất cả để cảnh tỉnh dân tộc trước các cấu kết của Đảng cộng sản VN với Trung Quốc, cần lên án những nhà chính trị đang cổ võ cho tăng cường mậu dịch vùng biên giới với Trung Quốc.


    Đây là họa li khai của biên cương Việt Nam.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Sức mạnh của chính nghĩa


    TT - Hôm nay, 21-11, là ngày mang chủ đề Biển đảo VN trong khuôn khổ hội sách Cánh cửa mở rộng (từ ngày 17 đến hết 21-11) diễn ra tại TP.HCM.




    [​IMG]
    Độc giả xem sách Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tại hội sách Cánh cửa mở rộng - Ảnh: Thuận Thắng Cũng trong tháng 11, NXB Trẻ vừa cho ra mắt bốn cuốn sách trong Tủ sách Biển đảo VN, đáng chú ý là tập sách Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN.
    Tập hợp phong phú, đầy đặn những bài viết của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước; tập sách đã làm thành một tuyên bố mạnh mẽ và thuyết phục trước bạn đọc và công luận, khẳng định một chân lý, một sự thật không thể tranh cãi: Hoàng Sa, Trường Sa là của VN.
    Đó là các công trình khảo cứu và hệ thống hóa những bằng chứng lịch sử và pháp lý từ các bộ hình sử, thông sử thời nhà Nguyễn; các bản đồ của VN và trên thế giới từ thế kỷ thứ 15; các bài báo xưa, ghi chép của các nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây; các văn kiện của nhà nước VN từ thời nhà Nguyễn cho đến trước ngày 30-4-1975 và cả một số tư liệu của người Trung Quốc... Tất cả cùng xác nhận một thực tế: Nhà nước VN từ lâu đã thật sự khẳng định chủ quyền và thực hiện một cách hòa bình chủ quyền của mình trong nhiều thế kỷ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trong tập sách này, các nhà nghiên cứu đã dày công khảo sát kho thư tịch cổ của Trung Quốc để cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong bất cứ văn bản nào của lịch sử Trung Quốc đến tận nửa đầu thế kỷ 20. Đồng thời các tác giả cũng đã dày công không kém để vạch ra những thủ đoạn “cưỡng từ đoạt lý”, những chiêu thức “mượn trắng nói đen”, những chứng cứ giả tạo mà người ta đã lập lờ tạo nên về chủ quyền đối với hai quần đảo mà họ gọi tên là Tây Sa, Nam Sa. Các tác giả cũng bác bỏ dứt khoát và xác đáng yêu sách hết sức phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên biển Đông.
    Tập sách có nhiều hình ảnh, bản đồ, có phần phụ lục phong phú, cung cấp các văn bản pháp lý quốc tế, các tư liệu và kiến thức cơ bản về biển đảo, về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sách còn có phần biên niên sử, tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền VN đối với hai quần đảo này.
    Có bìa đỏ sắc cờ, tập sách gồm 350 trang khổ lớn nhưng cầm nhẹ tay nhờ được in trên loại giấy xốp đặc biệt. Sách nhẹ nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn: sức mạnh của chính nghĩa!

    * Ba ấn phẩm khác trong Tủ sách Biển đảo VN vừa ra mắt và tái bản gồm: Có một con đường mòn trên biển Đông (Nguyên Ngọc) - thiên ký sự về việc hình thành và phát triển của đoàn tàu không số, Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp (Trần Nam Tiến) súc tích, giàu thông tin và Biển Đông yêu dấu (Trần Ngọc Toản). Biển Đông yêu dấu là câu chuyện về cậu bé Minh Sơn được ông nội cho tham gia chuyến nghiên cứu khoa học dọc chiều dài đất nước trên con tàu khảo sát địa chấn Bình Minh.
    Vào mùa hè năm lớp 9 đó, cậu đã đi khắp biển Đông, đã chứng kiến những hiện tượng kỳ thú trên biển, đã nghe các nhà khoa học và các nhân chứng kể những câu chuyện về biển, về lịch sử khai phá và bảo vệ biển Đông của cha ông. Ba năm sau khi đã là một tân sinh viên, Minh Sơn trở lại thăm biển bằng một hành trình mới...
    * Toàn bộ lợi nhuận thu được trong ngày chủ đề Biển đảo VN 21-11 sẽ được đóng góp vào chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ.
    DUYÊN TRƯỜNG



    Mua và vận động bạn bè cùng mua những cuốn sách hay chứa đựng nhiều tư liệu quí này cũng là góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước ! :-bd:-bd:-bd
  11. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 24/11/2011, 10:29 (GMT+7) Trung Quốc sẽ tập trận hải quân ở Thái Bình Dương


    * Trung - Nhật đối thoại cấp cao về tranh chấp trên biển
    TTO - Trung Quốc ngày 23-11 tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở tây Thái Bình Dương trong tháng này. Tuyên bố được đưa ra một tuần sau khi Mỹ tăng cường sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương với những kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại bắc Úc.



    [​IMG]
    Tàu sân bay Trung Quốc được hạ thủy thử nghiệm. Ảnh: china-defense-mashup.com

    Theo Hãng tin Reuters, một tuyên bố ngắn gọn trên trang chủ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: “Đây là một cuộc tập trận thường niên đã được lên kế hoạch. Cuộc tập trận không nhắm vào một quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào và tuân thủ luật pháp, thông lệ quốc tế liên quan”.
    Trong khi đó, Hãng tin Nhật Bản Kyodo News dẫn nguồn Bộ Quốc phòng nước này nói sáu tàu chiến Trung Quốc đã đi qua Thái Bình Dương ở vùng biển giữa các đảo lớn thuộc quần đảo Okinawa ở phía nam Nhật Bản vào ngày 22-11.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của sáu tàu chiến Trung Quốc. Tối 22-11, đoàn tàu này đã đi qua vùng lãnh hải quốc tế giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản. Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK nói máy bay tuần tra của Nhật phát hiện các tàu này đã di chuyển ở khu vực chỉ cách đảo Miyako khoảng 100 km về phía đông bắc. Trong số sáu tàu, có cả một tàu khu trục được trang bị tên lửa hành trình.
    Tại Mỹ, đại úy John Kirby, một người phát ngôn của Lầu Năm Góc, nói với Reuters rằng Trung Quốc, “giống như tất cả các quốc gia có chủ quyền, có quyền thực hiện các hoạt động quân sự theo cách mà họ thấy phù hợp”. “Chúng tôi từ lâu đã làm rõ chúng tôi ủng hộ và sẽ tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, ông Kirby nói.
    Gần đây Trung Quốc đã đóng mới nhiều tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và các tên lửa đạn đạo đối hạm trong chương trình hiện đại hóa hải quân. Hồi tháng 8, Bắc Kinh cũng đã cho hạ thủy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên.
    * Tại Bắc Kinh ngày 24-11, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Genba đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhằm xây dựng thỏa thuận về “một cơ chế quản lý khủng hoảng” để tránh xảy ra những tranh chấp tiềm tàng tại vùng biển Đông Trung Hoa.
    Hãng tin Nhật Bản Kyodo News cho biết trong cuộc đối thoại, ông Genba đã kêu gọi nối lại đối thoại song phương về việc ký hiệp ước về một dự án cùng khai thác khí đốt ở biển Đông Trung Hoa.
    Kể từ vụ đụng độ giữa tàu cá Trung Quốc và lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản năm ngoái, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi và cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đang muốn nối lại đối thoại thường xuyên và xây dựng lại lòng tin, theo Kyodo News. Các cuộc đối thoại sẽ có mặt các bộ trưởng ngoại giao, lực lượng bảo vệ bờ biển hai phía và các cơ quan liên quan.
    HẢI MINH


    Đừng nghe Tàu nói mà tin ! [-X
    Diễn tập hay sẽ thình lình tấn công ? :-??
    Chi bằng ta cứ đề phòng ... :-w
    Tăng cường bảo vệ biển Đông vững vàng ! :-bd

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này