Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4145 người đang online, trong đó có 309 thành viên. 13:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41611 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    André Menras - Hồ Cương Quyết
    Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát




    André Menras (Hồ Cương Quyết), người mang hai quốc tịch Việt - Pháp, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp - Việt (ADEP), vừa thực hiện xong bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát tại Lý Sơn và Bình Châu.


    Ngày 28.6 vừa qua, tại Paris, lần đầu tiên phim được chiếu cho cộng đồng những người bạn Pháp ủng hộ Việt Nam và kiều bào xem trong buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông". Tọa đàm do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Nhân dịp này, Thanh Niên thực hiện cuộc phỏng vấn André Menras về bộ phim do chính ông viết kịch bản và đạo diễn.
    Ý tưởng thực hiện bộ phim về ngư dân ở vùng đảo Lý Sơn và Bình Châu đến với ông từ lúc nào? Điều gì thôi thúc ông thực hiện cuốn phim này?


    Năm 2006, qua báo chí Việt Nam, tôi đọc được nhiều trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đã bị các tàu đánh cá, tàu quân sự của Trung Quốc uy hiếp và bắt, tịch thu tàu thuyền, dụng cụ làm nghề bắt cá, đòi tiền chuộc đến tán gia bại sản. Tôi đi từ tâm trạng ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được. Tôi đã liên tục theo dõi thông tin, thực hiện các nghiên cứu tìm tòi và ngày càng cảm thấy lo ngại về tình trạng này. Vì thế, tôi đã quyết định phải dấn thân vào việc bảo vệ các ngư dân vì tôi nghĩ rằng, bảo vệ ngư dân cũng là bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Và rồi, tôi quyết định làm một phóng sự về họ.
    [​IMG]
    Ông André Menras phỏng vấn vợ một ngư dân mất tích, trước ngôi mộ gió ở Bình Châu (Quảng Ngãi) - Ảnh: Lê Hưng
    Tôi đã lên kế hoạch ra khơi đánh cá cùng các ngư dân ở đảo Lý Sơn và đã đến đảo 2 lần nhưng đều không thực hiện được, dù biên phòng tại đảo không cấm trực tiếp, dù một số ngư dân ủng hộ kế hoạch của tôi hết mình. Tuy nhiên, tôi biết, vì một lý do nào đó nên họ đã từ chối cho tôi đi cùng. Lần thứ 3 tôi đi Bình Châu (cũng trong năm 2011 này), được một người bạn giới thiệu gặp một ngư dân tại đó. Tôi đã có những ngày cùng sống, trò chuyện, ăn cơm với gia đình ngư dân tốt bụng này, tuy nhiên tôi vẫn chưa thể thực hiện giấc mơ ra vùng biển Hoàng Sa, có thể do người ta lo lắng cho sự an toàn của tôi chăng. Trở lại Lý Sơn lần nữa, tôi gần như trở thành vị khách quen thuộc của cư dân đảo, họ hiểu tình cảm cũng như tấm lòng của tôi đối với những mất mát của gia đình ngư dân ở đây. Cuối cùng, tôi đã được một số bạn Việt Nam yêu nước giúp đỡ, trở về Lý Sơn lần thứ tư để thực hiện bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát.
    Ngoài những nhân vật chính trong phim là bà vợ góa, những đứa trẻ có chồng/cha là ngư dân mất tích ngoài biển, thông điệp nào ông muốn chia sẻ ở bộ phim này?


    [​IMG]Tôi không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà[​IMG]



    Vấn đề ngư dân ở Bình Châu, Lý Sơn nói riêng và ngư dân ở miền Trung nói chung đều có những hoàn cảnh hết sức éo le, đau khổ. Cần sự đồng tâm, đồng lòng của người Việt ở trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ, bởi họ là bằng chứng sống động nhất khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại vùng biển Đông Nam Á. Điều tôi muốn nói ở đây là gì ? Đằng sau những mất mát, những số phận con người là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển đảo của mình. Đây là vấn đề lớn và cấp bách. Qua phim này, tôi muốn cho mọi người thấy rõ sự thật hằng ngày của ngư dân Bình Châu và Lý Sơn. Sự thật đó chính là nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự phản kháng, niềm kiêu hãnh, đó chính là lòng dũng cảm, tình yêu nước của họ. Thông điệp đó rất rõ ràng: "Hãy nhìn những người này, nhìn sự đau khổ của họ, nhìn thấy họ bám víu vào biển để sống ra sao. Hãy nhìn xem họ đã sống kiên định thế nào, họ xứng đáng được giúp đỡ, được ủng hộ và bảo vệ!". Từ kết quả này, tôi muốn lập một quỹ đoàn kết, trước mắt là với những gia đình ngư dân ở vùng biển Địa Trung Hải quê hương tôi, hỗ trợ các ngư dân ở miền Trung, đặc biệt vùng Bình Châu và Lý Sơn.
    Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi thực hiện bộ phim này?
    Dù tôi đã được nghe kể về những hoàn cảnh, mất mát của các gia đình ngư dân trên đảo, dù tôi đã nhận được nhiều lá thư viết vội của các cháu mồ côi cha gửi đến tôi, khi biết tôi là Chủ tịch ADEP, tuy nhiên, lúc trực tiếp phỏng vấn làm phim, tôi không cầm được nước mắt. Những bà vợ góa mất chồng, những đứa trẻ mất cha trên biển, kể lại với tôi hoàn cảnh gia đình bằng những câu đứt quãng rất xúc động. Họ ra biển ngóng chồng mỗi chiều dù chồng biệt tích cả nửa năm, 1 năm qua. Hết kiên nhẫn, họ trở về dựng những ngôi mộ gió và ngày đêm nhang khói đều đặn. Điều gì khiến họ làm điều đó? Đó là sức mạnh của niềm tin. Họ có tình yêu nước, tinh thần không nhượng bộ, tinh thần đoàn kết và sự chung thủy rất đẹp của con người.
    Tôi hỏi ông Bùi Thượng, năm nay đã 73 tuổi, được mệnh danh là "vua lặn" của đảo Lý Sơn: "Theo ông, cái nguy hiểm nhất trong nghề đi lặn là gì?". Ông Thượng nói: "Là khi gặp con cá mập lớn, mình đừng vội bỏ chạy, phải nhìn trừng vào mặt nó, nó sẽ không tấn công mình...". Câu trả lời của ông Thượng khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam những khi gặp kẻ mạnh uy hiếp, gây hấn: "Hãy nhìn trừng vào con cá mập" để tồn tại! Có một chi tiết khiến tôi và anh em quay phim không cầm được nước mắt khi nghe ngư dân Tiêu Viết Là (Bình Châu) kể từng bị tàu Trung Quốc bắt 4 lần, bị đánh đến thương tật, bị giam giữ, đòi tiền chuộc đến phá sản và nay còn nợ 400 triệu đồng. Nhưng anh vẫn hồn nhiên nói: Hoàng Sa gần đây lắm, làm sao không nhớ, là một phần của quê hương Việt Nam mà".
    Kế hoạch cụ thể của ông với bộ phim Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát như thế nào?
    Ngày 28.6 vừa qua, bộ phim được chiếu tại buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở biển Đông" cho đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận xem. Tọa đàm này do Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV), Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức. Những hình ảnh chân thực của phim tài liệu dài 56 phút này đã khiến nhiều người xem rất xúc động. Tôi cho là bước đầu công chiếu rất tốt. Tôi có một kế hoạch ngắn hạn là trình chiếu tại Pháp, trên kênh truyền hình Pháp nhằm lập một quỹ đoàn kết giúp những người vợ góa, những đứa trẻ mồ côi và những ngư dân mất tài sản có thể tiếp tục bám biển, tiếp tục tự hào là ngư dân Việt Nam ở các vùng biển miền Trung. Song song đó, tôi cũng mong bản phim tiếng Việt được chiếu tại Việt Nam càng sớm càng tốt. Đây là vấn đề cấp bách lắm rồi!
    Ông tin vào hiệu quả của phim?
    Nếu không có niềm tin thì không làm. Đây không phải là phim hoàn hảo về kỹ thuật, về nội dung, nhưng nó là tấm lòng của tôi, của những người bạn đã hỗ trợ tôi một cách chuyên nghiệp để quay và dựng phim trong thời gian rất ngắn. Cách đây hơn 40 năm tôi đã treo ngọn cờ của kháng chiến quân ngay giữa lòng Sài Gòn bị chiếm đóng như một sự phẫn nộ, một lời tố cáo sự tàn bạo của kẻ xâm lược, một hành động đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nay, tôi xem bộ phim này như một ngọn cờ nhỏ của sự đoàn kết. Tôi tin ngọn cờ này sẽ kêu gọi nhiều ngọn cờ khác, vì không một con người văn minh nào chấp nhận được nạn bạo quyền, gây hấn ở thế kỷ 21 này. Bộ phim là tiếng nói chống lại sự áp bức để tôn trọng con người, tôn trọng quyền của các dân tộc. Và những việc làm của các bạn, của tôi lúc này đã góp phần nhỏ trong tiếng nói chính đáng đó!
    Ngự Hà
    (thực hiện)



    Cảm ơn anh André Menras - Hồ Cương Quyết, một người con rễ của Đà Nẵng .
    Một người Pháp mà yêu Hoàng Sa và tích cực đấu tranh vì Hoàng Sa hơn rất nhiều người Việt !
    Một người Pháp dám to gan treo cờ Mặt Trận GP MN VN giữa Sài Gòn ngày 25-7-1970 !
    Một người Pháp đã cùng xuống đường phản đối Trung Quốc gây hấn trong những ngày đầu tháng 6- 2011 !

    Hồ Cương Quyết - André Menras , tên anh mãi khắc sâu trong tim nhân dân Việt Nam !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Để biết thêm đôi điều về một người Pháp đã yêu Việt Nam như máu thịt của mình !

    Không phải ngẫu nhiên mà ông chọn họ Hồ khi nhập quốc tịch Việt Nam .
    Như đại đa số người Việt , ông tự xem mình là con cháu bác Hồ , điều này là tự nguyện tự phát từ trái tim , không ai hướng dẫn chỉ bảo cho ông cả !

    Vì ông là Hồ Cương Quyết - André Menras !


    Andre Menras luôn là Hồ Cương Quyết...


    Chủ Nhật, 23.3.2008 | 06:21 (GMT + 7)
    (LĐCT) - Hồ Cương Quyết là tên Việt của Andre Marcel Menras - một trong hai người Pháp công khai phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN trước trụ sở quốc hội chính quyền Sài Gòn vào giữa trưa ngày 25.7.1970.


    [​IMG] Từ đó tới nay, gần 40 năm, cương quyết với tất cả trái tim mình, Andre Menras - Hồ Cương Quyết giúp VN được chút gì là giúp.

    Làm ấm lại một phong trào


    Ngày 20.3, ông Andre Quyết về Pháp, tới Nantes tiếp xúc với công ty chuyên sản xuất máy lọc nước biển để bàn thảo về chiếc Power - Survivor 160 (công suất 25 lít nước/giờ chạy bằng sức gió và pin mặt trời) dự tính được mua ủng hộ cho chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa" (CT) do báo Thanh Niên khởi xướng đầu năm 2008.

    Ông Quyết cùng bạn mình là hai ông Hồng Lê Thọ (Việt kiều Nhật), Nguyễn Đức Phương (chủ bút báo Đoàn Kết - Pháp) là ba người đầu tiên hưởng ứng, đưa ra giải pháp cho CT. Khi chiếc máy đầu tiên được đưa về TPHCM, ông Nguyễn Sơn Hà (Việt kiều Thụy Sĩ) giám đốc Cty Creativity Invest VN sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức giám định kỹ thuật. Dự kiến máy sẽ chuyển ra Trường Sa đúng ngày 30.4 này.

    Trị giá chiếc máy là 10.000 euro. Ông Quyết ủng hộ 1000 euro, khá nhiều Việt kiều hiện đang sống, làm việc trong nước cũng như nhiều nước trên thế giới ủng hộ CT, như ông Phan Thành - Việt kiều Cananda, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài (OVIBA) - góp 10.000USD, ông Trần Hà Anh - Chủ nhiệm lâm thời CLB Khoa học - Kỹ thuật Việt kiều - tặng 2 triệu đồng, Việt kiều tại Bỉ cũng đã quyên góp được số tiền đủ mua một máy nữa.

    Như vậy, tới lúc này, số tiền quyên góp được đã đủ mua ba máy. "Vấn đề không phải là tiền mà là làm ấm lại một phong trào: Người nước ngoài, Việt kiều chung tay, ủng hộ một chương trình hữu ích cho, vì VN. Đặc biệt lần này là vì Trường Sa thân yêu !" - ông Quyết phấn chấn.

    "Ông có thấy cái tên Hồ Cương Quyết hợp với mình không? Trong gần 40 năm qua, có bao giờ, có cái gì khiến ông trở nên thiếu cương quyết?" - chúng tôi hỏi. Im lặng một lúc lâu, ông Quyết nhớ lại: "Lịch sử cái tên Hồ Cương Quyết của tôi là điều rất ít người biết. Tên tôi do một trí thức Sài Gòn - ông Nguyễn Văn Quới (Ba Minh), giáo sư Anh văn, rất giỏi tiếng Pháp - đại diện cho tù chính trị ở xà lim OB1 - Chí Hoà, đặt cho. Anh bạn Jeans Pierre thì được đặt tên Hồ Tất Thắng".

    "Hạnh phúc là đấu tranh"

    12 giờ 30 phút ngày 25.7.1970, Andre Marcel Menras (giáo viên tiểu học, lúc đó 25 tuổi) và người bạn Jean Pierre Debris (giáo sư toán học) đến Sài Gòn theo chương trình "Thanh niên Pháp đi làm nhiệm vụ hợp tác quốc tế" đã leo lên đầu tượng lính thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn trước mặt Hạ viện Sài Gòn (nay là Nhà hát lớn) phất cờ MTDTGPMNVN, rải truyền đơn kêu gọi hoà bình.

    Cả hai "cầm cự" trên bức tượng 30 phút. Chính quyền Sài Gòn đã bắt, giam cầm hai người gần 3 năm trong khám Chí Hoà. 1.1.1973 họ được thả, bị trục xuất ngay về Pháp. "Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo" - cuốn sách cả hai viết trong 11 ngày được xuất bản tại Pháp tháng 5.1973, được dịch ra nhiều thứ tiếng, tại VN, NXB Văn Nghệ Giải Phóng ấn hành tháng 9.1974 qua bản dịch của Nguyễn Vĩnh và Thu Hà; năm 2003, NXB Trẻ in lại, bổ sung thêm phần Phụ lục.

    Ý nghĩa cuộc sống với Andre Quyết: "Hạnh phúc là đấu tranh" và "Đấu tranh bạn sẽ trẻ mãi, ngừng đấu tranh bạn sẽ già nua". Những thử thách ông và Pierre Debris trải qua trong khám Chí Hoà củng cố tình cảm, nhận thức của hai ông về chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ của người dân VN. Mãn hạn tù, hai ông bước vào cuộc đấu tranh mới - đi 16 nước tổ chức họp báo, nói chuyện cổ động phong trào hoà bình - phản chiến, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của VN.

    "Tại sao trên cácvisít của mình, ông in hình một cậu bé người Việt đội nón lá rách rưới?". "ảnh này tôi chụp ở chợ cá ven biển Đà Nẵng năm 1969 khi vừa đặt chân tới VN. Bức ảnh là một sự thôi thúc tôi mỗi ngày, phải làm gì cụ thể để giúp trẻ em nghèo VN!".

    "Căn cứ" VN

    Bây giờ, với Andre Quyết, TPHCM là "căn cứ" vững vàng để sống. Cuối năm 2007, ông nộp đơn xin quốc tịch VN. "Chưa có người Pháp nào xin quốc tịch VN. Này, nếu tôi mà là cầu thủ, đơn của tôi có khi được duyệt nhanh đấy nhỉ? Nhưng tiếc quá, tôi đã 63 rồi, già rồi... " - ông cười hóm hỉnh.

    Sau giải phóng, 1976, ông Jeans Pierre Hồ Tất Thắng quay lại VN, làm đại diện thương mại cho một công ty Pháp, lấy vợ người Việt, sau đó đưa vợ con về Pháp sinh sống.

    Còn Andre Quyết, tháng 8.1977 trở lại VN theo lời mời của Chính phủ VN. Tới 2002, ông quay lại VN lần thứ ba. Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Monpellier, với kinh nghiệm mấy chục năm làm thầy giáo, ông lập ADEP - Hiệp hội phát triển-trao đổi sư phạm giữa Pháp và VN, là cầu nối giúp các trường của hai nước trao đổi giáo viên thực tập. Gần nhất: Hiện tại trường Hoàng Văn Thụ (Đà Nẵng) đang có 7 giáo viên Pháp tới thực tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp VN.

    Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nên Andre Quyết quan tâm tới học sinh nghèo người Việt. Bắt đầu từ 2004, ông tặng học bổng cho trẻ em nghèo. Tháng 9.2006, ông trở thành đại diện thương mại cho 800 hộ gia đình trồng nho, làm rượu vang vùng Languedoc Loussillon - Nam nước Pháp tại VN để có thêm thu nhập cho quỹ học bổng.

    Thường mỗi năm, 6 tháng ông Andre Quyết ở VN, 6 tháng về Pháp. Sau chuyến về 20.3, đầu tháng 5, ông lại quay về Pháp, làm hướng dẫn viên tình nguyện và... miễn phí cho đoàn làm phim của ĐD Nguyễn Hồ về 3 vị vua triều Nguyễn yêu nước có thời gian sống, lưu đày ở Pháp, Algerie, và đảo Réunion.





    Chân thành chúc anh Hồ Cương Quyết luôn mạnh khỏe và hạnh phúc .
    Anh là tấm gương sáng cho người Việt chúng tôi !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Gà con đi dạy cáo già :-ss
    Cáo già giả dạng thật thà dễ thương :-*
    Gà khoe kinh nghiệm chiến trường :-j
    Biết đâu cạm bẫy đang giương sẵn chờ [-(

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

    @gialongVT
    @hoatimbanglang

    Hồi đáp bài này xin gửi ở trang Chiều Tím bên giao lưu nhé !
    Tránh làm loãng chủ đề biển Đông và chủ quyền đất nước .

    Mời các bạn sang đây , nếu tôi đi vắng thì cứ gửi bài lại ở đó , tôi về sẽ đọc và phúc đáp !

    http://f319.com/giaoluu/1484784
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Jens Kastner
    Thủy Trúc dịch
    22-11-2011[​IMG]
    Hoàn Cầu thời báo sắm vai phản diện, Đảng vào vai chính diện.
    Hoàn Cầu, tờ báo được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Trung ở Bắc Kinh, đang tạo ra tại thủ đô của Trung Hoa những làn sóng xã luận lời lẽ thô bạo chưa từng có, kêu gọi hành động quân sự chống các nước láng giềng.
    Mặc dù tờ báo được xuất bản dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), nhưng các bài báo của họ đi quá xa, vượt xa cả những luận điệu khó nghe của đảng. Ví dụ, chỉ trong hai tháng vừa qua, họ đã đòi tấn công vào hệ thống vũ khí của Mỹ nếu Đài Loan dám mua vũ khí Mỹ, cũng như đòi đánh Việt Nam và Philippines vì hai nước này đã bảo vệ lợi ích ven biển của mình trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), và thậm chí nện luôn cả Hàn Quốc vì tội bắt giữ tàu cá Trung Quốc.


    Đọc tiếp »
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33






    Vì sao ngân sách quốc phòng VN tăng?


    Cập nhật: 15:09 GMT - thứ tư, 23 tháng 11, 2011



    [​IMG]Ngân sách cho quân đội Việt Nam tiếp tục tăng


    Giới quan sát nhận định ngân sách quốc phòng Việt Nam cho năm 2012 tăng mạnh nhằm tập trung bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông.
    Tạp chí quốc phòng Jane's Defence hôm nay cho biết số tiền 70,000 tỷ đồng có nghĩa là tiền chi cho quốc phòng Việt Nam năm 2012 sẽ tăng gần 35% so với năm 2011.


    Số tiền này, đã được Quốc hội thông qua, chiếm khoảng 8% tổng chi tiêu và khoảng 2% GDP.
    Dẫu tăng mạnh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với chi phí quốc phòng cũng sẽ bị giảm vì lạm phát hai chữ số ở Việt Nam và sự mất giá của tiền đồng.
    Phân tích của Jane's Defence nói chi tiêu quốc phòng của Việt Nam tập trung vào việc bảo vệ ở Biển Đông.
    Ngân sách quốc phòng được củng cố nhờ lợi nhuận từ những dàn xếp gắn với lợi nhuận dầu hỏa, khí đốt và nhu cầu năng lượng hạt nhân của Việt Nam.
    Năm 2009 và 2010, Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V và nhiều tàu tuần tra Svetlyak của Nga.
    Jane's Defence nói nhiều người cho rằng các thương vụ này cũng gắn với cam kết của Moscow xây nhiều nhà máy điện hạt nhân với giá khoảng 15 tỉ đôla và khảo sát nhiều mỏ khí đốt ở Biển Đông.
    Ngân sách cho quân đội Việt Nam trong năm 2011 là 52.000 tỷ đồng.
    Ngân sách này tăng tới 70% so với chi tiêu quân sự trong năm 2010.
    So với các nước trong vùng Đông Nam Á, chi phí quốc phòng chính thức của Việt Nam vẫn thấp hơn so với Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.






    .
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Thứ Tư, 23 tháng 11 2011 Nga đầu tư 400 triệu đô la khai thác 2 mỏ dầu khí tại Việt Nam




    Hình: REUTERS
    Mỏ dầu Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu


    Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga, TNK-BP, vừa loan báo kế hoạch đầu tư 400 triệu Mỹ kim khai thác 2 giếng khí ở mỏ Lan Đỏ ở Bà Rịa-Vũng Tàu trong vài tháng tới.

    Thông cáo của công ty cho biết bắt đầu từ quý 4 năm sau dự kiến mỗi năm sẽ cho ra lò khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, bù đắp cho sản lượng bị sụt giảm tại mỏ Lan Tây trong cùng khu vực cũng do công ty vận hành.

    Tập đoàn TNK-BP của Nga là 1 trong 10 công ty dầu khí tư nhân lớn nhất thế giới. Tháng 10 năm ngoái, tập đoàn này loan báo mua lại các cổ phần tại Việt Nam và Venezuela của đại công ty dầu khí BP Anh Quốc.
    Nguồn: AFP, www.prime-tass.com




    .
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Miến Điện đang xích lại gần Việt Nam?


    Báo chí Việt Nam cuối ngày thứ Hai 14/11 đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của tân Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Miến Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, tới Hà Nội.
    Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tướng Min Aung Hlaing trong cương vị người đứng đầu quân đội quốc gia hiện đang ngấp nghé ghế chủ tịch luân phiên của khối Asean.
    Irrawaddy, tờ báo nổi tiếng theo xu hướng dân chủ của người Miến Điện ở hải ngoại, vừa có bài phân tích tầm quan trọng của chuyến đi này.
    Theo Irrawaddy, việc ông Min Aung Hlaing chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc để xuất hành lần đầu đã phá vỡ tiền lệ của những người trong cương vị của ông và khiến nhiều người cho rằng Miến Điện đang có các hành động để dần rời xa và tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Giới quan sát đã để ý tới điều này kể từ khi Naypidaw quyết định ngừng dự án đập thủy điện Myitsone mà Trung Quốc đầu tư hồi cuối tháng Chín, cho dù bị Bắc Kinh cực lực phản đối.
    Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức lễ đón long trọng dành cho Tướng Min Aung Hlaing, và đăng ảnh ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh duyệt đội quân danh dự hôm thứ Hai 14/11.
    Báo này trích lời vị tướng Miến Điện nói muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam: "Myanmar luôn quan tâm theo dõi và nghiên cứu học tập những thành công của Việt Nam. Đó không chỉ là kinh nghiệm và thành tựu trong chiến tranh, mà trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam cũng rất thành công."
    Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Min Aung Hlaing cũng thống nhất với nhau về tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
    Cựu Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Tin Oo, hiện là lãnh đạo đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện, nói với tờ Irrawaddy rằng Naypidaw hiện đang gặp khó với Trung Quốc kể từ sau vụ đập Myitsone,vậy cho nên việc cử đoàn quân sự sang Hà Nội có thể là để "giành một sự vì nể nào đó từ Trung Quốc thông qua tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam".
    Aung Lynn Htut, cựu quan chức tình báo Miến Điện, người đã đào tẩu sang Mỹ năm 2005 khi làm phó Đại sứ tại Washington D.C., nói tuy Việt Nam và Miến Điện không phải đồng minh về quân sự, quân đội hai nước đã có quan hệ thân chặt từ hồi cuộc chiến Việt Nam.
    Ông Aung Lynn Htut được dẫn lời nói: “Chuyến thăm [của Tướng Min Aung Hlaing] rất quan trọng vì dường như nó cho thấy quân đội Miến Điện đang muốn có liên minh quân sự tại Đông Nam Á nhằm tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, nước cung cấp nhiều vũ khí, khí tài cho Miến Điện".
    Kinh nghiệm Đổi mới
    Quan điểm này cũng được Aung Kyaw Zaw, nhà phân tích quan hệ Trung Quốc-Miến Điện, đồng tình.
    Ông này nói trên tờ Irrawaddy rằng mục tiêu của chuyến đi chắc chắn là để ra tín hiệu cho quan hệ với Bắc Kinh: "Trung Quốc có thể sẽ lo lắng khi thấy tổng tư lệnh Miến Điện sang Việt Nam, nước vốn đã mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông".
    "Miến Điện muốn chứng tỏ họ có thể đặt quan hệ với bất cứ nước nào, thậm chí có thể đặt mua trang thiết bị quốc phòng từ Việt Nam trong tương lai."
    Trong khi ở Hà Nội, Đại tướng Min Aung Hlaing cũng hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
    Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong khi "khẳng định ủng hộ trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng *************** đề nghị Myanmar ủng hộ các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, nhất là trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, sản xuất nông nghiệp…"
    Các doanh nghiệp quân đội Việt Nam, vốn đã khá mạnh trong việc đầu tư vào các nước lân cận như Lào và Campuchia, dường như đang được bật đèn xanh để tiến vào thị trường Miến Điện giàu tiềm năng khoáng sản.
    Một điều đáng chú ý nữa, là bên cạnh các chủ đề kinh tế - thương mại, các lãnh đạo Việt Nam khuyến khích Miến Điện và Việt Nam "ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương".
    Sau nhiều năm trì hoãn, Miến Điện có thể sẽ được khối Asean trao chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối sau khi nước này đưa ra các động thái cởi mở hơn về chính trị.
    Việt Nam tỏ ra nhanh nhạy khi Đại tướng Phùng Quang Thanh trình bày với Tổng tư lệnh Min Aung Laing về chủ đề Biển Đông ngay sau lễ đón ở Hà Nội. Ông Thanh nói "đây là vấn đề do lịch sử để lại, chủ trương của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ Ba 15/11 cũng đã tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Miến Điện Wunna Maung Lwin bên lề hội nghị ngoại trưởng Asean ở Bali. Ông Phạm Bình Minh được nói đã "đề nghị một số biện pháp nhằm củng cố và tăng cường hợp tác song phương" với người đồng nhiệm Miến Điện

    Tham khảo.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển - Kỳ 17: Khúc bi hùng giữa ngàn trùng sóng dữ



    [​IMG] -
    Giữa đêm tối mịt mùng sóng dữ, các chiến sĩ nhà giàn Phúc Nguyên 2A cố bám vào mảnh phao bè, ăn tỏi, uống nước biển cầm hơi, chờ tàu đến cứu. Biết có thể sẽ vĩnh viễn nằm lại biển xanh, nhưng anh em động viên nhau đây là phút giây bình tĩnh nhất, phải chiến đấu với sóng dữ đến cùng.

    Nước cất cầm hơi

    Tại “đại bản doanh” của tiểu đoàn DK1 đóng quân ở phường 11, thành phố Vũng Tàu, câu chuyện kể về vụ nhà giàn Phúc Nguyên 2A đổ từ người Chính trị viên Trung tá Nguyễn Thế Dĩnh đẫm đầy nước mắt. Kể đến đoạn y sĩ Nguyễn Hữu Tôn động viên anh em “Nếu chết cũng chết trong lòng đất mẹ”, mắt Trung tá Dĩnh đỏ hoe. “Giữa cận kề cái chết, anh em vẫn bình tĩnh động viên nhau cố bám vào phao bè chờ tàu đến cứu, phải sống để trở về, đó là hành động quả cảm, là ý chí của lính DK1 được giáo dục, rèn luyện bản lĩnh kiên cường. Các đồng chí ấy thực sự là tấm gương ngời sáng về đức hy sinh, tinh thần trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió để cán bộ chiến sĩ các nhà giàn hiện nay học tập và noi ”, Trung tá Dĩnh quả quyết.


    [​IMG]
    Thiếu tá Nguyễn Hữu Tôn - người sống sót trở về từ cơn bão. ảnh Tư liệu

    Sau khi lao xuống biển giữa đêm đen mịt mùng sóng dữ, 9 cán bộ chiến sĩ nhà giàn Phúc Nguyên 2A không ai nhìn thấy ai dù gần trong gang tấc. Lúc đó đèn tín hiệu ở áo phao cá nhân cũng không có tác dụng vì bị sóng đánh vỡ. Ai bám được vật gì nổi trên biển thì cố bám chứ không nghĩ mình sẽ sống. Tất cả nhận biết nhau bằng giọng nói và lần cầm tay nhau.


    [​IMG]
    Đoạn dây thừng này, các chiến sĩ đã dùng buộc vào bụng mình với phao bè để không bị sóng đánh trôi. Ảnh: Mai Thắng

    Sau khi Đại úy Vũ Quang Chương bị biển nhấn chìm, chiến sĩ Hoàng Văn Thủy bám vào mảnh gỗ và bắt đầu chống chọi. Thủy là người khỏe, bơi giỏi nhất nhà giàn khi ấy. Lúc đó Trung úy Dương Văn Hoan, chiến sĩ cơ yếu Hà Công Dụng, y sĩ Nguyễn Hữu Tôn, chiến sĩ pháo thủ Thuật, đang bám vào mảnh phao bè đã vỡ. Thủy gọi: Thằng Thơ đâu (lúc này Thơ bám được bao gạo đã bị sóng đánh ra xa), và anh em vừa tìm kiếm Thơ, vừa chống chọi với sóng dữ. Cứ như thế, cả đêm hôm đó, 5 con người trên chiếc phao cứu sinh nhỏ bé quần lộn với bão tố, ai cũng nghĩ nếu hy sinh, vẫn phải kiên cường, phải chống chọi đến hơi thở cuối cùng. Những phút nguy kịch nhất là những phút bình tĩnh nhất. Chiến sĩ Tôn nói với anh em: “Đất mẹ dưới chân chúng ta, Tổ quốc dưới chân chúng ta, nếu có chết cũng chết trong lòng đất mẹ”. Lời nói ấy như tiếp thêm sức mạnh và niềm tự hào cho các chiến sĩ. Ai cũng cố gắng bám chặt vào phao bè với hy vọng sống sót trở về. Bỗng Thủy phát hiện có một thanh gỗ trôi gần đó. Anh lao ra vớt thanh gỗ bẻ đôi làm mái chèo. Mọi người thay nhau chèo ra khỏi vòng xoáy nhưng thực ra chẳng biết chèo đi đâu. Đúng lúc ấy thì phát hiện thấy Thơ đang bám vào bao gạo, mặt nhợt nhạt. Thủy lao ra dìu Thơ và giúp trèo lên phao cứu sinh, cởi áo cho Thơ mặc. Thủy bình tĩnh lấy súng tín hiệu bắn 3 phát báo hiệu cấp cứu. Viên đạn cuối cùng Thủy đưa cho Trạm phó quân sự Dương Văn Hoan bắn, nhưng cơn sóng mạnh đã cuốn trôi khỏi tay Hoan. Cứ thế 6 anh em trên chiếc phao cứu sinh chống chọi với sóng gió. Trong lúc hoạn nạn ấy, chiến sĩ Hoàng Văn Thủy vớt được một hộp nước cất, loại nước cất dùng để tiêm cho người bệnh, anh em chia nhau mỗi người một ống uống cầm hơi.

    14 giờ kiên cường trong sóng dữ

    Thiếu tá Nguyễn Hữu Tôn, nguyên là chiến sĩ quân y nhà giàn Phúc Nguyên 2A sống sót trở về trong cơn bão ngày ấy nghẹn ngào kể lại: “Sau khi xuống biển, anh em đói và rét vô cùng. Ai cũng nghĩ mình sẽ phải sống và sống bằng được, nên cố bám vào phao bè, mặc cho sóng đánh tơi tả. Tôi bảo anh em, buộc tay mình vào phao bè, nếu hy sinh thì không mất xác. Trong đêm đen, chúng tôi không biết chèo đi đâu, mà cũng không còn sức để chèo nữa, chỉ biết mình cố bám vào phao và phải sống trở về đất liền. Ngay lúc cận kề cái chết, thằng Thủy còn lấy lương khô ăn với tỏi và động viên “ăn đi lấy sức mà bơi, không chết được đâu”. Lúc đó anh em rất bình tĩnh”.


    [​IMG]
    Nhà giàn DK1/14 vững vàng giữa biển. Ảnh: Tân Hữu

    Sáng hôm sau, sóng vẫn dữ dội. Tầm quan sát vô cùng hạn chế. Lúc sóng dâng lên cao chỉ nhìn chừng 10 mét, lúc sóng hút sâu tất cả anh em ngập trong sóng sặc sụa. Bằng mọi giá phải sống, phải kiên cường để sống, nghĩ vậy, 6 cán bộ, chiến sĩ là Trung úy Hoan, chiến sĩ báo vụ 1 Hoàng Văn Thủy, y sĩ Nguyễn Hữu Tôn, chiến sĩ cơ yếu Hà Công Dụng, Thơ - chiến sĩ báo vụ 2, Thuật- chiến sĩ pháo thủ, vừa cố bám vào mảnh phao bè, vừa chống chọi với bão tố suốt 14 giờ liên tục chờ tàu đến. 14 giờ kiên cường trong sóng dữ, 14 giờ thương nhớ biệt ly, 14 giờ chết đi sống lại giữa ngàn trùng sóng dữ.
    Ngay sau khi nhà giàn 2A đổ, ai sống, ai chết? Tin dữ ấy cũng làm bàng hoàng những đồng đội của họ ở Hải Phòng, Cam Ranh, Vũng Tàu sau khi Hoàng Văn Thủy nói lời vĩnh biệt đất liền.

    Tháng 12/1998, lúc đó tác giả giữ chức Phó đại đội trưởng chính trị đại đội thông tin phòng tham mưu Lữ đoàn 171, chứng kiến sự hy sinh của các chiến sĩ nhà giàn đêm ấy, đau đớn vô cùng. Năm 1995, tác giả cùng 8 đồng đội khác công tác ở nhà giàn Phúc Nguyên 2B tám tháng ròng rã, nên hiểu chuyện gì xảy ra với đồng đội mình cái đêm kinh hoàng ấy. Và không chỉ riêng tác giả, hai phần ba đại đội thông tin trực đêm ấy đã lặng người đi, hết ca trực đêm ấy về nhà anh em vẫn không thể nào chợp mắt được.

    Tin sập nhà giàn 2A đã lan nhanh trong gia đình cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171. Những người vợ lính tụm lại, buồn bã chia nhau từng chút thông tin về số phận 9 đồng đội của chồng họ. Có một người phụ nữ trẻ dường như chết đứng ngay tại ngôi chợ nhỏ gần căn cứ Lữ đoàn 171. Đó là vợ của Nguyễn Hữu Tôn, một trong chín người bị bão biển cuốn đi. Chị lao về nhà, chỉ để nhìn hai đứa con bé bỏng, rồi khóc và chờ đợi.

    Mai Thắng
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Gà con đi dạy cáo già :-ss
    Cáo già giả dạng thật thà dễ thương :-*
    Gà khoe kinh nghiệm chiến trường :-j
    Biết đâu cạm bẫy đang giương sẵn chờ [-(


    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p

    @gialongVT
    @hoatimbanglang


    Sợ quá.......​
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản Trung Quốc


    24/11/2011 0:22

    Ngày 22.11, tờ China Daily dẫn lời các chuyên gia cảnh báo nếu Trung Quốc “vỡ bong bóng” bất động sản thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp đối với kinh tế, chính trị-xã hội nước này. Nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy nguy cơ này đang hiển hiện khi thị trường bất động sản bắt đầu tụt dốc.
    Mức giá nhà trung bình tại 70 thành phố ở Trung Quốc tháng qua đã giảm lần đầu tiên kể từ khi chính phủ bắt đầu can thiệp “làm nguội” cách đây 2 năm, theo tờ The Wall Street Journal. Giá nhà mới xây tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu bắt đầu giảm từ tháng 9 còn giá bất động sản ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, giảm đến 4,6% trong tháng 10. Nhiều chuyên gia dự báo giá nhà đất Trung Quốc sẽ còn giảm thêm không dưới 25% và có thể cán mức 30% trong 2 năm tới.
    [​IMG]
    Giới thiệu bất động sản ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters
    Bloomberg dẫn cảnh báo từ một chuyên gia của Tập đoàn đầu tư Nomura rằng thị trường bất động sản Trung Quốc đổ vỡ sẽ kéo theo các ngành thép và vật liệu xây dựng. Vì thế, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ thấp hơn mức 8% vào quý 1 năm sau. Điều này có thể khiến Bắc Kinh tiến thoái lưỡng nan vì tiếp tục thắt chặt sẽ tác động xấu đến kinh tế, ngược lại thì “bong bóng” bất động sản càng căng.
    Ngoài ra, giới quan sát cảnh báo Trung Quốc còn phải đối mặt với thách thức từ hệ thống ngân hàng. Theo The Wall Street Journal, nợ xấu của những ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng nhanh vào năm 2012 do thời gian qua đã nới lỏng tín dụng quá đà cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đang hoạt động thiếu hiệu quả. Cuộc khảo sát mới đây của Đại học Bắc Kinh cho thấy tỷ lệ lợi nhuận biên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giảm 40% trong năm nay. Khi các doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả, ngân hàng có thể siết chặt các khoản vay, khiến tình hình càng khó khăn hơn.
    Ngô Minh Trí




    :-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này