Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3841 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 07:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41373 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 24/11/2011, 08:04 (GMT+7)
    Hàng chục tàu bị lừa sang nước ngoài đánh bắt


    TT - Chiều 23-11, nguồn tin từ ******* tỉnh Quảng Ngãi cho hay đã tiếp nhận nhiều đơn tố cáo của các chủ tàu bị lừa làm thủ tục sang nước ngoài đánh bắt thủy sản và đang tập trung điều tra đường dây môi giới đưa tàu, ngư dân sang nước ngoài khai thác hải sản bất hợp pháp. Khi có kết quả, cơ quan ******* sẽ công bố.
    Theo một nguồn tin, từ năm 2008, Lê Văn Sơn đứng ra tổ chức môi giới, lo các thủ tục để đưa tàu của ngư dân địa phương ra nước ngoài hành nghề trái quy định. Sơn đã đứng ra làm hợp đồng cho tổng cộng 13 tàu cá của ngư dân địa phương để qua Indonesia và Malaysia đánh bắt hải sản. Trong đó làm thủ tục sang Malaysia cho sáu tàu, Indonesia bảy tàu. Trong số này có nhiều tàu cá bị phía Indonesia và Malaysia bắt giữ, gây thiệt hại nặng cho các chủ tàu.
    Bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết nhiều ngư dân vẫn chủ quan, tin tưởng nên tự ý làm hợp đồng mà không thông qua bất cứ cơ quan chức năng nào nên xảy ra nhiều trường hợp thiệt hại nặng về tài sản khi bị cơ quan chức năng các nước bắt giữ vì vi phạm vùng biển.


    VÕ MINH
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Việt Nam đã giúp giải phóng Cam-pu-chia khỏi chế độ diệt chủng



    QĐND - Thứ Tư, 23/11/2011, 23:11 (GMT+7)
    [​IMG]
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiếp ông Vũ Mão ở Cung Hòa Bình (Nguồn: Thanh Niên) Chiều 22-11, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia, do Chủ tịch Hội Vũ Mão dẫn đầu, tại Văn phòng Thủ tướng ở Cung Hòa Bình, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen (Hun Sen) đã cảm ơn Việt Nam giúp Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ, đem lại sự hồi sinh cho nhân dân Cam-pu-chia và hiện nay vẫn tiếp tục giúp đỡ Cam-pu-chia trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    Thủ tướng Hun Xen tuyên bố ủng hộ phiên tòa xét xử tội ác Khơ-me Đỏ (ECCC) do Liên hợp quốc bảo trợ hiện đang diễn ra ở Phnôm Pênh, coi đây là sự công bằng của lịch sử và công lý đang được thực thi. Thủ tướng Hun Xen nêu rõ, Cam-pu-chia và Việt Nam hiện nay đang tiếp tục củng cố và tăng cường sự hợp tác nhằm thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước.
    TTXVN

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Đại hội đồng CSCAP lần thứ 8 họp tại Hà Nội
    Thúc đẩy cơ chế hợp tác, đối phó với thách thức an ninh khu vực



    QĐND - Thứ Hai, 21/11/2011, 21:6 (GMT+7)
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dự và phát biểu khai mạc cuộc họp CSCAP. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) QĐND - Sáng 21-11, cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) với chủ đề “Những nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích?”, do Học viện Ngoại giao tổ chức trong hai ngày 21 và 22-11-2011, đã khai mạc tại Hà Nội. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự và phát biểu tại phiên khai mạc. Tham dự cuộc họp có hơn 300 đại biểu, trong đó 150 đại biểu là các quan chức, chuyên gia, học giả từ 21 nước thành viên của CSCAP, hơn 30 đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội và đông đảo quan chức, cán bộ và học giả từ các bộ, ngành và Viện nghiên cứu của Việt Nam. Hội nghị sẽ đánh giá tác động của những bước phát triển mới của cấu trúc an ninh khu vực tới môi trường hòa bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương.
    Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng, châu Á - Thái Bình Dương đang được nhìn nhận là điểm sáng và cơ hội của thế giới do duy trì được đà phát triển và duy trì được môi trường hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn trong khu vực. Đó không phải là một nguy cơ đơn lẻ nào mà là tổng thể các thách thức đối với môi trường an ninh khu vực, bao gồm cả các thách thức an ninh truyền thống và các thách thức an ninh phi truyền thống, như an ninh biển, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng v.v.. Phó thủ tướng cho rằng, mặc dù các nước trong khu vực đã có những nỗ lực đáng kể để tìm kiếm và xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực có hiệu quả, song cho đến nay, khu vực vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để có thể ứng phó hiệu quả với các thách thức nêu trên. Phó thủ tướng đề nghị các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác khu vực hiện hành và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác khu vực, tăng cường lòng tin và hiểu biết giữa các nước trong khu vực.
    Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, năm 2010, với cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã cố gắng hết sức mình để duy trì và phát huy các cơ chế hợp tác hiện có, cùng với ASEAN thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN, thúc đẩy và mở rộng được cấu trúc an ninh khu vực.
    Tại phiên khai mạc, ông Đan-chong Kim (Dalchoong Kim), đồng chủ tịch của CSCAP khẳng định, kể từ khi thành lập năm 1993, CSCAP ngày càng được mở rộng về thành viên và các vấn đề được thảo luận. CSCAP ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với kênh chính thức, góp phần thiết thực cho quá trình hoạch định chính sách của các chính phủ trong khu vực. CSCAP được biết đến là tổ chức an ninh bán chính thức, được thành lập để thảo luận và hợp tác về các vấn đề an ninh nổi lên trong khu vực.
    Trong ngày đầu tiên, cuộc họp đã thảo luận về biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trên thế giới đang gia tăng; các biện pháp bảo đảm an ninh biển, gồm cả các khía cạnh khác nhau của việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở khu vực; An ninh nguồn nước…
    MỸ HẠNH
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung tướng Trần Quang Khuê tiếp Đoàn Tư lệnh Vệ binh Quốc gia bang Oregon, Hoa Kỳ



    QĐND - Thứ Ba, 22/11/2011, 23:7 (GMT+7)
    Chiều 22-11, tại Hà Nội, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã tiếp Thiếu tướng Raymond Frees, Tư lệnh Vệ binh Quốc gia Bang Oregon, Hoa Kỳ, đang ở thăm và làm việc tại nước ta.
    Trung tướng Trần Quang Khuê hoan nghênh Thiếu tướng Raymond Frees và phái đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ đang phát triển tích cực. Những năm qua, mối quan hệ về quốc phòng giữa Việt Nam-Hoa Kỳ được đẩy mạnh trên các lĩnh vực trao đổi đoàn quân sự cấp cao, đào tạo, quân y và khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Chuyến thăm lần này của đoàn là dịp tốt để hai bên tìm hiểu, thúc đẩy quan hệ hợp tác theo chương trình đối tác bang về phòng, chống thảm họa thiên tai, ứng phó các sự cố sập đổ công trình, hầm lò, tràn dầu và các sự cố về hóa chất, phóng xạ...
    Thiếu tướng Raymond Frees cho rằng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể; đồng thời khẳng định trên cương vị là Tư lệnh Vệ binh Quốc gia Bang Oregon, sẽ làm việc hết sức mình để chương trình đối tác bang đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác của hai nước tiếp tục phát triển.

    TTXVN


    Một bước đi quan trọng và đúng hướng !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/466473/Tang-cuong-ho-tro-xuat-khau-giua-VN-va-Israel.html

    Thứ Năm, 24/11/2011, 07:46 (GMT+7)

    Tăng cường hỗ trợ xuất khẩu giữa VN và Israel


    TT - Ngày 23-11, Tổng thống Israel Shimon Peres đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

    [​IMG]
    ************* Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Shimon Peres tại Phủ chủ tịch - Ảnh: Việt Dũng Trong buổi hội đàm với ************* Trương Tấn Sang, hai bên nhất trí sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu để thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 220 triệu USD và dự kiến đạt 300 triệu USD năm nay.
    Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Peres và ************* Trương Tấn Sang khẳng định quyết tâm tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, nông nghiệp, thương mại, đầu tư và du lịch...
    Sau hội đàm, hai vị lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết hiệp định vận tải biển và văn bản bổ sung nghị định thư hợp tác tài chính.
    H.GIANG
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111124/my-khong-thay-doi-ke-hoach-la-chan-ten-lua.aspx

    Mỹ không thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa


    24/11/2011 11:47
    [​IMG]

    Tên lửa hạt nhân di động Topol-12M của Nga - Ảnh: Reuters (TNO) Mỹ sẽ không thay đổi kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu, theo các quan chức Mỹ hôm 23.11.

    >> Nga cảnh báo phương Tây


    Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Tommy Vietor nói: “Mỹ đã cởi mở và minh bạch với Nga về kế hoạch phòng thủ tên lửa tại châu Âu, vốn phản ánh mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Iran với các đồng minh của chúng tôi mà chúng tôi đã cam kết sẽ ngăn chặn”.
    Ông Vietor bổ sung: “Thông qua nhiều kênh, chúng tôi đã giải thích cho các quan chức Nga rằng hệ thống phòng thủ tên lửa triển khai tại châu Âu không và không thể đe dọa chiến lược răn đe của Nga”.
    Phát biểu của ông Vietor được đưa ra sau khi Nga cảnh báo rằng nước này có thể triển khai tên lửa tại sát biên giới với Liên minh châu Âu nhằm tấn công các cơ sở phòng thủ tên lửa được lên kế hoạch, theo AFP.
    Trước đó, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói Moscow chuẩn bị triển khai tên lửa tầm gần Iskander ở vùng Kaliningrad nằm tại biên giới với Ba Lan và Lithuania.
    Ông Medvedev cũng nói nếu cần thiết, Nga sẽ phá hủy lá chắn tên lửa tại châu Âu của Mỹ một khi hệ thống được thiết lập.
    "Tôi đã giao cho các lực lượng vũ trang nhiệm vụ vạch kế hoạch phá hủy các hệ thống điều khiển, chỉ huy và thông tin của lá chắn tên lửa", ông Medvedev nói.
    Sơn Duân




    Không chỉ là chuyện dọa suông nữa !
    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đến rất gần , nếu Mỹ không thay đổi quyết định thiết lập lá chắn hạt nhân sát nước Nga , dù là với bất cứ lý do gì !
    Và một khi tổng thống Nga đã giao nhiệm vụ , các lực lượng vũ trang chỉ có một việc để làm là tuân lệnh !


    Cowboy ! Đừng chọc giận gấu Nga ! [-X[-X[-X
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

    24/11/2011 18:41

    (VTC News) - Mọi hoạt động của nước ngoài tại Trường Sa và Hoàng Sa không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại cuộc họp báo thường kỳ vào hôm nay.


    [​IMG]

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị
    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra trước đề nghị bình luận vềthông tin trên báo chí Trung Quốc ngày 22/11 cho biết Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho phép một công ty của Trung Quốc mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.

    "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần DOC." - Ông Lương Thanh Nghị nói.


    Với đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 vừa qua, phía Trung Quốc đã tỏ sẵn sàng tham gia cùng ASEAN thảo luận về Bộ quy tắc Ứng xử (COC), ông Lương Thanh Nghị nói:

    "Hòa bình, ổn định an ninh và tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông, là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước. Các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)."

    "Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)." - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
    Tin liên quan
    » ASEAN: Triển khai tuyên bố của các bên về Biển Đông
    » Các Ngoại trưởng ASEAN "mổ xẻ" vấn đề Biển Đông
    » ASEAN nỗ lực thúc đẩy xây dựng COC cho Biển Đông
    » "Thế giới ngày càng quan tâm tới Biển Đông, vì..."
    » Sự bình yên trên Biển Đông lại bị đe dọa
    » Xây dựng thành trì Tổ quốc giữa Biển Đông
    » Vấn đề biển Đông: Cần có giải pháp 2 bên chấp nhận được
    » Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo vấn đề biển Đông
    » Video ông Dương Trung Quốc phát biểu về biển Đông
    » Trung Quốc: "Tàu sân bay không liên quan đến Biển Đông"
    » Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông: 9 năm... khởi động?
    » Tân *************: Tôi sẽ thể hiện thái độ về Biển Đông
    » Bắc Kinh "thèm khát" Biển Đông không chỉ vì tài nguyên
    » Ra mắt chuyên mục Nghiên cứu Biển Đông trên VTC News
    » Chỉ lệnh của Bộ Chính trị TQ về tranh chấp Biển Đông
    » Giải mã chiến thuật quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông
    » ASEAN - Trung Quốc đạt thỏa thuận mới về Biển Đông
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111124/lai-xuat-hien-ban-do-dang-ngo.aspx

    Lại xuất hiện bản đồ đáng ngờ
    24/11/2011 23:26
    [​IMG]
    Bản đồ “kỳ lạ” trên Environmental Research Letters - Ảnh chụp từ website của IOPScience
    Thời gian qua, nhiều cá nhân, tổ chức người Việt trên khắp thế giới liên tục phát hiện và phản đối các tác giả Trung Quốc lồng bản đồ có đường lưỡi bò gần ôm trọn biển Đông vào những bài báo khoa học.
    Các tạp chí như Waste Management và Nature đã có phản hồi chính thức khẳng định bản đồ phi lý này không có chỗ trong các ấn phẩm khoa học không liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền.
    Tuy nhiên, mới đây ấn phẩm Environmental Research Letters thuộc nhà xuất bản IOPScience đăng một bài nghiên cứu của một nhóm tác giả Trung Quốc và Ý, trong đó có các bản đồ gây nhiều lo ngại mới. Cụ thể, trong bài Changes in snow cover over China in the 21st century as simulated by a high resolution regional climate model về lượng tuyết phủ ở Trung Quốc trong thế kỷ 21 có nhiều bản đồ nước này không kèm đường lưỡi bò.
    Thế nhưng ở góc phải phía dưới của các bản đồ lại xuất hiện một phụ đồ nhỏ thể hiện gần như toàn bộ biển Đông và lãnh thổ Việt Nam mà không có bất cứ chú thích hay diễn giải nào. Điều này có thể gây ngộ nhận rằng khu vực trong bản đồ nhỏ này cũng thuộc Trung Quốc. Thiết nghĩ cộng đồng người Việt trong ngoài nước và các cơ quan hữu trách cần lên tiếng yêu cầu giải thích rõ ràng, tránh chuyện lập lờ nhằm phục vụ cho mục đích nào đó.
    TS Lê Văn Út
    (ĐH Oulu, Phần Lan​
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

    24/11/2011 18:41

    (VTC News) - Mọi hoạt động của nước ngoài tại Trường Sa và Hoàng Sa không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói tại cuộc họp báo thường kỳ vào hôm nay.

    Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra trước đề nghị bình luận vềthông tin trên báo chí Trung Quốc ngày 22/11 cho biết Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt cho phép một công ty của Trung Quốc mở tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa.

    "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tại hai khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần DOC." - Ông Lương Thanh Nghị nói.

    Với đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 vừa qua, phía Trung Quốc đã tỏ sẵn sàng tham gia cùng ASEAN thảo luận về Bộ quy tắc Ứng xử (COC), ông Lương Thanh Nghị nói:

    "Hòa bình, ổn định an ninh và tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông, là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước. Các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)."

    "Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)." - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [B]Chuyển động quân sự lớn ở Thái Bình Dương[/B]

    (Dân Việt) - Ngày 23.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở tây Thái Bình Dương trong tháng 11, sau khi Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực chiến lược này.
    Trung Quốc sẽ tập trận đáp trả Mỹ
    Một tuyên bố trên trang web của Bộ Qu
    ốc phòng Trung Quốc cho biết, đây là cuộc tập trận thường niên và không nhằm vào một quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào, đồng thời tuân thủ luật pháp, thông lệ quốc tế. Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi Mỹ củng cố sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương với những kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại Bắc Australia.

    Trung Quốc ngày càng lo ngại về sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
    Giới phân tích cho rằng, động thái của Mỹ là thách thức trực tiếp đối với sức ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực của Trung Quốc và chắc chắn sẽ củng cố cho các đồng minh của Mỹ trong tranh chấp trên biển.
    Trong khi đó, Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 6 tàu chiến Trung Quốc đã đi qua Thái Bình Dương ở vùng biển giữa các đảo lớn thuộc quần đảo Okinawa ở phía Nam Nhật Bản vào ngày 22.11.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của các tàu chiến này. Máy bay tuần tra của Nhật cũng đã phát hiện một tàu khu trục được trang bị tên lửa hành trình trong đội tàu.
    Thời gian qua, Trung Quốc đã đóng mới nhiều tàu ngầm, tàu chiến và chế tạo các tên lửa đối hạm trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa hải quân. Tháng 8.2011, Bắc Kinh cũng đã cho hạ thủy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên và vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trong khu vực.
    Trung-Nhật hợp tác xử lý khủng hoảng
    Bất chấp thông tin về đội tàu chiến nói trên, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 23.11 đã nhất trí phối hợp thiết lập "cơ chế xử lý khủng hoảng" nhằm ngăn ngừa những cuộc tranh chấp trong trường hợp xảy ra sự cố trên Biển Đông.
    Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba đến Bắc Kinh nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda vào tháng 12 tới. Đây sẽ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Noda kể từ khi Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lên cầm quyền, nhằm mở rộng các lĩnh vực hợp tác song phương và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược hai bên cùng có lợi, tiến tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Nhật vào năm 2012.
    Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh nhân chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết, cơ chế trên sẽ liên quan đến Bộ Ngoại giao, các lực lượng bảo vệ bờ biển và cơ quan hữu quan hai nước.
    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khẳng định sẽ duy trì đối thoại với Nhật Bản về việc đàm phán ký kết hiệp định liên quan đến dự án khai thác khí đốt chung trên Biển Đông.
    Ông Dương Khiết Trì cũng khẳng định sẽ xem xét một cách nghiêm túc việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế đối với hàng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, được áp đặt sau sự cố hạt nhân tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số I.
    Hai bên cũng cam kết sẽ nỗ lực đạt được thỏa thuận về hiệp định đầu tư ba bên với Hàn Quốc trước cuối năm nay nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán thương mại tự do giữa ba nước.
    Gia Khánh


    Mọi biến động đều diễn ra theo chiều hướng bất lwọi cho TQ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này