1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5771 người đang online, trong đó có 513 thành viên. 23:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41837 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thủ tướng: Có Luật Biểu tình để đảm bảo quyền của dân

    [​IMG] NGUYÊN VŨ
    25/11/2011 11:45 (GMT+7)


    [​IMG] Thủ tướng *************** cho biết, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.
    [​IMG] E-mail[​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Khép lại hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 25/11, Thủ tướng *************** đã trình bày báo cáo, giải trình thêm một số nội dung mà nhiều đại biểu và đồng bào cả nước quan tâm chất vấn.

    Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh.

    Nhấn mạnh các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng khẳng định sẽ giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam. Có giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

    Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh là thông điệp quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh. Ông nói, theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.

    Với băn khoăn về phương thức và lộ trình tổ chức thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Thủ tướng đã giải trình thêm một số nội dung về cơ cấu lại đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng. Ông cho biết, sẽ có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.

    Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội, Thủ tướng nói.

    10h30 phút, Thủ tướng bắt đầu trả lời chất vấn trực tiếp.

    20 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng thời gian chỉ còn có 40 phút, nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu hỏi một câu trong một phút.

    Đại biểu Lê Bộ Lĩnh muốn được nghe quan điểm của Thủ tướng về bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quan điểm và chủ trương của Chính phủ với việc người dân biểu thị lòng yêu nước trước việc chủ quyền bị vi phạm.

    Cơ sở nào để Chính phủ đề nghị có Luật Biểu tình cũng là điều đại biểu Đỗ Văn Vẻ muốn chất vấn Thủ tướng.

    Giải pháp của Chính phủ để ngư dân yên tâm bám biển Đông, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là câu hỏi của đại biểu Đặng Ngọc Tùng.

    Đại biểu Trần Văn Minh chất vấn, cử tri rất quan tâm đến vụ việc của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả xử lý trách nhiệm.

    Chủ tịch Quốc hội nói, vấn đề này đã có báo cáo riêng, nếu Thủ tướng thấy cần thiết thì sẽ nói thêm.

    Các nội dung khác được đại biểu chất vấn Thủ tướng còn liên quan đến vấn đề tài cơ cấu nền kinh tế, sự chậm trễ trong xây nhà Quốc hội, quyết tâm khắc phục các vấn đề xã hội bức xúc...

    Đặt vấn đề liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Văn Phúc dẫn ý kiến và đề nghị của một số chuyên gia về sự cần thiết cần tái cơ cấu chính bộ máy thực thi nhiệm vụ này, cần có ủy ban tái cơ cấu và một đạo luật liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế và muốn biết quan điểm của người đứng đầu Chính phủ.

    Sau khi tất cả vị đại biểu Quốc hội dừng đặt câu hỏi, Thủ tướng bắt đầu trả lời. Ông nói, các vấn đề đặt ra đều quan trọng, xin cố gắng trình bày từng vấn đề.

    Ông nêu rõ, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời, vùng biển phạm vi 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Năm 1956, Trung Quốc đã chiếm đóng một số nơi tại Hoàng Sa, năm 1974 thì đánh chiếm toàn bộ, vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên án và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Lập trường nhất quán là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử để khẳng định điều này, nhưng chủ trương dùng biện pháp hòa bình để giải quyết.

    Thủ tướng cũng cho biết, tại quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc, Đài Loan, Philipinnes hiện đang chiếm giữ một số đảo, tuy nhiên Việt Nam có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các bên có đòi hỏi chủ quyền, cũng là bên duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống.

    Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận mới đây đã ký kết, không làm phức tạp thêm tình hình, các bên giữ nguyên trạng, không gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định khu vực, Thủ tướng nói.

    Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng và tăng cường khả năng tự vệ, có các cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào trong khu vực này.

    Về căn cứ yêu cầu xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất là thực hiện theo Hiến pháp, với quy định công dân dược biểu tình theo pháp luật, ta chưa có luật thì nên xây dựng luật.
    Thứ hai, thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.

    Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã báo cáo và Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, nhưng hiệu lực của nghị định chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế, nên Chính phủ kiến nghị xem xét để có Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như điều kiện của Việt Nam, đảm bảo quyền của dân, ngăn chặn các hành vi gây xâm hại đến lợi ích của xã hội.

    Ông khẳng định, chủ trương nhất quán của Chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương khen thưởng xứng đáng và khuyến khích mọi việc làm vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm những hành vi có động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền để gây phương hại cho đất nước...

    11h17, Thủ tướng nhìn đồng hồ. Ông nói, còn nhiều vấn đề chưa trả lời, nhưng do hết thời gian nên các vấn đề còn lại sẽ trả lời bằng văn bản, sẽ công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đồng bào biết rõ.




    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa

    Mọi hoạt động của nước ngoài tại khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
    Đó là tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị trong cuộc họp báo quốc tế được tổ chức chiều 24/11 tại Hà Nội.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thái độ tích cực của Trung Quốc trong việc thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa diễn ra tại Bali, Indonesia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết, Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
    Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hòa bình ổn định, an ninh và tự do an toàn hàng hải sẽ mang lại lợi ích chung của khu vực và thế giới, do đó, các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn bằng giải pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
    Nhấn mạnh về chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần DOC.
    Cũng trong cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cũng thông báo về nội dung chính sẽ được thảo luận tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2011 dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12 tới tại Hà Nội. Với chủ để “Thúc đẩy tái cơ cấu và giảm nghèo”, Hội nghị sẽ bàn thảo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2011 và định hướng 2012, trong đó tập trung vào lĩnh vực đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và củng cố hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam.



    dantri4.vcmedia.vn/
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển-Kỳ 19: Tên anh thành bản tình ca



    [​IMG] -
    Ngày anh xung phong ra thềm lục địa làm nhiệm vụ, hành trang mang theo là kỷ niệm vui tươi lãng mạn của cậu học sinh vừa rời ghế nhà trường và chiếc áo mới quân nhân chuyên nghiệp chưa một lần mặc, để rồi ngày anh nằm lại giữa ngàn khơi, hành trang anh mang theo xuống biển sâu là tình yêu Tổ quốc và những lá thư kết bạn màu tím chưa kịp gửi về đất liền. Lê Đức Hồng, tên anh đã hòa vào sóng vào gió, thành bản tình ca.

    Một đời phấn đấu

    Liệt sĩ chuẩn úy Lê Đức Hồng quê ở Thạch Mỹ, Thạch Hà, Hà Tĩnh - một miền quê nghèo bán sơn cước trung du xứ Nghệ, cuộc sống thuần nông không đủ nuôi con, ông Lê Đức Tu và bà Nguyễn Thị Cháu luôn mong những đứa con của mình vào bộ đội, phần vì nối nghiệp cha, phần vì đóng góp nghĩa vụ cho Tổ quốc. Ngày Hồng lên đường tòng quân nhập ngũ, bà Cháu tiễn chân con tận đầu làng. Cơm mo cau gói sẵn bà để trong làn cói. Bà dặn con trai: “Nhà ta có truyền thống đi bộ đội, con phải phấn đấu noi gương cha. Nhà mình nghèo, con vào bộ đội cũng là lẽ phải”. Hồng khoác ba lô lên đường trong niềm tự hào ấy.


    [​IMG]
    Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh liệt sĩ hi sinh trên biển. Ảnh: DK1

    Sau 3 tháng “lăn, lê, bò, trườn” ở Lữ đoàn Hải quân đánh bộ, Hồng được học lớp trung cấp chuyên ngành Radarsona hải quân tại Trường Trung cấp kỹ thuật Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh, rồi được điều về tiểu đoàn DK1 nhận nhiệm vụ. Những ngày học tập, rèn luyện ở tiểu đoàn DK1 khối bờ, Hồng luôn là chiến sĩ ưu tú. Trong một lần huấn luyện bơi ở sông Dinh phường 11 Vũng Tàu, anh đã dũng cảm lao xuống dòng nước đang chảy xiết cứu sống đồng đội bị chuột rút khi bơi. Dìu được đồng đội vào bờ, leo thang dây lên cầu cảng thì bất ngờ thang gãy. Cú rơi ấy đã khiến Hồng dập đùi trái. Sau thời gian điều trị ở Quân y viện 1 - 5 Hải quân, Hồng tiếp tục lao vào huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Một lần khác, toàn tiểu đoàn đang huấn luyện bắn mục tiêu trên không bằng súng máy cao xạ 12,7 ly, bỗng dây ròng rọc chạy mục tiêu đứt. Mô hình bay bằng thép nặng ở độ cao 40 mét lao thẳng vào đội hình bộ đội chờ tập. Đang ngắm mục tiêu, Hồng nhanh chóng chạy đến hô “dây ròng rọc đứt, mọi người chạy ra xa đi”, và dũng cảm đón bắt mô hình mục tiêu. Hành động dũng cảm ấy, đã tránh được tai nạn cho đồng đội.

    Xét thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và tinh thần dũng cảm, Đảng ủy tiểu đoàn DK1 kết nạp Lê Đức Hồng vào Đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày đi ra nhà giàn Phúc Nguyên 2A. Ngày anh mang trong tim mình niềm tự hào của người đảng viên cộng sản, cũng là ngày đón nhận quyết định chuyển chế độ từ chiến sĩ sang quân nhân chuyên nghiệp phục vụ quân đội lâu dài, với cấp hàm chuẩn úy chuyên nghiệp, chức vụ trắc thủ radar. Anh tự hào chia sẻ với đồng đội: “Danh hiệu đảng viên là lẽ sống, còn chiếc áo chuyên nghiệp này là cả đời phấn đấu của mình. Mình tự hào, bố mẹ ở quê cũng rất vui. Trên vai mình đã mang trọng trách Đảng giao, để sau chuyến đi biển này về, mình mặc áo mới luôn thể”.

    Thiếu úy chuyên nghiệp báo vụ Trương Công Định, đồng đội thân nhất của Hồng kể trong bùi ngùi xúc động: “Trước ngày Hồng đi nhà giàn, em bảo, sao mày không mặc áo mới, Hồng nói “Để tao đi chuyến biển này về mặc luôn thể. Ra nhà giàn nước ngọt hiếm hoi, phải giặt, tốn nước”. Ngờ đâu chiếc áo chuyên nghiệp chưa mặc lần nào, cậu ấy đã hi sinh”.

    Gửi biển khơi ngàn lời đưa tiễn

    Trước 3 ngày nhà giàn Phúc Nguyên 2A đổ trong cơn bão số 8 tháng 12/1998, sau một bữa cơm trưa, Hồng đem toàn bộ thư của mình ra khoe với anh em nhà giàn, trong đó có 8 lá thư viết sẵn đựng trong phong bì màu tím đã dán tem cẩn thận. Đó là những lá thư kết bạn báo Tiền Phong, với tất cả khát khao cháy bỏng của người lính biển. Hồng bảo chờ tàu ra thay trực sẽ gửi về đất liền, nhất định chuyến tàu tới sẽ nhận được nhiều hồi âm. Không ngờ đó là những lời yêu thương lần cuối.


    [​IMG]
    Viếng các liệt sĩ nhà giàn DK1 đã hi sinh trên biển. Ảnh: Mai Thắng


    Ngay sau khi nhà giàn Phúc Nguyên 2A đổ, Đại tá, nhà văn Nhữ Mai Sinh, lúc đó là Chính ủy Lữ đoàn 125 hải quân, nguyên là chiến sĩ Đoàn tàu không số đã sáng tác bài thơ “Những lá thư màu tím”, sau khi được nghe câu chuyện kể về sự hi sinh quên mình của các liệt sĩ. Đến bây giờ những vần thơ “Tàu đi đảo thư vẫn nhiều hơn cả/những lá thư mực tím tựa hoa đào/các anh sống gần mây hơn gần đất/thơm góc trời anh ở đến xôn xao/gia tài các anh duy nhất là thư/hẹn với xa xôi yêu qua đài báo/nhà giàn đâu rồi chỉ một trời gió biển/đâu hải âu liệng xuống chỗ anh nằm” vẫn được các chiến sĩ nhà giàn chép trong nhật ký, chuyền tay nhau đọc và coi đó là “gia tài đặc biệt” của mình.

    Hôm đoàn công tác trên biển chúng tôi đi qua vùng biển Phúc Nguyên, thả hoa và làm lễ viếng các liệt sĩ đã hi sinh trên thềm lục địa, tất cả mọi người không ai cầm được nước mắt khi tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ vang lên. Trong gió chướng giữa mùa và mùi hương trầm ngan ngát, giọng Đại tá Mai Tiến Tuyên, Chính ủy Vùng 2 Hải quân chùng xuống: “Các đồng chí đã gác lại bao khó khăn của hậu phương gia đình, gác lại những tình cảm riêng tư để lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong sóng cuồng bão giật, giữa sự sống và cái chết, các đồng chí đã tỏ rõ lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Trước khi cuốn vào sóng dữ, Đại úy Vũ Quang Chương đã ôm lá cờ Tổ quốc vào lòng. Trước lúc hi sinh, Nguyễn Văn An vẫn hi vọng được gặp đứa con trai chưa một lần biết mặt, còn Nguyễn Hữu Quảng mang theo hình bóng và lời hẹn ước của người vợ chưa cưới xuống đáy biển sâu. Tất cả những điều đó là cội nguồn của đức hi sinh, là bản chất của người chiến sĩ Hải quân anh hùng thời đại mới. Hôm nay, đứng nơi biển trời lạnh vắng, cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân xin kính cẩn nghiêng mình viếng hương hồn các anh. Tràng hoa trước biển hôm nay cuộn gói trong đó bao ân tình, là nghĩa cử tri ân và lòng ghi ơn tạc dạ của thế hệ cán bộ chiến sĩ chúng tôi đối với các liệt sĩ. Xin cầu mong linh hồn các anh bình yên vĩnh hằng trong lòng biển”.

    Cả đoàn chúng tôi bật khóc. Từ giọt nước mắt của Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, đến tiếng nấc nghẹn ngào của các nữ văn công, những dòng lệ tuôn rơi của các nhà sư. Nén nhang, nhành hoa huệ trắng, giấy vàng... Tất cả hòa quện thành lời tri ân gửi vào sóng gió của biển khơi cùng lời đưa tiễn.

    Mai Thắng
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thủ tướng: “Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”

    (Dân trí) - Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Thủ tướng *************** nhấn mạnh, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam và thực tế chúng ta đã làm chủ từ cách đây vài thế kỷ.

    [​IMG]
    (Ảnh: Việt Hưng)
    Đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình

    Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Đinh Bộ Lĩnh (An Giang) bắt ngay vào vấn đề đang được quan tâm là các hoạt động đối ngoại. “Xin Thủ tướng cho biết những giải pháp cụ thể của Chính phủ để thực hiện để bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Lĩnh chất vấn.
    Cũng liên quan đến vấn đề chủ quyền, đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị Thủ tướng nêu những giải pháp để ngư dân yên tâm bám biển, đẩy mạnh đánh bắt cá ở Biển Đông, nhất ở 2 ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa.
    Đáp lại câu hỏi của đại biểu, Thủ tướng *************** cho biết, trên cơ sở chủ trương đối ngoại của ta, trên cơ sở luật pháp của quốc tế, căn cứ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản ứng xử trên biển Đông giữa ta và Trung Quốc, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 vấn đề.
    Trước hết là đàm phán phân định ranh giới ngoài vịnh Bắc Bộ, còn trong vịnh Bắc Bộ ta và Trung Quốc đã hoàn thành việc phân định.
    Theo Thủ tướng, thềm lục địa của ta có chồng lấn với đảo Hải Nam - Trung Quốc và hai bên đã đàm phán từ 2006, sau đó tạm dừng do quan điểm còn khác nhau. Năm 2011 ta và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển.
    Ngoài vịnh Bắc Bộ là vấn đề giữa hai nước nên hai bên sẽ đàm phán để có giải pháp hợp lý. Chúng ta đang xúc tiến để phân định.
    Khi chưa phân định, với chừng mực khác nhau, hai bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường Trung tuyến, từ đó cùng đối thoại để đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá.
    Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. "Việt Nam có đủ căn cứ, pháp lý khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thực tế chúng ta đã làm chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII.", Thủ tướng nhấn mạnh.
    Theo đó, năm 1956, Trung Quốc chiếm các đảo phía đông đảo Hoàng Sa. Năm 1974 Trung Quốc đem quân chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa. Chính quyền miền Nam Việt Nam đã phản đối tới Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng bày tỏ sự phản đối tại thời điểm đó.
    "Lập trường nhất quán là quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng chúng ta đàm phán bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với hiến chương liên hợp quốc và luật biển.", Thủ tướng bày tỏ.
    Thứ ba, với quần đảo Trường Sa, sau giải phóng miền Nam (1975), chúng ta tiếp quản 5 hòn đảo của quần đảo Trường Sa. Sau đó với chủ quyền của mình, chúng ta tiếp tục mở rộng để tiếp quản 21 đảo. Hiện ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chiếm 7 đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo, Philippin 9 đảo, Malaysia chiếm 5 đảo…
    Trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam đang nắm giữ số đảo nhiều nhất và cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên các đảo chúng ta năm giữ, với 21 hộ, trên 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở đảo này.
    Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước luật biển, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Các bên không làm phức tạp thêm tình hình, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực…
    Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ. Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy hải sản ở khu vực này.
    Thực hiện đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông, bởi đây là mong muốn của tất cả các bên liên quan, do biển Đông là tuyến đường chiếm dung lượng vận tải lớn (50% từ Đông sang Tây).
    Cuối cùng, theo Thủ tướng, tới đây phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế theo Công ước luật biển 1982.

    Biểu dương thích đáng người biểu thị lòng yêu nước

    Đi liền vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông, đại biểu Lê Bộ Lĩnh cũng đặt câu hỏi về quan điểm của Thủ tướng với việc người dân tụ tập, biểu tình biểu thị lòng yêu nước khi có hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo từ bên ngoài?
    Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị Thủ tướng cho biết những căn cứ để Chính phủ đề nghị Quốc hội xếp lịch xây dựng luật Biểu tình trong chương trình xây dựng luật khóa này?
    Thủ tướng *************** cho biết, trước hết, Chính phủ căn cứ vào điều 69 Hiến pháp, quy định công dân được biểu tình theo pháp luật. “Hiến pháp đã quy định biểu tình như một quyền cơ bản của công dân nhưng lại chưa có luật điều chỉnh cụ thể nên chúng ta cần bắt tay xây dựng luật” – ông Dũng giải thích.


  6. audilevis

    audilevis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    2
    =D> =D> =D> =D> =D>

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô 3 dũng...[};-[r32)][};-
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 24/11/2011 - 13:39
    Cận cảnh chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc


    (Dân trí) - Hình ảnh cận cảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 tiếp tục được tung lên các mạng Trung Quốc.


    [​IMG]
    J-20 là chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và được xem là đối thủ đáng gờm của F-22, chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ và là chiến đấu cơ duy nhất loại này đang được triển khai trên thế giới.
    [​IMG]
    Hình ảnh về J-20 lần đầu được tiết lộ trên các trang mạng của Trung Quốc vào đầu năm nay, và đã tốn nhiều giấy mực của báo chí cũng như các chuyên gia.

    [​IMG]
    Kể từ đó, hình ảnh về J-20 thực hiện các chuyến bay thử nghiệm nhiều lần được đăng tải.

    [​IMG]
    Được biết, loại máy bay này được trang bị tên lửa lớn và có thể bay tới đảo Guam khi được tiếp nhiêu liệu trên không.

    [​IMG]
    Nhưng các chuyên gia dự đoán phải mất tới 10-15 năm nữa J-20 mới đuổi kịp được F-22 của Mỹ. Ảnh J-20 trong một buổi thử nghiệm gần đây nhất.

    [​IMG]
    Song cũng có ý kiến cho rằng J-20 không phải hoàn toàn là "con ruột" của Trung Quốc.

    [​IMG]

    Có nhiều lời đồn đoán Trung Quốc đã "lượm lặt" công nghệ của máy bay Mỹ để cho vào J-20.
    Vũ Quý
    Theo Xinhua

    Ngay cả Tân Hoa Xã còn cho rằng đây là hàng nhái !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    10:50 | 25/11/2011
    Trung quốc: Nổ nhà máy hóa chất, 6.000 dân sơ tán


    TPO - Khoảng 6.000 người dân ở miền Nam Trung Quốc phải sơ tán sau khi một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy hóa chất thuộc tỉnh Quảng Châu, truyền thông Trung Quốc cho hay.



    [​IMG]
    Sau vụ nổ, khói bốc lên ngùn ngụt.

    Theo Tân Hoa Xã, vụ nổ diễn ra vào khoảng 2h30 chiều 24 -11 tại Công ty hóa chất Phú Điền, phía nam tỉnh Quảng Châu. Một lượng nhỏ khí hydro clorua được phát hiện trong không khí xung quanh nhà máy. Đây là chất khí độc không màu hoặc màu vàng nhạt có mùi nồng.
    Các cơ quan báo chí cho biết cứu hỏa vẫn đang ở hiện trường và nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
    Thứ bảy vừa rồi, một vụ nổ ở một nhà máy hóa chất khác cũng xảy ra làm 14 người thiệt mạng ở thành phố Xintai, phía Đông Trung Quốc.
    Phan Yến
    Theo CNN

    Ác giả ác báo !

    :-":-":-":-":-"
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình


    TPO - Sáng 25-11, Thủ tướng Chính phủ *************** đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu, trong đó có vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.



    [​IMG]
    Thủ tướng *************** trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sáng nay, 25 - 11. Trong phiên chất vấn Thủ tướng, nhiều đại biểu đặt ra những “vấn đề quan trọng và có phạm vi khá rộng”. Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta, tình hình biển Đông phức tạp, những giải pháp của Chính phủ để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quan điểm của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước khi nước ngoài xâm phạm chủ quyền?
    Thủ tướng *************** đã dành khá nhiều thời gian để trình bày vấn đề này.
    “Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Chúng ta đã làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế, liên tục hòa bình” - Thủ tướng nói.


    Thủ tướng nói, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Rồi đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn (tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa) đã lên tiếng phản đối lên án hành động này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
    Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng, chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng ta phù hợp với hiến chương của Liên Hợp Quốc; công ước luật biển; tuyên bố DOC – Thủ tướng *************** khẳng định.
    Đối với quần đảo Trường Sa, Thủ tướng *************** cho biết, năm 1975, hải quân Việt Nam tiếp quản năm đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.
    Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này - vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Thủ tướng *************** nói, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất... Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có sáu khẩu đã sinh ra và lớn lên trên các đảo này.
    Thủ tướng cũng cho biết, giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ quyền biển Đông trên tinh thần quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập chủ chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc; rồi tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (gọi tắt là DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc và căn cứ thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Đông mà Việt Nam và Trung Quốc mới ký gần đây trong chuyến thăm của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.
    Đề nghị xây dựng luật biểu tình
    Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về căn cứ mà chính phủ đề nghị Quốc hội đưa vào xây dựng luật biểu tình:
    Căn cứ thứ nhất là thực hiện theo Hiến Pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật, nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy, chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình.
    Thứ hai, trên thực tế, trong cuộc sống hiện nay, có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, để điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền biểu tình mà được Hiến pháp quy định. Và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như thế nên cũng nảy sinh một số lúng túng trong quản lý và cũng từ đó xuất hiện những biểu hiện là mất an ninh trật tự; rồi cũng đã xuất hiện cả việc lợi dụng để kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
    Thứ ba, trước thực trạng tình hình như thế, chính phủ cũng đã có báo cáo kiến nghị quốc hội khóa trước và Quốc hội khóa trước cũng đã có công văn yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định quản lý những hiện tượng này.
    Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý điều chỉnh hiện tượng này. Nhưng nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tầm mức như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra. Vì vậy, chính phủ mới kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có một Luật biểu tình.
    Luật đó phù hợp với hiến pháp, phù hợp với đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam chúng ta; Luật đó cũng phù hợp với các thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp, pháp luật. Đồng thời, luật đó cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, hành vi xâm hại tới an ninh trật tự, lợi ích của xã hội.
    “Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là luôn luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả các hoạt động, đối với tất cả những việc làm của tất cả mọi người dân của chúng ta vì mục tiêu yêu nước thực sự; vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia” - Thủ tướng *************** nói - Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh, buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng dưới danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, xã hội.

    Mai Xuân Tùng

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Tuyệt vời ! =D>=D>=D>
    Ủng hộ tuyên bố của thủ tướng ! :-bd
    Ủng hộ việc soạn thảo tiến tới thông qua luật biểu tình ! :)>-
    Người yêu nước thật sự cần được biểu dương khen thưởng ! :)>-
    Kẻ lợi dụng thời cơ để gây rối phá hoại cần phải nghiêm trị ! b-(

    Đặc biệt xây dựng mạng lưới tai mắt nhân dân nhằm phát hiện sớm bọn gián điệp các loại nhằm vô hiệu hoá chúng ngay từ đầu ! :-w
    Khi có đủ chứng cứ thì cất vó , cho bọn phản quốc vào nhà đá ! :-"

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này