Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3236 người đang online, trong đó có 118 thành viên. 00:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 41587 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/466870/Can-huy-dong-luc-luong-tim-giai-phap-cho-Hoang-Sa.html

    Chủ Nhật, 27/11/2011, 07:27 (GMT+7)
    Cần huy động lực lượng tìm giải pháp cho Hoàng Sa


    TT - Giọng nói của ông Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ - trở nên sôi nổi, khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng *************** trên nghị trường sáng 25-11.



    [​IMG]
    Ông Trần Công Trục - Ảnh: Tuấn Phùng

    * Với tư cách cử tri và là một chuyên gia về biên giới lãnh thổ, ông đón nhận nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?


    - Khi đăng đàn trước Quốc hội, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian để ưu tiên nói kỹ bốn nhóm vấn đề về biển Đông, trong đó tôi chú ý nhất đến nhóm vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Sáng 26-11, đây cũng là câu chuyện được bàn luận nhiều nhất bên ly cà phê giữa tôi với một số bạn bè, dù già hay trẻ đều đồng tình với ý kiến của Thủ tướng. Riêng tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu, đánh giá rất cao các nội dung Thủ tướng đã trình bày trước Quốc hội. Tất cả đều đúng đắn, rõ ràng.
    * Thủ tướng Chính phủ cho biết chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Theo ông biện pháp hòa bình ở đây cụ thể là gì?
    - Trước hết cần thấy rằng chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)... Và chủ trương này cũng phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” giữa VN và Trung Quốc.

    "Sự đoàn kết của dân tộc VN là hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trước hết chúng ta phải đoàn kết trong nội bộ, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với chính nghĩa của mình"
    Ông Trần Công Trục
    Việc đàm phán hòa bình cũng chính là trên các cơ sở như vừa nêu, trong đó có việc hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường.
    Cũng theo thỏa thuận nêu trên, đối với tranh chấp trên biển giữa VN - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Ở đây, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN là vấn đề song phương giữa VN và Trung Quốc. Biển Đông có nhiều loại vấn đề, những vấn đề liên quan đến nhiều nước và nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa thì giải quyết giữa các bên có liên quan...
    * Về mặt luật pháp quốc tế, vấn đề đó giải quyết như thế nào?
    - Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định các bên trong cuộc tranh chấp phải cố gắng tìm cách giải quyết bằng con đường đàm phán... Ngoài ra các bên cũng có thể tính đến các giải pháp khác, chẳng hạn như thông qua cơ quan tài phán quốc tế.
    * Với tư cách một chuyên gia, ông có đề xuất gì?
    - Đối với quốc tế, khi các bên trong cuộc tranh chấp có lập trường quá xa nhau thì cần có tiếng nói khách quan hơn bằng cách đưa ra cơ quan tài phán quốc tế. Đương nhiên, muốn đưa ra cơ quan tài phán quốc tế thì phải thực hiện nhiều thủ tục khá phức tạp, có tòa án đồng ý giải quyết vấn đề một bên đưa ra, nhưng cũng có tòa án đòi hỏi hai bên đều đồng ý đưa ra tòa thì họ mới giải quyết.
    Đối với chúng ta, tôi nghĩ rằng cần phải huy động lực lượng từ các nhà lập pháp đến ngoại giao, khoa học, kỹ thuật... để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra được những phương án, những giải pháp tốt nhất để thực hiện chủ trương. Chúng ta công khai, minh bạch về chủ trương, nhưng không phải chỉ dừng lại ở chủ trương mà phải tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia am hiểu luật pháp quốc tế để nghiên cứu sâu mới giải quyết được những vấn đề cụ thể. Đơn cử như vấn đề có đưa ra tòa án quốc tế hay không, chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó mới xác định được cách hành xử phù hợp và có lợi nhất.


    VÕ VĂN THÀNH thực hiện


    Bác này nói đúng ! Nhưng chưa đủ !


    Đất nước đứng trước hiểm hoạ ngoại xâm và trên thực tế đã bị ngoại bang cướp đi một phần máu thịt của tổ quốc !
    Vậy mà chỉ huy động bên văn : lập pháp , ngoại giao , khoa học , kỹ thuật ... còn bên võ : bộ quốc phòng , bộ ******* , các tướng lĩnh ... tịnh không thấy nói đến !
    Thế khi hữu sự , đánh võ mồm mãi không xong , giặc vào đến sát hiên nhà , thì mấy bác quan văn trói gà không chặt này có ra trận được không ?
    Xem trong lịch sử , mỗi khi đất nước bị ngoại bang lăm le nhòm ngó , thường có hai phe chủ hoà và chủ chiến . Chủ hoà thường là bên văn ...
    Ngoại bang cũng thường cho gián điệp mua chuộc phái chủ hoà , hãm hại phe chủ chiến ...
    Nhưng cứu nguy cho đất nước lại là phe chủ chiến !
    Ai đánh tan quân giặc ở Bạch Đằng , Chi Lăng , Đống Đa , Hàm Tử ?
    Ai vùi thây quân giặc xuống đáy sông Hồng , Như Nguyệt ?



    Chẳng lẽ là phe chủ hoà ? Là mấy vị đội mũ cánh chuồn tay nâng hốt ngà , bài vị ?



    :-":-":-":-":-":-"
  2. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Tống cổ chú Thái dương này ra Trường sa thì chắc chú mắc bệnh á khẩu ngay thôi.=))
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Láo toét ! Chỉ những thằng chuyên đi phá rối xóm làng mới hèn nhát trước quân giặc !
    Chú là thứ gì mà đòi tống cổ tôi ? [r37)]
    Còn tôi từng tình nguyện đi đánh quân xâm lược bành trướng nhé ! Từng bắt tù binh , thu vũ khí đấy , bạn trẻ ạ ! :)>-:)>-:)>-
  4. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Bốc phét vừa thôi , tuổi gì mà đánh bành trướng . Chú nghĩ 80 triệu dân hèn nhát à ! Còn mấy thằng Việt Tân ,yêu nước bằng máu của người khác là anh hùng chắc . Tắt loa đi cho yên ả diễn đàn .
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chú ăn nói cẩn thận !
    Và đừng vội chụp mũ ai là Việt Tân , hay chính là chú ?
    Diễn đàn thì ai cũng có quyền tham gia phát biểu , nên cần có thái độ hoà nhã , còn hung hăng thì để giành khi ra trận đối mặt với quân thù kìa !
    Chú không có quyền gì đòi ai tắt loa cả , hay chú thuộc thành phần thân Tàu nên chú nóng mặt ?

    Xem lại cả topic này có ai nói giọng gây sự trịch thượng như chú không ?
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Lại có chú khựa bẩn vào quấy rối.đề nghị bạn Thai_Dương hết sức bình tĩnh,sẽ có người khóa mõm con cẩu này.:))
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chủ TQ đổ keo 502 vào tay công nhân VN

    Chủ nhật, ngày 27/11/2011, 10:48
    (Tin tuc) - Một nữ công nhân tại Công ty giày Hong Fu Việt Nam ở Thanh Hóa đã bị chủ công ty người Trung Quốc dùng keo 502 đổ vào hai bàn tay rồi ép dính lại khiến chị này ngất lịm phải nhập viện cấp cứu.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





    Phẫn nộ với kiểu phạt kinh hoàng

    Khoảng 11h trưa 26-11, chị Nguyễn Thị Phương - công nhân Công ty giày Hong Fu Việt Nam ở khu công nghiệp Hoàng Long, Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã bị viên chủ quản A Vương (người Trung Quốc) quát tháo, dùng keo 502 đổ lên tay, sau đó bắt phải ép hai bàn tay lại với nhau, khiến chị Phương ngất lịm, phải nhập viện cấp cứu. Sự việc đã khiến hàng nghìn công nhân đang làm việc tại công ty này vô cùng bức xúc, tổ chức đình công.
    [​IMG]
    Chị Nguyễn Thị Phương hôn mê sau khi bị chủ dính keo 502 vào tay
    Tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, TP Thanh Hóa, chị Lê Thị Hòa, 25 tuổi, là người chứng kiến vụ việc kể lại: “Khoảng 11h, khi sắp nghỉ để ăn trưa, do thiếu keo nên tôi đã lấy thêm keo để dán giầy. Lúc đó, ông Vương thấy tôi lấy keo nên ông ta quát tháo và cầm lọ keo 502 định đổ vào tay tôi.
    [​IMG]
    Bàn tay bị dính keo của chị Phương
    Thấy chị Phương là ca trưởng đi đến, ông Vương kéo chị Phương lại rồi quát tháo, chửi bới, đồng thời ép chị Phương đổ keo lên tay và bắt dính hai bàn tay lại với nhau. Chúng tôi cầu xin ông ấy đừng làm thế nhưng không được. Khi hai bàn tay chị Phương bị dính lại vì keo, chị Phương khóc thảm thiết, tôi cũng khóc theo rồi ngất đi. Lúc tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện”.

    Cũng như chị Hòa, chị Nguyễn Thị Thơm, 24 tuổi, thấy chuyện xảy ra chạy lại can ngăn nhưng nhìn thấy kiểu phạt công nhân của ông Vương nên chị Thơm sợ quá rồi ngất đi.

    Đến hơn 14h chiều 26011, dù đã được các bác sỹ kịp thời xử lý, tách hai bàn tay ra nhưng chị Phương vẫn chưa tỉnh lại.

    Cơ quan chức năng vào cuộc
    [​IMG]
    Công ty giày Hong Fu Việt Nam, nơi xảy ra vụ phạt công nhân gây phẫn nộ
    Sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng huyện Hoằng Hóa đã vào cuộc để xử lý vụ việc.

    Ông Hà Xuân Thành - Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoằng Hóa, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, chiều cùng ngày chúng tôi đã có mặt tại công ty Hong Fu để nắm bắt sự việc. Việc chủ quản của công ty giày Hong Fu Việt Nam ép công nhân dính keo 502 vào tay để phạt là có thật. Chúng tôi đã có bốn đề nghị với lãnh đạo công ty: Trước mắt đình chỉ công tác với chủ quản A Vương; Công ty có trách nhiệm hoàn toàn về mọi chi phí cho ba công nhân đang cấp cứu tại bệnh viện; Công ty phải tính lương cho công nhân buổi chiều 26-11 vì sau khi sự việc diễn ra công nhân đã đình công; Sau khi có kết quả điều tra của cơ quan chức năng công ty phải có hình thức kỷ luật đúng mức và phải thông báo cho toàn bộ công nhân biết kết quả xử lý”.

    Cũng theo ông Thành, đại diện lãnh đạo công ty giày Hong Fu đã nhận thừa nhận việc làm của chủ quản A Vương là sai. Lãnh đạo công ty này cũng đồng ý đình chỉ chủ quản A Vương để phục vụ điều tra.

    Hiện vụ việc đang được cơ quan ******* tiếp tục điều tra, làm rõ.


    Vụ này cơ quan chức năng mà ko sử lý đến nơi đến chốn ,thì bọn chó khựa nó còn coi thường CN mình lắm.
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    BÁO TRUNG QUỐC: Chi tiết bố quân Mỹ ở 3 khu vực chiến lược trên thế giới

    Chủ nhật 27/11/2011 07:10
    (GDVN) - Mỹ triển khai quân tại khu vực chiến lược châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương tạo 2 cánh dài bao bọc địa cầu, hợp lực bao vây các đối thủ




    Mỹ triển khai quân ở nước ngoài: lực lượng quân sự đang dàn trải, khu vực đóng quân đang bổ sung
    Ngày 16/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch đóng quân vĩnh viễn tại Australia của quân đội Mỹ. Bắt đầu từ năm 2012, quân đội Mỹ sẽ triển khai hơn 200 quân ở Australia, trong 5 năm sẽ tăng lên đến 2.500 quân.

    Máy bay chiến đấu của Không quân và tàu sân bay động cơ hạt nhân cũng sẽ thường xuyên ra vào Australia, và dần dần mở rộng hoạt động quân sự tại Australia.

    [​IMG]
    Mỹ có nhiều căn cứ quân sự rải rác khắp toàn cầu Kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ triển khai lực lượng lớn trên thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, với sự thống trị đơn cực, số quân đồn trú ở nước ngoài của Mỹ đã giảm xuống, nhưng vẫn duy trì một con số đáng kinh ngạc.
    Gần đây, quân đội Mỹ đồn trú ở nước ngoài được điều chuyển liên tục, thu hút sự chú ý của dư luận.
    Đóng quân truyền thống: 3 khu vực chiến lược lớn đều chốt giữ nơi hiểm yếu
    Về truyền thống, quân đồn trú Mỹ ở nước ngoài chủ yếu có 3 khu vực chiến lược lớn: Thứ nhất là khu vực chiến lược châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông. Thứ hai là khu vực chiến lược Đông Á, Thái Bình Dương. Thứ ba là khu vực chiến lược Nam, Bắc Mỹ.
    Khu vực chiến lược thứ nhất
    Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông: Bố trí chu đáo
    Khu vực chiến lược được quân đội Mỹ coi trọng nhất là châu Âu. Thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô lấy Đông Đức và Tây Đức làm ranh giới, phân chia châu Âu. Châu Âu cũng trở thành tuyến đối đầu quan trọng nhất tranh quyền bá chủ giữa Mỹ và Liên Xô.
    Đối mặt với “dòng thác” lực lượng cơ giới hóa của Liên Xô cũ, các nước Tây Âu rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo. Để che chở các đồng minh và lực lượng của mình, Mỹ đã đưa hàng trăm nghìn quân đến đóng tại châu Âu, đã xây dựng nhiều căn cứ, bao gồm các căn cứ phòng thủ tên lửa và căn cứ tên lửa hạt nhân, từ đó tạo được sự răn đe với khả năng “Tây tiến” của quân đội Liên Xô. Việc tranh quyền bá chủ của hai nước đã biến châu Âu thành một kho vũ khí lớn.

    [​IMG]
    Năm 2010, Mỹ triển khai tên lửa Patriot ở Ba Lan Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự cảnh báo đối với châu Âu không còn nữa, quân đồn trú Mỹ ở châu Âu giảm đáng kể, nhưng vẫn duy trì một lực lượng chiến đấu lớn. Khi đó, châu Âu đã trở thành doanh trại quân đội quan trọng nhất ở nước ngoài của quân đội Mỹ.
    Xuất phát từ đây, quân đội Mỹ mở rộng ảnh hưởng đến các khu vực như Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông, chẳng hạn khi tấn công Iraq, Mỹ đã sử dụng các căn cứ quân sự ở châu Âu làm trung tâm hậu cận và điều chuyển lực lượng.
    Đến nay, quân đội Mỹ triển khai đầy đủ, chu đáo lực lượng ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông.
    Tổng số quân đồn trú lên tới trên 100.000 quân (không bao gồm quân đồn trú ở Iraq), trong đó một nửa đóng tại khu vực Trung Âu như Đức làm nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, tuyến phía nam có cụm căn cứ ở Hy Lạp, Italia có nhiệm vụ kiểm soát Địa Trung Hải và biển Đen, phía đông có các căn cứ ở Trung Đông, Bắc Phi chốt giữ Trung Đông giám sát Ấn Độ Dương, cụm căn cứ Anh ở hướng tây và cụm căn cứ Bắc Âu ở phía bắc được coi là tuyến 2 tăng viện.
    Khu vực chiến lược châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông đã bảo đảm chắc chắn vai trò ảnh hưởng cho quân đội Mỹ ở đại lục Âu-Á, đồng thời biến Đại Tây Dương thành “nội thủy” của quân đội Mỹ.
    Khu vực chiến lược thứ hai
    Đông Á, Thái Bình Dương
    Sử dụng nhiều “chuỗi đảo” chia cắt Thái Bình Dương
    Khu vực chiến lược Đông Á, Thái Bình Dương là một “nắm đấm” khác của quân đội Mỹ. Nếu nói đặc điểm các căn cứ của khu vực chiến lược châu Âu là triển khai với mật độ dày đặc, thì quân đồn trú Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại nhiều “chuỗi đảo” để chia cắt Thái Bình Dương thành nhiều lớp, tạo ra chiến tuyến trước sau hỗ trợ lẫn nhau.
    Trong đó, chuỗi đảo thứ nhất, phía bắc bắt đầu từ quần đảo Aleutian, đi qua Nhật Bản, kéo xuống Đài Loan, Philippinese, trong đó lô cốt đầu cầu (cứ điểm tấn công) là Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Căn cứ quân sự Okinawa nằm ở chuỗi đảo thứ nhất, còn căn cứ Guam nằm ở chuỗi đảo thứ hai Còn chuỗi đảo thứ hai lấy Guam làm “lõi”, bao gồm cụm căn cứ khu vực phụ cận châu Đại Dương, làm tiếp viện cho chuỗi đảo thứ nhất. Ở phía sau, còn có sự hỗ trợ của các căn cứ trên quần đảo Hawaii, đồng thời đây cũng là tiền tiêu phòng thủ lãnh thổ ở phía tây của Mỹ.
    Ở khu vực chiến lược này, nhiệm vụ trước đây của quân đội Mỹ là ngăn chặn Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô cũ, hiện nay có nhiệm vụ duy trì ảnh hưởng và bao vây Trung Quốc, Nga. Hiện nay, Mỹ triển khai hơn 100.000 quân ở khu vực chiến lược này, trên một nửa là đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
    Khu vực chiến lược thứ ba: nam bắc châu Mỹ
    “Sân sau” có nhiệm vụ cảnh báo sớm và chi viện
    Khu vực chiến lược nam, bắc châu Mỹ là “sân sau” của Mỹ. Ngay từ thế kỷ 19, Tổng thống Mỹ Monroe đã đề xuất “hệ thống châu Mỹ”, tuyên bố châu Mỹ là phạm vi ảnh hưởng của mỹ. Sau đó, để xác nhận lợi ích này, Mỹ còn từng phát động cuộc chiến giữa Mỹ với Tây Ban Nha để đuổi Tây Ban Nha ra khỏi khu vực này.

    [​IMG]
    Máy bay do thám không người lái Global Hawk của quân đội Mỹ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Mỹ “đứng độc lập” rất khó bị người khác cạnh tranh, các quốc gia thế giới thứ ba ở khu vực này cũng không đe dọa nổi Mỹ. Cho nên, quân đồn trú Mỹ ở bên ngoài biên giới hoàn toàn không nhiều.
    Cụm căn cứ ở Canada, Greenland ở phía bắc chủ yếu phụ trách cảnh báo sớm và chi viện đối với khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, cụm căn cứ Mỹ Latinh ở phía nam chủ yếu là căn cứ huấn luyện và tuyến phòng thủ chống tàu ngầm. Khu vực chiến lược này còn có căn cứ Guantanamo từng xảy ra vụ bê bối ngược đãi tù nhân.
    Quân đồn trú tạm thời: diễu võ dương oai, nói đi nhưng ở lại
    Ngoài các cụm căn cứ có hệ thống ở 3 khu vực chiến lược nêu trên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Mỹ còn nhiều lần tiến hành tấn công quân sự và chiến tranh cục bộ ở nước ngoài, theo đó tiến hành đóng quân tạm thời với nhiều quy mô khác nhau.
    Trong chiến tranh Triều Tiên thập niên 1950 và chiến tranh Việt Nam thập niên 1960 - 1970, quân đồn trú Mỹ ở hai khu vực này đều lên tới hàng trăm nghìn quân. Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, đến nay quân Mỹ còn đóng hàng chục nghìn quân ở Hàn Quốc. Trong khi đó, do thất bại trong chiến tranh Việt Nam, hàng trăm nghìn quân Mỹ đã phải rút khỏi Việt Nam.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom B-52 trong chiến tranh Việt Nam thập niên 60-70 thế kỷ 20 Trong chiến tranh vùng Vịnh thập niên 1990, quân Mỹ đã điều lực lượng 400-500 nghìn quân, trước cuộc chiến đội quân lớn này đã đợi nửa năm ở khu vực vịnh Péc-xích,. Sau khi kết thúc chiến tranh, một bộ phận đã ở lại khu vực này.
    Tìm mọi cách giữ lại hàng nghìn “cố vấn” ở Iraq
    Bước vào thế kỷ 21, quân đội Mỹ lại tiến hành 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn đối với Iraq và Afghanistan, đồng thời cũng lưu lại “đại quân” ở nơi đây. Số quân Mỹ ở Iraq tăng giảm tùy thuộc tình hình tại đây, năm 2007 đã lên tới 170.000 quân, nhiều hơn số quân đưa vào cuộc chiến.

    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ tuần tra tại Iraq Năm 2010, quân Mỹ tuyên bố kết thúc nhiệm vụ tác chiến ở Iraq, rút lực lượng chủ lực, chỉ giữ lại 40.000-50.000 quân “hỗ trợ ổn định tình hình”. Lực lượng này cũng sẽ rút toàn bộ vào cuối năm 2011. Cách đây không lâu, Mỹ và Iraq còn tranh cãi về vấn đề này, quân Mỹ muốn tiếp tục lưu lại ít nhất mấy nghìn quân làm “cố vấn”, phía Iraq không đồng ý.
    Lực lượng tại Afghanistan tăng gấp đôi so với tham chiến ban đầu
    Cùng với việc từng bước rút quân khỏi Iraq, quân đồn trú Mỹ ở Afghanistan lại không ngừng tăng lên, từ khi Obama tăng cường binh lực 30.000 quân vào cuối năm 2009, đến nay quân Mỹ tại Afghanistan đã lên tới 100.000 quân, hầu như đã tăng gấp đôi so với lực lượng tham chiến ban đầu.
    Năm 2011, Mỹ tuyên bố sẽ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan từ năm 2012, đến năm 2014 sẽ rút quân toàn bộ khỏi Afghanistan. Nhưng đến tháng 8/2011 lại tuyên bố sẽ xây dựng căn cứ lâu dài, giữ lại hàng nghìn quân Mỹ cho đến năm 2024, thực chất là Mỹ có tâm trạng “thực sự không muốn đi, thực sự muốn ở lại”.

    [​IMG]
    Căn cứ không quân Bagram của quân đội Mỹ tại Afghanistan Việc đóng quân ở nước ngoài như trên hầu như đều là kết quả phô trương sức mạnh trên toàn cầu của Mỹ. Tại một khu vực, khi tấn công xong, loại bỏ một thế lực không thân thiện, hơn nữa giữ lại một lực lượng, hỗ trợ cho thế lực thân cận mình. Việc tấn công và đóng quân ở Iraq đã triệt để đưa khu vực dầu mỏ vịnh Péc-xích vào phạm vi ảnh hưởng của Mỹ; còn việc truy đuổi và tiêu diệt Taliban ở Afghanistan rõ ràng là “vươn vòi bạch tuộc” vào khu vực Trung Á.
    Biến động gần đây
    Binh lực dàn trải, khu vực mở rộng
    Trong thời kỳ đỉnh cao tranh quyền bá chủ với Liên Xô cũ, quân đồn trú ở nước ngoài tại 3 khu vực chiến lược lớn lên tới hơn 1 triệu quân, chiếm 1/3 tổng số quân Mỹ. Sau đó Chiến tranh Lạnh “nhạt” dần, Mỹ đang từng bước cắt giảm. Nhưng cho dù đến nay, quân đồn trú Mỹ ở nước ngoài vẫn lên tới 400-500 nghìn quân, chiếm 1/3 tổng binh lực của Mỹ.
    Quân số giảm xuống, vũ trang tăng cường
    Quân số tuy giảm xuống, vũ khí trang bị và khả năng phản ứng nhanh lại được tăng cường. Thế mạnh của quân Mỹ trên thế giới đã vượt xa thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
    Ban đầu Mỹ đóng quân nhằm phòng thủ Liên Xô cũ là chính, nhưng đã chịu nhiều thương vong trong chiến tranh Triều Tiên, kiêng sợ Liên Xô cũ và Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam, không dám toàn lực ném bom miền Bắc Việt Nam. Một quân đội hạng nhất thế giới cũng chỉ dám bắt nạt các nước nhỏ như Grenada, Panama.

    [​IMG]
    Hạm đội tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Nhật Bản Tuy nhiên, sau khi bước vào thế giới đơn cực, hoàn toàn không lo ngại điều gì, Mỹ đã tấn công Iraq, tấn công Afghanistan, bất chấp dư luận quốc tế, sự phản đối của đồng minh.
    Thích làm cho đối thủ đau đầu
    Cùng với việc trực tiếp hành động quân sự, một hành động quan trọng khác là từng bước thúc đẩy, xây dựng căn cứ, đóng quân, lấp chỗ trống trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô cũ, đồng thời tăng cường kiềm chế đối với Nga đang trỗi dậy trở lại.
    Chẳng hạn, tại Ba Lan – cửa ngõ Đông Âu, năm 2010, Mỹ đa đưa một lực lượng tên lửa đầu tiên đến đóng tại nước này, đồng thời năm 2011 xác định kế hoạch đóng quân lâu dài. Đối với Nga, đây là một “nhân tố bất ổn”, nhưng đối với Mỹ, làm cho đối thủ đau đầu chính là điều họ thích.
    Vì vậy, trong những năm gần đây, xu thế chung đóng quân ở nước ngoài của Mỹ là, quân số cắt giảm, nhưng khu vực đóng quân lại mở rộng. Quân Mỹ theo đuổi sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự, phối hợp hiệp đồng có hiệu quả, sử dụng linh hoạt hơn lực lượng hiện có, từ đó nhằm đạt được mục đích ngăn chặn đối thủ, củng cố, mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

    [​IMG]
    Mỹ đang bàn với Singapore để triển khai 2 tàu tác chiến ven bờ Independence LCS-2 mới nhất. Lấy khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm ví dụ, điều 8.000 quân từ Okinawa ở chuỗi đảo thứ nhất tới Guam ở chuỗi đảo thứ hai, bề ngoài là rút về, nhưng rút “nắm đấm” có khi lại là chuẩn bị cho “xuất chiêu” tấn công. Quả nhiên, Mỹ chuẩn bị đưa quân đến đóng tại Australia, Mỹ cũng đã tăng cường tập trận chung với Philippinese, bắt đầu tập trận với nhiều quốc gia Đông Nam Á.
    Khu vực chiến lược châu Âu mở rộng sang hướng Đông, khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương mở rộng sang hướng Tây, 2 cánh dài bao bọc địa cầu này tiến hành hợp lực bao vây tại Ấn Độ Dương, gây phiền phức cho nhiều nước.



    Đông Bình (Theo báo Quang Minh

    Vòng vây đang xiết chặt bọn khựa đây
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    sức mạnh của Hải Quân VN đây

    [​IMG]
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tiếc là tôi không ở Thanh Hoá ! ~X
    Đập cho bọn khốn nạn một trận , phải trái tính sau ! [r23)][r23)][r23)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này