Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 11

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gialongVT, 13/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4157 người đang online, trong đó có 317 thành viên. 19:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 41320 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    hâhh! ^:)^ anh. cho cái vần vào chắc chết em :)
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Phòng, chống "diễn biến hòa bình"
    Thông tin chính thống phải "át" thông tin xấu trên mạng



    QĐND - Thứ Ba, 22/11/2011, 17:50 (GMT+7)
    QĐND - Thủ đoạn thường được các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam là thông qua mạng internet. Qua theo dõi của các cơ quan chức năng, nếu như trước đây các phần tử p hản động chủ yếu đi vào xuyên tạc, bịa đặt để bôi nhọ lãnh tụ, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế thì nay họ đặc biệt quan tâm đến các sự kiện nhạy cảm trong nước và quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, nhất là những chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam tới các nước láng giềng... để thông qua các trang web làm cho người dân hiểu sai vấn đề để gây bức xúc, tạo mâu thuẫn... kích động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điển hình là trang web “Tập hợp thanh niên dân chủ” của tổ chức khủng bố "Việt Tân", diễn đàn X-caphe và một số trang blog trên Yahoo…
    Để đấu tranh với những âm mưu thủ đoạn trên, trước hết mỗi người cần tỉnh táo khi tiếp cận với những thông tin trên. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin chính thống, giáo dục định hướng dư luận trước các sự kiện. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường phải chủ động, kiên trì vận động, kêu gọi người dân, nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh... thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh táo không mắc mưu kích động của các thế lực thù địch. Mặc khác, cần làm cho người dân nhận thức rõ hành vi lợi dụng kích động biểu tình gây rối trật tự công cộng là vi phạm pháp luật Việt Nam. Dù bất cứ ai tham gia vào các hoạt động trái pháp luật đó đều bị xử lý nghiêm minh.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bằng Lăng chào các bác. Các bác vất vả quá!
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    BIỂN ĐÔNG: Máu, thịt của ta !
    BIỂN ĐÔNG: Là cửa, là nhà; bác ơi !
    Chung tay đoàn kết mọi người !
    Cùng nhau gìn giữ đất trời tổ tiên !
    BẰNG LĂNG xin khất bạn hiền !
    Bao giờ biển lặng, sóng yên (mới) chống lầy......




    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Khó khăn ngoại giao láng giềng dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc

    Thứ sáu, 25 Tháng 11 2011 00:00 dinh tuan anh

    Ngoại giao với các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc thời gian qua gặp nhiều khó khăn, có thể nói “điểm sáng không nhiều”. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc hiện nay cần phải tháo gỡ khó khăn đó bằng cách nào. Dưới đây là nhiều ý kiến của các học giả về vấn đề này.

    Vào cuối năm 2010 sau khi đặt dấu chấm hết cho một năm ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, tình hình dường như trở lại điểm xuất phát. Vào tháng 12 của năm đó, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế-Đại học Bắc Kinh Vương Dật Đơn đã công bố bài viết trên báo chí, nhìn lại tình hình ngoại giao trong năm, cho biết “điểm sáng không nhiều”. Trong năm đó tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, nhất là ở đảo Điếu Ngư (Senkaku) tăng lên; Tiếng nói ở trong nước Ấn Độ về mối đe dọa của Trung Quốc lan truyền rộng; Quan hệ giữa Trung Quốc với Hàn Quốc trở nên nghiêm trọng bởi xảy ra sự kiện tàu Cheonan.... Tương tự như vậy, việc Mỹ tham gia, chỉ đạo và cùng với các nước châu Á tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự trên biển trong năm 2010 đã thể hiện quyết tâm trở lại châu Á của Mỹ. Một năm sau, vào cuối năm 2011 tình hình dường như vẫn thế. Tranh chấp ở Biển Đông đột ngột nóng lên khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin căng thẳng, đồng thời Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton trong bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” xác định rõ trở lại châu Á sẽ là chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21.
    Lại có học giả cho rằng tình hình hiện nay càng không dễ lạc quan. Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Đại học Bắc Kinh Chu Phong, mới đây trong bài viết trên báo “Liên hợp buổi sáng” của Xinhgapo cho biết do xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philíppin, lại thêm sự kiện Chính phủ Mianma ngừng dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc bỏ vốn khiến quan hệ Trung Quốc - Mianma căng thẳng, quan hệ bình thường giữa Trung Quốc với nước láng giềng đột ngột xuống dốc, “vùng biên giới phía Nam trước đây hòa bình nay dường như trở thành khu vực láng giềng thù địch với Trung Quốc sâu sắc nhất”, “chính sách láng giềng thân thiện” của Trung Quốc có thể đưa ngoại giao khu vực của Trung Quốc đến một lĩnh vực chưa biết trước triển vọng. Chu Phong cho rằng Trung Quốc cần bắt đầu cung cấp cho các nước những giá trị chung cần thiết, không chỉ về thương mại mà phải bao gồm cả sự lãnh đạo, quản trị khu vực hoàn thiện trên cơ sở tinh thần pháp trị, tôn trọng nhân quyền và kinh tế khu vực tăng trưởng. Chỉ có như vậy, nước láng giềng mới thực lòng nghĩ đến lợi ích của Trung Quốc, những sự kiện như “sự kiện Myitsone” mới không tái diễn. Vương Dật Đơn còn kiến nghị về ngoại giao láng giềng là, sự can dự sáng tạo của ngoại giao Trung Quốc phải có trọng điểm là khả năng giải thích về mặt chính trị, tin cậy lẫn nhau về quân sự, lòng tin rộng rãi về ngoại giao và hợp tác trong kinh tế thương mại, làm một nước lớn vừa khiêm tốn vừa thận trọng.
    “Thành bại của nước lớn, chủ yếu do bản thân”
    Theo cách nhìn nhận của Robert S. Kaplan, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm an ninh nước Mỹ mới, “phạm vi thế lực” của Trung Quốc bao gồm năm nước Trung Á, Đông Nam Á, Pakixtan, bán đảo Triều Tiên và khu vực Viễn Đông Nga. Robert S. Kaplan đã đề xuất quan điểm nói trên trong bài viết đăng trên tạp chí “Foreign Affairs”. George Friedman, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vấn đề quốc tế - Học viện công nghệ Massachusetts cho rằng Trung Quốc đương đại đã hình thành nên được vị thế kiểm soát ổn định đối với “xung quanh”. Tuy nhiên, Giáo sư Đại học Khoa học công nghệ Trung Quốc ở Đài Bắc Bao Thuần Lượng đã không đồng ý với nhận định như vậy mà cho rằng Trung Quốc tuy vẫn chưa có khả năng chủ đạo trật tự thế giới hoặc Đông Á nhưng bởi nước Mỹ đã cảm nhận được áp lực dịch chuyển quyền lực, các nước xung quanh cũng có tâm lý lo sợ mất đi tính tự chủ nên Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc “đều rất dễ chìm vào trạng thái nghi ngờ hợp lý về việc đề phòng Trung Quốc, nếu Mỹ đi đầu cân bằng với Trung Quốc thì không ít nước xung quanh sẽ nổi lên hưởng ứng”.
    Vì thế trong bài viết mới đây Bao Thuần Lượng cho rằng cho dù Trung Quốc hết sức duy trì quan hệ hữu nghị với Mỹ và các nước xung quanh nhưng một số nước xung quanh thỉnh thoảng cũng vẫn có sự thăm dò chiến lược. “Giấu mình chờ thời theo hướng vẫn có hành động” là phương châm ngoại giao tối ưu nhất đối với Trung Quốc hiện nay. Vương Dật Đơn cho rằng Trung Quốc cần phải có một chiến lược lớn trung hạn và dài hạn mang tính sáng tạo, hay cũng có thể nói dưới tiền đề không phủ nhận chính sách “không can thiệp công việc nội bộ của nước khác”, không từ bỏ giấu mình chờ thời, sẽ tham gia nhiều hơn vào các công việc quốc tế với thái độ tích cực hơn, làm một “nước lớn khiêm tốn và thận trọng”. Tuy nhiên, trong một lần diễn giảng, Vương Dật Đơn thừa nhận vấn đề an ninh chủ quyền và an ninh biên giới của Trung Quốc là đặc biệt khó khăn hóc búa. Vương Dật Đơn đã tính toán rằng cho đến năm 2010, Trung Quốc đã có những ngòi nổ đang tồn tại với 10 nước trong vấn đề chủ quyền. Trung Quốc vừa không thể để mất chủ quyền, cũng vừa không thể đơn giản đoạt lại mà việc này biến thành một “nhiệm vụ vừa khó khăn vừa phức tạp”. Vương Dật Đơn đã mô tả đối sách mà Trung Quốc cần áp dụng là “không cần ngộ nhận cho rằng Trung Quốc đã bị âm mưu của Mỹ bao vây, trói chân trói tay, lại càng không thể phô bày thế kình địch tử chiến đến cùng với nước lớn siêu cường vào lúc này. Vương Dật Đơn cho rằng có một việc Trung Quốc cần phải thấy rõ là, một nước láng giềng yên ổn, một môi trường xung quanh vững chắc và một tiến trình hợp tác khu vực đi vào chiều sâu sẽ cực kỳ có lợi cho sự phát triển của bản thân Trung Quốc. Trung Quốc cần phải tích cực thể hiện thiện chí của mình chứ không phải đối kháng hay đối đầu, phải tăng cường loại bỏ nghi ngờ trong các công việc liên quan đến quốc phòng, tuyên truyền quân sự đối ngoại, “bằng mọi cách tránh để cho những công tác này trở nên gay gắt và tránh phải đặt bài ngửa” trong những tranh chấp phức tạp như tranh chấp chủ quyền.
    Mỹ đem lại thách thức nhưng cũng đem lại cơ hội
    Từ cách đây hai năm mặc dù việc “Mỹ trở lại châu Á” đã là đề tài được thảo luận nhiều trên báo chí trong nước, nhưng cho đến nay, cùng với cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đang đến gần, các ứng viên đua nhau làm rõ chính sách cầm quyền của mình, chiến lược châu Á của Mỹ cũng đang chính thức được đưa ra, vì thế bài viết của Ngoại trưởng H. Clinton được các nhà phân tích coi là cơ sở cho chính sách ngoại giao của Obama nhiệm kỳ tiếp theo. Trong bài viết của bà Clinton , châu Á trong tương lai được xác định là trật tự hợp tác dưới sự chủ đạo của Mỹ, Trung Quốc được coi là một đối tác hợp tác quan trọng. Ngoại trưởng Hillary viết: Một nước Trung Quốc vươn lên đầy triển vọng có lợi cho nước Mỹ, thông qua hợp tác chứ không phải đối đầu, hai nước đều có thể được hưởng lợi rõ ràng. Về bài viết này, báo chí trong nước phản ứng khác nhau. Có báo đặt câu hỏi “ý đồ trở lại châu Á của Mỹ là Mỹ muốn làm gì”, thắc mắc về thái độ của Hillary Clinton. Trong khi đó Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế - Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh cho rằng điều này là rất bình thường, do có các nước ở hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ nên địa vị của châu Á thế kỷ 21 đương nhiên sẽ vượt xa địa vị của châu Âu trên toàn cầu hiện nay.
    Kim Xán Vinh cho rằng Trung Quốc không cần thiết phải có sự ứng biến với chiến lược của Mỹ, mà cần phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”, xử lý tốt vấn đề phát triển trong nước, với bên ngoài sẽ tiếp tục “giấu mình chờ thời”, thêm nhiều bạn, giảm bớt thù. Báo Thuần Lượng cũng cho rằng trừ phi nước Mỹ không đủ sức hoặc không có ý đối đầu với Trung Quốc ở Đông Á, nếu không thì trật tự Đông Á sẽ khó có chuyển biến căn bản. Việc Trung Quốc cần làm là phải duy trì cục diện như hiện nay trước khi có sự thay đổi về so sánh lực lượng. Trong khi đó, một bài bình luận trên tờ “thời báo châu Á” đã nhắc nhở Trung Quốc rằng trong khi Mỹ “trở lại châu Á”, Trung Quốc không được vì khó khăn địa chính trị mà thay đổi nguyên tắc “hòa bình phát triển” và chính sách ngoại giao lấy an ninh làm cơ sở. Tác giả bài bình luận cho rằng Trung Quốc không nên bắt chước biện pháp lấy an ninh làm cớ để gây ảnh hưởng của Mỹ, một mực làm thay đổi tình hình ổn định ở Đông Á mà mình đã hưởng lợi nhiều năm. Đương nhiên không phải bất cứ ai cũng đều coi chiến lược châu Á của Mỹ là mối đe dọa. Phó giáo sư Tôn Học Phong thuộc Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế-Đại học Thanh Hoa nhắc nhở mọi người không được coi thường một thực tế là chính chiến lược này của Mỹ sẽ đem lại cơ hội giúp cho chính sách khu vực của Trung Quốc có hiệu quả hơn, chẳng hạn như đem lại không gian phát triển cho mô hình hợp tác “10+3” mà Trung Quốc khởi xướng, từ đó làm yếu đi ý đồ của Nhật Bản và một số nước ASEAN muốn thành lập Hội nghị cấp cao Đông Á để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Ngoài ra, Mỹ là đòn bẩy quan trọng nhất ở Đông Á, lợi dụng tâm lý lo sợ của các nước khu vực Đông Á đối với Trung Quốc nên những năm gần đây, các biện pháp kinh tế và an ninh của Trung Quốc bị mất hiệu quả, Trung Quốc vừa xây dựng Khu thương mại tự do với ASEAN đi theo chiều sâu nhưng cũng vừa làm cho bất đồng với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông sâu sắc thêm, làm cho hiệu quả trong nỗ lực thông qua sức hút kinh tế làm hòa dịu lo ngại của các nước xung quanh của Trung Quốc bị giảm mạnh. Nay Trung Quốc có thể lợi dụng thời cơ Mỹ trở lại châu Á để loại bỏ lo ngại của các nước xung quanh về an ninh, từ đó tiếp tục nâng cao hiệu quả chiến lược trong chính sách khu vực của Trung Quốc. Cũng có quan điểm cho rằng chiến lược châu Á của Mỹ dần dần rõ thêm, tạo cơ hội để Trung Quốc xác định rõ hơn cơ cấu mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế - Đại học Bắc Kinh Vương Tập Tư cho rằng mâu thuẫn về cơ cấu khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ rõ hơn sẽ giúp Trung Quốc áp dụng chiến lược rõ ràng, xác định rõ hai nước Trung-Mỹ đứng trước cạnh tranh trong những vấn đề nào, có thể hợp tác trong lĩnh vực nào. Trung Quốc có thể nhờ đó để xác định rõ điểm tới hạn trong chính sách của mỗi bên, thực tế như vậy sẽ có thể đặt cơ sở cho việc xây dựng khuôn khổ chiến lược ổn định ở khu vực Đông Á.
    Theo Báo “Thanh niên Trung Quốc” số ra 10/11/2011
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chờ cho biển lặng sóng yên
    Thì anh đã hoá thành tiên trên trời
    Biển Đông vẫn giữ em ơi ...
    Tình duyên ta vẫn xây đời ấm êm !

    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Là quốc gia ven bờ Thái Bình dương, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân thời tiết ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực rộng lớn này, điển hình là hiện tượng El Nino và La Nina ( gọi theo tiếng Tây Ban Nha bởi lẽ các ngư dân ở vùng biển Peru và Ecuađor, Nam Mỹ) là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho chúng. El Nino là hiện tượng ấm lên bất thường của vùng biển nhiệt đới phía đông Thái bình dương, thường gắn với một quá trình lớn của khí quyển - đại dương là Dao động Nam bán cầu và được gọi chung là ENSO.

    Dao động Nam Bán cầu là mô hình áp suất khí quyển giữa đông và Tây vùng nhiệt đới Thái Bình dương , nó diễn biến theo hình răng cưa: Khi áp suất trên mặt biển tăng ở khu vực phía đông thì áp suất ở vùng phía tây giảm, và ngược lại. El Nino, trong tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là Chúa Hài Đồng, hoặc chú bé, do hiện tượng này thường xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh. El Ninô được coi là mạnh nhất thế kỷ trước xảy ra vào năm 1982-1983, và còn được quan sát vào thời kỳ 1997-1998.
    [​IMG]
    El Nino không phải là hiện tượng thời tiết cục bộ, mà là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn và phức tạp giữa khí quyển và đại dương toàn cầu.
    Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được El Nino được hình thành như thế nào. Tác động của El Nino đối với từng khu vực trên thế giới cũng khác nhau, và không phải năm nào ảnh hưởng của el Nino đối với bầu khí quyển các khu vực cũng giống nhau, cũng như không phải bao giờ El Nino cũng gây tai hoạ cho con người..
    La Nina, trong tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là cô bé, hay còn gọi là đối El Nino (anti-Nino), hoặc El Viejo ( Ông Già ). La Nina là pha lạnh trong quá trình ENSO, là
    hiện tượng trái ngược lại với El Nino. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu của năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào thời kì cuối năm cho tới tháng hai năm sau.
    BDN ( theo Wikipedia và NOAA )​
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Cuộc hội ngộ những người làm công tác địa vật lý dầu khí

    (Petrotimes) - Lịch sử Dầu khí Việt Nam đã trải qua nửa thế kỷ, đó cũng là quãng đường đi của những người làm công tác địa vật lý dầu khí, ngày 27/11/1961, Đoàn Dầu lửa - Đoàn Địa chất Dầu khí số 36 đã ra đời, đánh dấu bước khởi đầu của nền công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

    Từ chỗ 200 cán bộ, công nhân với công nghệ thô sơ của địa chất – địa vật lý và khoan thăm dò, chúng ta đã đi tìm dầu khí ở vùng trũng Sông Hồng, nay toàn ngành đã có đến 5 vạn người với nhiều phương tiện công nghệ tối tân hoạt động dầu khí đã phát triển trên toàn lãnh thổ và lãnh hải rộng bao la của đất nước.
    Những người trong lực lượng tiên phong trong công tác địa vật lý, đã họp mặt ở hai miền đất nước, thăm lại những nơi đã từng lặn lội như Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Sóc Trăng, Cà Mau. Cuộc họp mặt các cán bộ lão thành địa chấn, trọng lực, điện Dầu khí cũng được tổ chức vào trung tuần tháng 10 năm nay tại Hoa Lư – Ninh Bình và tại Cần Thơ – Cà Mau. Cuộc hội ngộ có gần 400 người từ hai miền đất nước tham dự, trong đó có các ông Bùi Đức Thiệu, Phan Minh Bích… là những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam cũng có mặt.
    Anh chị em rất vui mừng phấn khởi và rất cảm động trước sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn và Công đoàn ngành, sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị trong ngành đã tạo điều kiện cho cuộc hội ngộ nửa thế kỷ của những người làm công tác địa vật lý Dầu khí đã thành công rất tốt đẹp. Anh chị em hứa sẽ cố gắng đóng góp sức lực còn lại, động viên con cháu hăng hái tích cực công tác, tiếp nối sự nghiệp cha anh, tiếp tục đóng góp xây dựng ngành ngày càng phát triển và lớn mạnh.
    [​IMG] Cuộc hội ngộ những người làm công tác Trọng lực Dầu khí Hải Phòng 10/2010

    Nhân dịp này mọi người ôn lại những việc đã tham gia từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, ta bắt đầu đã nhận chuyển giao và ứng dụng công nghệ thăm dò địa vật lý của Liên Xô, bao gồm các phương pháp thăm dò trọng lực, địa chấn, điện cấu tạo, địa vật lý giếng khoan. Từ năm 1961 công tác trọng lực đã được triển khai trên toàn miền Bắc, từ Lạng Sơn đến sông Bến Hải;
    Công việc của những người đo trọng lực gặp rất nhiều khó khăn và gian khổ, trước hết là phạm vi hoạt động quá rộng, hệ thống đường giao thông xấu nên phải đi bộ theo các đường mòn băng qua rừng núi. Càng khó khăn hơn khi máy bay Mỹ bắn phá ác liệt ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, khống chế các con đường ở Tây Bắc, bắt buộc phải di chuyển ban đêm, phải làm việc ở những nơi còn khét lẹt mùi bom đạn, cây cỏ, nhà cửa bị cháy. Với máy đo trọng lực GAK-PT thô sơ của Liên Xô, người đo trọng lực đi khắp các nẻo đường Tây Bắc, trũng Sông Hồng, An Chấu, miền Trung để vẽ các bản đồ lớn nhỏ, phát hiện các vùng triển vọng dầu khí. Sau năm 1975 bản đồ trọng lực 1/500.000 đã phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
    Đầu năm 1962, địa chấn phản xạ được đưa vào thí nghiệm đầu tiên ở cánh đồng làng gà Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Bắt đầu từ đây mạng lưới khảo sát địa chấn phản xạ ở trũng Sông Hồng với khối lượng trên 4.000km bao phủ cả khu vực. Các tuyến địa chấn chạy theo đường giao thông, sông ngòi kênh rạch cong queo dích dắc hoặc theo tuyến thẳng xuyên qua đồng ruộng làng mạc. Từ đây có nhiều phương án địa chấn phản xạ nghiên cứu phân vùng triển vọng, phát hiện các cấu tạo chứa dầu khí, phục vụ cho việc xác định vị trí các giếng khoan sâu tìm kiếm, thăm dò trong toàn vùng Tam giác châu Sông Hồng. Các tuyến địa chấn khúc xạ dài hàng trăm kilômét, rải từ Nam Định đến Quảng Ninh, từ Tiền Hải đến Gia Lâm đã góp phần nghiên cứu cấu trúc sâu ở vùng này.
    Từ năm 1968, bắt đầu công tác thăm dò địa vật lý ở vùng nước nông ven bờ vịnh Bắc Bộ, Đoàn Địa chấn 36F đã dùng tàu T-01 để khảo sát trọng lực bằng các máy đo trọng lực đáy, cải hoán tàu vận tải T-02, thành tàu địa chấn mang tên Bình Minh nay gọi là Bình Minh 01, đánh dấu buổi ban đầu của Địa chấn biển Việt Nam. Khảo sát địa chấn phản xạ ở vùng tây bắc vịnh Bắc Bộ bằng tàu Bình Minh 01 đạt khối lượng khoảng 2.500km tuyến ở vùng Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Từ năm 1976, ta đã bắt đầu áp dụng công nghệ ghi và xử lý số trong thăm dò địa chấn, đánh dấu một bước tiến mới trong thăm dò dầu khí ở nước ta.
    Liền sau ngày thống nhất đất nước chúng ta đã bắt đầu công tác tìm kiếm dầu khí ở miền Nam. Đoàn 22 nhằm triển khai công tác địa vật lý ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã khảo sát 2.275km tuyến địa chấn trên hệ thống sông ngòi kênh rạch và vùng biển nông nhằm nghiên cứu cấu trúc địa chất, liên kết với cấu tạo Bạch Hổ với đất liền. Kết quả khảo sát địa chấn đã chỉ ra vị trí 2 giếng khoan tìm kiếm dầu khí ở Đồng bằng Cửu Long và định hướng mở rộng tìm kiếm thăm dò ra phía thềm lục địa.
    Từ đấy, hợp tác với nước ngoài chúng ta đã triển khai công tác địa vật lý ra toàn thềm lục địa bằng các tàu địa vật lý như Gambursev, Iskatel, Malưgin (Nga), Longva II (Na Uy) và nhiều tàu địa chấn hiện đại khác… Đến nay khối lượng khảo sát địa vật lý trên 400.000km (địa chấn 2D, từ, trọng lực) và trên 30.000km địa chấn 3D. Kết quả thăm dò địa chấn đã góp phần rất quyết định cho việc nghiên cứu cấu trúc địa chất, phân vùng triển vọng và đánh giá trữ lượng dầu khí ở các bể trầm tích Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay – Thổ Chu, Tư Chính – Mã Mây, Hoàng Sa và nhóm bể Trường Sa.
    Ngày 20/5/2009 tàu địa chấn Bình Minh 02 được đưa vào vận hành, đánh dấu một bước tiến mới ứng dụng công nghệ hiện đại trong tiến trình tự lực thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tàu được trang bị công nghệ số, đảm bảo công tác khảo sát Địa chấn 2D trên biển. Nay tàu Bình Minh 02 được Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC quản lý và khai thác, đã và đang tiến hành khảo sát trên toàn lãnh hải Việt Nam. Hoạt động cửa tàu Bình Minh 02 không chỉ là một nhân tố quan trọng góp phần phát triển công tác thăm dò dầu khí, mà còn là một sự kiện khẳng định độc lập chủ quyền vùng lãnh hải Việt Nam.
    Từ mét khối khí đầu tiên được khai thác ở mỏ khí Tiền Hải C năm 1981 và tấn dầu thô đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ năm 1986, nay đã khai thác được trên 260 triệu tấn dầu. Với sản lượng khai thác như vậy Việt Nam đã đứng vào vị trí nước sản xuất dầu khí đứng thứ 3 ở Đông Nam Á. Trung bình mỗi năm ngành Dầu khí Việt Nam đóng góp khoảng 25% tổng thu ngân sách Nhà nước, đã có đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân trong tiến trình CNH-HĐH và đổi mới đất nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam và hội nhập quốc tế.
    Chúng ta rất tự hào với lịch sử năm mươi năm phát triển hào hùng với những thành tựu to lớn của ngành Dầu khí Việt Nam.


  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN đóng góp lớn vào phát triển kinh tế





    (SGGP).- Ngày 26-11, Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành dầu khí VN (27-11-1961 - 27-11-2011). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành đã về dự.

    Đến nay Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN đã xây dựng được một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò – khai thác dầu khí đến vận chuyển chế biến, lọc hóa dầu, góp phần xứng đáng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Tập đoàn đang khai thác 25 mỏ dầu khí (20 mỏ ở trong nước và 5 mỏ ở nước ngoài), đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với nhiều hệ thống thăm dò và khai thác dầu khí nổi trên biển, xây dựng 3 hệ thống đường ống dẫn khí biển – bờ, 4 nhà máy điện khí (2 nhà máy ở Nhơn Trạch, 2 nhà máy ở Cà Mau) đã đưa vào vận hành đóng góp 15% năng lượng điện quốc gia, xây dựng thành công Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang sản xuất 800.000 tấn urê/năm đóng góp gần 40% nhu cầu cả nước.
    Đặc biệt là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, cũng đã đi vào hoạt động, cung cấp 30% nhu cầu xăng dầu cả nước.

    Tập đoàn đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, luôn duy trì mức tăng trưởng trung bình gần 20%/năm, tạo được nguồn vốn chủ sở hữu gần 250.000 tỷ đồng, tổng tài sản toàn tập đoàn lên đến 525.000 tỷ đồng… và những năm gần đây đã đóng góp 25%-30% tổng thu ngân sách Nhà nước.

    Với những thành tựu đã đạt được, tập đoàn đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Sao vàng (vào năm 2010).

    Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN, trao tặng Huân chương Quân công hạng ba cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Xí nghiệp Khai thác thuộc Liên doanh Vietsovpetro.

  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111127/gap-ong-hun-sen-thu-tuong-campuchia.aspx
    Gặp ông Hun Sen, Thủ tướng Campuchia


    28/11/2011 5:31
    [​IMG]

    Tác giả cùng ông Chea Sim (1991) và cùng đại tướng Sao Sokha (2011) Ngày 23.10.1991, tôi và anh Vũ Xuân Hồng, lúc đó là Bí thư T.Ư Đoàn phụ trách đối ngoại được cử sang Campuchia dự đại hội cuối cùng của Đoàn thanh niên Campuchia và Đoàn sẽ chuyển sang mang tên mới là Hội Thanh niên Campuchia để phù hợp với việc Phái bộ chuyển tiếp của LHQ tại Campuchia (UNTAC) quản lý tạm thời trong thời gian chờ Campuchia bầu cử một chính phủ đa đảng.
    Khi tiếp chúng tôi, ông Chea Sim, Chủ tịch đảng Nhân dân kiêm Chủ tịch quốc hội Campuchia đã tuyên bố: UNTAC cũng phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Campuchia. Tôi viết ngay tin để phát ra nước ngoài có lời tuyên bố đầu tiên của một lãnh đạo hàng đầu Campuchia trong tình hình chuyển tiếp tối quan trọng đó. Tôi và anh Nguyễn Đăng An, thường trú TTXVN tại đây đưa tin này cho TTXVN phát. Sau đó đài Úc, đài tiếng nói Hoa Kỳ và các hãng tin quốc tế đều đưa lại bản tin này.
    Thời điểm đó, ông Hun Sen đang có mặt ở Paris để hội đàm và đón quốc vương Sihanouk về nước. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, Campuchia và quần chúng đều đón nhận sự mới mẻ này của cuộc chuyển tiếp chính trị từ Campuchia. Anh Men Kuon, lúc đó là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Thanh niên Campuchia và sau đó là Chủ tịch Hội Thanh niên Campuchia nói chuyện với chúng tôi trong tâm trạng lo lắng, vì nghĩ rằng đảng Nhân dân của anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn mới đầy biến động như vậy. Tôi nhớ tại đại hội lúc đó, có mặt ông Heng Samrin, bà Thoongvin vợ cố Tổng bí thư Kaysone Phomvihane với tư cách Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lào. Khi đó, bà Thoongvin cũng trao đổi với tôi nhiều điều thú vị dưới mắt nhìn của bà về Việt Nam và Campuchia. Tất nhiên là cả mặt trái lẫn mặt phải của vấn đề.
    Tôi viết dông dài về kỷ niệm cũ như vậy, để nói một chuyện mới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia chúng tôi sang làm việc với phía Campuchia từ ngày 20.11.2011 vừa rồi được các ông bà Men Sam An - Phó thủ tướng, ông Say Chhum - Phó chủ tịch quốc hội, đại tướng Sao Sokha - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Campuchia tiếp để bàn về bóng đá trẻ hai nước. Và tại đây, chúng tôi lại được gặp ông Thủ tướng Hun Sen, người đã làm đồng thủ tướng và thủ tướng duy nhất của Campuchia trong suốt 20 năm qua. Trong tình hình đa đảng của Campuchia, với vai trò của hoàng gia, của đảng Sam Rainsy như vậy mà ông vẫn trụ vững, thật là một điều đáng kinh ngạc. Tất nhiên đi sâu vào nội tình chính trị Campuchia ta sẽ còn phân tích nhiều khía cạnh khác, cả thể chế lẫn con người. Vấn đề này, tôi sẽ viết ở một dịp khác, khi có điều kiện.


    [​IMG]Các nước nhỏ, nghèo, không nên để tâm lý “nước nhỏ” vào trong giới trẻ[​IMG]


    Thủ tướng Hun Sen
    Song, qua hơn một tiếng đồng hồ ông Hun Sen dành tiếp chúng tôi, tôi không quan sát theo kiểu tiếp xã giao thường thấy của một quan chức lãnh đạo cấp cao với khách nước ngoài. Tôi quan sát với tư cách là một nhà báo với một chính khách được trưởng thành vào những thập niên 1980 - 1990, sau khi lật đổ Pol Pot và tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ như trường hợp ông Hun Sen mà tôi biết rất rõ từ năm 1979. Khi ấy, đã nhiều lần tôi đi cùng các lãnh đạo Campuchia, với tư cách là một nhà báo. Tôi biết từ ông Pen Sovan, Keo Chanda, Heng Samrin, Chea Sim, Hun Sen. Biết, quan sát, nhưng không phải là thân thiện và có mối giao hảo đặc biệt như nhiều người khác đến từ Việt Nam làm chuyên gia cho họ.
    Tôi xin nói lại trọng tâm của bài viết: Thủ tướng Hun Sen. Ông Vũ Mão gặp lại ông với tư cách mới là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia; nhưng trước đây ông Vũ Mão làm Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn của Việt Nam gặp lại người đồng sự là ông Hun Sen, lúc đó kiêm luôn Chủ tịch Hội Thanh niên Campuchia. Tôi nghe ông Mão nói là hai ông đã gặp nhau cách đây 33 năm. Ông Hun Sen xác nhận thời điểm ban đầu đó.
    [​IMG]
    Thủ tướng Hun Sen tiếp đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
    Ông Mão khen ông Hun Sen rằng, lâu lắm mới được gặp lại, nhưng hôm nay gặp với tư cách mới, ông Hun Sen là Thủ tướng của nước Campuchia. Ông Mão khen tặng Hun Sen là ngôi sao không chỉ của Campuchia mà là của cả châu Á. Lời khen đó, hẳn có ý ngoại giao, mà cũng có ý nghĩa thật của nó. Tôi quan sát kỹ, thấy ông Hun Sen ăn nói nhỏ nhẹ nhưng hào hứng. Không ồn ào ca ngợi thành tích của Campuchia, mặc dù khách là ông Mão nói rất nhiều về việc này.
    Hun Sen nói, mấy khía cạnh rất con người thế này: ông chào chúng tôi, ông cho rằng ông rất cảm ơn Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia gồm những con người nổi tiếng và rất nhiều người đã từng gắn bó với Campuchia, giúp đỡ Campuchia lúc hoạn nạn (trong đoàn có cả cựu Đại sứ Việt Nam, có cả chuyên gia tướng lãnh và cán bộ dân sự cao cấp từng ở Campuchia, có cả hòa thượng Thích Thiện Tâm). Ông khẳng định rằng ngày 7.1.1979 là ngày hồi sinh của dân tộc ông, Việt Nam đã giúp đất nước ông ra khỏi họa diệt chủng. Và không ai ngăn cản được ông và những người cầm quyền ở Campuchia hiện nay chọn ngày 7.1 là một trong những ngày lễ lớn của Campuchia.
    Ông cảm ơn ông Mão đã khen tặng ông và cho ông là vì sao sáng, rồi ông nói tiếp: nhưng bây giờ những ngôi sao như thế này bắt đầu xuống, do đó phải tạo ra một lớp ngôi sao mới để điều hành đất nước. Chúng ta biết, năm nay ông Hun Sen mới bắt đầu đúng 60 tuổi, ông sinh năm 1952.
    Ông ví von về bóng đá và SEA Games 26 đang diễn ra ở Indonesia: cứ mỗi lần Campuchia hoặc một nước nhỏ nào đó thua trên sân bóng đá thì cứ bảo là vì nước ta nhỏ và nghèo nên thua, thế thì nước như Ấn Độ lớn và đông dân như thế có bao giờ lọt vào chung kết World Cup đâu. Trung Quốc cũng khó khăn lắm, họ có hơn 1 tỉ dân mà hình như chỉ có một lần chạm chân vào đó. Tại sao Hàn Quốc nhỏ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nghèo lại vào được World Cup. Cho nên các nước nhỏ, nghèo, không nên để tâm lý “nước nhỏ” vào trong giới trẻ.
    Ông nói thêm chuyện vui: Campuchia được xếp gần khoảng 50 huy chương, thì trong đó có 4 huy chương vàng và 7 huy chương bạc về vovinam. Ý ông nói sự giúp nhau giữa các hội, giữa các người dân hai nước nhiều khi lại có hiệu quả hơn, cao hơn ở những quy mô ngoại giao lớn khác. Ông cho rằng, ngoại giao chính thức có khi cãi nhau, bất đồng chí chóe, trong khi ngoại giao nhân dân, cái bắt tay “dưới gầm bàn” lại chia sẻ được nhiều hơn. Trước khi chia tay, tôi nói, trước đây tôi làm Tổng biên tập Báo Thanh Niên, anh em ở Báo Thanh Niên cũng muốn có dịp phỏng vấn ông một bài thật hấp dẫn về vai trò của ông đối với Campuchia trong những thập niên vừa qua. Ông tỏ vẻ gật gù, đồng thuận về ý đó.
    Nhắc lại sự giúp đỡ nhau, trong các lĩnh vực văn hóa và thể thao như thành tích vovinam tại SEA Games của Campuchia, ông cho rằng tôi nên bàn với đại tướng Sao Sokha về việc hợp tác giúp đỡ nhau trong bóng đá cũng như môn bóng chuyền để hai nước trở thành nước mạnh về những bộ môn này. Nhất là phải đào tạo từ lớp trẻ.
    Hôm tiếp chúng tôi, trong những đáp từ rất ít dính đến chuyện chính trị. Chỉ có khi ông nhắc đến ngày 7.1 và ông cho biết ông thấy “buồn cười” khi xem trên ti vi ông Nuon Chea (Chủ tịch quốc hội của Khmer Đỏ) đổ tội cho Việt Nam trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền đã giết hại hàng triệu người Campuchia.
    ***
    Trở lại việc ông cầm quyền và làm Thủ tướng Campuchia từ 1985 đến nay đã gần 30 năm. Lúc đầu, ông và đảng Nhân dân của ông phải chấp nhận làm đồng thủ tướng với hoàng thân Norodom Ranariddh, sau đó đảng Nhân dân của ông nắm toàn bộ quyền lực, kể cả trong quốc hội, và ông trở thành thủ tướng duy nhất trong một nước Campuchia đa đảng, có rất nhiều đảng nhỏ và các đối thủ đáng gờm bao gồm phái Sam Rainsy và đảng của ông Ranariddh. Hun Sen nói với Harish và Julie Mehta, người đã viết một cuốn sách về ông với tựa đề: Hun Sen, người con của Campuchia, rằng: Tôi muốn xây dựng nền kinh tế của chúng tôi giống như các nhân vật xuất chúng khác ở Đông Nam Á đã làm.
    Cho đến nay, Campuchia vẫn là một nước ổn định chính trị trong vùng. Nhìn về đường lối phát triển của họ, như ông Sok Chenda Sophea - bộ trưởng biệt phái của ông Hun Sen, Tổng thư ký Hội đồng phát triển CPC nói chính sách về đầu tư của Campuchia và cho rằng ở đây là dễ dàng và tự do nhất, kể cả cho phép đầu tư trong lĩnh vực truyền thông.
    Tôi tin rằng, với dòng chảy như vậy, nước Campuchia của ông Hun Sen sẽ thực hiện được ý muốn là biến Campuchia trở thành một con hổ kinh tế châu Á. Điều đó, theo tôi là rất triển vọng, nhưng những cơ hội để phát triển sẽ tùy thuộc rất nhiều vào lòng tin của người dân Campuchia với người lãnh đạo và đường lối của chính phủ đối với họ trong tương lai. Sự ổn định, nền dân chủ và quyền tự do về kinh tế với việc ngăn chặn nạn tham nhũng có hiệu quả luôn đi cùng với nhau, ở bất cứ quốc gia nào muốn đi đến thịnh vượng và phát triển bền vững.
    Trong trường hợp này, tôi hy vọng vào ông Hun Sen.
    Nguyễn Công Khế





    Gần đây đã xuất hiện dư luận lo lắng khi thấy động thái viện trợ quân sự nhằm lôi kéo CPC của TQ .
    Thế nhưng đọc bài báo này , tôi cảm thấy thêm yên tâm .
    Hun Sen là một người sống chí tình chí nghĩa với những người bạn đã cứu dân tộc của ông khỏi hoạ diệt chủng .
    Chúng ta hy vọng vào Hun Sen !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-



Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này