Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4625 người đang online, trong đó có 365 thành viên. 22:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34663 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mưu sinh vùng lấn biển

    [​IMG] -
    “Người ta cứ đổ đất đá lấn mãi ra biển, phải lấn được một cây số rồi đấy, chúng tôi ngày càng xa biển hơn, cuộc sống càng cơ cực hơn”, bà Lý - một ngư dân làng chài Nại Hiên Đông (Đà Nẵng) buồn rầu bảo.

    “Chết đuối” trên cạn

    Ám ảnh bởi câu nói của bà Lý, dạo một vòng quanh biển từ địa phận Bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đến tận TP Hội An (Quảng Nam) gần 30km ven biển đều cắm biển, chia lô, nào là dự án khu nghỉ dưỡng, resort rồi đến biệt thự ven biển cao cấp. Những làng chài ven biển ấy đã xa biển lắm rồi, xa đến nỗi, bãi biển chính là ngư trường, là nơi mưu sinh đã trở thành nơi bất khả xâm phạm.

    [​IMG]
    Ngư trường của người dân Nại Hiên Đông giờ đã thành công trường lấn biển. Phía xa là chiếc đê quai chắn sóng để thi công lấn biển.

    Nhưng có lẽ câu chuyện kỳ quặc đối với ngư dân lại xảy ra ở Nại Hiên Đông, ở cửa biển sông Hàn, là nơi có cây cầu Thuận Phước lung linh và dự án khu đô thị lấn biển đầu tiên ở Việt Nam. Bây giờ đi dọc đường Nguyễn Tất Thành cũng chẳng bói đâu ra đường để xuống biển. Người ta đã căng tôn, sắt che chắn phần đất dự án để những ngư dân bám biển phải thành kẻ trộm đột nhập chính ngư trường của mình. “Chúng tôi phải đi từ 5 giờ sáng để ra biển khi bảo vệ các khu dự án còn chưa thức dậy”, anh Nguyễn Văn Nam – một ngư dân mò ngao nơi cửa biển sông Hàn bảo.

    Kể cũng kỳ lạ, số phận người dân xóm Chồ (xóm dựng nhà tạm trên cửa sông) một thời làm nhức nhối chính quyền và bộ mặt thành phố đã được giải quyết vào năm 2008. Những tưởng cuộc sống sẽ khấm khá hơn, ai ngờ, xóm Chồ được lên khu tái định cư mới thì lại lâm vào cảnh tuyệt đường mưu sinh.

    [​IMG]
    Một mẻ cào ngao “lép” của anh Nguyễn Văn Nam.

    “Tôi không nói ngoa đâu, thử hỏi, dân xóm Chồ chúng tôi, chỉ có nghề bám biển, học hành thì không, bỏ cửa sông lên bờ thì “chết đuối” trên cạn là cái chắc”. Có thể tệ hơn nhưng bà Lý không dám nói, vì bây giờ, dân tái định cư xóm Chồ ngày xưa, trai tráng đi biển thì chuyển sang làm công nhân và đạp xích lô chở khách du lịch. Mà bây giờ, Đà Nẵng đã hình thành dạng “du lịch khép kín” thì hệ thống đạp xích lô dạo phố, dạo biển thành thừa rồi. Dăm thì mười họa thì được một vài khách hứng chí muốn tìm cảm giác hoài cổ mới nhảy lên xích lô. Còn đàn bà, phụ nữ thì chỉ còn cách là bòn nhặt trộm ven “bờ biển dự án” những con tép, con ngao để duy trì cuộc sống.

    Kể ra, cũng tuyệt đường mưu sinh thật, sau khi đưa dân xóm Chồ về khu tái định cư mới rồi chuyển đổi ngành nghề từ nghề biển sang chủ yếu làm công nhân cho các khu công nghiệp Thuận Phước và Hòa Khánh. Dân xóm Chồ đa số là người tứ xứ, thất học từ nhỏ, bảo đi học rồi làm nghề may, vận hành máy móc sản xuất thì trụ được mấy nỗi? Sau ba năm số người xóm Chồ làm công nhân ở các khu công nghiệp đó đã bỏ gần hết. Bỏ nghề rồi, quay về với biển thì cũng không còn đường. “Ngày xưa, chúng tôi chỉ cần dong thuyền ra biển đánh bắt ven bờ thì một ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Làm giàu thì khó nhưng cũng đủ nuôi gia đình. Còn bây giờ đã một năm rồi từ khi tôi bỏ làm công nhân cũng chưa tìm được nghề gì mà có thể làm ăn lương thiện”, anh Nguyễn Minh Tiến người dân xóm Chồ kể.

    Dã tràng cửa sông Hàn

    Dĩ nhiên, trong số gần 300 hộ dân xóm Chồ lên bờ ấy, có nhiều người vẫn không bỏ biển được. Bằng mọi cách, ngày nào họ cũng ra biển, vì theo cách nghĩ của anh Bùi Hải Hưng “Chỉ còn cách bòn nhặt kiếm miếng ăn từ biển là cách mưu sinh lương thiện nhất”. Quả thật, ngày nào nơi cửa biển sông Hàn cũng tập trung từ 50 đến 100 người mò ngao. Chỉ còn cách duy nhất ấy thôi, vì bây giờ muốn dong thuyền ra biển thì lấy đâu ra bờ cho thuyền về bến.

    Ơn trời, cũng may là nơi cửa biển ấy lại thu hút loài ngao trú ngụ và sinh trưởng bởi lượng phù sa và thủy sinh sông Hàn đổ ra biển là thức ăn chủ yếu cho loài ngao. “Ngày xưa ấy à, mò ngao là nghề mạt hạng nhất trong các nghề biển, nghề này chỉ dành cho trẻ con làm thêm phụ giúp gia đình thôi. Còn người lớn thì mèng cũng đi thuyền thúng câu mực, hoặc hớt tép, chí tráng hơn thì dong thuyền xa khơi. Ấy mà chỉ có mấy năm, nghề mò ngao lại thành nghề chính, nguồn thu nhập chính của chúng tôi”, bà Lý Thị Minh – một “đồng nghiệp” của bà Lý cho biết.

    [​IMG]
    Một ngày cào ngao của bà Lý (hơn 10 giờ ) chỉ được vẻn vẹn có bấy nhiêu con ngao.

    Cũng may, phía dưới chân cầu Thuận Phước hùng vĩ ấy vẫn còn một con đường cho thuyền bè đi vào cảng cá Thọ Quang, đó cũng là con đường “độc đạo” để người dân xóm Chồ có thể đến ngư trường ngao. “Khổ nỗi, vừa cào ngao lại vừa xem chừng, nếu công nhân Việt Nam mà thi công ở công trường lấn biển ấy thì chẳng sao, họ hiểu nên không đuổi chúng tôi. Đen đủi mà gặp mấy tay giám sát thi công người Hàn Quốc thì y như rằng, chỉ mấy phút sau có ca nô ra đuổi chúng tôi đi hết”, chị Quyên kể. Gia đình chị Quyên có 4 người, chồng chị đạp xích lô ngày được, ngày không nên nguồn thu nhập chính của gia đình để nuôi hai con ăn học đều từ bòn nhặt những con ngao nhỏ ở đây.

    [​IMG]
    Bà Lý bảo: “ Còn sức lực thì còn mò ngao bám biển” nhưng ước nguyện bám biển mưu sinh của bà Lý chỉ còn được trong vài năm nữa thôi.

    Bà Lý Thị Minh cũng cho biết: “Nghề này ngày xưa an toàn lắm, vì ngao chỉ sinh sống dưới cát ven bờ. Bây giờ thì nguy hiểm cận kề, người ta cho thuyền hút cát ở cửa sông để đổ ra khu lấn biển nên tạo thành dòng chảy mới rồi cũng tạo thành những bãi lồi lõm gây nguy hiểm. Cách đây mấy hôm bà Lý bị sa vào vùng nước lõm, suýt bị chết đuối do nước xoáy may mà chị Quyên nhìn thấy hô hoán mọi người đến cứu”.

    Thông thường, những người dân mò ngao ở đây đi làm từ 5 giờ sáng đến 18 giờ chiều mới về nhưng cũng chỉ mò được 2 -3kg ngao, bán được 50 – 70 ngàn đồng tùy loại ngao lớn bé. Nhưng cái ngư trường ngao đang bị thu hẹp lại do đất đá lấn biển ấy đâu chỉ mình người dân xóm Chồ sở hữu. Những hôm trời đẹp thì ngư dân ở các vùng khác như ở Sơn Trà, thậm chí ở tít Quảng Nam cũng đi xe máy về đây mò ngao mưu sinh. Có hôm ngư trường ngao chật hẹp này có đến 500 người về mò ngao. “Cùng cảnh không còn đường ra biển như chúng tôi cả, tranh giành nhau làm gì? Cũng chẳng được mấy nỗi nữa thì cái ngư trường ngao này cũng không còn vì nó sẽ là cảnh quan cho khu đô thị lấn biển Đa Phước”, chị Quyên buồn rầu nói.

    Dự án lấn biển “Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước”, có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, do Công ty xây dựng Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, khu phức hợp này sẽ bao gồm các khu resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, bến cảng dành cho du thuyền, khách sạn quốc tế, tòa nhà văn phòng cao cấp 60 tầng, các trung tâm thương mại, villa cao cấp và chung cư với quy mô 8.500 căn hộ…

    Dự án này thì người dân xóm Chồ ai cũng biết, vì người ta đã dựng biển công bố dự án. Nhưng họ chỉ phân vân rằng: “Lấy ngư trường của dân nghèo rồi lấn biển xây resort, sân golf cho người giàu vui chơi là cái nghĩa lý gì?”.

    Bài: Yên Ninh - Ảnh: Bùi Hải
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này đã có 1345 lượt đọc và 90 bài trả lời
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Đời sống xa hoa của các đại công tử Trung Quốc




    Giới công tử con cháu lãnh đạo Trung Quốc đang thể hiện mình theo nhiều cách...
    [​IMG] Bạc Qua Qua (trái) và cha, Bạc Hy Lai, cựu Bộ trưởng Thương mại TQ, Bí thư Trùng Khánh.
    Xuất hiện bên cạnh những người mẫu, diễn viên hay ngôi sao thể thao, tập trung tại các hộp đêm với những siêu xe đẳng cấp, mở câu lạc bộ polo, theo học ở những trường hàng đầu thế giới với học phí gần triệu USD, giới công tử con cháu lãnh đạo Trung Quốc đang thể hiện mình theo nhiều cách...
    Lối sống xa hoa
    Một buổi tối đầu năm, chiếc Ferrari đỏ đi tới cổng Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Trên xe là con trai của một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, bước ra trong một bộ vest chỉnh tề. Người bước ra từ chiếc xe là Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc (TQ), Bí thư Trùng Khánh, người đang mở ra một chiến dịch gây tranh cãi nhằm làm sống lại tinh thần Mao Trạch Đông năm xưa thông qua hàng loạt ca khúc cách mạng, thường được gọi là "nhạc đỏ". Ông đã yêu cầu sinh viên và cán bộ làm việc trên ruộng đồng để kết nối lại với những vùng nông thôn.
    Trong khi đó, con trai của ông lái một chiếc xe trị giá hàng trăm ngàn USD tại Trung Quốc - quốc gia mà các hộ gia đình có thu nhập trung bình chỉ khoảng 3.300 USD/năm.
    Hồi tháng 9, người sử dụng Internet đã được chứng kiến con trai 15 tuổi của một vị tướng đã đâm chiếc BMW vào một chiếc xe khác và sau đó đánh đập người lái xe đó, sau đó còn đe dọa không được báo cảnh sát. Dư luận lên án mạnh mẽ sau đó, và con trai của vị tướng kia phải đến một cơ sở cảnh sát để cải huấn trong một năm, theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông trong nước.
    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không được phép kinh doanh để thêm thắt vào khoản tiền lương khiêm tốn của mình (ước tính khoảng 22.000 USD/năm cho một bộ trưởng). Nhưng thân nhân của họ thì vẫn được phép tiến hành kinh doanh miễn là không được lợi dụng những ảnh hưởng chính trị.
    Năm ngoái, người dân Trung Quốc thông qua Internet đã biết được con trai của một cựu phó chủ tịch Trung Quốc, và là cháu trai của một cựu chỉ huy Hồng quân đã bỏ ra 32,4 triệu USD để mua một căn biệt thự tại Úc. Người này đã phá bỏ căn biệt thự cũ và xây một căn mới, với hai hồ bơi nối với nhau bằng một thác nước.
    Nhiều "người thừa kế" cũng tham gia các hoạt động kinh doanh hợp pháp, nhưng hầu hết mọi người đều nhận ra rằng những người này có một lợi thế nổi trội trong hệ thống kinh tế.
    Những "người thừa kế" trẻ hơn thường xuất hiện bên cạnh những người mẫu, diễn viên hay ngôi sao thể thao, những người thường tập trung tại các hộp đêm bên cạnh sân vận động Công nhân Bắc Kinh, với những chiếc Ferrari, Lamborghinis và Maseratis. Gần đây tại ngoại ô Bắc Kinh, cháu trai của một cựu Phó Thủ tướng, vừa mở một câu lạc bộ polo.
    "Chúng tôi sẽ giúp polo trở nên phổ biến, tất nhiên không phải là với tất cả công chúng. Đằng kia là con trai của một vị tướng trong quân đội. Còn kia là cháu trai của cựu thị trưởng thành phố Bắc Kinh", một nhân viên của câu lạc bộ nói.
    Những "người thừa kế" hiện tại cũng xuất hiện nhiều hơn ở nước ngoài. Bà Ye, nhà thiết kế thời trang, vừa xuất hiện trong một số ấn bản gần đây của tạp chí Vogue cùng với Wan Baobao, một nhà thiết kế đồ trang sức và là cháu ngoại một cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc.
    Học hành tốn kém
    Nhưng đứng đầu nhóm "người thừa kế" trẻ là Bạc Qua Qua. Không một "người thừa kế" trẻ nào có hồ sơ "khủng" bằng Qua Qua, kể cả trong và ngoài nước.
    Năm 2000, Bạc Qua Qua được gửi tới Anh để học trong tại Papplewick, với học phí khoảng 35.000 USD/năm. Một năm sau đó, Qua Qua trở thành người đầu tiên của Trung Quốc học ở Harrow, một trong những trường tư chuyên biệt của nước Anh, với học phí hơn 30.000 USD/năm.
    Năm 2006, Qua Qua đến Đại học Oxford theo học ngành nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế với chi phí khoảng 26.000 bảng/năm. Hiện tại Qua Qua đang học tại Harvard Kenedy School với học phí là 70.000 USD/năm. Tổng chi phí cho quá trình học của Qua Qua lên đến gần 600.000 USD tính theo thời giá hiện hành.
    Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng Qua Qua đã giành được học bổng toàn phần từ năm 16 tuổi. Tuy nhiên Harrow, Oxford và Kennedy School không nhận xét các hồ sơ cá nhân. Nhưng ai cũng biết rằng để nhận được học bổng từ những trường hàng đầu như thế chưa bao giờ là dễ dàng.
    Theo lời kể của một vài người bạn, trong năm 2008, Qua Qua đã giúp đỡ việc tổ chức Silk Road Ball, một chương trình biểu diễn của các nhà sư Thiếu Lâm. Anh cũng mời Jackie Chan, ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đến diễn thuyết tại đại học Oxford, và hát cùng mình. Năm 2009, Qua Qua được vinh danh ở Luân Đôn bởi nhóm Liên đoàn thanh niên Trung Quốc ở Anh và được xếp vào danh sách 10 người trẻ nổi bật ở Trung Quốc.
    Chi phí giáo dục là chủ đề nóng ở tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Rất nhiều người hiện không hài lòng với chất lượng giáo dục tại các trường học. Nhưng chỉ có một số người giàu có tương đối mới có thể gửi con của mình ra nước ngoài học tập.
    Chủ đề gây tranh cãi
    Trong năm nay, một vài hình ảnh ở trên mạng cho thấy Qua Qua đang nghỉ ở Tây Tạng cùng với một "người thừa kế" trẻ khác - Trần Hiểu Đan, người có cha đang đứng đầu ngân hàng Phát triển Trung Quốc và ông của cô cũng là một nhà cách mạng nổi tiếng. Hàng loạt những tin đồn, cũng như những lời chỉ trích xuất hiện trên Internet, khi những hình ảnh cho thấy cả hai đang đi du lịch cùng với cảnh sát hộ tống.
    Với một số người khác, lối sống tự do của Bạc Qua Qua hiện đang gây tranh cãi. Hình ảnh của anh tại một sự kiện xã hội ở Đại học Oxford cho thấy anh để ngực trần, hay trong những bộ vest và trang phục ưa thích đã phát tán rộng rãi trên mạng.
    Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ liệu Qua Qua sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp và liệu anh có thể duy trì vai trò của mình như thế nào. Trong bài phát biểu của mình tại Đại học Bắc Kinh năm 2009, Qua Qua nói rằng anh muốn "phục vụ nhân dân" trong văn hóa và giáo dục. Khi được hỏi về những hình ảnh của mình trong buổi tiệc tại Oxford, Qua Qua lại trích dẫn lời của chủ tịch Mao, "Bạn nên có một phần nghiêm túc và một phần sôi nổi".
    Cheng Li, chuyên gia về chính trị cao cấp Trung Quốc tại Viện Brookings, Washington cho rằng, "hiện tượng những "người thừa kế" không phải là quá phổ biến, nhưng họ đã trở thành những quyền lực chính trị mạnh mẽ. Công dân Trung Quốc đang tỏ ra tức giận về sự kiểm soát của những người này khi họ kiểm soát cả quyền lực chính trị và cả nền kinh tế".
    Tờ Nhân dân hàng ngày, đã thừa nhận vấn đề này khi một cuộc thăm dò năm ngoái cho thấy 91% số người được hỏi tin rằng các gia đình giàu có ở Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị đằng sau. Một cựu kiểm toán viên, Li Kim Hoa, đã viết trên một diễn đàn trực tuyến rằng sự giàu có của các gia đình này là "những gì mà công chúng không hài lòng".
    Những công tử "dòng dõi quý tộc" như Qua Qua, với những đặc quyền và sự giàu có, đang đặt ra nhiều câu hỏi cho xã hội Trung Quốc.
    Theo Quốc Dũng
    VEF
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111130/nguoi-goc-viet-nghien-cuu-sieu-vu-khi-laser.aspx

    Người gốc Việt nghiên cứu siêu vũ khí laser
    30/11/2011 1:08
    Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Định Nguyễn (ảnh) đang đứng đầu bộ phận nghiên cứu phát triển hệ thống của Hải quân Mỹ phóng laser phá hủy tên lửa.
    [​IMG]
    Ảnh: Lanl
    Với lực lượng hải quân hiện diện trên toàn cầu, Mỹ luôn phải đẩy mạnh nghiên cứu những hệ thống phòng thủ hữu hiệu cho tàu chiến. Áp lực ngày càng lớn hơn khi một số loại tên lửa chống tàu chiến mới được nâng cấp cả về tầm bắn lẫn sức công phá. Thời gian qua, nhiều nguồn tin quân sự liên tục khẳng định Trung Quốc đang hoàn thiện loại tên lửa DF-21D, có tầm bắn 3.000 km, đủ sức phá hủy tàu sân bay.
    Giữa lúc tin tức về DF-21D dồn dập xuất hiện, Hải quân Mỹ bất ngờ công bố bước tiến mới của chương trình siêu vũ khí khắc chế hỏa tiễn diệt tàu chiến. Đầu năm nay, website của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ thông báo đã có đột phá trong việc phát triển hệ thống phóng tia laser đủ sức tiêu diệt các loại tên lửa tấn công tàu chiến. Theo đó, các nhà khoa học ở Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos, thuộc bang New Mexico thử nghiệm thành công việc phóng chùm laser có công suất phát xạ đạt ngưỡng megawatt.
    [​IMG]
    Đồ họa thể hiện hoạt động của hệ thống FEL megawatt - Ảnh: Aramybase.us
    Theo tạp chí Wired, chương trình nói trên đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lâu nay Hải quân Mỹ chỉ mới dừng lại ở khả năng phát ra chùm tia laser công suất 14 kilowatt, trong khi phải đạt mức 100 kilowatt mới đủ sức phá hủy tên lửa. Vì thế, việc phóng thành công chùm tia laser công suất ngưỡng megawatt là một thành tựu lớn.

    Ông Định Nguyễn nhận bằng cử nhân hóa học tại ĐH Indiana vào năm 1979, được trao học vị tiến sĩ hóa học ở ĐH Wisconsin năm 1984 và chính thức gia nhập Trung tâm thí nghiệm quốc gia Los Alamos cũng trong năm này. Sau đó, ông nhanh chóng trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực phát triển chùm tia laser công suất lớn. Hiện nay, ông là thành viên Hội Vật lý Mỹ và Ủy ban Chương trình nghiên cứu về FEL. Tiến sĩ Định Nguyễn đã có hơn 60 bài viết khoa học tạo nhiều dấu ấn cùng nhiều tham luận tại các hội thảo. (Theo Deps.org)
    Tiến sĩ Định Nguyễn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dự án trên, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì nỗ lực thiết kế và thử nghiệm đã thành công”. Quentin Saulter, Tổng quản lý dự án cho Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, tán dương nhóm chuyên gia của ông Nguyễn vì đã đạt được bước tiến trên sớm 9 tháng so với thời hạn đặt ra. Ông Saulter đánh giá đây là thành tựu quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ Free Electron Laser (FEL), mở ra một thế hệ vũ khí tiên tiến mới.
    Hiện nay, tàu chiến Mỹ chủ yếu sử dụng các loại súng pháo để tạo thành lưới phòng không chống tên lửa. Tuy nhiên, phương pháp này khó chiếm được ưu thế đối với các loại tên lửa tốc độ cao và có tầm bay thấp. Vì thế, hệ thống FEL công suất megawatt sẽ giúp thay đổi cục diện nhờ tính chính xác cao và tốc độ bắn cực “khủng”. Sau khi dò thấy tên lửa, tàu chiến có thể nhanh chóng phóng tia laser để tiêu diệt và nhờ tốc độ phát xạ cao, hệ thống FEL vẫn kịp thời phá hủy tên lửa khi đã ở cự ly gần.
    Theo kế hoạch trước đó, tàu chiến Mỹ sẽ được trang bị hệ thống trên vào năm 2018. Tuy nhiên, theo trang Engadget.com thì dự án trên đang chịu sức ép tại Thượng viện Mỹ vì chi phí quá cao. Với những đột phá của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Định Nguyễn đứng đầu, các nghị sĩ có thể sẽ suy xét kỹ càng hơn về dự án.
    Nhiều năm qua, Lầu Năm Góc luôn tìm cách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ laser vào vũ khí. Năm 2010, cơ quan này đầu tư cho Tập đoàn Boeing khoản tiền 26 triệu USD để phát triển các ứng dụng laser trên tàu chiến. Trong đó, việc sử dụng tia laser dẫn đường để tăng cường tính chính xác của vũ khí là mục tiêu hàng đầu.

    Siêu laser
    Công nghệ Free Electron Laser được phát minh vào năm 1976 bởi giáo sư vật lý John Madey ở ĐH Standford. Loại laser này có các thuộc tính quang học giống những chùm tia laser thông thường nhưng khác về nguyên lý phát ra. Free Electron Laser không được phát ra nhờ quá trình kích thích để tăng mức năng lượng của các electron như thông thường mà nhờ một chùm tia điện tử đi qua một cấu trúc từ tính. Do đó, tránh được hiện tượng sinh nhiệt và sức hủy diệt của tia laser tăng mạnh. FEL đang được nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực, trong đó có quân sự.

    Ngô Minh Trí
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Theo Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO), từ tháng 8, La Nina đã hình thành trở lại một cách yếu ớt trên vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương sau một thời kì thời tiết trung tính vào tháng 5/2011, và tình hình này có thể sẽ tiếp diễn tới cuối năm và đầu năm tới. Các chuyên gia dự báo la Nina hiện nay có thể sẽ mạnh lên đôi chút, nhưng sẽ yếu hơn đáng kể so với la Nina năm 2010-11. Trong bối cảnh này, El Nino sẽ khó có thể hình thành trước tháng 4 năm 2012.
    La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, trái ngược với hiện tượng El Nino (tăng nhiệt độ nước biển bất thường ở vùng xích đạo của Thái Bình Dương). Cả hai trạng thái này đều phá vỡ những mô hình thời tiết thông thường và gây tác động khó lường trên diện rộng tới nhiều nơi trên thế giới.
    [​IMG]
    Băng tuyết xuất hiện bất thường ở Mẫu Sơn, Lạng Sơn hồi tháng 1/2011 ( Ảnh Yến Yến )
    Năm nay, La Nina mới kết thúc hồi tháng 5, giờ lại có khả năng xuất hiện trở lại là minh chứng cho thấy trạng thái khí quyển trong thời gian gần đây bị biến động rất mạnh do biến đổi khí hậu toàn cầu; quá trình chuyển từ pha nóng sang pha lạnh hoặc tái xuất hiện pha lạnh trên vùng nhiệt đới Thái Bình dương diễn ra với nhịp độ ngắn hơn nhiều so với trước.

    Theo các chuyên gia khí tượng Thủy văn Việt Nam, Từ năm 1950 đến nay, tổng cộng có 13 lần La Nina tác động trực tiếp đến thời
    tiết Việt Nam. Trong những năm có La Nina, điển hình là các năm 1964, 1970, 1996, 1998, 2006, 2009, số lượng các trận bão, áp thấp nhiệt đới và mưa lũ ảnh hưởng tới nước ta không chỉ tăng mà còn có xu hướng tăng lên vào năm kế tiếp (hậu La Nina), nếu như liền sau đó không xuất hiện El Nino.
    Trong những năm xảy ra La Nina, sự hình thành lốc xoáy nhiệt đới, cùng với lưỡi cao áp cận nhiệt đới dịch chuyển theo hướng tây qua Tây Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ sụt lở đất.
    Bên cạnh thiên tai mưa lũ, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng nhận thấy có mối liên hệ giữa hiện tượng La Nina và các bệnh liên quan đến muỗi như sốt xuất huyết và sốt rét do thay đổi về thời tiết và chế độ mưa ảnh hưởng đến cơ chế sinh trưởng của chúng.
    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, do la Nina là hiện tượng có tính toàn cầu, từ khi quan sát được đến lúc biểu hiện đều có độ trễ từ 3-6 tháng, nên trước mắt chưa thấy dấu hiệu Việt Nam bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Trả lời phỏng vấn Vnexpress ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự đoán nửa cuối mùa đông này Bắc Bộ Việt Nam sẽ xảy ra khoảng 4-5 đợt rét đậm, rét hại nhưng không kéo dài. Từ nay đến hết mùa đông ( tháng 2-3/ 2012) khí hậu ở trạng thái trung tính ( không El Nino, không La Nina ).
    Ông Hải cũng dự báo, từ nay đến hết năm 2011, bão và áp thấp nhiệt đới vẫn còn khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực Biển Đông và còn khoảng 1-2 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, chủ yếu tới Trung Bộ.
    Sông Hương ( tổng hợp )​
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Van-hoa/156330/Sach-ve-bien-dao-truoc-mat-va-lau-dai.html

    Sách về biển đảo: trước mắt và lâu dài
    SGTT.VN - Gần đây, đã xuất hiện nhiều tác phẩm cung cấp cho người đọc những tư liệu giá trị về Biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, đáp ứng nhanh nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả.

    [​IMG]

    Những đầu sách về chủ đề biển đảo là rất cần thiết.


    Nhóm nghiên cứu thương mại châu Á do PGS.TS Nguyễn Văn Kim khởi xướng từ năm 1999 đã xây dựng được một số định hướng có tính trọng tâm trong công trình có tên Người Việt và biển (những tác giả tiêu biểu: Hoàng Anh Tuấn, Phạm Hoàng Quân, Hoàng Khắc Nam, Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng, Đỗ Trường Giang, Lại Văn Tới, Lâm Thị Mỹ Dung...) Các vấn đề được xem là chủ chốt trong công trình này là: tìm hiểu truyền thống khai thác biển của các cộng đồng trong khu vực và người Việt; tâm thức và tư duy hướng biển của người Việt; các nền văn hoá và không gian văn hoá biển; sự hình thành, hoạt động và vai trò của các thương cảng, cảng thị; thể chế biển và mối liên hệ với các thể chế nông nghiệp, lâm nghiệp; mối quan hệ giữa biển với lục địa, sự hình thành các tuyến giao thương, các nguồn thương phẩm; hoạt động giao thương trên biển với các cộng đồng thương nhân châu Á, châu Âu; quá trình tiếp giao, truyền bá và ứng đối tư tưởng, văn hoá; ý thức chủ quyền, quá trình đấu tranh, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử; xây dựng nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu, thông tin về biển đảo và nghiên cứu phục vụ chiến lược biển Việt Nam.
    Qua những bài nghiên cứu học thuật, các tác giả giới thiệu cho người đọc những cơ sở hình thành nên khái niệm quốc gia biển, như cơ tầng văn hoá biển của người Việt, vai trò vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại Biển Đông, biển trong lịch sử, huyền thoại Việt, Chămpa, Phù Nam cho đến những sử liệu Trung Quốc nói về biển Việt Nam, các cứ liệu phương Tây về Hoàng Sa, Trường Sa, vấn đề an ninh biển… Cuốn sách Người Việt với biển do Nguyễn Văn Kim chủ biên (NXB Thế Giới) vừa ra mắt tháng 11 này là một góc nhìn của giới nghiên cứu trước các vấn đề nóng.
    Bên cạnh cuốn sách này, có thể kể đến một tác phẩm tập thể khác, có tên Biển Đông và hải đảo Việt Nam (NXB Tri Thức, 7.2010) do câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình và NXB Tri Thức tổ chức tại TP.HCM. Cuốn sách là tập hợp bài viết của các tác giả: Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phan Đăng Thanh, Nguyễn Q. Thắng, Hoàng Việt đã được nhiều trang mạng trích sử dụng, trao đổi.
    Trong tháng qua, tủ sách Biển đảo Việt Nam của NXB Trẻ cũng vừa ra mắt bạn đọc bốn quyển có thể góp vào ngăn sách Biển Đông trên tủ sách mỗi gia đình: Biển Đông yêu dấu của PGS.TS Trần Ngọc Toản, tập hợp những bài viết cung cấp kiến thức khoa học cho người đọc trẻ, thông qua một chuyến khảo sát biển từ Bắc vào Nam. Cuốn Hoàng Sa Trường Sa – hỏi và đáp của TS Trần Nam Tiến – phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Biển và đảo cung cấp cho người đọc những tri thức về lịch sử, địa lý, chính trị và pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cuốn bút ký Có một con đường mòn trên biển Đông của nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là kịch bản bộ phim tài liệu nổi tiếng cùng tên cũng được ra mắt bạn đọc, cung cấp những câu chuyện cảm động về những con người vô danh làm nên con đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam xuyên Biển Đông trong cuộc chiến chống Mỹ. Cuối cùng là Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam của các cây bút nghiên cứu: Hoàng Việt, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn Đình Đầu, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Nhã, Trần Đăng Đại, Trần Doãn Trang & Nam Trân, André Menras Hồ Cương Quyết, Nguyễn Hồng Thao, Hồ Bạch Thảo, Phạm Hân, Hải Biên, Quốc Pháp, Lưu Văn Lợi. Sách gồm bốn phần: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc; Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông – một yêu sách phi lý và Biên niên sự kiện liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, cuốn sách còn có phần tư liệu phụ lục về công ước, tuyên bố chung, cam kết quốc tế về biển để người đọc có thể tham khảo.
    Những quốc gia biển lớn mạnh trên thế giới đã ý thức xây dựng một nền hải sử (maritime history), thậm chí, tiền hải sử (pre-maritime history) lâu đời, ở đó lịch sử sinh mệnh thăng trầm của quốc gia đều được nhìn từ biển. Ngay trong khu vực, châu Á thì Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore… đều đã có bề dày nghiên cứu hải sử, để biển luôn sống động trong tâm thức về dân tộc, đất nước của mỗi công dân. Trong khi đó, hải sử là khái niệm còn quá xa lạ với quốc gia biển Việt Nam.
    Việc những đầu sách về chủ đề biển đảo đáp ứng nhu cầu thời sự nhất thời là cần thiết, nhưng chưa đủ, mà lâu dài, sâu xa, cần có chiến lược nghiên cứu quy mô hơn. Xây dựng kho tri thức hải sử cho người Việt Nam là việc làm hệ trọng, cần thực hiện trước khi quá muộn.
    bài và ảnh Nguyễn Vĩnh Nguyên
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chúng ta đang phát động phong trào "Vì Trường Sa thân yêu". Một phong trào hết sức ý nghĩa và được mọi người dân yêu nước nhiệt liệt hưởng ứng.

    Thế nhưng, khi đọc BL vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó! Và, giờ BL mới hiểu cái thiếu đó là "Hoàng Sa thân yêu"!

    Phải chăng ở thời điểm Tháng 4/2011 - Khi Thủ Tướng ký Quyết định thành lập Quỹ vì Trường Sa thân yêu chưa phải thời điểm chín muồi để nêu lên vấn đề Hoàng Sa !

    Tình hình hiện nay đã khác. Trong báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng đã khẳng định "Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cái của Việt Nam ( Xem linh:( http://dantri.com.vn/c20/s20-541447/thu-tuong-hoang-sa-thuoc-chu-quyen-cua-viet-nam.htm ) và biện pháp đòi lại Hoàng Sa.

    Trong những ngày gần đây, trên các báo chính thống cuả Nhà nước đã đồng loạt lên tiếng để đòi lại chủ quyền tại Hoàng Sa.

    Phải chăng thời kỳ lấy lại Hoàng Sa đã tới !

    Anh em trên F319 chúng ta hãy cùng nỗ lực chung tay cùng Đảng, Chính quyền và Nhân dân cả nước đòi lại một phần máu thịt của chúng ta!

    Mời tất cả Anh ChỊ Em!

    Trân trọng!

    Bằng Lăng !




    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    PHƯƠNG XA, SINH TU đâu rồi !
    GiaoLong nhớ (Các) Bạn đứng ngồi không yên...
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này