Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6919 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 13:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34342 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Buồn vì Việt Nam ít công bố về Hoàng Sa, Trường Sa!

    13/12/2011 10:10:30
    [​IMG]- Đấu tranh chống lại những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam phải được thực hiện bằng việc vận động quốc tế, phản biện và bác bỏ kịp thời những tuyên truyền sai trái của Trung Quốc và xuất bản ấn phẩm khoa học trên các tạp chí và báo tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

    LTS: Thời gian gần đây, nhiều học giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bài viết dưới đây, hai tác giả từ ĐH Oulu, Phần Lan bàn về khía cạnh đấu tranh lại với những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng khoa học. Bee.net.vn xin đăng bài viết dưới đây mong muốn cung cấp thêm một góc nhìn mới về vấn đề này. Bài viết không thể hiện quan điểm của tòa soạn.

    Trong thời gian qua, các học giả của Trung Quốc đi tuyên truyền về “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa tại các nước. Họ cũng tăng cường công bố các bài viết, các bài báo khoa học trên các tạp chí, báo tiếng Anh về vấn đề này. Nghiêm trọng hơn là các nhà khoa học Trung Quốc đã chèn “đường lưỡi bò” phi pháp, một yêu sách "chủ quyền" đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc vào các ấn phẩm khoa học.

    Những hành động trên đã làm không ít người nước ngoài hiểu sai về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Bản đồ của Trung Quốc với "đường lưỡi bò" phi pháp đã xuất hiện nhiều nơi. Trước tình hình này, chúng ta cần:

    1. Cảnh giác phát hiện và phản biện kịp thời giọng điệu tuyên truyền sai trái của học giả Trung Quốc tại các hội thảo về tranh chấp Biển Đông trong và ngoài nước.
    2. Gửi thư phản đối khi phát hiện "đường lưỡi bò" trong các ấn phẩm khoa học hay bài viết trên báo chí.

    [​IMG]
    3. Có thư cảnh báo về tính phi pháp của đường lưỡi bò và hành động sai trái của các học giả Trung Quốc gửi đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhà xuất bản,… những nơi mà "đường lưỡi bò" có thể xuất hiện. Cũng cần kêu gọi sự tham gia của các nước trong khu vực.
    4. Thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau đó công bố bài viết, công trình khoa học về vấn đề này trên các tạp chí khoa học quốc tế, báo tiếng Anh.



    Làm được những việc trên, chúng ta có thể “lật tẩy” và “đánh trả” hành động tuyên truyền sai trái của Trung Quốc đối với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là cách để chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phạm vi toàn cầu.

    Trong thời gian qua, vài tri thức Việt đã có những phản biện kịp thời đối với các giọng điệu tuyên truyền sai trái của TQ về Hoàng Sa và Trường Sa. Tri thức Việt trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối những nơi có "đường lưỡi bò" xuất hiện và đã mang lại một số kết quả to lớn.

    Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều công bố khoa học hay bài viết về chủ quyền trên Biển Đông trên các tạp chí khoa học hay báo quốc tế. Rất mong các cơ quan khoa học cũng như các nhà khoa học trong nước lưu tâm hơn về vấn đề này.

    Theo chúng tôi được biết, TS. Nguyễn Hồng Thao là người Việt Nam có công trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đăng trên tạp chí ISI “Ocean Development & International Law” (ODIL).

    Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Hồng Thao cho biết: "Đúng là các bài viết của tác giả Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa còn rất ít. Chúng ta kêu nhiều nhưng nghiên cứu lập luận chặt chẽ thì còn có vấn đề. Việc thiếu các bài viết chất lượng, bảo đảm tính khoa học bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế không có lợi cho cuộc đấu tranh chung”.

    Ông cũng cho biết thêm: “Rất buồn là trong khi rất nhiều học giả Trung Quốc viết về "đường lưỡi bò", bảo vệ "đường lưỡi bò" trên ODIL, một tạp chí quốc tế về luật biển, thậm chí trong một số có hai ba bài từ Trung Quốc thì các học giả Việt Nam còn ít tiếp cận hay không để ý đến lĩnh vực này. Gần đây tôi và anh Nguyễn Đăng Thắng có viết bài phản bác "đường lưỡi bò" trên ODIL. Có lẽ đó là bài đầu tiên các học giả Việt Nam viết về ĐLB trên ODIL. Tôi cũng rất mong các nhà khoa học Việt Nam chú ý nhiều hơn nữa, có nhiều bài về Hoàng Sa, Trường Sa hơn nữa, đóng góp vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước."

    Cũng xin nói thêm, đã có một số tác giả người Việt ở nước ngoài có bài viết rất giá trị về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trên các báo tiếng Anh. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về vấn đề này trong thời gian tới.

    TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    [​IMG] 1. Ngày 12/12, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra Đối thoại về Quốc phòng và An ninh Trung Quốc - ASEAN lần thứ 2. Tham dự đối thoại có đại diện các cơ quan quốc phòng, cơ quan nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Đây là hoạt động thiết thực góp phần tăng cường sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.(VOV)
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-06-my-chuyen-ban-co-tu-trung-dong-sang-thai-binh-duong

    Mỹ chuyển bàn cờ từ Trung Đông sang Thái Bình Dương

    Tác giả: Châu Giang theo project-syndicate
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước


    Trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ chuyển dịch từ Trung Đông sang Thái Bình Dương, Washington dường như đang cố gắng xóa bỏ lo ngại rằng Mỹ đang “cài số tiến” để đối đầu với Trung Quốc. Liệu họ có làm được như vậy?
    Tuần Việt Nam giới thiệu bài phân tích của ông Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á, cựu đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc..., đặc phái viên Mỹ về Kosovo, trưởng đoàn đàm phán với Triều Tiên từ 2005-2009...
    Hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cố gắng lan truyền một câu chuyện cho biết họ sắp kết thúc các cuộc chiến tranh ở Tây Nam Á và chuyển sự chú ý của Mỹ sang quan hệ lâu dài - và được cho là quan trọng hơn - ở Đông Á và Thái Bình Dương. Những tháng gần đây, câu chuyện này đã dần trở thành hiện thực.
    Giờ đây, nhiệm vụ là phải cân bằng giữa sự cần thiết của việc rút quân có trách nhiệm tại Iraq và Afghanistan với một sự xây dựng có trách nhiệm các hoạt động ở Đông Á. Và điều này có nghĩa là xóa bỏ những lo ngại còn lại về việc Mỹ đang "lên dây cót" để đối đầu với Trung Quốc.
    Quyết định của ông Obama ngừng đàm phán với Chính phủ Iraq nhằm đạt thỏa thuận mới về quy chế của các lực lượng Mỹ tại đây có nghĩa là sau 8 năm, binh lính Mỹ cuối cùng sẽ được trở về nhà (có thể đúng vào Giáng sinh). Quyết định này đã bị nhiều người chế nhạo vì cho rằng ngài Tổng thống "chưa hoàn thành trách nhiệm" với dự án Iraq, và vì lý do gì đó đã không nỗ lực hết mình để duy trì quân đội tại đây. Đó là chưa kể đến việc Phó Tổng thống Joe Biden, trưởng đoàn đàm phán, đã đến Iraq nhiều lần hơn bất cứ lãnh đạo cấp cao nào của Mỹ từng đến thăm bất cứ khu vực chiến tranh nào trước đây mà Mỹ tham gia.
    Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng chính quyền Obama đã tặng Iraq cho người Iran. "Bằng chứng" là Thủ tướng người Shia của Iraq Nouri al-Maliki - một vị lãnh đạo cứng rắn - đã không giúp các chính khách dưới quyền đi đến một thỏa thuận.
    Ngay từ đầu quá trình đàm phán, ông Maliki đã nêu hai điểm với các vị khách Mỹ: ông muốn thấy quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại Iraq, nhưng không muốn chịu đựng toàn bộ gánh nặng chính trị. Ông hy vọng nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia Iraq; nhưng không ai làm vậy.
    Các lãnh đạo người Sunni, có xu hướng đứng dưới ngọn cờ của đảng Dân tộc Iraq (Iraqiya), đã nói rõ rằng họ sẽ không ủng hộ việc quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ Iraq, không dành cho ông Maliki sự ủng hộ mà ông cần để tạo một đại liên minh. Các lãnh đạo người Sunni thường bày tỏ không phản đối việc quân Mỹ đóng tại Iraq nhưng cũng cho rằng Iraq không nên tiếp tục là nơi đồn trú của quân đội nước ngoài. Theo thăm dò tại Iraq, đa số người dân cũng nghĩ vậy: người Iraq đánh giá cao các lực lượng của Mỹ và những gì họ đã làm cho Iraq, nhưng vẫn muốn họ về nước.
    [​IMG] Nhà văn Mỹ Mark Twain từng viết: "Hãy làm điều gì đúng. Điều đó sẽ làm hài lòng một số người và khiến số còn lại ngạc nhiên". Thực vậy, những người Iraq kịch liệt chống Mỹ hiện nay vừa ngạc nhiên vừa bối rối. Những phần tử cực đoan người Sunni và Shia vốn ít khi đạt đồng thuận về việc gì, nhưng có một điều họ đều nghĩ giống nhau là người Mỹ sẽ chẳng bao giờ tự nguyện ra đi. Nhưng đó lại là điều đang xảy ra ngày hôm nay.
    Liệu người Mỹ có bao giờ trở lại Iraq để tập trận hay huấn luyện vượt quá phạm vi các sáng kiến hỗ trợ an ninh do đại sứ quán tài trợ hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Iraq cần các chương trình huấn luyện liên tục để đào tạo các lực lượng không quân, và lực lượng bộ binh của họ còn phải vượt qua mô hình Liên Xô. Nhưng các nhiệm vụ có thể trong tương lai, nếu được cụ thể hóa, sẽ được hiểu là xuất phát từ quyết định của chính Iraq, chứ không phải ai khác.
    Và như vậy, cùng với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq mở đường cho sự thay đổi chính sách của Mỹ sang châu Á, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lên đường Tây tiến, tin rằng họ sẽ có một hành trình êm ả. Nhưng không phải vậy.
    Trong khi người Mỹ đánh giá bài phát biểu nào đó về chính sách đối ngoại là có liên quan đến sự sống còn của họ, thông điệp kinh tế của ông Obama tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Hawaii rất rõ ràng: việc làm, việc làm và việc làm.
    Nhưng ngay sau đó, khi ông Obama đến Australia và bà Clinton đáp máy bay xuống Philippines, điều giống như một câu chuyện dễ đọc về nền kinh tế đã bất ngờ lột xác: ông Obama hứa với chủ nhà Australia rằng Mỹ sẽ điều động một lực lượng Thủy quân Lục chiến gần bằng một lữ đoàn đến đồn trú tại căn cứ Darwin để huấn luyện và tập trận. Không ai có thể tin rằng bước đi này sẽ làm giảm những lo ngại của chính quyền của ông Obama và các đồng minh của Mỹ ở châu Á về sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc, mà ngược lại, đó chính là cách Mỹ gây sức ép.
    Khi kết hợp với cảnh mọi người chào đón bà Clinton trên một tàu chiến tại vịnh Manila, và việc bà dùng cụm từ "Biển Tây Philippines", thì câu chuyện kinh tế không còn đứng vững. Cốt truyện mới là Mỹ đã bắt đầu rút chân khỏi Tây Nam Á vì mục đích đương đầu với Trung Quốc. Cả việc Mỹ dũng cảm cử bà Clinton tới Myanmar, sau khi thủ lĩnh đối lập ở nước này Aung San Suu Kyi được trả tự do và quyết định trở lại chính trường, cũng được miêu tả là một nỗ lực khác của Mỹ khiến Trung Quốc tức giận.
    Việc Mỹ trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được hoan nghênh nhưng cũng bị cho là quá chậm chạp. Một số đối tác của Mỹ tại đây đòi hỏi rất ít, trừ việc Mỹ để ý đến, tham gia các cuộc họp và tôn trọng cách tiếp cận đồng thuận nhằm giải quyết vấn đề. Câu ngạn ngữ xưa nói chỉ cần cho thấy một nửa sự thật. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đôi khi cần nhiều hơn thế.
    Nhưng việc tái cam kết của Mỹ sẽ phải trả bằng cái giá rất đắt nếu nó bị xem là một bước đối đầu với Trung Quốc, chứ không phải chỉ là sự quan tâm chậm trễ tới ai đó. Mỹ và các nước châu Á - Thái Bình Dương cần duy trì quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, điều này sẽ phức tạp hơn với tất cả các nước khi Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ tự vấn về tương lai của mình.
    Việc Trung Quốc nổi lên thế nào sau quá trình này, và đối xử như thế nào với các nước láng giềng, sẽ quyết định thế giới như thế nào trong trung và dài hạn. Chúng ta cần tránh tạo ra những lời dự báo tự thành hiện thực, xuất phát từ nỗi lo sợ sâu sắc của chính mình.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Kết Đoàn
    Tác giả: Sinh Hoạt​

    Vai sánh vai tiến bước trên đường dài sá chi.
    Đem sức trai bền tâm chí, kết đoàn vui trong tình thân yêu.
    Cùng đi nhịp lòng ca dưới ánh mai hồng,
    đàn chim hót ca trong ngàn mây tươi thắm vươn mình đón chào Á!
    Ha! Đoàn ta vui.
    Lòng bốc lên một niềm thân ái. Á!
    Ha! Đoàn ta vui.
    Nào đi lên chúng ta kết đoàn.



    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bài học ngoại giao hàng đầu là lợi ích quốc gia

    Thứ Ba, 13.12.2011 | 07:49 (GMT + 7)

    Vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một chủ đề nổi bật của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 khai mạc tại Hà Nội sáng 12.12 (kéo dài đến 19.12).

    Hội nghị ngoại giao năm nay có chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị.

    Thách thức về chủ quyền

    Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định rằng, công tác ngoại giao đang diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi, đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, nhất là trong việc đảm bảo an ninh, chủ quyền.

    Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, trong xu thế chung là hoà bình phát triển, tình hình thế giới có nhiều diễn biến bất trắc, phức tạp, khó lường, đó là “các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, sự can thiệp thô bạo từ bên ngoài; nạn khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, kể cả trên biển, chạy đua vũ trang, các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống...”.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật những thành tựu mà ngành ngoại giao đã đạt được, trong đó có việc giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực.
    Ngành ngoại giao với những đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm, xây dựng, cũng đã đưa vị thế quốc tế của nước ta trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng yêu cầu ngành ngoại giao phát huy tinh thần phê bình và tự phê bình, nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu phân tích những thiếu sót, yếu kém để khắc phục.

    Góp phần soạn thảo COC


    Tổng Bí thư nêu bật những bài học của các hoạt động đối ngoại trong thời gian qua, trong đó, “bài học đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc với mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tổng Bí thư cho rằng, điều đó “hoàn toàn không có nghĩa là rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà phải luôn ý thức sâu sắc và làm mọi việc có thể để đóng góp phần mình vào sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

    Tổng Bí thư nhấn mạnh, một công việc chủ yếu của ngành ngoại giao trong thời gian tới là góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, kể cả trên biển. Tổng Bí thư chỉ đạo, ngành ngoại giao có trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai đàm phán để tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp trong khuôn khổ song phương trên vấn đề liên quan chỉ tới hai nước và đa phương trên những vấn đề liên quan tới nhiều nước, nhiều bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), đồng thời cùng các nước hữu quan sớm soạn thảo Bản quy tắc ứng xử (COC).

    Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ: Vấn đề trên biển là vấn đề phức tạp do lịch sử để lại. Ta khẳng định thoả thuận với Trung Quốc (TQ) là phải giải quyết vấn đề này thông qua thương lượng hoà bình, đối thoại hoà bình, trên cơ sở hũu nghị, luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982 và trên cơ sở tuân thủ đầy đủ nhận thức chung về DOC ký giữa lãnh đạo TQ và ASEAN.

    Trong quá trình xây dựng COC, TQ là một bên và phải tham gia. Đây là lợi ích chung không chỉ của ASEAN, mà cả của TQ, làm sao duy trì hoà bình ổn định trên biển Đông, từng bước tìm biện pháp giải quyết bất đồng giữa các nước có liên quan với nhau.

    Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân: Các vấn đề biển Đông vừa rồi, chúng ta hiểu rõ lập trường của Ấn Độ (AĐ). AĐ nói rằng họ ủng hộ tự do hàng hải, họ muốn tự do hàng hải được các nước tôn trọng. AĐ vận chuyển dầu và khí đốt từ Viễn Đông qua vùng biển này về AĐ, nên AĐ muốn có một khu vực hoà bình để tiếp tục hợp tác chứ không muốn thấy xung đột.
    Hợp tác hải quân giữa Việt Nam và AĐ thì từ lâu lắm rồi. Tàu AĐ ra vào khu vực biển của ta là việc quen thuộc. Hợp tác dầu khí cũng có từ lâu rồi, công ty của AĐ đến trước rất nhiều nước vào thăm dò khai thác biển Đông. Bây giờ chỉ là tiếp tục quá trình đó.
    Nhưng AĐ bây giờ đã hiện đại rất nhiều so với những năm 1980, đã trở thành cường quốc. Công nghệ, vốn đầu tư của họ đã khác trước; nên tôi cho rằng thời gian hiện tại và tương lai, hợp tác hai bên về các vấn đề an ninh biển rất hiệu quả, khác trước rất nhiều.

    Mỹ Hằng
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Nếu topic BĐ chỉ toàn là chiến sự với chính trị thì hơi căng thẳng, thỉnh thoảng có thơ các bác TD, BL, DCN, GL...đối đáp thì topic sinh động lên hẳn, mà thơ đối đáp rất hay, thú vị làm sao... ai đọc cũng phải bật cười, có tâm lý chờ xem bên kia đối đáp lại thế nào, rất thi vị bác ạ! :-bd
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thời xa vắng.....


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Được cảm ơn 2222 lần​

    Tặng @​


    Mãi mãi khắc ghi ở trong tim
    Bằng Lăng yêu quý Tổ quốc mình !
    Ghét bọn ngoại xâm và bán nước
    Thái dương át hẳn bóng tà dương!



    Viết lúc 0 giờ 13/12/2011



    [};-[};-[};-[};-[};-​
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hôm nay chuyển nhà, KH bồn chồn không ngủ được nên dậy sớm à?[r32)]
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Quân đội Mỹ và quân đội Campuchia tập trận chung (14/12/2011)

    Lực lượng hải quân và thuỷ quân lục chiến Mỹ đang có cuộc thao diễn chung với các binh sĩ Campuchia trong khuôn khổ một cuộc tập trận về cứu trợ nhân đạo ở gần Thủ đô Phnom Penh và cảng nước sâu Sihanoukville.

    Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Campuchia nói cuộc thao diễn kéo dài một tuần lễ bắt đầu vào hôm thứ Hai gồm có các cuộc diễn tập để đối phó với các thảm họa gây thiệt hại nhân mạng to lớn, việc điều động binh sĩ và một chiến dịch hiến máu nhằm tăng cường mối liên hệ cộng đồng. Tham gia cuộc tập trận này có 1700 binh sĩ Mỹ thuộc các tàu USS Pearl Harbor và USS New Orleans.


    Chú SAM đang hiện diện ở bất cứ nơi nào mà chú tàu muốn.=D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này