Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7575 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 09:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34331 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em cũng mong như trước kia, vì khi giao lưu toàn gọi nhau bằng bác xưng mình , với lại toàn nói chuyện ck, thời sự... nên ko quan tâm nam hay nữ . Hòa mình vào thế giới các anh, có thể nói mọi thứ trên đời, khi nào các anh
    nói bậy bạ thì mình chạy thôi, chẳng ai để ý tới mình, thoải mái ghê!;))
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Lại còn thế nữa, thôi bác TD chịu trách nhiệm xem giờ nghe.[};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương

    Nhiều người tỏ ý Trung Quốc hiện nay to lớn như thế nào? Về mặt lãnh thổ không cần bàn cãi. Trung Quốc thật sự rộng lớn. Nhưng nền kinh tế của Trung Quốc đã thể hiện cơ bắp của mình ở mức toàn cầu. Sự to lớn của Trung Quốc thể hiện ở tầm mức có thể ép Hoa Kỳ không gặp đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ lưu vong của người Tây Tạng ở phòng Bầu Dục mà gặp ở phòng Bản Đồ. Và Trung Quốc còn chứng minh sự to lớn của mình bằng phản đối nảy lửa sau cuộc gặp đó.

    Quan chức Trung Quốc muốn chia đôi Thái Bình Dương. Người Mỹ nói không, xin cảm ơn.

    Sự to lớn của Trung Quốc cũng doạ được Nhật Bản sau khi nền quốc phòng Nhật Bản ra sách trắng. Trung Quốc đã lớn tiếng nói: “Nhật Bản vô trách nhiệm”…
    Nhìn lại những nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, vào thời điểm thập niên 1920-1930, Nhật Bản được điều hành bởi nhóm lãnh đạo quân phiệt và lúc đó ý định biến thành cường quốc đã đưa Nhật Bản vào tham chiến thế giới thứ hai cùng Đức-Ý. Thời buổi đó, Nhật Bản cũng khát dầu lửa cho nền kinh tế tăng trưởng chóng mặt của mình. Và đi xâm lược là nhằm chia lại thuộc địa cũng như tài nguyên. Lúc đó, nhiều phân tích vẫn còn in đậm trong các trang sách, một trong những nguyên nhân gây ra thế chiến thứ hai là một phần có nguyên căn của cơn khát tài nguyên năng lượng. Và bom đạn được đưa ra để choảng nhau. Cuộc chiến làm mất mát 62 triệu người trên toàn hành tinh, mà con số của nó hiện vẫn đang nghiên cứu.
    Trung Quốc đang phát triển kinh tế với nội tâm rất khát năng lượng. Điều đó thúc dục các mũi nhọn của nền kinh tế được tuyên bố thứ hai thế giới này đi ra khắp nơi của hệ thống toàn cầu để đưa về năng lượng cho đại lục. Trong cuộc tìm kiếm này, có đưa lại một đề nghị từ phía Trung Quốc với tướng Mỹ chia đôi Thái Bình Dương, báo chí từng loan tin: “Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn."
    Đây như chỉ dấu cho một cuộc chiến trong tương lai bằng súng đạn để chia lại thị phần năng lượng giàu có của thế giới? Không ai dám chắc trả lời câu hỏi Trung Quốc có thế tấn công nước nào, nhưng cũng không ai dám chắc Trung Quốc sẽ đi đến đâu với những hình ảnh và tuyên bố như thế.
    Có một điều chắc chắn, thế giới hết sức cảnh giác với phần còn lại của trái đất là Trung Hoa đại lục. Không ai mong muốn cuộc chiến diễn ra, nhưng lòng tham liệu có kiềm chế được Trung Quốc nói chuyện súng đạn trong tương lai theo kiểu cổ điển?


    [-X[-X[-X[-X[-X
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Thị trường Việt Nam sắp "tẩy chay" xe máy Trung Quốc?




    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

    Theo chủ một đại lý bán xe máy trên phố Nguyễn Lương Bằng thì tình hình kinh doanh xe Trung Quốc hiện rất ế ẩm, có khi đến cả tháng không bán nổi 1 chiếc xe...http://admin.cafef.vn/images/icons/folder.gif
    Vài năm trở lại đây, trong khi các hãng xe máy Việt Nam và liên doanh bung hàng ồ ạt, xe Trung Quốc giá rẻ lại không còn sức hấp dẫn với người tiêu dùng Việt. Theo ý kiến của phần lớn khách hàng, chất lượng xe máy Trung Quốc không đảm bảo, nhất là hiện nay họ có thể mua xe máy chính hãng trả góp. Vì thế, trên địa bàn Hà Nội và các TP khác, xe máy Trung Quốc đang dần bị "tẩy chay"...=D>=D>=D>

    “Thà mua xe cũ còn hơn mua xe Trung Quốc”

    Đi gần 10 đại lý xe máy trên phố Huế, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng… hỏi mua một vài mẫu xe máy thương hiệu Trung Quốc, phóng viên chỉ nhận được câu trả lời: Bây giờ còn ai dùng xe Trung Quốc nữa mà hỏi mua hả em. Chỉ duy nhất 1 đại lý ở phố Nguyễn Lương Bằng là còn bán xe Trung Quốc.

    Theo nhiều đại lý, giá xe chính hãng hiện khá rẻ, riêng dòng xe Honda có loại cũng chỉ khoảng 13-14 triệu đồng/chiếc. Dòng SYM, có loại xấp xỉ 11 triệu đồng/chiếc. Thời gian gần đây, khách mua xe thường có xu hướng chọn dòng xe chính hãng đa phần vì yên tâm chất lượng, có thời gian bảo hành rõ ràng. Bên cạnh đó, các hãng xe đều kí hợp đồng với nhiều công ty tài chính để làm thủ tục giúp người mua xe có thể vừa được sử dụng xe tốt, vừa có thể trả góp hàng tháng.

    Theo anh Thi (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội), giá xe của các hãng rất hợp lý. Nếu không đủ tiền, có thể mua trả góp, vì vậy anh Thi không bao giờ nghĩ đến việc sẽ mua một chiếc xe máy Trung Quốc.

    Bác Thắng (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cũng thừa nhận, hai bác dành dụm mãi mới được 7 triệu, muốn mua 1 chiếc xe máy, đổi chiếc xe Trung Quốc đang dùng để đi lại cho đỡ vất vả. Trước đây, bác có mua cái xe Trung Quốc nhưng chất lượng quá kém, đi được vài năm đã xuống cấp nghiêm trọng, nay hỏng mai hỏng lại còn ‘ngốn’ xăng nên bác quyết tâm đổi xe bằng mọi giá. Được người thân và đại lý tư vấn, bác vừa mua chiếc Sirius trả góp của hãng Yamaha.

    Còn theo Kiên (sinh viên trường Đại học Kiến Trúc) thì gia đình không đủ tiền mua cho bạn xe máy mới, vì vậy Kiên quyết định nhờ người quen tìm xe cũ để mua. Kiên chia sẻ, thà mua xe máy cũ còn hơn mua xe máy Trung Quốc, xe Trung Quốc đã tốn xăng còn hay phải sửa chữa.

    Ế ẩm vì chất lượng ngày càng kém

    Nếu như 6-7 năm trở về trước, cả khu phố Nguyễn Lương Bằng đều bung ra mở đại lý bán xe máy Trung Quốc thì khoảng 1 năm trở lại đây, người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực TP đã không còn khái niệm sử dụng loại xe này. Anh Bình, chủ 1 đại lý cho hay, xe Trung Quốc hiện rất ế ẩm, có khi đến cả tháng không bán nổi 1 chiếc xe, anh phải xoay sang bán cả hàng Việt. Hàng Việt Nam lắp ráp có loại cũng chỉ đắt hơn hàng Trung Quốc khoảng hơn 1 triệu thôi nên bán chạy và đang dần thay thế xe Trung Quốc.

    Nếu 1 năm trước đây, xe máy Trung Quốc sau khi nhập về, trừ hết mọi khoản chi phí, giá xe đến tay người tiêu dùng chỉ khoảng 4,8 triệu đồng/chiếc thì hiện nay do giá phụ tùng tăng cao, chi phí vận chuyển và thuế cũng tăng, một chiếc Wave Trung Quốc hiện có giá xấp xỉ 6,5 triệu đồng. Với giá này, người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn khi chỉ cần khoảng 10 triệu trong tay là có thể mua được xe máy chính hãng bảo hành 2 năm, trong khi mua xe Trung Quốc, chế độ bảo hành thường không đảm bảo.

    Anh Bình cho biết thêm, thời gian qua, cơ sở anh chủ yếu bán xe máy Trung Quốc cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây cũng khó tiêu thụ, đa số người vùng quê toàn mua xe chính hãng trả góp. Sở dĩ xe Trung Quốc rẻ là vì các cơ sở toàn nhập linh kiện, phụ tùng rời từ các nhà máy khác nhau ở Trung Quốc sau đó về tự lắp ráp rồi bán ra thị trường mà không qua bất cứ khâu kiểm nghiệm chất lượng nào.

    Một nguyên nhân nữa khiến người dân không mặn mà với thị trường xe máy Trung Quốc chính là chất lượng xe không đảm bảo. Theo anh Cường, thợ tại tiệm sửa xe trên đường Ngọc Lâm, quận Long Biên thì chất lượng xe máy Trung Quốc càng ngày càng kém, nhất là IC của dòng xe này hay hỏng bất ngờ đặc biệt là khi đi đường dài với tốc độ cao.

    Không chỉ IC, các bộ phận khác liên quan đến IC như đi-ốt xạc, cuộn điện nguồn, ắc quy, hệ thống dây điện chất lượng cũng rất kém, dẫn đến IC của xe Trung Quốc hay hỏng. Anh Cường cũng cho biết thêm, một số loại phụ tùng xe Trung Quốc, thông số kỹ thuật không phù hợp, nhiều xe do anh sửa có các chi tiết sai lệch về mặt kích thước. Ngoài ra, nhiều bóng đèn, xi nhan của xe máy Trung Quốc không đạt công suất tiêu chuẩn…
    Theo Afamily

    Trình độ TQ thừa sức làm xe tốt , chẳng qua muốn đánh vào tâm lý ham rẻ nên móc túi được người tiêu dùng bằng cách làm hàng dỏm !
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Theo em ,nhà mình trên 100 trang rồi, tiếp theo như thế nào thì để các bác TD, TuGAN, KHG, GL...hay bác nào đó lớn tuổi, quyết định và mở bài luôn cho hào hùng, sắc bén, trọng lượng... tụi mình tiếp bước theo sau.:-"
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thiếu tướng quân đội Trung Quốc La Viện:

    “Giải quyết tranh chấp với các nước xung quanh,

    Trung Quốc phải dám đánh thì mới có thể nói hòa”


    Trước những tranh chấp phát sinh với các nước láng giềng trong thời gian vừa qua, TQ cần phải có tư thế và thái độ như thế nào? Có thể tìm thấy câu trả lời từ sự kiện Đại hội đại biểu Đảng của quân chủng hải quân TQ diễn ra từ ngày 6/12 vừa qua. “TQ không mong muốn chiến tranh” – đó là sự thật, nhưng điều đó mới chỉ nói lên một nửa của vấn đề, phải còn một vế câu nữa là “TQ cũng đầy đủ ý chí chiến đấu bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia”. Phải nói trọn vẹn cả hai vế câu như vậy thì mới biến ý nghĩa tốt đẹp của câu nói “TQ không mong muốn chiến tranh” trở thành hiện thực, còn không câu nói đó sẽ trở thành một tín hiệu sai lầm, khiến đối phương lầm tưởng rằng TQ đang “đổi đất lấy hòa bình”, cho rằng TQ nhu nhược dễ bị đè nén, như vậy nguy cơ chiến tranh tất sẽ tiến gần đến TQ.

    Kể từ khi thành lập đến nay, nước CHND Trung Hoa đã trải qua mấy cuộc chiến tranh tự vệ, và tất cả đều không phải là mong muốn của TQ, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến. “Cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng”, đánh hay không đánh không được quyết định bởi ý muốn chủ quan của TQ, mà nó được quyết định bởi dã tâm bành trướng của phía đối phương và những đoán định được mất khi thực hiện dã tâm bành trướng đó của đối phương. Khi đối phương cho rằng cái được lớn hơn cái mất, họ rất có thể sẽ mạo hiểm; còn khi đối phương nhận ra rằng cái mất sẽ lớn hơn cái được, họ sẽ phải dừng bước.

    TQ cần phải nói rõ với đối phương rằng, nếu như động chạm tới lợi ích cốt lõi của TQ, nếu như chà đạp người khác quá đáng, thì TQ dù không muốn cũng phải đánh, bởi không đánh là trái với ý dân, là ngược với hiến pháp, là không làm tròn chức phận. (Vừa ăn cắp vừa la làng!)

    Hiện nay, đại đa số các nước láng giềng bản thân họ cũng chưa có đủ điều kiện để khuất phục TQ bằng chiến tranh, tuy nhiên cần phải cảnh giác với khả năng các nước này có ý đồ lôi kéo Mỹ tham gia bằng việc gây ra cọ sát. Bởi vậy, TQ vẫn phải làm tốt công tác chuẩn bị cho việc này, về cả chiến lược và chiến thuật, ngăn ngừa nguy cơ từ khi chưa xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến tranh quy mô vừa thì sẽ ngăn chặn được cuộc chiến tranh quy mô nhỏ; chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến tranh quy mô lớn thì sẽ ngăn chặn được cuộc chiến tranh quy mô vừa; chuẩn bị sẵn sàng đối phó với kẻ địch lớn thì sẽ khiến kẻ địch nhỏ không dám hung hăng.

    Thực tế, TQ không có lý do gì để phải e ngại việc mượn sức mạnh quân sự, bởi không có quốc gia nào giải quyết tranh chấp mà không dựa vào hậu thuẫn của quân sự? Nếu từ bỏ biện pháp đấu tranh quân sự thì sẽ chỉ còn là con hổ giấy. Chuẩn bị sẵn sàng cho đấu tranh quân sự, nhưng không xem nhẹ chiến tranh, không là người nổ súng trước, như vậy mới thể hiện rõ ràng thành ý hòa bình của một nước lớn như TQ. Nếu như không có sự hậu thuẫn về quân sự, TQ làm sao có thể “thu hồi” được Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa) và các đảo Vĩnh Thử (Chữ Thập), Xích Qua (Gạc Ma)? Các nước tuyên bố chủ quyền Biển Đông sẽ “được đằng chân lân đằng đầu”, được một muốn hai.

    Khổng Tử nói rằng: “Thượng sách dùng binh trước hết là đánh vào âm mưu ý đồ của kẻ thù, thứ đến là đánh vào đường lối ngoại giao của kẻ thù, tiếp đó là đánh vào quân đội của kẻ thù và cuối cùng là đánh phá thành trì của kẻ thù” (thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ hạ công thành). Trong đó, đánh vào quân đội và công phá thành trì kẻ thù là biện pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác; còn khi vẫn có dù chỉ một tia hy vọng đánh bằng mưu lược và ngoại giao, TQ sẽ không khinh suất “động binh”, “phá thành”. Tuy nhiên nếu không có ý chí, không có sự chuẩn bị và không có thực lực để “động binh”, “phá thành” thì cũng không có cơ sở để thực hiện kế sách đánh bằng mưu lược và ngoại giao, và nếu cứ thực hiện thì cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Đó là điều người ta vẫn nói là “thứ không đạt được trên chiến trường thì cũng khó mà đạt được trên bàn đàm phán”.

    Bởi vậy, để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, TQ cần phải nắm chắc cả hai tay, vừa có ân vừa có uy, vừa cương lại vừa nhu. Phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong hoàn cảnh không mong muốn nhất. Như binh pháp Tôn Tử đã nói: “Thuật dùng binh xưa, không trông mong điều xấu không xảy đến, mà phải xem ta có gì để đón nhận nó; đừng trông đợi kẻ địch không đến đánh, mà phải làm cho ta không có chỗ nào kẻ địch có thể đánh”. Chỉ có phòng bị tốt thì mới không lo lắng, chỉ có dám chiến tranh thì mới có thể nói tới hòa bình.



    Cứ thử xem!
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    :)):)):))

    Có thấy mấy chổ ptkh chữi thề nhé !
    Cần trưng bằng chứng không ? :)):)):))
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh @Daicanho ới ời, anh giận hở ? Anh mau về cùng nhau phụ bác TD, bác HG dọn nhà đi anh ! Vắng anh nhà buồn lắm đó, hix...:(([};-
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Vào đây là để đánh Tàu !
    Quan tâm ba chuyện nhức đầu làm chi ?
    Thường tình là chuyện nữ nhi !
    Vung gươm cắt đứt mà đi chiến trường !
    Hiểu mình thì được mình thương ...
    Còn ai không hiểu ... ra đường ngó lơ !
    Bận tâm chi mất thì giờ ?
    Buôn chứng , mua đất , làm thơ , xây nhà ...
    Đó là việc chính của ta !
    Dỗi hờn thì để đàn bà họ lo !

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]


  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời các bác đọc bài viết của Luật sư Trần Đình Thu để có thêm vũ khí đòi Hoàng Sa.



    THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ
    HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958​


    Luật gia Trần Đình Thu*​

    Thời gian qua, có nhiều giải thích khác nhau chung quanh Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi Quốc vụ viện Trung Quốc liên quan đến lãnh hải Trung Quốc vào năm 1958, khiến nhiều người hiểu không đúng bản chất vấn đề. Qua nghiên cứu tài liệu, bước đầu chúng tôi xin có một số ý kiến giải thích sau đây:

    1. Tuyên bố 1958 của Trung Quốc vi phạm Luật quốc tế:

    Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Ban thường trực quốc hội Trung Quốc thông qua tuyên bố về lãnh hải Trung Quốc. Tuyên bố có 4 vấn đề nhưng có 1 vấn đề tối quan trọng là định nghĩa về “đường cơ sở” (còn gọi là đường căn bản) như sau:

    “Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi”.

    Từ định nghĩa về đường cơ sở này, phía nước bạn Trung Quốc đã xác định tiếp ranh giới nội thủy và lãnh hải của họ một cách sai lầm trong bản tuyên bố như sau:

    “Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.”.

    Tuyên bố của nước bạn sai lầm và vi phạm Luật quốc tế ở chỗ nào?

    Trước hết xin nói qua về đường cơ sở. Khi ta đọc định nghĩa trong văn bản, do văn bản pháp luật đòi hỏi sự diễn đạt súc tích cô đọng nên thành ra khó hiểu với một số người, nên xin “diễn nôm” ra cho dễ hiểu. Theo đó, thì đường cơ sở chính là một cái “ranh đất liền”. Tương tự như khi làm nhà thì ta xác định ranh đất của ta tới đâu để xây nhà khỏi phạm lộ giới vậy.

    Lẽ ra “ranh đất liền” của một nước là phải lấy đường bờ biển của nước ấy. Nhưng đường này trên thực tế đôi lúc quá quanh co khúc khuỷu, dẫn tới việc xác định bề rộng lãnh hải phức tạp, nên các nhà lập pháp quốc tế phải đưa ra một khái niệm gọn gàng, dễ xác định hơn, là đường cơ sở. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, thì đường cơ sở là một đường gần gũi với đường bờ biển. Người ta xác định đường này để từ đây đo ra ngoài khơi nhằm xác định lãnh hải của nước mình.

    Nhưng với Trung Quốc, “ranh đất liền” mà họ xác định vào năm 1958 ấy hoàn toàn không gần gũi với đường bờ biển của họ chút nào, mà họ kéo tuốt nó ra ngoài khơi, quàng vào các đảo xa xôi, trong đó có những đảo họ mới “giành lấy” chủ quyền ngay trong bản tuyên bố này. Như vậy vấn đề căn bản đầu tiên là xác định “ranh đất liền”, họ đã quá sai. Xác định tiền đề sai, dẫn theo hàng loạt cái sai khác. Rõ ràng đường cơ sở của nước bạn Trung Quốc là một khái niệm không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 mà chính họ đã phê chuẩn. Có thể nói đây là một đường cơ sở “không giống ai”. Lẽ ra sau khi tham gia Công ước 1982, họ phải điều chỉnh lại đường này mới đúng nhưng họ đã không làm thế.

    2. Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 là đúng vai trò:

    Một số người thắc mắc vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại có thể tự mình ký công hàm 1958 mà không được sự ủy nhiệm của ************* đương nhiệm khi ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc được sự ủy nhiệm của Quốc hội. Từ đó họ cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký sai vai trò.

    Chúng ta cần biết, thủ tướng, trong vai trò người đứng đầu chính phủ, hoàn toàn đủ tư cách ký công hàm nêu rõ quan điểm của chính phủ mình đối với một vấn đề quốc tế mà không cần bất kỳ sự ủy nhiệm nào (một số chức danh có thể ký những điều ước quốc tế liên quan mà không cần ủy nhiệm thư như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trưởng phái đoàn tại hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế … ).

    3. Công hàm 1958 không có giá trị “thỏa thuận lãnh thổ biên giới”.

    Quan điểm cho rằng công hàm 1958 mặc nhiên thỏa thuận về một số vùng đảo và biển thuộc Trung Quốc như tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là sai lầm. Theo Luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na giống như là một tiếng vỗ tay đồng thuần hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung Quốc trong đó nêu rõ những vùng biển và đảo nào đó thuộc Trung Quốc thì khi đó mới có giá trị thực thi.

    Chúng tôi lấy ví dụ, với Tuyên bố 1958 của Trung Quốc, Thủ tướng Canada hoặc Thủ tướng Ý chẳng hạn, nếu muốn thì họ cũng có thể ra công hàm ủng hộ Trung Quốc như công hàm 1958 của chúng ta, mặc đầu họ không có chung biên giới với Trung Quốc. Có nghĩa là, công hàm không có giá trị thỏa thuận.

    4. Sự khéo léo của Công hàm 1958:

    Vào thời kỳ 1958, bề rộng lãnh hải của các nước tiếp giáp biển chưa thống nhất. Trước đó đa phần đều lấy bề rộng 3 hải lý tính từ đất liền. Cho đến năm 1958, một số nước đã tăng bề rộng lãnh hải lên 12 hải lý. Và Trung Quốc cũng tăng lên như thế trong Tuyên bố 1958. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu như họ xác định đường cơ sở đúng như thông lệ quốc tế khi đó.

    Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang quan hệ với Trung Quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung Quốc là không thể không làm. Khổ nỗi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?

    Nghiên cứu Tuyên bố 1958 của Trung Quốc chúng tôi thấy, tuyên bố đề cập đến 4 vấn đề như sau:

    [1. Bề rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ sở (đường căn bản).
    2. Kéo đường căn bản quàng lên các đảo thuộc và chưa thuộc chủ quyền của Trung Quốc tít ngoài khơi.
    3. Xác lập chủ quyền lãnh hải và không phận của Trung Quốc nêu trong Tuyên bố 1958.
    4. Nêu vấn đề Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác.B][/B]

    Tuy nhiên, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi. Công hàm viết: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

    Công nhận hải phận 12 hải lý là phù hợp thông lệ quốc tế khi đó và phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 về sau. Nhưng cũng chỉ là vấn đề hải phận 12 hải lý. Công hàm không hề nhắc đến 3 vấn đề còn lại. Chúng ta lưu ý, vấn đề thuộc luật pháp cần được hiểu, cái gì được nói ra thì chỉ là cái đó. Nếu như công hàm 1958 viết rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ toàn bộ nội dung của Tuyên bố…” thì mới bao hàm cả 4 vấn đề.

    Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.

    TP.HCM ngày 11/12/2011
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này