1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5342 người đang online, trong đó có 464 thành viên. 20:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34976 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thủ tướng trả lời chất vấn tại Quốc hội: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
    Thứ Bảy, 26/11/2011 06:05

    (TT&VH) - Sáng 25/11, sau phần báo cáo giải trình, Thủ tướng Chính phủ *************** đã trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn, làm rõ thêm một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, trong đó có vấn đề chủ quyền quốc gia

    ... Đối với quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17, khi đó 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Và trên thực tế, Việt Nam đã làm chủ liên tục, hòa bình hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam chủ trương đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 và DOC....

    Mời xem linh: http://www.baomoi.com/Thu-tuong-tra...yet-bao-ve-chu-quyen-quoc-gia/122/7427892.epi

    [};-[};-[};-[};-[};-
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Khó khăn ngoại giao láng giềng dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc

    Thứ sáu, 25 Tháng 11 2011 00:00 dinh tuan anh
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Ngoại giao với các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc thời gian qua gặp nhiều khó khăn, có thể nói “điểm sáng không nhiều”. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc hiện nay cần phải tháo gỡ khó khăn đó bằng cách nào. Dưới đây là nhiều ý kiến của các học giả về vấn đề này.
    [​IMG]
    Vào cuối năm 2010 sau khi đặt dấu chấm hết cho một năm ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, tình hình dường như trở lại điểm xuất phát. Vào tháng 12 của năm đó, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế-Đại học Bắc Kinh Vương Dật Đơn đã công bố bài viết trên báo chí, nhìn lại tình hình ngoại giao trong năm, cho biết “điểm sáng không nhiều”. Trong năm đó tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, nhất là ở đảo Điếu Ngư (Senkaku) tăng lên; Tiếng nói ở trong nước Ấn Độ về mối đe dọa của Trung Quốc lan truyền rộng; Quan hệ giữa Trung Quốc với Hàn Quốc trở nên nghiêm trọng bởi xảy ra sự kiện tàu Cheonan.... Tương tự như vậy, việc Mỹ tham gia, chỉ đạo và cùng với các nước châu Á tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự trên biển trong năm 2010 đã thể hiện quyết tâm trở lại châu Á của Mỹ. Một năm sau, vào cuối năm 2011 tình hình dường như vẫn thế. Tranh chấp ở Biển Đông đột ngột nóng lên khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin căng thẳng, đồng thời Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton trong bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” xác định rõ trở lại châu Á sẽ là chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21.
    Lại có học giả cho rằng tình hình hiện nay càng không dễ lạc quan. Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Đại học Bắc Kinh Chu Phong, mới đây trong bài viết trên báo “Liên hợp buổi sáng” của Xinhgapo cho biết do xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philíppin, lại thêm sự kiện Chính phủ Mianma ngừng dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc bỏ vốn khiến quan hệ Trung Quốc - Mianma căng thẳng, quan hệ bình thường giữa Trung Quốc với nước láng giềng đột ngột xuống dốc, “vùng biên giới phía Nam trước đây hòa bình nay dường như trở thành khu vực láng giềng thù địch với Trung Quốc sâu sắc nhất”, “chính sách láng giềng thân thiện” của Trung Quốc có thể đưa ngoại giao khu vực của Trung Quốc đến một lĩnh vực chưa biết trước triển vọng. Chu Phong cho rằng Trung Quốc cần bắt đầu cung cấp cho các nước những giá trị chung cần thiết, không chỉ về thương mại mà phải bao gồm cả sự lãnh đạo, quản trị khu vực hoàn thiện trên cơ sở tinh thần pháp trị, tôn trọng nhân quyền và kinh tế khu vực tăng trưởng. Chỉ có như vậy, nước láng giềng mới thực lòng nghĩ đến lợi ích của Trung Quốc, những sự kiện như “sự kiện Myitsone” mới không tái diễn. Vương Dật Đơn còn kiến nghị về ngoại giao láng giềng là, sự can dự sáng tạo của ngoại giao Trung Quốc phải có trọng điểm là khả năng giải thích về mặt chính trị, tin cậy lẫn nhau về quân sự, lòng tin rộng rãi về ngoại giao và hợp tác trong kinh tế thương mại, làm một nước lớn vừa khiêm tốn vừa thận trọng.
    “Thành bại của nước lớn, chủ yếu do bản thân”
    Theo cách nhìn nhận của Robert S. Kaplan, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm an ninh nước Mỹ mới, “phạm vi thế lực” của Trung Quốc bao gồm năm nước Trung Á, Đông Nam Á, Pakixtan, bán đảo Triều Tiên và khu vực Viễn Đông Nga. Robert S. Kaplan đã đề xuất quan điểm nói trên trong bài viết đăng trên tạp chí “Foreign Affairs”. George Friedman, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vấn đề quốc tế - Học viện công nghệ Massachusetts cho rằng Trung Quốc đương đại đã hình thành nên được vị thế kiểm soát ổn định đối với “xung quanh”. Tuy nhiên, Giáo sư Đại học Khoa học công nghệ Trung Quốc ở Đài Bắc Bao Thuần Lượng đã không đồng ý với nhận định như vậy mà cho rằng Trung Quốc tuy vẫn chưa có khả năng chủ đạo trật tự thế giới hoặc Đông Á nhưng bởi nước Mỹ đã cảm nhận được áp lực dịch chuyển quyền lực, các nước xung quanh cũng có tâm lý lo sợ mất đi tính tự chủ nên Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc “đều rất dễ chìm vào trạng thái nghi ngờ hợp lý về việc đề phòng Trung Quốc, nếu Mỹ đi đầu cân bằng với Trung Quốc thì không ít nước xung quanh sẽ nổi lên hưởng ứng”.
    Vì thế trong bài viết mới đây Bao Thuần Lượng cho rằng cho dù Trung Quốc hết sức duy trì quan hệ hữu nghị với Mỹ và các nước xung quanh nhưng một số nước xung quanh thỉnh thoảng cũng vẫn có sự thăm dò chiến lược. “Giấu mình chờ thời theo hướng vẫn có hành động” là phương châm ngoại giao tối ưu nhất đối với Trung Quốc hiện nay. Vương Dật Đơn cho rằng Trung Quốc cần phải có một chiến lược lớn trung hạn và dài hạn mang tính sáng tạo, hay cũng có thể nói dưới tiền đề không phủ nhận chính sách “không can thiệp công việc nội bộ của nước khác”, không từ bỏ giấu mình chờ thời, sẽ tham gia nhiều hơn vào các công việc quốc tế với thái độ tích cực hơn, làm một “nước lớn khiêm tốn và thận trọng”. Tuy nhiên, trong một lần diễn giảng, Vương Dật Đơn thừa nhận vấn đề an ninh chủ quyền và an ninh biên giới của Trung Quốc là đặc biệt khó khăn hóc búa. Vương Dật Đơn đã tính toán rằng cho đến năm 2010, Trung Quốc đã có những ngòi nổ đang tồn tại với 10 nước trong vấn đề chủ quyền. Trung Quốc vừa không thể để mất chủ quyền, cũng vừa không thể đơn giản đoạt lại mà việc này biến thành một “nhiệm vụ vừa khó khăn vừa phức tạp”. Vương Dật Đơn đã mô tả đối sách mà Trung Quốc cần áp dụng là “không cần ngộ nhận cho rằng Trung Quốc đã bị âm mưu của Mỹ bao vây, trói chân trói tay, lại càng không thể phô bày thế kình địch tử chiến đến cùng với nước lớn siêu cường vào lúc này. Vương Dật Đơn cho rằng có một việc Trung Quốc cần phải thấy rõ là, một nước láng giềng yên ổn, một môi trường xung quanh vững chắc và một tiến trình hợp tác khu vực đi vào chiều sâu sẽ cực kỳ có lợi cho sự phát triển của bản thân Trung Quốc. Trung Quốc cần phải tích cực thể hiện thiện chí của mình chứ không phải đối kháng hay đối đầu, phải tăng cường loại bỏ nghi ngờ trong các công việc liên quan đến quốc phòng, tuyên truyền quân sự đối ngoại, “bằng mọi cách tránh để cho những công tác này trở nên gay gắt và tránh phải đặt bài ngửa” trong những tranh chấp phức tạp như tranh chấp chủ quyền.
    Mỹ đem lại thách thức nhưng cũng đem lại cơ hội
    Từ cách đây hai năm mặc dù việc “Mỹ trở lại châu Á” đã là đề tài được thảo luận nhiều trên báo chí trong nước, nhưng cho đến nay, cùng với cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đang đến gần, các ứng viên đua nhau làm rõ chính sách cầm quyền của mình, chiến lược châu Á của Mỹ cũng đang chính thức được đưa ra, vì thế bài viết của Ngoại trưởng H. Clinton được các nhà phân tích coi là cơ sở cho chính sách ngoại giao của Obama nhiệm kỳ tiếp theo. Trong bài viết của bà Clinton , châu Á trong tương lai được xác định là trật tự hợp tác dưới sự chủ đạo của Mỹ, Trung Quốc được coi là một đối tác hợp tác quan trọng. Ngoại trưởng Hillary viết: Một nước Trung Quốc vươn lên đầy triển vọng có lợi cho nước Mỹ, thông qua hợp tác chứ không phải đối đầu, hai nước đều có thể được hưởng lợi rõ ràng. Về bài viết này, báo chí trong nước phản ứng khác nhau. Có báo đặt câu hỏi “ý đồ trở lại châu Á của Mỹ là Mỹ muốn làm gì”, thắc mắc về thái độ của Hillary Clinton. Trong khi đó Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế - Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh cho rằng điều này là rất bình thường, do có các nước ở hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ nên địa vị của châu Á thế kỷ 21 đương nhiên sẽ vượt xa địa vị của châu Âu trên toàn cầu hiện nay.
    Kim Xán Vinh cho rằng Trung Quốc không cần thiết phải có sự ứng biến với chiến lược của Mỹ, mà cần phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”, xử lý tốt vấn đề phát triển trong nước, với bên ngoài sẽ tiếp tục “giấu mình chờ thời”, thêm nhiều bạn, giảm bớt thù. Báo Thuần Lượng cũng cho rằng trừ phi nước Mỹ không đủ sức hoặc không có ý đối đầu với Trung Quốc ở Đông Á, nếu không thì trật tự Đông Á sẽ khó có chuyển biến căn bản. Việc Trung Quốc cần làm là phải duy trì cục diện như hiện nay trước khi có sự thay đổi về so sánh lực lượng. Trong khi đó, một bài bình luận trên tờ “thời báo châu Á” đã nhắc nhở Trung Quốc rằng trong khi Mỹ “trở lại châu Á”, Trung Quốc không được vì khó khăn địa chính trị mà thay đổi nguyên tắc “hòa bình phát triển” và chính sách ngoại giao lấy an ninh làm cơ sở. Tác giả bài bình luận cho rằng Trung Quốc không nên bắt chước biện pháp lấy an ninh làm cớ để gây ảnh hưởng của Mỹ, một mực làm thay đổi tình hình ổn định ở Đông Á mà mình đã hưởng lợi nhiều năm. Đương nhiên không phải bất cứ ai cũng đều coi chiến lược châu Á của Mỹ là mối đe dọa. Phó giáo sư Tôn Học Phong thuộc Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế-Đại học Thanh Hoa nhắc nhở mọi người không được coi thường một thực tế là chính chiến lược này của Mỹ sẽ đem lại cơ hội giúp cho chính sách khu vực của Trung Quốc có hiệu quả hơn, chẳng hạn như đem lại không gian phát triển cho mô hình hợp tác “10+3” mà Trung Quốc khởi xướng, từ đó làm yếu đi ý đồ của Nhật Bản và một số nước ASEAN muốn thành lập Hội nghị cấp cao Đông Á để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Ngoài ra, Mỹ là đòn bẩy quan trọng nhất ở Đông Á, lợi dụng tâm lý lo sợ của các nước khu vực Đông Á đối với Trung Quốc nên những năm gần đây, các biện pháp kinh tế và an ninh của Trung Quốc bị mất hiệu quả, Trung Quốc vừa xây dựng Khu thương mại tự do với ASEAN đi theo chiều sâu nhưng cũng vừa làm cho bất đồng với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông sâu sắc thêm, làm cho hiệu quả trong nỗ lực thông qua sức hút kinh tế làm hòa dịu lo ngại của các nước xung quanh của Trung Quốc bị giảm mạnh. Nay Trung Quốc có thể lợi dụng thời cơ Mỹ trở lại châu Á để loại bỏ lo ngại của các nước xung quanh về an ninh, từ đó tiếp tục nâng cao hiệu quả chiến lược trong chính sách khu vực của Trung Quốc. Cũng có quan điểm cho rằng chiến lược châu Á của Mỹ dần dần rõ thêm, tạo cơ hội để Trung Quốc xác định rõ hơn cơ cấu mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế - Đại học Bắc Kinh Vương Tập Tư cho rằng mâu thuẫn về cơ cấu khu vực giữa Trung Quốc và Mỹ rõ hơn sẽ giúp Trung Quốc áp dụng chiến lược rõ ràng, xác định rõ hai nước Trung-Mỹ đứng trước cạnh tranh trong những vấn đề nào, có thể hợp tác trong lĩnh vực nào. Trung Quốc có thể nhờ đó để xác định rõ điểm tới hạn trong chính sách của mỗi bên, thực tế như vậy sẽ có thể đặt cơ sở cho việc xây dựng khuôn khổ chiến lược ổn định ở khu vực Đông Á.
    Theo Báo “Thanh niên Trung Quốc” số ra 10/11/2011
    Vũ Hiền (gt)
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    THỜI SỰ TRONG NƯỚC

    Đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng đàm phán

    Thứ Bảy, 26/11/2011 13:22

    Thủ tướng *************** nhấn mạnh trước Quốc hội: Sẽ đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình cũng như khẳng định chủ quyền tại Trường Sa

    .....Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ XVII. “Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào và đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình” - Thủ tướng nêu rõ. Tuy nhiên, năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974, cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.

    Thủ tướng *************** cũng nêu rõ Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình..........

    [};-[};-[};-[};-[};-
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bài thơ vui gửi tặng các anh chiến sĩ "phòng không " :

    Chúc mừng đồng chí chiến sĩ ...
    Quân chủng Phòng Không Không Quân ...
    Sư đoàn độc thân vui tính ...
    Trung đoàn không lính không quan ...
    Tiểu đoàn có bàn không ghế ...
    Đại đội trên cối dưới dế ...
    Trung đội ở ế quanh năm ...
    Tiểu đội muốn lắm ... chưa có !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

    Ps :
    Không lính không quan nghĩa là không con không vợ , bởi vì :
    Con là lính ...
    Vợ là quan !
    Chồng là thằng gàn ... té giếng dở hơi !

    Không ghế ... tức không có ghẹ , không có girl ...

    Tóm lại là cả đơn vị này vẫn đang phòng không !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Xã hội Thứ Tư,
    30/11/2011, 10:14 Sáng

    Chiến lược giải quyết tranh chấp Hoàng Sa

    Theo tuoitre.vn - 4 giờ trước

    TT - Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông bao gồm tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và đường chữ U (đường lưỡi bò). Việc đặt trọng tâm Hoàng Sa trong số những tranh chấp này để đòi lại Hoàng Sa, mà vẫn có thể giải quyết được các tranh chấp khác, đòi hỏi một chiến lược hẳn hoi.


    TS Nguyễn Nhã - nhà nghiên cứu Hoàng Sa - tặng phiên bản An Nam đại quốc hoạ đồ cho tộc họ Phạm Văn ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bản đồ này xuất bản năm 1838 có vẽ chính xác toạ độ Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam

    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa: Phải gắn Hoàng Sa với tranh chấp biển Đông

    Đòi hỏi đường chữ U của Trung Quốc trên biển Đông gây phương hại rất lớn cho quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Từ đòi hỏi này, Trung Quốc đã cản trở rất lớn đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển liên quan, đặc biệt là đánh bắt cá và khai thác dầu khí.

    Để có thể giải quyết căng thẳng trên, Việt Nam và Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán để phân chia vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Nếu muốn đòi lại Hoàng Sa, điều cơ bản nhất là không bao giờ được bỏ qua Hoàng Sa trong các cuộc đàm phán trên biển Đông, mà phải gộp Hoàng Sa vào “tranh chấp trên biển Đông” trên các diễn đàn song phương, khu vực và quốc tế.

    Muốn Trung Quốc vừa chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, vừa đàm phán về đưỡng chữ U, Việt Nam chẳng những phải dựa vào ASEAN mà còn dựa vào Thượng đỉnh Đông Á.
    ................

    Mời xem linh: http://tintuc.xalo.vn/00-493908308/Chien_luoc_giai_quyet_tranh_chap_Hoang_Sa.html


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: Thai_Duong, hoatimbanglang, daicanho, gialongVT


    Tứ trụ triều đình ngồi nhìn nhau ...
    Quan tướng giờ đang ở phương nào ?
    Cơ Mật Viện họp nơi xó núi ...
    Mấy ai biết chổ mà vào chầu ?

    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??

  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Vì Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu!

    Chủ nhật, 15 Tháng 3 2009 13:04
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    Thưa quí vị và các bạn,
    Người Việt ai cũng biết Việt Nam có diện tích trên bộ có hơn 330 ngàn km2. Nhưng không phải ai cũng biết chúng ta còn có chủ quyền, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), hơn nửa triệu km2 trên Biển Đông, lớn gấp rưỡi diện tích trên bộ.
    Nửa triệu km2 này chứa một nguồn tài nguyên to lớn: dầu mỏ, khí đốt, hải sản, chiếm một vị trí cực kỳ chiến luợc trong giao thông, an ninh và phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó còn có Trường Sa và Hoàng Sa mà chúng ta đã xác lập chủ quyền từ lâu trước tất cả các nước khác, từ thời nhà Nguyễn. Thế nhưng, lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ Quốc đang bị kẻ thù Trung Quốc chiếm đoạt bằng mọi thủ đoạn:
    · Năm 1947, CP Trung Quốc công bố cái gọi là "bản đồ lưỡi bò" nhằm đòi hỏi chủ quyền của mình trên hơn 75% diện tích Biển Đông và cho đến nay 2009 họ càng ngày càng leo thang với những đòi hỏi vô lý về Biển Đông, đơn phương cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá, dùng vũ lực tước đoạt sinh kế của ngư dân Việt Nam;
    · CP Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của chúng ta vào năm 1974 ;
    · CP Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm một phần Trường Sa của chúng ta từ năm 1988.
    · CP Trung Quốc giết hại ngư dân Việt Nam. Trung Quốc không cho ta khai thác dầu khí trong khi lại ngang ngược thăm dò và khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay tại thời điểm này, CP Trung Quốc đang chèn ép Việt Nam rất nhiều trong đàm phán phân định biên giới trên biển ngoài vịnh Bắc Bộ.

    Gần đây nhất, CP Trung Quốc công nhiên đưa ra đường lưỡi bò vô lý để phản đối bản đăng ký thềm lục địa mà Việt Nam nộp chung với Malaysia. Họ cũng ngang nhiên tuyên bố trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.
    · CP Trung Quốc ngang nhiên ra những quyết định vô lý cấm đánh bắt hải sản trong chính vùng biển của Đất Mẹ Việt Nam song song với dùng bạo lực ngăn cản và đe dọa ngư dân Việt Nam khai thác thủy hải sản trên đất biển Việt Nam vào tháng 6 năm 2009!
    * CP Trung Quốc đi ngược lại tuyên bố 16 chữ vàng và bất chấp tinh thần hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Trung thông qua những biện pháp tuyên truyền và xuyên tạc đối với quyền sở hữu Biển Đông và chà đạp tất cả những bằng chứng lịch sử hiện hữu!
    Trước tình hình đó, chúng ta, người Việt Nam cần phải làm gì?
    Từng cá nhân thường cho rằng mình bé nhỏ và bất lực trước vấn đề lớn này. Chúng ta dễ dàng đổ lỗi cho Chính phủ hiện giờ mặc dầu nhiều khi chính bản thân chúng ta cũng chưa có sự quan tâm, đóng góp và hành động khi cần thiết.
    Thật ra chúng ta có thể làm được nhiều, rất nhiều để bảo vệ vùng biển này vì công lý và lẽ phải vĩnh viễn đứng về phía Việt Nam. Chúng ta cần đoàn kết lại để cất cao tiếng nói đòi hỏi sự công bằng một cách duy lý và khôn ngoan. Nếu chúng ta im lặng, ai sẽ đứng ra bảo vệ công lý cho Việt Nam ?
    Những việc nhỏ chúng ta có thể bắt đầu từ ngay bây giờ :

    • Tìm hiểu, phổ biến kiến thức về biển, đảo và luật quốc tế về biển đảo, về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông;
    • Dũng cảm tranh luận trên các diễn đàn quốc tế về chủ quyền biển đảo của Việt Nam;
    • Xây dựng các trang web bằng tiếng Anh về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông;
    • Đấu tranh để đưa tranh chấp Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa ra tòa án quốc tế…
    Và còn rất nhiều dự án khác mà Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đang rất cần sự cộng tác của các bạn.
    Xin đừng nghĩ những công việc đó là vô ích. Từ khi Trung Quốc chính thức bắt đầu đòi hỏi chủ quyền đối với Hoàng Sa vào năm 1909 (sau Việt Nam hơn 200 năm), họ đã không ngừng tuyên truyền cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới một cách xuyên tạc về chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Việc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 được họ ngụy biện là “đánh đuổi” Việt Nam ra khỏi Hoàng Sa. Họ mang dã tâm xâm lược nhưng lại muốn cho thế giới nghĩ rằng Việt Nam chúng ta đã làm điều đó. Và điều này đã phát huy hiệu quả với một mức độ nhất định trong cộng đồng quốc tế.
    Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (http://www.seasfoundation.org/), một tổ chức nghiên cứu, phổ biến các bằng chứng pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, sử dụng con đường truyền thông và ngoại giao để vận động sự ủng hộ của quốc tế cho một giải pháp công bằng, hoà bình và hợp pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông đã ra đời trong bối cảnh đó.
    Quỹ Nghiên cứu Biển Đông rất cần sự hợp tác của các bạn để cùng tiến hành một số dự án cụ thể trong khuôn khổ đấu tranh một cách hòa bình và duy lý của Quỹ.
    Nếu các bạn có thể tham gia, xin liên lạc với chúng tôi bằng một trong hai cách sau:
    1. Bấm vào link dưới đây.: http://www.seasfoundation.org/
    Sau đó nhập địa chỉ gmail và password của bạn. Bạn viết 1 message gửi đến Ban điều hành của Quỹ NCBD để đề nghị được kết nạp vào nhóm Cộng tác viên.
    2. Gửi email đến director@seasfoundation.org hoặc leminhphieu@gmail.com (nếu bạn không có địa chỉ gmail).
    Khi viết message hoặc mail, bạn vui lòng giới thiệu những thông tin cơ bản về bạn, link blog (nếu có). Các thông tin về bạn càng chi tiết, khả năng chấp nhận bạn vào nhóm CTV sẽ càng cao hơn.
    Điều kiện để tham gia vào cộng tác viên? Rất đơn giản:
    - Có ý muốn bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và có khả năng tham gia vào những dự án của Quỹ như nêu trên;
    - Chấp nhận và tuân theo điều lệ, những quy định và sự phân công công việc của Quỹ (trong khả năng của mình) trong quá trình tham gia.
    Để trở thành Thành viên chính thức của Quỹ, từ ngày 1/1/2009, tất cả những người có tiềm năng sẽ được mời làm Cộng tác viên để tạo điều kiện cho các Cộng tác viên thể hiện khả năng đóng góp. Sau một thời gian hoạt động, nếu Cộng tác viên có nhiều đóng góp thì sẽ được mời làm Thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

    Hãy bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông!
    Mong chờ sự đóng góp của các bạn!
    QNCBĐ
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Tứ trụ bận bàn việc Biển Đông !
    Quan tướng chắc đến chỗ Không Quần!
    Hay rằng ta cũng qua nơi đấy?
    Chầu xong, rồi thử Ấy xem sao?!


    :((:((:((:((:((
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc: ‘Càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít ảnh hưởng’
    Theo tintuconline.com.vn - 31 phút trước

    Học giả Trung Quốc gần đây nhìn nhận Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong quan hệ láng giềng. Nhưng chưa nhận ra cái gốc vấn đề: tâm thức văn hoá và ứng xử nước lớn chưa theo kịp tốc độ lớn mạnh của Trung Quốc.

    Trung Quốc vừa gặt hái một mùa ngoại giao đa phương không mấy thành công. Tình trạng khá bị cô lập tại các diễn đàn ARF, EAS vừa qua tại Bali cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong quan hệ với láng giềng có nhiều bất cập. Trạng thái nghi ngại, đề phòng Trung Quốc của các nước cận biên tăng lên. Gần đây các học giả Trung Quốc thảo luận khá thẳng thắn những bất cập đó.

    Càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít ảnh hưởng chính trị

    Ngoại giao pháo hạm gây thiệt hại cho ngoại giao Trung Quốc.

    Trong lúc Mỹ tiếp tục củng cố các mối quan hệ đồng minh hiện có và phát triển những mối quan hệ đồng minh mới, Trung Quốc chỉ có hai đồng minh là Triều Tiên và Pakistan (Triều Tiên là đồng minh trên giấy tờ nhưng không có thực chất, trong khi Pakistan là đồng minh trên thực tế nhưng không có hiệp ước).

    “Trung Quốc ngày càng mạnh hơn nhưng bạn bè lại ít đi. Trung Quốc ngày càng giàu hơn nhưng ảnh hưởng chính trị lại giảm bớt. Tôi không nghĩ rằng đây là một sự việc bất thường. Và nếu Trung Quốc cứ khăng khăng theo đuổi nguyên tắc phi liên kết thì Trung Quốc không thể nào thay đổi được tình trạng này”, ông Thông nhấn mạnh.

    Vấn đề biển Đông trong ngắn hạn sẽ mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Lý do là vì các nước như Philippines, Ấn Độ và Nhật Bản đang theo đuổi chính sách đối kháng với Trung Quốc mà Bắc Kinh không có cách nào để làm cho họ từ bỏ chính sách này.


    Tồn tại ngòi nổ vấn đề chủ quyền với 10 nước láng giềng

    Báo Thanh niên Trung Quốc có bài tổng hợp ý kiến của các học giả trong nước, cho biết ngoại giao với các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Vào cuối năm 2010, sau khi đặt dấu chấm hết cho một năm ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, tình hình dường như trở lại điểm xuất phát.

    Tranh chấp ở biển Đông đột ngột nóng lên khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines căng thẳng, đồng thời Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton trong bài viết “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” xác định rõ trở lại châu Á sẽ là chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21.

    Tình hình hiện nay càng không lạc quan. Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, ĐH Bắc Kinh Chu Phong, mới đây viết trên báo Liên hợp buổi sáng của Singapore cho biết, do xảy ra tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Philippines, lại thêm sự kiện Chính phủ Myanmar ngừng dự án xây đập thuỷ điện Myitsone do Trung Quốc bỏ vốn khiến quan hệ Trung Quốc-Myanmar căng thẳng, quan hệ bình thường giữa Trung Quốc với nước láng giềng đột ngột xuống dốc.

    “Vùng biên giới phía Nam trước đây hoà bình nay dường như trở thành khu vực láng giềng thù địch với Trung Quốc sâu sắc nhất, chính sách láng giềng của Trung Quốc có thể đưa ngoại giao khu vực của Trung Quốc đến một lĩnh vực chưa biết trước triển vọng”,

    Các biện pháp kinh tế và an ninh của Trung Quốc bị mất hiệu quả


    Nói đi nói lại vẫn thấy giới học giả Trung Quốc chưa nhận thấy cái gốc của vấn đề là do sự lớn mạnh quá nhanh, Trung Quốc đã đòi hỏi quá nhiều, hành động quá mạnh tay với các nước láng giềng.


    Quân sự mạnh tay lấy mạnh hiếp yếu, kinh tế cũng mạnh tay bằng mọi giá kiếm lời cho mình. Bất chấp các nước láng giềng cảm nghĩ gì, nhìn nhận thua thiệt ra sao, bị ép buộc thế nào. Tóm lại là tâm thức văn hoá nước lớn chưa kịp hình thành. Giờ là lúc Trung Quốc phải định hình ra các nguyên tắc chỉ đạo phù hợp với một thế giới mới.

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Gia Long ngồi nhớ bạn hiền...
    Chia âm, Chia kỷ, Chia xiền, nhớ nhau !!!!

    [-X[-X[-X[-X[-X



    Hì hì .. giỡn bác GiaLong chút nghe ....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này