Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2911 người đang online, trong đó có 28 thành viên. 03:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34318 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    TRUNG QUỐC -
    Bài đăng : Thứ tư 14 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 14 Tháng Mười Hai 2011

    Trung Quốc điều tàu hải giám lớn nhất đến vùng Biển Hoa Đông


    [​IMG]Trung Quốc phái tàu tuần tra đến Biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền với Đài Loan và Nhật Bản (Reuters)



    Trọng Nghĩa
    Báo chí Trung Quốc hôm nay, 14/12/2011 đồng loạt loan báo : Bắc Kinh đã phái chiếc tàu hải giám lớn nhất của họ đến tuần tra tại Biển Hoa Đông. Trên nguyên tắc, chiếc tàu này có nhiệm vụ bảo đảm việc tôn trọng chủ quyền Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, vì đây là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và Đài Loan, do đó động thái của Bắc Kinh có khả năng ******** hình vùng biển tranh chấp căng thẳng thêm.


    Hãng tin Pháp AFP trích dẫn tờ Hoàn Cầu Thời Báo Global Times, cho biết là nhân chuyến ra khơi đầu tiên của mình, chiếc Hải Giám 50 sẽ đến tuần tra tại các vùng có mỏ dầu khí trên biển Hoa Đông. Theo một viên chức Trung Quốc, đó là những khu vực gần các đảo Nhật Hướng Tiều (Rixiang Rock), Tô Nham Tiều (Suyan Rock), và hai mỏ khí đốt Xuân Hiểu (Chunxiao) và Bình Hồ (Pinghu) của Trung Quốc, cũng như khu vực Trung Quốc-Nhật Bản đồng khai thác.
    Theo Tân Hoa Xã, chiếc Hải Giám 50 hoàn toàn được chế tạo tại Trung Quốc, có trọng tải 3.000 tấn, và được trang bị các loại công nghệ tối tân nhất. Chiếc tàu này có thể mang theo loại trực thăng Z9A cũng do Trung Quốc chế tạo. Tại vùng biển Hoa Đông, chiếc tàu này sẽ phối hợp hành động với chiếc Hải Giám 66, nhỏ hơn – chỉ có trọng tải 1.350 tấn – đã hoạt động trong khu vực từ tháng Ba đến nay.
    Việc Bắc Kinh tăng cường lực lượng tuần tra tại vùng Biển Hoa Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên tạo ra căng thẳng với hầu hết các láng giềng có chung vùng biển với Trung Quốc khi có những hành động thô bạo nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ. Sự kiện này cũng được Bắc Kinh loan báo vài hôm sau khi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lên tiếng kêu gọi hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu.
    Căng thẳng tại Biển Đông chẳng hạn đã gia tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay, với việc Trung Quốc liên tiếp dùng biện pháp mạnh hù dọa Việt Nam và Philippines tại khu vực quần đảo Trường Sa.
    Riêng tại vùng biển Hoa Đông, từ năm ngoái đến nay, tranh chấp Trung Nhật về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã không ngừng khuấy động quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo, với nhiều lần tàu hải giám Trung Quốc bị tố cáo là xâm nhập trái phép vào vùng biển mà Nhật Bản cho là thuộc chủ quyền của mình.


    .
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Bạn đang ở đó ? Sao biết đông ?
    Có gặp em nào quen mặt không ?
    Nếu lạ , hỏi chứng minh thư nhé !
    Đụng vị thành niên , kể như xong !
    Mãi vui mờ mắt quên thân phận ...
    Trai nào chẳng ham gái má hồng ?
    Cẩn thận coi chừng mang bệnh dữ ...
    Không khéo lại tra tay vào còng !

    Kể như đời đi tong !

    Xong !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"


  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: TuGan, Thai_Duong


    Thái Dương với Tú Gân già ...
    Ngồi canh vọng gác giữ nhà Biển Đông !
    Nữ Hoàng Tuyết đánh phấn hồng ...
    Lượn lờ dạo phố kiếm chồng hay sao ?
    Tầm này vẫn chưa thấy vào ...
    Thay ca đổi kíp cho nhau đúng giờ !
    Bạn già mình cứ việc chờ ...
    Rảnh rang thì lại đem thơ ra làm !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"


  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: TuGan, ptkh, Thai_Duong

    Ơ kìa vừa thấy Ka Hát vào ...
    Hai lão già tui chưa kịp chào ...
    Quay ra đã thấy cô biến mất !
    Chẳng hiểu là cô đi đàng nào ?


    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o

    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: TuGan, Thai_Duong

    Bớ ...ớ...ớ... @ptkh ...ơi ... \m/\m/\m/

    Về đây canh nhà cho hai thằng già tui đi ăn cơm !
    :-":-":-"


  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cập nhật 14/12/2011 02:25:00 PM (GMT+7)



    'Xây dựng Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế'

    Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 27 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12-19/12, sáng 14/12, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức phiên họp chung giữa Hội nghị Ngoại giao 27 và Hội nghị Tham tán thương mại với chủ đề “Hội nhập quốc tế và nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới".
    Ngoại giao 2011 trong mắt các đại sứ Việt Nam
    Ngoại giao toàn diện để bảo vệ chủ quyền

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu chỉ đạo.
    Ảnh: TTXVN



    Với mục tiêu trao đổi về phương hướng và các biện pháp tăng cường hợp tác, thúc đẩy kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, phiên họp có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Công Thương, các vị nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Tham tán đại diện thương mại, đại diện lãnh đạo các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, một số Ủy ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

    Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, là kết quả của “sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và giữa các cơ quan trong nước với Cơ quan đại diện ở nước ngoài.”
    Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định: “Ngoại giao kinh tế phải mang lại những giá trị bổ sung cho tổng thể hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, cơ sở thực hiện là dựa trên các thế mạnh đặc thù trong hoạt động của ngành ngoại giao và sự phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp” và “ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục là lĩnh vực then chốt, xuyên suốt, có vai trò định vị đất nước trong cục diện mới, là tiền đề và nền tảng cho tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện sắp tới.”
    Bộ trưởng cũng chỉ ra một số mặt hạn chế, đồng thời đưa ra các biện pháp tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh Luật Cơ quan đại diện năm 2009 đã tạo điều kiện thuận lợi gắn kết mọi hoạt động đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng nhằm tạo hiệu quả cộng hưởng cao nhất phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước.

    Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chỉ rõ những nét mới của tình hình quốc tế và trong nước, đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu và nhiệm vụ mới cho sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam.

    Bộ trưởng đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành công thương và ngoại giao, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo và giữa các đơn vị của hai Bộ, đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền kinh tế đối ngoại, sớm xây dựng và thực hiện đề án sắp xếp và tổ chức biên chế của Thương vụ Việt Nam theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ, bảo đảm hiệu quả công tác chuyên môn.

    Tham luận của đại diện lãnh đạo các Bộ Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư và Tập đoàn Dầu khí đã chúc mừng những thành tích và đóng góp của ngành ngoại giao đối với hội nhập kinh tế và phát triển đất nước; đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện với các bộ, ngành trong thời gian qua.

    Đại diện các Trưởng Cơ quan đại diện và Tham tán Thương mại phát biểu chia sẻ kinh nghiệm triển khai nhiệm vụ kinh tế đối ngoại tại các địa bàn, đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong triển khai kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

    Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng *************** nêu rõ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đều khẳng định công tác đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước trong những năm qua.

    Thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng *************** đánh giá cao nỗ lực của ngành ngoại giao, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, đồng thời mong muốn Hội nghị tập trung thảo luận đề ra nhiều giải pháp để triển khai có hiệu quả các mục tiêu phát triển của đất nước.

    Theo đó, năm 2012, ngành ngoại giao cần tập trung bám sát nhiệm vụ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý và 3 khâu đột phá để tham mưu, đề xuất cho Đảng, Nhà nước khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh, vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã đề ra.

    Trên tinh thần này, Thủ tướng *************** đề nghị ngành ngoại giao tiếp tục làm sâu sắc hơn các mối quan hệ và khai thác có hiệu quả thế mạnh của các đối tác truyền thống, nhất là đối với các đối tác chiến lược trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ đất nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    Về lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng *************** đề nghị ngành ngoại giao hoàn thành việc xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế trong quý 1 năm 2012 , trong đó có chiến lược hợp tác với từng quốc gia, từng khu vực về xuất nhập khẩu, đầu tư… hoàn tất các cam kết gia nhập WTO và các FTA đã ký, kiện toàn Ủy ban Hợp tác kinh tế Quốc tế và có chiến lược đàm phán những FTA mới với các đối tác hàng đầu thế giới để tranh thủ được những nguồn lực lớn hơn cho phát triển; tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai Phương án tổng thể tham gia Vòng Đàm phán Doha, Phương án đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… bảo đảm tối đa lợi ích của đất nước.

    Thủ tướng *************** lưu ý ngành cần làm tốt công tác xuất khẩu lao động, du lịch, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với đó là đấu tranh với các hoạt động bảo hộ, chống bán phá giá, đồng thời tiếp tục vận động ODA để đầu tư hạ tầng, năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực hàm lượng chất xám cao. Tăng cường thực hiện các biện pháp để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt chú trọng khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do để tăng nhanh xuất khẩu, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao như xây dựng trường tại Việt Nam, tăng thêm học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học tại nước ngoài…

    Thủ tướng *************** cũng lưu ý ngành ngoại giao quan tâm chăm lo cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, học tập, sinh sống ở nước ngoài , góp phần giúp bà con làm ăn, sinh sống thuận lợi và phát huy vai trò cầu nối tăng thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước sở tại và gắn bó với quê hương đất nước.

    Thủ tướng *************** cũng đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì, rà soát lại cơ cấu, tổ chức, biên chế tại các cơ quan đại diện để bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan này, phát huy tối đa sức mạnh tập thể, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan đại diện, góp phần cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên...

    Theo TTXVN
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Ngoại giao 2011 trong mắt các đại sứ Việt Nam

    [​IMG]- Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ trao đổi bên hành lang hội nghị ngoại giao lần thứ 27 tại Hà Nội về ngoại giao song phương với các nước trong năm 2011, trong đó có vấn đề Biển Đông.
    >> Ngoại giao toàn diện để bảo vệ chủ quyền
    Giải quyết hòa bình vấn đề trên biển với Trung Quốc
    Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đánh giá quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực trên tất cả các mặt. Trong đó, thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển được ký trong chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10 vừa rồi là văn kiện quan trọng, định hướng giải quyết những vấn đề lớn do lịch sử để lại, còn tồn tại cuối cùng trong quan hệ hai nước.

    [​IMG]
    Đại sứ VN tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ

    Theo Đại sứ Thơ, việc phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ đã được hai bên làm tốt. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước có một đường biên giới trên bộ dài hơn 1.400 km với bản đồ, cột mốc rõ ràng. Phân định biên giới ở vịnh Bắc Bộ là vấn đề khó song hai nước cũng đã hoàn thành.
    "Vấn đề trên biển rất phức tạp, ta đã khẳng định và thỏa thuận với Trung Quốc giải quyết thông qua thương lượng, đối thoại hòa bình, trên cơ sở tình hữu nghị và luật pháp quốc tế, như Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS 1982, tuân thủ đầy đủ nhận thức chung của Tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) ký giữa lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN”, Đại sứ nói. “Tôi tin tưởng những vấn đề khó khăn sẽ từng bước được giải quyết".
    Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận DOC cũng như trong quá trình tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (COC). “Việc Trung Quốc tham gia là lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc, giúp duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định trên Biển Đông, từng bước tìm biện pháp giải quyết những bất đồng giữa các nước liên quan”, ông Thơ nói.
    Đề cập đến việc một số báo Trung Quốc đăng bài cổ súy dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên biển, Đại sứ Thơ thừa nhận "trong thời gian vừa rồi vẫn có những tin bài không có tính xây dựng, không đúng với tinh thần thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, không góp phần tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước”.
    “Đó không phải báo chính thức nhưng vẫn tác động đến dư luận một cách không khách quan về quan hệ Việt - Trung”, Đại sứ Thơ cho biết ĐSQ Việt Nam đã lưu ý kịp thời, nhiều lần và sẽ cùng phía Trung Quốc trao đổi tìm biện pháp hạn chế.
    VN sẽ tích cực xây dựng COC

    [​IMG]
    Đại sứ VN tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao
    Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao nhận định vấn đề Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam và một số nước trong ASEAN mà ảnh hưởng an ninh khu vực và toàn cầu. “Con đường chúng ta đấu tranh cùng ASEAN xây dựng COC là đúng đắn và duy nhất tốt trong thời điểm hiện nay”, ông Thao, từng là Phó Chủ nhiệm UB Biên giới, nói.
    Ông cho biết từ những năm 1990, Việt Nam đã nghiên cứu và đề xuất trên một số diễn đàn quốc tế về COC, cũng như được ASEAN giao cùng Philippines soạn dự thảo đầu tiên của Bộ quy tắc này. “Tôi tin tới đây, Việt Nam, Philippines, Malaysia và một số nước ASEAN liên quan cũng sẽ là những nước tích cực nhất trong việc xây dựng COC, vì lợi ích của mỗi nước cũng như lợi ích chung của ASEAN và cộng đồng quốc tế”, ông Thao nói. Đại sứ cũng cho biết chính phủ Malaysia mong muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở đa phương, có sự tham gia tích cực của các bên liên quan, một cách hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, DOC và Bản hướng dẫn thực thi DOC vừa được ASEAN và Trung Quốc thống nhất tháng 7 vừa rồi.
    VN luôn là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

    [​IMG]
    Đại sứ VN tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân

    Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân cho biết sau chuyến thăm của ************* Trương Tấn Sang đến Ấn Độ tháng 10 vừa rồi, đã có một không khí rất mới trong quan hệ hai nước với nhiều hoạt động hợp tác. Dự kiến cuối năm 2012, Thủ tướng *************** sẽ thăm cấp cao Ấn Độ nhân dịp kỷ niệm 20 thiết lập quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ từ đầu những năm 1990 đến nay vẫn nhất quán, luôn coi Việt Nam là trụ cột trong chiến lược này, cũng như trong kế hoạch kết nối Ấn Độ - ASEAN bằng đường bộ trong tương lai.
    Ấn Độ đang tiến hành thăm dò dầu khí ở lô 127 ngoài khơi nước ta. Từ những năm 1980 đến nay, hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng hiệu quả, đặc biệt hiện nay khi công nghệ của Ấn Độ ngày càng tiến bộ, hiện đại.
    Chung Hoàng
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    VN đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường

    Tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns chiều 13/11, Thủ tướng *************** đề nghị Chính phủ Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường và dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Willam Burns. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

    Thứ trưởng Ngoại giao Willam Burns đang ở thăm Việt Nam, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du Ấn Độ và Đông Nam Á.

    Chuyến thăm của ông được Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay để thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về “mối quan hệ chiến lược đang phát triển”, trong đó có hợp tác kinh tế, quan hệ giữa nhân dân hai nước…

    Trong ngày 13/11, Thủ tướng *************** và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp và làm việc với ông Burns. Thứ trưởng William Burns cũng có cuộc gặp với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ *******.

    Tại buổi tiếp kiến Thủ tướng ***************, ông Willam Burns một lần nữa nhắc lại quan điểm của Mỹ là mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nâng cấp quan hệ hai nước tiến tới xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Mỹ.

    Các lĩnh vực hợp tác nhiều mặt khác được ông nhắc tới là ứng phó với biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt, an ninh hàng hải cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực khác hai bên cùng quan tâm. Ông cũng nhấn mạnh việc Mỹ sẵn sàng đàm phán với Việt Nam về hợp tác năng lượng hạt nhân.

    Thủ tướng *************** nhấn mạnh, hai bên cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, trong đó cần ưu tiên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.

    Thủ tướng *************** cũng đề nghị Chính phủ Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường và dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

    Đến chào Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng William Burns đã trao đổi các biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm. Ông Burns đánh giá cao những thành tựu đối ngoại quan trọng của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới thời gian qua.

    Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao hai nước gia tăng các nỗ lực hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ trên nhiều lĩnh vực; đồng thời đề nghị phía Mỹ tăng cường hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc da cam/dioxin.

    PV - Theo Cổng TTĐT Chính phủ
  8. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Phó Chủ tịch tỉnh mua 46 nhà cho 46 tình nhân

    Theo Tân Hoa xã/ Tân Kinh Báo/ Tiền Phong


    [​IMG]



    Hoàng Thắng, quan tham Trung Quốc vừa bị "ngã ngựa".

    Mấy ngày nay báo chí Trung Quốc liên tiếp đưa những thông tin gây chấn động về ông Hoàng Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông tham ô tổng cộng 9 tỷ USD, và vụ lừa tình của phụ nữ U50.

    Ngày 1-12, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đã xác nhận việc Hoàng Thắng, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông bị cách chức, bị bắt để điều tra do liên quan đến việc vi phạm kỷ cương đặc biệt nghiêm trọng.

    Theo báo Kinh tế Trung Quốc, nguyên nhân khiến Hoàng Thắng bị bãi chức là do tham ô và bán chức tước. Các chức chủ tịch huyện, cục trưởng đều có “đơn giá” và đều tính bằng triệu Tệ.Chiến dịch chống tham nhũng đang được Trung Quốc đẩy mạnh trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSTQ lần thứ XVIII.

    Chỉ trong năm 2011 này đã có 4 vị quan to bị cách chức, bao gồm Lý Chí Quân- Bộ trưởng Đường sắt, Lý Nguyên- Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài nguyên dân số của Trung ương Chính Hiệp, Lý Thành Vân- Phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên và nay là Hoàng Thắng.

    Theo Tân Hoa xã, Hoàng Thắng sinh năm 1954, quê Sơn Đông, vào Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1975, đã tham gia quân đội, sau chuyển ra ngoài công tác, lần lượt giữ các chức vụ từ cán bộ đoàn, Thư ký văn phòng tỉnh ủy, đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội), rồi Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông từ tháng 3-2007.

    Việc Hoàng Thắng bị cách chức rồi bị bắt đã gây chấn động dư luận. Dân chúng địa phương vui mừng hể hả vì từ lâu, tiếng xấu của ông ta đã lan truyền rộng rãi. Hoàng Thắng được đặt biệt danh “Hoàng tam ức” (Hoàng 300 triệu).

    Ông ta bao nuôi 46 cô bồ theo phương châm “không thể cho danh phận thì cho căn nhà”. Tất cả số nhà này đều do ông ta được các chủ thầu đất đai “tặng”. Bà vợ Hoàng Thắng dựa vào uy danh của chồng lũng đoạn thị trường bất động sản ở Đức Châu.

    Ủy ban Kiểm tra kỷ luật T.Ư đã nhận được đơn tố cáo Hoàng Thắng bán chức quan từ năm 2010 và đã bắt tay vào điều tra, nhưng các thông tin về kết quả chưa được thông báo. Nhiều người tỏ ý hoài nghi về con số 9 tỷ USD mà Hoàng Thắng đã kiếm được do tham nhũng đang được lan truyền vì nó quá lớn.


    Một sự thay đổi lớn sắp xảy ra với xã hội TQ ?????
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em có mặt liền ạ .[};-
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: ptkh, hocchoick2010, TuGan, Thai_Duong


    2 bác đi ăn cơm nhanh thế ạ, sợ em ko về trông nhà hở ?[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này