Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3408 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 01:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 34305 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bài liên quan đến Biển Đông đây, mai các bác đọc nhá.^:)^



    Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ: Mỹ coi trọng quan hệ với VN
    Thứ tư 14/12/2011 17:36

    Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nâng cấp quan hệ hai nước tiến tới xây dựng đối tác chiến lược Việt - Mỹ

    Chiều ngày 13 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ *************** đã tiếp Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Guy-liam Bơn-xơ nhân dịp ông Guy-liam Bơn-xơ có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 13 và 14 tháng 12 năm 2011.

    Thủ tướng *************** đánh giá cao những tiến triển tích cực của quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, nhân đạo cũng như việc hai nước đã đẩy mạnh hợp tác trên các diễn đàn đa phương, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

    Thủ tướng hoan nghênh nỗ lực hợp tác của Mỹ trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công, đồng thời đề nghị phía Mỹ thúc đẩy triển khai các dự án cụ thể.

    Về quan hệ song phương, Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, trong đó cần ưu tiên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo. Thủ tướng *************** đã đề nghị Chính phủ Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường và dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

    Thứ trưởng Guy-liam Bơn-xơ khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nâng cấp quan hệ hai nước tiến tới xây dựng đối tác chiến lược Việt – Mỹ, cũng như thúc đẩy hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt, an ninh hàng hải cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực khác hai bên cùng quan tâm.

    Trước đó, Thứ trưởng Guy-liam Bơn-xơ đã đến chào Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Tại cuộc gặp, hai bên đã bàn về các biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.

    Thứ trưởng Guy-liam Bơn-xơ hoan nghênh những thành tựu đối ngoại quan trọng của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á cũng như trên thế giới thời gian qua.

    Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao hai nước gia tăng các nỗ lực hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ trên nhiều lĩnh vực; nhấn mạnh hai bên cần tập trung triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đề nghị phía Mỹ tăng cường hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có vấn đề chất độc da cam / dio-xin.

    Cũng trong chuyến thăm Việt Nam, Thứ trưởng Guy-liam Bơn-xơ cũng có cuộc gặp với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ *******.
    Theo Mofa
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Em yêu màu tím
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    10:48, 17/03/10


    Được cảm ơn 2468 lần

    Số tiến chẳn đôi , đẹp quá ta !
    Lại thêm Lộc Phát sáng trưng nhà !
    Nay mai tiền của vào như nước !
    Hạnh phúc tình duyên sẽ nở hoa !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-



  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    4 "tử huyệt" phá tan ảo vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông

    "Nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa."


    Trung Quốc không tạo dựng không gian cho Mỹ

    Rất nhiều các quốc gia Châu Á đều cần sự hiện diện của Mỹ chính là do kết quả không hành động của Trung Quốc. Ví dụ, trong vấn đề Triều Tiên thì ngoài Triều Tiên ra, hầu hết tất cả các nước Châu Á đều bất mãn với cách hành xử của Trung Quốc. Tất nhiên là cũng có những điểm khó xử riêng nhưng không thể vì thế mà chứng minh rằng cách hành xử của Trung Quốc là hợp lý được. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên liệt vào trạng thái căng thẳng. Hiện nay cùng với sự trỗi dậy của Ấn Độ thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng hàm chứa rất nhiều những nhân tố không xác định.

    Mặc dù Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á luôn có các lĩnh vực hợp tác chung, thế nhưng những cuộc xung đột dường như phát sinh ngày một phức tạp hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, trong việc giải quyết các vấn đề khu vực Châu Á thì Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã từng nhiều lần thông qua các cuộc trải nghiệm, hơn nữa, tính quan trọng của nhân tố Trung Quốc mặc dù ngày một tăng lên nhưng chưa hề thông qua bất kỳ một cuộc trải nghiệm nào cả.

    Trung Quốc và Mỹ đang dốc sức ngăn đối phương mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á

    Ở đây còn có môi trường nội bộ của chính bản thân Trung Quốc. Phiên họp Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ mười tám sẽ được tổ chức vào năm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của chính quyền Trung Quốc là giải quyết công việc nội bộ, sự ổn định sẽ trấn áp tất cả mọi vấn đề khác. Có một số quốc gia phán đoán rằng trong thời kỳ này thì Trung Quốc sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh lớn nào về chính sách đối ngoại được cả. Điều này cũng có nghĩa rằng, trước khi một thế hệ lãnh đạo mới được thành lập, Trung Quốc sẽ không thể có chính sách mới và quan trọng nào trong lĩnh vực ngoại giao, hay nói rằng phần lớn các chính sách đối ngoại được đưa ra tất nhiên đều mang tính chất phản ứng là chủ yếu.

    Cách phán đoán này khiến cho các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ nhận thấy rằng đây là cơ hội để tiến hành áp dụng những phương pháp triệt để hơn cho họ.
    Trung Quốc sẽ làm gì khi đối mặt với tình thế hiện tại này? Được coi là một quốc gia lớn đang trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề về khu vực. Tình thế tại Biển Đông đối với Trung Quốc mà nói, mặc dù "ngày thế giới tận thế" vẫn còn cách xa vô cùng, nhưng họ bắt buộc phải thay đổi tính bị động đã tồn tại cho đến thời điểm hiện tại này để chuyển sang tính chủ động hơn.

    Điều đặc biệt quan trọng phải nói đến rằng, vấn đề hiện nay của Trung Quốc không phải là vấn đề về nguồn tài nguyên, mà là chiến lược, chính sách và cách huy động nguồn lực. Đơn giản mà nói chính là vấn đề về đường lối tư duy của Trung Quốc. Trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), Trung Quốc phải có một đường lối tư duy rõ ràng, minh bạch.
    Cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc

    Khi đề cập đến đường lối tư duy mới thì cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi trong đường lối tư duy truyền thống của Trung Quốc chính là phản đối "quốc tế hóa" trong tranh chấp Biển Đông. Vấn đề phát sinh nằm ở chỗ khái niệm đưa ra này không những không miêu tả được tình huống khách quan của quá trình tranh chấp Biển Đông mà lại càng khó khăn hơn khi áp dụng đường lối tư duy này để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cấp độ bên trong các vấn đề chính.

    Thứ nhất là chủ nghĩa song phương. Trung Quốc yêu sách gác tranh chấp chủ quyền cùng khai thác chung. Thế nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái khẩu hiệu, lý thuyết suông. Để có được mối quan hệ với các nước ASEAN, bản thân Trung Quốc không hề có kế hoạch khai thác Biển Đông nào cả, mà ngược lại chính là các nước có liên quan trong những năm gần đây tiến hành tăng cường khai thác. Thế nhưng Trung Quốc không phải đề xuất ra chủ trương cùng khai thác chung, mà chính xác phải nói là chủ trương khai thác đơn phương.

    Trong vấn đề cùng khai thác chung, các quốc gia có liên quan hoặc là không tự nguyện hoặc là tinh thần tự nguyện không cao. Hay nói toạc ra thì Trung Quốc không có đủ sức mạnh cũng như cơ chế quyền lực để thúc đẩy các quốc gia có liên quan công nhận và đi đến chấp nhận yêu sách cùng khai thác chung mà Trung Quốc đã đề xuất.

    Thứ hai là chủ nghĩa đa phương, chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASAEN. Vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu biểu hiện trong "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông” mà Trung Quốc cũng đã ký kết. Thế nhưng văn bản này lại không mang bất cứ tính chất ràng buộc pháp lý nào. Văn bản tuy đã được ký kết rất nhiều năm qua nhưng không có bất cứ một quốc gia nào đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy cho văn bản trở thành một tài liệu mang tính ràng buộc pháp lý được. Nên nói rằng chính bản thân Trung Quốc cũng không nỗ lực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong đó.

    Điều quan trọng của vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vẫn tuân thủ chủ nghĩa song phương và phản đối đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng bản chất thực sự của rất nhiều vấn đề trong tranh chấp Biển Đông lại là đa phương, cho nên việc phản đối chính sách đa phương hóa đã thể hiện rõ thái độ của Trung Quốc không dám đối mặt với sự thực này.

    Thứ ba là quốc tế hóa. Các quốc gia có liên quan đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông giao phó cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế. Trung Quốc tỏ ý không chấp nhận cho lắm, bởi vì nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Như đã thảo luận trong phần trên, Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa.

    Thứ tư là chính trị hóa đại quốc. Các quốc gia có liên quan trong khu vực Đông Nam Á hy vọng sẽ có sự can thiệp của Mỹ tại đây, điều này là dễ hiểu. Thế nhưng mức độ can thiệp của Mỹ sẽ sâu nông như thế nào thì còn phải xem lợi ích quốc gia của chính họ trong vấn đề này.

    Nhân tố Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đã luôn tồn tại từ trước tới nay, hay nói cách khác Mỹ đã luôn là một bộ phận cấu thành trong cấu trúc khu vực này. Trên thực tế, lợi ích của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á này còn thâm căn cố đế hơn nhiều so với lợi ích của Trung Quốc.



    Lời kết

    Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp gay gắt. Muốn một bước giải quyết nhanh gọn vấn đề này là không điều không thể xảy ra được. Nếu không giải quyết được vấn đề tồn tại, thì phương án quản lý và kiểm soát sẽ trở thành những cách lựa chọn hợp lý. Nhưng muốn quản lý và kiểm soát được vấn đề tranh chấp Biển Đông thì cần bắt buộc phát triển một loạt các cơ chế pháp lý.

    Mặc dù hiện đang nằm trong tình thế bị động, thế nhưng không gian mà Trung Quốc có thể hoạt động được lại vô cùng lớn. Là một quốc gia lớn có trách nhiệm, Trung Quốc nên tìm kiếm các giải pháp để quản lý và kiểm soát vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu ngay từ trong bối cảnh khu vực thậm chí mở rộng ra quốc tế. Nếu Trung Quốc không thể thay đổi đường lối tư duy truyền thống một cách có hiệu quả thì không gian hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề này sẽ ngày càng bị thu hẹp lại.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Cám ơn bác Tú đã tặng quà...
    Những lời cầu chúc đẹp quá ha...
    Bằng Lăng xin nhận lòng thơm thảo...
    Tiền tài, Lộc Phát gửi lại nha ...


    [};-[};-[};-[};-[rose][rose][rose]


    TB/ Ui, bây giừ BL thì chỉ muốn phá thế "Độc cô cầu bại" thui ........
    DungTri86 thích bài này.
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường
    Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ nhấn mạnh rằng hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ có lịch sử từ lâu và sẽ phát triển hơn trong thời gian tới.

    "Ấn Độ có đường lối chính sách nhất quán, với chính sách hướng đông ra đời vào đầu những năm 1990 khi quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế", ông Tân phát biểu bên lề phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 sáng qua. "Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng đông".

    Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ đánh giá quan hệ giữa hai nước hiện nay đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, đặc biệt sau chuyến thăm mới đây của ************* Trương Tấn Sang. "Quan hệ Việt - Ấn đang ở giai đoạn tuyệt vời", ông Tân đánh giá.

    Những thỏa thuận giữa hai bên đang được triển khai tốt, trong đó có hợp tác về dầu khí. Hoạt động thăm dò của các tàu Ấn Độ đã diễn ra bình thường ngoài khơi Việt Nam. Ông Tân cũng nhắc lại rằng hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ lâu, từ những năm 1980 khi tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ bắt tay với các công ty Việt Nam.

    "Tôi tin rằng hợp tác trong lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục được tăng cường, phát triển, bởi Việt Nam là địa bàn hợp tác truyền thống của Ấn Độ", ông Tân bình luận.

    Về hàng không, Vietnam Airlines và Jet Airways đã thỏa thuận được việc mở đường bay thẳng tới Ấn Độ vào tháng 7/2012. Đây là cơ hội để phát triển trên nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và thương mại. Việt Nam hy vọng có khoảng 200.000 - 300.000 khách du lịch từ Ấn Độ mỗi năm.

    Ông Tân cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều. "Nhiều khả năng kim ngạch thương mại tăng lên tới 3,6 hoặc 3,7 tỷ USD trong năm nay, so với khoảng 2,5 tỷ USD năm ngoái, tức là tăng hơn 30%", đại sứ Tân nói.

    Năm tới sẽ là thời điểm kỷ niệm 40 năm nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt - Ấn và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hai nước đã thỏa thuận về một lễ kỷ niệm trọng thị để thông tin của hai bên tới được với người dân nhiều hơn, mở ra triển vọng về hợp tác kinh tế, thương mại.

    Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ mở Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội năm 1954. Hai năm sau, Việt Nam mở cơ quan tương tự tại New Delhi. Ngày 7/1/1972, hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp đại sứ. Trong những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những chuyến thăm lẫn nhau. Tháng 7/2007, trong chuyến thăm của Thủ tướng *************** tới Ấn Độ, hai nước đã ký Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

    Thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ phát triển nhanh, từ 72 triệu USD trong năm 1995 lên trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và 2,5 tỷ USD hai năm sau đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Ấn Độ vào Việt Nam có tốc độ gia tăng ổn định. Từ năm 2007, nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ như Essar, Tata đã quan tâm xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.

    Ngoài ra, quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực như tín dụng, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, an ninh - quốc phòng... Hai nước còn hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương trong khu vực và quốc tế, đồng thời ký kết các hiệp định hợp tác nhiều mặt.


    [};-
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974

    Quốc Trung dịch

    [B]Hải chiến Tây Sa là trận hải chiến xảy ra giữa nước ta với Nam Việt trong tranh chấp quần đảo Tây Sa cách nay đã mấy chục năm, hiện có một số bài viết đưa lên gọi là giải mật về Tây Sa, chẳng thấy có chút gì là “giải mật” mà chỉ là đăng lại, dựa theo những bài viết công khai mà thôi, vì thế khi cho đăng tư liệu mình thu thập được, hy vọng xin được sự chỉ giáo từ chư vị.

    Chương I: Ôn lại trận chiến[/B]

    Tân Hoa Xã ngày 19 tháng 1 năm 1974 đưa tin, từ 11 tháng 1 năm 1974 đến nay, Bộ Ngoại giao nước ta đã nhiều lần ra tuyên bố và cảnh cáo, nhưng Nam Việt vẫn chưa hề rút lại hành vi xâm lược của mình, mà trái lại còn đưa hải quân và không quân xâm nhập quần đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây Sa của ta. Chúng ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã tiến hành đánh trả tự vệ anh dũng, đem lại sự trừng phạt cần có cho quân xâm lược.

    Nam Việt: “Hải quân Trung cộng đã điều tàu loại Komar, có trang bị tên lửa Styx. Trận chiến ác liệt chưa từng có…”

    Mỹ: Đệ thất Hạm đội Hải quân Mỹ hoạt động tại vịnh Bắc Bộ đã từ chối các cuộc gọi của hải quân Nam Việt, yêu cầu sự can thiệp của Mỹ, thậm chí còn từ chối cả việc cử tàu đến cứu những người bị chết đuối.

    Canh bạc lúc tàn hơi


    Cuộc đối đầu trên biển

    Sáng sớm ngày 19, bên quân Việt phát hiện thấy bên quân ta chỉ có 4 con tàu nhỏ, liền cho rằng có thể tận dụng ưu thế binh lực để tiêu diệt quân ta, tàu Việt bố trận lại từ đầu, chia làm hai cánh chiếm đường ngoài lợi thế, triển khai đội hình chiến đấu, tàu phiên hiệu “Trần Bình Trọng” dẫn tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư” từ ngoài khơi phía nam đảo Kim Ngân, rạn san hô Linh Dương tiếp cận hai đảo Thâm Hàng, Quảng Kim, các tàu phiên hiệu “Sóng Dữ” và phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” từ tây bắc đảo Quảng Kim tiếp cận chiến hạm của ta. Đồng thời, Tổng bộ hải quân Nam Việt hạ lệnh cho đại tá Hà Văn Ngạc nổ súng.

    • Kịch chiến trên biển


    Theo sự dàn trận của Quân khu Quảng Châu, biên đội 396 tiến vào phía tây bắc đảo Kim Quảng để đánh chặn các tàu phiên hiệu “Lý Thường Kiệt” và tàu phiên hiệu “Sóng Dữ”, biên đội 271 tiến vào mặt biển đông nam đảo Kim Quảng để giám sát các tàu phiên hiệu “Trần Khánh Dư”, phiên hiệu “Trần Bình Trọng”. Các pháp thủ bên quân ta bám chặt trận địa chờ đợi khi vừa phát hiện thấy nòng pháp bên tàu địch lóe lên, là liền lập tức đạp cò, đạn pháo của chúng ta cũng ra khỏi nòng. Thời khắc ấy là 10 giờ 25 phút trưa ngày 19 tháng 1 năm 1974.


    Tử chiến ở hồ đá ngầm


    Thắng lợi và ý nghĩa của nó

    Sau khi quân ta đã phải trả giá với 18 người tử trận, 67 người bị thương, trận hải chiến Tây Sa đã kết thúc bằng thắng lợi về phía quân ta. Sau đó quân ta thừa thắng xuất kích, thu hồi hoàn toàn Tây Sa. Chiến thắng này làm cho quân ta hiểu được rằng ở nơi Nam Hải “nước xanh” mênh mông rộng lớn này còn có được chủ quyền và lợi ích không dễ gì xâm phạm chính bởi trận hải chiến này, mà việc thiết lập lòng tin về sự tác chiến của hải quân ta ở nơi cách xa đại lục đã dần dần được điều chỉnh, sau cuộc chiến ấy, căn cứ Du Lâm lập tức được tăng viện 2 tàu hộ tống. Có thể nói, kể từ khi ấy, Nam Hải mới đi vào tầm ngắm của sự phát triển chiến lược của hải quân ta. Cho nên, xét từ ý nghĩa này, trận hải chiến Tây Sa chính là bước khởi đầu cho hải quân ta tiến ra “biển xanh”.

    Chương II: Bối cảnh quốc tế

    Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon dến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.

    Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Việc thu hồi Tây Sa có thể nói là một sản phẩm ăn theo của quyết sách chiến lược này.


    Chương III Bối cảnh khi xảy ra trận chiến

    Nguyên nhân xảy ra trận hải chiến Tây Sa là do sau khi Bắc Việt ký Hiệp định đình chiến, chính phủ Nam Việt đã nhân cơ hội đó để ổn định lại cục diện chiến đấu trên bộ, tích cực triển khai hoạt động trên các yếu điểm chiến lược Nam Việt đã chiếm đoạt. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1973, tàu quân sự Nam Việt liên tục xua đuổi và bắt giữ ngư dân Trung Quốc trong vùng biển Tây Sa, chiếm giữ đảo, mưu đồ đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực này, tiến vào độc chiếm quần đảo Tây Sa, khi ấy Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên chiếm giữ một vài hòn đảo, tương tự như với quần đảo Nam Sa. Công bằng mà nói, động thái này của chính phủ Nam Việt quả thực rất có tầm nhìn chiến lược, đồng thời không loại trừ có người Mỹ đứng đằng sau khi trù mưu tính kế.


    Chương IV: Giải mật tư liệu

    Về chuyện ai nổ súng trước, có một loạt quan điểm cho rằng, tàu quân Nam Việt lúc ấy nổ súng trước là khi lui về phía sau để giãn cách cự li, cho hỏa pháo ** ở vào vị trí lợi thế, thì tàu quân Trung Quốc đã truy kích để thu hẹp cự ly, thực ra không phải như vậy. Trước hết, nếu đúng là như vậy, thì tàu quân Nam Việt chắc chắn đã đối mặt với quân Trung Quốc bằng pháo đuôi chứ không phải bằng chủ pháo, không phải ở vị trí đắc địa; thứ hai, khi đối đầu, tàu của hai bên ở cách nhau rất gần, dùng theo cách nói của người Nam Việt là “trong tầm cự ly bắn của **”, thì tàu bên quân ta lại chạy nhanh hơn tàu quân Nam Việt (bên Trung Quốc tốc độ 25, bên Nam Việt tốc độ 20), nên chẳng cần phải đợi đến khi tàu quân Nam Việt chạy xa rồi mới đuổi theo; thứ ba, các văn bản chính thức của phía Trung Quốc cũng nói khi ấy hai bên chĩa súng vào nhau, quân Nam Việt nổ súng trước. Cho nên, tình huống khi ấy nên hiểu là khi hai bên tiếp cận chính diện với nhau, đối với quân Nam Việt, nếu quân Trung Quốc tiến gần vào nữa là sẽ bị rơi vào góc chết của chủ pháo ** hạm đội Nam Việt, sẽ bất lợi cho họ, nên họ phải nổ súng trước.


    Lời cuối: Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt! Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “Điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.



    Bài viết này dài, BL chỉ lược trích tiêu mục chính.
    DungTri86 thích bài này.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thêm những cuộc tập trận chung


    Truyền thông Ấn Độ ngày 10.12 đưa tin cuộc Đối thoại quốc phòng thường niên giữa nước này với Trung Quốc không mang lại kết quả đột phá nào.

    Vòng đối thoại diễn ra tại New Delhi ngày 9.12 trong lúc đang có một số nghi ngại giữa đôi bên. Theo Đài NDTV, đoàn Trung Quốc do Phó tổng tham mưu trưởng Mã Hiểu Thiên dẫn đầu còn phía chủ nhà do Thứ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma làm đại diện. Hai bên không đạt được chuyển biến đột phá nào trong vấn đề biên giới trên bộ nhưng đã đồng ý nối lại các cuộc tập trận chung, vốn gián đoạn từ 3 năm nay.

    Trong một diễn biến khác, Yonhap dẫn nguồn từ Hải quân Hàn Quốc cho hay nước này và Mỹ vừa đạt thỏa thuận tập trận tàu ngầm chung định kỳ 2 lần mỗi năm, kể từ năm sau. Kế hoạch này được cho là nhằm đối phó lại những động thái cứng rắn gần đây của CHDCND Triều Tiên.

    Ngô Minh Trí
    DungTri86 thích bài này.
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thôi phiền bác một mình trông nhà nhé. BL đi ngủ không mẹ buồn.
    See you soon!




    [};-[};-[};-[};-​
    DungTri86 thích bài này.
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ơ hay ! Cái cô Bằng Lăng này !
    Chào bác Tú ... chẳng chào anh đây ?
    Mới vắng người xưa vài hôm đã ...
    Có ngay người mới , thật là hay !

    X(X(X(X(X(X(X(
  10. bonbon123

    bonbon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Đã được thích:
    20
    Tôi có nghe kể hồi đó mấy chiến sĩ bộ binh nghe tin TQ đánh Nam VN chiếm Hoàn Sa của ta, có thắc mắc thì được chính trị viên giải thích là các đồng chí TQ giải phóng HS giúp mình!!! "Cám ơn" mấy đ/c TQ quá!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này