Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4183 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 18:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34651 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chào anh , anh mới ra tù ?
    Sao không lên núi mà tu cho rồi ?
    Bằng Lăng là bạn của tôi !
    Sao anh lại nói những lời khó nghe ?
    Chân ướt chân ráo mới về ...
    Đừng nên nói bậy , họ chê anh ... khùng !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @hoatimbanglang

    [​IMG]



    Hoa Tím Bằng Lăng ...em có hay ?
    Bao đêm thương nhớ nối bao ngày ...
    Tương tư mơ mộng Bằng Lăng Tím ...
    Hồn anh lơ lững chín tầng mây !
    Ngày bận trăm công ngàn việc lớn ...
    Đêm về tim lại ngất ngây say !
    Thân vẫn còn đây nơi trần thế ...
    Mà lòng theo gió mây ngàn bay !
    Hãy nói một lời cho anh biết :
    Tú Gân và anh , em chọn ai ?

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tháng thi đua cao điểm: Sát cánh cùng gia đình lính đảo


    14/12/2011 0:08
    [​IMG]

    Chương trình kết nghĩa giúp các chiến sĩ Trường Sa yên tâm làm nhiệm vụ - Ảnh: Lưu Quang Phổ Đồng hành và cùng san sẻ khó khăn với các chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi là chương trình kết nghĩa giữa Thành đoàn TP.Hà Nội với gia đình chiến sĩ Trường Sa trong Năm Thanh niên.
    Có “ông xã” đang công tác trên đảo Sinh Tồn, gia đình chị Vũ Thị Hương, nhà ở xã Cổ Bi, là địa chỉ đầu tiên se duyên kết nghĩa với Huyện đoàn Gia Lâm. Chị Hương cho biết từ ngày chồng chị nhận lệnh lên đường ra đảo đến nay đã 22 tháng rồi, vợ không thấy mặt chồng, con vắng bóng cha. Nhiều lúc nghĩ thương các con thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm chị cũng chạnh lòng, dù ngày nào cả nhà cũng í ới gọi nhau trên sóng điện thoại di động. Chị nói: “Ngoài ông bà hai bên nội ngoại, giờ có thêm các bạn trẻ, không riêng gì mẹ con tôi, “bố nó” ở ngoài đảo sẽ yên tâm hơn nhiều”.
    Nhờ chị Hương kết nối, chúng tôi gọi điện ra đảo Sinh Tồn và anh Đinh Văn Kết (là chồng của chị Hương - PV) kể rằng, lần nào có khách trên huyện đoàn xuống thăm gia đình, vợ đều gọi điện ra khoe. Mỗi cử chỉ của các bạn trẻ luôn là món quà tinh thần vô giá với gia đình người lính đảo. “Khi biết nơi quê nhà, vợ con mình luôn có nhiều người động viên, hỗ trợ thì ở ngoài này chúng tôi cũng vững tâm mà giữ chắc tay súng, hoàn thành nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc”, anh Kết chia sẻ qua điện thoại.
    Theo Phó bí thư Huyện đoàn Hoàng Anh Tú, sau gần 5 tháng triển khai, các hoạt động hướng về thân nhân người lính đảo luôn nhận được sự ủng hộ hào hứng của các bạn trẻ, đến nay đã quyên góp được gần 20 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này dùng để mua quà tết tặng các gia đình kết nghĩa.


    Theo nội dung đã ký hồi tháng 7.2011, Thành đoàn Hà Nội và Quân chủng Hải quân là đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với các tỉnh, thành Đoàn tổ chức kết nghĩa giữa các cơ sở Đoàn với gia đình thân nhân cán bộ, chiến sĩ ở 18 tỉnh khu vực phía Bắc giai đoạn 2011 - 2012 với sự tham gia của 107 chi đoàn, các trường đại học tại thủ đô.


    Còn tại nhà E5, P.Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân, Hà Nội, mẹ con chị Đường Thị Tình (chồng là thiếu tá Trương Phúc Hải công tác ở đảo Trường Sa Đông) cũng chuẩn bị đón cái tết thứ 2 thiếu vắng sự chăm sóc của người đàn ông trụ cột trong gia đình. Ông bà nội ngoại hai bên thì ở quá xa, không có người hỗ trợ, kết thúc giờ làm việc tại xưởng may, chị Tình lại tất tả về trường đón con trai út. Cha vắng nhà, cô con gái lớn Trương Thị Khánh Linh (học sinh lớp 6A) sớm biết tự lập, giúp mẹ làm việc vặt trong nhà. Nhớ lại hồi tháng 6 vừa qua, Linh bị sốt phải nằm viện cả tuần, chị Tình chạy ngược xuôi lo lắng.
    Thương chồng, chị chẳng dám hé răng nửa lời bởi biết anh không về được sẽ càng lo lắng thêm. Thông cảm với hoàn cảnh có chồng công tác ở ngoài đảo xa, những lúc ấy, xung quanh chị Tình luôn có nhiều người sẵn lòng hỗ trợ, chia sẻ chân thành. Nhưng theo chị Tình, khó khăn nhất vẫn là kèm cặp, dạy dỗ các con học bài. Gặp những bài tập khó, động viên mãi, con không giải được, chị Tình lại mang đi nhờ vả khắp nơi, nhiều khi phải gọi điện thoại ra Trường Sa nhờ chồng chỉ dẫn cho con. Thế nên chương trình kết nghĩa này sẽ làm tan đi những lo lắng của chị Tình, bởi giờ đây luôn có nhiều bạn trẻ sẵn sàng đồng hành đỡ đầu các con trong học tập.
    Trao đổi với chúng tôi, chị Bùi Kim Huệ - Phó trưởng ban Đô thị và Công tác an ninh quốc phòng Thành đoàn Hà Nội cho biết các đơn vị tham gia kết nghĩa tổ chức thăm hỏi định kỳ, nhanh chóng động viên các gia đình và giúp đỡ khi có người ốm đau, gặp hoạn nạn hoặc đỡ đầu dạy học cho con em các chiến sĩ…
    Bên cạnh đó, chương trình sẽ tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho những người lính sau khi xuất ngũ. Ngoài nội dung có tính định hướng, đơn vị nhận kết nghĩa còn phối hợp với Đoàn thanh niên tại các địa phương khảo sát, thăm hỏi nguyện vọng của người lính sau khi ra quân. Trong tháng 12, chương trình đã được phát động và nhân rộng ở 17 tỉnh còn lại của khu vực phía Bắc.

    Nhiều việc làm cho chủ quyền Tổ quốc
    Năm Thanh niên, tổ chức Đoàn các cấp đã tập trung giáo dục nâng cao nhận thức cho giới trẻ về chủ quyền quốc gia, nhất là thông tin và định hướng tư tưởng cho thanh niên trước những vấn đề phức tạp như tình hình an ninh trên biển, chủ quyền của nước ta trên vùng biển Đông và các hải đảo.
    Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” có bước phát triển mới, đã tập trung tuyên truyền ủng hộ nguồn lực, kinh phí, chăm lo đời sống, học tập cho con em chiến sĩ; hỗ trợ chiến sĩ và nhân dân Trường Sa. Bên cạnh đó, Đoàn đã tăng cường kết nghĩa với các đơn vị, địa phương nơi biên giới, hải đảo. Các báo chí trong hệ thống Đoàn đã có sáng kiến và trực tiếp tổ chức cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”. Tổ chức Đoàn các cấp tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động kết nghĩa với nội dung thiết thực giữa các địa phương vùng đồng bằng, vùng ít khó khăn với vùng núi, hải đảo, vùng khó khăn.
    Triển khai Đề án xây dựng các Đảo Thanh niên toàn quốc theo quy hoạch đã được phê duyệt, nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong việc thực hiện Chiến lược biển và chiến lược kinh tế đảo đến năm 2020, T.Ư Đoàn đã phối hợp với các Bộ và các địa phương hoàn thiện Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2020 gồm các đảo: đảo Trần - Quảng Ninh, hòn Chuối - Cà Mau, Thổ Chu - Kiên Giang; tiếp tục đầu tư xây dựng đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng và đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị. Đề án đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho ý kiến, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã tiếp thu hoàn thiện. Hiện nay, đề án đang được trình để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
    (Trích dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Đề án Năm Thanh niên của T.Ư Đoàn)
    Phan Hậu
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Tư, 14/12/2011, 15:37 (GMT+7)
    Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh bị bắn


    TTO - Hàn Quốc đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải tăng cường an ninh tại đại sứ quán nước này vào ngày 14-12 sau khi tòa đại sứ bị tấn công bằng đạn sắt vào chiều 13-12.
    >> Hàn Quốc sẽ mạnh tay với ngư dân Trung Quốc
    >> Cảnh sát biển Hàn Quốc bị đâm chết

    [​IMG]
    Người dân Hàn Quốc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Seoul ngày 14-12 - Ảnh: Reuters Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc giấu tên từ Seoul cho Reuters biết sự việc xảy ra khoảng 13g30 chiều 13-12 đã làm rạn kính cửa sổ của tòa đại sứ. “Đại sứ quán Hàn Quốc đã gửi thư đến chính quyền đề nghị được bảo vệ và xác định nguyên nhân vụ tấn công”, quan chức này nói.
    Bộ Ngoại giao Hàn Quốc không thể khẳng định loại vũ khí nào đã bắn đi viên đạn. Theo Yonhap, viên đạn có thể được bắn ra từ súng.
    Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh điều tra ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Không có trường hợp thương vong nào được báo cáo.
    Vụ tấn công diễn ra một ngày sau khi tàu cá Trung Quốc đâm chết một sĩ quan lực lượng bảo vệ bờ biển. Tai nạn này tạo lên làn sóng phẫn nộ khắp Hàn Quốc, khiến hơn 300 người đã tập trung biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Seoul ngày 13-12.
    Đại sứ quán Hàn Quốc từ chối trả lời khi Yonhap hỏi rằng liệu viên đạn ở đại sứ quán Hàn Quốc có thể là kết quả của sự trả đũa từ một công dân Trung Quốc, bị kích động vì những cuộc biểu tình tại Seoul, hay không.
    Trong hôm nay 14-12, AFP cho biết 20 nghị sĩ thuộc Đảng Đại dân tộc cầm quyền đã ký vào đơn kiến nghị đòi chính phủ Bắc Kinh phải xử lý nghiêm hành vi đánh bắt cá trái phép, đồng thời kêu gọi chính quyền Seoul xử phạt nặng nề hơn với những ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong lãnh hải nước mình. “Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra lời xin lỗi thích hợp và cam kết ngăn chặn những hành động như vậy”, nghị sĩ Chung Ok Nim dẫn đầu nhóm nghị sĩ này trả lời báo chí.
    Tại cảng Incheon hôm nay, hàng trăm sĩ quan đội phòng vệ bờ biển và thân nhân của sĩ quan Lee Cheong Ho đã tổ chức lễ tang cho anh. Ba người con nhỏ của sĩ quan Lee cầm di ảnh của cha và khóc nức nở. Trợ lý của tổng thống Lee Myung Bak đã đến dự lễ tang. “Chúng ta sẽ ban hành những biện pháp cần thiết để những bi kịch như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa” - người trợ lý đọc phát biểu chia buồn của tổng thống Lee. Người sĩ quan quá cố được chôn cất tại nghĩa trang quốc gia.
    Theo Thời Báo Hoàn Cầu, chính quyền Bắc Kinh đã bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc về cái chết của sĩ quan Hàn Quốc”. “Phía Trung Quốc sẽ hợp tác với Hàn Quốc để điều tra và giải quyết vụ việc hợp lý” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói.
    TẤN KHOA
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Ngoại trưởng Thạch trong con mắt Đại tá Sauvageot



    Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
    Bài đã được xuất bản.: 14/12/2011 05:00 GMT+7


    "Tôi hiểu chính trị nội bộ ở Mỹ, nên tôi đồng cảm với chính trị nội bộ ở Việt Nam. Chắc chắn, không chỉ người Mỹ bị ác cảm, mà cả những vị lãnh đạo Việt Nam đã dám đi tiên phong trong việc hợp tác với Mỹ trong vấn đề MIA. Phải nhìn xa trông rộng và có bản lĩnh, nhất là yêu nước thật sự, như ông Thạch, mới vượt qua được những rào cản như vậy" - Andre Sauvageot.
    >> Bốn đời tổng thống với bình thường hóa bang giao Việt - Mỹ
    >> Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước
    >> Việt Nam với nước lớn hay chuyện lòng tin và lợi ích
    - Phóng viên Huỳnh Phan: Những đề xuất của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đối với phía Mỹ, trong cuộc gặp với ông Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Richard Armitage, là gì?
    - Cựu Đại tá lục quân Andre Sauvageot: Chẳng hạn, ông Thạch nói rằng hai nước phải thúc đẩy hợp tác vì lợi ích của hai nước, trước việc một thế lực khác đang nổi lên, và ngày càng trở thành nguy cơ chung. Ông không nói rõ đó là thế lực nào, nhưng chúng tôi đều hiểu.
    Hay ông nói Mỹ không nên chủ quan, và nên đa dạng hoá quan hệ. Nhất là có thêm bạn bè thì tốt hơn là kẻ thù.
    Trong khi thảo luận với phía Mỹ, dù là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Armitage, Đại tướng Vessey, hay TNS Kerry, ông Thạch luôn thể hiện sự chủ động và tinh thần hợp tác.
    Tôi nghĩ đây là một nỗ lực và bản lĩnh lớn, một sự nhìn ra trông rộng. Ông Thạch mong muốn đa dạng hoá quan hệ để giữ vững độc lập, tự do thật sự cho Việt Nam. Nhất là vì bối cảnh chính trị nội bộ ở Việt Nam cũng không mấy thuận lợi cho sự hợp tác đó. Tôi rất nể ông Thạch.
    Tại sao ông biết rằng bối cảnh chính trị nội bộ của Việt Nam không thuận lợi cho vấn đề MIA?
    Tôi còn nhớ, khi tôi ở Nhà khách Quân Đội, một người phụ nữ khi nghe tôi nói chuyện tiếng Việt với ai đó, hỏi tôi và biết tôi là người Mỹ, đã hỏi: "Tôi không hiểu là tại sao chính phủ Việt Nam tốn biết bao nhân lực và công sức để tìm kiếm những người Mỹ bị mất tích trong cuộc chiến tranh do chính họ gây ra? Họ lấy lòng người Mỹ để làm gì?"
    Tôi hiểu chính trị nội bộ ở Mỹ như thế nào, nên tôi đồng cảm với vấn đề tương tự ở Việt Nam. Một người phụ nữ bình thường đã nói như vậy, thì những người có nhiều trải nghiệm trong cuộc chiến tranh, nhất là những người đã lãnh đạo cuộc chiến đó, chắc hẳn sẽ có cách nhìn như thế nào với người Mỹ. Chắc chắn họ không chỉ ác cảm với người Mỹ, mà cả với những vị lãnh đạo Việt Nam đã đi tiên phong trong việc hợp tác với Mỹ trong vấn đề MIA. Phải nhìn xa trông rộng và rất có bản lĩnh, như ông Thạch, mới vượt qua được những rào cản như vậy.
    Là người giỏi tiếng Việt, ông có dịp nói chuyện với ông Thạch bên lề các cuộc đàm phán không?
    Có chứ. Chủ yếu trong giờ giải lao. Có hai câu chuyện mà tôi vẫn nhớ mãi.
    Một lần, hồi còn ông Armitage, ông Thạch nói với tôi rằng, ông ý thức rõ ràng về những gì Mỹ đã gây ra cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Nhưng ông vẫn khẳng định rằng Mỹ đưa quân vào Việt Nam không phải theo cái mục đích mà người Pháp làm trước đó. Ông nói rằng Mỹ không muốn biến Việt Nam thành một thuộc địa, và không có ham muốn lãnh thổ. Mỹ xâm lược Việt Nam vì sợ sự bành trướng của Liên Xô và Trung Quốc xuống Đông Nam Á.
    Ông Thạch quá giỏi, quá sáng suốt, tôi thầm nghĩ.
    Lần thứ hai là vào tháng 8.1987, khi Đại tướng Vessey vào Việt Nam lần đầu, ông Thạch lại kéo riêng tôi ra nói chuyện, trong khi xơi nước.
    Ông nói: "Tôi có nghe những phát biểu, và đọc những báo cáo của anh ở bên Mỹ. Anh tin rằng chúng tôi sẽ rút khỏi Campuchia kịp trước năm 1990."
    (Ông nhận xét đúng, vì tôi đã phát biểu như vậy ở một số diễn đàn với quan chức chính quyền Mỹ.)
    Ông hỏi thêm: "Tại sao anh tin mà chính quyền Mỹ lại không tin?"
    Tôi nói: "Tôi tin vì tôi hiểu Việt Nam rõ hơn chính quyền Mỹ hiểu. Chính quyền Mỹ đã không hiểu Việt Nam trong thời gian chiến tranh, và bây giờ trong thời gian hậu chiến vẫn tiếp tục không hiểu. Tôi bảo quý vị tuyên bố điều đó cách đây 2 năm (1985) là rất khôn khéo. Từ đó, quân đội Việt Nam đánh Khmer Đỏ rất mạnh, vào tất cả mật khu kháng chiến của chúng. Và thời gian 5 năm là đủ để xây dựng chính quyền Hunsen đủ mạnh, và Việt Nam không còn bị sa lầy ở Campuchia nữa."
    Tôi lại hỏi: "Ai đúng? Tôi hay chính quyền Mỹ? Bởi họ bảo rằng Việt Nam chỉ xạo thôi, chắc vẫn chiếm đóng Campuchia."
    Ông Thạch nói: "Anh đúng một trăm phần trăm."

    [​IMG]

    Cựu Đại tá lục quân Andre Sauvageot (ngoài cùng bên phải)
    Ông có ngạc nhiên với câu trả lời của ông Thạch không?
    Tôi không ngạc nhiên, vì tôi tin vào suy luận của mình. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là câu nói thêm của ông.
    Ông nói: "Nhưng Trung Quốc không muốn chúng tôi rút khỏi Campuchia."
    Tôi hỏi lại luôn: "Thưa Ngài, tôi thấy rất ngỡ ngàng khi nghe câu đó. Bởi, nếu tôi nhớ không nhầm, cuộc tấn công năm 1979 là trả đũa Việt Nam đã lật đổ Khmer Đỏ. Tôi thấy có vẻ mâu thuẫn."
    Ông Thạch nói: "Không có gì mâu thuẫn cả. Họ muốn chúng tôi bị sa lầy vào Campuchia vô hạn định, bởi mục đích của họ là làm cho kinh tế của Việt Nam bị kiệt quệ. Họ có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đạt mục tiêu này, thông qua cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi không dại gì mà mắc mưu họ. Chắc chắn đến thời điểm 1990, họ phải tìm cớ khác để gây sự với chúng tôi, bởi, lúc đó, chúng tôi đã rút khỏi Campuchia rồi."
    Một tháng sau, tôi được mời tham dự một hội nghị của Heritage Foundation - một tổ chức thiên hữu - thảo luận về chính sách của Mỹ với Việt Nam. Hội nghị này được truyền hình trực tiếp đi toàn quốc.
    Đến phần giải đáp thắc mắc, có người hỏi tôi là liệu Việt Nam có rút quân khỏi Campuchia như đã tuyên bố không. Mặc dù không xin phép trước ông Thạch về chuyện đó, nhưng thấy có cơ hội thuận lợi để cải thiện quan hệ Mỹ - Việt, tôi đã dịch luôn sang tiếng Anh từng câu từng chữ những gì ông Thạch nói với tôi, thay cho câu trả lời.
    Tôi bảo với họ rằng cách đây một tháng, khi làm phiên dịch cho đoàn của Vessey, tôi có cơ hội gặp riêng Mr. Thạch, và ông nói như vậy.
    Năm sau, theo ông Vessey vào Hà Nội, tôi gặp lại ông Thạch. Tôi có xin lỗi ông vì đã không xin phép ông trước.
    Ông Thạch có bực mình không?
    Ông cười, và nói "không sao".
    Tôi tin rằng ông thấu hiểu người Trung Quốc. Và ông cũng hiểu rõ người Mỹ, nhất là biết làm cách nào thuyết phục người Mỹ tin vào quan điểm của Việt Nam.
    Trong buổi hội thảo kỷ niệm 10 năm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan có nói vui rằng "ông không hiểu tại sao những người, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, từng là khách của Khách sạn Hilton (Nhà tù Hoả lò) sau này lại yêu mến Việt Nam nhất. Và ông Vũ Khoan dẫn ra trường hợp TNS John McCain, và Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Pete Douglas Peterson, người cùng ngồi với ông trên bàn chủ toạ. Ông Vũ Khoan còn nói thêm rằng khi nào có điều kiện, ông phải tìm hiểu nguyên do.
    Cùng là cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, như Đại sứ Peterson, rồi sát cánh với ông Peterson trong tiến trình bình thường hoá bang giao và giao thương Mỹ - Việt, ông có thể lý giải điều đó hay không?
    Tôi xin kể với anh một câu chuyện, thay cho câu trả lời, bởi vì đây là một câu chuyện dài. Không khéo lại làm lạc đề câu chuyện của anh.
    Lần đầu tiên tôi gặp ông Peterson là vào năm 1991, khi tôi đang làm trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Bangkok, phụ trách Đông Dương Sự vụ, có ghi trong danh thiếp. Thực ra, "Đông dương Sự vụ" chỉ là nguỵ trang thôi, vì, thực sự, trong công việc của tôi không có gì liên quan đến Lào hay CPC cả.
    Lý do là vì Bộ Ngoại giao muốn giấu mọi người rằng họ quan tâm tới Việt Nam tới mức phải tuyển dụng một trợ lý đặc biệt về Việt Nam, để nghiên cứu về chính trị Việt Nam. Tôi đã nhận nhiều nhiệm vụ đặc biệt, kể cả đi theo các phái đoàn quốc hội Mỹ vào Hà Nội. Trong đó có đoàn của TNS John Kerry, Chủ tịch Tiểu ban đảm trách vấn đề POW/MIA, vào Hà Nội lần đầu vào năm 1991.
    Trong buổi tiếp phái đoàn quốc hội Mỹ, trong đó có Hạ Nghị sĩ bang Florida Peterson, của TBT Đỗ Mười, tôi ngồi bên cạnh người trưởng đoàn để phiên dịch, còn Hà Huy Thông (hiện là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội) dịch cho ông Đỗ Mười.
    Đỗ Mười nói với Peterson: "Tôi thấy ông đã là khách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cách đây một thời gian khá lâu."
    Peterson đáp lại: "Thưa phải."
    Đỗ Mười hỏi tiếp: "Trong thời gian ông bị giam giữ tại Hoà Lò, người ta đối xử với các ông như thế nào?"
    Peterson nói: "I have survived (Tôi vẫn còn sống sót)."
    Đỗ Mười cười: "Ông còn sống là rõ ràng. Vì sự có mặt của ông ở đây chứng tỏ điều đó. Câu hỏi của tôi là cách đối xử của chúng tôi với người Mỹ bị giam giữ như thế nào?"
    Nói rồi, Đỗ Mười, lúc đó mặc áo cộc tay, đã chỉ ngay những vết sẹo trên cánh tay khi bị tra tấn trong nhà tù Thực dân Pháp tại Hoả Lò.
    Rồi ông hỏi: "Thế ông, có vết sẹo nào không?"
    Ông Peterson nói có một vết sẹo sau lưng, do bị thương khi máy bay rơi và bị bắt.
    Đỗ Mười liền đòi xem, và Peterson, lúc đó mặc bộ vét và đeo cà vạt, đã ngạc nhiên hỏi lại, "Here, now (Tại đây, ngay bây giờ)?"
    Đỗ Mười nói: "Đúng, tại đây và ngay bây giờ."
    Thế là Peterson đành phải "vạch áo cho Đỗ Mười xem lưng".
    Thế rồi, khi quay trở lại ghế của mình, Đỗ Mười lại nói: "Tôi vẫn muốn hỏi lại ông câu hỏi đó."
    Peterson đáp lại: "Thưa Ngài, trong thời gian chiến tranh cả hai bên chúng ta gây ra nhiều điều cho nhau. Tôi muốn đề nghị với Ngài, hôm nay chúng ta không nói chuyện về quá khứ. Nguyện vọng của tôi là muốn hướng về phía trước, xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước."
    Nghe tới đó, Đỗ Mười đứng dậy, rảo bước tới chỗ Peterson, và bắt tay ông, trước khi nói: "Tôi hoàn toàn đồng ý với ông."
    Liệu HNS Peterson có phải là người đầu tiên đưa ra cái tứ "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai không", thưa ông?
    Thực ra, trong những cuộc gặp trước đó của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch với phía Mỹ, tôi đã thấy toát ra điều này. Nhưng có lẽ ông Peterson là người đầu tiên, chí ít là từ phía Mỹ, nói ra điều này, trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
    Sau cuộc gặp, tôi đã gặp riêng Peterson, và nói rằng tôi rất mừng là trong phái đoàn quốc hội Mỹ có một người có tư tưởng tiến bộ như ông. Tôi nói với ông rằng tôi với ông cùng là cựu chiến binh, ông là không quân, tôi lục quân. Ông khác tôi là đã từng là tù binh, chịu khổ sở ở Hoả Lò, còn tôi thì không.
    Tôi nói: "Tuy chúng ta cùng có quan điểm tiến bộ, nhưng tôi phục ông hơn. Bởi vì ông đã từng bị bắt, còn tôi chưa, và tôi không hiểu lập trường của tôi thế nào, nếu tôi cũng từng là tù binh."
    Bắt đầu từ đó tôi có một mối quan hệ cá nhân với ông Peterson. Chúng tôi vẫn trao đổi ý kiến và nhận xét liên quan đến quá trình bình thường hoá bang giao Mỹ - Việt.
    Lúc đó, cả tôi và ông Peterson không thể đoán nổi trong tương lai chúng tôi sẽ có quan hệ như thế nào. Bởi vì ông không hình dung là sẽ có một ngày ông sẽ là đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ bang giao và giao thương giữa hai nước.
    Và tôi cũng không hình dung được tôi sẽ là trưởng đại diện của General Electric, và hàng năm, kể từ năm 1997 đến 2002, luôn phải điều trần trước Quốc hội Mỹ để họ chấp thuận gia hạn thêm một năm việc miễn áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik.


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://nld.com.vn/20111214110941244p0c1006/thit-heo-phat-sang-trong-dem.htm

    Thịt heo phát sáng trong đêm

    Thứ Tư, 14/12/2011 12:29
    (NLĐO) – Một người đàn ông ở Bắc Kinh phát hoảng khi nhìn thấy miếng thịt heo mình mua “sáng chói” trong đêm. Vụ việc khiến người dân Trung Quốc chùn bước trước thực phẩm trong nước.

    Người đàn ông họ Lý kể: “Tối 7-12, tôi đem miếng thịt từ nhà bếp vào treo trong phòng ngủ để tránh mèo ăn mất. Đến rạng sáng hôm sau, chừng 5 giờ, tôi điếng người khi nhìn thấy ánh sáng lạ lùng trên tường. Sau khi lấy lại bình tĩnh, tôi liền bật đèn và nhận ra thứ ánh sáng xanh kia phát ra từ miếng thịt heo”.

    “Thường khi tôi vẫn bảo quản thịt trong tủ lạnh nhưng vì đang mùa đông nên tôi để bên ngoài. Đây là lần đầu tiên thấy hiện tượng kỳ lạ như vậy” - anh Lý nói tiếp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Miếng thịt heo phát sáng (Ảnh: SINA)

    Theo lời Lý, anh mua miếng thịt tại chợ thực phẩm Kiến Hân Uyển gần nhà hôm 4-12. Xem xét bên ngoài miếng thịt nặng gần 1 kg này không phát hiện dấu hiệu gì khác thường.

    Người bán miếng thịt trên cho anh Lý cũng vô cùng ngạc nhiên khi biết chuyện. Ông chủ hàng thịt họ Lưu khẳng định: “Thịt heo tôi bán đều mua từ lò giết mổ và có dấu kiểm định chất lượng. 10 năm bán thịt heo, chưa bao giờ tôi nghe tới chuyện thịt có thể phát quang”.

    Trong khi đó, một nhân viên phòng công thương địa phương xác nhận từng nghe đến chuyện người dân mua phải thịt phát sáng nhưng chưa tìm hiểu nguyên nhân.

    Đa số các chuyên gia thực phẩm đều cho rằng thịt heo phát quang có thể do thức ăn gia súc có chứa hàm lượng phốt pho vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cũng có thể do thịt bị nhiễm một loại vi khuẩn huỳnh quang trong quá trình giết mổ, chất chuyển hóa của vi khuẩn sẽ phát ra ánh sáng màu xanh. Tuy nhiên, nhiều người nghiêng về giả thiết hàm lượng phốt pho vượt chuẩn hơn.

    Sau khi thu thập thông tin, phóng viên tờ Tin tức Bắc Kinh lập luận rằng nguồn gốc sâu xa là từ phân bón chứa nhiều phốt pho. Chúng được đem bón cho cây trồng, sau đó heo lại được vỗ béo từ nguồn cây trồng trên.


    H.Bình (Theo SOHU, SD CHINA
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Hầu hết các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đều có diện tích chưa đầy 1 km2, luôn chịu tác động của gió biển, nhiều đảo lại nuôi heo, gà, bò. Nhưng một điều đặc biệt là đảo rất sạch.

    Ấn tượng nổi bật ở Trường Sa chính là màu xanh của cây cối, những con đường được trải bê tông không một cọng rác, không khí thì mát mẻ. Trên đảo không hề có ruồi, muỗi, chuột…
    Ở đảo Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây mặc dù số người sinh sống ở đây ngày càng đông, song nhờ ý thức gìn giữ vệ sinh, môi trường vẫn trong lành. Sau bữa tối, các gia
    đều có thói quen mang rác để vào đúng nơi đã quy định. Đảo đã triển khai xây dựng một khu xử lý rác thải rắn và một hệ thống xử lý chất thải do Hải quân xây dựng, với sự hỗ trợ của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.

    Ngoài ra, các công trình vệ sinh trên đảo cũng được xây dựng nhằm đảm môi trường của đảo không bị ô nhiễm. Theo ông Đinh Trọng Thắm, đảo trưởng, Chủ tịch xã đảo Sinh Tồn, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vẫn là hết sức quan trọng. “Chúng tôi thực hiện giáo dục chiến sĩ và nhân dân trên đảo hiểu được tầm quan trọng với môi trường. Hàng tuần và hàng tháng đều có lịch làm vệ sinh. Chúng tôi còn có hệ thống năng lượng sạch, quạt gió, rồi đến đèn chiếu sáng…

    Không riêng đảo Sinh Tồn, tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đều được khuyến khích trồng rau xanh, sử dụng năng lượng sạch, không tạo ra chất thải độc hại cho môi trường. Một điều trở thành quy định ở các đảo là những chiến sĩ khi ra công tác phải trồng ít nhất 2 cây xanh, đảm bảo sống và phát triển được.

    Ở các đảo chìm, việc giữ gìn môi trường biển cũng được các chiến sĩ quan tâm đặc biệt. Anh em theo dõi và nhắc nhở bà con ngư dân khai thác đánh bắt thủy sản bằng phương pháp thông thường, tuyệt đối không sử dụng những phương pháp hủy diệt nhằm bảo vệ các loài hải sản.

    “Hằng ngày chúng tôi đều cắt cử người thu gom và phân loại rác, loại nào đốt, loại nào để lại chờ tàu ra gửi về đất liền xử lý, đồng thời tổ chức vớt rác ngoài biển theo sóng dạt vào bãi san hô của đảo. Sóng to gió lớn vẫn cố gắng làm, vì để những loại rác khó phân hủy như nylon, chai lọ trôi nổi trên biển thì rất nguy hại cho môi trường. Túi nylon còn làm tắc nghẽn đường thoát nước, gây cản trở cho tàu thuyền đánh cá như kẹt chân vịt hoặc kẹt máy bơm nước”, ông Trương Văn Núi, đảo trưởng đảo Đá Lát nói.

    Nhà nhiếp ảnh Phương Thuận ra thăm đảo rồi ghi lại cảm xúc: Khi chưa đến Trường Sa, khái niệm trong tôi nơi đây nhiều lắm những cây bàng vuông, phong ba và bão táp. Nhưng từ khi đặt chân đến hòn đảo xanh này, tôi nhận ra rằng, Trường Sa là một làng đảo với những sắc hoa hương đồng cỏ nội thật gần gũi và thân quen. Nơi mỗi bước chân tôi qua đều có những sắc màu ấy, những bông hoa không rực rỡ, kiêu sa mà mộc mạc, bình dị, có sức sống mãnh liệt giữa nắng, gió Trường Sa. Con người nơi đây cũng vậy, là “hoa” của biển, “hoa” của đảo yêu thương. Tôi đã đến và đã đi, đã cảm nhận sâu sắc về người và cảnh nơi đây và nhận thấy nơi đây đúng là: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn…”
    Và đây, những những bông hoa bình dị, có sức sống mãnh liệt trên đảo Trường Sa Lớn, huyện Trường Sa mà Phương Thuận ghi lại được trong chuyến ra thăm đảo
    [​IMG]
    Hoa và quả bàng vuông
    [​IMG]
    Hoa phong ba
    [​IMG]
    Hoa bão táp
    [​IMG]
    Hoa Trinh Nữ
    [​IMG]
    Hoa muống biển
    [​IMG]
    Hoa sứ
    [​IMG]
    Hoa cải vàng
    [​IMG]
    Cột mốc chủ quyền Tổ quốc
    Quế Hương ( tổng hợp từ báo quốc nội)
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Ui, có lỗi với bác Thái quá. Hôm qua đã cố thức để đón bác ra tù, thế mà đến lúc đó mẹ BL vào, cuống lên quên tất cả.
    Đại xá, đại xá!


    Thui, nợ bác một lời chào :-h
    Đền tặng ba bông hoa [};-[};-[};-
    Nếu vẫn chưa vừa ý \:D/
    Tặng cả cây hoa hồng [rose]
    Bác ơi, có thích không???


    :-bd:-bd:-bd
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    ÔI! Bác Gân, Bác Cả; cả hai đều là Bác Cả [-X[-X[-X
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thanh bình, trong sáng như tấm lòng chiến sỹ đảo >:D:D:D<
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này