1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5477 người đang online, trong đó có 472 thành viên. 23:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34981 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Gửi bác TALATA!

    Rõ ràng Ta vẫn Là Ta!
    Mà sao ai vá lại là của Tây?
    Bác về xem lại việc này!
    Đừng hay nhầm lẫn có ngày cụt ....
    Không tin bác cứ thử xem........



    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đôi khi việc lớn thì lo ...
    Việc nhỏ quên mất , để cho mẹ buồn ...
    Lau chùi vũ khí luôn luôn ...
    Lâu lâu đem thử , nói suông làm gì ?
    Chú là chiến sĩ , nam nhi ...
    Súng chưa thử ? Lấy chuyện chi mà bàn ?
    Ngày thường to miệng lớn gan ...
    Đến khi súng nổ , nước tràn ra chân !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

    Giải lao một chút cho vui , các bạn thông củm ! >:)>:)>:)
    HTBL và các bạn khác muốn đối đáp , xin mời qua đây :

    http://f319.com/giaoluu/1484784
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://cafef.vn/20111130104553277CA52/gao-doc-o-trung-quoc.chn

    Gạo độc ở Trung Quốc


    - Thứ 4, 30/11/2011, 10:49

    Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Xu Limin đang đi mua gạo ở cửa hàng thực phẩm hữu cơ, cô không muốn mua phải gạo trồng ở miền nam Trung Quốc.
    "Tôi không quá kén chọn về từng loại thực phẩm, nhưng riêng gạo lại là thứ quan trọng nhất, tôi muốn mua loại gạo sạch nhất" - Xu nói. Cô năm nay 28 tuổi, đang là nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh. "Ai cũng biết rằng gạo ở miền nam bị nhiễm độc, nên tôi muốn mua gạo ở miền bắc, hoặc thậm chí là nhập khẩu" - Xu nói.
    Chỉ tính riêng trong phạm vi vấn đề an toàn thực phẩm, gạo bị nhiễm độc cũng có thể là vấn đề lớn nhất. Gạo là loại lương thực chủ lực, gắn liền với lịch sử, văn hóa và tất cả những gì thuộc về Trung Quốc.
    Mặc dù việc trồng lúa tại Trung Quốc đang giảm do đất nước trở nên giàu có hơn và đô thị hóa, Trung Quốc vẫn sản xuất gần 1/3 sản lượng gạo thế giới. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất.
    Do vậy, khi các báo cáo hồi đầu năm đề cập tới việc hơn 10% lượng gạo sản xuất trong nước và tổng số 12 triệu tấn thóc lúa có thể bị nhiễm kim loại nặng do đất ô nhiễm, người tiêu dùng hết sức lo ngại.
    Rất nhiều người như Xu nghe được tin đồn về các loại gạo bị nhiễm bệnh. Xu nói rằng cô không bị sốc khi đọc các báo cáo, nhưng các báo cáo này đã khẳng định các nghi ngờ của cô là đúng. Điều đó khiến cô tìm kiếm các loại gạo đắt hơn và đặc thù hơn.
    Cũng giống như các loại thực phẩm khác tại Trung Quốc, rất khó có thể nói cho đích xác nguồn gốc của thực phẩm và liệu chúng có bị nhiễm độc hay không.
    "Gạo ở miền bắc thường ngắn hơn, dày hạt hơn và chất hơn" - Xu chia sẻ kinh nghiệm chọn gạo.
    Báo cáo về gạo nhiễm độc đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong tháng Hai vừa qua, khi các phương tiện truyền thông của Trung Quốc nhấn mạnh vào các nghiên cứu khoa học cho thấy 10% gạo trong nước nhiễm chất catmi. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã bị lắng đọng trong các thửa ruộng màu mỡ ở miền nam đất nước và có nguồn gốc từ nước cống và rác thải công nghiệp.
    Các tạp chí điều tra của Trung Quốc nhấn mạnh vào các trường hợp điển hình tại các ngôi làng, nơi mà toàn bộ dân cư đều bị ảnh hưởng từ các loại cây trồng kém chất lượng. Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã mô tả kỹ lưỡng về một hiện tượng nhiễm độc chất catmi, gây nên bệnh đau xương và đau khớp trầm trọng. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương thận.
    Phản ứng dữ dội của công chúng về loại gạo độc này cũng nhanh chóng được dập tắt sau khi chính quyền hứa hẹn sẽ có các giải pháp bền vững để giải quyết vấn đề này.
    Năm 2008, các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh đã thực hiện một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về gạo. Tuy nhiên, họ đang từ chối nói thêm về vấn đề này, và nói rằng các thông tin đã được đưa công khai và không có gì để nói thêm.
    Các chuyên gia về an ninh thực phẩm cho biết gạo bị nhiễm độc mới chỉ là phần nổi của tảng băng và chỉ ra các vấn đề lớn hơn trong nguồn cung thực phẩm.
    Guo Hongwei - một nhà nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Phục Đán tại Thượng Hải - cho biết: gạo bị nhiễm độc là một đề tài hóc búa và khó giải quyết bởi mức độ ô nhiễm đang ở mức cao nhất tại các nguồn nước, trang trại và rất khó để có thể nói rằng những gì tác động lên hạt gạo có thể sẽ xảy ra với người tiêu dùng ở cuối chuỗi cung ứng.
    Fan Zhihong - một luật sư nổi tiếng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - bình luận: gạo nhiễm độc là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
    "Bạn không thể nói chỉ bằng cách nhìn và thậm chí bạn không thể nếm chúng" - Fan nói. "Đó còn tùy thuộc vào các cơ quan an toàn thực phẩm quan tâm tới việc này tới đâu. Nhưng những thành phần như catmi không thường xuyên được kiểm tra trong suốt quá trình giám sát, điều này khiến cho sự việc nguy hiểm hơn vì không có ai giám sát".
    Vai trò của gạo với tư cách là thực phẩm chính cho gần 2/3 dân số Trung Quốc đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không thể chuyển đổi dễ dàng sang một loại khác khi họ lo ngại về vấn đề này.
    "Gạo rất khó để thay thế" - Fan nói. "Bạn có thể chuyển đổi sang một loại hoa quả hoặc cá khác nếu như một loại nào đó bị cho là nhiễm độc. Nhưng bạn không thể nhịn ăn cơm được lâu".
    Fan nói rằng giải pháp nằm ở chỗ thông tin tốt hơn cho người dân và bảo vệ môi trường. Nếu người tiêu dùng hiểu rõ mối liên hệ giữa ô nhiễm và vấn đề thực phẩm, họ sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề môi trường.
    Theo Thu Lượng
    Vietnamnet

    Mười năm nữa , dân số TQ còn 800 tr thì nhân loại bớt lo lắng , thế giới sẽ hoà bình !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Cần phải ngăn chận đường lưỡi bò phi pháp của Trung quốc trên Wikipedia

    Trung quốc đang dùng bản đồ đường lưỡi bò để tuyên truyền rộng rãi cho thế giới biết về chủ quyền đầy phi pháp của Trung quốc trên biển Đông, nhằm mục đích hợp thức hóa chủ quyền đầy gian tham phi lý này!

    Chúng ta cần thay thế bản đồ đường lưỡi bò bằng bản đồ có vẽ EEZ 200 hải lý của các nước và đường lưỡi bò đầy gian tham của Trung quốc trong khu vực Biển Đông để mọi người trên thế giới nhận thấy sự phi lý & phi pháp của Trung quốc.

    Sau đây là những trang web trên Wikipedia.org có bản đồ hinh lưỡi bò phi pháp:

    1. http://en.wikipedia.org/wiki/South_China_Sea_Islands

    2. http://en.wikipedia.org/wiki/South_China_Sea

    3. http://en.wikipedia.org/wiki/Adminis...Nansha_Islands
    Trong trang web này, đường lưỡi bò phi lý nằm trong bản đồ "New Baselines and EEZ's of China".

    4. http://en.wikipedia.org/wiki/Macclesfield_Bank

    Xin các bạn giúp những điều sau đây để tôi thay thế bản đổ lưỡi bò của Trung quốc trên wikipedia

    1. Chỉ cách up load hình (image) lên 1 trang web up hình miển phí
    2. Chỉ cách up load hình (image) lên wikipedia.org

    Chúng ta cần tích cực phản đối bản đồ hình lưỡi bò của Trung quốc. Chính vì bản đồ đường lưỡi bò đầy gian tham này mà Trung quốc ngang nhiên tấn công ngư dân Việt & chống lại quyền khai thác dầu khí của Việt & Phi ngay trên lãnh hải EEZ của Việt Nam và Phil Luật Tân!
    HSO
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á




    [​IMG]
    Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng gió đánh giá rằng Việt Nam sở hữu tài nguyên gió dồi dào nhất khu vực
    Và tin rằng Việt Nam sẽ phát triển năng lượng gió thành công.

    Nhân các hoạt động trong chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch và tuần lễ môi trường hai nước, ông Sean Sutton, chủ tịch công ty Vestas châu Á Thái bình dương trả lời phỏng vấn VnExpress
    - Đan Mạch đã giúp Việt Nam phát triển điện gió như thế nào thưa ông?
    - Đan Mạch đang giúp Việt Nam triển khai về mặt công nghệ điện gió, như sáng nay, chúng ta đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận giữa công ty Vestas và công ty CS Wind của Việt Nam. Vestas sẽ giúp Việt Nam phát triển thị trường nội địa.
    Về phía chính phủ, chính phủ Đan Mạch đã giúp chính phủ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió. Chúng tôi quan tâm đến tính minh bạch, quan hệ đối tác lâu dài và tính chắc chắn.
    Tôi cũng xin nói thêm một thông tin khác, Đan Mạch đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác về Tăng tưởng xanh với Việt Nam. Đan Mạch là quốc gia dẫn đầu thế giới về giải pháp tăng trưởng xanh, đặc biệt là năng lượng gió, chúng tôi chắc chắn rằng giải pháp của Đan Mạch sẽ giúp Việt nam trở thành quốc gia về năng lượng gió.
    - Tại sao ông lại chọn Việt Nam để đầu tư về lĩnh vực này?- Chúng tôi đã có kinh nghiệm phát triển hơn 30 năm liên quan đến năng lượng này. Chúng tôi thấy rằng, để phát triển năng lượng gió hiệu quả nhất cần đảm bảo hai tiêu chí: tin cậy và dự đoán được. Chúng tôi cũng đã sản xuất 45 nghìn tua-bin ở 67 quốc gia trên khắp châu lục.
    Việt Nam là thị trường mới để phát triển năng lượng gió. Việt Nam cũng là ví dụ điển hình để phát triển nguồn năng lượng này. Đặc biệt, Việt Nam đang là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên gió dồi dào nhất Đông Nam Á, tập trung tiềm năng chủ yếu ở các tỉnh miền trung và miền nam.
    Bản thân chính phủ Việt Nam cũng có chính sách phát triển nguồn năng lượng này, đó là chính phủ đã phê duyệt chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020-tầm nhìn 2050 với mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Bản thảo Khung chính sách cho phát triển địên gió đã được hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt.
    Ngoài ra, chúng tôi có có niềm tin ở công ty Vestas.Vestas sẽ trở thành đối tác giúp nước các bạn xây dựng những trang trại gió ổn định, góp phần đáp ứng yêu cầu về năng lượng của đất nước và sự thịnh vượng của người dân. Gió là tất cả với chúng tôi.
    Việt Nam đang đối phó với thiếu điện do nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt dần. Trong khi nguồn năng lượng gió không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Do đó phát triển năng lượng gió đang là hướng đi đúng của Việt Nam.
    - So với nguồn năng lượng tái tạo khác như mặt trời, thủy điện, năng lượng gió có ưu điểm gì nổi trội?
    - Đó là khả năng thiết lập các nhà máy phong điện rất nhanh, chúng tôi có thể thiết lập các trang trại phong điện trong 16-18 tháng. Năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch, có thể dự đoán và nó là hướng đi chính trong tương lai.
    Phát triển năng lượng gió ở Việt Nam góp phần vào tăng trưởng kinh tế công nghiệp, tạo ra việc làm xanh trong nước. Do đó, các trang trại gió chất lượng cao và ổn định có thể và nên là bộ phận quan trọng trong tổ hợp phát điện ở Việt Nam
    - Ông thấy ở Việt Nam sẽ gặp trở ngại gì khi phát triển năng lượng gió?
    - Tôi nghĩ rằng, bước đi ban đầu của Việt Nam là tốt với mục tiêu vừa phải. Nhưng sẽ có một số khó khăn mà các bạn gặp phải, đó là có chính sách phát triển nhưng làm thế nào để đưa vào cuộc sống và vận dụng nó không dễ. Mặt khác, để có dự án phát triển năng lượng gió thành công cần hỗ trợ và nỗ lực của các bên tham gia, làm thế nào để dự án này mang doanh thu cao.
    Tiềm năng gió ở Việt Nam phân bố không đều, thời tiết thiên tai lớn ảnh hưởng tới nguồn năng lượng gió. Tiếp đó là công nghệ cho năng lượng tái tạo nói chung đòi hỏi hiện đại.
    Điểm lưu ý nữa, đó là giáo dục cộng đồng, để người dân hiểu được dự án điện gió không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của họ. Giáo dục cho người dân hiểu được thế nào alf tua-bin, vòng quay, tất cả yếu tố thiết lập phong điện để giới thiệu cho dân địa phương. Cuối cùng là sự tham gia của các bên gồm hai chuỗi là chuỗi cung và chính phủ, nếu hai chuỗi này có mối quan hệ tốt sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.
    - Đầu tư cho phong điện đắt hơn so với đầu tư cho các ngành tái tạo khác, điều này đưa đến những khó khăn gì với thị trường như Việt Nam?
    - Đầu tư phong điện ban đầu cũng đắt hơn so với ngành khác do đây là công nghệ mới. Nhưng theo tính toán của các nhà đầu tư năng lượng sạch trên thế giới, năng lượng gió trên bờ có chi phí thấp nhất, chứ không cao như mọi người nghĩ. Trong quá trình xây dựng, một số chi phí về bảo dưỡng có thể biến động theo thời gian, có thể thay thế phương án khác.
    Trong tương lai, nhiên liệu hóa thạch có mức biến động rất lớn, giá cả sẽ tăng cọt khi nguồn cung hạn chế, lúc này năng lượng gió không kém cạnh tranh so với năng lượng khác. Tại Việt Nam, chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nhà cung ứng trên toàn cầu, hỗ trợ tối đa cho Việt Nam.
    Việt Nam là nước đang phát triển nhưng vẫn có thể phát triển điện gió. Bời Việt Nam đang khởi sự với ý nghĩ "tích tiểu thành đại", các bạn làm từ bước nhỏ, từ dự án mang tính thử nghiệm xem xét khả năng tài chính, sau đó mới đi vào xây dựng, vận hành nhà máy. Tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam có thể phát triển năng lượng gió.
    Theo Hương Thu
    Vnexpress





    Việt Nam là quốc gia giàu gió !
    Nên sinh ra quân chém gió rất nhiều !
    Chuyện thật rõ ràng cũng hoá chuyện điêu ...
    Khi xào nấu bởi bàn tay ... chém gió !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))


  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tràn ngập hoa quả Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt




    [​IMG]
    Những quả cam, quýt… vàng ươm được giới thiệu là “đặc sản” Việt để thu hút người tiêu dùng, tuy nhiên, thực tế chúng đều là hàng Trung Quốc mang nhãn mác Việt Nam.
    “Nhái” hàng Việt mới được giá

    Dọc theo những “sọt”, quầy bán hoa quả tại các chợ hay vỉa hè, người tiêu dùng sẽ bị hấp dẫn bởi màu vàng óng, màu mỡ đẹp mắt của quýt hoặc cam. Khi được hỏi, một người bán hàng tại chợ Cổ Nhuế niềm nở: “Quýt này là hàng của Thái, còn cam là hàng Việt lấy từ Hà Giang”.


    Điều đáng chú ý là, sau khi giới thiệu hoa quả xuất xứ từ những nơi khác trừ Trung Quốc, khách hàng khó có thể mặc cả được và nhiều người tiêu dùng chấp nhận mua giá cao vì cho rằng hàng Việt thì an toàn hơn với hàng Trung Quốc.

    Một chủ bán hàng tại đường Trần Cung cho biết: “Quýt, cam bây giờ là 20.000 đồng/kg không thể giảm được, hàng này là chị bán đúng giá vì nhập vào đã đắt rồi”.

    Không chỉ riêng cam quýt, các loại hoa quả như xoài, táo… cũng được giới thiệu lấy từ Bắc Giang, Hà Giang… và chủ cửa hàng nào cũng phủ nhận không có hàng từ Trung Quốc.


    Tuy nhiên, theo quan sát của PV, tại các điểm bán hàng trong các chợ thường có các thùng xốp đựng hoa quả dùng để vận chuyển và ghi chữ Trung Quốc, in hình các loại hoa quả mà được giới thiệu là hàng Việt Nam.

    Thắc mắc về điều này, một chị bán hàng tại chợ Dịch Vọng đành “thật thà”, đây là hàng Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng bây giờ họ không chuộng các mặt hàng từ Trung Quốc nên mới phải nói là hàng Việt Nam, nếu không sẽ không bán được hàng và không được giá.



    [​IMG]
    Nhiều thùng xốp mác Trung Quốc được đặt ngay tại quầy bán hàng Việt.
    Lấy hàng rẻ, bán giá cao

    Đó là thực tế mà các chủ cửa hàng tại các chợ bán sang tay cho người tiêu dùng. Họ lấy hàng rẻ, nhưng vì “gắn” mác Việt Nam, người tiêu dùng đã phải mua hàng với giá cao hơn gấp hai, ba lần.


    Theo chỉ dẫn của một người bán hàng trong chợ Dịch Vọng, hiện các mặt hàng hoa quả bán tại các chợ Hà Nội chủ yếu lấy hàng tại chợ đầu mối Long Biên-nơi diễn ra việc trao đổi mua bán từ 10 giờ đêm đến sáng.


    Có mặt tại chợ Long Biên vào 9 giờ sáng, lúc này các xe chở hoa quả đã ngừng hoạt động, chỉ còn lác đác các cửa hàng bán hoa quả tại chợ. Sau một hồi làm quen, chị M, bán nước ngay cạnh cổng chợ Long Biên cho biết, cứ 10 giờ đêm trở đi thì chợ tấp nập các loại xe tải chở hoa quả, khách buôn đến từ khắp nơi đứng chen lấn, xô đẩy nhau lấy hàng. Những loại mặt hàng này chủ yếu là từ Trung Quốc, đựng trong các thùng xốp trắng nặng từ 8kg-10kg/thùng.

    [​IMG]
    Hoa quả Trung Quốc “nhái” Việt Nam được bày bán tràn lan trong các chợ.
    Chị L (quê Phú Thọ), bán hàng rong trong các con phố cổ vẫn còn bức xúc khi nhớ lại ngày đầu đi buôn: “Thời gian đầu chị không biết, chủ yếu nhập quýt, táo, cam để bán, bên ngoài vỏ rất đẹp nhưng đến khi bổ cho khách thì hầu hết bị hỏng bên trong. Hôm đó chị mất mấy trăm ngàn vì gánh hàng đó”.

    Chị cũng tiết lộ, những người bán hàng rong lâu năm có thể lãi đến chục triệu/tháng do lấy rẻ nhưng lại bán cao, và chủ yếu khi ai hỏi đều nói là hàng Việt Nam chứ không bao giờ nhận là hàng Trung Quốc vì người tiêu dùng họ rất “kén” hàng Trung Quốc.


    Theo Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng, thực tế hoa quả nội rất khó cạnh tranh được với hoa quả Trung Quốc do giá rẻ, phù hợp với tiêu dùng bình dân. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên Đán tới hàng hóa Trung Quốc sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn.


    Cũng theo Hiệp hội, mặc dù trước đó báo chí cũng đã đưa nhiều thông tin hoa quả Trung Quốc tẩm nhiều chất bảo quản nên vỏ đẹp mà ruột hỏng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có căn cứ chứng minh hoa quả Trung Quốc đang được nhập về có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không. Còn đối với việc “đội lốt” hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam của các chủ quầy hàng là vi phạm pháp luật, “đánh lừa” người tiêu dùng. Bản thân người tiêu dùng cũng nên tỉnh táo khi mua hàng để tránh tình trạng mua hàng nhái, giá cao, không đảm bảo chất lượng.

    Theo Tuệ Chi
    Lao động





    Tốt nhất là chỉ mua những thứ mà TQ không có !
    Ví dụ : Mít , chuối , na , vú sữa , xoài ...
  7. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói S300 để suy ra nhiều hệ thống vũ khí khác, trong đó có Bastion bác ạ. Trong tương lai gần nhất có thể kiểm nghiệm được ở Syria.
    Bastion thực tế vẫn chưa tham gia trận chiến thực sự nào. Mới chỉ ở mức tập trận thôi. Hy vọng tương lai nó nhấn chìm tàu sân bay Khựa.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đúng là chiến sĩ Biển Đông ...
    Ăn sóng nói gió , bão giông không bằng !
    Mạnh mồm mạnh miệng hung hăng ...
    Nữ nhi nào có nói năng kiểu này !
    Bằng Lăng chắc chắn là trai !
    Đùa vui tinh nghịch giả nai bao lần ...

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Nhà ta có bác Thái Dương
    Văn chương, thơ, phú nhất trên diễn đàn!
    Giả trai, giả gái là thường.
    Riêng bác, nhìn mãi, bác thường ... biết ngay!
    Bằng Lăng chắc chắn là trai?!!!
    Từ nay, thôi chắc By, By nhau rồi!
    Ngao ngán thay, chuyện ở đời ....



    [-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-(
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://cafef.vn/20111130115732134CA52/sat-nghiep-vi-xuat-ngoai-danh-ca.chnSạt nghiệp vì xuất ngoại đánh cá




    [​IMG]
    Tại một số tỉnh miền Trung, đặc biệt ở Quảng Ngãi đã có hàng trăm tàu cá đi khai thác hải sản tại ngư trường nước ngoài theo hợp đồng môi giới.
    Nhiều ngư dân đã tán gia bại sản vì giấc mơ xuất ngoại này.


    Không hiểu cũng ký
    Ông Lê Điều - chủ tàu cá QNg 96279 và Bùi Hoàng - chủ tàu cá QNg 96259 TS (huyện Lý Sơn), nạn nhân của vụ “xuất ngoại” cho biết: Đầu năm 2009, thấy một số tàu cá ở Lý Sơn ký hợp đồng đi khai thác hải sản tại ngư trường Indonesia trở về, thu nhập khá cao, nên cuối năm đó, hai ông đã ký hợp đồng đưa 2 tàu cá của mình cùng 20 ngư dân đi khai thác hải sản tại ngư trường Indonesia.
    Thời hạn của việc xuất ngoại là 1 năm, thông qua một người môi giới từ đất liền. Để có được những điều kiện vào ngư trường Indonesia, 2 chủ tàu cá đã chạy đôn chạy đáo vay mượn khắp nơi cho đủ số tiền 840 triệu đồng để nộp cho Công ty CP Đầu tư Đại Dương ở TP.HCM và Công ty PT Papua Fishery Development của một ông chủ người Việt có trụ sở tại Indonesia. Đổi lại, họ nhận được một đống giấy tờ toàn bằng tiếng nước ngoài mà không ai trong số họ hiểu nội dung là gì!Đầu năm 2011, các công ty môi giới nói trên thông báo đã hoàn tất mọi thủ tục xuất cảnh, và đề nghị ông Hoàng, ông Điều cho tàu cùng 20 lao động rời Việt Nam qua ngư trường Indonesia để hành nghề theo cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi đến Indonesia, vì thủ tục không hợp lệ nên các tàu cá cùng số lao động đi trên tàu bị cơ quan chức năng nước bạn tạm giữ để giải quyết.
    Tương tự như thế, ông Bùi Giống và ông Nguyễn Trường (cùng ở xã Hưng Hải, huyện Lý Sơn) cũng làm thủ tục để xuất ngoại đánh cá thông qua một trung tâm môi giới. Ông Giống cho biết: “Tôi làm thủ tục, rồi đóng 180 triệu đồng để được sang Malaysia đánh cá. Nhưng, vừa đến nơi đã bị chính quyền sở tại giữ cả thuyền trị giá gần 1 tỷ đồng, còn 11 lao động trên tàu cũng bị bắt giữ gần 6 tháng. Vay được tiền chuộc người, chuộc tàu thì gia đình tôi đã trắng tay. Giờ tôi chỉ biết theo bạn đánh cá thuê thôi”.
    Khốn đốn vì xuất ngoại
    Ông Lê Điều cho hay, trong thời gian bị tạm giữ tại Indonesia, ông đã nhiều lần liên hệ và đề nghị với đại diện công ty môi giới sớm có biện pháp giải quyết, nhưng đều bị từ chối. Họ đưa ra lý do 2 tàu cá trên vi phạm hợp đồng nên phải nộp phạt và họ yêu cầu mỗi tàu nếu muốn hoạt động thì phải nộp số tiền là 55.000USD để hoàn tất thủ tục nhập cảnh.
    [​IMG]
    Thuyền trưởng Bùi Triết - nạn nhân trong vụ đưa tàu đi khai thác hải sản tại Indonesia.

    Thấy yêu cầu vô lý nên 2 chủ tàu cá cùng các ngư dân đã kịch liệt phản đối việc làm mập mờ và vô trách nhiệm theo kiểu “đem con bỏ chợ” của công ty môi giới. Họ yêu cầu phải giải quyết để số ngư dân trên sớm ra khơi hành nghề theo thỏa thuận, nhưng không nhận được câu trả lời nào.
    Không thể chờ đợi lâu hơn nữa và biết có khả năng bị lừa, các ngư dân đã viết đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng của Việt Nam và Indonesia nhờ giải quyết để sớm được về nước. Sau nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng 2 nước, 2 tàu cá cùng 20 ngư dân đã được thả về nước.
    Ông Phan Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi: Ngư dân nên đăng ký với ngành chức năng
    Nhiều ngư dân, chủ tàu khi đưa phương tiện sang nước bạn đánh bắt, do hồ sơ không đúng, thiếu, bất hợp pháp... nên đã bị cơ quan thẩm quyền nước bạn bắt giam, phạt tiền. Để tránh thiệt hại không đáng có, trong thời gian tới, những ngư dân và chủ tàu nào có ý định sang nước bạn khai thác, cần đến UBND huyện hoặc các cấp ngành liên quan của tỉnh để được hướng dẫn. Sở NNPTNT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ ngư dân tìm hiểu quy trình xuất ngoại đánh bắt và làm các thủ tục liên quan.
    Công Xuân

    Theo ông Lê Điều, suốt thời gian gần 8 tháng bị tam giữ trên đất Indonesia, công ty môi giới đã bỏ mặc 20 ngư dân. Tổng số tiền mà hai tàu này tiêu tốn lên tới 2 tỷ đồng. Để trả nợ nần, mới đây ông Hoàng và ông Điều đã phải bán rẻ 2 tàu cá của mình.Ngư dân Nguyễn Trường - người lâm cảnh mất cả tàu đánh cá vì bị thu giữ cho biết: “Chúng tôi là ngư dân, nghe đâu có nguồn lợi là đi đánh bắt. Đi đánh bắt ở nước bạn thì nhiều nguồn lợi nhưng cũng quá nhiều rủi ro. Đáng lẽ, chính quyền địa phương, ngành chức năng phải có khuyến cáo hoặc làm giúp thủ tục ngư dân thì tình hình đâu đến nỗi tệ”.
    Trao đổi với phóng viên NTNN, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Hầu hết số tàu cá của địa phương hợp đồng đi khai thác hải sản tại ngư trường nước ngoài đều thông qua môi giới nên chính quyền không hay biết, đến khi đổ bể thì họ mới có đơn kêu cứu.
    Hiện nay để giải quyết vấn đề này, UBND huyện chỉ đạo cho các ngành chức năng hướng dẫn ngư dân hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để các cơ quan chức năng vào cuộc, bảo vệ quyền lợi cho ngư dân bị hại.
    Phải hiểu luật pháp của nước bạn
    Trao đổi với NTNN ngày 29.11 về tình trạng nhiều ngư dân xuất ngoại đánh cá bị lừa, ông Phạm Anh Tuấn (ảnh), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết: Hiện nay có 2 loại hình xuất ngoại đánh cá là đi bằng thuyền của mình và đi đánh bắt thuê cho thuyền nước ngoài. Phần lớn ngư dân xuất ngoại đánh cá là theo môi giới của các trung tâm.
    [​IMG]


    Ông có thể cho biết những lợi ích và khó khăn mà ngư dân gặp phải khi sang đánh bắt ở các ngư trường nước ngoài?
    - Thực tế các ngư trường nước ngoài có trữ lượng thuỷ sản còn rất dồi dào, giá trị cao nên lợi nhuận của các chủ tàu, ngư dân cũng khá. Tuy nhiên, ngư dân chúng ta trình độ ngoại ngữ và hiểu biết luật pháp nước bạn còn hạn chế. Đây là rào cản và cũng là nguyên nhân gây ra những sự cố đáng tiếc.
    Có một thực tế là không ít ngư dân đã trở về tay trắng, thậm chí còn bỏ mạng ở xứ người?
    - Đây là những hệ quả đau xót. Việc ngư dân đi ra nước ngoài theo các trung tâm môi giới không được đào tạo bài bản ở những cơ sở hiện có (của Tổng cục Thuỷ sản-PV) nên khó ứng phó với những tình huống bất thường xảy ra trong quá trình lao động trên biển; thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trung tâm môi giới đưa ngư dân vào những cơ sở đào tạo chưa được cấp phép nên chứng chỉ của họ cũng rất nhập nhằng, thiếu độ tin cậy.
    Theo ông, ngư dân cần phải làm gì để đối phó với sự cố khi khai thác các ngư trường nước ngoài?
    - Đối với các chủ tàu đi sang ngư trường nước ngoài khai thác cần phải hiểu luật pháp ở nước sở tại trong hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Khi khai thác nhất thiết phải được cấp giấy phép và đặc biệt chỉ khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó.

    Theo Hữu Thông - Văn Mịnh
    NTNN

    Ngoài Hải quân và cảnh sát biển thì ngư dân là lực lượng đông đảo hiện diện thường xuyên trên biển , góp phần tích cực bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước .
    Vì vậy những thông tin như thế này cần phổ biến đến ngư dân để bảo vệ an toàn người , tàu và vốn ...để họ yên tâm bám biển sản xuất .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này