Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2772 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34318 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ai đang cầm trịch ở ASEAN?

    Cập nhật lúc :6:44 AM, 30/11/2011
    Các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á đang nhìn về phía Bắc tới lục địa châu Á và về phía Đông xuyên Thái Bình Dương để thấy hai "tài sản lớn", khác biệt và bổ sung cho khu vực của họ: kinh tế khổng lồ Trung Quốc và sức mạnh quân sự vô địch của Mỹ.




    Mời xem đường linh http://baodatviet.vn/Home/thegioi/binhluantg/Ai-dang-cam-trich-o-ASEAN-ky-1/201111/180403.datviet
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Mới đây, ông Lý Thần Huy, Phó giáo sư ngành Khoa học vật liệu và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có bài viết "E rằng chúng ta ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc, tức Biển Đông -BDN)”. Dù mục đích bài viết của PGS Lý để thuyết phục người Trung Quốc thấy chính phủ của họ "không ươn hèn", tuy nhiên qua bài viết, cũng có thể thấy sự ngộ nhận của rất nhiều người Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, dẫn đến kích động tinh thần dân tộc cực đoan ở nước này.

    [​IMG]
    PGS Lý Thần Huy
    Mở đầu bài viết, PGS Lý tỏ ra lo ngại trước một bài báo có tên "Âm thanh vũ lực ở Nam Hải đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc", trong đó viết: "trong dân chúng Trung Quốc, bao gồm cả một số chuyên gia học giả, chủ trương dùng vũ lực trong vấn đề tranh chấp ở Nam Hải".

    Theo bài "Âm thanh vũ lực..." trên, phần lớn người Trung Quốc cho rằng họ "bị xúc phạm nặng nề" vì đương nhiên cho rằng "Nam Hải là của chúng ta". Cũng theo bài báo này, "Việt nam và Philippines dám tranh chấp với chúng ta là vì có sự hậu thuẫn từ phía Mỹ, do Mỹ xúi giục. Và Mỹ muốn ngăn chặn, muốn có kẻ địch luôn bên cạnh Trung Quốc".

    "Những nhận thức này đang rất phổ biến trong dân chúng Trung Quốc. Nhưng chính phủ Trung Quốc hoàn toàn im lặng, không có ý định dẹp yên dư luận này", PGS Lý viết.

    Sự im lặng trên, theo PGS Lý sẽ "có thể thổi bùng một cách sai lầm chủ nghĩa dân tộc, làm cho Trung Quốc trở thành một dân tộc hiếu chiến trên thế giới và làm mất đi giá trị của hình tượng Trung Quốc".

    "Họ cho rằng, Việt Nam, Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc là do Mỹ xúi giục, điều đó không tránh khỏi tức giận lây người Mỹ. Thế là trong cộng đồng quốc tế, kẻ thù của Trung Quốc ngày càng nhiều mà bạn bè càng ít", PGS Lý viết tiếp.


    Phản bác ngộ nhận của nhiều người Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, PGS Lý cho rằng: "Việt Nam và Philippines tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc hoàn toàn không phải do Mỹ cổ vũ, hỗ trợ. Ở đây, Mỹ không có liên quan gì. Việt Nam, Philippines không thể vì một nước xúi giục mà đi gây sự với một nước khác, điều đó không phù hợp với đạo lý và quy tắc quốc tế.

    Cách nghĩ này thật ngây thơ, thậm chí là ngớ ngẩn. Đối với một quốc gia, đem sự an toàn, yên ổn của mình trao vào tay người khác, hoàn toàn vô căn cứ. Huống chi Việt nam và Mỹ vẫn là hai đối thủ từng có mối thù không đội trời chung.

    Còn Philippines, mặc dù là đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng là một nước nhỏ bé ở xa Mỹ, gần Trung Quốc thì không dại gì đi gân hấn với Trung Quốc, “nước xa không cứu được lửa gần”, chỉ rước hoạ vào thân".

    Đặt câu hỏi: "Vậy rốt cuộc, vì cái gì để Việt Nam và Philippines gây tranh chấp với Trung Quốc trên Nam Hải? Có phải là Nam Hải thuộc Trung Quốc? và Nam Hải có nhiều tài nguyên nên các nước mới đến tranh chấp?" , PGS Lý viết: "nếu chúng ta cứ kiên quyết cho rằng khu vực này thuộc Trung Quốc, thì họ cũng khẳng định, khu vực này thuộc về họ. Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều tư liệu, chứng cứ chứng minh, khu vực này từ xưa dến nay là thuộc sở hữu của Trung Quốc thì họ cũng đưa ra được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Chúng ta cho rằng, lý do của chúng ta là đầy đủ, thì họ cũng làm được như vậy".

    "Chúng ta giận dữ cho rằng họ đến cướp đất của chúng ta, thực tế là, chúng ta cũng tự nhận thấy là một nước lớn, khi thấy khu vực này có nhiều tài nguyên thì đến chiếm giữ, người ta sẽ cho rằng, chúng ta ỷ thế là nước lớn, không phải họ uy hiếp chúng ta mà chúng ta uy hiếp họ. Trong bối cảnh như vậy, dù không có sự ủng hộ của Mỹ, dù họ là nước nhỏ, họ cũng không dễ dàng lùi bước".

    "Tôi nghĩ, dựa vào lý của mình sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Vì sẽ không ai thừa nhận khu vực đó là thuộc về đối phương".

    Từ phân tích trên, PGS Lý phát biểu: "Trong thời đại ngày nay, càng không thể nói đánh là có thể đánh người khác".

    PGS Lý cũng đề xuất: "Theo tôi, biện pháp tốt nhất là nhờ vào sự phân xử của cộng đồng quốc tế. Lấy cộng đồng quốc tế làm trọng tài. Chúng ta là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".


    BĐN ( theo báo quốc nội Đất Việt )
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thủ tướng Yingluck đi thăm Việt Nam


    30/11/2011 14:34
    [​IMG]

    Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - Ảnh: AFP (TNO) Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bình phục sau khi nghỉ dưỡng bệnh và tiếp tục thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam như kế hoạch, bắt đầu vào lúc 13 giờ trưa nay (30.11).
    >> Thủ tướng Thái nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
    Một ngày trước đó, tức hôm 29.11, bà Yingluck phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.
    Theo phát ngôn viên chính phủ, bà Thitima Chaisang, Thủ tướng Yingluck đã rời bệnh viện vào trưa nay và sẽ bay đến Hà Nội để gặp Thủ tướng ***************.
    Thủ tướng Yingluck chỉ đạo phó thủ tướng thường trực thay mặt bà chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho chuyến đi này vào sáng nay.
    Bà Thitima cho biết, đoàn tháp tùng Thủ tướng Yingluck bao gồm 20 người, trong đó có các bộ trưởng và quan chức của chính phủ.
    Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul trong một cuộc phỏng vấn với PV Thanh Niên cho biết, chuyến đi thăm Việt Nam của Thủ tướng Yingluck sẽ là cơ hội cho hai nước tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và năng lượng.
    Thủ tướng Thái Lan sẽ rời Việt Nam vào 23 giờ tối nay.
    Minh Quang
    (Văn phòng Bangkok)
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái-lan


    Cập nhật lúc 02:11, Thứ tư, 30/11/2011 (GMT+7)
    Nhận lời mời của Thủ tướng ***************, hôm nay, Thủ tướng Vương quốc Thái-lan Dinh-lắc Xin-na-vắt bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm của Thủ tướng Dinh-lắc Xin-na-vắt diễn ra theo thông lệ ASEAN sau khi mới lên nhậm chức, nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái-lan.


    Vương quốc Thái-lan nằm ở khu vực Ðông-Nam Á, với diện tích 513.120 km2, lớn thứ 50 thế giới, dân số 66,72 triệu người. Thái-lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống, hiện trở thành một nước công nghiệp mới với ngành công nghiệp và dịch vụ dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Bắt đầu từ năm 1960, Thái-lan thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ nhất và hiện đang thực hiện kế hoạch lần thứ mười. Những năm 70 của thế kỷ trước, Thái-lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", đưa ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EC trở thành thị trường xuất khẩu chính. Du lịch đóng vai trò tích cực, đem lại khoảng bốn tỷ bạt mỗi năm. Trong giai đoạn 1985-1996, kinh tế Thái-lan đạt tốc độ tăng trưởng cao, trung bình gần 9%/năm. Những năm sau đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á và thế giới cũng như tác động của khủng hoảng chính trị trong nước kéo dài đã làm cho nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Thái-lan sa sút, thậm chí có năm chỉ đạt âm 2,8%. Trong năm 2011, nền kinh tế Thái-lan bị thiệt hại khoảng 6,1 tỷ USD do mưa lũ kéo dài và dự báo mức tăng trưởng GDP giảm chỉ còn 2,1%, so với dự báo ban đầu 4%. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái-lan vẫn đạt những chỉ số tích cực, trong đó dự trữ ngoại tệ đạt 187 tỷ USD, nợ công ở mức thấp, chiếm 40,7% GDP.
    Chúng ta vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Vương quốc Thái-lan đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư... Hai nước đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (6-8-1976 - 6-8-2011). Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Tháng 2-2004, Chính phủ hai nước đã tiến hành họp Chính phủ chung lần thứ nhất tại TP Ðà Nẵng (Việt Nam) và tỉnh Na-khon Phan-nom (Thái-lan) do Thủ tướng hai nước dẫn đầu. Trong các cuộc tiếp xúc gần đây giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đã thỏa thuận thúc đẩy sớm tổ chức cuộc họp Chính phủ chung lần thứ hai; tổ chức cuộc họp Nhóm công tác chung về hợp tác chính trị, an ninh giữa Việt Nam và Thái-lan lần thứ tư và tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; thúc đẩy tổ chức Cuộc họp cấp Chính phủ ba bên Việt Nam - Lào - Thái-lan để thảo luận về vấn đề kết nối giao thông giữa ba nước. Quan hệ hợp tác về kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Thái-lan có những bước phát triển tích cực. Tính đến hết tháng 8-2011, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 5,46 tỷ USD, tăng 28% so cùng kỳ năm 2010. Dự kiến, kim ngạch thương mại song phương cả năm 2011 đạt hơn bảy tỷ USD. Hiện, Thái-lan có 257 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 5,73 tỷ USD, đứng thứ 10 trong danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thúc đẩy liên kết kinh tế, hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Ðông-Tây. Thái-lan coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác khu vực và diễn đàn quốc tế như ASEAN, ACMECS, EWEC, Hội nghị tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS)... Thái-lan đã ủng hộ Việt Nam đăng ký thành công Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới. Nhân dịp này, nhân dân Việt Nam bày tỏ cảm thông và chia sẻ với nhân dân Thái-lan về những thiệt hại to lớn do trận lũ lớn kéo dài ở Thái-lan gây ra trong thời gian qua. Ðồng thời, tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Thái-lan do Thủ tướng Dinh-lắc Xin-na-vắt đứng đầu, nhân dân Thái-lan sẽ sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục xây dựng đất nước phát triển.
    Chúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái-lan Dinh-lắc Xin-na-vắt thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thái-lan ngày càng phát triển, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

    NHÂN DÂN
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Giúp đỡ thiết thực ngư dân bám biển


    Cập nhật lúc 02:11, Thứ tư, 30/11/2011 (GMT+7)
    Nhiều năm qua, những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo thông qua nhiều chính sách xã hội của Ðảng và Nhà nước đã đạt kết quả to lớn, giúp người lao động và các đối tượng chính sách ổn định cuộc sống.
    Tuy nhiên, đối với gần bốn triệu lao động làm thủy sản, 1,3 triệu người lao động thu nhập chính từ khai thác hải sản và hơn 130 nghìn tàu cá thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hải đảo của nước ta, thì các chính sách chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu thực tiễn đặt ra. Ðể giúp ngư dân nghèo và các đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam, Tổng LÐLÐ Việt Nam kêu gọi: Toàn thể đoàn viên công đoàn và công nhân viên chức, lao động (CNVCLÐ) cả nước hãy nhắn tin ủng hộ Nghiệp đoàn nghề cá và ngư dân qua chương trình "Tấm lưới nghĩa tình". Số tiền này để mua ngư cụ, phương tiện đánh bắt và chia sẻ với những gia đình ngư dân gặp khó khăn, hoạn nạn. Mỗi người một tin nhắn, cả hệ thống công đoàn sẽ cùng ngư dân ra khơi... Chỉ sau hơn hai tháng triển khai, chương trình đã thu về gần 3,4 tỷ đồng ủng hộ đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá và ngư dân Việt Nam. Trong đó, hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ qua tin nhắn, hơn 1, 6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ trực tiếp về Quỹ Tấm lòng vàng, báo Lao Ðộng.
    Trong Chương trình giao lưu "Tấm lưới nghĩa tình - đồng hành cùng ngư dân ra khơi" do Quỹ Tấm lòng vàng, báo Lao Ðộng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC tổ chức vừa qua đã gây xúc động trong xã hội. Nhiều người chắc hẳn không quên "sói biển" Mai Phụng Lưu, một ngư dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi), từng năm lần bị tàu nước ngoài bắt giữ, tịch thu tài sản, cũng là năm lần anh tán gia, bại sản. Lần cuối cùng bị mất tàu, anh được một ngân hàng và một số tổ chức, cá nhân giúp đỡ, mua lại được tàu nhưng đến nay, anh vẫn còn nợ ngân hàng và bạn bè vài trăm triệu đồng. Tổng LÐLÐ Việt Nam đã quyết định trích 200 triệu đồng từ Quỹ "Tấm lưới nghĩa tình" ủng hộ Mai Phụng Lưu, giúp anh khắc phục khó khăn, tiếp tục bám biển. Trường hợp của Mai Phụng Lưu chỉ là một điển hình được nhận sự trợ giúp từ "Tấm lưới nghĩa tình". Và còn rất nhiều ngư dân khác sẽ có lại tấm lưới khi bị mất, có lại con tàu khi bị đắm, có lại các phương tiện thông tin liên lạc cần thiết... Ðó là tấm lòng cao đẹp của nhân dân cả nước hướng về ngư dân biển đảo với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
    Trước những rủi ro của nghề đi biển, các nghiệp đoàn nghề cá ra đời sẽ phát huy tối đa vai trò của mình trong việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước; giúp ngư dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống; bảo vệ quyền lợi của ngư dân khi xảy ra tranh chấp trên biển, khi gặp sự cố, rủi ro, tai nạn; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn chuyên môn cho các đoàn viên...
    Vai trò của ngư dân Việt Nam đang ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước. Mỗi ngày, có hơn 10 nghìn tàu cá mang cờ đỏ sao vàng ra khơi xa. Không chỉ trực tiếp khai thác, hoạt động của ngư dân còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác, như hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản. Sự có mặt của ngư dân đang góp phần quan trọng trong thực thi pháp luật và bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo. Trong thời gian tới, các nghiệp đoàn nghề cá sẽ tiếp tục được thành lập ở tất cả các tỉnh, thành phố có biển đảo trên cả nước, qua đó khẳng định vai trò của ngư dân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, trong lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

    ĐẶNG THANH HÀ



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Vì sao các cường quốc nhòm ngó Biển Bắc ?


    Cập nhật lúc 21:46, Thứ ba, 29/11/2011 (GMT+7)
    NDĐT - Sự nóng lên của trái đất, sự tan chảy nhanh của Bắc Cực trong tương lai gần, đã làm lộ rõ các yếu tố địa chính trị đó là: sự xuất hiện của các mỏ lớn về dầu và khí đốt; và một tuyến đường biển chiến lược mới, có khả năng làm thay đổi những đường vận chuyển năng lượng trên biển của thế giới và xuất hiện một số điều chỉnh trong chính sách an ninh quốc phòng của các nước khu vực và các cường quốc trên thế giới.
    Nguồn dầu mỏ và khí đốt mới
    Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Bắc Cực chiếm khoảng 10% dự trữ dầu thế giới và 25% trữ lượng chưa được khám phá, tương đương khoảng 90 tỷ thùng dầu, 1.699 nghìn tỷ feet khí đốt tự nhiên và khoảng 44 tỷ thùng khí tự nhiên dạng lỏng.
    Tại Biển Bắc, các khu vực dễ phát triển và khai thác năng lượng nhất ở khu vực này trong tương lai gần là Vịnh Yamal và thềm lục địa của Biển Barents và biển Kara. Ở trung tâm biển Barents tồn tại một mỏ khí đốt đã được kiểm chứng với trữ lượng khoảng 3,7 ngàn tỷ mét khối khí đốt và 31 triệu mét khối khí đốt hóa lỏng, đủ để cung cấp cho EU trong 7 năm. Nga hiện đã tiến hành chuẩn bị tuyên bố chủ quyền thềm lục địa 1,2 triệu km2 và khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở khu vực này.
    Theo số liệu của “Viện nghiên cứu các vấn đề dầu và khí”, Nga sẽ khai thác được khoảng 30 triệu tấn dầu và 130 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trên thềm lục địa Bắc Cực vào năm 2030. Hiện tại Bắc Cực được chi phối bởi 5 quốc gia có chung bờ biển đó là: Nga, Mỹ, Na Uy, Canada và Đan Mạch. Hội đồng Bắc Cực bao gồm 3 quốc gia đó là: Thụy Điển, Phần Lan và Iceland đã thảo luận các vấn đề liên quan tới lợi ích của 5 nước tại khu vực.
    Tháng 8-2011, Nga và Mỹ đã ký kết hợp đồng hợp tác khai thác dầu trị giá nhiều tỷ USD ở khu vực Biển Bắc thuộc chủ quyền của Nga do Nga chưa có đủ công nghệ khai thác dầu biển sâu. Tính đến tháng 10-2011 đã có gần 500 hợp đồng khoan thăm dò được cấp phép tại vùng biển Chukchi. Theo đó, Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell sẽ hoạt động tại vùng biển này vào đầu năm 2012. Tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil (Mỹ) và Tập đoàn Rosneft (Nga) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với vốn đầu tư ban đầu là 3,2 tỷ USD, theo đó Nga mở đường cho Exxon Mobil tiếp cận nguồn dầu khí của Nga tại Bắc cực và Mỹ mở đường cho Rosneft tiếp cận thăm dò, khai thác tại khu vực Biển Bắc của Mỹ.
    Sự xuất hiện của tuyến hàng hải mới
    Do khối lượng băng ở Bắc Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến, dẫn tới khả năng phát triển của một số tuyến đường biển mới đi qua Biển Bắc đến bờ biển phía Đông của Châu Á và bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ. Tuy vẫn còn một số khó khăn gồm như: Vẫn còn rất lạnh vào ban đêm và mùa Đông, nên vận chuyển dễ bị đe dọa bởi băng trôi; Cơ sở hạ tầng trong khu vực tương đối kém phát triển, nhất là tìm kiếm, cứu hộ.
    Tuy nhiên, tính khả thi của các tuyến đường này là khá rõ. Tháng 8-2010, lần đầu tiên Nga cho tàu SCF Baltica chở 114.564 tấn dầu, được hộ tống bởi hai tàu phá băng hạt nhân, đã thành công trong việc vận chuyển khí đốt hóa lỏng cho Trung Quốc và tiến sát bờ biển Bắc Cực. Tuyến đường này dài 4.000 km trước khi tới cảng Nga Pevek Chukotsky, để tiếp tục di chuyển tới Trung Quốc.
    Theo tính toán, tuyến đường này nhanh gấp 2 lần so với các tuyến đường đi từ kênh đào Suez và tiết kiệm được khoảng 15% chi phí. Khoảng cách từ cảng Murmansk của Nga đến Thượng Hải thông qua các tuyến đường Bắc Cực có chiều dài khoảng 10.600 km và khi đi qua kênh đào Suez là khoảng 17.700 km.
    Các dự đoán hiện nay cho rằng tuyến đường biển Đông Bắc địa cầu sẽ bắt đầu có thể qua lại được trong 5 đến 10 năm nữa, trong khi tuyến đường trực tiếp đến Bắc Cực có thể qua lại trong vòng 30 đến 40 năm tới. Các tuyến đường biển ở Bắc Cực sẽ có tác động làm giảm lưu lượng giao thông đường biển qua các khu vực chật chội như eo Malacca, đồng thời mở rộng khu vực có nhu cầu cần được bảo đảm an ninh hàng hải. Hiện có một số tuyến đường biển khả thi mới có thể được mở ở Biển Bắc, gồm: Tuyến ở phía Đông Bắc (hay còn gọi là đoạn phía Bắc), hoặc ở phía Tây Bắc đi qua Bắc Cực khi băng tan chảy.
    Với các tuyến đường này, tuyến đường vận chuyển giữa châu Á và bờ biển phía Đông của Mỹ sẽ rút ngắn khoảng 5.000 dặm. Tuyến đường biển Đông Bắc trên lục địa Á – Âu sẽ rút ngắn khoảng 40% so với tuyến đường hiện tại đi qua kênh đào Suez hoặc Panama. Đoạn phía Đông Bắc dự kiến ​​sẽ là mở cửa vào mùa hè. Nếu băng tan nhanh thì khả năng các tuyến đường trực tiếp thông qua Bắc Cực có thể là tuyến đường được ưa thích, và khi đó, có thể sẽ có nhiều tàu hoạt động tại những vùng biển này trong tương lai. Nga hiện đang có ý định thực hiện thêm thử nghiệm vận chuyển dầu thô dọc theo tuyến đường này.
    Hiện nay, Bắc Cực được chi phối bởi năm quốc gia là: Nga, Mỹ, Na Uy, Canada và Đan Mạch. Một Hội đồng Bắc Cực cũng đã được thành lập, với chức năng thảo luận các vấn đề liên quan tới lợi ích của 5 nước. Các nước ngoài khu vực như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng đang quan tâm đến khu vực này và coi đây là “di sản chung của nhân loại”.
    Như vậy, sự tan chảy nhanh của Bắc Cực trong tương lai gần kéo theo các yếu tố địa chính trị, sự xuất hiện của dầu mỏ, khí đốt mới có trữ lượng lớn và một tuyến đường biển chiến lược mới giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển. Đây là các yếu tố đang tác động mạnh trong việc làm thay đổi bức tranh nguồn cung năng lượng, môi trường an ninh toàn cầu, thương mại hàng hải, và chiến lược an ninh của các nước lớn.
    Vì thế, các cường quốc trên thế giới, nhất là các quốc gia ven Biển Bắc, và cả một số cường quốc châu Á đang ngày càng quan tâm đến các vấn đề lợi ích và sự điều chỉnh chiến lược ở Biển Bắc. Đáng chú ý có việc tăng cường khả năng quân sự tại khu vực, trong đó nổi lên vai trò của Nga, Mỹ và Canada. Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang rất quan tâm và muốn tham gia phân chia lợi ích kinh tế - năng lượng tại khu vực này.

    NGUYỄN NHÂM
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    Thứ Tư, 30/11/2011, 07:37 Chiều
    Cha say rượu bắt con gái khoả thân kéo xe rác



    Ông già nghèo sau khi uống rượu say mèm đã bắt cô con gái khoả thân quỳ xuống kéo xe rác trong thời tiết giá lạnh.
    Trên con phố vắng người lại qua, giữa tiết trời giá lạnh, người ta thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới tay cầm một chiếc gậy, không ngừng quật vào người một cô gái khoả thân đang quỳ ra đất lết từng bước để kéo chiếc xe rác buộc chặt phía sau.


    [​IMG]
    Cô gái khóc nức nở không thành tiếng. Người đàn ông này có vẻ như đang say rượu, đi đứng ngả nghiêng và không ngừng la hét chửi rủa cô gái. Dưới chân ông ta còn vương vãi rất nhiều vỏ chai rượu.
    Câu chuyện gây sốc này xảy ra tại Trung Quốc. Cô gái bị hành hạ chính là con đẻ của ông lão. Gia cảnh của hai cha con khá nghèo khó, phải dựa vào nghề thu gom phế thải để mưu sinh.
    Cô gái sau khi phát hiện có người chụp ảnh đã cầu xin người cha tha tội. Ngay lập tức phóng viên đã gọi điện cho cảnh sát. Thấy vậy, cô gái vội vàng vùng dậy mặc quần áo và bỏ đi, còn người cha vẫn đứng đó không ngớt lời chửi mắng.
    Theo Bưu điện Việt Nam


    Tàu !
    Chinoiserie !


    :-":-":-":-":-":-":-"
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://danang.megafun.vn/tin-tuc/quoc-te/201111/Be-gai-3-tuoi-bi-bo-tam-xang-thieu-song-174262/
    Trung Quốc: Bé gái 3 tuổi bị bố tẩm xăng thiêu sống

    Xuất bản: 17:07, Thứ Tư, 30/11/2011, [GMT+7]


    Không đồng ý ly hôn, người chồng Cao Xiaoming, sống tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã đổ xăng vào người con gái nhỏ 3 tuổi ngay tại nhà bố vợ.

    Chị
    Xiao Juan, vợ của anh Cao cho biết, chồng chị không những là người nóng tính và thường đánh đập vợ con mà còn ham mê cờ bạc. Nhưng chị chẳng bao giờ tưởng tượng rằng chồng mình có thể sẽ làm điều gì đó với bé Niu Niu, con gái của họ. Hiện tại, toàn bộ khuôn mặt của bé Niu Niu đã bị biến dạng và hai bàn tay của cháu cử động rất khó khăn. Cô bé Niu Niu hầu như không thể ăn được gì trong những ngày ở bệnh viện, ngoài một mẩu bánh mỳ và ít chuối.
    [​IMG]
    Ảnh chụp hôm 23/11 khi bé gái Niu Niu đang được chăm sóc trong bệnh viện và chỉ ăn được chút bánh mỳ và chuối. Theo Zhang Chengfeng, bác sĩ điều trị cho Niu Niu, hiện 14% diện tích cơ thể bệnh nhi bị bỏng, trong đó 2,5% diện tích bị bỏng cấp độ 3, phần còn lại bị bỏng cấp độ 2. Mặt bé gái về cơ bản đã bị biến dạng, chức năng hoạt động của hai tay đã bị ảnh hưởng, và nếu sau này cô bé có được phẫu thuật thẩm mỹ thì diện mạo cũng chỉ khá hơn bây giờ một chút. Trong phòng bệnh, một tờ thiệp chúc mừng sinh nhật được đặt cạnh gối cô bé. “Hôm nay là sinh nhật lần thứ 3 của con. Dì và bác đã mua cho con một chiếc bánh sinh nhật và quần áo mới. Chẳng ai có thể hình dung được con phải đón sinh nhật trong bệnh viện” – chị Xiao Juan nói mà không cầm được nước mắt.


    [​IMG]
    Cô bé tội nghiệp phải đón sinh nhật lần thứ 3 của mình trong bệnh viện. Sự việc đau lòng trên xảy ra vào hôm 19/11 và là kết cục buồn của mâu thuẫn gia đình. Mẹ của đứa trẻ tội nghiệp kể lại, trước khi vụ việc xảy ra, chồng cũ của chị đã gửi một đoạn tin nhắn có nội dung: “Anh muốn chết, và anh muốn mang con theo”.

    Cao Xiaoming đã lôi xềnh xệch con gái tới nhà bố vợ là ông
    Yang. Theo lời kể của ông Yang, Cao Xiaoming lúc đó đã đổ 2 chai xăng mà con rể ông đã chuẩn bị từ trước và đổ lên người đứa trẻ từ đầu đến chân. Mặc cho con gào khóc, Cao Xiaoming kéo con mình ra ngoài và bắt con quỳ ngay trước cửa rồi châm chửa đốt.


    [​IMG]
    Quần áo của Niu Niu bị cháy thành than vẫn còn vương vãi tại hiện trường. Hàng xóm quanh đó đã chạy tới và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng liền nhanh chóng chạy vào dập lửa. Theo bác của Niu Niu, Yang Xiaodong - người chứng kiến toàn bộ sự việc, Cao Xiaoming lúc đó không bị thương ngoài việc chiếc áo ngoài bị bắt lửa. Sau khi thấy ngọn lửa lớn trên người con đã được dập, Cao Xiaoming chạy ra khỏi đám đông thì bắt gặp dì cháu đang bế cháu tới một phòng khám địa phương và cố gắng lôi đứa trẻ khỏi tay dì của cháu. Đám đông đã khống chế Cao và báo ngay cho cảnh sát.


    [​IMG]
    Ông của cô bé Niu Niu trong ngôi nhà trống trải. Khi biết được nguyên nhân chồng thiêu sống con gái, chị Xiao Juan nói: “Bình thường, khi tôi không làm theo ý của anh ta tôi sẽ bị đánh. Khi anh ta nổi giận, anh ta có thể vớ lấy bất cứ đồ vật gì và đánh tôi. Anh ta từng dùng ghế và gậy hành hung tôi. Khi anh ta hết tiền, anh ta sẽ bảo tôi, và nếu tôi không đưa tiền cho anh ta, tôi sẽ bị đánh. Khi con gái được 100 ngày tuổi, gia đình tôi đã mừng cho con chút tiền lấy may nhưng anh ta đã ăn trộm tiền của con để đi đánh bạc. Tiền tôi kiếm được phải đưa hết cho anh ta, thậm chí nhiều khi anh ta còn không quan tâm tại sao hai mẹ con tôi không có gì để ăn”. Ông của Niu Niu có lần nhận được cuộc gọi từ con rể cảnh cáo “muốn sát hại cả gia đình ông và phóng hỏa đốt nhà ông”.

    [​IMG]
    Chị Xiao nhìn mặt con mà không cầm được nước mắt. Xiao Juan nói rằng chị không thể sống với chồng lâu hơn được nữa và chấp nhận ly hôn nhưng Cao Xiaoming không đồng ý, vì vậy chị muốn kiện để được ly hôn, nhưng chẳng bao giờ hình dung anh ta lại làm cái việc thất đức ấy chỉ vì không muốn kết thúc cuộc hôn nhân với chị.


    [​IMG]
    Bé Niu khóc vì đau đớn, trong khi bà bé đang giúp bé ngồi dậy. Tiền viện phí ngày một nhiều, trong khi chị Xiao Juan và bố mẹ đẻ của mình đang dần cảm thấy không có khả năng chi trả. “Ngay tời điểm hiện tại, chúng tôi đang nợ tiền viện phí và nếu chúng tôi không trả, tôi sợ ngày mai cháu sẽ không được điều trị” - chị Xiao Juan nói mà cố kìm không cho nước mắt chảy ra.
    Theo Minh Khuê
    Đất Việt

    Chinoiserie !

    Chuyện bình thường ở Tàu !


    :-":-":-":-":-":-":-"
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    [​IMG]
    Những món hàng giả ‘không thể tin’ tại Trung Quốc

    Xuất bản: 09:17, Thứ Hai, 07/11/2011, [GMT+7]
    . Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻ In bài viết này

    .
    Công nghệ làm giả, làm nhái đang trở thành vấn nạn kinh hoàng, phá nát lòng tin của người dân Trung Quốc. Có những đồ vật, thực phẩm tưởng chừng không thể dùng tiểu xảo để chế biến, chế tạo, nhưng vẫn bị những tên thiếu lương tâm giở chiêu “treo đầu dê, bán thịt chó” để móc hầu bao thiên hạ.

    Sau đây là những vụ việc bê bối đã và vừa bị phanh phui, khiến dư luận
    Trung Quốc vô cùng phẫn nộ.

    Dầu ăn làm từ nước cống và rác thải


    Hàng loạt cơ sở sản xuất dầu ăn trái phép tại Trung Quốc đã ngang nhiên vớt dầu cặn từ cống rãnh và thức ăn thừa trong rác thải từ các nhà hàng, mang về lọc lấy dầu thành phẩm và phù phép thành những chai dầu ăn “mới keng” để tung ra thị trường.



    [​IMG]
    Một nhân công của xưởng đang móc dầu cặn từ cống rãnh để chế biến. Sự việc bị phát giác khi một cư dân mạng cho đăng tải loạt ảnh hãi hùng chụp được cảnh sản xuất dầu ăn từ nước cống và rác thải ở quê mình. Theo người này, nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối, ươn rữa cũng được thu gom về xưởng để chế biến. Khu sản xuất vô cùng cóc cáy, bẩn thỉu. Nhưng để loại thực phẩm này có mặt trên thị trường, người sản xuất đã không quên đút lót nhà hàng và có quan hệ ngầm để qua được những cửa ải kiểm dịch nghiêm ngặt.

    Bột khoai lang làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa


    Giới chức ở miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ đột kích vào một trang trại lợn cũ và thu giữ hàng loạt kg bột khoai lang giả làm từ ngô, mực viết và dầu hỏa.



    [​IMG]
    Bột khoai lang, nguyên liệu chế biến các món ăn khoái khẩu của người dân Trung Quốc cũng bị làm giả từ ngô, mực viết và dầu hỏa. (Ảnh minh họa). Theo tờ Tân Hoa Xã, xưởng chế biến này nằm ở thành phố Zhoushan, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mỗi ngày, xưởng cho ra lò một tấn bột khoai giả. Và công việc làm ăn gian dối được khởi đầu từ tháng 2 tới nay. Ít ai ngờ, loại bột trá hình được gắn mác cẩn thận với những lời quảng cáo mật ngọt: “Bột khoai lang nguyên chất thơm ngon” này lại là đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn của tỉnh Hồ Nam lân cận.

    Bột khoai là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để làm mỳ hoặc làm mềm thịt trong các món ăn tại Trung Quốc. Vụ bê bối này một lần nữa khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về tính chất an toàn của thực phẩm có xuất xứ trong nước.


    “Rúng động” vì bê bối gạo nhựa


    Tờ
    Weekly HongKong mới đây tiết lộ, gạo giả làm từ hỗn hợp tạp phế lù, gồm: bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đang được bày bán tràn lan tại thành phố Thái Nguyên, trung tâm hành chính của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
    [​IMG]
    Gạo làm từ hỗn hợp bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp bị phát hiện tại Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh minh họa). Một chuyên gia thực phẩm Hong Kong cho biết: “Những nhà sản xuất bất lương đã nhào nặn bột khoai tây, khoai lang thành hình hạt gạo rồi cho thêm nhựa tổng hợp resin vào để phù phép thành sản phẩm y thật. Nhưng khi nấu thành cơm, hạt gạo giả sẽ cứng ngắc và khô đét tới mức đáng ngờ”.

    Một quan chức của Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo, ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Trong đó, nhựa tổng hợp resin rất độc hại với cơ thể.

    Ngoài vụ việc bê bối này, trước đó, đài truyền hình Trung Quốc cũng đưa tin, một công ty tại
    Tây An, Thiểm Tây đã cho ra lò hàng nhái của gạo Vũ Xương nức tiếng nhiều vùng bằng cách cho thêm gia vị vào gạo thường và dễ dàng qua mắt thiên hạ.

    Đô la làm bằng vải vụn


    Truyền thống làm hàng nhái, hàng giả không phải mới bùng phát vài năm trở lại đây tại Trung Quốc. Thực chất, vào năm 1890, một tên tội phạm tinh quái người Trung Quốc đã lòe bịp người bán hàng bằng tờ đô la giả mạo làm bằng vải vụn. Chỉ với vài nét vẽ nguệch ngoạc bằng mực tàu, tên này đã biến mảnh vải cũ kỹ thành tờ tiền trị giá 250 USD.

    [​IMG]
    Chỉ với vài nét vẽ nguệch ngoạc, một tên tội phạm tinh quái tại Trung Quốc đã biến mảnh vải vụn thành tờ tiền trị giá 250 USD. (Ảnh minh họa). Lý do thật đơn giản và dễ hiểu. Thời điểm bấy giờ, người dân Trung Quốc vẫn chưa có nhiều cơ hội giao thương, buôn bán với nước ngoài, thậm chí chưa được mục sở thị hay trực tiếp sờ tay vào một đồng tiền Mỹ.

    Vụ việc đã từng trở thành câu chuyện hài hước, khiến giới truyền thông Trung Quốc thời bấy giờ tốn nhiều giấy mực.


    Tai lợn giả nghi làm từ nhựa


    Vụ việc hy hữu này vừa xảy ra tại thành phố
    Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Hoàng, một người tiêu dùng không may mua phải loại tai lợn giả mạo này đã phát hoảng khi phát hiện mùi vị của thực phẩm mua về rất nhạt nhẽo, vị lạ, mất mùi đặc trưng của thịt lợn.


    [​IMG]
    Tai lợn giả làm bằng nhựa tại Hồ Nam, Trung Quốc. Xuất xứ của 1kg tai lợn giả này là tại khu chợ thuộc quận Vũ Hồ, Tương Đàm. Sau khi đem số thực phẩm này tới trung tâm kiểm định chất lượng thực phẩm tại Tương Đàm kiểm tra, ông Hoàng càng “sởn gai ốc”. Các nhân viên của trung tâm khẳng định, phần bì bên ngoài tai dễ bong tróc, cắt dọc tai lợn phát hiện thấy sợi cấu trúc rất khác so với tai lợn thường. Trong đó không thấy có các hạt chất béo, không có mạch máu. Đem một miếng nhỏ đốt thử thì miếng tai lợn bỗng tan chảy và bốc mùi khét lẹt như mùi kiềm.

    Ngay lập tức, các cửa hàng kinh doanh loại thực phẩm giả mạo này tại các khu chợ địa phương bị kiểm tra đột xuất. Ngày 1/11, lượng lớn tai lợn giả bị cơ quan chức năng thu giữ để tiến hành giám định chất lượng.


    Trứng vịt cao su tái xuất


    Hết gạo nhựa, bột khoai giả, tai lợn nhựa, mới đây, bà
    Lưu, một người dân tại quận Nam Dương, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc lại dính “phốt” hàng nhái khi tậu về những quả trứng vịt cao su.


    [​IMG]
    Trứng vịt cao su bị phát hiện tại tỉnh Hắc Long Giang. Bà Lưu hãi hùng kể lại, những quả trứng này có hình dáng giống hệt loại trứng bình thường. Nhưng khi luộc chín, lòng trắng trứng bỗng biến thành sắc vàng quái lạ với mùi hóa chất nồng nặc. Khi đem trứng rán lên thì chúng lại có độ đàn hồi, cháy khét như mùi cao su.

    Quả đáng tội, bà Lưu đã trót mua tới 20 quả trứng vịt loại này từ một đôi vợ chồng đẩy xe ba bánh bán rong ngoài chợ với mức giá 1 NDT/quả (tương đương 3.286 đồng) vào ngày 19/10 vừa qua.


    Khi sự việc được tiết lộ, hầu hết số trứng đã bị hỏng do biến dạng và có mùi hóa chất hắc nồng. Hiện, giới chức Trung Quốc đang ra sức điều tra về nguồn gốc của loại trứng vịt cao su này. Được biết, để làm nên những quả trứng rởm này cần phải sử dụng sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi làm thành lòng trắng và tartrazine, clo, canxi… chế biến thành lòng đỏ.

    Theo Cát Miên
    Đất Việt


    Các ông chủ cơ sở làm hàng giả hàng nhái này là những học trò xuất sắc của Đặng Tiểu Bình !
    Bởi họ đã thấm nhuần lời dạy của chú lùn có cái đầu vĩ đại : " Mèo đen mèo trắng không quan trọng , miễn là bắt được chuột ! "

    Sau câu nói bất hủ của Teng Siao Pin , cả đất nước Trung Quốc điên cuồng lao vào công cuộc 4 hiện đại hoá , vất bỏ hết tất cả luân lý đạo đức truyền thống , miễn là giàu nhanh như có thể !

    Hợp pháp hay phạm pháp , đạo đức hay vô đạo đức , không quan trọng !
    Miễn là kiếm được nhiều tiền !

    Đó chính là cái hệ quả đương nhiên của triết lý mèo đen mèo trắng của Đặng Tiểu Bình , kẻ đã vứt chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản vào sọt rác khi hô hào dạy cho Việt Nam một bài học năm 1979.
    Tàu cao tốc , máy bay tàng hình còn nhái được , trứng vịt là cái gì ?
    Tóm lại là người Trung Quốc đang giết nhau để làm giàu !

    Nhanh như có thể !


    :-":-":-":-":-":-"
  10. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: 687968

    Ôi! Nhớ khi xưa đông đúc cả nhà vui !
    Đứa post bài, kẻ làm thơ, trọc ngoáy nhau nhí nha nhí nhoáy.
    Ba thằng khựa kia, muốn lân la cũng tụt quần mà chạy!
    Mấy đưa Việt gian, định sủa càn phải chạy mất dép bở hơi tai!
    Trường Sa , Hoàng Sa vì thế mà vững vàng như đảo thép !
    Bộ đội dân quân oai phong khác gì Thánh Gióng cưỡi ngựa Fe!
    Trên diễn đàn anh em buôn chứng; cũng nhiều khi trợn mắt, phồng mang hoành tráng như Trương Phi trên cầu Trường Bản!
    Khiến kẻ địch lớn, bé, mẹ, con phải sợ chết kinh....

    Thế mà, hôm nay, mới 12 giờ đêm mà vắng vẻ lạ thường ...
    Cả Biển Đông này chỉ mình ta canh giữ !

    Ôi, ôi @hoatimbanglang @daicanho ...
    @gialongVT , @Thai_Duong và cả @namson67
    Các ngươi mải vui thú nơi nào? Khiến dân chúng yêu nước như ta tủi hổ !
    Hãy mau mau về đây giữ nhà giữ cửa ...
    Để cho ta còn đi ngủ, nhanh lêên n nnnn.....



    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này