Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2692 người đang online, trong đó có 23 thành viên. 04:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34668 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: Thai_Duong, 687968


    Đang ngủ mà nghe bạn ré to quá , phải chồm dậy đây này ! :p:p:p
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    'Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa'

    [​IMG]
    Ông Trần Công Trục. Ảnh: Nguyễn Hưng. "Chúng ta phải thu thập, đưa ra bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất và tìm đến cơ quan tài phán quốc tế để đòi chủ quyền Hoàng Sa", nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục bày tỏ quan điểm với VnExpress.
    > Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước/ 'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình'


    *Ảnh: Dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa Tuyên bố của Thủ tướng *************** ngày 25/11 tại phiên chất vấn Quốc hội rất đúng mực và rõ ràng. Tuyên bố của Thủ tướng mặc dầu mang tính chất nguyên tắc nhưng hoàn toàn phù hợp với quá trình Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh sự xác lập chủ quyền, chiếm hữu thật sự, hòa bình ở quần đảo này.
    Về luật pháp quốc tế có 2 yếu tố cấu thành quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vật chất và tinh thần.
    Yếu tố vật chất nghĩa là có sự chiếm đóng, quản lý trên thực tế, nhưng yếu tố đó hiện nay không còn, dù trên thực tế ta đã thực thi từ thế kỷ 17. Tuy nhiên, yếu tố về mặt tinh thần thì Nhà nước Việt Nam, người Việt Nam không bao giờ để mất. Giai đoạn gay go nhất khi Trung Quốc đánh vào phía đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956 thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối, sau này nhiều lần phản đối, đề nghị lên Liên Hiệp Quốc. Họ tổ chức ra các đơn vị hành chính, đưa quân ra giữ phía tây quần đảo.
    Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đưa quân đội ra chiến đấu. Dù không giữ được họ vẫn lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao.
    [​IMG]
    Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930. Ảnh tư liệu. Từ khi thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam không bao giờ bỏ qua bất kỳ hành động nào của Trung Quốc động chạm đến Hoàng Sa. Tất cả hành động như đưa ra bản đồ đề tên Tây Sa, thành lập đơn vị hành chính quần đảo này thuộc đảo Hải Nam, tổ chức tour du lịch, cấm đánh bắt cá hằng năm... chúng ta đều phản đối.
    Ý chí của Nhà nước, dân tộc đối với Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam luôn luôn được duy trì. Như vậy, về mặt pháp lý Việt Nam vẫn duy trì chủ quyền, không bao giờ từ bỏ.
    Nhiều người nhắc đến Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chưa kể sự lợi dụng, thủ đoạn trong câu chữ của Trung Quốc về vấn đề này mà chỉ nói riêng về thẩm quyền thì chính quyền miền Bắc Việt Nam lúc đó không thể công nhận với Trung Quốc cái mà mình không quản lý. Theo Hiệp định Geneva thì chính quyền miền Nam Việt Nam mới là người quản lý quần đảo Hoàng Sa.
    Để đấu tranh giành lại chủ quyền một cách hòa bình, trước hết, ta phải liên tục có phản ứng, tuyên truyền rộng rãi với người dân trong nước và thế giới. Về mặt pháp lý, Trung Quốc đang tìm mọi cách giành được sự công nhận trên thực tế đối với hoạt động của các nước liên quan tới Hoàng Sa, kể cả Việt Nam. Ví dụ, người dân đánh cá bị lực lượng Trung Quốc bắt, yêu cầu ký biên bản vi phạm. Nếu ngư dân Việt Nam ký văn bản đó thì sau này trong quá trình đàm phán, giải quyết thông qua cơ quan tài phán quốc tế sẽ bất lợi.
    Chính vì điều đó, cần phải nâng cao công tác tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục người dân. Cơ quan Nhà nước cần thường xuyên theo dõi để phản ứng lại những hoạt động của Trung Quốc, cổ vũ và nâng cao ý chí, sự kiên trì của người dân.
    [​IMG]
    Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệu. Song song với việc đó, phải nghiên cứu tìm ra giải pháp, trong đó có giải pháp thương lượng song phương, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế. Chúng ta cần chuẩn bị nội dung, nghiên cứu, để biết điểm mạnh của mình; khai thác điểm mạnh, tìm ra nguyên tắc pháp lý thông dụng nhất, có hiệu quả nhất để đấu tranh. Chúng ta phải đưa ra bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất và tìm đến cơ quan tài phán quốc tế.
    Ngoài ra, trong hoàn cảnh tranh chấp hiện nay, chúng ta không được lơ là khi đàm phán về vấn đề "cùng khai thác chung". Việc này phải tiến hành trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982... chứ không thể hình thành vùng khai thác chung một cách bâng quơ, có tính chất lịch sử tạo ra vùng tranh chấp lớn, tạo điều kiện để Trung Quốc xí phần.
    Chúng ta cần phải làm cho con cháu hiểu rõ trách nhiệm đối với vấn đề này cũng như để lại cho con cháu gia sản, tài sản quý giá là bằng chứng, công trình nghiên cứu khách quan và khoa học về chủ quyền của đất nước.
    Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ hai quốc hội khóa 13, Thủ tướng *************** khẳng định: "Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình".
    "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển", Thủ tướng nói.
    Nguyễn Hưng ghi
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Cập nhật 30/11/2011 09:10:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Hình ảnh mới nhất về tàu sân bay TQ

    Hôm qua (29/11), Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo cho biết hàng không mẫu hạm mang tên Shi Lang của họ chạy thử lần hai.


    >> Tàu sân bay TQ chạy thử lần hai


    Ban đầu, con tàu do Liên Xô xây dựng với tên gọi Varyag, nhưng đã không thể hoàn thiện công việc xây dựng trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

    Sau đó, Ukraina đã tháo dỡ hết vũ khí trên tàu và các động cơ trước khi bán cho Trung Quốc vào năm 1998 với giá 20 triệu USD.
    Tàu sân bay lớp Kuznetsov dài 304.5m và rộng 37m với trọng lượng nước rẽ là 58.500 tấn được tu sửa hoàn toàn để phục vụ cho vai trò nghiên cứu và tập luyện tại Trung Quốc.
    Hồi tháng 8, ở lần thử nghiệm đầu tiên, tàu Shi Lang đã xuất phát từ cảng Đại Liên, một thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc.


    Con tàu có tên là Shi Lang - lấy tên từ vị danh tướng Thi Lang vào thời kỳ cuối triều Minh đầu triều Thanh.

    Báo chí Trung Quốc coi việc sở hữu con tàu có tầm quan trọng sống còn đối với đất nước, do Trung Quốc có vùng biển rộng lớn và phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ.

    Một số hình ảnh tàu Shi Lang chạy thử lần hai:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Thu Lượng (theo Tân Hoa xã)

    [​IMG]
    Varyag - số phận con tàu sân bay mồ côi Con tàu chiến Varyag của một siêu cường cũ - Liên Xô - dần được nâng cấp và trở thành tàu sân bay đầu tiên của một siêu cường tương lai - Trung Quốc. Thế giới lại lo lắng về nó.



    [​IMG]
    Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua từ Ukraine mang tên Varyag thời Liên Xô, sau khi được nâng cấp đã được thử nghiệm.


    [​IMG]
    Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc Giữa cuộc khủng hoảng nợ làm điêu đứng thế giới, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặng lẽ thừa nhận điều từng là một bí mật: Trung Quốc đang xây dựng một tàu sân bay.


    [​IMG]
    Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc Khi quân đội Mỹ và Anh buộc phải cắt giảm chi phí, thì chiến lược “sòng bạc” của Trung Quốc đã gặt hái được những lợi ích lớn.


    [​IMG]
    Tàu sân bay Trung Quốc và chuyện Biển Đông Tuyên bố về việc Trung Quốc đã tân trang lại một tàu sân bay dường như khá 'hợp thời' để giành lợi thế ngoại giao trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.



  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cập nhật 30/11/2011 07:23:23 PM (GMT+7) [​IMG]


    Thủ tướng Thái Lan tới Hà Nội

    Chiều 30/11, Thủ tướng Yingluck Shinawatra tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng ***************.


    Đây là chuyến thăm theo thông lệ ASEAN sau khi người đứng đầu Chính phủ các nước thành viên của ASEAN nhậm chức.
    Tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh
    Tại hội đàm, hai Thủ tướng thống nhất tiếp tục tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, tăng cường hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh, tuần tra chung trên biển cũng như trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, quốc tế.
    Hai Thủ tướng cũng khẳng định quan điểm hai bên cần hợp tác hơn nữa trong ASEAN, phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác song phương và hợp tác đa phương ở vùng chồng lấn trên biển giữa Thái Lan, Việt Nam và Malaysia; thúc đẩy kết nối giao thông giữa 3 nước là Lào, Thái Lan và Việt Nam.
    Hai bên nhất trí không để cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lãnh thổ của mình gây phương hại cho các nước khác, đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của sông Mekong.


    [​IMG]

    Thủ tướng *************** chào mừng Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

    Bà Yingluck Shinawatra mong Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư và làm ăn hiệu quả, lâu dài. Thủ tướng *************** khẳng định Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường hợp tác, đầu tư, nhất là vào khu vực miền Trung.
    Ông đề nghị hai bên có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, nhất là trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, lai tạo các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao.
    Thủ tướng *************** cũng đề nghị Thái Lan tiếp tục hợp tác với Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống ở Thái Lan có cuộc sống ổn định, trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ hai nước.
    Tính đến hết tháng 8/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 5,46 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến cả năm đạt trên 7 tỷ USD.
    Thái Lan hiện có 257 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,73 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
    Theo TTXVN, Cổng TTĐT Chính phủ

  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cảnh giác chiêu lừa mới của bọn Tàu khốn nạn !

    Kinh tế - Thị trường


    Cập nhật 30/11/2011 11:01:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Gắn mác Sài Gòn, quýt Trung Quốc đánh lừa người mua


    Để giữ cho cành và lá quýt được tươi lâu, người bán hàng cho biết chủ vườn thường phun vào quýt một loại nước để làm tươi lá và quả...
    TIN BÀI KHÁC



    Nhìn những quả quýt còn nguyên cuống và lá xanh tươi và được người bán khẳng định "quýt Sài Gòn", không ít người tiêu dùng bị đánh lừa khi hầu hết loại quýt này được đưa từ Trung Quốc về Việt Nam.

    Thị trường tràn ngập "quýt Sài Gòn"

    Từ nhiều năm nay, cứ đến mùa quýt ngọt vào tháng 10, tháng 11 là chị Hà (Trại Cá, Hà Nội) lại thường xuyên mua quýt cho cả nhà ăn thay những hoa quả khác. Nhìn túi quýt mọng nước, có vị ngọt đậm, quả quýt lại tươi ngon, còn nguyên lá xanh... được người bán hàng khẳng định là quýt Sài Gòn, chị Hà hoàn toàn yên tâm mình mua được quýt ta.

    “Sáng nào đi chợ chị cũng mua 1 - 2 kg quýt. Có hôm giá rẻ, quýt chỉ còn 15.000 đồng/kg. Quả còn tươi nguyên thế này thì chỉ có thể ”, chị Hà cho biết.

    Còn chị Bùi Thị Lan (Đặng Văn Ngữ, Hà Nội) lại nghiện món quýt vì dễ ăn, ngọt đậm và giá mềm. Chị Lan khoe: “Chị mua quýt này cách đây hai tháng rồi, ngày nào cũng làm vài cân. Bọn trẻ con nhà chị thích ăn quýt này hơn ăn quýt to vì ngọt mà lại ít hạt. Chị toàn mua của người quen trong chợ Đông Tác nên chưa bao giờ lo hàng kém chất lượng”.



    [​IMG]



    Những quả quýt vỏ còn tươi nguyên, lá xanh ngon đã đánh lừa người tiêu dùng Việt.



    Ngay cả nhiều người trực tiếp bán hàng cũng cho rằng quýt nhỏ là quýt ta, loại quýt chum, cam to mới là của Trung Quốc.

    Chị Thảo - bán hoa quả trên phố Định Công (Hà Nội) cho biết: “Táo, lê thì của Trung Quốc thật nhưng nho và táo xanh, quýt nhỏ là của nước ta. Nho của Ninh Thuận, quýt Sài Gòn, táo Lào Cai…".

    Tại chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi hỏi mua quýt về bày tiệc đám cưới, người bán hàng hăm hở chào hàng: “quýt Sài Gòn ngon lắm em. Hàng nhà chị là hàng nội đấy. Nếu mua chị lấy 250.000 đồng/thùng 13 kg”.

    Thấy khách băn khoăn giữa hàng Trung Quốc và hàng Thái Lan, người bán hàng vội vàng trấn an bằng kinh nghiệm chọn hàng của mình: “Em nhìn đi, lá quýt, cuống quýt còn tươi nguyên như thế này ai nói là hàng nhập khẩu. Tất cả là hàng nội hết. Nhà chị không tưới nước gì vào hoa quả mà vẫn tươi ngon như thế này. Hàng mới hái được 1,2 hôm chứ có phải để cả tuần đâu mà sợ hàng nhập khẩu chứ. Hàng nhập khẩu cũng không có giá hơn 10 nghìn/kg".

    Ruột Sài Gòn, vỏ Trung Quốc

    Trong khi người bán hàng khẳng định quýt nhỏ là hàng Sài Gòn, Vũng Tàu thì tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), những loại quýt này trước khi tung ra thị trường được đựng trong những thùng xốp còn nguyên niêm phong, dán keo và in tiếng Trung Quốc.

    Tại một quầy hoa quả ngay cổng chợ Long Biên, người bán hàng mời khách mua quýt với giá 220.000 đồng/thùng loại 14kg. Những thùng quýt còn nguyên đai nguyên kiện được khẳng định nhập từ Trung Quốc.

    "Em đi cả chợ này đâu cũng là hoa quả của Trung Quốc cả. Hàng Thái Lan vỏ thùng có chữ Thái, hàng miền Nam có ghi rõ chủ vườn nào ở vỏ hộp. Quýt này đều của Trung Quốc từ mấy năm rồi chứ có phải bây giờ mới có đâu. Em mua về làm đám cưới thì mua ở đâu cũng từ chợ này mà ra”, một chủ hàng khẳng định.



    [​IMG]

    Những thùng đựng quýt đựng trong hộp niêm phong bằng tiếng Trung Quốc


    Đi khắp chợ hỏi mua quýt ta, chúng tôi bị người bán hàng nhìn với ánh mắt khó hiểu vì mùa này, lấy đâu ra quýt Sài Gòn thật. Tất cả người bán hàng đều mách, nếu muốn mua hàng Sài Gòn chị chỉ cần đổ quýt vào mấy cái thùng catton đựng hoa quả miền Nam là quýt lại biến thành hàng nội ngay.

    “Người ăn cứ mua chứ có ai để ý nguồn gốc của nó đâu mà em phải lăn tăn. Em nhìn xem dâu, táo, nho, lê dưa vàng thậm chỉ cả dưa hấu đều là từ Trung Quốc chở về hết”, chị Phụng - người bán hàng thuê trong chợ Long Biên, cho biết.

    Không chỉ được nhập từ Trung Quốc, để giữ cho cành và lá quýt được tươi lâu người bán hàng cho biết các chủ vườn thường phun vào quýt một loại nước để làm tươi lá và quả.

    “Nước đó là nước gì chị cũng không biết. Nhưng nếu mở nắp hộp ra thì lá quýt vẫn tươi đươc 2,3 ngày đấy”, người bán hàng này thừa nhận.

    (Theo GDVN)



    Các kiểu đầu độc dân mình ! [r23)][r23)][r23)]
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Vì sao bọn khựa bây giờ mới chịu nới lỏng tiền tệ ?

    http://cafef.vn/20111130101733664CA...inh-sach-tien-te-lan-dau-tien-trong-3-nam.chn

    Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 3 năm










    [​IMG]
    Ở châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tháng 10/2011 lên mức 10,3%, cao nhất trong lịch sử đồng euro. Thất nghiệp tại các nước đều tăng, trừ Đức.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Trung Quốc đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 3 năm bằng việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng.

    Ngày thứ Tư, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với tất cả các ngân hàng khoảng 50 điểm cơ bản, bắt đầu từ ngày 05/12/2011.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đó ở mức 21,5% áp dụng với các ngân hàng lớn nhất sau nhiều lần tăng trong năm 2011 để kiềm chế lạm phát. Lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh vào tháng 7/2011 ở mức 6,5%.

    Đến tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc xuống mức 5,5%. Các chuyên gia tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2011. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

    Động thái này lập tức khiến giá cổ phiếu và hàng hóa tăng vọt, dù nó được đưa ra quá muộn để ngăn TTCK châu Á sụt giảm phiên hôm nay.

    Chỉ số DAX của TTCK Đức tăng 2,3% còn giá đồng, chỉ báo quan trọng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, tăng 2% lên 7.440USD/tấn.

    Trước đó các thị trường tài chính đã choáng váng với tin đồn rằng chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc sẽ gây thất vọng.

    Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu lên kỷ lục 10,2%

    Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tháng 10/2011 lên mức 10,3%, cao nhất trong lịch sử đồng euro. Như vậy Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải tiếp tục ứng phó mạnh mẽ hơn để ngăn khủng hoảng ngay cả khi lạm phát đang ở mức rất cao. Tháng 10/2011, thêm 126 nghìn người thất nghiệp, tổng số người thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung lên tới 16,3 triệu, cao nhất từ năm 1995.

    Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất ở mức 22,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy cũng lên mức 8,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tiếp tục trong xu thế giảm, từ mức 5,7% vào tháng 9/2011 xuống mức 5,5% vào tháng 10/2011. Thất nghiệp tại Đức không ngừng giảm trong hơn 2 năm.

    Đình Hảo
    Theo TTVN
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bọn khựa thâm nho thật, nới lỏng tiền tệ đúng lúc tạo điều kiện cho DN mạnh của nó đi vơ vét tài sản xịn giá rẻ mạt của các nước bị bế tắc tại đáy khủng hoảng, đồng thời hổ trợ cho DN trong nước của nó đủ tiềm lực XK hàng hóa!

    http://cafef.vn/20111129114251315CA32/trung-quoc-tinh-muon-khung-hoang-de-gom-tai-san-chau-au.chn

    Trung Quốc tính mượn khủng hoảng để gom tài sản châu Âu










    [​IMG]
    Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cam kết chi tiền mua thêm trái phiếu châu Âu, nhưng lại đang thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới những tài sản "cứng" ở đây.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đang lên kế hoạch đưa một phái đoàn đầu tư tới châu Âu vào năm tới, với hy vọng sẽ mua được một số dự án hạ tầng của khu vực đang bị khủng hoảng nợ công tàn phá này, hãng tin Reuters cho biết.

    Cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn lưỡng lự trong việc cam kết chi tiền mua thêm trái phiếu châu Âu dù đã hứa sẽ giúp khu vực này vượt khủng hoảng, nhưng lại đang thể hiện rõ hơn sự quan tâm tới những tài sản "cứng" ở đây.

    “Năm tới, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn thúc đẩy thương mại và đầu tư đến các nước châu Âu. Một số nước châu Âu đang gặp khủng hoảng nợ và muốn chuyển đổi tài sản thành tiền cũng như muốn tiền vốn nước ngoài đối lấy các doanh nghiệp của họ. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và thúc đẩy tiến trình này”, ông Trần Đức Minh phát biểu tại một cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài diễn ra ngày 28/11.

    Trước đó, trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times vào cuối tuần vừa rồi, ông Lou Jiwei, người đứng đầu quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Investment Corp (CIC), cho biết nước này muốn đầu tư vốn vào các dự án cơ sở hạ tầng châu Âu, nhất là ở Anh quốc.

    “Chúng tôi sẵn sàng nhập khẩu thêm hàng hóa và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài vì đồng USD đã ở mức tương đối yếu trong một thời gian dài”, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh phát biểu. Tuy nhiên, ông Trần Đức Minh cũng cảnh báo, Trung Quốc sẽ có biện pháp đáp trả nếu các quốc gia khác sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại để ngăn cản các giao dịch mua tài sản.

    Cho tới nay, các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài mới chỉ tập trung chủ yếu vào các thương vụ mua tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, những tuyên bố mới của Bắc Kinh đã cho thấy ý định dịch chuyển chiến lược. Gần đây, hãng vận tải quốc doanh của Trung Quốc là Cosco cũng đã đầu tư lớn vào cảng biển Piraeus của Hy Lạp.

    Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, CIC đã nhanh tay gom mua cổ phần trong một số định chế tài chính phương Tây. Sau đó, các thỏa thuận này bị dư luận trong nước chỉ trích vì gặp thua lỗ.

    Lần này, ông Lou cho hay, CIC đặc biệt quan tâm tới các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Âu mà chính phủ có thể áp mức thuế thấp hoặc cho vay vốn lãi suất thấp để đổi lấy vốn đầu tư của CIC.

    Mặc dù Trung Quốc có dự trữ ngoại hối 3.200 tỷ USD, các nhà phân tích cho rằng, nước này chỉ có khoảng 100 tỷ USD tiền mặt dư dả mỗi năm để chi tiêu. Hiện 1/4 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được cho là tồn tại dưới dạng các tài sản bằng đồng Euro.

    Theo chuyên gia kinh tế Wang Jun thuộc tổ chức nghiên cứu CCIEE của Chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, giống như bất kỳ một nhà đầu tư khôn ngoan nào, nước này cần chờ đợi mức giá hợp lý xuất hiện mới nên đầu tư, nếu không sẽ lại bị chỉ trích vì khả năng thua lỗ.

    “Vào lúc này, tôi cho là vẫn còn quá sớm để nói chuyện mua tài sản của châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, xét tới thị trường của họ, công nghệ của họ và kinh nghiệm dày dạn của họ”, ông Wang nhận định.

    Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng đã thúc giục các công ty Trung Quốc mua các thương hiệu nước ngoài sau một thập kỷ Bắc Kinh kêu gọi các doanh nghiệp trong nước tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

    Gần đây, Trung Quốc đã giảm hứng thú rõ rệt với việc mua thêm trái phiếu châu Âu mà không được lợi lộc gì. Nguồn tin của Reuters cho biết, một phái đoàn từ Tây Ban Nha cách đây ít lâu đã nhận được thái độ từ chối lịch sự của các quan chức Trung Quốc về vấn đề mua trái phiếu.

    Phát biểu trước báo giới, ông Trần Đức Minh nhận định kinh tế Trung Quốc đối mặt với rủi ro suy giảm tăng trưởng trong năm 2012. Theo vị quan chức này, năm nay, lạm phát ở Trung Quốc có khả năng vượt mức 5,5%, cao hơn mục tiêu 4%, và các áp lực lạm phát sẽ tiếp tục bám đuổi nền kinh tế này trong năm tới.

    Theo An Huy
    VnEconomy
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111201/ngu-dan-trang-tay-tu-toi-vi-bi-lua.aspx

    Ngư dân trắng tay, tù tội vì bị lừa
    01/12/2011 1:52
    Nhiều ngư dân ở Quảng Ngãi lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì bị lừa đưa tàu sang nước ngoài đánh bắt hải sản.
    Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ngư dân Võ Văn Hân (42 tuổi, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết đầu năm 2011, gia đình ông cùng với ngư dân Trương Minh Quang (ở cùng thôn) bỏ ra hơn 2 tỉ đồng đóng mới tàu cá QNg-90307 TS, công suất 420 CV để khai thác hải sản xa bờ. Đến tháng 4.2011, thông qua đường dây môi giới của ông Lê Văn Sơn (cùng thôn), ông Hân đã đưa hơn 297 triệu đồng để làm thủ tục sang vùng biển Malaysia đánh bắt. Bản hợp đồng bằng tiếng Malaysia nên ông Hân chẳng biết nội dung quy định những gì. Sau khi thay số hiệu tàu cá QNg-90307TS bằng số hiệu tàu Malaysia là FS2 4450, tháng 6.2011, thuyền trưởng Quang cùng 14 ngư dân đưa tàu đến vùng biển Malaysia. Tuy nhiên, khi vào vùng biển Malaysia, tàu cá đã bị bắt giữ, buộc phải nộp phạt 140 triệu đồng.

    [​IMG]
    Ngư dân Võ Văn Hân (xã Bình Châu) tường trình vụ việc bị lừa với ******* - Ảnh: Hiển Cừ

    Khi tàu cá và ngư dân bị bắt, ông Sơn đã phủi trách nhiệm, ông Hân phải chạy vạy khắp nơi mượn tiền nộp phạt. Gần 2 tháng trời bị giam giữ, tàu cá cùng 15 ngư dân mới trở về lại quê nhà.
    Trường hợp của ngư dân Võ Văn Lựu (45 tuổi, cũng ở thôn Châu Thuận Biển) còn bi đát hơn. Bao nhiêu năm cực nhọc đi biển mới có được ít vốn; vay mượn thêm ngân hàng, người thân, năm 2010 gia đình đóng được tàu cá QNg-90026TS công suất 250 CV để đi biển xa. Nghe lời “cò” Nguyễn Thành Danh ở Mỹ Tho (Tiền Giang), ông Lựu đưa 230 triệu đồng để làm thủ tục đưa tàu sang Malaysia với số hiệu SF2 3667. Tháng 9.2010, ngay trong chuyến biển đầu tiên, thuyền trưởng Lựu cùng 14 ngư dân đã bị nhà chức trách Malaysia bắt giữ với lý do đánh bắt bất hợp pháp; hợp đồng là giấy tờ giả. Không chỉ bị tịch thu tàu, 15 ngư dân còn phải ngồi tù từ 4-6 tháng.
    Sau đó, được đoàn tụ với gia đình nhưng thuyền trưởng Lựu tán gia, bại sản vì mất chiếc tàu cá trị giá hàng tỉ đồng cùng gánh nặng nợ nần hơn 700 triệu đồng. Theo thuyền trưởng Lựu, khi ******* tỉnh Tiền Giang vào cuộc, “cò” Danh mới trả lại 230 triệu đồng.
    Ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, có ít nhất 13 trường hợp rơi vào cảnh tương tự. Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu - nói: "Nhiều chủ tàu lén lút ký hợp đồng với “cò” môi giới mà không hề thông qua chính quyền địa phương. Cũng chính sự cả tin mà nhiều ngư dân ở Bình Châu sạt nghiệp, cuộc sống vô cùng khốn khó”.

    Bức xúc, nhiều ngư dân đã làm đơn tố giác nhờ các cơ quan chức năng điều tra, vạch trần những kẻ lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Ông Lê Văn Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi - cho biết: "Dù đã nhiều lần tập huấn, tuyên truyền giải thích việc hoạt động khai thác ngoài vùng biển VN cần phải làm việc trực tiếp với chi cục nhưng chẳng có ngư dân nào chấp hành".

    Hiển Cừ
  9. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    MIẾN ĐIỆN - HOA KỲ -
    Bài đăng : Thứ tư 30 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 30 Tháng Mười Một 2011

    Ngoại trưởng Mỹ thăm Miến Điện, Trung Quốc không che giấu lo ngại


    [​IMG]Hillary Clinton chính thức thăm Miến Điện 30/11/2011 (DR)



    Trọng Nghĩa
    Trung Quốc sẽ không để cho quyền lợi của mình tại Miến Điện bị "chà đạp". Lời cảnh cáo trên đây của tờ Global Times, xuất bản tại Bắc Kinh vào hôm nay, 30/11/2011 nêu bật thái độ hậm hực của Trung Quốc trước việc đồng minh thiết thân của họ trong hàng chục năm qua lại hân hoan đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ.


    Bà Hillary Clinton đã đến Miến Điện vào hôm nay trong một chuyến đi được đánh giá là lịch sử.
    Trong bài viết của mình, Global Times, tờ báo trực thuộc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, nhưng theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cao độ, đã công nhận rằng Bắc Kinh không phản đối Miến Điện về việc tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây. Thế nhưng « Trung Quốc sẽ không chấp nhận điều này nếu lợi ích của mình bị chà đạp ».
    Nhắc lại một trong những sự kiện có thể được xem là vố đau mà Bắc Kinh vừa phải chịu đựng – việc Tổng thống Miến Điện Thein Sein đình hoãn một đề án thủy điện khổng lồ đang được Trung Quốc thi công – tờ Hoàn cầu Thời báo cho rằng quyết định đó đã « kéo theo những thiệt hại to lớn » cho tập đoàn Trung Quốc chịu trách nhiệm công trình này.
    Và tờ báo tố cáo “Sự cố đó khiến cho một số người phải suy nghĩ rằng Miến Điện đã tỏ thiện chí với phương Tây bất chấp thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc.” Nhắm vào Miến Điện, tờ báo cảnh báo : “Ở giai đoạn hiện tại, Trung Quốc chưa có năng lực xuất khẩu giá trị của mình. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là các giá trị của Mỹ đang thống trị trong vùng.” Cho dù vậy, Hoàn Cầu Thời Báo cũng công nhận : “Dường như là các nước láng giềng của Trung Quốc dang càng lúc càng trở thành thân Mỹ”.
    Theo một bài bản đã thuần thục, chính quyền Trung Quốc để cho báo chí lớn tiếng công kích, trong lúc bộ Ngoại giao thì có lời lẽ hòa hoãn hơn. Trong buổi họp báo thường kỳ, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : “Chúng tôi tin rằng Miến Điện và các quốc gia Tây phương có liên quan cần phát triển các mối liên lạc và cải thiện quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.”
    Theo các nhà quan sát, tuyên bố kể trên không che giấu thái độ bực bội trước một loạt những động thái của tân chính quyền Miến Điện được cho nhằm thoát khỏi tầm khống chế quá nặng nề của Trung Quốc. Ngoài vấn đề đình hoãn đề án xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ đô la, Chính quyền của Tổng thống Thein Sein còn tìm cách tăng cường quan hệ với các nước như Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh quan trong của Trung Quốc, hay là đối với Việt Nam, một nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh tại Biển Đông.
    Trước ngày bà Clinton ghé thủ đô Naypyidaw, chính quyền Miến Điện đã phái tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội nước này qua Trung Quốc, và hai bên đã loan báo việc tăng cường hợp tác song phương. Tuy nhiên, giới phân tích đã ghi nhận rằng trước khi công du Trung Quốc, viên tướng này đã ghé thăm Việt Nam.
    Đây là một động thái khác thường vì lẽ trong nhiều thập kỷ qua, các vị tư lệnh quân đội Miến Điện, mỗi khi được bổ nhiệm, đều dành chuyến công du đầu tiên của mình cho Trung Quốc, đồng minh thân thiết và vững chắc nhất của tập đoàn quân sự. Thế nhưng lần này, tướng Min Aung Hlaing lại chọn Việt Nam, nước láng giềng ASEAN, đang trong chiều hướng thắt chặt thêm quan hệ quân sự với Washington, và không che giấu thái độ chống lại tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.
    Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, bà Suzanne DiMaggio, chủ nhiệm một nhóm nghiên cứu về chính sách đối với Miến Điện tại Hội nghiên cứu châu Á Asia Society, có trụ sở tại New York, nhận định rằng chuyến công du Miến Điện của bà Clinton đánh dấu nỗ lực mới nhất của Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á.
    Trung Quốc lẽ dĩ nhiên không phải là không thấy rõ điều này.






    .
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tại sao cách tân quan trọng đến vậy đối với Trung Quốc?

    Tác giả: John Kao
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước


    Câu trả lời cho câu hỏi trên có liên quan đến tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong vai trò động lực phát triển xã hội, một mức sống và địa vị quốc gia ngày càng được nâng cao.
    >> Phần 1: Trung Quốc cách tân như thế nào
    Dù triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc là quá rõ, nhưng cũng cần nhắc lại rằng 49% GDP của nước này dựa vào sản xuất chế biến, con số này vẫn như vậy từ 20 năm nay. Một quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc cho rằng đây là kết quả của một "thỏa thuận tồi". Ông nói: "Chúng tôi làm ra của cải cho thế giới, nhưng chúng tôi thu lại ô nhiễm, cần tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, và gặp phải các vấn đề về môi trường và khí thải CO2".
    Việc nền tảng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào sản xuất khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Trước tiên, mô hình phát triển của Trung Quốc sẽ bị đẩy xuống nấc thang dưới bởi các nhà sản xuất giá rẻ từ Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Ưu thế về giá của Trung Quốc thực ra là vì họ ngăn cản đầu tư xã hội của người nước ngoài. Và nếu các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu có cách để đạt mục đích, thì Trung Quốc sẽ định giá lại đồng tiền của mình theo hướng cao hơn, khiến cấu trúc giá và xuất khẩu của họ trở nên đắt đỏ hơn.
    Như vậy, Trung Quốc sẽ trở thành một nhà sản xuất với chi phí cao hơn, có thể vì giá trị đồng tiền cao hơn hay đầu tư xã hội lớn hơn. Mô hình kinh doanh hiện nay của họ đang bị tổn thương bởi quá trình sản xuất với chi phí rẻ - cỗ máy tạo giá trị truyền thống của họ - khó có thể vận hành chậm lại.
    Trong bối cảnh này, tất nhiên Trung Quốc sẽ tìm một câu trả lời lớn thông qua cách tân để đạt được tham vọng chuyển lên nấc cao hơn về giá trị thặng dư, đứng ở đầu nguồn của dòng chảy kinh tế. Thêm vào đó, Trung Quốc có một lợi ích kinh tế rõ ràng khi đa dạng hóa trong các ngành công nghiệp dịch vụ, một mục đích đến nay vẫn chưa đạt được thành công đáng kể.
    Có hai lý do khác hiện nay giải thích tại sao Trung Quốc lại say mê cách tân đến vậy. Thứ nhất, tôi cho rằng sẽ có một sự bùng nổ lợi ích của cách tân xã hội khi sức ép nâng cao mức sống ngày càng gia tăng. Cách tân dịch vụ công, vốn không nhất thiết phải xuất phát từ phía chính phủ mà có thể do các chủ doanh nghiệp tiếnhành, sẽ đem đến một ngọn đuốc thổi bùng một làn sóng cách tân mới.
    Và cách tân cũng quan trọng vì các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đối mặt với một dạng "rào cản nhãn mác". Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng lo ngại về giá trị, họ lại thích các thương hiệu quốc tế hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Một chủ doanh nghiệp than vãn: "Nếu tôi đưa ra một sản phẩm mới, không ai muốn mua nó từ tôi. Các nhãn mác địa phương không được thừa nhận". Như vậy, cần các dạng marketing cách tân mới để giúp cho các nhãn mác Trung Quốc vượt lên trên và đem đến một tuyên bố giá trị rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc các sản phẩm địa phương, ngoài ưu thế về giá.
    Điều này vừa đúng vừa tốt, nhưng tôi cho rằng có những nguyên do sâu hơn liên quan đến bối cảnh lịch sử, khiến Trung Quốc cam kết theo đuổi một lịch trình cách tân. Trước tiên, cần nhớ rằng Trung Quốc từng là một xã hội hưởng lợi nhiều từ phát minh và tri thức trong hàng nghìn năm liền. Họ từng là một nguồn cung cấp nhiều ý tưởng mới đến kinh ngạc, những ý tưởng dẫn tới sự phát triển của thuốc súng, động cơ hơi nước, máy cảm biến địa chấn, y dược... từ cách đây cả thiên niên kỷ. Đây có lẽ là phần được nói đến nhiều nhất trong công trình của chuyên gia về Trung Quốc Joseph Needham. Trong cuốn "Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc", ông đã mô tả cả một bức tranh lớn về cam kết của Trung Quốc hướng tới tiến bộ tri thức trong một loạt lĩnh vực, từ sinh học và các khoa học liên quan đến các ứng dụng vào đời sống.
    [​IMG]Ảnh minh họa: tamnhin.net Một trong các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi, khi đáp lại một câu hỏi về thực tế sở hữu trí tuệ (IP) của Trung Quốc, đã tuyên bố chua cay rằng "chúng tôi đã tạo ra một loạt IP như thuốc súng và compa, nhưng chúng tôi không đăng ký các IP này. Có thể đây là lý do tại sao Trung Quốc cần cẩn thận hơn về vị trí IP của mình trong tương lai". Điều này cũng cho thấy thách thức của cách tân ở Trung Quốc; cách tân chỉ đến khi các ý tưởng mới, công nghệ mới và phát minh khoa học được ứng dụng. Trung Quốc phát minh ra thuốc súng, nhưng sử dụng nó để làm pháo hoa. Chính phương Tây mới dùng thuốc súng để phát triển vũ khí.
    Để hiểu rõ tại sao Trung Quốc ngày nay chú trọng cách tân, còn có một vấn đề về tinh thần. Tên nước Trung Quốc có nghĩa là "vương quốc ở trung tâm". Marco Polo khi đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên đã nói rằng Trung Quốc không cần hàng hóa từ bên ngoài vì họ sở hữu mọi thứ trong lòng mình. Một số người đã tìm thấy ý này trong chính sách "cách tân bản địa" hiện nay của Trung Quốc, hay còn gọi là "cây nhà lá vườn". Nhưng quy mô lịch trình cách tân của Trung Quốc, mong muốn trở thành người xuất chúng trong tất cả các mặt của cách tân, cho thấy một tham vọng tự lực cánh sinh trong lĩnh vực cách tân, điều đã được Marco Polo báo trước.
    Cuối cùng, cách tân quan trọng đối với Trung Quốc vì đã đến lúc phải như vậy. Có một cảm xúc đang dồn nén, đó là mong muốn cải thiện xã hội Trung Quốc, và cách tân được coi là chìa khóa để đạt mục đích.
    Lịch sử Trung Quốc hiện đại gồm 150 năm chịu đựng - nghèo đói, chiến tranh, các phong trào xã hội bị đập tan, sự xâm lược và chiếm đóng của các cường quốc châu Âu dẫn tới một loạt những cái gọi là "hiệp ước bất công" như buôn bán thuốc phiện từ Anh và bị đối xử như công dân hạng hai trong chính xã hội của mình, nội chiến, sự xâm lược của phát xít Nhật...
    Rất ít quốc gia đã phải trải qua nhiều cơn khốn khó như vậy. Chỉ vài thập kỷ trở lại đây Trung Quốc mới được ổn định. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ lớn của năng lượng xây dựng xã hội. Những tòa nhà chọc trời với kiến trúc hiện đại chính là sự chứng nhận không thành tiếng cho điều này.
    Trung Quốc ngày nay là một quốc gia đầy tham vọng, muốn trở lại là vương quốc ở trung tâm. Vì vậy, quan điểm của họ về chính sách cách tân trở nên rõ ràng hơn khi đối chiếu với một bối cảnh lịch sử. Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào người khác. Và cần phải hiểu rằng Trung Quốc không mong muốn tham gia vào cái mà họ thấy là bất công hay bất lợi trong quan hệ với các nước khác. Thay vào đó, họ muốn tạo ra khả năng từ bên trong để có thể cách tân chính mình và đã chuyển điều này thành một loạt các mục tiêu quốc gia và các sáng kiến hành động rõ ràng. Họ đầu tư như thể không có ngày mai vào cơ sở hạ tầng phục vụ cách tân như trường đại học, băng thông rộng, các chính sách nhân tài, các tập đoàn kinh tế và các cơ chế đầu tư mới. Về cách tân ở Trung Quốc, quá khứ là sự khởi đầu thực sự, và tương lai đang được tiếp sức bởi tham vọng cách tân ở mức cao nhất./.
    Còn tiếp...

    • Châu Giang theo CNN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này