1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2988 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34985 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ai hưởng lợi từ DOC – COC?

    Tác giả: Huỳnh Phan

    Vẫn sẽ có những tiến bộ, rất nhỏ và rất từ từ, trong đàm phán COC. Nhưng chỉ đủ để chứng tỏ rằng ASEAN và Trung Quốc đang đi đúng hướng, và sự can dự của Mỹ chỉ làm phức tạp hoá tiến trình này. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tận dụng thời gian để củng cố sức mạnh.
    LTS: Đăng đàn trước Quốc hội sáng 26/11, Thủ tướng *************** đã thông tin thêm cho nhân dân về tình hình Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như chính sách Việt Nam theo đuổi để giành và giữ chủ quyền trên biển.

    Trước đó, sau khi kết thúc Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 3 tại Hà Nội vào trung tuần tháng 11 vừa rồi, nhà ngoại giao kỳ cựu của Philippines, ông Rudolf Severino với những trải nghiệm ở nhiều cương vị khác nhau, tại nhiều nước khác nhau, đã chia sẻ với Tuần Việt Nam những nhận định của cá nhân ông về triển vọng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, qua những tiến trình như DOC, hay COC, cũng như sự can dự của bên ngoài vào việc kiềm chế xung đột trong khu vực.
    Chỉ nửa năm sau khi rời cương vị tổng thư ký ASEAN cuối năm 2002, ngay sau khi Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông được ký kết, ông Rudolf Severino nhận được lời mời từ Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Singapore, nơi ông làm giám đốc từ đó đến nay.
    Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu

    Xin ông cho biết xu hướng tiến triển của việc giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay?
    Điều phức tạp nhất, theo tôi, cho tới tận thời điểm này chúng ta vẫn không biết rõ Trung Quốc hàm ý gì khi đưa ra tấm bản đồ có đường chữ U chín đoạn vào mùa hè năm 2009. Họ hàm ý tuyên bố chủ quyền với tất cả các vùng biển năm trong đường chữ U, hay chỉ với các điểm đảo trong đó và các vùng biển được tạo ra bởi các điểm đó theo đúng Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)? Không ai biết cả, vì chưa hề có lời giải thích rõ ràng từ phía chính phủ Trung Quốc.
    Quan điểm của riêng ông?
    Đường chữ U đứt khúc đó không được xác định rõ ràng bằng hệ toạ độ, nên chỉ là một đường vẽ trên bản đồ, không hơn không kém, và không hề có cơ sở pháp lý.
    Lý do vì sao chính phủ Trung Quốc lại thoái thác nghĩa vụ giải thích này?
    Theo tôi hiểu họ cố gắng không chịu đưa ra định nghĩa rõ ràng cho đường chữ U vì họ ý thức được tính phức tạp và nhạy cảm của việc giải quyết tranh chấp theo tuyên bố của họ, và vì vậy, sự mơ hồ trong tuyên bố của họ là sự cố ý. Hoặc giả, trong nội bộ họ vẫn còn sự bất đồng lớn.
    Thế còn qua kênh học giả thì sao? Qua các cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Việt Nam, ông có tìm hiểu thêm được chút gì từ các học giả đến từ Trung Quốc không?
    Không. Họ càng giải thích thì người nghe càng thấy mơ hồ. Điều duy nhất mà tôi cảm nhận rõ ràng các học giả Trung Quốc cố gắng bảo vệ cho lập trường của chính phủ Trung Quốc.
    Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng, ở mức đó nào đó, các học giả cũng có ảnh hưởng nhất định đối với chính phủ họ, trong việc điều chỉnh chính sách. Thông qua trao đổi với giới học giả quốc tế, họ có thể giúp chính phủ Trung Quốc hiểu được rằng các nước khác nghĩ gì về chính sách Biển Đông của mình.

    [​IMG]
    Cựu TTK ASEAN Severno (phải) đang trao đổi với lãnh đạo Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý Chẳng hạn, tuy các học giả của Philippines là những học giả độc lập, trong tham luận của mình họ vẫn phản ánh được lập trường của chính phủ Philippines và phản ứng của người dân Philippines đối với chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thực sự muốn thúc đẩy quan hệ với Philippines, họ phải tính đến những yếu tố đó.
    Theo ông, nhân tố cốt yếu trong tranh chấp chủ quyền hiện này là gì?
    Lợi ích quốc gia. Và hầu như quốc gia tranh chấp nào cũng xuất phát từ trải nghiệm của mình.
    Philippines đã bị Nhật Bản tấn công từ phía Tây trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, nên kiểm soát được vùng biển phía Tây là vấn đề sống còn về chiến lược của họ.
    Hay một phần Biển Đông đã nối hai bờ Đông Tây của Malaysia, vì vậy họ cố gắng kiểm soát được phần mở rộng của Biển Đông này, và khiến những tuyên bố chủ quyền của họ có thể chồng lấn với yêu sách của các nướcư khác như Philippines, Việt Nam hay Trung Quốc...
    Trung Quốc thì cố gắng không để bị tấn công từ Biển Đông như trong hai thế kỷ trước, và cố gắng đẩy Mỹ ra càng xa càng tốt.
    Còn với Việt Nam là mối lo bị bị bao quanh bởi đất liền vào các vùng nước của Trung Quốc, hay các khu vực mà họ yêu sách chủ quyền. Điều mà chắc chắn Việt Nam không thể chấp nhận là quyền lợi quốc gia của mình bị xâm hại.
    Đó là chưa nói tới những trải nghiệm đau đớn đối với người Việt Nam khi 1974 hải quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một phần Hoàng Sa từ tay Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà - TG), và trận hải chiến đẫm máu sau đó 14 năm ở Trường Sa.
    Ông nhìn nhận như thế nào về quan điểm của Trung Quốc trong việc phản đối đa phương hoá, hay quốc tế hoá giải quyết tranh chấp?
    Tôi đồng ý rằng chủ quyền và quyền tài phán chỉ nên được giải quyết bởi các bên tuyên bố chủ quyền. Nhưng chỉ ở Hoàng Sa mới là chuyện tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ còn ở Trường Sa thì phần lớn là có nhiều bên tranh chấp. Không đa phương thì sao? Hơn nữa, liệu Trung Quốc có chấp nhận kết quả đàm phán song phương giữa Philippines và Việt Nam, hay Việt Nam và Malaysia hay không?
    Còn liên quan đến "quốc tế hoá", tôi nghĩ những nước không tuyên bố chủ quyền, nhưng có lợi ích về thương mại, như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, hay thậm chí cả những nước xuất khẩu dầu mỏ, đều có lợi ích từ hoà bình và ổn định ở khu vực Biển Đông. Họ có tiếng nói, và sự can dự vào việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không là điều hợp lý.
    Vậy ông nghĩ gì về bản hướng dẫn thực hiện DOC (Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông), được ký hồi tháng 7, được coi như một bước đột phá trong việc giảm căng thẳng trong khu vực?
    Theo quan điểm của tôi, bản hướng dẫn còn chung chung hơn cả bản thân DOC. Điều có nghĩa nhất và quan trọng nhất là tại sao nó được đưa ra vào thời điểm diễn ra Diễn đàn An ninh khu vực?
    Theo tôi, nó tạo ra cảm giác cho mọi người là vấn đề đã được kiểm soát trong nội bộ khu vực nhằm kiềm chế xung đột, và vì vậy không cần thiết có sự can dự của bên ngoài, nhất là Mỹ.
    Chính vì vậy, theo tôi, xét trên tiêu chí về lợi ích quốc gia, Trung Quốc là nước hưởng lợi. Chính vì vậy, sau 8 năm phớt lờ, giữa năm ngoái họ mới chấp nhận thúc đẩy việc thực thi DOC, khi Mỹ khẳng định lợi ích quốc gia của họ ở Biển Đông tại ARF.
    Ý ông nói nhờ có những tuyên bố và cả hành động can dự của Mỹ, DOC mới đạt được bước tiến, tuy là về mặt hình thức, như hiện nay?
    Đúng thế. Nhưng thực sự liệu những xung đột tiềm tàng, ở những mức độ khác nhau, có được tháo ngồi nổ hay không, sau khi bản hướng dẫn này được ký, vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi còn nhiều yếu tố khác nữa.
    Là Tổng Thư ký ASEAN khi DOC được ký kết, ông hình dung thế nào về triển vọng của COC (Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông) mà gần đây người ta bắt đầu hâm nóng lại?
    Nhìn lại cả quá trình lúc đó, chúng ta nhớ lại rằng ý tưởng đầu tiên là một bộ qui tắc ứng xử, nhưng cuối cùng các nước ASEAN và Trung Quốc phải tạm hài lòng với một tuyên bố chính trị là DOC. Bởi vì, một văn bản có tính ràng buộc về pháp lý không thực hiện được vì những bên tham gia bất đồng về phạm vi áp dụng của nó.
    Việt Nam muốn gắn cả quần đảo Hoàng Sa vào, nhưng Trung Quốc phản đối. Một số thành viên ASEAN yêu cầu nhất thiết phải có Trung Quốc trong tiến trình này, và cái giá phải trả là đề xuất về một một tuyên bố chính trị.
    Khi vào thời điểm này, mọi người lại bắt đầu nói về triển vọng của COC, nhưng không hiểu họ hình dung những trở ngại trong quá khứ sẽ được vượt qua như thế nào. Riêng tôi, với toàn bộ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình, tôi chịu.
    Tức là không loại trừ khả năng sẽ chẳng có tiến triển gì trong việc đàm phán COC, như là với DOC trong suốt 8 năm trời?
    Không hoàn toàn như vậy. Vẫn sẽ có những tiến bộ, rất nhỏ và rất từ từ. Nhưng chỉ đủ để chứng tỏ rằng ASEAN và Trung Quốc đang đi đúng hướng, và sự can dự của Mỹ chỉ làm phức tạp hoá tiến trình này. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tận dụng thời gian để củng cố sức mạnh.
    Có những học giả cho rằng để có thể đi tới một giải pháp nào đó cho các tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc trước hết phải từ bỏ yêu sách vô lý về vùng nước bên trong đường chữ U. Ý kiến của ông?
    Có thể. Nhưng điều cần làm trước tiên là Trung Quốc phải giải thích rõ ràng về đường chữ U đó trên tấm bản đồ đó.
    Nhưng nếu họ vẫn tìm cách thoái thác giải thích, hay giải thích một cách vòng vo như hai năm rưỡi vừa qua thì sao?
    Thì họ càng có lợi trong việc củng cố sức mạnh quân sự, và tôi đoán họ sẽ làm như vậy.
    Chính vì vậy có những thành viên ASEAN muốn Mỹ tham gia vào tiến trình này, như một đối trọng?
    Có điều, Mỹ tự xác định mình có một trách nhiệm toàn cầu, và, vì vậy, Biển Đông chỉ là một trong những quan tâm của họ. Sự can dự của họ đến mức nào mới là điều đáng quan tâm.
    Thứ hai, Mỹ đang duy trì một quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc từ chiến lược, đến kinh tế, chính trị, quân sự..., cũng là một lợi thế khác cho sự can dự này.
    ASEAN cũng có thể chọn cách thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Có điều, một khi Trung Quốc càng ngày càng mạnh hơn, trong câu chuyện tranh chấp chủ quyền, liệu họ có coi trọng quan hệ với các nước ASEAN nhỏ bé?
    Tôi nghĩ ASEAN không bao giờ muốn phải chọn một trong hai: Trung Quốc hay là Mỹ. Có điều, cần phải rất khéo léo trong quá trình hoạch định chính sách liên quan tới hai cường quốc này.
    Ông nghĩ thế nào về một ASEAN gắn kết và đủ mạnh để có một vị thế nào đó khi đàm phán với Trung Quốc, như đã có nhiều người kỳ vọng?
    Hãy thực tế đi. Chúng ta đều biết Lào, Campuchia và Myanmar chẳng có mấy lợi ích trong việc phản đối những yêu sách của Trung Quốc. Tôi hy vọng một ASEAN đoàn kết hơn, nhưng ít hy vọng là riêng ASEAN có thể giúp giải quyết ổn thoả chuyện tranh chấp này.
    Vậy thì những gắn kết gần đây giữa những nước có cùng cảnh ngộ, như giữa Việt Nam với Philippines, mặc dù trước đây Philippines đã lên tiếng phản ứng khi Việt Nam và Malaysia trình chung đăng ký về thềm lục đia mở rộng? Có phải chính sách của Philippines đã thay đổi với một tổng thống mới?
    Tôi nghĩ sự leo thang của Trung Quốc đã khiến những nước nhỏ có tranh chấp với Trung Quốc tự nhiên có xu hướng tìm đến nhau, tìm sức mạnh chung để tự bảo vệ mình. Điều đó không nhất thiết là do Philippines có một tổng thống mới.
    Đây là một xu thế tốt, nhưng còn nhiều điều cần tỉếp tục thúc đẩy.
    Xin cám ơn ông.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Giải quyết vấn đề biển Đông: Dùng luật không dùng bạo lực

    Tác giả: Châu Giang theo The Diplomat
    Bài đã được xuất bản.: 29/11/2011 05:00 GMT+7

    Các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN vừa qua tại Honolulu và Bali đã chứng kiến các nỗ lực mới nhằm giải quyết vấn đề biển Đông theo cách tiếp cận dựa trên ngoại giao của khu vực. Tuy nhiên, các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực đang sử dụng.
    Căng thẳng xung quanh các tuyên bố đòi chủ quyền chồng lấn đối với các đảo nhỏ và vùng biển đi kèm đã bùng phát từ năm 2009, khi Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia chính thức trình yêu sách của mình theo Công ước của LHQ về luật Biển (UNCLOS). Việc Trung Quốc hồi năm ngoái bày tỏ sẵn sàng sử dụng hải quân và không quân để bảo vệ các yêu sách của mình - và phản ứng từ các nước liên quan như Việt Nam và Philippines - đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao hơn. Nhưng các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN trong việc xử lý vấn đề này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực sử dụng.
    Nói một cách khái quát, có 4 chiến lược chính:
    Thứ nhất là ý định thương thảo song phương. Trung Quốc đã liên tiếp nhấn mạnh ưu tiên cho giải pháp này, nhưng sự chênh lệch về quy mô và tầm ảnh hưởng kinh tế khiến cách tiếp cận này bị xem là có lợi nhiều hơn cho Bắc Kinh. Hơn nữa, còn nhiều nghi ngại xung quanh việc Trung Quốc chỉ định đàm phán thuần túy về việc ngừng hoạt động khai thác tài nguyên tại các mỏ dầu đang tranh chấp, chứ không muốn thỏa hiệp trong các vấn đề chủ quyền. Mặt khác, kênh song phương đã được sử dụng hiệu quả để giảm căng thẳng song phương, bằng chứng là thỏa thuận 6 điểm mới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng một số cơ chế mới để tham vấn về vấn đề biên giới.
    Chiến lược thứ hai là nỗ lực đưa vấn đề lên tầm khu vực và giải quyết ở cấp độ đa phương, trong đó các nước cảm thấy Trung Quốc có ít lợi thế hơn. ASEAN là tổ chức chính được chọn, và đối với nhiều nước trong khu vực, đây là một trong những phép thử mạnh nhất để xem liệu tổ chức này có giải quyết tốt vấn đề an ninh khu vực hay không. Nhưng do khác biệt về lợi ích, và thực tế là chỉ 4/10 nước thành viên có liên quan đến vấn đề biển Đông, khiến một giải pháp thông qua ASEAN vẫn ngoài tầm với. Khả năng Trung Quốc tách Myanmar, Lào và Indonesia khỏi các quan điểm của Việt Nam và Philippines đã cho thấy điểm yếu của cách tiếp cận này.
    Chiến lược thứ ba là phát triển các quan hệ ngoại giao và quân sự gần gũi hơn với Mỹ. Với 36 tàu ngầm tấn công và 6 hạm đội tàu sân bay tại Thái Bình Dương, Mỹ hiện vẫn là sức mạnh quân sự vô song trong khu vực, và các nước như Việt Nam và Philippines đã tìm kiếm sự đảm bảo chiến lược thông qua việc làm mới các thỏa thuận quân sự đã có hoặc ký các thỏa thuận quân sự mới với Washington. Các thỏa thuận về hạt nhân và quân y của Việt Nam được cho là nhằm mục đích này. Tương tự như vậy, trong chuyến thăm Manila của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau hội nghị APEC, bà Clinton đã tái khẳng định cam kết quốc phòng của Mỹ đối với Philippines trong Tuyên bố Manila và thông báo cung cấp thêm một xuồng ca nô bảo vệ bờ biển cho Hải quân Philippines.
    Chuyển hướng từ quan điểm trước đây vốn không can thiệp vào vấn đề này, Mỹ đã tăng cường cam kết với cả hai nước, vì nhiều lý do. Đầu tiên, Mỹ quan tâm đến các tác động lớn hơn của những yêu sách Trung Quốc đối với luật biển quốc tế, đặc biệt là 'đường lưỡi bò'. Thứ hai, khả năng Trung Quốc kiểm soát các tuyến viễn thông (SLOC) quan trọng của các đồng minh Đông Bắc Á như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc gây khó cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Việc Trung Quốc sẵn sàng chặn nguồn tài nguyên nhằm gây sức ép chính trị đã được chứng tỏ trong sự cố tàu cá tại Senkaku (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) hồi tháng 9/2010. Đối với Philippines và Việt Nam, các quan hệ mới với Mỹ vừa là một hàng rào chống lại sự xác quyết về quân sự của Trung Quốc, vừa là một hình thức gây sức ép, buộc Bắc Kinh thỏa hiệp trên diễn đàn ngoại giao.
    Nhưng bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với các lãnh đạo ASEAN tại Bali vừa qua cho thấy Trung Quốc gần đây đã có một tông giọng mềm hơn, thể hiện rằng họ sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, và hứa hẹn đầu tư lớn vào khu vực. Mặc dù vậy, ông Ôn vẫn cảnh báo sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào các tranh chấp trong khu vực. Dù cảnh báo này chủ yếu nhằm vào Mỹ, nhưng nó cũng bao gồm cả các cường quốc khác.
    Chiến lược thứ tư là quốc tế hóa vấn đề này bằng việc kéo các nước ngoài khu vực như Ấn Độ và các nước châu Âu tham gia khai thác nguồn năng lượng trong các vùng biển đang tranh chấp. Thỏa thuận gần đây của Ấn Độ với Việt Nam khai thác chung mỏ khí tại các vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc nằm trong logic này. Ngoài công ty ONGC của Ấn Độ, còn có một số các công ty nước ngoài khác đã ký hợp đồng khai thác với Việt Nam như Chevron, Exxon Mobil, BP và Zarubezhneft.


    [​IMG] Như vậy, chiến lược duy nhất chưa thực sự được nước nào thử nghiệm là sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế đa dạng, quy định cụ thể cho từng loại tranh chấp - các tòa án trọng tài theo quyền tài phán của UNCLOS, Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
    Tất nhiên, Trung Quốc liên tục bác bỏ các nỗ lực pháp luật hóa các tranh chấp, bằng chứng là họ đã gạt bỏ một đề nghị mới đây của Philippines đưa tranh chấp giữa hai nước ra ITLOS. Việc này thường được các chuyên gia khu vực viện dẫn như lý do để giải thích tại sao có ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao thông qua ASEAN.
    Vấn đề nảy sinh khi tìm kiếm một giải pháp ngoại giao là phản ứng của dân chúng ở các nước khi bất cứ nhượng bộ nào có thể được đưa ra. Ví dụ dư luận Trung Quốc về đường lưỡi bò. Theo thăm dò dư luận, gần như toàn thể nhân dân Trung Quốc ủng hộ đòi hỏi của nước này đối với toàn bộ vùng biển nằm trong đường lưỡi bò, rất ít người hiểu các nguyên tắc của luật quốc tế đương đại, thềm lục địa, hay vùng đặc quyền kinh tế. Sự ủng hộ của dư luận Trung Quốc đối với các yêu sách của nước mình đã được tạo dựng thông qua hệ thống giáo dục, trong đó các sinh viên Trung Quốc được dạy là nước họ có chủ quyền đối với khu vực này từ triều đại nhà Tần. Dù các đòi hỏi từ lịch sử này chưa được chứng minh, nhưng chúng đã gây ra một sự tưởng tượng mạnh mẽ trong công chúng và sự ủng hộ này khiến bất cứ chính phủ nào ở Trung Quốc khó có thể nhượng bộ về cái được coi là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Thỏa hiệp trong tình huống này sẽ bị hiểu là phản bội chủ quyền quốc gia, và đây không chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ quan luật pháp gần như tránh được vấn đề này khi giao trách nhiệm quyết định cho một bên thứ ba. Hơn nữa, các quyết định pháp lý được đưa ra theo nguyên tắc công khai và minh bạch, khác với các biện pháp ngoại giao.
    Trong lịch sử, các tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước thường có hai giải pháp: quân sự hoặc ngoại giao. Phần Đối thoại Melian trong cuốn Chiến tranh giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại (Peloponnesian War) của Thucydides đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng là "kẻ mạnh làm điều họ muốn, và kẻ yếu chịu đựng cái họ cần phải chịu". Đúng là đến nay các quan hệ quốc tế vẫn được nuôi dưỡng bởi sự chênh lệch về quy mô và sức mạnh quốc gia, nhưng trật tự toàn cầu hiện nay đang tìm cách làm dịu các chênh lệch đó bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và các cơ chế giải quyết tranh chấp.
    Đúng là Trung Quốc đã từ chối sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp này, nhưng thực tế đơn giản của vấn đề là các cơ quan đó cũng không phải là lựa chọn chung của các nước đòi chủ quyền khác trong khu vực. Đối với những trường hợp được đưa ra ITLOS, không có quyền kháng án (dù trong một số trường hợp, ITLOS sẽ có thể xem xét lại hoặc thay đổi lại phán quyết). Điều đó có nghĩa là một khi vụ việc đã được quyết định, không còn sự trợ giúp nào nữa, và các chính phủ phải chấp nhận phán quyết của tòa. Đây là điều không hề thú vị đối với nhiều chính phủ trong khu vực. Tuy nhiên, cũng cần phải thử.
    Xu thế hiện nay hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử dường như nhằm áp dụng biện pháp chính trị chứ không phải là pháp luật, nhưng đây chính là lý do tại sao các cơ chế này được tạo ra. Sẽ là nguy hiểm và vô nghĩa nếu tiếp tục theo đuổi biện pháp ngoại giao đối với một vấn đề nhạy cảm quốc gia như vậy. Ngoại giao trong trường hợp này sẽ chỉ giúp trì hoãn xung đột thêm một thế hệ hoặc hơn, nhưng lại khiến cho bất cứ cơ hội nào để áp dụng giải pháp pháp lý càng trở nên xa vời hơn.
    Vì thách thức trên, toàn khu vực cần đồng lòng đi theo con đường pháp lý. Đúng là Trung Quốc ban đầu không muốn thay đổi thái độ phản đối sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng có thể tốt nếu ASEAN theo đuổi chính sách này một cách đoàn kết. Hơn nữa, ASEAN và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thành lập các quỹ để tiến hành hội nghị và hội thảo về luật quốc tế cho các nhà ngoại giao và các học giả của mình, và tìm cách làm dịu nhận thức của công chúng trong thập kỷ tới để tiến trình pháp lý được diễn ra.
    Một phán quyết của một cơ quan trung lập, dù không được lòng dân, cũng ít khả năng đặt ra các vấn đề giữa một nhà nước và nhân dân của nước đó, đây chắc chắn là một nhân tố chính trong cách tiếp cận của nhà nước về vấn đề này. Cách tiếp cận này cũng sẽ tạo ra một ấn tượng đáng kể trong cộng đồng quốc tế, và làm mới lại việc pháp lý hóa các quan hệ quốc tế dường như đã bị đình trệ từ năm 2001.
    Việc áp dụng nguyên tắc và gắn lợi ích cá nhân vào các nguyên tắc pháp lý là những lựa chọn mới hơn. Trong trường hợp này, đây có thể là giải pháp duy nhất có cơ hội được công chúng chấp nhận. Giới lãnh đạo trong khu vực nên ghi nhận điều này./.
    John Hemmings là đồng tác giả và chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Khoa Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Viện Các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia ở London (Anh).
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hổ trong sân Rồng

    Tác giả: Nguyễn Huy theo Atimes
    Bài đã được xuất bản.: 30/11/2011 05:00 GMT+7


    Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS)năm nay ở Bali, Indonesia ngày 18-19/11 đã hoan nghênh hai thành viên mới - Mỹ và Nga. Các thành viên mới này đã làm cho cuộc gặp của các đối tác đối thoại trở nên phức tạp hơn, khi không cần để ý tới bối cảnh địa lý trong tiêu đề của nó.
    EAS đã có nhân tố ngoài khu vực kể từ khi khởi đầu năm 2005 ở Kuala Lumpur với sự hiện diện của Australia, New Zealand và Ấn Độ và gây ra nhiều tranh cãi. Chủ trì và khởi xướng dự án này, Malaysia, đã phản đối sự hiện diện của hai quốc gia Thái Bình Dương khi cho rằng xét về mặt dân tộc họ không phải là châu Á trong khi Trung Quốc thì không tán thành sự có mặt của Ấn Độ, một quốc gia Nam Á có thể đe doạ vị trí vượt trội của mình.
    Trong số các cường quốc không phải ở Đông Á giờ đây nắm ghế chủ chốt tại EAS, Ấn Độ có lẽ đối mặt với những thách thức lớn nhất trong việc minh chứng ảnh hưởng của mình với chương trình nghị sự ngoại giao của khu vực. Tâm điểm trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ thời điểm Thủ tướng Manmohan Singh công du Bali phần lớn là cuộc gặp song phương mà ông lên kế hoạch từ trước với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh. Hầu như không có gì đả động tới khả năng của Ấn Độ để trở thành một người chơi Đông Á lớn. Điều này phản ánh khoảng cách không nhỏ giữa các khát vọng và thực tế.
    Giới hoạch định chiến lược cấp cao của Ấn Độ mong muốn định hình đất nước như một lực lượng đối trong môi trường bao vây chiến lược của Trung Quốc, có thể là thay thế Mỹ trong thời gian dài khi Washington mất đi sức mạnh tài chính cần thiết để phô trương sức mạnh nói chung tại khu vực Đông Á. Kể từ khi sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế của Trung Quốc thấm dần vào Nam Á, New Delhi đã nỗ lực tìm kiếm áp lực "ăn miếng trả miếng" tại Đông Nam và Đông Bắc Á để nhắc nhở Bắc Kinh rằng, sự chi phối ở châu Á sẽ không được thừa nhận nếu không có đua tranh.
    Những nhân tố chính trị trong chính sách "Hướng Đông" hai thập niên nay của Ấn Độ được nhấn mạnh bởi sự sẵn sàng tiến vào một khu vực mà Trung Quốc "làm mưa làm gió" kể từ khi Nhật Bản giảm sút, với các hy vọng rằng, New Delhi sẽ trỏ thành một "cường quốc cư trú" giống như Mỹ. Tuy nhiên, khác với Washington, New Delhi phải đối mặt với sự khan hiếm nghiêm trọng để có thể thúc đẩy giấc mơ trở thành người chơi chủ chốt tại các khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á.
    Các nhà chiến lược hải quân Ấn Độ đầu năm nay đã cảnh báo về sự cứng rắn ở khu vực tranh chấp Biển Đông, tiếp theo cuộc tranh cãi với Trung Quốc về việc thăm dò khai thác dầu khí của một công ty dầu quốc doanh Ấn Độ ở ngoài khơi Việt Nam. Đô đốc Arun Prakash, một vị chỉ huy nghỉ hưu của hải quân Ấn Độ khá thận trọng khi đề cập tới khả năng xung đột với Trung Quốc về "tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế" vào thời điểm hải quân Ấn Độ bị dàn mỏng và thiếu phương tiện để duy trì "sự hiện diện hải quân bền vững ở khu vực cách đất nước 4.630 km nhằm hỗ trợ cho tập đoàn ONGC Videsh Ltd hoạt động ở Biển Đông".
    [​IMG]Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ tại Bali, Indonesia Ảnh: darpanmagazine Trong sự đảo ngược câu nói của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt "nói nhẹ nhàng và cầm theo cây gậy lớn", quan chức Ấn Độ không thể dễ dàng tương tác những trao đổi ngoại giao với một số quốc gia Đông Nam Á lo ngại Trung Quốc vào việc mở rộng hải quân cụ thể.
    Không giống như Mỹ, Ấn Độ thiếu căn cứ hải quân hay tàu chiến có thể ngăn được sức mạnh của hải quân Trung Quốc ở Đông Nam và Đông Bắc Á.
    Trung Quốc, nước thường xuyên bác bỏ tham vọng của Ấn Độ trở thành một siêu cường châu Á bởi những nhược điểm nội bộ, tuy vậy lại không thoải mái với những cuộc diễn tập quân sự đa phương có sự tham gia của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia ở những vùng nước mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Nhưng với lực lượng hải quân tương đối yếu, New Delhi trong quá khá đã hạn chế các động thái như vậy để tránh chọc giận Trung Quốc.
    Quan điểm của Trung Quốc khi cho rằng, hải quân nước ngoài không nên "xâm nhập" vào những khu vực đại dương rộng lớn bên ngoài khái niệm về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế có thể là vấn đề an ninh tâm điểm của EAS. Mặc dù các tham vọng ngày một tăng cao, Ấn Độ tốt nhất nên là người chơi "khiêm nhường" ở điểm này và sẽ vẫn là như thế chừng nào hải quân của họ chưa trở thành một lực lượng toàn cầu.
    Trong lĩnh vực kinh tế, hiệp định tự do thương mại của Ấn Độ (FTA) với 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tạo cho New Delhi tầm quan trọng không thể phủ nhận tại EAS. Dù thoả thuận này vẫn nhỏ hơn nhiều trong kênh trao đổi hàng hoá so với FTA của Trung Quốc với ASEAN, thì sự đón nhận một thị trường khổng lồ khác với cả tỉ người tiêu dùng ngay cạnh Trung Quốc là điều đáng được hoan nghênh ở các quốc gia nhỏ hơn tại EAS, những nước lo ngại các nhà sản xuất địa phương phải chịu thiệt thòi trong cánh tay xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc.
    Tuy nhiên, một trong những thiếu sót trong các chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ là tầm nhìn của nó không đủ vượt quá xa về phía đông. Người Ấn Độ quen thuộc hơn với kế hoạch đóng một vai trò ở Đông Nam Á hơn là hướng tới nơi xa xôi Đông Bắc Á. Thứ hai là động thái hướng tới sự tương tác kinh tế gần gũi hơn, một tiến trình mà với Ấn Độ dường như là thách thức.
    Mặc dù có những cách biệt về lịch sử và chiến lược, nhưng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng cường thêm hàng loạt thoả thuận trao đổi tiền tệ ra đời kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhằm đối phó với những cú sốc đột ngột. Là những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, ba cường quốc Đông Bắc Á có những ràng buộc chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, tạo ra một động lực mới của các khu vực ủng hộ Trung Quốc cạnh tranh với lối vận động ủng hộ Mỹ kiểu cũ hơn ở Tokyo hay Seoul.
    Thách thức của Ấn Độ như một cường quốc kinh tế trỗi dậy là tìm ra con đường đi để nuôi dưỡng các lực lượng ủng hộ Ấn Độ tại Đông Á thông qua công cụ thương mại và tài chính cụ thể. Trừ phi nền kinh tế Ấn Độ phát triển sản xuất và xuất khẩu đáng kể, nếu không New Delhi sẽ tự bị cô lập trong sáng tạo kinh tế địa phương chủ nghĩa mà Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu. Sức mạnh của Trung Quốc trong xuất khẩu giờ đây đã cho phép họ chuẩn bị một thoả thuận thanh toán thương mại nhân dân tệ với 10 nước thành viên ASEAN, thúc đẩy vị thế của đồng nhân dân tệ như một đồng tiền dự trữ khu vực ở châu Á.
    Nút thắt của vấn đề là thực tế rằng, Ấn Độ vẫn chưa phải là nhân vật trung tâm trên sân khấu Đông Á. New Delhi sẽ cần sắp xếp lại sự biến đổi cấu trúc giữa các ưu tiên hải quân và lực đẩy kinh tế trước khi có thể tuyên bố bước vào "trận đấu" với Trung Quốc và là một đối thủ đáng gờm ở Đông Á.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 2011: Mỹ, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất

    [​IMG] CHU KHÔI
    28/11/2011 08:48 (GMT+7)
    [​IMG] Xuất khẩu hạt điều 11 tháng ước đạt 164 ngàn tấn, thu về 1,4 tỷ USD.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tính đến hết tháng 11/2011 đã đạt kế hoạch cả năm, vượt hơn 3 tỷ USD so với kim ngạch năm trước.

    Trong tháng 11/2011, cả nước đã thu về khoảng 2 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản, trong đó các mặt hàng nông sản chính đạt 895 triệu USD, các mặt hàng lâm sản chính đạt 370 triệu USD, thuỷ sản đạt 650 triệu USD. Lũy kế 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 22,6 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 30,6%.

    Kim ngạch các mặt hàng nông sản chính có tốc độ tăng trưởng khá hơn cả, thu về 12,3 tỷ USD, tăng 36,6%; các mặt hàng lâm sản chính đạt 3,8 tỷ USD, tăng 14,2% và mặt hàng thuỷ sản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9%. Về thị trường, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc thu về 4,56 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ với 3,32 tỷ USD.

    Xuất khẩu gạo tháng 11 đạt 450 nghìn tấn, kim ngạch 260 triệu USD, đưa lượng gạo xuất khẩu 11 tháng lên 6,8 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,1% về lượng và 16,7% về giá trị. Giá gạo bình quân tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu gạo của cả năm chỉ có thể ở mức 7-7,2 triệu tấn.

    Xuất khẩu cà phê tháng 11 ước đạt 30 ngàn tấn, với kim ngạch 70 triệu USD, như vậy khối lượng xuất khẩu 11 tháng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 1,1 triệu tấn) nhưng giá trị gấp 1,5 lần (2,3 tỷ USD). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đạt 2.210 USD/tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường lớn nhất của Việt Nam là: Mỹ chiếm 11,3%; Đức 9,7%, Bỉ 8,5%. Dự báo khối lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2011 ở mức gần 1,19 triệu tấn.

    Với mặt hàng cao su, tháng 11 ước xuất 60 nghìn tấn thu về 225 triệu USD. Lượng cao su xuất khẩu 11 tháng đạt 651 nghìn tấn, thu về 2,7 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm 4,7% về khối lượng nhưng giá trị tăng 37,5%. Xuất khẩu cao su vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, chiếm tới gần 60% tỷ trọng xuất khẩu. Khả năng xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam sẽ dừng ở con số khoảng 3 tỷ USD.

    Đối với mặt hàng điều, tháng này xuất 20 nghìn tấn, kim ngạch 170 triệu USD, đưa xuất khẩu 11 tháng ước đạt 164 ngàn tấn, thu về 1,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu điều giảm 6,7% về lượng nhưng vẫn tăng 35,4% về giá trị. Do nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng nhu cầu, giá tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với năm 2010.

    Xuất khẩu tiêu tháng 11/2011 được 6 nghìn tấn, kim ngạch 40 triệu USD, đưa lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng đạt 122 nghìn tấn, kim ngạch 713 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước lượng tăng 10,5% nhưng giá trị tăng mạnh, tới 83%. Nhu cầu tiêu tăng mạnh ở hầu hết các thị trường, trong đó đáng chú ý là so với cùng kỳ năm 2010 khối lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng 45,6%, Tây Ban Nha tăng 123,7%, Singapore tăng 83,3%, Ai Cập tăng 74,1%, Pakistan tăng 44,9%.

    Thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm 19,7% tỷ trọng giá trị xuất khẩu tiêu. Ước tính khối lượng hồ tiêu xuất khẩu năm 2011 của Việt Nam ở mức gần 139 nghìn tấn với trị giá hơn 864 triệu USD.

    Trong lĩnh vực lâm sản, ước kim ngạch xuất khẩu tháng 11 đạt 350 triệu USD, đưa kim ngạch từ đầu năm đến nay lên con số 3,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước. Mỹ tiếp tục duy trì là bạn hàng đứng đầu chiếm hơn 1/3 giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ.

    Thủy sản đang hướng tới kỷ lục mới về kim ngạch, nhận định lạc quan này căn cứ trên kết quả xuất khẩu tháng 11 đạt 650 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng lên 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so cùng kỳ năm trước. Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện đang tiếp tục tăng mạnh, hiện đã lên tới mức 28.500-29.000đồng/kg. Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm 2011 sẽ giữ vững ở mức hơn 6 tỷ USD.

    Xuất khẩu tăng trưởng mạnh, nhưng nhập khẩu vật tư và nông lâm thủy sản cũng tăng mạnh không kém. Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 11 đạt 1,3 tỷ USD đưa tổng giá trị nhập khẩu 11 tháng đầu năm lên 14,4 tỷ USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng phân bón các loại nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 3,9 triệu tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 27,6% về lượng và 55,2% về giá trị.

    Nhập khẩu nhiều loại vật tư khác cũng tăng cao: thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng 20,7%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng gần 20% (tốn tới 2 tỷ USD); gỗ nguyên liệu tăng 16,2% (chi phí tới 1,2 tỷ USD).
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 01/12/2011, 07:59 (GMT+7)
    Ồ ạt xuất khẩu than - Kỳ 1: Chuyển “núi” ra nước ngoài


    TT - Chín tháng đầu năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN đã xuất khẩu tới 12,5 triệu tấn than. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện VN lại đang và sẽ phải nhập than với giá cao.



    [​IMG]
    Khai thác than xuất khẩu tại Công ty than Mạo Khê, Quảng Ninh - Ảnh: NGUYỄN ĐÁN
    [​IMG]
    Khai thác than xuất khẩu tại Quảng Ninh - Ảnh: NGUYỄN ĐÁN
    Mặc dù có chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên dạng thô, đặc biệt VN đã phải nhập khẩu than, nhưng chín tháng đầu năm 2011 Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) vẫn xuất tới 12,5 triệu tấn than. VN tiếp tục nằm trong top 5 nước xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới.
    Một quan chức Bộ Tài chính mới đây đã phải thốt lên: tốc độ xuất khẩu như vậy là quá ồ ạt và bộ này đã phải tăng thuế xuất khẩu than vào tháng 9-2011, nhưng cả năm TKV vẫn có thể xuất khẩu đạt 16,5 triệu tấn...
    Doanh thu cao nhờ bán than
    Tại các mỏ than của TKV ở Quảng Ninh những ngày cuối tháng 11-2011, không khí khai thác vẫn sôi động để chuẩn bị hoàn thành mục tiêu năm 2011 khai thác 47,06 triệu tấn than nguyên khai (chưa chế biến), bằng 100,8% năm 2010.
    Hầu hết công ty thành viên của TKV công nhân làm việc liên tục ba ca nhằm đảm bảo sản lượng khai thác. Với kế hoạch đặt ra từ đầu năm doanh thu lên tới gần 73.000 tỉ đồng (gần 3,5 tỉ USD), TKV vừa được xếp hạng là một trong những tập đoàn có doanh thu cao nhất VN, chỉ sau một số tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Xăng dầu...
    Theo Bộ Công thương, tính chung giai đoạn 2006-2010 TKV sản xuất và tiêu thụ bình quân mỗi năm 40-41 triệu tấn than sạch. Sản lượng khai thác của TKV liên tục tăng mạnh. Với số lượng than nguyên khai đào được ngày càng tăng, doanh thu từ than và giá trị xuất khẩu của TKV đạt được cũng rất lớn. Nếu như năm 2006 TKV mới thu được khoảng 15.300 tỉ đồng từ than thì năm 2009, tức sau bốn năm, doanh thu đã tăng hơn gấp đôi, lên tới trên 36.500 tỉ đồng.
    Với tổng lượng than bán được năm 2010 là 42 triệu tấn, TKV cho biết đã xuất khẩu 18,7 triệu tấn. Tính chung năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu than khoáng sản của tập đoàn này lên đến con số ấn tượng: 1,4 tỉ USD!
    Theo một quan chức của TKV, rất khó có thể so sánh xuất khẩu than với các loại khoáng sản khác. Bởi khai thác than tạo ô nhiễm và khi khai thác xong trên bề mặt và dưới lòng đất các lò than rất khó khôi phục, trả lại nguyên trạng mà có thể phải mất cả chục năm sau cây cối mới xanh tươi trở lại.
    Số lượng than khai thác mỗi năm lên tới trên 40 triệu tấn, theo quan chức này là đã đem ra khỏi lòng đất một lượng vật chất khổng lồ. Với lượng than xuất khẩu của TKV năm 2010 là khoảng 18,7 triệu tấn, một chuyên gia trong lĩnh vực khoáng sản ví von số lượng này tương đương mấy quả núi được chuyển ra nước ngoài...
    Tăng thuế cũng không sao
    Một lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng tốc độ xuất khẩu than như vậy là quá ồ ạt, trong khi chủ trương chung của Nhà nước là hạn chế xuất khẩu tài nguyên dạng thô, nên Bộ Tài chính đã phải tăng thuế xuất khẩu than từ ngày 11-9-2011 thêm 5%, lên mức 20%.
    Ông Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, cho biết với những thông tin ông có được thì than TKV xuất khẩu chỉ một lượng nhỏ trong nước không dùng đến, còn lại ước tính phải đến 10 triệu tấn chính là loại than mà VN đang và sẽ phải nhập trong tương lai. Ông Sơn cho rằng TKV nên công khai tỉ lệ từng loại than xuất khẩu xem thực chất đang xuất khẩu loại than gì.
    Đặc biệt, ông Sơn phân tích chất lượng than trong lòng đất cơ bản không thay đổi, vấn đề TKV khai thác được nhiều than đẹp để xuất khẩu còn do sử dụng công nghệ mới. Cũng có thể nói TKV đã chạy theo số lượng khi khai thác cả than lộ vỉa để tăng số lượng khai thác, tăng xuất khẩu.
    Chuyên gia địa chất Lê Quang Cảnh, nguyên cán bộ Liên đoàn 3 Tổng cục Địa chất, cũng cho rằng hiện đối tác lớn mua than của TKV là Trung Quốc và họ mua chủ yếu để phục vụ nhu cầu không phải quá cao cấp. Theo ông Cảnh, Trung Quốc đã phải khai thác xuống rất sâu, giá thành cao nên họ cần mua than của VN. Tuy nhiên, chính vì thế VN nên tính việc xuất khẩu than với lợi ích lâu dài chứ không phải trước mắt.
    CẦM VĂN KÌNH
    Kỳ tới: Sẽ phải nhập giá cao
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Tư, 30/11/2011, 16:15 (GMT+7)
    Bà Clinton bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Myanmar


    TTO - Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã có mặt ở Myanmar ngày 30-11 trong chuyến thăm của quan chức Mỹ cấp cao đến quốc gia Đông Nam Á này trong nửa thế kỷ qua, theo AFP.



    [​IMG]
    Bà Clinton đã đến Myanmar trong chuyến thăm hai ngày - Ảnh: AFP Sau khi tham dự một hội thảo về viện trợ ở Hàn Quốc, bà Clinton đã bay đến sân bay Naypyidaw, thành phố trong vùng rừng rậm hẻo lánh vừa được chính quyền quân sự nước này chọn làm thủ đô mới từ năm 2005.
    Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo về chuyến đi của bà Clinton tới châu Á vào đầu tháng này. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình sau tuyên bố của ông Obama, bà Clinton nói bà tới Myanmar vì muốn “tự mình đánh giá về mức độ nghiêm túc và chân thành của họ”.
    AFP dẫn lời bà Clinton nói bà sẽ yêu cầu Myanmar thả tất cả những người bị bắt giam vì lý do chống đối nhà nước, kết thúc các cuộc xung đột giữa những sắc dân thiểu số và lực lượng chính quyền kéo dài nhiều thập kỷ.
    Dự kiến trong ngày 1-12, bà Clinton sẽ gặp Chủ tịch Myanmar Thein Sein, một cựu tướng lĩnh hiện đang được coi là người đứng đầu cải cách. Bà cũng sẽ đến thành phố Yangon, cố đô và là thành phố chính của Myanmar, để gặp nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
    Trước chuyến thăm của bà Clinton, các lãnh đạo Myanmar đã có chuyến thăm Bắc Kinh, như một cách xác nhận quan hệ giữa hai phía, theo AFP.
    Myanmar từng là một nước sản xuất lương thực hàng đầu châu Á và có mức sống hàng đầu châu lục cho tới tận Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngoại trưởng gần nhất, và duy nhất, của Mỹ từng thăm Myanmar là ông John Foster Dulles vào năm 1955.
    HẢI MINH
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 01/12/2011, 08:25 (GMT+7)
    Việt Nam - Thái Lan hợp tác xuất khẩu gạo


    TT - Hà Nội - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã thăm chính thức Việt Nam chiều 30-11 theo thông lệ thăm các nước Asean sau khi nhậm chức.




    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Hà Nội - Ảnh: VIỆT DŨNG
    Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng *************** và Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã diễn ra ngay sau lễ đón với nhiều nội dung trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế.
    Tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tại cuộc hội đàm, hai bên đã nhất trí tiếp tục khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển nguồn nhân lực, kết nối giao thông và hợp tác xuất khẩu gạo. Hai bên cũng đồng ý sớm tổ chức cuộc họp nội các chung và tiểu ban hỗn hợp về hợp tác thương mại; tiến hành tuần tra chung trên biển; thúc đẩy hợp tác khai thác ba bên tại vùng chồng lấn trên biển giữa Thái Lan - Việt Nam - Malaysia.
    Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai vị thủ tướng khẳng định cam kết tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác trong tiểu vùng Mekong, đảm bảo sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
    Hai bên nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, tự do và an toàn hàng hải ở biển Đông là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; ủng hộ các nỗ lực của ASEAN thúc đẩy thực hiện luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (1982) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) cũng như sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC).
    Cùng ngày, ************* Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ tướng Yingluck Shinawatra và xem chuyến thăm của Thủ tướng Yingluck là biểu hiện sinh động của mối quan hệ láng giềng hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Thái Lan.
    HƯƠNG GIANG - TTXVN
  8. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Tiết lộ bí mật gây sốc về kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc?

    Cập nhật lúc 07h36" , ngày 01/12/2011 -


    (VnMedia) - Kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn gấp nhiều lần mức độ mà thế giới có thể biết đến. Đây là kết luận được một nhóm sinh viên Mỹ đưa ra sau 3 năm miệt mài nghiên cứu các tài liệu mật mà họ có được.

    Nhóm sinh viên Mỹ đã phát hiện ra cái mà người Trung Quốc gọi là “Vạn lý trường thành ngầm” – một mạng lưới đường hầm rộng mênh mông được thiết kế để cất giữ khó vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng hiện đại và phong phú của một trong những cường quốc hàng đầu thế giới này.

    Được hướng dẫn bởi một cựu quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc, các sinh viên đến từ trường Đại học Georgetown, thủ đô Washington DC, đã tìm hiểu về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thông qua việc dịch hàng trăm tài liệu quân sự Trung Quốc, phân tích những hình ảnh vệ tinh và tìm hiểu hàng ngàn bộ tài liệu trên mạng.

    Mục tiêu nghiên cứu của nhóm sinh viên Mỹ là hàng ngàn km đường hầm ngầm dưới lòng đất do Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc đào nhằm chôn giấu kho vũ khí hạt nhân của nước này.

    Sau vụ động đất kinh hoàng tấn công vào tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, các bản tin đã cho thấy hàng ngàn kỹ thuật viên về phóng xạ đã hối hả đổ về khu vực và hình ảnh về những quả đồi bị sập đã làm dấy lên tin đồn về sự tồn tại của một hệ thống mạng lưới đường hầm ngầm dưới lòng đất. Trung Quốc sau này cũng thừa nhận sự tồn tại của hệ thống này.

    Từ hệ thống đường hầm đó, các sinh viên Mỹ đã cố gắng vẽ lên một bức tranh chân thực nhất về năng lực hạt nhân của Trung Quốc và họ tin rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu nhiều hơn rất nhiều so với con số từ 80-400 mà mọi người trước đây thường ước tính.

    Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định, họ chỉ duy trì một số lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân để có được “khả năng răn đe tối thiểu”. Tuy nhiên, nhóm sinh viên Mỹ cho rằng, con số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc trên thực tế có thể lên tới con số 3.000 đơn vị.

    Bản nghiên cứu dài 363 trang của các sinh viên Mỹ với những thông tin gây sốc nói trên đã dẫn đến một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ và đã được các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc quan tâm xem xét.

    Tuy nhiên, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích bản nghiên cứu của các sinh viên. Họ tỏ ra hoài nghi về sự chính xác của bản nghiên cứu khi mà các sinh viên này đưa ra kết luận dựa trên những thông tin không chính thống trên mạng. Kinh ngạc hơn, các sinh viên Mỹ còn dựa vào cả một bộ phim mang tính hư cấu về lực lượng pháo binh Trung Quốc.

    Nghiên cứu của các sinh viên Mỹ bị phản đối mạnh mẽ nhất từ các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Những chuyên gia này lo ngại, bản nghiên cứu đó có thể gây ra một cuộc tranh luận về vấn đề duy trì vũ khí hạt nhân trong một thời đại mà các nỗ lực đang được thực hiện để cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của các nước sau Chiến tranh Lạnh.

    Kiệt Linh - (theo AP, DM)

    Link: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ve-kho-vu-khi-hat-nhan-Trung-Quoc/7457463.epi


    Quả thực rằng TQ đang ngồi trên đống bom.
    Không hiểu khi chiến tranh xảy ra, kho bom này trúng tên lửa đối phương thì sẽ ra sao nhỉ?
    Thật đúng là: Gậy ông lại đập lưng ông!


    =))=))=))
  9. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nga đẩy mạnh cấp phép sản xuất nhiều vũ khí "khủng" cho Ấn Độ

    (Phunutoday) - Nga với Ấn Độ đã kí bản hợp tác quân sự thông qua đó Ấn Độ sẽ được Nga trao cho quyền sản xuất các loại vũ khí mà trước đấy Nga độc quyền.

    Theo đó, Nga đang thực hiện cấp phép cho Ấn Độ sản xuất các máy bay chiến đấu Su-30MKI và xe tăng T-90S tại Ấn Độ, hợp tác phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5, máy bay vận tải đa năng, hệ thống tên lửa BrahMos.

    Phía Nga đánh giá tích cực về sự năng động của Ấn Độ trong các dự án cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu đa năng tương lai và máy bay vận tải đa mục đích, cấp phép chương trình sản xuất các máy bay chiến đấu Su-30MKI và xe tăng T-90S tại Ấn Độ, cũng như dự án BrahMos.

    Nhưng dạo gần đây có nhiều tin đồn về việc Nga đang chậm chễ trong việc cấp phép sản xuất loại xe tăng hiện đại T-90 của Nga cho Ấn Độ. Nhưng rất nhanh chóng Moscow đã đưa ra lí lẽ phản bác nguồn tin này và cho rằng: " Phía Nga đã kịp thời và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Ấn Độ về việc cấp phép sản xuất xe tăng T-90 cho nước này, bao gồm cả việc cung cấp các tất cả các trang thiết bị cần thiết và chuyển giao các tài liệu kỹ thuật về loại xe tăng này cho Ấn Độ," nguồn tin Bộ quốc phòng Nga cho biết vào hôm qua.

    Nga đang cấp phép cho Ấn Độ sản xuất các máy bay chiến đấu Su-30MKI và xe tăng T-90S tại Ấn Độ, hợp tác phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5, máy bay vận tải đa năng, hệ thống tên lửa BrahMos.

    "Thật khó để biết tại sao những các tin đồn này lại nổi lên, chúng tôi đang cố gắng hết sức để chuyển giao công nghệ sản xuất loại xe tăng này cho Ấn Độ sớm nhất", nguồn tin trên cho biết thêm.

    Ấn Độ muốn mua khoảng 310 xe tăng T-90 từ năm 2001 sau việc các nhà máy sản xuất xe tăng nội địa không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết để cho ra đời 1 chiếc xe tăng hoàn chỉnh. Ấn Độ định mua thêm xe tăng T-80 của Ukraine, và tiếp tục mua 1.000 xe tăng T-90 nữa của Nga.

    Trước đây hợp đồng về chuyển giao vũ khí giữa Nga và Ấn Độ đã có sự bất đồng nhưng đã được giải quyết vào năm 2008. Cho đến nay có 150 xe tăng T-90S đã được sản xuất theo chương trình hợp tác quân sự 2 nước tại nhà máy sản xuất (HVF) ở Avadi, Chennai.

    Hiện tại cả Nga và Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh thêm các hợp đồng về hợp tác sản xuất vũ khí quân sự.


    Link: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...xuat-nhieu-vu-khi-khung-cho-An-Do/7457551.epi

    Những vũ khí này sẽ sớm có mặt ở Việt Nam.
    Tạm nhập tái xuất mà!


    =D>=D>=D>=D>=D>
  10. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Nên thay đổi tỷ trọng thôi.[r23)][r23)][r23)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này