1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3979 người đang online, trong đó có 103 thành viên. 06:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34988 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/2011062611120365p0c1013/tu-bien-giao-chi-den-duong-luoi-bo.htm

    Từ biển Giao Chỉ đến “đường lưỡi bò”
    LTS: Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông.
    Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy danh xưng biển Nam Trung Hoa (chỉ biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.
    Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về vấn đề trên.
    Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.
    Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa
    Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.
    Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
    [​IMG]
    Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
    Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
    Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).
    Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình
    Như chúng ta biết, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.
    Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…
    [​IMG]
    Bản đồ 3, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
    Những bước leo thang trên biển Đông
    Ngày 15-1-1974, Trung Quốc đem quân đến đánh chiếm các đảo Hoàng Sa. Dưới thời của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Trung Quốc đem thủy quân hùng hậu đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (năm 1988).
    Ngày 21-2-1992, Trung Quốc ra quy định biển Đông thuộc lãnh hải tỉnh Hải Nam, theo bản đồ với những “đường cắt khúc chín đoạn” chiếm hầu hết biển Đông, thâu tóm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009. Việt Nam và các nước liên quan đã phản đối sự phi lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” này.
    Mấy tháng gần đầy, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Đông, xâm phạm vào cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc có hành động ngang ngược là gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí hay các chương trình nghiên cứu khác về biển. Những hành vi gây hấn này được Trung Quốc tiến hành trong phạm vi “đường lưỡi bò”, mặc dù đường ranh giới này vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.
    Phải khẳng định rằng những hành vi của Trung Quốc là sai trái, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, xâm phạm trắng trợn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc gọi tên biển Nam Trung Hoa không có nghĩa đó là biển của Trung Quốc và Trung Quốc có quyền thực thi chủ quyền xâm phạm cả vào vùng biển của các nước khác được xác lập theo đúng Công ước quốc tế về luật biển 1982.
    Nhà nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hay quá ! =D>=D>=D>

    Thêm một tài liệu quí giá , là minh chứng hùng hồn về chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa . :)>-:)>-:)>-

    Tôi nghĩ nhà nước ta nên có khen thưởng cả tinh thần và vật chất cho những người bỏ công sưu tầm và phát hiện những tư liệu quí này !
    Có công với đất nước dân tộc thì tưởng thưởng xứng đáng cũng hợp lẽ thôi !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  3. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Thì nội dung bài viết của bác Bằng Lăng đã ghi rõ rồi đó bác. Hay chăng từ nay, thay vì khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" là khẩu hiệu "Vì Hoàng Sa và Trwờng Sa thân yêu"! [};-[};-[};-
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Bác đi đâu thế, gọi mà đến 14 tiếng sau mới có mặt?
    Thế ngộ nhỡ giặc đến nhà mà đợi bác về thì ???

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/89136,Chien-luoc-giai-quyet-tranh-chap-Hoang-Sa.ttm

    TS. Lê Minh Phiếu

    Tóm tắt: Để có thể đòi lại Hoàng Sa, không nên tách Hoàng Sa ra khỏi tranh chấp trên Biển Đông. Nhằm đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc trong việc đưa tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có tranh chấp Hoàng Sa, ra ICJ, Việt Nam cần phải đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Thượng đỉnh Đông Á.


    Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và đường chữ U. Việc đặt trọng số của tranh chấp Hoàng Sa trong số những tranh chấp này để làm sao có thể đòi lại Hoàng Sa, mà vẫn có thể giải quyết được các tranh chấp khác, đòi hỏi một chiến lược khôn ngoan của Việt Nam.
    Không thể gác vấn đề Hoàng Sa khi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
    Đòi hỏi đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông gây phương hại rất lớn cho quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Việt Nam. Từ đỏi hỏi đường chữ U, Trung Quốc đã cản trở rất lớn đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển liên quan, đặc biệt là đánh bắt cá và khai thác dầu khí. Vì cơn khát năng lượng, Trung Quốc liên tục có những hành vi mạnh bạo và làm cho tình hình trên Biển Đông hết sức căng thẳng.
    Để có thể đàm phán với Trung Quốc nhằm giải quyết căng thẳng trên, Việt Nam và Trung Quốc phải ngổi vào bàn đám phán để phân chia vùng biển chồng lấn giữa hai nước. Trước tình hình này, để tiến hành đàm phán, Trung Quốc gây áp lực buộc Việt Nam loại vấn đề Hoàng Sa ra khỏi bàn nghị sự.
    Nếu Việt Nam nhượng bộ theo áp lực của Trung Quốc, thì có nghĩa là sẽ dẫn đến một khả năng theo đó: các tranh chấp về chồng lấn biển sẽ được giải quyết, trong khi Trung Quốc vấn còn chiếm giữ Hoàng Sa.
    Đến lúc đó, Việt Nam sẽ không còn gì để mặc cả để có thể buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về Hoàng Sa. Trong khi đó, vấn đề mà thế giới thật sự quan tâm hơn là tranh chấp biển, mà cùng với nó là an ninh hàng hải, lợi ích quốc gia của Mỹ, tranh chấp các lô dầu khí và vùng khai thác thủy sản, đã được giải quyết xong.
    Như vậy, nếu muốn còn cơ hội đòi lại Hoàng Sa, điều cơ bản nhất là không bao giờ được bỏ qua Hoàng Sa trong các cuộc đàm phán trên Biển Đông, mà phải gộp Hoàng Sa vào “tranh chấp trên Biển Đông” trên các điễn đàn song phương, khu vực và quốc tế.
    Đưa vấn đề ra Thượng đỉnh Đông Á
    Muốn Trung Quốc vừa chấp nhận đàm phán về Hoàng Sa cũng như Trường Sa, vừa đàm phán về đưỡng chữ U, thì điều cần thiết là Việt Nam chẳng những phải dựa vào ASEAN, mà còn dựa vào Thượng đỉnh Đông Á.
    Thượng đỉnh Đông Á hiện bao gồm 18 thành viên. Ngoài ASEAN ra, khuôn khổ này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zeland và, kể từ ngày tháng 19 tháng 11 năm 2011, có thêm Mỹ và Nga,
    Nguyên nhân ra đời của Thượng đỉnh Đông Á xuất phát từ thất bại của Nhật trong việc đối trọng với Trung Quốc trong khuôn khổ ASEAN+3 (ASEAN, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Nhằm để xây dựng một khu vực mậu dịch tự do Đông Á và một khuôn khổ khu vực quan trọng bậc nhất mà không nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc, Nhật đã ra sức vận động ngoại giao để kết nạp thêm những nước còn lại nhằm đủ khả năng đối trọng với Trung Quốc.
    Đối với tranh chấp trên Biển Đông, trong số những thành viên của Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc là một bên tranh chấp mạnh bạo nhất trên Biển Đông. Các nước khác thì có quyền lợi thiết thân liên quan đến hòa bình và an ninh trên Biển Đông. Riêng Mỹ thì đã từng tuyên bố rằng an ninh trên Biển Đông là lợi ích quốc gia của họ.
    Do vậy, việc đưa toàn bộ tranh chấp trên Biển Đông, trong đó bao gồm tranh chấp Hoàng Sa, ra chương trình nghị sự của Thượng đỉnh Đông Á là một điều vô cùng cần thiết.
    Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc đối trọng Trung Quốc khi xây dựng Thượng đỉnh Đông Á, nhằm đưa vấn đề Biển Đông, trong đó có vấn đề Hoàng Sa, vào chương trình nghị sự của khuôn khổ này, nhằm đối trọng Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông.
    Chỉ thông qua Thượng đỉnh Đông Á, các bên liên quan mới có thể buộc Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có tranh chấp Hoàng Sa, ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ – International Court of Justice).
    Cách các thứa đưa tranh chấp ra trước ICJ
    Theo luật quốc tế, ICJ chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của Tòa cho chính tranh chấp đó. Sự công nhận này có thể thực hiện theo ba cách.
    Thứ nhất, sự công nhận có thể bằng một tuyên bố đơn phương. Theo Điều 36, Quy chế ICJ, một quốc gia là thành viên của Quy chế này có thể tự nguyện ra một tuyên bố đơn phương công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa. Tuyên bố này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với bất kỳ quốc gia nào khác cũng có tuyên bố chấp nhận như vậy. Hệ thống các tuyên bố này đã tạo ra một nhóm các quốc gia công nhận thẩm quyền xét xử của ICJ đối với bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các quốc gia đó với nhau.
    Từ đó, về nguyên tắc, bất kỳ nước nào trong nhóm này cũng có quyền đưa một hay nhiều quốc gia trong nhóm ra trước ICJ. Các tuyên bố có thể chứa các bảo lưu nhằm hạn chế thời hạn của tuyên bố hoặc loại trừ một số loại tranh chấp. Các quốc gia đăng ký tuyên bố này với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Hiện Trung Quốc và cả Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố này.
    Cách thứ hai để có thể khởi kiện ra ICJ là thông qua một thỏa thuận đặc biệt : Việt Nam và Trung Quốc có ký một thỏa thuận cùng đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước ICJ. Hiện hai bên chưa đạt được một thỏa thuận như vậy.
    Cách thứ ba : Thông qua một điều khoản gọi là compromissory clause trong một hiệp ước. Hiện có trên 300 điều ước quốc tế chứa điều khoản này theo đó các bên cam kết trước là sẽ chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICJ nếu có tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng điều ước đó. Theo chúng tôi, cách này dù là rất khó nhưng là phương thức khả thi nhất trong số ba cách thức được nêu.
    Để có được thỏa thuận này, Thượng đỉnh Đông Á là khuôn khổ thuận lợi nhất mà Việt Nam cần phải vận dụng. Thỏa thuận đó có thể là một điều khoản trong Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông, văn kiện mà chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn vào dịp sau.
  6. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nếu khựa dám sang xâm lược nước ta sẽ cầm chắc thất bại thôi.


    Tàu Khựa tuy đông mà toàn cỏ rác,
    Việt Nam lác đác lại lắm siêu nhân ...



    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trưa nay trời nắng chang chang,
    Thái Dương đánh giặc chẳng mang thứ gì,
    Chỉ mang theo mẩu bánh mỳ.
    Và mang theo khẩu súng chì con con...

    =))=))=))
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thế thì bỏ quên Phú Quốc , Côn Đảo , Bạch Long Vĩ à ?

    Biển Đông là đầy đủ rồi ! Có hết tất cả những đảo thuộc chủ quyền của ta trong đó !

    Còn cái tên Quỹ vì Trường Sa thân yêu , tôi thấy thế là đúng , vì Trường Sa có bộ đội ta đang ngày đêm canh giữ . Các anh rất cần sự hổ trợ cả tinh thần lẫn vật chất ...
    Còn nếu gây quỹ vì Hoàng Sa , thì lúc này cũng có ai ở đó đâu mà gửi quà ra ?
    Nếu để góp tiền mua vũ khí sẵn sàng chiến đấu giải phóng Hoàng Sa thì không phù hợp với tuyên bố của nhà nước ta về biện pháp đàm phán hoà binh để thu hồi Hoàng Sa , ít ra là về mặt ngoại giao !
    Mà mua vũ khí thì có ngân sách quốc phòng , quyên góp từ phong trào nhân dân tập trung lo cho đời sống tinh thần vật chất cho chiến sĩ hải đảo hợp lý hơn !

    [};-[};-[};-
  9. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Lại khác nhau về cách hiểu rồi!
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác bảo vụ mấy cái bánh bên píc thơ à ? [:D][:D][:D]

    Bánh ngon , cô bán bánh đẹp , bác đã cảm ơn chưa mà cười nghiêng ngã thế ? :)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này