1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5144 người đang online, trong đó có 434 thành viên. 08:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34999 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Bác mang một khẩu súng chì ...
    Súng thì hơi yếu, đạn thì ... mất tiêu...
    Bác Dương ra trận ... hơi liều...

    ~X~X~X~X~X​
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    À .... [-)
    Nghi lắm ! :-w:-w:-w

    Đã phát hiện dấu tay , nét chữ , giọng nói ... :-?:-?:-?
    :-?:-?

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Uhm ... Uhm ... hm ...

    Biết ai rùi đấy nhé ! :-?:-?:-?

    Mời bạn qua đây buôn lê tiếp :
    http://f319.com/giaoluu/1484784/page-13
    Thăm hỏi , xì pam chuyện ... lông bông ...
    Ở đây chỉ dành đăng tin tức ...
    Và bàn chuyện chủ quyền Biển Đông !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"


  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/24358/bon--tu-huyet--cua-tau-san-bay-trung-quoc.html

    Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

    Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).



    Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

    Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên.

    Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm.

    Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

    Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc:

    Đơn độc giữa "bầy sói"

    Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản.

    Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang trong quá trình hoàn thiện

    Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng.

    Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier.

    Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33.

    Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương.

    Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang.
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/24358/bon--tu-huyet--cua-tau-san-bay-trung-quoc.html

    Ngoáo ộp không nang vuốt

    Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước và mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay.


    [​IMG] Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc
    [​IMG] Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ.
    Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm.


    Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy.

    Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh. (>> chi tiết)

    Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại.

    Phòng vệ yếu kém

    Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác.

    Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng.


    [​IMG] Type 052C của Trung Quốc.


    [​IMG] Tàu sân bay Mỹ và đội hình.

    Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

    Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc.

    Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc là hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm.

    Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện.

    “Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007.

    Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương.

    GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm.

    Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ.

    Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính.

    Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút.


    [​IMG]Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc.

    Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km.

    Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh).

    Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga.

    Động cơ tậm tịt

    Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio.

    Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc.

    Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây.

    Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp.

    Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”.

    Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá

    Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”.

    Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu.

    Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc.


    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay.

    Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc.

    Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa.

    Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang.

    Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011.

    Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay động lực hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020.

    Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111201092954908p1013c1147/quan-doi-viet-nam-sap-hoan-thanh-4-tau-ten-lua.htm

    Quân đội Việt Nam sắp hoàn thành 4 tàu tên lửa
    Với sự trợ giúp từ công ty đóng tàu của Nga và Ukraina, việc đóng 4 tàu tên lửa lớp Molnya cho Hải quân Việt Nam sắp hoàn thành.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa Molnya.

    Theo TSAMTO, hôm 28/11, Tổ hợp khoa học - sản xuất chế tạo tubine khí Zoria-Mashproekt (Ukraina) sẽ cung cấp các động cơ đẩy cho 4 tàu tên lửa lớp Molnya đang đóng ở Việt Nam.

    Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Zorya-Mashproekt (Ukraina) và Nhà máy đóng tàu Vympel (Nga) về việc cung cấp các động cơ tàu thủy, trong khuông khổ thỏa thuận Liên Chính phủ Nga - Ukraina.

    Theo hợp đồng, trong giai đoạn 2011 - 2013, doanh nghiệp sản xuất động cơ tàu thủy Zoria-Mashproekt sẽ cung cấp các động cơ tuabin khí M-15 để lắp đặt trên 4 tàu tên lửa lớp Molnya đang đóng ở Việt Nam dưới sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Viện thiết kế hải quân Trung ương (TsMKB) Almaz ở St Petersburg cùng với các kỹ sư của nhà máy đóng tàu Vympel.

    Trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 4 tàu tên lửa lớp Molnya đầu tiên được đóng ở trong nước, dưới sự hỗ trợ công nghệ của Nga, Ukraina và từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu chiến hiện đại.

    Việc cung cấp các động cơ cho 4 tàu tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam sẽ được thực hiện từ tháng 12/2011.

    Hôm 25/10, Phó Giám đốc Nhà máy Đóng tàu Vympel, ông Dmitri Belyakov cho biết, Công ty đóng tàu Rybinsk đang chuyển đến Việt Nam các bộ phận để đóng 6 tàu tên lửa Molnya đầu tiên theo đúng lịch trình trước đó.

    Từ giữa tháng 10/2011, đại diện nhà máy đóng tàu Vympel cho biết, 2 tàu Molnya đang đóng ở Việt Nam đã được hoàn thành phần thân và đang được lắp đặt các thiết bị như radar, vũ khí.

    Như vậy, sau khi Nga cung cấp vũ khí, linh kiện, hệ thống điện tử vào tháng 10/2011 và Zoria-Mashproekt cung cấp động cơ cho 4 tàu Molnya của Hải quân Việt Nam trong tháng 12/2011, có thể dự đoán, việc đóng 4 tàu tên lửa Molnya đầu tiên cho Hải quân Việt Nam sắp hoàn thành.

    Trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ sớm nhận được các tàu tên lửa Molnya được đóng ở trong nước.
    • Theo VTC News
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/49902/thu-tuong--luat-bieu-tinh-dam-bao-quyen-tu-do--dan-chu.html
    Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ

    [​IMG]- Thủ tướng khẳng định trước QH: Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân...

    >> Clip: Nói với dân về Hoàng Sa
    >> Clip: Luật biểu tình và lòng yêu nước



    10h sáng nay, sau phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thủ tướng *************** đã đăng đàn trình bày báo cáo kinh tế - xã hội. Thủ tướng cho hay, đến nay, có 77 đại biểu với 237 câu hỏi gửi tới các thành viên Chính phủ. Trong đó có 11 câu gửi Thủ tướng. Phần trả lời của 5 bộ trưởng hai ngày qua được đánh giá là trách nhiệm và cầu thị.

    >> Toàn văn báo cáo của Thủ tướng

    [​IMG]
    Thủ tướng ***************: Đảng và Chính phủ luôn trân trọng biểu dương, khen thưởng xứng đáng với tất cả hoạt động, việc làm của người dân vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ảnh: Minh Thăng

    Sau báo cáo dài 30 phút, Thủ tướng bắt đầu trả lời trực tiếp các câu hỏi chất vấn. 22 đại biểu lần lượt nêu câu hỏi:
    Xin hỏi Thủ tướng việc dân biểu thị lòng yêu nước
    ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang):
    Tôi xin một phút để hỏi Thủ tướng về một vấn đề chưa được đề cập đến trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, đó là liên quan đến vấn đề đối ngoại và đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia.
    Trong thời gian vừa qua, cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng, Nhà nước và các kết quả quan trọng của chúng ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế, khu vực và quan hệ song phương, đã tạo điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết thêm hai vấn đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông hiện nay đang diễn biến phức tạp và chắc là kéo dài.
    Một, những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta.
    Hai, quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta. Xin cảm ơn Thủ tướng.




    [​IMG]
    ĐB Lê Bộ Lĩnh: Quan điểm, chủ trương của Chính phủ với việc dân biểu thị lòng yêu nước trước việc xâm phạm chủ quyền biển đảo? Ảnh: Ngọc Thắng

    ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình):
    Trước hết tôi xin được kính chúc sức khỏe Thủ tướng Chính phủ. Sau đây tôi xin được đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau đây.
    Xin đồng chí Thủ tướng Chính phủ cho cử tri biết chủ trương chính thức của Chính phủ về quản lý kinh doanh vàng và quyền sở hữu của người dân.
    Thứ hai, xin đồng chí Thủ tướng Chính phủ cho cử tri biết rõ thêm về những căn cứ mà Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng pháp luật có Luật biểu tình.
    Thứ ba, tình hình lạm phát đã giảm, đây là tín hiệu vui, xin Thủ tướng cho cử tri biết thêm về chủ trương của Chính phủ có sớm nới lỏng tín dụng, hạ lãi suất ngân hàng, miễn giảm thuế cho nông dân làm ra nông sản, thực phẩm và các doanh nghiệp. Xin cảm ơn Thủ tướng.


    [​IMG]
    ĐB Đỗ Văn Vẻ: Xin Thủ tướng cho biết những căn cứ mà Chính phủ xác định khi xây dựng Luật Biểu tình? Ảnh: Minh Thăng



    ĐB Lê Hồng Tịnh (Hậu Giang): Xin Thủ tướng cho biết chủ trương và giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác quặng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, để không xuất khẩu thô, tiết kiệm tài nguyên bằng cách nào? ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh): Cử tri cả nước quan tâm đến Vinashin. Chính phủ quan tâm, có nhiều biện pháp giải quyết vấn đề. Xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan. Việc tái cơ cấu tập đoàn này như thế nào?



    [​IMG]
    ĐB Trần Văn Minh: Cử tri cả nước quan tâm đến Vinashin... Ảnh: Minh Thăng

    Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Chính phủ đã có báo cáo trực tiếp gửi đến ĐBQH, nếu Thủ tướng thấy có vấn đề gì cần nói thêm thì nói thêm.
    ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): Báo cáo về xây dựng nhà Quốc hội, kịp phục vụ 1000 năm Thăng Long. Qua lễ kỷ niệm hơn 1 năm mà ngôi nhà này mới đang nhô lên khỏi mặt đất. Chính phủ là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước QH, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục chậm tiến độ công trình này? Bao giờ thì hết cảnh lạ đời, Quốc hội họp nhờ một bộ và đại biểu Quốc hội làm việc nhờ ở nhà khách Chính phủ?
    ĐB Cù Thị Hậu: Vừa qua, Chính phủ đã gửi báo cáo về Vinashin. Qua báo cáo tôi thấy những sai phạm của tập thể và cá nhân ở tập đoàn lớn, ảnh hưởng đến hướng phát triển của ngành đóng tàu VN. Xin Thủ tướng cho hỏi về giải pháp lộ trình tái cơ cấu tập đoàn này?
    ĐB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận): Để điều hành năm 2012 và tiếp theo, Chính phủ đã dành một ngày để bàn đó là tình hình đạo đức xuống cấp, cán bộ công chức thì giảm ý thức trách nhiệm với dân với nước. Không để tình hình thêm trầm trọng hơn, với Chính phủ, trong chỉ đạo có xác định đây là quyết tâm chính trị không?
    ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Long An): Gần đây lũ lụt sóng thần xảy ra thường xuyên. Lũ vừa qua ở ĐBSCL nhưng nhờ sự quan tâm của Thủ tướng khi lũ lụt xảy ra cao trào, nhờ vậy mà thiệt hại được hạn chế thấp. Tại sao trước tình hình biến đổi khí hậu mà Chính phủ lại ngừng đầu tư cho lũ lụt?
    ĐB Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên): Vừa qua có giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả thiết thực. Chính phủ có chủ trương, giải pháp thế nào để điều hành khai khoáng, xuất nhập khẩu khoáng sản có hiệu quả.
    ĐB Đặng Thành Tâm (TP.HCM): Chính phủ năm 2011 đã thực hiện kiềm chế lạm phát tốt, cuối năm thì lạm phát giảm. Xin lắng nghe, Thủ tướng có thông điệp gì với cử tri cả nước, và có thông điệp lời khuyên gì cho DN chúng tôi. Chúng tôi nên đầu tư vào lĩnh vực gì?
    ĐB Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ): Nhiều năm qua, các công trình ngăn lũ của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, giảm tổn thất người và của, nhất là đợt vừa qua. Xin Thủ tướng cho cử tri đồng bằng sông Cửu Long biết chủ trương của Chính phủ trong thời gian tới xây dựng công trình chống lũ giai đoạn hai thế nào?
    ĐB Đặng Ngọc Tùng: Giải pháp gì để ngư dân yên tâm bám biển, đẩy mạnh đánh bắt cá ở Biển Đông, nhất ở 2 ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa, đẩy lùi nước dùng sức mạnh giữ lưới, thuyền, đẩy lùi ngư dân của VN?

    ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai:) Tôi xin nêu hai câu chuyện nhỏ, để đặt câu hỏi cho một vấn đề nhỏ.

    Đọc báo cáo về tình hình các khu công nghiệp trong quy hoạch do Thủ tướng kí thành lập năm 2006, trong tình hình đất đai, hầu hết có dòng không có báo cáo từ địa phương.

    Mới đây, liên quan đến khu đô thị Nam An Khánh, bỏ qua mâu thuẫn nội bộ của cơ quan liên quan, rõ ràng có 2 luồng quan điểm khác nhau về hướng xử lí dự án này.

    Thủ tướng muốn điều hành, cần có đồng bộ từ trung ương đến tỉnh, cơ quan tham mưu thống nhất. Thực tế hai câu chuyện trên cho thấy địa phương không báo cáo Chính phủ, cơ quan tham mưu mâu thuẫn quan điểm trong cùng một vấn đề, Thủ tướng điều hành thế nào?

    ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh): Đề nghị cho biết ý kiến của Thủ tướng trước đề xuất để hạn chế nhóm lợi ích, lợi ích ngành: UB Tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm, có sự tham gia của chuyên gia kinh tế độc lập.

    ĐB Châu Thị Thu Nga (Hà Nội): Loại hình chuyển đổi đầu tư BOT, BT. Thủ tướng cho biết rõ thêm? Biện pháp để giúp đỡ DN tránh cảnh phá sản?

    ĐB Lê Nam (Thanh Hóa): Cơ sở hạ tầng là quan trọng. Vốn hạn chế. Đề xuất của Bộ trưởng Thăng. Vừa thực hiện nghị quyết 11, vừa đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
    ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Xin hỏi về vấn đề đồng bằng sông Cửu Long đang bị bồi lắng. Xin hỏi có giải pháp gì không?
    ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM): Cử tri băn khoăn thiếu trường học bệnh viện, thừa sân golf và khu công nghiệp. Xin hỏi có giải pháp gì?
    ĐB Bùi Trí Dũng (An Giang): Ở đồng bằng sông Cửu Long, úng ngập và thiệt hại nhiều. Vậy có nên mở rộng diện tích hay giữ nguyên diện tích hiện có, mong Thủ tướng cho ý kiến
    ĐB Nguyễn Thị Hải (Nghệ An): Nhân lực thừa thầy thiếu thợ và mất cân đối, không xin được việc nên gây bức xúc. Vậy trách nhiệm và chính sách của Chính phủ trong hiện tại và tương lai.
    ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh): Sắp tới, chỉ đạo của Thủ tướng về quy hoạch thế nào và có thấy bất cập trong quy hoạch ở nước ta. Quy trình quy hoạch chúng tôi đặt ra nhiều lần là bất cập, Thủ tướng có thấy?
    ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Kính thưa Thủ tướng, ta nhắc nhiều đến tái cơ cấu, thì phải có nhân lực và con người. Xin hỏi Thủ tướng chỉ đạo thế nào để có đủ nhân lực phục vụ cho việc tái cơ cấu?
    Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Như vậy chúng ta có 22 câu hỏi. Xin mời Thủ tướng trả lời và xin phép QH kéo dài thêm phiên chất vấn buổi sáng.
    Thủ tướng trả lời:
    Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:
    Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.



    Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

    Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:
    Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.




    [​IMG]
    Ảnh: Minh Thăng

    Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này, thì vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì vậy, hai nước cùng nhau đàm phán để phấn định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật Biển, trên cơ sở DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được. Chúng ta đang thúc đẩy cùng Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết phân định này. Cũng xin nói thêm, trong khi chưa phân định, trên thực tế, với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này, chúng ta có đối thoại với Trung Quốc đảm bảo an ninh an toàn cho khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta.

    Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.
    Thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975, giải phóng, thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca. 5 đảo này do quân đội của chính quyền Sài gòn, chính quyền miền Nam cộng hòa quản lý, chúng ta tiếp quản. Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo....Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này, thuộc 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Trong khi đó, ở quần đảo Trường Sa này, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philippines chiếm 5 đảo, Malaisia, Brunei đòi chủ quyền trên vùng biển nhưng không giữ đảo nào.

    Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia, các bên có đòi hỏi chủ quyền, cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà ta đang nắm giữ với 21 hộ, 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này.

    Chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như thế nào? Tôi muốn nói rõ chủ trương nghiêm túc thực hiện Công ước Luật Biển, Tuyên bố DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký kết giữa VN và TQ.

    Cụ thể, thứ nhất, trước hết ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
    Nâng cấp hạ tầng biển đảo, hỗ trợ ngư dân
    Thứ hai, chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội - kĩ thuật, cơ sở vật chất ở các nơi ta đang nắm giữ: đường sá, điện nước, trạm xá, trường học, nước để cải thiện đời sống, tăng cường khả năng tự vệ của quân dân ở quần đảo này.

    Thứ ba, chúng ta có cơ chế chính sách, hiện đã có, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết, đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy hải sản, vận tải biển trong khu vực này, khuyến khích hỗ trợ bà con ta làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.

    Thứ 4, liên quan cam kết quốc tế, chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố DOC, đảm bảo tự do, hàng hải ở Biển Đông, hòa bình và an ninh trật tự, tự do ở Biển Đông. Đây là mong muốn và lợi ích của các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, chiếm từ 50-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ Đông sang Tây.

    Lập trường của chúng ta, báo cáo các vị đại biểu, được ủng hộ của quốc tế, gần đây nhất tại Hội nghị cấp cap ở ASEAN và ASEAN với các đối tác.

    4. Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền, quản lý, thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ và và hiệu quả hơn.
    Phải làm Luật biểu tình

    Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.

    Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:

    Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.

    Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.

    Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.

    Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.

    Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.

    Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.
    Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án

    Về quản lý khai thác khoáng sản trái phép, làm ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự an toàn xã hội, xuất khẩu khoáng sản thô, tôi xin báo cáo mấy vấn đề sau đây:

    Khoáng sản là tài nguyên quý hiếm, không tái tạo, phải có trách nhiệm giữ gìn, khai thác, sử dụng hiệu quả cao nhất. Vừa qua, ta điều tra, thăm dò khoáng sản của đất nước, xây dựng nhiều quy hoạch để khai thác, sử dụng khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc khai thác khoáng sản cũng đạt nhiều kết quả. Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận, từ quy hoạch đến khai thác, chế biến khoáng sản có nhiều bất cập, hạn chế yếu kém như đại biểu quốc hội, dư luận, đồng bào đã nêu. Chính phủ vừa qua có thảo luận riêng về vấn đề này, từ đó chỉ đạo mấy giải pháp lớn:

    1. Yêu cầu chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo, ngăn chặn bằng được việc khai thác khoáng sản tự do, không phép, trái phép làm ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự, gây bức xúc hiện nay. Không thể nói việc khai thác khoáng sản đó trên địa bàn đó mà chính quyền không biết.

    2. Chủ trương tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản mới. Rà soát ngay các dự án đang khai thác, dự án đang khai thác nào gây ô nhiễm môi trường, dự án nào đang khai thác gây hư hỏng đường sá, mất an ninh trật tự, phải dừng ngay. Rà soát đi liền với rà soát, bổ sung quy hoạch, để quy hoạch theo hướng khai thác sâu, chế biến sâu, có hiệu quả cao nhất.

    3. Kiểm soát việc xuất khẩu khoáng sản, quặng ngay từ các dự án, chứ không phải kiểm soát ở cửa khẩu mới chặn. Trái phép phải đình hoãn, làm đúng giấy phép nhưng thấy xuất khẩu không có lợi, để dành cho chế biến sâu hơn thì cũng có giải pháp thích hợp để dừng lại. Hoan nghênh Bộ Công thương đã có quyết định dừng xuất khẩu ở mỏ Quý Sa, Lào Cai.

    4. Việc cấp phép mới phải đi kèm dự án khả thi đã được cấp có thẩm quyền thẩm định: về hiệu quả kinh tế theo hướng chế biến sâu, thẩm định về môi trường, công nghệ, thực sự đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh trật tự.

    Ngoài ra Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tăng ngân sách để khảo sát, điều tra, nghiên cứu về khoáng sản của nước ta. Theo đồng chí Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải báo cáo ta mới thăm dò 50% đất liền của ta về khoáng sản. Phải thêm kinh phí thăm dò để biết ta có gì, bao nhiêu, chất lượng, trữ lượng để có chiến lược phù hợp.

    Ngoài ra chúng tôi yêu cầu và tập trung xây dựng chiến lược khoáng sản theo kết luận của Bộ Chính trị, ban hành sớm nghị định để thực hiện Luật Khoáng sản mà Quốc hội vừa thông qua.
    Nhóm phóng viên thời sự VietNamNet

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Cập nhật 01/12/2011 10:18:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Vụ đổ keo 502: Chủ quản TQ phủ nhận cố ý

    Cơ quan ******* đang điều tra, xác định xem ông A Vương đã đổ keo 502 vào tay chị Phương hay trong lúc giằng nhau, keo bị đổ vào tay của nữ công nhân này.

    >> Nữ công nhân bị chủ dính tay bằng keo 502
    >> Đề nghị trục xuất chủ quản TQ dán keo 502


    TIN BÀI KHÁC
    Lên bổng xuống trầm với giám khảo Lê Hoàng
    Nỗi lòng người đưa bao cao su cho kẻ hiếp dâm

    Mẹ nhà báo Hoàng Hùng gửi đơn lên Thủ tướng

    Hà Nội: Thêm một “chúa chổm” bị bao vây đòi nợ tiền tỷ


    Vụ chị Lê Thị Phương (25 tuổi, công nhân Công ty giày Hong Fu Việt Nam (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bị viên chủ quản A Vương (người Trung Quốc) quát tháo, dùng keo 502 đổ lên tay, sau đó bắt phải ép hai bàn tay lại với nhau khiến chị này bị ngất, phải đi cấp cứu khiến dư luận hết sức bất bình. Vụ việc đang được ******* Thanh Hóa tích cực điều tra.

    Liên quan đến vụ việc này, bà Nền, Trưởng phòng Lao động, Tiền lương - Bảo hiểm xã hội, người được ông Lê Quang Tích, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa giao nhiệm vụ tìm hiểu vụ việc, cho biết trên báo Giáo dục Việt Nam: "Bên phía công nhân cho rằng ông A Vương đã dùng keo 502 đổ vào tay của cô Lê Thị Phương còn phía bên ông ý thì nói rằng trong lúc giằng nhau thì lọ keo bị đổ vào tay, vì vậy cơ quan ******* đang phải điều tra xác định lại vấn đề này".



    [​IMG]
    Chị Lê Thị Phương bị ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu (Ảnh: VietNamNet)
    Trên báo này, bà Nền cũng cho biết, cách xử lý trong vụ việc này chỉ là của cá nhân ông A Vương mà không phải chủ trương của Công ty giày Hong Fu Việt Nam nên vụ việc này không dính đến quan hệ lao động. Vì vậy, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa đang chờ kết quả điều tra từ cơ quan ******* để có hướng xử lý.


    Trước đó, vào khoảng 11h ngày 26/11, khi phát hiện một công nhân dùng keo 502 mua ở ngoài vào để dán giày, viên chủ quản A Vương đã tức giận quát tháo chị Nguyễn Thị Phương (là ca trưởng liên 7). Sau đó, ông A Vương còn dùng keo 502 đổ lên tay chị Phương, rồi bắt chị ép hai bàn tay lại với 10:16:45 AM nhau khiến chị hoảng sợ và ngất lịm, phải nhập viện cấp cứu. Khi thấy chị Phương kêu khóc thảm thiết, một số công nhân chạy lại khuyên can nhưng đã bị ông A Vương lăng mạ thậm tệ. Quá bức xúc, hàng trăm công nhân của công ty này đã đình công ngay trong chiều 26/11. Sau khi sự việc xảy ra, Liên đoàn Lao động huyện Hoằng Hóa đã đề nghị Công ty Giày Hong Fu Việt Nam đình chỉ công tác với ông A Vương.

    Luật sư Nguyễn Xuân Bính (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Hà Nội) cho biết trên báo Người lao động, về mặt luật pháp, vụ này chỉ xử lý về mặt dân sự. Bởi về mặt hình sự, khó để buộc tội ông A Vương vì thương tích của nạn nhân dưới 11%. Tuy nhiên, trong vụ việc này, hành động của viên chủ quản trên rất vô nhân tính, mang tính xúc phạm tới người khác, phải xử lý nghiêm theo đúng luật lao động, có những hình thức kỷ luật, bồi thường những thiệt hại về kinh tế cũng như về mặt tinh thần cho công nhân.



    Thu Hằng
    (Tổng hợp)


    Như vậy là vụ này chìm xuồng ?

    Có biểu hiện chạy án ?

  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111201113442731p0c1017/philippines-sap-trien-khai-tau-chien-o-bien-dong.htm

    Philippines sắp triển khai tàu chiến ở biển Đông
    Báo Inquirer của Philippines ngày 1-12 dẫn lời người phát ngôn hải quân Philippines cho biết sẽ đưa tàu chiến hiện đại nhất và lớn nhất BRP Gregorio Del Pilar (mua của Mỹ hồi tháng 7) đến biển Đông vào ngày 14-12 tới.

    Mục đích nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên biển của Philippines.
    Dự kiến lễ khởi hành tàu sẽ được tổ chức ở bến cảng 13 (Manila). Tổng thống Benigno Aquino III sẽ đến tham dự. Tàu đã lắp đặt thêm nhiều thiết bị và sơn lại từ màu trắng thành màu xám. Trong ngày 14-12, hải quân cũng sẽ hạ thủy tàu đổ bộ BU-296 dài 51 m, nặng 579 tấn do Philippines đóng toàn bộ.
    Hôm 30-12, tàu chiến Mỹ USS Essex đã ghé thăm Manila trong chuyến viếng thăm hữu nghị kéo dài bốn ngày.
    LÊ LINH
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ điều quân đến Úc, TQ coi là chiến tranh lạnh

    Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Mỹ trong việc thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài ở Australia.

    TIN LIÊN QUAN:
    Mỹ không giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Á - TBD
    Hình ảnh mới nhất về tàu sân bay TQ



    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến công du Australia.

    Bộ này đã cáo buộc Washington duy trì trạng thái tâm lý chiến tranh Lạnh. Phát biểu mà người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh đưa ra là phản ứng mạnh mẽ nhất của nước này với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 11. Trong chuyến công du Australia, ông Obama đã nói về kế hoạch tăng cường quan hệ quân sự với Australia, trong đó có việc điều động 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới vùng bờ biển phía bắc Australia.

    "Chúng tôi tin rằng, đây là biểu hiện của tâm lý chiến tranh Lạnh", ông Canh nói trong cuộc họp báo hàng tháng. Tuyên bố của ông được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan làm nhiều hơn những việc có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương chứ không phải điều ngược lại".

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, phản ứng trên là tương đối nhẹ nhàng khi không thấy lời cảnh báo về việc sự hiện diện quân sự mới sẽ ảnh hưởng tới quan hệ quân sự Trung - Mỹ.

    Quan hệ quân sự Mỹ - Trung gặp nhiều căng thẳng giữa lúc Mỹ ngày càng thúc ép về chuyện minh bạch trong tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cũng như quan ngại trước thái độ ngày càng gây hấn của Bắc Kinh với vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và một số vùng biển khác.

    Thỏa thuận quân sự giữa Mỹ và Australia là một nền tảng chiến lược của ông Obama nhằm gia tăng sự ràng buộc chiến lược Mỹ ở châu Á. Theo đó, khoảng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tới Darwin vào giữa năm sau.

    Trong bài phát biểu trước quốc hội Australia, Tổng thống Mỹ khẳng định: "Khi chúng tôi kết thúc các cuộc chiến hôm nay, tôi đã yêu cầu đội ngũ an ninh quốc gia đặt sự hiện diện và các sứ mệnh của chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Theo kết quả đó, việc cắt giảm trong chi tiêu quốc phòng Mỹ sẽ không, tôi nhắc lại là sẽ không - dính líu tới chi phí của châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ là một siêu cường Thái Bình Dương, và chúng tôi tới đây để ở lại… Chúng tôi sẽ duy trì khả năng của mình để thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình...".

    Trong tuần này, Bắc Kinh đã tuyên bố thử nghiệm trên biển lần thứ hai với tàu sân bay đầu tiên. Con tàu này được cải tạo từ tàu sân bay thời Liên Xô. Trung Quốc không cung cấp nhiều chi tiết về mục đích cuộc thử nghiệm lần hai và cũng chưa rõ là liệu Bắc Kinh có thử cất/hạ cánh máy bay trên tàu hay không.

    Thái An (theo Wall Street Journal)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này