Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5188 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 21:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34298 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.533
    Bác lo đi bảo vệ lãnh hãi cho ai. Thế ai đang bảo vệ túi tiền mình đây.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Yên tâm đi bạn !
    Bạn có biết môn võ Judo , tức nhu đạo hạ gục đối thủ thế nào không ?
    Khi đối phương tấn công , ta áp sát đối thủ , dùng chính sức của đối thủ để vật nó ngã ra ! Khi nó xông tới tay trái ta nắm lấy cổ áo , tay phải nắm chặt thắt lưng , chân mình đá vào gót chân nó cho nó mất thăng bằng , đồng thời kéo nó về phía mình , mình ngã người ra sau chân phải đạp vào háng nó và ném nó qua đầu mình . Nếu sàn cứng nó không bể đầu trẹo xương sườn mới là chuyện lạ ! Địch to nhưng sẽ thua nếu võ sĩ Judo biết chọn thế đánh và thời cơ thích hợp !
    Tôi từng là võ sĩ Judo đấy ! :)>-

    Ta đang cho người qua TQ , chính là thế áp sát đối phương đấy !
    Không sang đất địch sao hiểu được địch ?
    Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng !
    Cũng như đừng ai bảo Võ Ngọc Nhạ , Phạm Xuân Ẩn là theo địch khi thấy các ông đi Mỹ học !
    Có học ở Mỹ , các ông mới làm được cố vấn cho tổng thống VNVH cả 2 đời Diệm Thiệu đều tin sái cổ !
    Thế nên đại tướng Võ Nguyên Giáp mới bình thản xoa tay bảo rằng chúng ta đang ở trong tổng hành dinh chế độ Sài Gòn !


    ;));));));));));));));));));));))
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ai cũng nghĩ khôn ngoan được như bạn thì Việt Nam mãi mãi là Giao Chỉ !

    :-":-":-":-":-"
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chưa chán ! Chừng nào Việt Nam vẫn chưa thu hồi lại Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép !
    Nếu bạn là người Việt có tâm huyết với non sông gấm vóc của tổ tiên để lại , hãy cùng chúng tôi lên án bọn xâm lược , bất cứ chúng là ai và đến từ phương trời nào !
    Nếu bạn bàng quan với vận nước thì bạn cứ đi làm việc nào bạn thích !
    Nhưng đừng phá rối diễn đàn của người Việt yêu nước .
    Ai thích thì tham gia ý kiến . Ai không thích thì đi tìm nơi khác vui hơn mà chơi !

    Không ai nắm tay kéo bạn phải vào nơi bạn không thích cả !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Hai, 28/11/2011, 08:04 (GMT+7)
    Phải biết cách làm ăn với Trung Quốc


    TT - Rủi ro khi làm ăn tại thị trường Trung Quốc không ít nhưng nếu có chiến lược riêng, lâu dài và bài bản thì doanh nghiệp VN hoàn toàn có cơ hội khai thác từ thị trường đông dân nhất thế giới này.



    [​IMG]
    Người tiêu dùng chọn mua giày Bita’s tại hội chợ ASEAN Expo ở Nam Ninh (TQ) cuối tháng 10-2011 - Ảnh: T.Trang nha
    Làm ăn với Trung Quốc (TQ) không phải là câu chuyện mới và gần đây xới lại, nhận được nhiều quan tâm hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp VN trụ vững tại thị trường này.
    Chưa bán đã bị làm giả

    "Chất lượng tốt, ổn định đã giúp thương hiệu Bita’s trụ lại được ngay tại công xưởng giày dép của thế giới!"
    Ông Đỗ Long (tổng giám đốc Bita’s)
    Những doanh nghiệp đã và đang làm ăn tại TQ đều có chung một tình cảnh: đưa hàng sang bán những tháng đầu rất tốt, hàng chạy ro ro nhưng cứ sau vài tháng hàng giả, hàng nhái tràn lan. Thậm chí những mặt hàng VN chưa chính thức có mặt trên thị trường này nhưng được đánh tiếng chất lượng tốt lập tức cũng bị nhái.
    Ông Lê Văn Trí, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina), nói làm ăn ở TQ một thời gian dài nhưng đến nay các sản phẩm vỏ ruột xe của Casumina chủ yếu bán được ở biên mậu với TQ chứ không qua đường chính ngạch do thuế suất cao. Casumina chưa hề phát triển hệ thống phân phối ở đây thì sản phẩm đã bị các nhà sản xuất TQ làm giả để bán sang nước thứ ba. Là quốc gia chiếm 20% sản lượng của thế giới, ngành vỏ xe Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhưng nhà sản xuất TQ vẫn thích làm hàng nhái cho dễ bán.
    Cũng chinh chiến nhiều năm tại thị trường TQ, đại diện Công ty Kềm Nghĩa chia sẻ: “Hồi mới xâm nhập thị trường TQ, công ty cũng bị mất thương hiệu bởi chính nhà phân phối, đối tác. Họ làm nhái sản phẩm, sao chép nguyên xi màu sắc, thiết kế nhận diện thương hiệu, thậm chí còn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại TQ. Sau này Kềm Nghĩa mới tá hỏa đi đòi lại thương hiệu, thì nhận được câu trả lời từ cơ quan chức năng: “không có gì chứng minh thương hiệu đó là của Kềm Nghĩa”.
    Chấp nhận mất thương hiệu cũ, Kềm Nghĩa phải thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận diện thương hiệu và chủ động đăng ký quyền bảo hộ, thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng qua báo chí, phương tiện truyền thông.
    Kể câu chuyện những ngày đầu vào thị trường này, ông Nguyễn Lâm Viên, giám đốc Công ty Vinamit, nói ở TQ không làm nhái mà thường làm giả luôn! Làm ăn với TQ từ năm 1997, Vinamit sở hữu thương hiệu Đức Thành và đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho tên tiếng Việt nhưng quên đăng ký tên tiếng Anh. Vậy là bị mất!
    Sau cú vấp đó, Vinamit có thêm nhiều bài học làm ăn: bám thị trường và xây dựng đội ngũ quản lý tại chỗ chưa đủ, điều tiên quyết là cần phải chuyên nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm.
    “Không bán cái rẻ”


    Theo ông Lê Văn Trí, thị trường TQ phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, không chú trọng nhiều đến thương hiệu, tiếp thị mà khá nhạy cảm với thuế và giá cả. Nếu doanh nghiệp VN có chiến lược đầu tư bài bản, tìm thị trường ngách và nắm vững một số tâm lý tiêu dùng thì thị phần hàng Việt tại đây hoàn toàn có cơ hội tăng lên.
    Trở về từ hội chợ ASEAN Expo diễn ra tại Nam Ninh (TQ) cuối tháng 10-2011, đại diện Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân - Bita’s chia sẻ người tiêu dùng TQ rất thích các sản phẩm VN vì độ bền và sự chắc chắn, doanh thu tại hội chợ tăng vọt bất ngờ. Triển khai tại thị trường TQ từ năm 1995, từ xu thế đi tìm nguyên liệu cho giày dép, Bita’s đặt câu hỏi “tại sao chỉ mua nguyên liệu mà không trụ lại bán thành phẩm?”.
    Ông Đỗ Long, tổng giám đốc Bita’s, nói những ngày đầu Bita’s cũng đối mặt với hàng tá khó khăn như phải chọn sản phẩm chủ lực, gầy dựng mạng lưới nhân sự, rủi ro trong thanh toán và quy đổi ngoại tệ từ tiền đồng và nhân dân tệ, chưa kể bị lệ thuộc bán mà không được thu tiền!
    Ông Phạm Ngọc Ảnh, giám đốc kinh doanh thị trường Đông Dương của Công ty Kềm Nghĩa, nhận xét người tiêu dùng TQ rất thích hàng VN, đó là sự bảo tín về chất lượng. Trên những sản phẩm làm giả, nhái, các cơ sở TQ muốn bán giá cao thường phải in thêm tiếng Việt nên hàng giả thường sai chính tả! Hiện nay dù chưa có mặt tại siêu thị nhưng các sản phẩm của Kềm Nghĩa đã xuất hiện tại các trung tâm đầu nậu về làm đẹp ở Quảng Châu, nơi hàng hóa lan tỏa đi khắp thế giới.
    Ông Ảnh cho rằng với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, cần tập trung phát triển theo khu vực. Bước đi ngắn nhất đến thị trường này là thâm nhập các hội chợ, triển lãm quốc tế về ngành hàng mà mình sản xuất.
    Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp VN khá “nhát tay” nhưng đây chính là sân chơi dành cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh đến đó gặp gỡ. Khi bén rễ thị trường, doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối, ưu tiên các kênh phân phối đặc thù như trung tâm làm đẹp, tiệm làm móng..., những nơi có sức ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.
    Hơn 15 năm bám thị trường này, Bita’s đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để tìm hiểu làm đúng những đòi hỏi thị trường thực tế đặt ra. Ông Đỗ Long chia sẻ: thị trường TQ là một thị trường “sống” rất hỗn tạp với đủ sản phẩm chất lượng từ thấp đến cao, vấn đề của doanh nghiệp là thâm nhập phân khúc nào thì phải chứng minh sự vượt trội hơn sản phẩm cùng loại. “Không thể mang “cái rẻ” đi bán ở thị trường TQ mặc dù thị trường này có nhiều hàng rẻ thật” - ông Long nói.
    Hàng Việt không tăng
    Số liệu thống kê của Bộ Công thương về tình hình giao thương giữa VN và TQ trong giai đoạn 2004-2009 cho thấy thị phần của hàng VN tại TQ từ 0,52% năm 2004 đã giảm xuống 0,38% năm 2008 và 0,49% năm 2009. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu so với các nước khác trong khu vực, mức độ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của VN bị giảm sút mạnh và có phần yếu kém so với các quốc gia ASEAN khác.
    Các doanh nghiệp VN cần tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của quốc gia này cũng như nhu cầu về nguyên liệu, hàng hóa để thu hẹp khoảng cách. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều thương hiệu Việt rất được thị trường này ưa chuộng.
    NHƯ BÌNH


    Bài viết hay !
    Nhiều thông tin thú vị !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Máy bay thiếu ốc vẫn cất cánh


    28/11/2011 0:22

    Hãng hàng không Air France của Pháp đang tiến hành điều tra nội bộ vụ một chiếc máy bay Airbus A340 của hãng này bị giữ tại sân bay Boston (Mỹ) vào giữa tháng 11 sau khi nhà chức trách phát hiện thiếu khoảng 30 con ốc của một bộ phận thuộc cánh phải.
    Theo AFP, máy bay nói trên vừa được đại tu tại Trung Quốc và bay về sân bay Roissy Charles de Gaulle (Pháp) ngày 10.11. Máy bay vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và vụ việc chỉ được phát hiện 5 ngày sau tại Boston khi một phần mảng cánh bắt đầu long ra. Đại diện Air France và Airbus cho biết bộ phận thiếu ốc chỉ thuộc lớp vỏ bên ngoài nên dù có rơi ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn. Tuy nhiên, cả 2 hãng đều thừa nhận vẫn có nguy cơ bộ phận bị sút khi đang bay có thể va đập vào các cấu trúc quan trọng khác.
    AFP dẫn nguồn tin nội bộ của Air France cho biết năm ngoái một chiếc Boeing 747 của hãng này cũng phải “nằm sân” sau một đợt bảo trì ở Trung Quốc vì một phần lớp vỏ bên ngoài được sơn bằng loại có nguy cơ gây cháy.
    Lan Chi



    Lại là Trung Quốc ! :-"

    Đến như máy bay là phương tiện giao thông hiện đại liên quan hàng mấy trăm mạng người mà mấy chú ba còn làm ẩu thì thật là hết biết !
    :-??

    Mấy bạn Tây đã sợ Tàu chưa ? :-"
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Đấy là việc của Chính phủ, ta không hiểu hết thì lo nghĩ làm gì cho bạc hêt cả râu cả tóc>
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

    Thứ hai, 28 Tháng 11 2011 08:15
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/466951/Giai-phap-doi-lai-Hoang-Sa.html

    Cơ sở và giải pháp lâu dài cho việc đòi lại Hoàng Sa (toàn văn)
    Nguyễn Thái Linh, Lê Minh Phiếu, Lê Vĩnh Trương

    Trong bài phát biểu của Thủ Tướng *************** vào ngày 25/11/2011, ông có nói đến giải quyết bốn loại vấn đề trên biển Đông, trong đó có nhắc đến việc Việt Nam sẽ giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Những cơ sở để Việt Nam hành xử với trường hợp Hoàng Sa theo đúng luật quốc tế là gì? Chúng tôi xin đưa ra một số các cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.

    1- Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thời phong kiến

    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình.
    Trong suốt ba thế kỷ từ XVII đến XIX, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hàng năm, trong nhiều tháng, để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn. Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.
    Để chứng minh cho luận cứ này, Việt Nam đã đưa ra các nguồn tài liệu chính thức của nhà nước như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876), các châu bản triều Nguyễn về các bản tấu, phúc tấu, các dụ của các Vua, và hàng loạt bản đồ, tài liệu của nước ngoài thời kỳ đó.[1] Ngoài ra, Việt Nam cũng còn lưu giữ các loại sắc lệnh do các cấp chính quyền ban cho các suất đinh hay các vị cai đội giao nhiệm vụ thực thi công việc tại Hoàng Sa.[2]
    Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thực sự, tức là chiếm hữu thực sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai – việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận.[3] Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
    Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thực sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus) nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
    Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất (corpus) và tinh thần (animus), được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thực sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
    2- Việc duy trì chủ quyền của Việt Nam thời thuộc địa Pháp

    Năm 1899, toàn quyền Paul Doumer ra đề nghị chính phủ Pháp một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, công việc này không thực hiện được vì thiếu ngân sách.
    Ngày 8 tháng 3 năm 1925, toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ nước Pháp.[4] Các chuyến khảo sát và nghiên cứu khoa học đã được thực hiện ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1925 và ở Trường Sa từ năm 1927.[5]
    Ngày 30 tháng 3 năm 1938 hoàng đế Bảo Đại đã ra chiếu chỉ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương J. Brévié ra nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại Hoàng Sa. Sau đó chính phủ Pháp tiến hành chiếm cứ thực sự toàn bộ quần đảo. Một đội quân cảnh vệ được cử đến đồn trú thường xuyên tại đây. Vào năm 1938, bia chủ quyền được dựng lên với dòng chữ “Cộng Hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa, 1816 – đảo Hoàng Sa – 1938”. Một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa.[6]
    Trong thời gian thế chiến II, quần đảo Hoàng Sa bị Nhật chiếm đóng.Ngay sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, chính quyền Pháp đã lập tức khôi phục lại sự có mặt của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6 năm 1946, một phân đội của Pháp đã đổ bộ lên Hoàng Sa để chiếm lại quần đảo. Tháng 1 năm 1947, quân đội Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên đảo Phú Lâm. Pháp lập tức phản đối việc chiếm hữu trái phép này của Trung Quốc và cử một phân đội ra quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh và xây trạm khí tượng. Các trạm khí tượng này hoạt động trong suốt 26 năm cho đến khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng quân sự vào năm 1974.
    Tháng 10 năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời Tháng 5 năm 1950, Quân đội Quốc dân Đảng phải rời khỏi đảo Phú Lâm . Các trại đồn trú của Pháp vẫn được tiếp tục duy trì ở Hoàng Sa.
    Như vậy, với tư cách nhà nước bảo hộ đại diện cho quyền lợi của An Nam, chính phủ Pháp không hề từ bỏ mà vẫn thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa một các liên tục.
    3- Việc duy trì sự thực thi chủ quyền của Việt Nam khi Pháp rút khỏi Đông Dương
    Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Trong phiên họp thứ 7 tại Hội nghị hòa bình San Francisco vào ngày 7.9.1951, đại diện Quốc Gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Trần Văn Hữu đã chính thức tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không có một phản đối hay bảo lưu nào từ phía 51 nước tham dự Hội nghị. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều vắng mặt trong hội nghị này.[7] Tuy nhiên, Trung Quốc bảo lưu yêu sách của họ đối với các quần đảo qua tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai ngày 15 tháng 8 năm 1951.
    Sau Hiệp ước Geneva năm 1954, Hoàng Sa được Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Ngày 22 tháng 8 năm1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.[8]
    Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách người thừa kế các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Pháp liên quan đến Việt Nam, đã liên tục tiến hành quản lý hành chính, khảo sát, khai thác và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa bằng các hành động như: sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam (7.1961), khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng thông cáo của Bộ Ngoại Giao ngày 15 tháng 7 năm 1971, cấp phép cho khai thác phân chim, bắt giữ nhóm quân Trung Quốc giả dạng ngư dân xâm chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa (2.1959). Tháng 1 năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ các đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng mạnh mẽ và tận dụng mọi cơ hội để khẳng định chủ quyền của mình như: gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo An và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị can thiệp, tuyên bố khẳng định chủ quyền tại Hội nghị Ủy ban Kinh tế Viễn Đông (3.1974) và tại Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Caracas (7.1974), công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa (2.1975).
    Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2 tháng 7 năm 1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục kế thừa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
    Tuy đã mất yếu tố vật chất (corpus) do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần (animus), Tháng 12 năm 1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
    Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ XX việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 cũng đã ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lưc. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp.” Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
    4- Đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa thông qua con đường ngoại giao

    Việt Nam cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á, ARF… nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với TQ. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
    Đương nhiên, cũng không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán TQ.
    Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.
    Việt Nam cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía TQ cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của TQ như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía Nam để phát triển kinh tế của họ.
    Hơn hết, việc đưa tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC cũng như các văn bản khác trong tương lai cũng là điều đặc biệt phải quan tâm.
    Việt Nam có lẽ cũng cần vận dụng khéo léo các vị thế mà mình đang có để mặc cả với TQ nhằm có được sự thức tỉnh của TQ rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà TQ sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.

    5- Đòi chủ quyền Hoàng Sa thông qua con đường tài phán quốc tế

    Trước hết, cần có một cơ quan đặc biệt được lập ra để chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sang cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa Án Công Lý Quốc tế (IJC).
    Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nuớc Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.
    Sau đó, cần tạo cơ sở pháp lý để có thể đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế.
    Theo luật quốc tế, Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của Tòa cho vụ tranh chấp đó. Sự công nhận này có thể thực hiện theo ba cách[9] :
    - Cách thứ nhất : Một tuyên bố đơn phương : theo quy định tại Điều 36, Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (vốn là một bộ phận không thể tách rời của Hiến chương Liên Hiệp Quốc), một Quốc gia là thành viên của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế có thể tự nguyện ra một tuyên bố đơn phương công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa là bắt buộc đối với bất kỳ Quốc gia nào khác cũng có tuyên bố chấp nhận như vậy. Hệ thống điều khoản tùy nghi này đã tạo ra một nhóm các quốc gia công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa đối với bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các quốc gia đó với nhau trong tương lai. Về nguyên tắc, bất kỳ nước nào trong nhóm này cũng có quyền đưa một hay nhiều quốc gia trong nhóm ra trước Tòa. Các tuyên bố có thể chứa các bảo lưu nhằm hạn chế thời hạn của tuyên bố hoặc loại trừ một số loại tranh chấp. Các quốc gia đăng ký tuyên bố này với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Hiện Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố này.
    - Cách thứ hai : Thông qua một thỏa thuận đặc biệt : Việt Nam và Trung Quốc có thể đồng ý cùng đưa tranh chấp ra Tòa và ký kết một thỏa thuận để đưa ra Tòa ;
    - Cách thứ ba : Thông qua một điều khoản trong một hiệp ước. Hiện có trên 300[10] điều ước quốc tế chứa compromissory clauses theo đó các bên cam kết trước là sẽ chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa nếu có tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng điều ước đó. Trong COC, vốn đang được đàm phán, Việt Nam, Trung Quốc và các bên ký kết có thể ký kệt một điều khoản công nhận thẩm quyền của Tòa cho rất cả các tranh chấp liên quan đến biển và đảo trên Biển Đông. Chúng tôi sẽ phân tích tương tác chiến lược cho việc đám phán một điều khoản như vậy trong một cơ hội sau.

    Hiện tại, trong cả ba cách trên, Trung Quốc chưa hề thực hiện cách nào để công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa cho tranh chấp Biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước Tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.
    Trong tương lai, chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc nhằm đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước ICJ theo cách thứ hai và thứ ba.
    Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ và thời gian, có thể trãi qua nhiều thế hệ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.

    6- Kết luận
    Phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn thể các tầng lớp nhân dân và kiều bào là điều cần thiết để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân Việt Nam có thông thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta rất cần có một lời kêu gọi toàn quốc tập trung chứng cứ về Hoàng Sa và đồng thời kiến nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.
    Thành lập một cơ quan chuyên trách, làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu để giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình.
    Việt Nam chọn thời điểm để nêu sự việc khôi phục và thu hồi Hoàng Sa ra tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.
    VN sẽ nêu sự việc này ra tại các tòa án quốc tế khi chín mùi và dĩ nhiên khi TQ đã chấp nhận tuân theo quyền tài phán của một cơ chế tài phán nào đó.

    [1] Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế, sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam, 1988

    [2] Quang Đức-Hà Thương, Báu vật gia tộc và bằng chứng Hoàng Sa

    http://pda.vietbao.vn/Xa-hoi/Bau-vat-gia-toc-va-bang-chung-Hoang-Sa/65162749/157/

    [3] Wójciech Góralczyk, Stefan Sawicki, Đại cương công pháp quốc tế, Warszawa, Wydawnictwo Prawnicze LexisNexis, 2007.

    [4] Jean-Pierre Ferrier, Le conflit des iles Paracels et le problème de la souveraineté sur les iles inhabitées, Annuaire francais de droit international, vol.21, 1975

    [5] Monique Chemillier-Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hà Nội, 1998

    [6] Monique Chemillier-Gendreau, sđd

    [7] Rowiński Jan, sđd

    [8] Nguyễn Hồng Thao, Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Viện Luật kinh tế biển Monaco 2000

    [9] Xem ICJ, Frequently Asked Questions, trên mạng, http://www.icj-cij.org/information/index.php?p1=7&p2=2#2

    [10] Ibid.
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    15 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: Thai_Duong, hoatimbanglang, ckchanpheo, NYSE6868

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

    Bằng Lăng ở đấy trông nhà ...
    Anh đi ăn kẻo ngã ra xỉu giờ !
    Cả đêm post nhạc làm thơ ...
    Sáng nay oánh chứng , đến giờ chưa ăn !

    =P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chung tay gìn giữ và xây dựng biển, đảo:


    Các Anh gìn giữ biển xa.
    Chúng tôi xây dựng Nước nhà phồn vinh.
    Tự hào thay Việt Nam mình!
    Ngàn đời xứng mãi cháu Tiên, con Rồng!


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​


    Mở 'Quỹ vì Trường Sa thân yêu'

    Cập nhật lúc :9:48 AM, 20/04/2011

    "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" là nguồn kinh phí huy động tự nguyện (không bắt buộc) từ đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.

    Ngày 19/4, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 557/QĐ-TTg về việc thành lập và hoạt động "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân huyện Trường Sa, nhà dàn DKI.
    http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/hoangtrongdien/20110419/5570001.pdf
    Việc thành lập và hoạt động "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" cũng nhằm tuyên truyền vận động cả nước hướng về Trường Sa, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển đảo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" là nguồn kinh phí huy động tự nguyện (không bắt buộc) từ đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân huyện Trường Sa và nhà giàn DKI, từng bước giảm bớt khó khăn về vật chất và tinh thần cho quân và dân huyện Trường Sa.
    Thủ tướng yêu cầu tổ chức các phong trào vận động các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ, đóng góp vào "Quỹ vì Trường Sa thân yêu."
    Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, các thành viên gồm đại diện của các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
    Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đoàn thể các cấp, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp vào "Quỹ vì Trường Sa thân yêu".
    Theo TTXVN
    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này