Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8320 người đang online, trong đó có 1116 thành viên. 11:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34337 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
    Quan hệ nội khối ASEAN và tranh chấp biển Đông: tác động tới tiến trình DOC/COC và đề xuất ZoPFFC1

    Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
    Tiến sỹ Ian Storey
    Nghiên cứu cao cấp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Xinh-ga-po
    Bên cạnh thái độ không hợp tác từ phía Trung Quốc, việc quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông đang bị chính những vấn đề trong nội khối ASEAN cản trở, đặc biệt là phương thức đồng thuận. Do Biển Đông đóng vai trò sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh lương thực với Đông Nam Á, các quốc gia thành viên ASEAN cũng có lợi ích không thể chối cãi đối với vấn đề ổn định và việc giải quyết tranh chấp biển một cách hoà bình. Nhưng ASEAN chưa thể hiện lập trường đối với yêu sách của cả bốn quốc gia thành viên cũng như không công nhận tính hợp lý của yêu sách do Trung Quốc đưa ra. Trong khi Việt Nam và Phi-líp-pin đang ủng hộ một Bộ Quy tắc ứng xử cho Biển Đông, thì Trung Quốc tỏ ra miễn cưỡng với việc theo đuổi một Bộ Quy tắc như vậy. Đây chính là trở ngại lớn. Đề xuất của Phi-líp-pin về việc đưa Biển Đông trở thành một khu vực Hoà bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFFC) cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi do sự phản đối từ Bắc Kinh, và cũng bởi đề xuất đó đòi hỏi ASEAN phải tỏ rõ thái độ đối với yêu sách bành trướng của Trung Quốc. Nói tóm lại, triển vọng hiện thực hoá COC và ZoPFFC vẫn chưa có dấu hiệu sáng lạn.


    Đọc tiếp »
  2. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Oh Mỹ vào cuộc quyết liệt quá các bác ơi.

    Một năm mới bấy nhiêu ngày !
    Mà sao trời đất đổi thay quá nhiều!



    Mianma-Mỹ-Trung Quốc trong ván bài mới

    (Toquoc)-Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ nhằm khích lệ chính phủ mới tại Mianma tiếp tục cải cách - một phần của chiến lược can dự châu Á, đối phó Trung Quốc.


    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm chính thức Mianma từ ngày 30/11-2/12. Đây là chuyến thăm sau 57 năm của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ kể từ khi Ngoại trưởng John Foster Dulles đặt chân tới Rangoon năm 1955.

    Mỹ “được khích lệ bởi tiến trình cải cách” của Mianma

    Sau cuộc gặp Tổng thống Mianma U Thein Sein và hội đàm với Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin tại thủ đô Naypyidaw (Nây Pi Đô), bà Clintơn cho biết Mỹ mong muốn bắt đầu tiến trình đàm phán với Mianma nhằm nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương và thúc đẩy viện trợ, xem đây như là một cách thức để giảm dần sự cô lập đối với Mianma.

    Về phần mình, Tổng thống Thein Sein hoan nghênh chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton. Ông đánh giá “chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ mang tính lịch sử và là một chương mới trong quan hệ hai nước”.

    Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ nhằm đạt 5 mục tiêu: Một, Bà Clinton muốn “tự mình kết luận xem ý định của chính phủ hiện hành (Mianma) tiếp tục thực hiện cải cách chính trị và kinh tế đến mức nào”. Hai, khuyến khích, hỗ trợ lực lượng cải cách tại Mianma. Chính quyền Thein Sein trong gần hai năm từ khi lên cầm quyền triển khai thận trọng một số biện pháp chính trị. Trong đó có việc trả tự do cho nhà lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi cùng hơn 200 tù chính trị và đối thoại với bà Aung San Suu Kyi; cho phép đảng của bà này tham gia bầu cử Quốc hội trong 48 cuộc bầu cử bổ sung sắp tới. Nhân chuyến thăm này, Ngoại trưởng Mỹ thuyết phục chính quyền Naypyidaw trả tự do cho khoảng hơn 1000 tù nhân đang bị giam giữ. Ba, đẩy mạnh chủ trương “trở lại châu Á” của chính quyền Obama; cạnh tranh, phân hóa nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ngay tại một trong những cứ điểm trọng yếu nhất thuộc khu vực ảnh hưởng của Bắc Kinh ở biên giới phía Nam nước này; hỗ trợ chính quyền Naypyidaw tái cân bằng chính sách đối ngoại. Bốn, mở rộng tiếp xúc trực tiếp với giới lãnh đạo cấp cao chính trị, quân sự, cũng như các nhân vật đối lập của Mianma, các đại diện của các nhóm sắc tộc thiểu số lâu nay xung đột với chính quyền Mianma. Năm, xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ, tiến tới bỏ cấm vận đối với Mianma. Nhưng tiến trình này sẽ diễn ra theo một lộ trình với từng bước nhỏ, gắn với các tiến bộ thực hiện các điều kiện do Mỹ nêu ra. Bước tiến cụ thể đạt được lần này, theo lời Ngoại trưởng Mỹ, là nâng cấp quan hệ và trao đổi đại sứ, tạo “một kênh quan trọng trong việc chuyển tải quan điểm, đánh giá và thúc đẩy phát triển, xây dựng lòng tin giữa hai bên”.

    Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình trước chuyến thăm, bà Clinton cho rằng Mianma phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, xem xét cách giải quyết các xung đột sắc tộc khiến hàng chục nghìn người thuộc các nhóm dân tộc khác nhau trở thành người tị nạn và thiết lập một hệ thống bầu cử thực sự cởi mở cho các đảng phái chính trị tham gia, cũng như tự do ngôn luận. Còn Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ, ông John Kerry cho rằng “hành động có sức mạnh hơn lời nói” và “chính phủ Mianma cần biểu hiện bằng hành động trả tự do vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm và ngừng vi phạm các quyền cơ bản đối với các sắc tộc thiểu số”.

    Thể hiện thiện chí của mình, ngày 30/11, chính phủ Mianma đã nối lại đàm phán hòa bình với nhóm sắc tộc vũ trang Tổ chức Kachin Độc lập (KIO) tại một thị trấn biên giới giáp Trung Quốc.

    Tuy Washington không đặt quá nhiều kỳ vọng vào kết quả chuyến thăm, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trong cuộc gặp Tổng thống Thein Sein: “Tổng thống Obama và tôi cảm thấy được khích lệ bởi tiến trình cải cách mà Ngài và chính phủ của Ngài đã thực thi”.

    Cải thiện quan hệ với Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc

    Về phần mình, chính quyền Mianma nhằm đạt được các mục tiêu: Một, phá thế bao vây cấm vận và sự cô lập của Mỹ, phương Tây tiến hành trong hơn 20 năm qua; tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Mỹ, đưa Mianma hội nhập đầy đủ vào cộng đồng thế giới, thúc đẩy cải cách mở cửa kinh tế của Mianma. Hai, cải thiện vị thế quốc tế của Mianma để phục vụ việc đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2013. Nếu thiếu lá phiếu ủng hộ của Mỹ, nhiều nước đối tác quan trọng của ASEAN có thể sẽ không cử những nhà lãnh đạo cấp cao đến dự ASEAN-2013. Ba, cải thiện vị thế Mianma trong quan hệ với Bắc Kinh sau hơn hai thập kỷ phụ thuộc ngày càng sâu sắc vào Trung Quốc. Theo một tờ báo của Thái Lan, ảnh hưởng Trung Quốc bao trùm Mianma đến mức giới quan sát nước ngoài gọi Mianma là “một tỉnh của Trung Quốc”.

    Với chính quyền Mianma, quan hệ với Trung Quốc đã đủ mạnh để họ thực hiện các bước cải thiện quan hệ với Washington.

    Về phần mình, Bắc Kinh không thể công khai chống lại những bước đi của Mianma xích lại gần Mỹ, mặc dù biết rằng dù sao việc chuyển hướng này không thể không ảnh hưởng đến lợi ích địa-chính trị/kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh một mặt tuyên bố, qua phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu “các nước liên quan dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Mianma và thúc đẩy sự ổn định tại nước này”. Mặt khác, lên tiếng cảnh tỉnh Mianma, qua xã luận của Thời báo Hoàn cầu, rằng Trung Quốc “sẽ không cam chịu đứng nhìn các lợi ích của mình bị chà đạp”.

    Chính quyền Naypyidaw thừa hiểu Bắc Kinh nắm trong tay một số lá bài quan trọng để tác động đến nội bộ Mianma. Về kinh tế và chính trị, ảnh hưởng của Trung Quốc đã ăn sâu bén rễ vững chắc, cùng những lực lượng thân Bắc Kinh rất mạnh, có thể được kích động để gây khó dễ cho chính quyền dân sự Thein Sein vốn dựa vào một sự cân bằng phe phái mong manh, với các thế lực cứng rắn nắm nhiều quyền lực. Về an ninh, khi cần thiết, Bắc Kinh có thể kích động các lực lượng phiến quân gốc Hoa đóng ở vùng biên giới giáp Trung Quốc hoạt động phá hoại ổn định của Mianma; hạ sách là gây sức ép quân sự trực tiếp.

    Để làm yên lòng Bắc Kinh, ngay trước khi Ngoại trưởng Mỹ đặt chân tới Naypyidaw, Tổng tư lệnh quân đội Mianma đã bay sang Bắc Kinh, khẳng định Mianma tiếp tục mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai lực lượng vũ trang, cũng như đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

    Mỗi bên trong ván bài Mianma-Trung-Mỹ này đều phải tính toán kỹ lưỡng đường đi nước bước. Trung Quốc không phải không biết tiến trình dân chủ hóa ở Mianma là khó đảo ngược và bên cạnh Mỹ, Mianma còn những người bạn lớn là Ấn Độ, Nhật Bản ASEAN, đồng thời Bắc Kinh không còn là đồng minh duy nhất của Myanmar.

    Thời gian sẽ thử thách năng lực ngoại giao của mỗi bên theo đuổi lợi ích của mình trong ván bài mới giữa thời thế có nhiều biến đổi./.


    Nguyễn Nguyên


    Link: http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Y-Kien-Binh-Luan/Mianma-My-Trung-Quoc-Trong-Van-Bai-Moi.html

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1



    Lại có thằng chít về xiền thôi...
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cập nhật 02/12/2011 06:30:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Tiết lộ "Vạn lý trường thành" ngầm của TQ


    Người Trung Quốc gọi đó là "Vạn lý trường thành ngầm" - một mạng lưới những đường hầm rộng lớn được Trung Quốc thiết kế để che giấu các tên lửa ngày càng tối tân và kho vũ khí hạt nhân của nước này.

    Mỹ tiết lộ mạng lưới hầm ngầm của Trung Quốc

    [​IMG]


    Trong suốt 3 năm qua, một nhóm các sinh viên trường đại học Georgetown, Mỹ, dưới sự dẫn dắt của một giáo sư vốn là cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, đã dịch hàng trăm tài liệu, nghiên cứu kỹ lưỡng hình ảnh vệ tinh và tìm kiếm các tài liệu quân sự hạn chế người xem của Trung Quốc lẫn sục sạo hàng trăm gigabyte dữ liệu trên mạng để làm sáng tỏ hệ thống đường hầm cất giữ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.


    Kết quả những nỗ lực của họ là gì? Đó là sự khám phá về hàng nghìn kilomet đường hầm được Quân đoàn pháo binh số 2 đào. Đó là một đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ và triển khai tên lửa đạn đạo, đầu đạn hạt nhân.

    Dù kết quả nghiên cứu trên chưa được công bố song nó đã được lưu hành trong nhóm các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, trong đó có phó tham mưu trưởng không quân và gây ra một phiên điều trần tại Quốc hội. Phần lớn sự chú ý được tập trung vào kết luận của cuộc nghiên cứu, đó là, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều lần so với những gì mà các chuyên gia kiểm soát vũ khí ước tính.

    "Đó không hẳn là vấn đề gây xôn xao dư luận song những phán đoán và ước tính phải được kiểm tra lại vì những gì mà nhóm nghiên cứu trên cho rằng họ nắm rõ thì đều dựa trên tài liệu mật", một nhà chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ, người chỉ đồng ý thảo luận về vấn đề trên với điều kiện ẩn danh.

    Những người chỉ trích cuộc nghiên cứu trên đã đặt câu hỏi về tính chính thống của những tìm kiếm dựa vào internet của nhóm sinh viên trên. Nhóm sinh viên nghiên cứu lấy tin từ các nguồn khác nhau như từ Google Earth, blog, bài báo quân sự và đáng chú ý nhất là những thước phim tài liệu tiểu thuyết hóa về các chiến sĩ pháo binh Trung Quốc. Tuy nhiên, những chỉ trích mạnh nhất lại xuất phát từ các chuyên gia chống phổ biến vũ khí hạt nhân, những người lo lắng rằng cuộc nghiên cứu có thể đổ thêm dầu vào lửa tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân ở thời đại mà mọi nỗ lực đang được thực thi để giảm số lượng vũ khí tồn kho từ sau chiến tranh lạnh.

    [​IMG]


    Trưởng nhóm nghiên cứu - giáo sư Phillip A. Karber, 65 tuổi, từng là trưởng nhóm chiến lược gia chịu trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp lên Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân thời chiến tranh lạnh. Karber tự hào là nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ Mỹ. Năm 2008, Karber là nhân vật tự nguyện tham gia cơ quan cắt giảm mối đe dọa quốc phòng - một cơ quan trực thuộc Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    Sau trận động đất tấn công tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban của Karber nhận thấy, báo Trung Quốc đưa tin rằng hàng nghìn kỹ thuật viên bức xạ đã kéo về vùng này. Sau đó, có nhiều bức ảnh về các quả đồi sập cùng nhiều tin đồn rằng các đường hầm ăn sâu trong hang động tại khu vực này chứa vũ khí hạt nhân.

    Hãy tìm kiếm những gì đang diễn ra, chủ tịch Ủy ban trên nói với Karber và ông này lại tiếp tục phân tích một lần nữa, lần này là với các sinh viên ở đại học Georgetown.

    Trong khi sự hiện diện của mạng lưới đường hầm trên là một thứ bí mật mở đối với một nhóm chuyên gia nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thì không một tờ báo hay tài liệu công khai nào đưa tin về sự hiện diện của nó.

    Do đó, khi nghiên cứu, nhóm sinh viên trên đã quay sang tìm kiếm những nguồn tin công khai của Trung Quốc như những bài báo quân sự, bản tin địa phương và ảnh trên mạng do cư dân mạng Trung Quốc đưa lên. Những tài liệu này cho thấy, quân đội Trung Quốc nổi tiếng là bí mật đã bắt đầu tiết lộ thêm nhiều thông tin - theo chỉ đạo của lãnh đạo, nhằm phô trương sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc với công chúng trong nước. Internet cũng là nguồn manh mối, các diễn đàn quân sự, blog và bản tin truyền hình địa phương được đăng tải lên những trang tương tự YouTube nhưng của Trung Quốc. Việc tìm kiếm thậm chí còn cho phép các sinh viên Georgetown lấy được những tài liệu được dạy tại các học viện quân sự Trung Quốc.

    [​IMG]
    Bằng cách kết hợp mọi thứ tìm được trên báo, trên clip truyền hình, ảnh vệ tinh và ảnh, nhóm sinh viên có thể xác định được địa điểm của một vài đường hầm với ý tưởng là một số loại tên lửa được cất ở đó.

    Công việc của họ đã thu được một số thông tin về việc làm thế nào Trung Quốc di chuyển tên lửa từ nơi này sang nơi khác, con tàu tên lửa và cải trang tàu chở khách để chuyển tên lửa tầm xa. Một vài thông tin đột phá đã có được sau khi các thành viên của nhóm Karber dùng quan hệ riêng ở Trung Quốc để thu thập một tài liệu hướng dẫn dày 400 trang do Quân đoàn pháo binh 2 soạn ra, vốn chỉ lưu hành trong nội bộ quân đội Trung Quốc.

    Mãi tới tháng 12/2009, sau khi nhóm sinh viên nghiên cứu có được chút tiến triển thì lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận, quân đoàn pháo binh số 2 thực chất có xây dựng một mạng lưới đường hầm.

    Theo một báo cáo do truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc, nước này có hơn 4.800 km đường hầm, gồm cả những căn cứ nằm sâu dưới lòng đất, có thể trụ vững trước hàng loạt cuộc tấn công hạt nhân.

    Thông tin này khiến Karber và nhóm của ông bị sốc. Thông tin trên cho thấy hướng nghiên cứu của họ đã đúng song nó cũng nêu bật việc hệ thống đường hầm trên không được nhiều người chú ý ở ngoài phạm vi Đông Á. Vấn đề này không được báo chí Mỹ quan tâm nhiều vì trong suốt nhiều niên qua, mọi quan tâm đổ dồn vào hai cường quốc có số vũ khí hạt nhân tồn kho lớn nhất là Nga và Mỹ. Mỹ có 5.000 đầu đạn có thể triển khai còn Nga có tới 8.000 đầu đạn.

    Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc là quốc gia kín tiếng nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi những hiệp ước song phương và phải tiết lộ số lượng vũ khí thì Trung Quốc không phải làm điều đó. Theo ước tính từ nhiều năm qua, kho vũ khí của Trung Quốc khá khiêm tốn, chỉ có từ 80-400 đầu đạn. Trung Quốc khuyến khích cách hiểu này và khăng khăng cho rằng nước này chỉ giữ một lượng vũ khí nhỏ trong kho với mục đích tự vệ nhỏ nhoi.

    Đoạn cuối của tài liệu nghiên cứu, ông Karber nhận xét, dựa trên số lượng đường hầm mà quân đoàn pháo binh số 2 đã đào và việc Trung Quốc tăng cường triển khai tên lửa thì số đầu đạn hạt nhân của nước này có thể lên tới 3.000.

    Trong báo cáo gửi lên Quốc hội vào tháng 8 vừa qua, Lầu Năm Góc tiết lộ Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân với một tên lửa di động đa đầu đạn và duy trì kho vũ khí chiến lược ở các boong-ke nằm sâu dưới đất.

    Lầu Năm Góc cũng tiết lộ trong bản đánh giá hàng năm về quân đội Trung Quốc rằng, hệ thống hầm ngầm sâu dưới đất của nước này ở phía bắc được kết nối với hơn 4.800 km đường hầm. Các hầm ngầm được dùng để cất giữ, che giấu tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các boongke chỉ huy khỏi các cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc cho rằng việc đặt vũ khí và sở chỉ huy ở các cơ sở ngầm thì nó sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công. Quân đội Trung Quốc đã dùng các cơ sở ngầm từ đầu những năm 1950.

    Quan chức Mỹ cho hay, trước đây các thông tin chi tiết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được giữ bí mật. "Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc - quân đoàn pháo binh số 2 đã xây dựng và dùng các hầm ngầm kể từ khi triển khai hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng lâu đời nhất và tiếp tục sử dụng hầm ngầm để bảo vệ và che giấu các tên lửa di động dùng nhiên liệu rắn hiện đại, mới nhất của họ".


    • Hoài Linh (Theo WashingtonPost, WashingtonTimes)
    Muỗi ! [:D]

    Siêu bom của Mỹ trong bài viết kế tiếp đây sẽ cho hệ thống hầm ngầm này trở thành nấm mồ chôn mộng bá quyền của mấy con vịt Bắc Kinh !


    :-":-":-":-":-"
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Mỹ 'gán nợ' Đài Loan cho Trung Quốc?
    Cập nhật lúc :7:59 AM, 02/12/2011
    Tổng thống Barack Obama có thể giải quyết mọi khó khăn kinh tế của Mỹ và đảm bảo tái đắc cử nhiệm kỳ mới bằng việc đề xuất Trung Quốc xóa hết các khoản nợ của Washington, đổi lấy việc Nhà Trắng chấm dứt hỗ trợ Đài Bắc. Ngay sau khi công bố trên trang báo New York Times, ý tưởng này thổi bùng cuộc tranh luận sôi nổi.

    >> Sớm hay muộn Đài Loan cũng 'đoàn tụ' với Trung Quốc?
    Tác giả của ý tưởng trên là cựu chiến binh cuộc chiến Iraq Paul Kane, từng là cộng tác viên khoa học tại Cao đẳng Kennedy thuộc ĐH Harvard, chuyên nghiên cứu vấn đề an ninh quốc tế.


    [​IMG]
    Mỹ sẽ "bán" Đài Loan cho Trung Quốc? Ảnh: Asianow. Nếu tính khả thi trong đề xuất Kane là chuyện còn phải bàn thì lập luận logic và duy lý của tác giả bài báo trên New York Times không phải là không xác đáng.
    Dù đặt cho đề xuất của Kane cái tên “giao kèo bán Đài Loan” nhưng có vẻ là giới bình luận Mỹ chưa lĩnh hội được những điểm mấu chốt trong bài viết của tác giả. Thực ra Kane xuất phát từ quan điểm: trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Washington nên từ bỏ những định kiến cũ, đóng khuôn rằng sức mạnh của Mỹ trông cậy chủ yếu vào lực lượng quân sự chứ không dựa trên cơ sở khả năng cạnh tranh kinh tế.
    Chuyên viên Kane kêu gọi chính quyền Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh Lạnh để thừa nhận một thực tế giản đơn: đối với đất nước thì những chỗ làm việc mới và thịnh vượng kinh tế có giá trị nhiều hơn so với thành tựu về mặt quân sự.
    Từ đó dẫn đến ý nghĩa cơ bản trong thương vụ mà Kane đề xuất. Việc từ chối hỗ trợ quân sự và bán vũ khí cho Đài Loan không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, giải quyết vấn đề Đài Loan có ý nghĩa tượng trưng hết sức to lớn. Và do vậy Bắc Kinh hoàn toàn có thể xóa hết nợ cho Washington, tác giả Paul Kane đặt giả thiết.

    Ngoài ra, Đài Loan đang ngày càng thể hiện xu hướng hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng thống nhất hòn đảo này với Trung Quốc đại lục là chuyện không thể tránh khỏi. Như vậy, khi mà Đài Loan sớm hay muộn sẽ thuộc về Trung Quốc, có nghĩa là hòn đảo không quá quan trọng về chiến lược đối với Mỹ.
    Đối với Bắc Kinh, việc hạ nhiệt mâu thuẫn đối kháng trong khu vực vịnh biển Đài Loan sẽ giúp giảm đáng kể khoản chi ngân sách quân sự. Nhìn lại có thể thấy, trong các mục đích quân sự trực tiếp hay gián tiếp gắn với Đài Loan, mỗi năm Trung Quốc cần chi khoảng 30-50 tỷ USD. Tính chung chỉ trong vòng hai chục năm, Trung Quốc hoàn toàn có thể "nhận lại" 1.000 tỷ USD sau khi Bắc Kinh "tha nợ” cho Washington, chuyên viên Paul Kane tính toán.
    Dù bản thân đề xuất "đem Đài Loan gán nợ" nghe có vẻ kỳ quặc nhưng không hẳn là quá xa rời thực tế. Phó Giám đốc Viện các nước Á-Phi thuộc ĐH Tổng hợp Lomonosov Andrei Karneev chia sẻ: “Đề xuất này phản ánh một quá trình tâm lý tiềm ẩn sự lúng túng ngày càng tăng của chính quyền Obama trong quan hệ với Đài Loan. Không ngẫu nhiên mà các chuyên viên thảo luận về tính hiện thực của kịch bản Mỹ hy sinh lợi ích hỗ trợ Đài Loan để nhận được nhượng bộ nào đó từ phía Trung Quốc. Nhiều người đang nghĩ rằng xu hướng như vậy là viễn cảnh hiện thực, nếu tính đến mức độ lệ thuộc về kinh tế của Washington vào Bắc Kinh”, chuyên viên Andrei Karneev nhận định.
    Một số chuyên gia cho rằng ngay cả hoạt động ngày càng ráo riết của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng hoàn toàn tương đồng với xu hướng giảm sút sự quan tâm của Washington dành cho Đài Bắc. Trong đó, các nhà phân tích nhắc đến sự kiện Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các phi cơ tiêm kích F-16. Dự phần vào cuộc đụng độ xung quanh Đài Loan - nếu như đột nhiên sự tình chuyển sang giai đoạn nóng - là khả năng hoàn toàn không phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Những tốn phí mới nhiều tỷ USD và bao nhiêu mạo hiểm cực lớn hẳn sẽ chôn vùi hoàn toàn niềm hy vọng phục hồi sau khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ.
    Có vẻ là chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Vũ khí của Washington không còn là yếu tố kiềm chế Bắc Kinh, còn sức mạnh tài chính của Trung Quốc và trước hết là những nghĩa vụ trả nợ rất lớn đặt ra trước ngân khố Mỹ, đang buộc người Mỹ phải hành xử theo lối khác.

    Trong bài viết đăng tải trên trang New York Times, tác giả Paul Kane có trích dẫn lời Đô đốc Michael Mullen, cựu lãnh đạo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ rằng: "Nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta chính là những món nợ của chúng ta". Từ quan điểm này, đề xuất hy sinh Đài Loan để cứu vãn nền kinh tế Mỹ không phải là chuyện tưởng tượng vô bổ.

    Theo RUVR
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Không lực Mỹ nhận siêu bom 14 tấn, phủ nhận nhắm bắn Iran


    (Dân trí) - Hãng Boeing hôm thứ tư vừa qua đã chuyển giao cho Không lực Mỹ “mẻ” siêu bom phá hầm ngầm nặng tới 13,6 tấn, có thể phá hủy được mục tiêu nằm sâu 60 mét dưới mặt đất, làm dấy lên nghi ngờ Mỹ có thể sử dụng siêu bom tấn công Iran.
    [​IMG]
    Siêu bom nặng 30.000 pound (13,6 tấn) có thể nhắm tới mục tiêu nằm sâu trong lòng đất.
    Với tổng chi phí vào khoảng 314 triệu USD, quân đội Mỹ đã phát triển và đặt hàng 20 quả bom được gắn hệ thống địn vị vệ tinh GPS, được đặt tên là Massive Ordnance Penetrators (MOP). Chúng được thiết kế nhằm trang bị cho máy bay ném bom tầm xa B-52 Stratofortress của Boeing hoặc máy bay ném bom tàng hình B-2 của hãng Northrop Grumman Corp.

    Trong kỷ nguyên đang chuyển hướng tập trung sang máy bay không người lái và các loại vũ khí hạng nhẹ, việc mua siêu bom trên của Không lực Mỹ cho thấy Lầu Năm Góc vẫn cần các nhà thầu quân sự phát triển các loại bom lớn và các vật liệu quân sự hạng nặng, loại họ đã sản xuất trong suốt nhiều thập niên qua.

    Được “nhồi” gần 1.600kg thuốc nổ và dài hơn 6m, siêu bom phá hầm ngầm này đã được thử ở khu thử tên lửa White Sands tại New Mexico, địa điểm thử quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II.

    Thời điểm Không lực Mỹ được chuyển giao siêu bom đúng vào thời điểm xuất hiện căng thẳng mới liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Cụ thể Israel liên tục ám chỉ sẽ tấn công quân sự vào các điểm hạt nhân của Tehran, trong khi một báo cáo toàn diện mới của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA cho biết Iran có dấu hiệu phát triển vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, mới đây Iran cho hay đã chuyển các hoạt động hạt nhân xuống khu hầm ngầm nhằm tránh các cuộc tấn công có thể xảy ra. Những động thái này khiến nhiều người nghi ngờ Mỹ có thể dùng siêu bom tấn công cơ sở hạt nhân của Iran.

    [​IMG]
    Siêu bom được thử nghiệm tại bãi thử tên lửa White Sands, New Mexico.
    Tuy nhiên, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, John Kirby, đã phủ nhận điều này tại cuộc họp báo vào hôm thứ tư vừa qua. “Hệ thống (siêu bom mới được chuyển giao) không nhằm vào bất kỳ nước nào. Nó dùng để phát triển khả năng mà chúng tôi tin rằng chúng ta cần có”, Kirby cho hay.

    “Nó cho chúng ta khả năng vươn xa hơn nhiều, phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt của kẻ thù, dù chúng được đặt ở những cơ sở dưới lòng đất, được bảo vệ kiên cố…với cường độ lớn hơn rất nhiều những gì chúng ta có hiện nay”, người phát ngôn nhấn mạnh.

    Hiện chưa rõ quân đội Mỹ đã nhận bao nhiêu trong số 20 quả bom đặt hàng của Boeing.


    Phan Anh
    Theo AP

    Tuy không nói loại siêu bom này để chống nước nào , nhưng thấy rõ công dụng của nó nhằm chống các công sự hầm ngầm chứa vũ khí khí tài quốc phòng !
    Bắc Kinh liệu thần hồn ! Đừng giỡn mặt chú Sam nhé !


    :-":-":-":-":-":-":-"
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Mỹ đã từng nhiều lần bán đồng minh !
    Riêng Đài Loan đã từng bị Mỹ bán rất rẻ cho TQ : sau cái bắt tay khắm mùi cola pha xì dầu ở Thượng Hải giữa Nixon và Mao năm 1972 , Đài Loan ngậm ngùi rời bỏ chiếc ghế tại Hội Đồng Bảo An LHQ mà họ đã chểm chệ từ ngày thành lập LHQ.
    Chủ mới của chiếc ghế là Trung Quốc ! :-"
    Nhắc vụ này để thấy : với Mỹ có thể tăng cường bang giao các mặt ngoại giao , chính trị , quân sự , giao thương , văn hoá ...
    Nhưng đặt trọn lòng tin thì không !


    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ cũng từng bán đứng VNCH !
    Khi Trung Quốc đem quân xâm chiếm Hoàng Sa tháng 1- 1974 , hạm đội 7 của Mỹ đang lởn vởn gần đấy nhưng vẫn án binh bất động , để mặc TQ làm mưa làm gió !

    Đặc biệt cần chú ý chi tiết viên cố vấn Mỹ đã ra lệnh cho số quân nhân VNCH không chống cự lại hải quân TQ , khi bị bắt , tay cố vấn này đã được hậu đãi và không bị giam như tù binh VNCH !

    Mỹ cũng chẳng tốt lành chi !
    Chơi thì chơi , nhưng không tin được !


    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  9. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Myanmar - mục tiêu của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ

    Cập nhật lúc :6:18 AM, 02/12/2011

    Sở hữu vị trí địa chiến lược, Myanmar bị Trung Quốc và Ấn Độ “xâu xé”. Việc họ "theo” Ấn Độ, Trung Quốc hay cùng lúc “ve vãn” cả hai vẫn là bài toán cần thêm nhiều thời gian để giải đáp.

    Hàng nghìn năm nay, Trung Quốc và Ấn Độ không đến được với nhau bởi Himalaya và cao nguyên Tây Tạng ngăn trở. Tuy nhiên, khi trọng tâm kinh tế thế giới chuyển từ Tây sang Đông, khoảng cách giữa hai nước được thu hẹp với Myanmar làm “cầu nối”. Việc phương Tây thắt chặt các vấn đề về dân chủ, nhân quyền và Ấn Độ cắt đứt quan hệ vô tình đẩy Myanmar lại gần Trung Quốc.

    Myamar rơi vào “vòng tay” Trung Quốc

    Sự phát triển không đồng đều giữa miền Đông và miền Tây gây ra tình trạng bất ổn trong nước chính là lý do buộc lãnh đạo Trung Quốc phải đưa ra chiến lược “Đại khai phá miền Tây”. Theo chiến lược này, Bắc Kinh cần tìm lối ra Ấn Độ Dương để các sản phẩm được sản xuất tại miền Tây hẻo lánh tới được các thị trường nước ngoài.

    Với vị trí địa lý của mình, Myanmar là “quân bài” quan trọng trong chiến lược trên của Trung Quốc. Họ được tạp chí Thế giới Ngoại giao của Mỹ ví von là “California” của Trung Quốc. Giới hoạch định chính sách Bắc Kinh từng công khai chính sách hai đại dương của nước này -Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, theo đó Myanmar chính là cầu nối dẫn đến vịnh Bengal cũng như các biển khác.

    Ngoài ra, an ninh năng lượng cũng là lý do chiến lược khiến Bắc Kinh phải “yêu” Myanmar. Các số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu, trong đó 80% qua eo biển Malacca.

    Nếu eo biển này bị tấn công, Bắc Kinh sẽ đường cung ứng nguyên liệu quan trọng. Vì vậy, nếu có được tuyến vận qua Myanmar, Trung Quốc sẽ giải được được rất nhiều vấn đề trong bài toán năng lượng.

    Với tầm quan trọng chiến lược như vậy, Trung Quốc tìm mọi biện pháp để gia tăng ảnh hưởng ở Myanmar, từ kinh tế đến chính trị, quân sự, ngoại giao.

    Ấn Độ “ve vãn” Myanmar

    Chính những động thái gia tăng can dự của Trung Quốc vào Myanmar khiến Ấn Độ không thể “ngồi yên”. Myanmar giữ vai trò rất quan trọng về kinh tế và chiến lược đối với New Dehli, là cửa ngỏ để Ấn Độ tiến xuống Đông Nam Á.

    Hai nước có chung 1.600 km đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên biển cũng rất dài ở khu vực biển Andaman. Bốn bang nhạy cảm về mặt chính trị của Ấn Độ ở phía Đông Bắc có chung biên giới với Myanmar. Để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Myanmar, Ấn Độ thay đổi chính sách trước đây của mình và bắt đầu can dự vào Chính quyền quân sự Myanmar từ giữa những năm 1990.

    Theo các số liệu thống kê chính thức, kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar hơn một tỷ USD trong năm 2010-2011 và Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Myanmar, sau Thái lan, Singapore và Trung Quốc. Myanmar xuất khẩu sang Ấn Độ lượng hàng hóa trị giá 876,91 triệu USD trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ lượng hàng trị giá 194,92 triệu USD. Các sản phẩm nông và lâm nghiệp là những mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của Myanmar sang Ấn Độ, trong khi dược phẩm là những mặt hàng chính của New Dehli thâm nhập thị trường Myanmar.

    Myanmar có vị thế chiến lược với Ấn Độ.

    Để thúc đẩy hai nước hợp tác chặt chẽ hơn, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Đại sứ Ấn Độ tại Myanmar Villur Sundararajan đã gặp gỡ và thảo luận cách thức tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Hồi tháng 6, một bản ghi nhớ về xây dựng một trường đào tạo công nghiệp ở Myingyan/Myanmar được Chính phủ hai nước ký kết trong chuyến thăm Nay Pyi Taw của Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna.

    Theo các số liệu chính thức của Myanmar, tính từ thời điểm Chính phủ Myanmar mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài hồi cuối năm 1988 cho tới tháng 3/2011, Ấn Độ đã đầu tư 189 triệu USD vào Myanma, trong đó lĩnh vực dầu lửa và khí đốt chiếm 137 triệu USD. Ấn Độ đứng thứ 13 trong số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Myanmar.

    Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng đặt trọng tâm vào việc nâng cấp các tuyến đường biên giới và vận tải trên biển dọc khu vực sông Kaladan để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại song phương. Tháng 12/2010, Ấn Độ đã đặt nền tảng cho việc xây dựng một cảng và một đầu mối trung chuyển của dự án Vận tải quá cảnh đa mô hình Kaladan ở thị trấn Sittway của bang Rakhine (phía Tây Myanmar), dự kiến được hoàn thành vào năm 2013. Ấn Độ cũng có kế hoạch giúp Myanmar đẩy mạnh lĩnh vực du lịch sinh thái, từ đó tạo bàn đạp để gia tăng ảnh hưởng xuống khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Myanmar và Ấn Độ ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa ở Nay Pyi Taw hồi tháng 4 vừa qua nhằm đẩy mạnh việc trùng tu, nâng cấp chùa Arnanda ở thành phố cổ kính Bagan.

    Myanmar “cành cao”

    Giới phân tích nhận định, việc Trung Quốc và Ấn Độ liên tục đẩy mạnh chiến lược can dự vào Myanmar với nhiều điều kiện ưu đãi tạo điều kiện để nước này “cành cao” nhằm tìm kiếm nhiều lợi ích hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều luồng dư luận khác lại nhận định, việc Trung Quốc đầu và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Myanmar để lại nhiều hệ lụy khiến người dân sở tại bất mãn.

    Bên cạnh đó là việc Mỹ quay lại tìm kiếm ảnh hưởng ở châu Á, trong đó Myanmar là một mắt xích quan trọng, điển hình là chuyến thăm Myanmar đang diễn ra của Ngoại trưởng Hillary Clinton, cộng với việc Ấn Độ đã “thức tỉnh” vai trò chiến lược của NayPyiTaw khiến Myanmar “bâng khuâng đứng giữa nhiều dòng nước”.

    Giới quan sát nhận định, có nhiều động thái cho thấy Myanmar đang ngày càng “rời xa” Trung Quốc để “ngả vào vòng tay” của Phương Tây và Ấn Độ. Cách đây không lâu, Tổng thống Thein Sein quyết định hoãn dự án xây đập Myitsone do Trung Quốc làm chủ đầu tư.

    Trong chuyến thăm Ấn Độ ba ngày vừa qua, Tổng thống Thein Sein không chỉ dừng ở quyết định hoãn xây đập Myitsone, mà còn ra lệnh ân xá cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có 200 tù chính trị. Động thái này được cho là có đích ngắm cụ thể: kết thúc lệnh cấm vận do Mỹ và châu Âu đặt ra. Vụ trưởng Harsh Vardhan Shringla phụ trách các vấn đề với Myanmar, thuộc bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết: “Chính phủ Myanmar đề ra với các nhà thầu của chúng tôi một số dự án tại những mỏ dầu trên bờ mà những công ty Ấn Độ quan tâm”.

    Hậu thuẫn của Mỹ

    Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ hết sức quan ngại, bởi Bắc Kinh sẽ đe dọa vị thế “bá quyền” của Washington. Ấn Độ với tiềm lực kinh tế, quốc phòng nói riêng và sức mạnh tổng lực quốc gia nói chung đang ngày càng được cải thiện.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ lại có mâu thuẫn “không đội trời chung” liên quan tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chính vì vậy, Ấn Độ chính là “quân bài” được Washington lựa chọn nhằm “kiềm chế” Trung Quốc. Myanmar là “mắt xích” quan trọng trong Chiến lược Hướng Đông của Ấn Độ, là bàn đạp để Ấn Độ tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì vậy, việc Ấn Độ gia tăng can dự vào Myanmar không đe dọa tới lợi ích của Mỹ, ngược lại còn nhận được sự hậu thuẫn của Washington.

    Ngày 23/11, ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn an ninh quốc gia đặc trách thông tin chiến lược của Mỹ cho biết, Tổng thống Barack Obama hoan nghênh chiến lược Hướng Đông của Ấn Độ và mong muốn New Dehli nắm giữ một vai trò quan trọng trong khu vực Á châu - Thái Bình Dương”.

    Với vị trí và tầm quan trọng của Myanmar, Ấn Độ đang đẩy mạnh can dự vào nước này, vừa để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, vừa mở đường xuống ASEAN và đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ (cộng thêm nhân tố Mỹ) tại chiến trường Myanmar sẽ diễn ra rất quyết liệt trong thời gian tới.

    Thủy Tiên

    Link: http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Myanmar--muc-tieu-cua-My-Trung-Quoc-va-An-Do/201112/181069.datviet


    Và, để giải quyết tốt các mối quan hệ chiến lược này; Myanmar đã sang xin tư vấn từ Việt Nam!

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Xem quá khứ biết tương lai !
    Mỹ sẵn sàng bán đứng đồng minh và đã từng nhiều lần bán đồng minh cho kẻ thù !
    Đài Loan và cả VNCH đã từng bị Mỹ bán đấy thôi ?
    Xem ra bạn vẫn còn mơ hồ về chú Sam lắm ! BL à !

    :)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này