1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5534 người đang online, trong đó có 432 thành viên. 11:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35007 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Tôi nữa nè bác. Đi 5o% của BL rồi bác. Năm ngoái Saxsophon PR cho BL hết mình. Năm nay không thấy tín hiệu gì?
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đọc bài này để thấy thêm trân quí từng con cá con tôm mà người dân chài đã đem mồ hôi , cả tài sản tính mạng của mình ra dâng hiến cho đời !

    http://suckhoedoisong.vn/20111125113434257p61c89/xom-chai-mua-bien-dong.htm

    Xóm chài mùa biển động


    Ở làng chài này, cứ đến mùa mưa, những ngư dân chỉ mong sao cho đủ cái ăn trong mùa biển động là mừng. Ðó là những tâm sự buồn rất thật của những ngư dân ở xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam. Nhưng có lẽ điều đó không chỉ đúng với ngư dân ở đây mà hầu như nơi nào trong tỉnh, hay những thôn chài dọc dải đất hình chữ S với hơn 11.409,1km đường bờ biển cũng thế, cuộc mưu sinh của ngư dân vùng biển vào mùa mưa lắm nỗi nhọc nhằn.
    Gác tàu trông trời, trông đất
    Một buổi chiều cuối tháng 10, chúng tôi lang thang nơi bãi biển thôn Trung Thanh, xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ. Chỉ thấy hàng chục chiếc tàu thuyền đang gác mũi trên bờ trong mưa dầm nằm phơ phất. Đứng lẫn trong những con tàu, những chiếc thuyền đó có những người đàn ông của thôn Trung Thanh với nước da đen nặng nhọc mùi của biển. Họ đang hí húi sơn sửa lại thuyền cá của mình, hay kéo những chiếc thuyền lên cao hơn sợ sóng to có thể đánh dạt mất phương tiện làm ăn của cả gia đình.

    [​IMG]
    Anh Huỳnh Văn Hải gỡ lưới về nhà.
    Một ngư dân ngước mắt nhìn trời, tay vẫn thoăn thoắt gỡ những mảnh lưới dưới lòng thuyền, bảo: “Chúng tôi tranh thủ lúc biển động không ra khơi được sửa lại thuyền, đợi “ổng” yên yên rồi lựa mà đi biển vài chuyến, kiếm chút cá đổi gạo ăn chứ không thì gia đình nhịn đói!”. Giữa cơn mưa dầm, người thì có manh áo mưa đã rách tướp tơ, người thì mình trần gồng hết sức đẩy những chiếc thuyền sâu vào trong bờ cát. Chúng tôi và những người con của biển như đã gặp nhau từ trước, trò chuyện thân mật như là bạn chài với nhau...
    Đầu mùa mưa mà làng chài nào cũng đông đúc. Không phải vì đi biển trúng rồi lên nằm bờ như vậy, mà là vì họ về sớm là để an toàn cho bản thân, cho tài sản của mình, vì thời tiết thất thường quá, bão gió cũng khó lường hơn dạo trước. Ông Bùi Văn Bồng có thâm niên hơn 25 năm đi biển ở thôn Trung Thanh nói như gào lên trong gió biển: “Nghe đài dự báo thời tiết năm nay biểu bão biển gớm quá! Chúng tôi đâu dám mạo hiểm mạng sống của mình được”. Tàu ông Bồng neo đậu lại, nhưng không phải nghỉ mà cứ nhìn trời để ra ghe. Ông Bồng nói chắc nịch: “Cứ nghe dự báo thời tiết cấp 7 trở lên thì nằm nhà, mà chỉ cần biển không động là vọt ra ghe cùng bạn chài ra khơi ngay tức khắc. Nếu mùa nắng bình thường thì đi xa vài trăm hải lý, lênh đênh trên biển chừng một tháng mới trở về. Nhưng vào mùa biển động như thế này, tàu đi xa nhất cũng chỉ trên chục hải lý trở lại và chỉ trong ngày là phải trở về, nếu không thì coi như mất xác!”.
    Nỗi buồn của các ngư dân Trung Thanh còn phảng phất trong câu chuyện vì năm nay làm ăn khó hơn mọi năm. Anh Huỳnh Văn Hải, một ngư dân cho biết: “Năm nay kiếm ăn căng hơn các năm, mà mùa mưa này lại càng khó hơn nữa. Mấy năm trở lại đây, tổn phí tàu ghe, xăng dầu lên cao quá, nên thu nhập thấp hơn các năm. Trước đây tụi mình còn đánh bắt ven bờ được trong mùa biển động, còn mùa mưa năm nay thì không thể. Mấy năm trước, có người chỉ một mùa cũng kiếm được tròm trèm mấy trăm triệu, sắm được tàu nho nhỏ để đi biển mùa mưa. Nhưng năm nay thì...”, anh bỏ lửng câu nói đầy tiếc nuối rồi nhìn ra phía làn bụi sóng trắng mờ mờ do biển thổi phả vào, cuốn những bụi cát lăn tăn trên bờ nghe lành lạnh...
    [​IMG]


    Các ngư dân thôn Trung Thanh kéo thuyền sâu vào bãi đề phòng sóng lớn.
    Lăn vào gió biển để mưu sinh
    Những ngày qua áp thấp nhiệt đới khiến biển khơi suốt dải miền Trung bị động, sóng dữ dội, ngư dân làng chài Trung Thanh đang gác mái chèo nằm chờ. Nhưng trong cơn mưa của biển, chúng tôi vẫn thấy có những người liều mình đi biển kiếm cái ăn để lại nỗi lo cho gia đình ở phía làng xa.
    Sóng biển dữ dội không thể ra khơi, trong khi hàng thuyền của ngư dân nằm bờ chờ trời quang mây tạnh. Bà Nguyễn Thị Thảo, ông Nguyễn Văn Thành và lác đác trên bãi biển dài của xã Tam Thanh vẫn ngong ngóng ra phía biển, để chờ những chiếc thuyền lẻ loi liều lĩnh trở về. Bà Thảo nói: “Mặc dù biển động nhưng ở đây chiều chiều trên bờ biển lại có những người vợ, người mẹ đưa con đến dõi mắt ra biển ngóng chờ thuyền về”. Chồng bà Thảo mất sớm, đứa con trai duy nhất học chưa hết lớp 6, phải nghỉ học để đi biển, công việc của bà Thảo là chờ đợi, bán những gì con đánh bắt được và vá lưới. Gia đình bà Thảo neo đơn và khó khăn nhất xóm chài Trung Thanh này. Ông Nguyễn Văn Thành dù tuổi đã gần sáu mươi, nhưng bất kể ngày biển yên hay biển động ông đều ra biển để kéo lưới. Tấm áo mưa bay phần phật trong gió không đủ xua tan những cơn gió biển thổi thông thống mang theo hơi lạnh từ đại dương. Mỗi chiều như thế ông kéo được chừng 4 - 6kg cá nhỏ, mang lên bờ bán lại được chừng hơn 20 nghìn đồng chỉ vừa đủ tiền mua gạo. “Không kéo lưới thì biết lấy chi ăn hả chú?!” Ông Thành nói khi vẫn đang gồng mình kéo lưới trong biển chiều đơn độc lạnh buốt.
    Trên xóm chài lặng lẽ nằm quay mặt ra phía biển đón gió, một số ngư dân tranh thủ những ngày nghỉ vá lại lưới. Thông thường khi trời êm, cứ tầm 3h sáng, hàng chục chiếc thuyền thúng vượt sóng để kiếm sống. Đến 9h sáng, họ quay vào bờ bán thành quả đánh bắt được rồi lại ra khơi tiếp. Trẻ con làng chài rủ nhau đi nhặt ốc, cá bị sóng đánh dạt vào ghềnh đá bãi biển để làm thức ăn cho cả nhà. Nhưng mùa biển động này, họ bó gối ngồi chờ, những ánh mắt đăm đắm nhìn mãi ra phía biển. Đối với người dân chài, chỉ ra biển mới có tiền để sinh sống. Lão ngư Nguyễn Văn Bình nhìn chân trời đầy mây đen nặng nề âng ậng nước, ngậm ngùi: “Cả đời gắn liền với biển, giàu nghèo cũng do biển. Hồi xưa chỉ cần vài lao động ra biển có thể nuôi được cả gia đình, nhưng giờ cả nhà đi biển cũng chẳng đủ ăn”.
    [​IMG]

    Ngư dân Bùi Văn Bồng sửa lại ngư cụ chờ biển yên lại ra khơi.
    Cả nhà 6 miệng ăn chỉ trông vào 2 chiếc thuyền thúng. Nếu ngày nào không đi biển là ngày đó cả nhà chật vật với bữa cơm. Vậy mà đã mấy ngày rồi biển động phải nằm bờ làm anh Huỳnh Ngọc Tá nóng ruột. Ngoài trời mây đen vần vũ, báo hiệu sắp có mưa lớn phía biển xa nhưng anh Tá vẫn quyết định ra biển câu đêm. “Thôi thì vì miếng cơm cho lũ nhỏ phải lăn vào với sóng với gió chứ biết răng chừ! Đêm nay tôi đi gần thôi, được chừng mô hay chừng nớ chứ ngồi nhà hoài ruột nóng lắm!”, anh Tá chia sẻ.
    Dẫu đang mùa biển động, nhưng nỗi lo cơm áo vẫn hối thúc không ít ngư dân của các làng chài ven biển Tam Thanh phải chấp nhận đối mặt với sóng to, gió lớn, ngày đêm bám biển mưu sinh. Cũng bởi, nếu cho thuyền nằm bờ thì chỉ có đói! Tuy nhiên do thời tiết bất lợi, hầu hết ngư dân chỉ dám đánh bắt gần bờ nên sản lượng đạt thấp, cuộc sống của ngư dân gặp không ít khó khăn.
    Mấy ngư dân tôi gặp lúc ấy, họ ngồi bên chai rượu gạo đã gần cạn, mồi nhậu chỉ là mấy con cá trích nhỏ bằng hai ngón tay mới bắt được đêm trước. Ánh mắt người nào cũng ngóng mãi về phía biển khơi. Thôi thì, đời người đi biển có lắm nỗi buồn vui, cứ trôi theo ngày tháng và cứ mãi đăm chiêu như thế. Họ sống thác với biển, có những buồn vui với biển, trách giận biển nhưng rồi lại ra biển và theo biển như điều không thể khác... nhưng mùa này biển động, làng chài buồn tênh...
    Bài và ảnh: Hữu Cường
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    BL này là BL khác !
    Không phải BLF đâu bác !
    BL này rất là ... đáng yêu !
    Còn BLF thì bàn ... khi khác !

    :)):)):)):)):)):)):))
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://suckhoedoisong.vn/20111202101436177p61c71/phat-hien-ot-bot-va-mut-co-chat-gay-ung-thu.htm

    Phát hiện ớt bột và mứt có chất gây ung thư


    Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã công bố 2 cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng các chất nhuộm gây ung thư vừa bị phát hiện.

    Theo Thanh tra Sở Y tế TP vào chiều 1/12, các chất nhuộm gây ung thư này là Rhodamine B và Malachite green đã được tìm thấy trong hũ ớt bột 50g (hạn sử dụng đến 3/7/2012) của Công ty Thành Lộ (chi nhánh Cộng Hòa – quận Tân Bình) và trong hũ mứt kaze lá dứa (loại 1kg, hạn sử dụng đến 20/10/2012) của Công ty Mộc Thủy (khu phố 3 – phường Thới An, Q.12).

    Toàn bộ những lô hàng vi phạm nói trên đã bị niêm phong, số hàng đã tiêu thục ra ngoài thị trường buộc phải thu hồi để tiêu hùy, đơn vị sản xuất đã bị đình chỉ hoạt động để khắc phục sai phạm.

    Rhodamine B đã từng bị cơ quan y tế TP phát hiện liên tục vào cuối năm 2009, đầu 2010. Đây là loại phẩm màu dùng trong công nghiệp, nghiêm cấm dùng trong thực phẩm và có thể gây ung thư cho người sử dụng.

    Malachite green cũng là chất nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm, đã từng bị Hà Nội phát hiện có trong cốm làng Vòng hồi cuối tháng 10 vừa qua. Ngành y tế TP đánh giá đây là chất rất nguy hiểm, có thể gây ung thư, đặc biệt là nữ giới nếu đã sử dụng.



    Theo VTC

    Mùa Tết sắp đến , hàng bánh kẹo Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam , bà con mình cảnh giác nhé !
    Kể cả những hàng bánh mứt Việt Nam nhưng dùng nguyên liệu và phẩm màu TQ thì cũng xem là hàng TQ , cần tránh xa nếu chưa muốn chết !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vneconomy.vn/201112010338495...-quoc-nhin-tu-chuyen-dinh-cong.htm#divComment

    Kinh tế Trung Quốc nhìn từ chuyện đình công

    [​IMG] HỒNG NGỌC

    01/12/2011 15:46 (GMT+7)
    [​IMG] Nguyên nhân dẫn tới đình công thường là do công nhân bức xúc về điều kiện làm việc, tiền lương.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (2)

    Tuần trước, nhiều công nhân làm việc tại nhà máy Jingmo Electronics Corporation ở Thâm Quyến, chuyên sản xuất bàn phím máy tính cho Apple và IBM, đã đình công vì bất bình với giờ làm việc quá dài và điều kiện lao động yếu kém.

    Theo trang MicGadget, khoàng 1.000 công nhân đã tham dự cuộc đình công vì những đòi hỏi làm thêm giờ một cách bất hợp lý do giới quản lý nhà máy đưa ra. Theo đó, các công nhân tại đây buộc phải làm thêm giờ vào tất cả các tối trong ngày.

    Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng công nhân phải làm thêm 120 giờ. Nhà máy không đồng ý để công nhân chỉ làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần, là thời gian họ phải trả lương gấp đôi cho một giờ làm việc theo đúng Luật Lao động Trung Quốc.

    Những công nhân tham gia cuộc đình công còn lên tiếng phê phán điều kiện làm việc tại nhà máy yếu kém, việc những người công nhân nhiều tuổi bị sa thải, không có các chế độ lương thưởng và thậm chí là liên tục bị giới quản lý mắng mỏ.

    Vụ đình công kéo dài trong suốt nhiều giờ, chặn cả lối đi vào nhà máy. Hàng trăm cảnh sát đã được huy động tới để giữ gìn trật tự. Vụ việc chỉ tạm thời được giải quyết, sau khi ban lãnh đạo nhà máy này hứa sẽ giảm thời gian làm thêm giờ.

    Đây là vụ đình công đầu tiên xảy ra tại Jingmo, nhà máy sản xuất bàn phím thuộc hãng công nghệ hàng đầu thế giới Jingyuan Computer Group đến từ Đài Loan. Đây cũng là nhà máy chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng OEM cho Apple, IBM…

    Câu chuyện đình công tại các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc vốn dĩ không lạ. Năm ngoái, các nhà máy sản xuất linh kiện Honda ở Trung Quốc lao đao vì nạn đình công. Song theo tờ Le Monde, thì gần đây tần suất đình công có vẻ tăng lên.

    Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là việc nhiều nhà máy ở Trung Quốc bắt đầu thấm đòn ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới.

    Sa thải công nhân, áp dụng các quy định giờ làm việc khắt khe hơn hay di dời nhà máy đi chỗ khác là một trong những biện pháp mà nhiều nhà máy Trung Quốc đang áp dụng nhằm chống chọi lại khủng hoảng kinh tế, RFI dẫn bài viết trên Le Monde cho hay.

    Theo số liệu thống kê của HSBC, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 của Trung Quốc chỉ đạt 48 điểm cho thấy, số lượng đơn đặt hàng đã giảm tới mức thấp nhất gần ba năm nay. HSBC ghi nhận các hoạt động sản xuất đang có xu hướng co cụm lại.

    Tháng 11 có nhiều xáo động nhất. Một loạt vụ đình công xảy ra tại nhiều nhà máy từ các xí nghiệp gia công linh kiện máy tính cho Apple, IBM, đến các xí nghiệp đóng chai cho Pepsi, gia công giày New Balance, Nike và đồng hồ Citizen …

    Theo Le Monde, nguyên nhân khiến công nhân đình công là bị đe dọa sa thải, hay điều kiện giờ làm việc khắc nghiệt (từ 18 giờ đến nửa đêm), và do nhiều xí nghiệp di dời đến những vùng khác tại Trung Quốc, những nơi có giá nhân công rẻ hơn.

    Le Monde giải thích, đối với một số xí nghiệp, việc “di dời nội bộ” được xem như là một giải pháp thích hợp, nhằm chấm dứt những lo lắng của lớp người lao động di cư phải sống xa gia đình.

    Hơn nữa, do phải đối mặt với giá nhân công ngày càng cao, thì giải pháp này có thể giúp Trung Quốc né tránh được việc làm sẽ bị dịch chuyển sang Đông Nam Á và cho phép các tỉnh duyên hải nghĩ đến việc nâng cấp các dòng sản phẩm của mình.

    Tờ New York Times từng nhận định rằng, phong trào đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc buộc các công ty nước ngoài nhắm tới khai thác nguồn lao động giá rẻ ở Trung Quốc cảm thấy khó thu hút và giữ công nhân.

    Trước áp lực tăng lương lên các nhà sản xuất, cộng với việc đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất ở Trung Quốc và khiến các công ty tính tới việc chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, nhằm giảm chi phí và giá thành.

    Tuy nhiên, theo bà Pietra Rivoli, giáo sư khoa kinh doanh quốc tế Đại học Georgetown, Mỹ, thì hệ quả từ việc gia tăng chi phí lao động ở các nhà máy Trung Quốc sẽ không giống nhau tùy theo mỗi góc ngành công nghiệp khác nhau.

    Các ngành giá trị gia tăng thấp như dệt may có thể phải chuyển tới vùng sâu xa của Trung Quốc hoặc nước khác, còn các ngành kỹ thuật như máy tính và điện thoại vẫn ở lại Trung Quốc nhờ thị trường nội địa rộng lớn và nước này có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

    Giáo sư Mary Gallagher - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Michigan, Mỹ, cũng phần nào đồng ý như vậy. “Trung Quốc sẽ không đánh mất cơ sở sản xuất công nghiệp vì nước này có thị trường nội địa khổng lồ”, bà nói.

    Song, theo bà Mary, “họ sẽ chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hơn. Điều đó phù hợp với mong muốn của chính phủ nước này. Họ không muốn là công xưởng của thế giới mà muốn làm ra sản phẩm công nghệ cao”.

    Tuy nhiên, giải pháp di dời này không phải không gây lo âu cho người lao động. Ngay tại những nơi các xí nghiệp dời đến, người lao động ở đó tự hỏi liệu các xí nghiệp này sẽ tồn tại được bao lâu, trong khi vào lúc này đây, nhu cầu thế giới đang chựng lại.

    Trong bối cảnh như vậy, một số doanh nghiệp chấp nhận tăng lương để cầm chân công nhân. Về phần chính quyền, một số tỉnh thành công nghiệp như vùng Đông Quảng đã đề ra các chính sách giảm thuế doanh nghiệp với hy vọng giữ chân các nhà đầu tư.

    Chủ đề liên quan:

    Thảo luận (2 ý kiến)
    (Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
    • An Bình
      16:59 (GMT+7) - Thứ Năm, 1/12/2011
      Không phải công nhân thích đình công đâu. Cũng tại cuộc sống của họ quá khổ và điều kiện làm việc không ổn thôi. Vậy tăng trưởng kinh tế để đâu rồi mà lại không chia sẻ cho chính những người làm ra nó. Dấu hỏi tăng trưởng kinh tế của Trung quốc một lần nữa cần xem xét lại.
    • Hải Triều
      16:07 (GMT+7) - Thứ Năm, 1/12/2011
      Sau 30 năm phát triển ảo thì lạm phát đã đưa nền kinh tế Trung Quốc cũng trở lại với chính mình. Cuộc sống của công nhân Trung Quốc có lẽ vẫn khổ như 30 năm trước thôi.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nhà báo nhận “phí bịt miệng”



    TT - Hối lộ nhà báo và nhà báo đòi hối lộ đang trở thành vấn nạn trong ngành truyền thông Trung Quốc. “Nhà báo ăn tiền” và “nhà báo dỏm” đang là đề tài nóng trên mặt báo nước này.



    [​IMG]

    Hai phóng viên Trung Quốc choảng nhau để giành “bao lì xì” trong một cuộc họp báo - Ảnh:huanqiu.com


    Ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông được xem như những thầy thuốc để giữ cho xã hội có sức khỏe tốt. Nhiệm vụ chính của truyền thông là giúp xã hội phát hiện và giải quyết những vấn đề. Thế nhưng, để hoàn thành được nhiệm vụ này, truyền thông cần có điều kiện tiên quyết, nghĩa là truyền thông cần phải luôn tỉnh táo. Đáng buồn thay, sức khỏe của các phương tiện truyền thông lại không được tốt lắm.
    Thời báo Hoàn Cầu mô tả hiện nay có hàng ngàn nhà báo đang hoạt động ở khu vực nông thôn chỉ chuyên nghề nhận bao lì xì, thậm chí tống tiền các doanh nghiệp dưới mọi hình thức.
    Nhà báo ăn tiền!
    Chẳng cần phải tìm kiếm đâu cho xa xôi. Chuyện vụ án sữa nhiễm độc ở Trung Quốc đủ cho thấy những triệu chứng bệnh đang lây lan trong truyền thông. Năm 2004, nổ ra vụ “trẻ đầu to” sau khi uống sữa bột. 45 doanh nghiệp sản xuất sữa bị cơ quan chức năng và truyền thông đưa vào danh sách đen, trong đó nổi cộm nhất có Tập đoàn Tam Lộc. Song chỉ 17 ngày sau, tên của tập đoàn này đã được rút khỏi danh sách vụ bê bối này một cách khó hiểu.
    Đến năm 2008, sự kiện sữa có melamine nổ ra làm sáu trẻ chết và hơn 300.000 trẻ nhiễm bệnh. Tập đoàn sữa Tam Lộc một lần nữa lại dính vào vụ bê bối này. Song, ngay sau đó có tin đồn doanh nghiệp này lại chi 3 triệu nhân dân tệ (471.255 USD) cho một số báo đài nhằm hoãn đăng tin đến một tháng để Tam Lộc có đủ thời gian “chạy thuốc” và giảm thiểu làn sóng bất bình trong dư luận!
    “Một trong những người bạn của tôi nhận 10.000 nhân dân tệ (1.570 USD) từ một công ty bất động sản”- phóng viên một tờ báo ở Bắc Kinh cho biết. Người này kể đồng nghiệp của anh ta viết về những khuất tất trong việc xây dựng một khu dân cư, sau đó anh ta đã bắn tin cho chủ đầu tư biết vụ việc sẽ được đăng báo. Chủ đầu tư lập tức chuyển 10.000 nhân dân tệ cho đương sự và mọi việc được bỏ qua.
    Báo cuối tuần Phương Nam cho rằng chính “phí bịt miệng” đã giúp vụ bê bối sữa của Tam Lộc chìm xuồng! “Phí bịt miệng” là loại phí phổ biến dùng bôi trơn mối quan hệ có qua có lại giữa doanh nghiệp và nhà báo, và nó có sức mạnh lũng đoạn khôn lường. Rõ ràng là trong “cuộc chơi” này, người tiêu dùng luôn ở thế yếu trước các doanh nghiệp làm ăn bất chính. Đáng sợ nhất là các doanh nghiệp này không chỉ có thể làm sai lệch sự thật, mà họ còn có thể huy động mọi ảnh hưởng có thể có được để vượt qua những hàng rào bảo vệ mà xã hội đã đặt ra.
    Và không chỉ có chuyện sữa. Các tỉnh giàu tài nguyên như Sơn Tây, Thiểm Tây được mệnh danh là “mỏ vàng” của các nhà báo địa phương. Họ ngang nhiên tống tiền và nhận “phí bịt miệng” từ các doanh nghiệp khai thác than khi phát hiện những tiêu cực, nhất là khi có tai nạn hầm mỏ xảy ra. Thậm chí lan truyền tin đồn rằng có những nhà báo chỉ chờ đợi tai nạn xảy ra và chạy đến tống tiền các chủ hầm khai thác để đổi lấy sự im lặng hay sự châm chước.
    Vương Quý Viễn, phóng viên tạp chí Năng Lượng thuộc Nhật báo Sơn Tây, cho biết “phí bịt miệng” gọi là “trà nước” giao tế mà cánh nhà báo ở tỉnh Sơn Tây đưa ra với các chủ hầm khai thác là khoảng 1.000 nhân dân tệ (157 USD).
    Cục An toàn lao động Trung Quốc ghi nhận từ tháng 9-2010, các chủ hầm mỏ đã bưng bít được chín vụ tai nạn hầm mỏ làm 29 người chết bằng “phí bịt miệng” cho cánh nhà báo địa phương.
    Nhà báo dỏm!
    Thời báo Hoàn Cầu cho biết chỉ có 80 tờ báo lập văn phòng đại diện ở địa phương, nhưng có đến 1.000 người tự xưng là nhà báo, trong số này có không ít nhà báo dỏm. Họ vòi vĩnh tiền của doanh nghiệp khiến hình ảnh những nhà báo thực thụ trở nên xấu đi trong mắt người dân vùng nông thôn. Tháng 4-2010, cảnh sát Thiểm Tây đã bắt một phóng viên dỏm đang tống tiền một chủ hầm khai thác than 100.000 nhân dân tệ (15.708 USD). Theo báo Bưu Điện Buổi Sáng Bắc Kinh, do biết được điểm yếu của các chủ mỏ than rất sợ nộp phạt đến 2 triệu nhân dân tệ (314.170 USD) nếu để thất thoát ngòi nổ trong khai thác than, nhà báo dỏm này tuyên bố đã phát hiện nhiều kíp mìn của mỏ than này mà nếu không đưa tiền thì anh ta sẽ tung lên báo.
    Tổng cục Báo chí và phát hành Trung Quốc (GAPP) trong năm 2010 đã phát hiện 160 bài báo viết bịa đặt và không chính xác từ các nhà báo dỏm. Vấn nạn này vẫn đang lan rộng bất chấp GAPP ra quy định rút thẻ nhà báo, thậm chí phạt tù đối với người vi phạm.
    “Ăn đạo đức” để sống?
    Trong lúc cơ quan chức năng cứ khăng khăng quy định, lên án đạo đức báo chí đang xuống cấp thì nhiều nhà báo thẳng thừng nói họ không thể nuôi gia đình bằng đạo đức khi mức lương hiện nay của họ quá thấp. “Chúng tôi không thể ăn đạo đức để sống” - một phóng viên ở Bắc Kinh nói.
    Tại Bắc Kinh, phần lớn phóng viên có mức lương từ 3.000-5.000 nhân dân tệ/tháng (471-785 USD), số khác chỉ nhận chưa tới 2.000 nhân dân tệ (314 USD). Tiền lương quá thấp mà chi phí cuộc sống ở Bắc Kinh quá cao khiến nạn “bao lì xì” trao tay dưới bàn trở thành nguồn thu phụ mà thành chính của nhiều phóng viên.
    “Nhiều phóng viên đang mất niềm tin vào ngành truyền thông. Phóng viên thường không biết họ làm gì sau này và việc thiếu đạo đức nghề nghiệp là không giới hạn”- giáo sư Trương Ngọc Cường, Trường đại học Viễn thông Trung Quốc, nhận xét.
    Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một phóng viên giấu tên của một đài truyền hình nhà nước Trung Quốc tiết lộ nhiều đồng nghiệp của anh còn làm ông kẹ, bà kẹ khi đến vùng nông thôn tác nghiệp. “Họ hành xử giống như các quan chức chính quyền trung ương về địa phương công tác và người dân phải đối đãi, cung phụng họ để được báo cáo tốt về địa phương mình. Đầu óc họ bận suy nghĩ việc kiếm tiền hơn là viết tin bài” - phóng viên này nói.
    MỸ LOAN


    Nhà báo chủ yếu sống bằng bao !
    Thiếu bao thì biết sống ra sao ?
    Có bao thì viết hay một chút !
    Không bao thì táng cho bể đầu !
    Thị phi cố bẻ cong ngòi bút !
    Tương thân tương trợ với tương cầu !
    Liêm sĩ đã quăng vào sọt rác !
    Xem người mà ngẫm chuyện mình ! Đau !


    ~X~X~X~X~X~X~X~X~X
  7. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    @Thai_duong :
    -Tinh thần quánh khựa ngút trời .
    -Văn, thơ, nhạc lai láng
    -Không biết Quánh chứng thế nào ?????

    :-*:-*:-*:-*:-*:-*
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thì cũng kiên trì bám trụ và dũng cảm như ở chiến trường ! :p
    Cái dốt là đem kinh nghiệm chiến trường áp dụng vào chứng trường ... ~X
    Kết quả là banh xác :(( , nhưng vẫn kiên cường ! :)>-

    Bán nhà ! Lại xung phong chiến đấu tiếp ! :-bd


    Thân nọ vẫn còn , còn sự nghiệp ! :-":-":-"
    Đau nhất là đã đặt lòng tin không đúng chổ vào KSS của tay Dĩnh lừa đảo ! b-(
    Mua KSS giá 41 ! :p
    Mất kha khá vào đấy !
    ~X
  9. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Thì cũng kiên trì bám trụ và dũng cảm như ở chiến trường !
    Cái dốt là đem kinh nghiệm chiến trường áp dụng vào chứng trường ...



    Hai cái nì hình như giống nhau àh !!!!!!


    :x:x:x:x:x
  10. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Còn KSH của bác sao rồi?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này