1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5369 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 13:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35014 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trung - Ấn cạnh tranh quyền lực


    Việc Trung Quốc và Ấn Độ hủy đàm phán biên giới vào phút chót cho thấy mối bất hòa âm ỉ đang lộ rõ. Bắc Kinh không bằng lòng với việc New Delhi khai thác dầu khí ở Biển Đông và chào đón Đạt Lai Lạt Ma.

    Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây và phản bao vây lẫn nhau. Trong khi Ấn Độ tăng cường thâm nhập vào các lĩnh vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc giao hảo với cả đối thủ lẫn đồng minh của New Delhi.

    Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu. Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối.

    Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ “liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc” và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một “cuộc xung đột khốc liệt” với Trung Quốc về vấn đề này.

    Link: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/12/trung-an-canh-tranh-quyen-luc/


    Mới bắt đầu thôi =D>=D>=D>
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Bài học khá đắt cho mình là :
    Chứng trường cũng cam go gian khổ , có đổ máu hi sinh như chiến trường !
    Tuy nhiên cái khác cơ bản là :

    Với chiến trường cần dũng cảm , trung thành với lý tưởng , tổ quốc , dầu bản thân có hi sinh thì đất nước vẫn tồn tại .
    Còn với thị trường chứng khoán cần nhớ 1 điều : không được trung thành với bất kỳ mã chứng khoán nào hết ! Trung thành là chết , mà chết dại , chả ai thương !
    Có mã ngày nay tốt , ngày mai xấu . Có mã đang thanh khoản ầm ầm , tự nhiên vắng như chùa bà đanh , chẳng ai thèm mua bán gì cả ! Thay đổi khôn lường !
    Trong quân đội : chỉ có lên , không có xuống trừ khi bị kỉ luật !
    Với tổ chức : chỉ có vào , không có ra : vào Đoàn TN , vào Đảng CS , chỉ có ai vi phạm kỉ luật nặng mới bị khai trừ...

    Còn chứng trường thì vào ra bình thường , có mua thì phải có lúc bán , thậm chí mua bán trong phiên khi giá lên xuống trong phiên .
    Ôm mãi 1 cổ phiếu kể cả nó đã mất giá thì là ngu chứ không ai khen là trung thành cả ! :)):)):))
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo , cả thế giới đều biết rồi !
    Càng bộc lộ mưu đồ tham vọng lãnh thổ thì bọn chúng lại càng tự vả vào mồm thôi !
    Chưa ai đánh chúng , chúng đã tự bôi nhọ hình ảnh đã tốn nhiều công tô vẽ .
    Bức tranh TQ thân thiện hữu hảo vừa vẽ chưa kịp khô màu , trời cũng không mưa nhưng đã bị chính tay hoạ sĩ TQ vén quần đái vào bức tranh đấy !
    Nói như thế thì khá thô , nhưng đúng với bản chất TQ !

    ;));));));));));));));))
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi chưa bao giờ nắm KSH .
  5. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam tăng hợp tác về tình báo, phòng không

    Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam hôm qua có các cuộc tiếp xúc với các quan chức quân sự Nga, Belarus để bàn về việc tăng cường hợp tác.

    Tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Trung tướng Gurulev Sergey Petrovich, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Công nghiệp Quốc phòng Cộng hòa Belarus.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá Belarus là nước có tiềm năng, thế mạnh về kỹ thuật quân sự trong lĩnh vực phòng không, trinh sát điện tử; hai nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác, trao đổi, trong đó có hợp tác về công nghiệp quốc phòng.

    Bộ trưởng hoan nghênh những vấn đề mà Trung tướng Gurulev Sergey Petrovich trao đổi, là những nội dung thiết thực mà hai nước cùng quan tâm và có thể hợp tác trong thời gian tới. Ông khẳng định sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam sang Belarus nghiên cứu, đề xuất những nội dung hợp tác với Cộng hòa Belarus về đào tạo cán bộ kỹ thuật quân sự, kỹ thuật phòng không.

    Cũng tại trụ sở Bộ Quốc phòng cùng ngày, trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc, phòng đã tiếp Thượng tướng Alexander Shlyakhturov, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ tổng Tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.

    Tại buổi tiếp, trung tướng Đỗ Bá Tỵ hoan nghênh kết quả làm việc giữa Tổng cục II của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Tình báo, Bộ tổng Tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga về những nội dung mà hai bên cùng quan tâm.

    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Alexander Shlyakhturov đều cho rằng việc tăng cường nghiên cứu, trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan tình báo của hai nước góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ngành tình báo quân đội hai nước, củng cố quan hệ truyền thống, hợp tác đối tác chiến lược ngày càng phát triển.

    (TTXVN)


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Thế à, bé cái nhầm, sory.
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bé cái nhầm , còn nhầm nhiều cái ...
    Nhầm địch ta là bại tè le ...
    Tưởng rằng tui chỉ biết nghe ?
    Ai hay tui thấy đồ nghề hết trơn !


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

    Check PM ! :-"
  8. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nga góp phần giúp Việt Nam gia tăng sức mạnh

    01.12.2011 11:40

    Vào năm 2012, Việt Nam sẽ tăng 35% chỉ tiêu quân sự. Ngân sách quốc phòng của quốc gia sẽ vào khoảng 70 nghìn tỷ đồng (3,3 tỷ đô la). Chi phí dành cho các lực lượng vũ trang dự kiến chiếm tỷ lệ gần 8% tổng chi phí ngân sách nhà nước.

    Trong chương trình tái trang bị các lực lượng vũ trang Việt Nam đến năm 2015, quốc gia đặc biệt tập trung sự lưu ý vào phát triển binh chủng hải quân. Đây là mục tiêu đòi hỏi trước sự lớn mạnh quân sự của Trung Quốc cũng như kỳ vọng của nước này đối với khu vực giàu hydrocacbon trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí chủ chốt cho Việt Nam. Theo tài liệu của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới, trong giai đoạn từ 2003 đến 2010, Nga chiếm 87,4% tỷ phần thị trường vũ khí Việt Nam. Trong ba năm tới con số này sẽ tăng thêm 10%.

    Việc xây dựng cơ cấu hạ tầng cho căn cứ phục vụ các tàu ngầm, được Việt Nam mua từ Nga, sẽ là một trong những dự án lớn nhất về phát triển lực lượng Hải quân quốc gia. Trong những năm gần đây, Hà Nội dùng ngoại tệ thanh toán các hợp đồng mua thiết bị quân sự của Matxcova. Theo ý kiến của ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới, Nga có thể cung cấp tín dụng hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ cấu hạ tầng được nêu, cũng như cho hợp đồng mua các tàu cứu hộ và phương tiện hậu cần.

    “Việt Nam đã ký hợp đồng đóng tại Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo, có trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa Klab-S. Hai tàu đầu tiên đang được lắp ghép tại các xưởng đóng tàu Admiralteisky ở St. Petersburg. Xét về triển vọng, số lượng đơn đặt hàng có thể tăng. Việt Nam cũng đã nhận được từ Nga hai tàu hộ tống lớp Gepard. Đây là một hệ thống vũ khí hải quân hiện đại, đáp ứng hoàn hảo những nhiệm vụ được đặt ra trước lực lượng Hải quân Việt Nam. Hiện còn nghiên cứu khả năng cấp phép đóng loại tàu này tại các xưởng sản xuất tàu thành phố Hồ Chí Minh”.

    Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặt mua của Nga các tổ hợp phòng thủ bờ biển di động Bastion với tên lửa đất đối biển Yakhont. Đây là loại vũ khí tấn công hiện đại, thay đổi tận gốc sự cân bằng lực lượng tại vùng biển của Việt Nam. Tổ hợp tên lửa Bastion có tầm hoạt động tới 300 kilomet.

    Cũng đã đến lúc cần suy nghĩ nâng cấp các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất, được chuyển giao cho Việt Nam trong những năm 1960-1970. Đây rất có khả năng trở thành một hướng quan trọng của sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.

    Hà Nội còn coi trọng việc mua các thiết bị không quân hiện đại. Phía Việt Nam đã tiếp nhận 18 trong số 20 tiêm kích Su-30MK2 được đặt mua giai đoạn 2009-2010. Hai phi cơ cuối cùng sẽ được giao cho Việt Nam trước cuối năm nay.

    Ông Igor Korotchenko tiếp tục cho biết: “Nga còn thúc đẩy bán các máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 vào thị trường Việt Nam. Ở giai đoạn đầu, Việt Nam có dự kiến mua 8 máy bay loại này, còn trong tương lai có thể đưa số lượng đơn vị lên 12 chiếc. Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam sẽ là người mua tiềm năng máy bay chiến đấu Su-35. Triển vọng lâu dài, tiếp sau Ấn Độ, Việt Nam rất có thể trở thành khách đặt hàng phi cơ chiến đấu thế hệ năm của Nga. Ngoài ra, Hà Nội thể hiện mối quan tâm tới các máy bay vận tải quân sự Il-76 MF”.

    Đối với Nga, trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Việt Nam là một đối tác quan trọng không chỉ ở châu Á mà cả trên thế giới. Trong thời kỳ 2010-2013 quốc gia đang đứng thứ hai sau Ấn Độ về tổng khối lượng mua vũ khí của Nga. Các chuyên gia tin rằng, căn cứ trên gói các hợp đồng đặt hàng, khối lượng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự của Nga cho Việt Nam có thể đạt từ 4 đến 5 tỷ USD trong 5-7 năm tới.


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  9. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Kọ thậy đâu mô?
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi đang viết PM thì nhìn đồng hồ đã 16:15 , phải vội vàng chạy ù đến ngân hàng rút tiền !
    Bây giờ thì bạn có thể xem PM rồi !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này