Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4129 người đang online, trong đó có 292 thành viên. 13:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34693 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Sao nhà mình bị dời vào đây rùi các bác????????~X~X~X~X
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2011/12/my-phat-hien-ham-hat-nhan-bi-mat-o-trung-quoc/

    Mỹ 'phát hiện hầm hạt nhân bí mật ở Trung Quốc'

    Một nhóm sinh viên Mỹ, dựa vào các tài liệu trên Internet, kết luận rằng họ đã tìm ra một đường hầm lớn và bí mật của Trung Quốc, nơi được cho là cất vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu này thu hút sự chú ý của Lầu Năm Góc.

    Trong 3 năm qua, một nhóm sinh viên say mê nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đã coi việc nghiên cứu những tài liệu mật về đường hầm này như là làm bài tập ở nhà.
    Dưới sự hướng dẫn của giáo sư, người từng là một quan chức của Lầu Năm góc, nhóm nghiên cứu đã dịch hàng trăm tài liệu, lọc các hình ảnh vệ tinh, lấy được những tài liệu quân sự bí mật của Trung Quốc, và tìm kiếm thông tin trong hàng trăm gigabyte dữ liệu trực tuyến.
    [​IMG]Giáo sư Karber và các thành viên nhóm nghiên cứu. Ảnh: Washington Post.
    Nỗ lực của họ đã mang lại kết quả thật bất ngờ. Đó chính là việc tìm ra một khối lượng thông tin khổng lồ về hệ thống đường hầm dài tới hàng ngàn dặm do Quân đoàn pháo binh số 2 của Trung Quốc phụ trách. Đây là đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ và triển khai các tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của nước này.
    Nghiên cứu này chưa được công bố nhưng đã được đệ trình lên một buổi thảo luận của Quốc hội Mỹ, và các tài liệu được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, bao gồm cả Phó Tổng tư lệnh không lực Mỹ. Bản nghiên cứu dài 363 trang.
    “Nó không hẳn là một tin quá sốc. Tuy nhiên, những thông tin và ước tính này đang được kiểm chứng để xem liệu lâu nay những điều chúng ta tưởng là chúng ta biết dựa trên các tin tức tình báo có chính xác hay không,” một nhà hoạch định chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ nói.
    Một số người tỏ ra hoài nghi về nghiên cứu dựa trên các thông tin từ Internet này. Các sinh viên trong nhóm đã lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Google Earth, blogs, tạp chí quân đội và đáng đặt dấu hỏi nhất là nguồn tin từ những câu chuyện hư cấu của một bộ phim tâm lý lịch sử về những người lính pháo binh Trung Quốc.
    Các chuyên gia về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân chính là những người chỉ trích kịch liệt nhất. Họ lo ngại rằng, nghiên cứu này sẽ làm nóng lên các cuộc tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay khi mà các nỗ lực về giảm trừ việc tích trữ các loại vũ khí này trên thế giới kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
    Giáo sư của nhóm sinh viên này, Phillip A. Karber, 65 tuổi từng là một nhà chiến lược hàng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhân viên trực tiếp dưới quyền của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tư lệnh liên quân. Nhưng, những thành tích thời kỳ ông mới gia nhập cơ quan này mới là cái làm nên danh tiếng của ông. Đó là khi ông được cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia, bổ nhiệm làm trưởng nhóm một nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu điều tra về những điểm yếu trong quân đội Liên Xô.
    Trong vai trò đó, Karber tự hào là đã tuyển dụng được những nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ.
    Vào năm 2008, Kaber đã tình nguyện làm việc cho Ủy ban giảm thiểu đe dọa quốc phòng, một cơ quan của Lầu Năm góc về chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.
    Sau trận động đất có sức tàn phá lớn xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, chủ tịch Uỷ ban nơi Karber làm việc nhận thấy các bản tin trên các báo Trung Quốc đưa hàng ngàn kỹ thuật viên phóng xạ đổ xô đến khu vực bị động đất. Tiếp theo đó là những hình ảnh về sự sụp đổ một cách kỳ lạ của những quả đồi. Những hình ảnh này mang đến cho họ một suy đoán rằng có hệ thống đường hầm chứa vũ khí hạt nhân đã được xây dựng trong khu vực.
    Ông đã đề nghị Karber tìm hiểu xem có bí mật gì đang diễn ra ở đó. Karber bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là tìm kiếm các nhà phân tích, lần này từ chính các sinh viên của Karber ở Georgetown.
    Những thành viên đầu tiên của nhóm là từ các lớp học về kiểm soát vũ khí. Mỗi kỳ, ông dành thời gian một ngày cho sinh viên xem các video gợi những suy đoán của sinh viên và tài liệu ông thu thập được về đường hầm. Sau đó ông kết luận bằng một câu hỏi đơn giản: Bạn nhìn thấy cái gì?
    Các sinh viên dịch các tài liệu quân sự trong ký túc xá. Họ bỏ các buổi tối xem phim để tập trung vào các clip về việc di chuyển tên lửa từ đường hầm này sang đường hầm khác. Trong khi bạn bè họ đọc Shakespeare thì họ tập trung trong thư viện để tập các trò chơi chiến đấu với kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc dùng vũ khí hạt nhân tấn công Mỹ.
    [​IMG]Đám mây hình nấm của một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa: Atomicarchive.com.
    Ngoài một số các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về vũ khí hạt nhân biết đến sự tồn tại của đường hầm này còn hầu như không có tài liệu hay báo cáo công khai nào nói về nó. Vì thế các sinh viên chuyển hướng sang các nguồn thông tin mở đã được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc. Đó là các tạp chí của quân đội, các tờ tin tức địa phương và những bức ảnh được các công dân Trung Quốc tải lên mạng. Dần dần, sau này quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu công bố một số thông tin liên quan đến bí mật này, nhằm làm vừa lòng các lãnh đạo Trung Quốc muốn công bố về sự lớn mạnh của đất nước với người dân.
    Internet cũng đóng một vai trò then chốt trong việc giúp họ thu thập thông tin: những diễn đàn quân sự mới, các trang blog và các bản tin không được chú ý của khán giả được tải lên Youtube. Các phương thức tìm kiếm cho phép các sinh viên truy cập vào một số trang web của quân đội và tải những tài liệu như giáo trình giảng dạy ở các học viện quân sự.
    Một vài đột phá lớn nhất là các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Karber đã dùng những kết nối cá nhân ở Trung Quốc và có được bản hướng dẫn dày 400 trang của Quân đoàn pháo binh số 2, vốn chỉ lưu hành trong các cơ quan quân sự Trung Quốc.
    Tháng 12 năm 2009, thời điểm mà các sinh viên mới bắt đầu nghiên cứu, lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng Binh đoàn số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới đường hầm. Theo một công bố của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, nước này có hơn 3.000 dặm đường hầm bao gồm các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chống đỡ được các cuộc tấn công hạt nhân.
    Tin tức này gây bất ngờ cho Karber và nhóm nghiên cứu của ông. Nó cũng khẳng định hướng nghiên cứu mà ông và các sinh viên đã và đang tiến hành là đúng. Điều này cũng cho thấy hệ thống đường hầm này không được chú ý nhiều bên ngoài Đông Á. Sự thiếu quan tâm, đặc biệt là trên truyền thông Mỹ, đã khẳng định vị trí độc đáo của Trung Quốc trong thế giới vũ khí hạt nhân.
    Trong nhiều thập kỷ, sự tập trung chủ yếu hướng vào hai cường quốc vũ khí hạt nhân là Mỹ, với 5,000 đầu đạn hạt nhân, và Nga với 8,000 đầu đạn hạt nhân.
    Nhưng trong số năm quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc vẫn bí ẩn nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi quan hệ song phương yêu cầu giám sát tại chỗ, công khai thông tin về nguồn lực và cấm một số loại tên lửa nhất định thì Trung Quốc lại không chịu sự điều chỉnh này.
    Trong những năm qua, người ta thường cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ có từ 80 đến 400 đầu đạn hạt nhân. Và Trung Quốc cũng để mặc các nước ước dự đoán như thế. Trung Quốc khẳng định rằng họ dự trữ một lượng vũ khí hạt nhân nhỏ chỉ với mục đích “phòng vệ tối thiểu.”
    Kết thúc nghiên cứu này, Karber lập luận rằng, dựa vào số lượng những đường hầm mà Binh đoàn số 2 đang đào cùng với sự gia tăng triển khai tên lửa, số đầu đạn hạt nhân ở Trung Quốc lớn hơn nhiều.
    Nhận xét về nghiên cứu này, Hans M. Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, “Nghiên cứu của họ rất có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy sự nguy hiểm của Internet.”
    “Một điều mà bản báo cáo này đã đạt được, tôi nghĩ, là nhấn mạnh vào việc chúng ta không chắc chắn là Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân,” Mark Stokes, giám đốc điều hành dự án thuộc Viện 2049 và là một chuyên gia chiến lược, nói. “ Chúng ta chưa từng đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc đã và đang đầu tư xây dựng các đường hầm. Để xem xét điều này, thì câu hỏi như vậy là rất có ý nghĩa.”
    Năm nay, báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân sự Trung Quốc lần đầu tiên nhấn mạnh tới công việc của Binh đoàn số 2 triển khai các đường hầm mới, mà theo các quan chức Lầu Năm góc, một phần dựa trên báo cáo của Karber. Vào mùa xuân năm nay, trước chuyến thăm Trung Quốc, một số quan chức của văn phòng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert M. Gates đã được báo cáo về nghiên cứu này.
    “Tôi cho rằng các quan chức cao cấp trong bộ đã nhận ra tầm quan trọng của bản báo cáo này,” một nhân viên giấu tên của Lầu Năm góc tiết lộ.
    Đối với Karber, thu hút được quan tâm và tranh luận có nghĩa rằng ông và nhóm các sinh viên cử nhân của mình đã thành công.
    Karber nói, “Tôi không biết Trung Quốc thật ra có bao nhiêu vũ khí hạt nhân. Đây là chuyện của Trung Quốc. Không ai biết được ngoại trừ họ.”
    Cao Thu (theo Washington Post
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/467626/Bo-Ngoai-giao-tiep-can-tu-lieu-cai-doi-Hoang-Sa.html

    Bộ Ngoại giao tiếp cận tư liệu cai đội Hoàng Sa
    TTO - Phái đoàn Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã về làng An Nong (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc) hôm 30-11 để tiếp cận các tư liệu liên quan đến cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên.
    >> Xem tuyến bài Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

    [​IMG]Ông Nguyễn Hữu Hùng và hai văn bản liên quan đến cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên - Ảnh: Thái Lộc


    Đoàn công tác đã tiến hành tìm hiểu và sao chụp các hiện vật gồm bài vị, chuông đồng, gia phả và các văn bản liên quan nhằm bổ sung tư liệu, cơ sở pháp lý chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Ông Nguyễn Hữu Hùng, trưởng họ Nguyễn Hữu ở làng An Nong, cho biết trong số các hiện vật có hai văn bản chữ Hán trên giấy dó, đều ban hành vào năm Gia Long thứ nhất (1802).
    Văn bản thứ nhất là tờ sắc của vua chuyển ông Nguyễn Hữu Niên làm cai đội hậu vệ ban trực tả nội dinh; văn bản thứ hai là tờ sai của quan khâm sai đô thống chế, điều động cai đội Nguyễn Hữu Niên, thuộc thập đội tả vệ ban trực nội dinh, theo chánh phó vệ úy đi đánh giặc.
    THÁI LỘC - NGỌC HIỂN
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Gián điệp kinh tế Trung Quốc khiến Mỹ đau đầu Giới chức Mỹ công khai chỉ trích những cuộc tấn công gián điệp mạng từ Trung Quốc, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp để ngăn chặn vấn nạn này. Trong khi đó Bắc Kinh phản ứng rằng Mỹ đang đưa ra những cáo buộc vô căn cứ.

    Ken Lieberthal thuộc Viện Brookings thường xuyên đến Trung Quốc công tác. Ông đến Trung Quốc mỗi năm khoảng mười lần để tư vấn kinh doanh, gặp gỡ các học giả ở trường đại học và đôi khi có các cuộc gặp với quan chức chính phủ.
    Cũng giống như nhiều người, trong các chuyến công tác, Lieberthal luôn mang theo các thiết bị điện tử để tiện cho công việc. Tuy nhiên, Lieberthal cũng thừa nhận ông cẩn thận hơn nhiều thương gia khác. Lieberthal đã có cuộc trao đổi với Rachel Martin, người dẫn chương trình cuối tuần “All Things Considered” trong vai trò khách mời của chương trình này.
    “Trước mỗi chuyến đi công tác, điều đầu tiên tôi làm là mượn một chiếc máy tính. Sau đó xóa tất cả các dữ liệu trong USB trước khi tôi mang đi. Vì thế những thiết bị này hoàn toàn rỗng,” Lieberthal nói.
    Sau đó Lieberthal ngắt kết nối Wi-Fi và các chức năng Bluetooth, lập các bộ lọc email và một mạng ảo riêng (VPN). Đó là tất cả những việc ông phải làm trước mỗi chuyến đi. Trong thời gian công tác ở Trung Quốc, ông luôn mang theo chiếc điện thoại di dộng BlackBerry bên mình, không bao giờ dùng Internet không dây khi ổ USB còn cắm vào và ông cũng cố gắng che các ngón tay khi gõ mật khẩu máy tính.
    Khi Lieberthal trở về từ chuyến công tác, mọi thứ lại được xóa và dọn sạch.
    Tại sao ông phải đề phòng hết sức cẩn thận như thế? Lý do rất đơn giản: gián điệp. Cụ thể hơn, đó là gián điệp mạng.
    Thế giới bí ẩn của gián điệp kinh tế vẫn tồn tại thậm chí là nhộn nhịp. Tuần này, báo chí Mỹ cho biết Ủy ban tình báo của Hạ viện Mỹ sẽ mở cuộc điều tra xem liệu các công ty điện tử hoạt động tại Mỹ có phải là một nguy cơ đối với an ninh nước này hay không. Trước đó không lâu, Nhà Trắng đã có một báo cáo xem xét vấn đề này. Các hoạt động trên cho thấy mối lo ngại của giới chức Mỹ đối với hoạt động gián điệp mạng ngày càng gia tăng.
    James Lewis, người điều hành chương trình kỹ thuật ở Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược nói khi Trung Quốc mở cửa chính sách kinh tế với phương Tây, họ đã quyết định một trong những điều cần làm là nâng cấp kỹ thuật bởi vì họ biết kỹ thuật của họ còn lạc hậu.
    “Trung Quốc đã và đang cố gắng xây dựng năng lực công nghệ của họ từ năm 1986,” Lewis nói trên Đài phát thanh Quốc gia Mỹ.
    Lewis cho rằng, công bằng mà nói thì Trung Quốc không phải là nước duy nhất có hoạt động gián điệp mạng. Trên thực tế có rất nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động tập hợp các dữ liệu điện tử kiểu này.
    “Ở nhiều quốc gia, cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng cho phép chính phủ có thể giám sát chặt chẽ các hoạt động cung cấp thông tin. Trung Quốc là một trong những nước như thế,” Lewis nói.
    Lewis còn cho rằng, về vấn đề gián điệp mạng, Mỹ tập trung vào Trung Quốc có lẽ vì Mỹ càng ngày càng thấy rõ quốc gia khổng lồ ở châu Á này đang trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với Mỹ về quân sự và kinh tế. Theo Lewis, người Trung Quốc cũng có chung suy nghĩ đó.
    “Dù muốn hay không, cả Mỹ và Trung Quốc đang hình thành một mối quan hệ cạnh tranh có thể làm nảy sinh những căng thẳng về quân sự và dẫn đến xung đột,” ông nói. “Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta phải lo ngại về họ.”
    Ngành công nghiệp công nghệ và quốc phòng là những lĩnh vực có thể nhận thấy rõ nhất những mâu thuẫn giữa hai nước. Những ngành công nghiệp này đã được Trung Quốc xác định là lĩnh vực ưu tiên mà đất nước này cần phát triển. Nhưng các tin tặc thậm chí đã đột nhập và đánh cắp kế hoạch sản xuất của các công ty đồ nội thất của Mỹ.
    “Các bạn có thể thấy ngay được lợi ích kinh tế của việc đánh cắp này: Họ sẽ không phải trả chi phí cho thiết kế, và vì thế giá thành sẽ giảm đi. Họ sẽ cho ra sản phảm giống hệt nhưng với giá thấp hơn,” ông nói. “Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.”
    Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ là Mike Rogers, một người thuộc đảng Cộng hòa. Tuần này, Rogers, cựu nhân viên FBI, dự định trình lên Hạ viện một dự thảo được thiết kế nhằm gây áp lực hơn nữa với Trung Quốc đối với những cáo buộc tấn công mạng.
    “Gián điệp mạng chính là những kẻ săn mồi kinh tế hung dữ. Chúng ta cần tìm biện pháp để đối phó với chúng, và phải đối phó sớm,” Rogers nói. “Khoảng 10,000 việc làm cho các lao động Mỹ đã bị mất vì gián điệp kinh tế Trung Quốc.
    Đầu tháng này, Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đã trình lên quốc hội một báo cáo về tình trạng gián điệp kinh tế trên mạng. Báo cáo này, thẳng thừng một cách hiếm thấy, chỉ ra rằng Trung Quốc là một trong số những nơi có hoạt động gián điệp kinh tế nhiều nhất.
    Rogers hy vọng rằng chiến thuật mới của Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc sẽ giúp làm tăng nhận thức về vấn đề và đưa nó lên mức cao nhất trong mối quan hệ song phương giữa Mỹ với Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác.
    Phản ứng với những cáo buộc của Mỹ, Wang Baodong, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gửi một tuyên bố nói rằng tấn công mạng là một vấn đề toàn cầu và các tin tặc xuất hiện ở khắp nơi.
    Ông Wang cũng nói rằng chính phủ Mỹ đã làm khó cho nhiều công ty Trung Quốc trong việc tiếp cận thị trường Mỹ. "Chúng tôi tin tưởng vào uy tín của các công ty Trung Quốc như Huawei, họ là những đối tác kinh doanh tuân thủ luật pháp và đáng tin cậy của nhiều công ty Mỹ". Ông Wang đề cập đến tên một hãng viễn thông lớn của Trung Quốc hoạt động tại Mỹ và đang bị giới chức sở tại e là có thể gây nguy hiểm cho an ninh Mỹ.
    Theo ông Wang, những cáo buộc nhằm chống lại Trung Quốc “không chỉ gây bất lợi cho các công ty Mỹ mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai quốc gia. Chính vì thế, những nỗ lực chống lại Trung Quốc nên dừng lại.”
    Cao Thu (theo NPR, WSJ)


  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tai nạn xe tải gây rò rỉ hóa chất độc ở Trung Quốc

    Một tai nạn xe tải nghiêm trọng xảy ra sáng nay tại Trung Quốc không chỉ khiến hai người thiệt mạng mà còn dẫn tới một vụ rò rỉ hóa chất độc hại.

    [​IMG]
    Vụ tai nạn xảy ra lúc 8h30 sáng nay theo giờ địa phương, tại quận Nguyên Châu của thành phố Cố Nguyên thuộc Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ ở phía bắc Trung Quốc. Do không thể làm chủ tốc độ trên mặt đường đóng băng, một chiếc xe tải đã lao vào phần đuôi của một chiếc xe bồn chở 20 tấn benzene thô, gây nên một vụ nổ. Ảnh: Xinhua [​IMG]
    Benzene thoát ra từ chiếc xe bồn là chất độc hại và có thể gây nguy hiểm cho con người. Trong ảnh là cảnh sát giao thông và các nhân viên y tế có mặt tại hiện trường với mặt nạ phòng độc. Ít nhất hai người đã thiệt mạng ngay sau vụ tai nạn. Ảnh: Xinhua [​IMG]
    Lực lượng cứu hỏa và cảnh sát cùng dọn dẹp hóa chất độc hại tại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Xinhua [​IMG]
    Một người dân địa phương dùng áo bịt mặt để chạy xa khỏi hiện trường vụ tai nạn. Có thể thấy khói đen bốc cao từ hai chiếc xe gây tai nạn ở phía xa. Hàng trăm người dân sống quanh khu vực tai nạn đã được sơ tán để tránh những tác động tới sức khỏe. Ảnh: Xinhua [​IMG]
    Đội cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy từ vụ nổ gây ra bởi va chạm của hai chiếc xe. Ảnh: Xinhua [​IMG]
    Các thành viên của đội cứu hộ được nai nịt kỹ càng trước khi tiến vào khu vực có chất benzene. Ảnh: Xinhua
    Hà Giang
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Số phận lính Hoàng Sa của TQ
    Cập nhật: 08:33 GMT - thứ năm, 1 tháng 12, 2011



    [​IMG]Báo Trung Quốc bắt đầu nhắc nhiều tới các cuộc chiến với Việt Nam


    Báo chí Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi trợ giúp cho một số cựu chiến binh từng tham chiến chống Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
    Việc này được cho không phải ngẫu nhiên, vì mới đây Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu công khai phát biểu trước Quốc hội về việc 'Trung Quốc dùng vũ lực chiếm hoàn toàn Hoàng Sa' từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974.


    Tờ Nam Hải Báo đặt tại đảo Hải Nam hôm thứ Tư 30/11 đưa tin về ông Ngô Tiên Phong, người được Trung Quốc coi là 'anh hùng quân đội' sau trận chiến năm 1974, và cũng là cựu ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
    Ngực đầy huân chương, nhưng theo tờ báo này ông Ngô hiện đang phải 'xin ăn trên phố'.
    Nam Hải là cách gọi Biển Đông của Trung Quốc.
    Tờ báo cho hay ông Ngô Tiên Phong, 61 tuổi, được tặng huy chương chiến công hạng nhất sau trận chiến Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), trong đó lính Trung Quốc đã 'đẩy lùi nỗ lực của quân Việt Nam nhằm giành Sâm Hàng Đảo.
    Việt Nam gọi đảo này là đảo Quang Hòa, lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Trận chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa và quân đội Trung Quốc vào tháng 1/1974 là tại đảo này.
    Đánh bật hải quân Việt Nam Cộng hòa


    Thông tin đưa trên các diễn đàn tiếng Trung mô tả trận hải chiến Hoàng Sa theo cái nhìn của phía Trung Quốc, nói lúc đó khoảng 30 lính VNCH được điều tới đảo và chạm trán với một lực lượng hùng mạnh hơn nhiều gồm cả quân chính quy và dân quân Trung Quốc.
    Vì yếu hơn cả về nhân lực và hỏa lực, quân VNCH, theo phía Trung Quốc, đã phải rút lui.
    Một số nguồn tin khác thì nói cuộc đụng độ trên đảo Quang Hòa diễn ra hôm 16/1/1974 giữa binh lính trên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của VNCH và lính Trung Quốc, lúc đó đã chiếm đóng đảo này.
    Sau trận này, ông Ngô Tiên Phong được phong anh hùng do đã dẫn đầu đoàn quân 'tiêu diệt hàng chục kẻ thù'.
    Tờ báo ảnh của Giải phóng quân Trung Quốc sau đó đã cử phóng viên thượng thặng tới nơi chụp chân dung ông, mà sau đó được đăng trên trang bìa của báo này, số tháng 10/1974.
    "Nhiều đồng đội của tôi đã thương tật, mất chân tay trong cuộc chiến Trung-Việt mà nay phải sống trong cảnh bần hàn."
    Một cựu chiến binh Trung Quốc

    Trên ảnh, ông Ngô mặc đồng phục dân quân màu đỏ, đeo súng trường và cầm trên tay một chiếc loa làm bằng vỏ ốc.
    Từ đó ông cũng được thăng tiến về mặt chính trị, vào Thường vụ Quốc hội năm 1975.
    Ông Ngô Tiên Phong cũng nằm trong ban lãnh đạo Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Đông trong những năm 1970-1980.


    'Ăn xin trên phố'


    Tuy nhiên tờ Nam Hải Báo nói nay ông lại đang phải tham gia một trận chiến mới với bệnh máu trắng.
    Ông không có tiền để chữa bệnh vì lương hưu dân sự mà nhà nước cấp cho ông quá eo hẹp.
    Cựu chiến binh này, theo tờ báo, phải ra đường ăn xin để gom tiền chi trả phí chữa bệnh. :p

    Cuộc sống khó khăn của ông Ngô Tiên Phong đang làm dấy lên làn sóng thương cảm trên các diễn đàn mạng Trung Quốc. Hàng nghìn người lên án hệ thống tham nhũng trong nước đã không cho ông được hưởng các quyền lợi cần thiết.
    Một người viết trên diễn đàn mạng của báo Hải Nam: "Đây thực sự là chuyện buồn của đất nước chúng ta, khi các anh hùng bị đất nước và lịch sử lãng quên".>:)>:)>:)

    Một cựu chiến binh cuộc chiến Việt Nam 1979 khác được dẫn lời nói trường hợp ông Ngô không phải cá biệt.
    "Nhiều đồng đội của tôi đã thương tật, mất chân tay trong cuộc chiến Trung-Việt mà nay phải sống trong cảnh bần hàn."
    Tuy nhiên dường như với làn sóng báo chí quay lại viết nhiều về cuộc chiến liên quan nước láng giềng Việt Nam, người Trung Quốc đang nhắc lại chương sử này một cách hữu ý.

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Đáng kiếp lũ chúng mày ! :-"

    Ngày xưa từng là quân cướp !
    Bây giờ la lết ăn mày !
    Lẽ đời này hay thật đấy !
    Đừng nên oán trách chi ai !
    Gieo ác thì gặp quả báo !
    Ông trời có mắt , có tai !
    Tiểu Bình lùn ơi có biết ?
    Đồng chí giờ đang ăn mày !
    Anh hùng gì quân cướp nước ?
    Quỷ tha ma bắt chúng bay !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111202/khong-quan-nga-nhan-60-he-thong-phong-khong-nam-2012.aspx

    Không quân Nga nhận 60 hệ thống phòng không năm 2012


    02/12/2011 11:18


    [​IMG]

    Hệ thống tên lửa S-400 - Ảnh: vpk-news.ru (TNO) Lực lượng Không quân của Nga theo kế hoạch sẽ nhận được khoảng 60 hệ thống phòng không mới vào năm 2012, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Không quân Nga cho biết hôm 1.12.
    "Những lô hàng mới sẽ bao gồm các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400, rada Nebo-U và các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S1", đại tá Vladimir Drik, phát ngôn viên Không quân Nga nói.
    Trước đó, RIA Novosti dẫn lời đại tá Vladimir Drik cũng cho biết, trong năm 2012, Không quân Nga sẽ nhận được 10 chiếc máy bay chiến đấu ném bom tiên tiến Su-34 (tên ký hiệu của NATO là Fullback); khoảng 10 chiếc cường kích Su-25SM (Frogfoot) và một số chiến đấu cơ đa chức năng Su-35S (Flanker-E).
    Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35S là chiến đấu cơ thế hệ 4++ tiên tiến của Nga, theo RIA Novosti.
    Không quân Nga cũng sẽ nhận được hơn 20 trực thăng tấn công như Mi-28N (Night Hunter) và Ka-52 (Alligator), cũng như trực thăng vũ trang hạng nặng hiện đại bậc nhất của Nga Mi-35 (Hind).
    Ngoài ra, cũng sẽ có khoảng 30 chiếc trực thăng vận tải Mi-8 (Hip) và năm chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T (Halo) cũng sẽ được giao cho Không quân Nga trong năm 2012.
    Tiến Dũng

    Nguồn cung cấp vũ khí quốc phòng tin cậy của Việt Nam là đây ! :-bd
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga:
    Nga có thể đánh chặn bất kỳ loại tên lửa nào


    23/11/2011 10:48


    [​IMG]

    Một đợt phóng tên lửa của Nga - Ảnh: Reuters (TNO) Hệ thống phòng không của Nga sẽ có khả năng đánh chặn bất kỳ loại tên lửa nào, kể cả tên lửa siêu thanh, RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết hôm 22.11.
    >> Hải quân Nga sẽ có thêm 10 tàu ngầm
    >> Nga chuẩn bị bắn tên lửa liên lục địa

    >> Mỹ thử thành công "siêu vũ khí tiên tiến

    >> Mỹ thử thiết bị bay nhanh hơn tên lửa

    "Sự tích hợp của các hệ thống (phòng thủ vũ trụ) sẽ giúp nó có khả năng đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào ở bất kỳ tốc độ nào, bao gồm cả loại tên lửa siêu thanh", ông Serdyukov nói.
    Hệ thống mới này đã được thiết lập và sẽ được vận hành vào ngày 1.12 tới, Bộ trưởng Serdyukov nói và cho biết thêm rằng, hệ thống sẽ bao gồm "phòng không, phòng thủ tên lửa, cảnh báo sớm vụ tấn công tên lửa và các hệ thống kiểm soát không gian".
    Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quân đội Mỹ bắn thử nghiệm thành công loại tên lửa tầm xa mới bay trong khí quyển trái đất với tốc độ siêu thanh.
    Loại tên lửa này có tên "siêu vũ khí tiên tiến" (AHW), được bắn đi từ đảo Hawaii hôm 17.11, đánh trúng mục tiêu tại đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall, cách Hawaii khoảng 4.000 km về phía tây nam.
    Bộ Quốc phòng Mỹ không cho biết tốc độ tối đa mà AHW đã đạt được, nhưng theo phân tích của các nhà khoa học thì, AHW có thể đạt tốc độ Mach 5, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 6.000 km/giờ.
    Với AHW, Mỹ đặt nhiều tham vọng sẽ sở hữu loại vũ khí có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên trái đất trong vòng chỉ hơn một giờ.
    Tiến Dũng




  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Trường Sa hôm nay phần 1


  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111201/cuoc-dua-tau-ngam-va-san-tau-ngam.aspx

    Cuộc đua tàu ngầm và săn tàu ngầm


    02/12/2011 22:55


    Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ tăng cường những loại tàu ngầm di chuyển cực êm mà còn phát triển công nghệ dò tìm tàu ngầm nhạy bén hơn.
    Sau những diễn biến gây quan ngại trên biển vừa qua, nhiều nước trong khu vực đang đẩy mạnh trang bị tàu ngầm, vốn được đánh giá là ngày càng có vai trò quan trọng trong hải chiến. Đồng thời, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cũng bắt đầu phát triển các hệ thống dò tìm và chống tàu ngầm để đối phó các nguy cơ về an ninh.
    Tăng cường chống tàu ngầm
    Mới đây, Bloomberg dẫn nguồn từ Tập đoàn Ultra Electronics cho biết Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ phát triển các công nghệ chống tàu ngầm. Ultra Electronics là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các thiết bị sonar sử dụng sóng âm để dò tìm tàu ngầm. Giám đốc điều hành của tập đoàn là Rakesh Sharma cho hay Mỹ và các đồng minh tập trung đầu tư vào những thiết bị sonar tiên tiến, nhạy bén trong khả năng phát hiện tàu ngầm. Công nghệ này tích hợp nhiều phao âm, có thể được thả xuống biển từ máy bay và tàu chiến, cho phép nhận diện đối tượng vô cơ lẫn hữu cơ. Nhờ đó, chúng có thể phân biệt tàu ngầm, đá ngầm và cá voi, đây là điều các thiết bị sonar thế hệ cũ không làm được.
    [​IMG]
    Lễ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Archer đầu tiên của Singapore - Ảnh: Kockums
    Ngoài ra, các thiết bị sonar hiện đại còn có thể phát hiện sự thay đổi về nhiệt độ và độ mặn của nước biển để nhận diện những tàu ngầm đang nằm im phục kích đồng thời hoạt động tốt tại những vùng nước bị ô nhiễm như eo biển Malacca. Vì thế, chúng rất cần thiết tại những vùng biển “ồn ào” như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vốn thường xuyên có nhiều tàu qua lại.
    Do công nghệ sonar mới được xem là “sát thủ” của các loại tàu ngầm di chuyển êm nên nhiều nước không tiếc tiền để nghiên cứu và sở hữu. Bloomberg dẫn lời Giám đốc Sharma cho biết: “Ngay cả khi nhiều quốc gia đang cắt giảm ngân sách quốc phòng thì thị trường sonar vẫn được mở rộng. Úc, Philippines, Singapore, Malaysia, cũng sẽ nối bước Mỹ đầu tư vào cuộc chiến chống tàu ngầm”. Ông cho biết thêm Ultra Electronics vừa cung cấp thiết bị sonar mới cho các tàu khu trục của Úc cũng như máy bay săn tàu ngầm Boeing P-8 Poseidon, sẽ được biên chế chính thức cho hải quân Mỹ vào năm 2013.
    Ngoài ra, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Simon Wezeman thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) nói Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có nhiều kế hoạch tăng cường khả năng chống tàu ngầm. Tổng cộng, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có kế hoạch mua thêm 100 máy bay tuần tra biển và 100 trực thăng hàng hải, phần lớn đều được trang bị công nghệ sonar thế hệ mới.
    [​IMG]
    Máy bay săn tàu ngầm Boeing P-8 Poseidon - Ảnh: Navair.navy.mil
    Cuộc đua toàn diện
    Việc các nước tăng cường các biện pháp chống tàu ngầm cũng dễ hiểu khi châu Á đang chứng kiến một cuộc đua tàu ngầm. Không chỉ chạy đua về lượng, các nước đang hướng đến những chủng loại tàu ngầm hoạt động cực êm. Theo tạp chí Asian Military Review, những lớp tàu ngầm như Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển hay Scorpène do Pháp sản xuất đều nằm trong đơn đặt hàng của các nước.
    Trung Quốc đang trỗi lên với nhiều tham vọng gia tăng sức mạnh hải quân. Thời gian qua, nhiều nguồn tin cho hay Bắc Kinh có kế hoạch bổ sung thêm 30 tàu ngầm để đạt tổng số 86 chiếc vào năm 2020.
    Bên cạnh đó, tàu ngầm còn được cải tiến để có thể hoạt động nhiều giờ liền mà không cần nổi lên mặt nước, cho phép có thể nằm im phục kích lâu hơn. Theo Asian Military Review, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang chạy đua phát triển các công nghệ gia tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và cung cấp khí ô xy của tàu ngầm. Hai nước cũng đẩy mạnh bổ sung thêm tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân, có tầm hoạt động xa và mang nhiều vũ khí hạng nặng.
    Ngô Minh Trí
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này