Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6498 người đang online, trong đó có 675 thành viên. 17:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34365 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Động đất ở Tân Cương, 1.450 người sơ tán


    03/12/2011 0:04
    Đến trưa qua, đã có 1.450 người phải bỏ nhà cửa đi sơ tán do trận động đất 5,2 độ Richer tại Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc vào đêm trước đó.
    Tân Hoa xã dẫn thông cáo từ chính quyền cho hay gần 290 ngôi nhà bị sập, 1.960 căn hư hại và khoảng 11.300 người bị ảnh hưởng bởi động đất. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về thương vong. Giới chức cho biết lều và những vật dụng thiết yếu khác đã được chuyển tới vùng bị thiên tai, chủ yếu là huyện Shache, cách thủ phủ Urumqi 1.666 km về phía tây bắc.
    Thời gian qua, Tân Cương liên tục hứng nhiều trận động đất mạnh. Cách đây 1 tháng, vùng này rung chuyển bởi trận động đất 5,4 độ Richter, làm sập hơn 50 ngôi nhà và làm hư hỏng hàng trăm căn nhà. Trước đó, hồi tháng 8, ít nhất 26 người bị thương và hơn 30 ngôi nhà bị phá hủy trong cơn địa chấn 5,2 độ Richter.
    Lê Loan
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thế kỷ Thái Bình Dương của Obama và Hillary Clinton

    Phải chăng Tổng thống Mỹ đang đi xuyên Thái Bình Dương, tập hợp đồng minh - cũ, mới và tiềm năng - cũng như tuyên bố quốc gia này sẽ vẫn là một cường quốc toàn cầu trong nhiều thập niên tới?





    Bất cứ ai dõi theo sát sao chuyến đi tháng 11 của Tổng thống Obama tới châu Á và những điểm khác ở Thái Bình Dương cũng phải thừa nhận rằng, động thái này có cái gì đó đáng để tâm. Tổng thống Mỹ không bao giờ thiếu sự tự tin. Tuy nhiên, trong quá khứ, kế hoạch lôi kéo và tập hợp của ông trên vũ đài toàn cầu thường không thành công. Lúc này đây, ông và đội ngũ chính sách đối ngoại đang trình diễn một kế hoạch với tư duy chiến thuật và chiến lược nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng, làm sống lại khát vọng cũ bằng hành động thực tế.
    [​IMG]
    Ảnh: highbridnation

    Chỉ trong ít ngày, Washington đã "quay ngoắt 180 độ" với Trung Quốc bằng hàng loạt động thái mà công bằng có thể nói rằng, họ đã thay đổi tâm lý của cả một khu vực. Bắc Kinh - đối thủ chính của Washington trong tương lai - dường như chết lặng.
    Về lâu dài, Bắc Kinh sẽ không đứng chôn chân theo con đường ấy. Động thái tiếp theo là của Trung Quốc. Nhưng người khơi nguồn cuộc chơi trong ván cờ toàn cầu của thế kỷ 21 thuộc về đội ngũ Mỹ.
    Tuy nhiên, cuộc chơi mới chỉ bắt đầu.
    Thậm chí ngay cả trước khi Obama chuẩn bị cho chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du - một cuộc gặp thượng đỉnh APEC, nhóm Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 21 thành viên - thì chính quyền Mỹ đã phác thảo ra lịch trình với bài báo của Ngoại trưởng Hillary Clinton trên tạp chí Chính sách Đối ngoại. Tiêu đề của nó là: Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.
    Trong đó, bà Clinton tuyên bố rằng, Mỹ đang "xoay quanh trục" từ Trung Đông. Tương lai, bà nói, sẽ mở ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ "tiếp tục tham dự và dẫn dắt". Và với ai đó tự hỏi liệu Mỹ sẽ hành động để chứng tỏ cam kết ấy, bà đã trả lời không chút do dự rằng: "Chúng tôi có thể và chúng tôi sẽ làm".
    Có một cơ hội tốt để Trung Đông không còn nhiều dính dáng. Khu vực này có một thói quen là trở thành tâm điểm của sự chú ý. Từ vị ngoại trưởng Mỹ tới ông chủ Nhà Trắng đều biết rằng, họ có thể không "mát mặt" nếu bỏ qua nó. Tuy nhiên, thông điệp đưa ra đã rõ ràng. Washington sẽ tập trung nhiều hơn vào cái có thể gọi là láng giềng của Trung Quốc. Sau tất cả, trong khi Washington đổ của cải, tâm sức, nguồn lực vào Iraq, Afghanistan và những điểm nóng khác tại Trung Đông Lớn, thì Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn trong việc tự thiết lập vị trí của mình, trở thành một cường quốc trỗi dậy, đôi khi là dọa nạt ở Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á.
    Trong điểm dừng chân đầu tiên của chuyến công du, tại Hawaii, Obama đã nhắc lại mong muốn của Wahsington để hợp tác với Trung Quốc, nhưng rõ ràng là có kế hoạch thách thức về mặt ngoại giao, kinh tế và chiến lược với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ bắt đầu bước chân vào một tranh chấp đã tạo ra sự lo lắng giữa các nước láng giềng của Trung Quốc về quyền kiểm soát hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông. Washington ra yêu cầu rằng, các bất đồng cần được giải quyết ở một diễn đàn đa phương, thay vì trong cuộc họp mặt đối mặt giữa hai nước.
    Ngoại trưởng Clinton thì đã củng cố sự can dự của Mỹ trong một chuyến thăm được tính toán thời gian cẩn thận tới Philippines, nơi bà đề cập tới "các tranh cấp ở Biển Tây Philippines". Đây là cách gọi mới của Philippines với Biển Đông.
    Tại Australia, Obama tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới nước này. Ở đây, người ta có thể chứng kiến đội ngũ Washington - Sydney đang diễn tập việc phô trương sức mạnh khi nữ Thủ tướng Julia Gillard nói, lực lượng Mỹ sẽ được tiếp cận các căn cứ không quân của Australia khi lực lượng Mỹ tới bờ biển nước Úc.
    Trong suốt chuyến đi, ông Obama và đội ngũ của mình đã nỗ lực củng cố các liên minh cũ, nhìn vào khoảng trống giữa Trung Quốc và các nước thân cận, thiết lập nền tảng cho sự hồi sinh ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Đó là cách thể hiện khác xa những gì mọi người chứng kiến những ngày đầu chính quyền Obama ra mắt.
    Sự dính líu cuối cùng là tuyên bố Ngoại trưởng Clinton sẽ tới thăm Myanmar. Việc bà Clinton tới Myanmar hôm thứ tư đã đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới nước Đông Nam Á sau cả nửa thế kỷ và gây ra nhiều bất ngờ. Ngoài chuyện nhân quyền, nó còn thể hiện rằng, Washington có thể thành công trong việc tách Trung Quốc ra khỏi một nước mà bấy lâu nay Bắc Kinh đứng sát cạnh.
    Khi Mỹ chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống mới, thì sự cạnh tranh mới nổi với Trung Quốc sẽ trở thành chủ đề quan trọng để bàn luận. Đó không phải là một cuộc chiến, thậm chí cũng không phải là chiến tranh lạnh. Nó là lộ trình mà các cường quốc lớn di chuyển khi họ đi qua lịch sử. Và trong lịch sử của những gì sẽ trở thành sự cạnh tranh rất lớn, thì người ta đã thấy Obama và Clinton thực hiện trong ít tuần qua.
    Thái An (theo miamiherald)



    :-":-":-":-":-":-":-"
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc: Ngày càng nhiều người già mắc HIV/AIDS

    Mọi chuyện bắt đầu khi ông lão góa vợ tới một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vì cơn sốt cao dai dẳng vào mùa hè năm ngoái.
    TIN BÀI KHÁC:



    [​IMG] Một bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh AIDS đang điều trị tại trung tâm y tế Fuyang ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh: CNN)
    Tất cả mọi người đều không thể tin vào tai mình khi các bác sỹ chẩn đoán ông lão (giấu tên) đã mắc căn bệnh thế kỷ AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
    Được biết, vào những năm 70, ông lão thường xuyên tìm tới gái mại dâm từ sau cái chết của vợ và các bác sỹ tin rằng ông đã bị nhiễm HIV.
    Với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng, tại Trung Quốc có tới 10% người trên 60 tuổi trong tổng số 1,3 tỷ dân. Cải thiện chất lượng sống đồng nghĩa với việc nhiều người dân Trung Quốc đang sống và duy trì đời sống ******** lâu hơn.
    Tuy nhiên, hiện hiểm họa HIV/AIDS đang lan rộng trong nhóm dân số mà tiền lệ hiếm gặp đó là: người cao tuổi.
    Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Trung Quốc năm 2009, có tới 15% số người nhiễm HIV tại đất nước này trên 50 tuổi. Đa số các bệnh nhân là nam giới và nhiễm bệnh vì quan hệ ******** không an toàn.
    Liên Hợp Quốc ước tính, tới cuối năm nay Trung Quốc sẽ có 780.000 người sống chung với căn bệnh AIDS và hơn một nửa trong số họ không nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình. Các quan chức chính phủ Trung Quốc cũng thừa nhận rằng con số thực tế còn có thể cao hơn, đặc biệt là trong nhóm người cao tuổi.
    "Thực sự khó để nắm được con số chính xác bởi những giới hạn trong công tác quản lý và báo cáo về bệnh tình của nhóm người trong độ tuổi này" - Hao Yang, phó giám đốc Cục kiểm tra dịch bệnh, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết. "Người già thường chỉ phát hiện ra mình mắc phải căn bệnh thế kỷ khi họ đi khám sức khỏe và thử máu để tiến hành các phẫu thuật" - ông nói thêm.
    Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự cám dỗ khi dễ dàng có thể quan hệ với gái mại dâm - giá trung bình khoảng 5,5 USD - và sự thiếu hiểu biết đã khiến số lượng người cao tuổi tại Trung Quốc có nguy cơ mắc bệnh HIV/AIDS tăng nhanh.
    Sầm Hoa (Theo CNN)

    Tham lam , tàn ác , xảo trá , vô liêm sĩ , chết bớt đi , sống chi chật đất ?
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/467727/Tau-chien-Trung-Quoc-lai-xuat-hien-gan-Nhat.html

    Tàu chiến Trung Quốc lại xuất hiện gần Nhật
    TT - Ngày 2-12, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết Lực lượng Phòng vệ trên biển nước này lại phát hiện bốn tàu chiến Trung Quốc xuất hiện chiều 1-12 tại vùng biển quốc tế cách đảo Miyako khoảng 100km về phía đông.
    Sau đó, các tàu này đi ngang qua khu vực nằm giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako để tiến về biển Hoa Đông tối cùng ngày.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc chạy thử nghiệm lần hai sáng 29-11 - Ảnh: China Daily

    Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng đây có thể là bốn trong nhóm sáu tàu chiến Trung Quốc từng đi qua khu vực này ngày 22 và 23-11 để tham gia tập trận ở tây Thái Bình Dương.
    Giới chuyên gia cho rằng hoạt động quân sự này là một trong hàng loạt phản ứng của Bắc Kinh sau các bước triển khai kinh tế - chính trị của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương tại APEC, Úc, Indonesia và Myanmar mới đây. Báo Le Monde ghi nhận: “Sau một lúc sửng sốt, những phản ứng của Trung Quốc đang gia tăng”.
    Bắc Kinh không chỉ đưa ra những tuyên bố cho rằng Mỹ đang theo đuổi “một não trạng của thời kỳ Chiến tranh lạnh” và cảnh báo “việc bố trí các quân cờ và lực lượng ở ngoại vi Trung Quốc”, dấu hiệu của “việc bao vây” Trung Quốc, là “một sai lầm chiến lược nghiêm trọng” và có thể “gây bất ổn cho khu vực. Như một sự trùng hợp, Bắc Kinh còn loan báo những cuộc tập trận hải quân ở tây Thái Bình Dương và đưa tàu sân bay ra biển chạy thử.
    Dẫn lời các nhà bình luận Hong Kong và Trung Quốc, báo này viết: “Trong cuộc chiến giành ảnh hưởng trong khu vực, Mỹ đã thắng trong cuộc chiến ngoại giao mới này”. Reuters dẫn lời giáo sư Thẩm Đinh Lập thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ ở ĐH Phúc Đán thừa nhận: “Lần này chúng ta thua nhưng trong mười năm nữa đến lượt Mỹ sẽ thua. Chúng ta có thể nhẫn nại hơn Mỹ”. Giáo sư Chu Phong thuộc Đại học Bắc Kinh nhìn nhận Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang phải chịu “một áp lực chưa từng có về hoạt động đối ngoại”.
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    A @Thai_duong post clip ve Truong Sa nghe hay qa, xuc dong lắm
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hồ Cẩm Đào sắp về vườn để lại cho Tập Cận Bình một món nợ khó trả , một cục gân gà khó nuốt : Trung Quốc đang bị khắp nơi phản đối vì chính sách ngoại giao pháo hạm , dẫn đến hệ quả là một vòng vây đang siết ngày càng chặt từ bốn phương tám hướng : Mỹ - Ấn - Úc - Nhật - Nam - Hàn - Đài Loan - Việt Nam - Nga - Philippin ...
    Làm sao đạt được cả hai mục tiêu vừa bành trướng lãnh thổ lãnh hải , vừa giữ quan hệ hữu hảo với láng giềng ?
    Hồ Cẩm Đào nghĩ rằng cả thế giới này là trẻ con cả à ?


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tiếp phần 2 đây chú , loại clip này được toà soạn mặc định mở , nên chỉ post mỗi trang 1 clip , và người nghe đừng nên quote lại , nếu không cùng lúc mấy cái clip phát tiếng thì giống cải nhau lắm !

  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Bảy, 03/12/2011, 09:08 (GMT+7)
    130.000 lượt người thi “Biển đảo quê hương”


    TTO - 17g chiều nay 3-12, tuần thi thứ 4 chủ đề “Vì biển đảo thân yêu” và cũng là tuần thi cuối cùng của hội thi trắc nghiệm trực tuyến “Biển đảo quê hương” khép lại. Tính tổng cộng, sau gần một tháng tổ chức đã có hơn 130.000 lượt người dự thi.
    >> Hội thi “Biển đảo quê hương” sắp về đích
    >>
    Đăng ký tại đây
    >>
    Xem điều lệ cuộc thi

    [​IMG]
    Giao diện tuần thứ 4 hội thi với chủ đề "Vì biển đảo thân yêu” - Ảnh: TTO Trong ngày cuối cùng của cuộc thi (3-12), nếu chưa có điều kiện thi các tuần trước, thí sinh vẫn có thể tham dự lại toàn bộ bốn tuần của cuộc thi. Đây cũng là ngày cuối cùng để người dự thi nộp bài thi tự luận theo bốn chủ đề ban tổ chức gợi ý.
    Sáng mai 5-12, ban tổ chức sẽ công bố kết quả tuần thi thứ 4 và sau đó chấm bài thi tự luận (điểm bài thi tự luận là 50 điểm x hệ số 2).
    Kết quả chung cuộc sẽ được công bố ngày 6-12.
    Hội thi "Biển đảo quê hương" do Thành đoàn TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức. Hội thi có tổng giá trị tiền thưởng 248 triệu đồng. Trong đó giải nhất chung cuộc 15 triệu đồng, hai giải nhì (10 triệu đồng/giải), ba giải ba (8 triệu đồng/giải) và 10 giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).
    Ba thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba chung cuộc ngoài hiện kim sẽ được thưởng một chuyến du lịch tham quan Côn Đảo.
    Đặc biệt, ban tổ chức sẽ dành phần thưởng đặc biệt cho giải nhất cá nhân và tập thể với tặng phẩm: đá chủ quyền Trường Sa.

    Nhằm giúp thí sinh có chuẩn bị và đầu tư cho phần thi tự luận, ban tổ chức hội thi giới hạn lại bốn chủ đề chính, thí sinh có chọn một trong bốn chủ đề sau đây để làm bài.
    Dưới đây là nội dung từng chủ đề:
    Chủ đề 1: Phát triển kinh tế biển đảo luôn là một trọng tâm kinh tế rất quan trọng đối với Nhà nước và nhân dân ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Đảng ta đã khẳng định phải:“Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta”; trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta quyết tâm“Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển”. Theo bạn, chúng ta cần làm gì để cụ thể hóa các chủ trương trên nhằm phát triển kinh tế các vùng biển và hải đảo Việt Nam?
    Chủ đề 2: Trong điều 2 của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã thống nhất rằng:“Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử..., đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển”. Bạn hiểu như thế nào về điều 2 của thỏa thuận nói trên?
    Chủ đề 3: Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường huyền thoại, là sự sáng tạo tuyệt vời và tinh thần anh dũng của quân đội và nhân dân ta. Những sự tích anh hùng, những huyền thoại của “đoàn tàu không số”, xâu chuỗi thành con đường bất tử - đường Hồ Chí Minh trên biển, mãi mãi lưu truyền trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Theo bạn, cần làm gì để phát huy truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới?
    Chủ đề 4: Bạn tâm đắc nhất điều gì sau khi hoàn thành bốn tuần thi của hội thi “Biển đảo quê hương” năm 2011? Vì sao?
    TTO


  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/12/trung-an-canh-tranh-quyen-luc/

    Trung - Ấn cạnh tranh quyền lực

    [​IMG]Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng trước.
    Việc Trung Quốc và Ấn Độ hủy đàm phán biên giới vào phút chót cho thấy mối bất hòa âm ỉ đang lộ rõ. Bắc Kinh không bằng lòng với việc New Delhi khai thác dầu khí ở Biển Đông và chào đón Đạt Lai Lạt Ma.

    Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây và phản bao vây lẫn nhau. Trong khi Ấn Độ tăng cường thâm nhập vào các lĩnh vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc giao hảo với cả đối thủ lẫn đồng minh của New Delhi.
    Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu. Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối.
    Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ “liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc” và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một “cuộc xung đột khốc liệt” với Trung Quốc về vấn đề này.
    Vòng đàm phán thứ 15 giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra vào thứ hai tuần này đã bị hủy ở phút chót. Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân là do “sự bất hòa” nảy sinh sau hội nghị ở Bali, nơi lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương tụ họp. Cụ thể truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu chính phủ Ấn Độ ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế sẽ diễn ra ở thủ đô Ấn Độ tuần này, nhưng New Delhi từ chối.
    Những diễn biến này thể hiện mối quan hệ đang suy yếu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vòng sáu năm qua. Trong khi các nhà lãnh đạo khẳng định rằng sẽ có “đủ không gian” cho cả hai nước phát triển, thì các chuyên gia và quan chức cho rằng hai cường quốc châu Á đang và sẽ cạnh tranh nhau càng ngày càng nhiều.
    “Dấu chân của cả hai sẽ mở rộng, và Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều,” C. Raja Mohan thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi nói. "Hai bên có thể dẫm lên vết chân của nhau, và sẽ có những rạn nứt. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được những thách thức này.” Hiện tại hai nước láng giềng không quản lý tốt các va chạm và tinh thần dân tộc dâng cao ở cả hai quốc gia, ông Mohan bình luận.
    Lo sợ những vòng vây

    Từ nhiều thập kỷ trước Ấn Độ đã lo sợ về sự bao vây của Trung Quốc, nhưng mối lo này ngày càng lên cao trong những năm gần đây. Lý do là Trung Quốc đang xiết chặt các mối quan hệ cũng như tăng đầu tư vào các nước Nam Á, từ Pakistan - nước đối địch với Ấn Độ, tới nước đồng minh truyền thống Nepal, hay từ Sri Lanka đến Bangladesh và Myanmar.
    Về phía mình, Trung Quốc cũng lo ngại sự bao vây bởi những gì cựu tổng thống George W. Bush mô tả là “vòng vây thiết lập bởi các nước dân chủ” - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Sự lo ngại này càng tăng lên khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.
    “Đó là điều không được người Trung Quốc chấp nhận,” giáo sư về quan hệ quốc tế, Học viện công nghệ Georgia và cũng là một học giả hàng đầu về “thuyết vòng vây ngoại giao” và “chống vây hãm” đang diễn ra ở châu Á, John Garver nói.
    Và đúng như tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cảnh báo, rằng New Delhi sẽ phải “trả giá cho những gì họ đã nhận từ Mỹ.” Sự trừng phạt đã bắt đầu.
    Câu chuyện về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ lan rộng bắt đầu từ trang web của Trung Quốc. Những tín hiệu về tiến bộ đạt được từ tranh chấp biên giới đã bị đảo ngược khi Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền ở vùng lãnh thổ có tranh chấp song phương. Tại Hội nghị nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Trung Quốc đã phản đối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt toàn cầu chống thương mại hạt nhân dân sự đối với Ấn Độ.
    Trung Quốc bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ. Một mặt là vì lý do kinh tế và chiến lược, nhưng mặt khác, trong con mắt của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc muốn ngăn cản sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc ở châu Á và toàn cầu.
    Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir - vùng đất tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad. Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh.
    Mối quan hệ của Trung Quốc với cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện Trung Quốc đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nước này rất nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo.
    Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại đặt tại Brussels nói rằng Ấn Độ “đã bắt đầu nhận thức về một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để bảo vệ quyền lợi của họ” trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.
    Ngôn từ và hành động

    Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu “hướng Đông” của mình nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn mạnh của Đông và Đông Nam Á. Nhưng Ấn Độ đã không đủ mặn mà với chính sách này.
    Cuối cùng những tháng gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu khởi động, dù vẫn còn chậm, các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
    Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây nó mang ý nghĩa địa lý-chính trị, nhằm “tháo bỏ vòng vây,” Garver nhận định.
    Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu “hướng Đông” thành hành động.
    Các chuyên gia thừa nhận rằng khó có thể biết được một cách chính xác mối bất hòa mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đến đâu. Quan hệ thương mại ở mức tuyệt vời và hai nước vẫn đang dùng ngôn từ của quan hệ đối tác và hợp tác.
    “Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ dẫn đến xung đột,” Vikram Sood, một cựu giám đốc tình báo và nhà nghiên cứu ở Quỹ nghiên cứu và quan sát ở New Delhi nói.
    Không phải ai cũng lạc quan như thế. Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ “đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao” đối với Trung Quốc.
    “Con đường đi tới chiến tranh của Đức vào năm 1914 và của Nhật Bản vào năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó.”
    “Nếu Bắc Kinh thấy rằng liên minh chống Trung Quốc đang trở nên quá mạnh, quá chặt chẽ, quá rõ ràng hoặc đơn giản là quá bất công, họ có thể đi tới kết luận là cần thiết phải chống lại một thành viên trong liên minh đó", Garver và Wang đưa ra nhận định trong bài viết trên tạp chí An ninh châu Á.
    Cao Thu (theo Washington Post
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Trung Quốc làm ngơ với Phó tổng thống Philippines


    03/12/2011 16:25


    [​IMG]

    Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay - Ảnh: AFP

    (TNO) Trung Quốc đã từ chối tiếp Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay trong sứ mệnh giải cứu một công dân Philippines chịu án tử hình ở Trung Quốc và nói việc hành hình sẽ không được trì hoãn.
    Theo AFP, một công dân Philippines 35 tuổi đã được ấn định lịch hành hình vào ngày 8.12 sau khi bị phát hiện cố gắng vận chuyển 1,5kg heroin từ Trung Quốc đến Malaysia vào năm 2008.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một thông báo hôm 3.12: “Chúng tôi cũng được thông báo rằng phía Trung Quốc không thể sắp xếp chuyến thăm của Phó tổng thống Binay vào thời điểm này. Chúng tôi tôn trọng luật lệ Trung Quốc và bản án của Tòa án nhân dân tối cao”.
    “Chúng tôi vẫn hy vọng Phó tổng thống Binay được giới chức Trung Quốc cho phép đến Bắc Kinh để đích thân chuyển lá thư cầu xin của Tổng thống Benigno Aquino”, người này bổ sung.
    Trong một thông báo khác, ông Binay nói: “Tôi vẫn lạc quan. Tôi có cảm giác Bắc Kinh không hoàn toàn đóng cửa với chuyến thăm của tôi nên tôi có thể đích thân chuyển thư cầu xin của Tổng thống Aquino”.
    Vào đầu tuần này, Philippines cho biết họ có kế hoạch cử ông Binay đến Trung Quốc để xin giảm án từ tử hình xuống chung thân cho tử tội nói trên.
    Ông Binay từng đến Trung Quốc vào tháng 2 để thực hiện sứ mệnh giải cứu ba tội phạm ma túy Philippines khỏi án tử hình và đã xoay xở để tạm thời trì hoãn việc hành hình. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã hành hình ba tử tội sau đó một tháng.
    Vụ việc đã gây ra một làn sóng lên án tại Philippines, nước vốn bãi bỏ án tử hình vào năm 2006.
    Sơn Duân




    Dân của nó , nó còn giết như ngoé , bảo nó tha ai được ?

    :-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này