Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6506 người đang online, trong đó có 694 thành viên. 17:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34361 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thằng cùn nói giọng cù nhầy đây !
    Định làm Chí Phèo à ?
    Mấy tay này đem lý do Đức Và Nhật gây chiến là vì cảm thấy bị bao vây để so sánh với tình thế của Trung Quốc hiện nay .
    Cái thế của 1 con chó ở đường cùng phải cắn lại kẻ truy đuổi nó !
    Thế các vị không nhìn thấy kết cuộc của Đức và Nhật à ? Đại bại thảm hại !
    Đem TQ ví với hình ảnh con chó cùng đường phải cắn ra để doạ , các vị không nghĩ đến lúc con chó bị đập đầu à ?

    :-":-":-":-":-"

  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thư giản cuối tuần :



    毛主席萬歲 !

    Trước khi về với bác Mao nó hô như thế !


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bắt một người Trung Quốc vận chuyển 2,4 kg heroin


    27/07/2011 0:56
    Ngày 25.7, tại Trạm kiểm soát biên phòng Ka Long, khu 1 P.Trần Phú, TP Móng Cái, Quảng Ninh, lực lượng đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện vụ vận chuyển heroin cực lớn.
    Khi Chen Jun Qiang, SN 1982 ở Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh khỏi VN để về Trung Quốc, cơ quan chức năng khám và phát hiện trong người Chen Jun Qiang có 4 túi nilon bột heroin được dàn mỏng, bó vào bắp chân, bắp đùi, bên ngoài phủ quần áo. Tổng trọng lượng ma túy là 2,4 kg heroin, tương đương gần 8 bánh.
    Lực lượng biên phòng đang điều tra đường dây ma túy này.
    Hải Đăng



    Người Philippin mang 1.5 kg ma tuý thì bị TQ xử tử hình , dầu cả tổng thống và phó tổng thống Philippin đều đứng ra xin giảm tội .
    Tay Tàu khựa này mang đến 2.4 kg , không biết sẽ lĩnh án thế nào đây ?

  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BÀI HÁT MỚI, RẤT Ý NGHĨA: "ĐÂY HOÀNG SA! ĐÂY TRƯỜNG SA!"...



    Hãy lắng nghe bài hát "Đây Hoàng Sa! Đây Trường Sa" (Nhạc Ngô Nguyễn Trần, Thơ Tâm Thơ), do các em thiếu nhi TP. Hồ Chí Minh trình bày, để càng thấy rõ tác dụng của "công tác tuyên truyền nhân dân". Chả biết khi nào, Ban Tuyên giáo TW, Bộ VHTTDL, Ban Biên giới Chính phủ, Tổng cục Biển và Hải đảo... có những kết quả cụ thể như thế này, sau hàng chục cuộc thi - tìm hiểu... về biển đảo, Hoàng Sa - Trường Sa, để "nhân rộng" một cách nhanh chóng, đúng thời điểm và rất... tiết kiệm, giống như những Nhà thơ, Nhạc sĩ và ca sĩ tý hon ở mãi trong TP. Hồ Chí Minh - Hòn ngọc của Viễn Đông ngày xưa...

  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    MIẾN ĐIỆN -
    Bài đăng : Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011

    Tinh thần dân tộc chống Trung Quốc : Động lực thay đổi tại Miến Điện


    [​IMG]Tổng thống Miến Điện Thein Sein tiếp Ngoại trưởng Mỹ Clinton (Reuters)



    Ngô Nhân Dụng / Trọng Nghĩa
    Trong những tháng gần đây, chính quyền Miến Điện đã có những thay đổi bất ngờ, cả trong lãnh vực đối nội – cho người dân nhiều quyền tự do dân chủ hơn – lẫn đối ngoại – mở cửa hướng về Ấn Độ hay phương Tây, đặc biệt là về phía Mỹ. Một biện pháp mang ý nghĩa biểu tượng là quyết định đình hoãn công trình thủy điện Myitsone do Trung Quốc tiến hành.









    Theo ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ), có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Miến Điện Thein Sein thay đổi, nhưng quan trọng nhất là tác động của dân chúng trong nước đòi tự do dân chủ và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    « Trong thời gian qua người dân Miến Điện đã đứng lên rất nhiều lần phản đối chính sách của chính phủ, đòi tự do dân chủ. Phong trào phản đối mạnh nhất, được nhiều người ủng hộ nhất là việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, vào Miến Điện khai thác tài nguyên. Tình trạng Trung Quốc bành trướng tại Miến Điện xẩy ra từ hàng chục năm nay, từ khi nước này bị cô lập vì phải dựa vào Bắc Kinh sau khi bị các nước phương Tây tẩy chay.
    Phong trào dân chúng phản đối đó có lẽ là giọt nước mạnh nhất để cuối cùng làm tràn ly, khiến chính quyền Miến Điện phải thay đổi chính sách ngoại giao của họ. Không thể dựa dẫm vào Trung Quốc nhiều quá.
    Họ đã phải bắt đầu hướng về những nước khác, như Ấn Độ và các nước Tây Phương. Nhưng các nước như Mỹ, châu Âu hay Ấn Độ, luôn luôn đặt điều kiện là chỉ có thể thân thiện nếu chính phủ Miến Điện cải tổ để người dân được tự do nhiều hơn. Chính do các áp lực đó một phần, mà chính phủ Miến Điện, khi muốn thân hơn với phương Tây thì phải thay đổi cả guồng máy chính trị của họ.
    Chúng ta cũng có thể nói rằng giới lãnh đạo mới của Miến Điện, từ khi ông Thein Sein lên àm Quốc trưởng, thì ông cũng đã có xu hướng muốn cải tổ, cho nên sau cuộc bầu cử Quốc hội năm ngoái, Miến Điện đã lập chính phủ dân sự thay vì để cho một vị tướng cầm quyền.
    Thì đấy là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ rằng những vị tướng lãnh già trong hàng ngũ quân phiệt ở Miến Điện đã thấy rằng họ không thể nào tiếp tục duy trì chế độ lỗi thời của họ, và cần phải cho người dân tham dự vào chính quyền nhiều hơn.
    Tất cả những yếu tố - áp lực từ ngoại quốc, khát vọng của dân chúng, và sự tỉnh thức của giới lãnh đạo quân nhân – đã làm cho Miến Điện bắt đầu thay đổi. Một trong những dấu hiệu thay đổi lớn nhất là họ đã trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người bị giam cầm từ 15 năm nay".

    Áp lực từ bối cảnh chống Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á
    « Chuyện chính quyền Miến Điện thay đổi do áp lực bên ngoài, nên được đặt vào khung cảnh toàn thể vùng Đông Nam Á. Trong thời gian vừa qua cả Đông Nam Á đã sôi động, vì những áp lực của Trung Quốc trên các nước láng giềng, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông.
    Áp lực của Trung Quốc đã gây ra phản ứng chống đối từ phía các nước Đông Nam Á. Khi các nước Đông Nam Á họp lại, họ cảm thấy mạnh hơn, và có thể là chính quyền Miến Điện bắt đầu cảm thấy họ cũng có thể cứng rắn đối với Trung Quốc, một phần vì họ nghĩ rằng như vậy họ tham dự vào một phong trào chung của các nước Đông Nam Á.
    Ngoài ra chúng ta cũng phải công nhận là chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ trong 2 năm vừa qua đã thay đổi, qua đó ảnh hưởng đến chính quyền Miến Điện. Từ năm ngoái, bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Mỹ đều đã lên tiếng xác định là nước Mỹ trở lại vùng Thái Bình Dương.
    Năm nay, từ Hội nghị ở Honolulu cho đến Bali, Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh là nước Mỹ sẽ trở lại thường trực có mặt ở Á Châu và Thái Bình Dương. Nhũng cái tín hiệu đó khiến cho tất cả những nước Đông Nam Á cảm thấy vững tâm hơn khi phải đối đầu với Trung Quốc. Tất cả những tin tức đó thế nào cũng lọt vào tai các nhà lãnh đạo ở Miến Điện.
    Ngoài áp lực của dân chúng đòi phải tỏ ra độc lập hơn với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Miến Điện cũng có thể chiụ ảnh hưởng của chính sách ngoại giao của Mỹ quay trở lại Á Châu. Cho nên họ mới tìm cách mở cửa ra dón tiếp ngoại trưởng Mỹ đến Miến Điện trong mấy ngày qua.
    Tất cả những phong trào thế giới đó, chắc chắn là có ảnh hưởng đến cái quyết định dân chủ hóa của chính quyền Miến Điện".




    .
  7. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC -
    Bài đăng : Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 03 Tháng Mười Hai 2011

    Trung Quốc bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng


    [​IMG]Lễ cầu siêu cho các nhà sư Tây Tạng tự thiêu 20/11/2011 (REUTERS)



    Tú Anh
    ******* võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng ******* lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh.


    Hồi tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, ******* lục soát phòng riêng của tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải tạo hoặc phải hoàn tục.
    Tu viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối tượng » của các biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất.
    Số tu sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù 300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người.
    Tuy nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự thiêu, 12 người tại A Bá.
    Có lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tự thiêu, khó có cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ.
    Bản thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng là một nhân vật từng nắm an ninh đảng.
    Thay vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20 ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa, từng cơ quan hành chánh.
    Mục đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng trong dân chúng.
    Tại huyện A Bá, không những an ninh được tăng cường mà chính quyền còn thành lập ngay trong khuôn viên chùa Kirti một tổ giám sát mang tên « Ủy ban quản lý dân chủ » để cắt đứt mọi quan hệ giữa chùa và thế giới bên ngoài. Theo mạng thông tin của bộ ******* Trung Quốc thì bộ trưởng ******* Mạnh Kiến Trụ hôm nay đã đích thân đến tận nơi xem xét tình hình.
    Theo nhận định của Asia Times, Trung Quốc thay vì xuống thang hòa giải mở ra một niềm hy vọng cho người Tây Tạng đã chọn thái độ ngạo mạn. Hình thức « đấu tố » thời ***************** mà nhiều hình ảnh đã được phát tán trên internet trong ngày hôm nay 03/12/2011cho thấy Bắc Kinh chọn giải pháp bạo lực.
    Liệu các hành động leo thang của chế độ có mang lại hòa bình tại Tứ Xuyên và Tây Tạng như Bắc Kinh mong đợi hay chăng ? Thành phần trẻ trong phong trào tranh đấu Tây Tạng vinh danh các nhà sư biến thân làm đuốc cảnh tỉnh chính quyền Trung Quốc và xem thái độ hy sinh cao cả này là tín hiệu cho một cuộc tranh đấu toàn diện.
    Asia Times, trong bài « Phải chăng A Bá là trận Waterloo của đảng Cộng Sản Trung Quốc ? ” phân tích : Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn che dấu được bộ mặt thật của họ với công luận thế giới và quốc nội.




    .
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]





    Gần Lắm Trường Sa - Sáng tác: Huỳnh Phước Long

    Mỗi cánh thư về từ đảo xa
    Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi.
    Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương...
    Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô.
    Trường Sa ơi... biển đảo quê hương.
    Đôi mắt biên cương vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão giật...
    Đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi.
    Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi.
    Không xa đâu Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi.
    Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
    Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.

    Mong cánh thư về từ đảo xa.
    Nơi thành phố này Trường Sa vẫn bên em.
    Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao.
    Khi cánh hải âu về. Khi nắng sang mùa nơi đảo trúc san hô.
    Chiều nơi đây ... Sao bỗng bâng khuâng...
    Như thấy anh đang sừng sững kiên trung giữa sóng cuồng bão giật
    Đảo quê hương ... Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi

    Thương nhớ sao vơi người chiến sĩ Trường Sa ơi

    Không xa đâu Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi.
    Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh.
    Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Ngồi chép lại từng lời , vì các bản đang có trên mạng không khớp giữa lời ca và clip do Thanh Thuý biểu diễn .
    Như một món quà từ trái tim tôi gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo thân yêu ...
    Và gửi đến những người đang ngày đêm dõi theo bước các anh đi ...

  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    "ĐẶC NHIỆM" Ở TRƯỜNG SA



    [​IMG]
    Nhà của chúng ta là đảo Thuyền Chài Mai Thanh Hải Blog - Ra với các đảo ở Trường Sa, một trong những ấn tượng không thể quên là hình ảnh những chú chó, mèo, lợn, gà, bò, vịt tung tăng, nhởn nhơ khắp các xó xỉnh. Rất lạ: Gia súc, gia cầm ngoài đảo sống với lính, theo nếp sống nhà binh của lính nên cũng rất kỷ luật và... nguyên tắc. Chẳng thế mà khách ra đảo (đặc biệt là thuộc khối dân sự, không mặc quân phục) lớ xớ rời Hội trường, phòng ở, bếp ăn... mò ra ngoài ụ pháo, công sự... thế nào cũng có vài chú chó lừ lừ bám theo, quẩn chân ve vãn và sủa nhặng xị như cảnh báo "Chỗ này không được ngắm nghía, chụp hình - quay phim", đánh động cho chiến sĩ vệ binh gác khu vực đó tiến đến nhã nhặn nhắc nhở "theo quy định".

    Những khách khoái chụp hình, ra tận kè đá, bờ sóng mong chớp những "giây phút đẹp", không chỉ các chú chó mà cả vịt gà cũng lạch bạch chạy trước ngăn cản, dùng mỏ kéo ống quần như nhắc nhở: "Đừng ra chỗ ấy, nguy hiểm lắm".

    [​IMG]
    Nhiều khách quá nhỉ? Nhiều người cứ nghĩ giản đơn: Nuôi gia súc, gia cầm ở Trường Sa là để bộ đội có chất tươi cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ít người biết những con vật này là một phần cuộc sống ở đảo, những người bạn giúp lính ta nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ quê nên rất hiếm khi bị đè ra làm thịt.

    Đặc biệt, gia súc - gia cầm ngoài đảo còn được đánh giá như những chiến sĩ cảnh vệ cực kỳ mẫn cán, tinh thông và hiệu quả. Trong trường hợp người lạ, tàu thuyền lạ tiến lại gần đảo, có khả năng đột nhập, các "cảnh vệ" phát hiện ngay tức thì và sủa, gáy, kêu rầm rĩ báo động cho bộ đội.


    Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện kế hoạch số 336/Tg1-QC (10-2-2010) của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN về "Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu tại quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK năm 2010", ngày 13-3- 2010, Trường Trung cấp Huấn luyện Chó nghiệp vụ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã đưa 5 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 chó nghiệp vụ ra Trường Sa, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra bảo vệ biển đảo, phát hiện người đột nhập lên đảo và sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Nấp trốn các Thủ trưởng. Ngượng quá Lâu nay, lính đảo vẫn gọi âu yếm những "cảnh vệ" chó, vịt, gà là... "đặc nhiệm Trường Sa" cũng làm nhiệm vụ giữ đảo. Bây giờ, lính ta tách bạch thành 2 "lực lượng": "Đặc nhiệm chính quy" (Chó nghiệp vụ Biên phòng) và "Đặc nhiệm địa phương" (gia súc - gia cầm được các phân đội tự nuôi). Cho dù thuộc "lực lượng" nào chăng nữa thì các "đặc nhiệm" vẫn cùng sát cánh cùng bộ đội bảo vệ đảo đêm ngày.

    Xin giới thiệu về "lực lượng đặc nhiệm" tại Trường Sa và những khoảnh khắc đáng yêu của một số "gương mặt" trên các đảo: Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Đá Tây A, Núi Le, An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông... trong 1 số chuyến ra Trường Sa.


    [​IMG]
    "Đặc nhiệm chính quy" trong đội hình tuần tra
    3 chú chó nghiệp vụ Biên phòng ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa bao gồm Mika, Kakốp, Manlơ đã lập nhiều chiến công trên đất liền (nhất là trong các vụ án ma túy ở các tỉnh miền núi phía Bắc). Khi nhận nhiệm vụ, 3 chú chó di chuyển từ Sơn La vào Cam Ranh (Khánh Hòa) nhiều ngày đêm trên xe Zil 130, sau đó mới xuống tàu, vượt rất nhiều sóng gió ra đảo. Do phải thay đổi cả môi trường sống lẫn đặc thù địa bàn tác chiến, huấn luyện viên phải cho các "chiến sĩ" thích nghi dần dần. Ban đầu, Mika, Kakốp, Manlơ được huấn luyện để chịu được những cơn gió biển mạnh, làm quen với sóng lớn để có thể vừa bơi vừa chiến đấu được. Điều các huấn luyện viên không ngờ là Mika, Kakốp, Manlơ thích nghi rất nhanh. Trong những con sóng lớn, 3 chú bơi rất tốt. Khi huấn luyện trên bãi cát, tốc độ của 3 chú nhanh gấp 4 lần bước chạy rút của chiến sĩ.

    [​IMG]
    Trong giờ huấn luyện
    Hiện tại, Mika, Kakốp, Manlơ đã trở thành những chiến sĩ hải quân đặc biệt. Ngoài việc "rèn luyện" nâng cao thể lực, cả 3 còn thực hiện tốt các phương án diễn tập chống người nhái, biệt kích. Phương án đánh chặn từ ngoài bờ kè và đánh bắt khi địch đã xâm nhập đều được hoàn thành xuất sắc.

    [​IMG]
    Mẹ bò đưa con bê đi dạo trong trận địa Ở quần đảo Trường Sa, chỉ duy nhất đảo Song Tử Tây nuôi được bò. Do đảo thiếu cỏ tươi, đàn bò đành tập ăn bìa các tông. Dần dần, thứ bìa giấy cứng đó cũng bị xơi hết. Bò lại chuyển sang chén thùng gỗ. Nhưng khi thùng gỗ bị giấu đi, bò ăn cả gạch khiến cho anh em công binh mấy phen toát mồ hôi. Rồi khi hết những món “khoái khẩu”, bò “đột nhập” vào doanh trại chén cả quần áo, giày dép của bộ đội... “Bần cùng” như vậy nhưng đàn bò trên đảo Song Tử Tây vẫn sinh con đẻ cái ngày càng đông.

    [​IMG]
    Ra cầu cảng vừa trông cho "bọn khách" không ra biển, vừa đứng - nằm nghe xem "nó" nói cái gì
    Lợn được nuôi đại trà tại các đảo.Lợn thả rông, chạy trên đảo kiếm ăn. Không cần chuồng trại gì nhưng chẳng bao giờ sợ mất lợn cả vì bốn bề có biển bao bọc. Lợn cứ thế “tuỳ nghi di tản”, ngủ ở bụi cây, góc công sự hay dưới gầm giường của lính, nói chung là tuỳ thích. Tuy vậy, nhưng lợn được các chiến sỹ huấn luyện để sống có nền nếp, biết “phục tùng tổ chức”. Chỉ cần một hồi kẻng, tất cả các chú lợn ở khắp nơi trên đảo lại lũ lượt kéo về nơi “tập trung”. Đó thực sự là một cảnh tượng sinh động, vui mắt.

    Ở Trường Sa, lợn không đơn thuần là loài vật nuôi lấy thịt, mà chúng trở thành bạn của lính đảo và được chiều chuộng. Có những lúc lợn ốm, lính nhường cả thuốc của mình. Lợn được ăn thịt hộp, được ưu tiên tắm nước ngọt, có bác sỹ khám bệnh và làm bà đỡ. Nhiều chú lợn đáng yêu đã được lính đặt cho những cái tên rất kêu như: Hoàng Oanh, Quỳnh Mai...


    [​IMG]
    Chiều chiều, kéo cả đại gia đình ra hóng mát trước bia chủ quyền
    [​IMG]
    Chung sống hòa thuận
    [​IMG]
    Đủ loại, đủ màu
    [​IMG]
    Vừa canh gác, vừa... gãi đầu
    [​IMG]
    Bắt tay cái nào
    Chó được nuôi rất nhiều ở các đảo chìm và đây cũng là những điểm rất cần sự canh gác, cảnh giới của các chú cẩu vốn rất thính tai, tinh mắt. Ngay tại đảo chìm Cô Lin, có tới mấy chục con chó, mật độ quá đông nhưng vừa đem lại niềm vui cho lính đảo, vừa đảm nhiệm rất tốt việc canh gác, phát hiện


    [​IMG]
    Cảnh giới ven bờ đá
    [​IMG]
    Vừa nằm nghỉ vừa... làm nhiệm vụ Lính đảo chìm kể: Những đêm bồng súng đứng gác, luôn có 1 vài chú chó quẩn quanh thức cùng. Đêm khuya gió lạnh thổi rét tê tái, chú chó đứng cạnh, liếm cái lưỡi ấm áp vào bàn tay run vì lạnh của người lính đứng gác, tự dưng thấy ấm áp, cảm thấy được chia sẻ rất nhiều.Chó ở đảo đã rèn luyện được nhiều khả năng đặc biệt như bắt cá, bơi trên sóng, đứng hai chân để “bắt tay” hay “tạm biệt” khách. Chó ở đây được quý đến mức các chiến sỹ lấy tên những ca sỹ mình hâm mộ để đặt tên cho chó.


    [​IMG]
    Tò mò ngắm... khách [​IMG]
    Phóng viên Anh Hoa - Tạp chí Thế giới ảnh ra Trường Sa 4-2001 (PV Anh Hoa cung cấp 1 số hình cho bài viết này) [​IMG]
    "Hầm trực chiến" của "lực lượng đặc nhiệm [​IMG]
    "Ra tập ngay! Không được lười"
    [​IMG]
    Nhớ đất liền
    Chó ở Trường Sa bơi và bắt cá tài như hải cẩu. Nhưng ở đảo Đá Tây A, những chú chó còn kiêm thêm nhiệm vụ "quản gia" trông coi lũ vịt cứ hơi tý là lao xuống nước vẫy vùng. Câu chuyện đây:

    [​IMG]
    Đàn vịt đi đâu cũng có chú chó đen này kèm sát
    [​IMG]
    Kiếm ăn ở đâu cũng được hướng dẫn và giám sát
    [​IMG]
    Chú chó vừa quay ra chỗ khác, cả đàn vịt ù té xuống biển và bị... xích cổ, đuổi lên ngay
    Việc nuôi dưỡng gia súc ở Trường Sa cũng là kỳ công. Một số đảo chìm nuôi vịt, ngan không thành công vì vịt sợ nước mặn, không dám bơi. Rút kinh nghiệm, khi đưa vịt ra đảo, anh em phải vẩy nước mặn vào lông, cho vịt bơi trong chậu đựng nước mặn, dần dà chúng mới dám xuống biển bơi ầm ầm.
    [​IMG]
    Biển của ta là ao của nhà ta [​IMG]
    Vừa cục tác kiếm ăn, vừa trông coi công sự
    [​IMG]
    Xếp hàng ra bãi tập Gà trên đảo không có rau xanh nên con nào cũng thiếu vitamin. Gà thường chân to nhưng yếu, nhiều con bị liệt. Khi nào thấy gà có hiện tượng đi cà nhắc, chân giơ cao là bộ đội phải nghiền viên thuốc vitamin tổng hợp cho uống. Cả ngan và gà đều thiếu rau, nên khi đẻ trứng, gà con khó tự mổ vỏ chui ra như ở đất liền nên anh em chiến sĩ phải để ý, có khi phải canh hàng giờ để tách vỏ cho gà con.
    [​IMG]
    Chia tay, mèo nhé! Người và gia súc trên đảo như những người bạn. Khi chiến sĩ trên đảo hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền, rất nhiều người đã chạy đến ôm chú cún yêu, dụi đầu lên cổ thay lời tạm biệt. Trên bờ kè đá, cả đàn chó hơn chục con xếp hàng dõi ra biển. Có chú giơ chân kêu ư ử trong tiếng sóng... Ở đảo chìm, chiến sĩ với chiến sĩ là anh em một nhà, chiến sĩ với những chú chó, mèo, gà, vịt như những người tri kỷ. Có khi anh em phải lo cho từng con gà đẻ trứng, phải nhường rau cho một chú cún mới sinh.
    [​IMG]
    Quen thân từ tiếng chim gù trên sóng
    Đối với các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa, những vật nuôi đó như một loại biệt dược chữa bệnh nhớ nhà, nhớ quê hương. Nếu Trường Sa chỉ có sắt thép, những hầm hào công sự mà vắng đi tiếng gà gáy, chó sủa…thì chắc sẽ đơn điệu biết nhường nào.
    [​IMG]
    Trong phòng ở của lính đảo chìm
    Những ngày ở Trường Sa, nhìn đàn bò thủng thẳng đi lại, đàn lợn ủi đất bên gốc cây bàng vuông, vài chú chó chạy dọc bờ biển, nghe tiếng gà gáy ran trên đảo... tất cả tạo thành quê hương nơi đầu sóng ngọn gió và âm hưởng đó là bia chủ quyền sống động nhất trên đảo Trường Sa.
    [​IMG]
    (Bài viết có sử dụng 1 số hình ảnh đã đăng tải trên 1 số mạng xã hội)

    Bài viết hay quá ! =D>=D>=D>
    Tác giả rất dí dỏm , hóm hỉnh , đã đem đến cho chúng ta một góc nhìn mới lạ về cuộc sống nơi đảo xa ! [:D][:D][:D]
    Chân thành cảm ơn Mai Thanh Hải , không ở Trường Sa nhưng với bài viết này , anh đã trở thành một chiến sĩ Trường Sa ! [};-[};-[};-

  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Đảo chân mây không phải tên riêng của một hòn đảo ngoài khơi xa mà chỉ là những đảo xa xa, tít tắp phía chân trời… Nơi ấy có những người lính Hải Quân đang ngày đêm chắc tay súng giữ chủ quyền đất nước.


    [​IMG]

    Hát cùng anh giữa trùng khơi sóng

    Bài hát “Đảo chân mây” mở đầu album “
    Trường Sa giữa trùng khơi sóng” là hình ảnh trẻ trung, hiện đại và hết sức lãng mạn của những người lính Hải Quân thời đại mới trong nhịp điệu sôi nổi đầy phấn khích. Một niềm lạc quan yêu đời và một tinh thần rất lính.





    [​IMG]

    Bìa album “Trường Sa giữa trùng khơi sóng
    Nguyên tác bài thơ
    Nguyễn Hồng Oanh

    HÁT VỀ ĐẢO CHÂN MÂY
    (Bài thơ đã đăng báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Khánh Hòa)


    Nơi anh ở nghìn trùng sóng vỗ
    Hải đảo chân mây nửa nổi nửa chìm

    Biển rì rào như tiếng hát của em
    Sóng thao thức bia chủ quyền đất nước
    Em hát tặng anh Trường Sa phía trước
    Như trùng dương hát tặng đất lành

    Biển quê mình đẹp mãi màu xanh
    Màu của lính thắm tình đất nước
    Biển trắng đêm mưa trên đầu ngọn sóng
    Anh giữ Trường Sa mãi trọn yên bình

    Giữ tình yêu chuyện của chúng mình
    Đếm sao biển nghe lòng thổn thức
    Nơi đảo xa tháng ngày thao thức
    Anh mơ em như sóng lượn quanh đời

    Mai anh về từ đảo xa khơi
    Trong khoảnh khắc đôi bờ môi thắm
    Và tóc em như trùng dương xanh thẳm
    Ôm đảo xa như ôm trái tim mình


    [​IMG]





Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này