Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8439 người đang online, trong đó có 1092 thành viên. 15:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34352 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Không thể tiếp tục lạc quan về Trung Quốc




    [​IMG]
    Sự lạc quan quá mức đã chuyển thành nỗi sợ về khả năng các điều thần kỳ của kinh tế Trung Quốc sẽ không còn nữa.
    Không lâu trước đây, ai dự báo về khả năng kinh tế Trung Quốc chấn động đều bị dè bỉu.
    Ông Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế nổi tiếng với dự báo chính xác về sự sụp đổ trên thị trường nhà đất Mỹ, đã phải chịu rất nhiều chỉ trích khi ông thể hiện quan điểm bi quan về kinh tế Trung Quốc. Ông Jim Chanos và Gordon Chang, tác giả của cuốn “Sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc đang tới” cũng không khá hơn.
    Đột nhiên, họ đều trở thành nhà tiên tri.
    Theo số liệu mới công bố tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, quan điểm của nhóm chuyên gia bi quan được quan tâm nhiều nhất. Sự lạc quan quá mức đã chuyển thành nỗi sợ về khả năng các điều thần kỳ của kinh tế Trung Quốc sẽ không còn nữa.
    Tâm lý bi quan đã lan tỏa khắp các thị trường tài chính, nhà đầu tư đua nhau tháo chạy.
    Chỉ số Hang Seng theo dõi cổ phiếu của các công ty đại lục niêm yết trên TTCK Hồng Kông từ đầu năm đến nay giảm hơn 20% và có mức tăng trưởng kém nhất tại châu Á.
    Hành vi bán khống trên TTCK Trung Quốc đã trở nên phổ biến đến mức chuyên gia tại ngân hàng Societe Generale của Pháp coi thị trường chứng khoán Trung Quốc như thị trường bị bán khống nhiều nhất thế giới. Ví dụ, khoảng 30% cổ phiếu của công ty China Overseas Land & Investment đã bị bán khống trong tháng 8 và tháng 9/2011, thị trường thực sự lo lắng về triển vọng kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản lớn nhất Trung Quốc.
    Ông Chang nói: “Thị trường đang trở nên quen hơn với tâm lý câu chuyện thành công của Trung Quốc không có nhiều ý nghĩa.”
    Chuyên gia bi quan như ông Chang chỉ ra việc GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao và lạm phát cao như dấu hiệu cho thấy vấn đề tồn tại trong kinh tế Trung Quốc sẽ ngày một nhiều hơn.
    Giới chuyên gia cực kỳ sợ hãi khi nói đến thị trường bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực đóng góp khoảng 20% vào tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc. “Con đường xuống địa ngục” của bất động sản Trung Quốc cũng giống như Mỹ, nguồn vốn tín dụng quá dễ dãi khiến giá bất động sản tại Trung Quốc tăng vọt. Người mua nhà đua nhau giành giật cơ hội mua nhà dự án. Giá một căn hộ 1 nghìn feet vuông ở Thượng Hải lên tới 335 nghìn USD, gấp 45 lần thu nhập trung bình của một người dân nơi đây.
    Nay bong bóng bất động sản Trung Quốc đang xì hơi. Giá bất động sản tại Trung Quốc tháng 10/2011 hạ tháng thứ 2 liên tiếp bởi các công ty kinh doanh bất động sản trong cơn tuyệt vọng đã phải hạ mạnh giá để bán nhà. Theo thống kê mới đây, trong số 35 thành phố lớn của Trung Quốc, 29 thành phố đối đầu với tình trạng doanh số bán nhà sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh số bán nhà tại 6/35 thành phố giảm hơn 50%, trong đó bao gồm cả Bắc Kinh.
    Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không có gì đáng ngạc nhiên. Sau khi nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời khủng hoảng kinh tế để giúp kinh tế tăng trưởng, chính phủ Trung Quốc nay đang thắt chặt tín dụng để hạn chế đầu cơ.
    Dường như sự tàn phá đã lên quá mức. Đằng sau thành phố toàn nhà chọc trời, cao tốc, tàu siêu tốc, người ta nhìn thấy nhiều thành phố ma, con đường vắng lặng và nhà ga không có người. Nợ công tăng quá cao đến mức có thể gây ra hậu quả tồi tệ với kinh tế Trung Quốc.
    Ông Victor Shih, nhà khoa học chính trị tại Northwestern University và là một chuyên gia về Trung Quốc, chỉ ra: “Tăng trưởng chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư nhà nước trên quy mô lớn. Nếu Trung Quốc rơi vào rắc rối, tất cả mọi đối tượng cũng sẽ như vậy.”
    Kinh tế toàn cầu sẽ hưởng lợi nếu chính phủ Trung Quốc có thể cân bằng được nền kinh tế để 1,3 tỷ dân sẽ chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên khả năng này chẳng thể xảy ra bởi chính phủ Trung Quốc đã cơ cấu nền kinh tế theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp lớn nhiều hơn người tiêu dùng.
    Chính phủ Trung Quốc làm được điều này bằng cách duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ hơn ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên đồng nhân dân tệ khiến lạm phát tăng cao tại Trung Quốc và hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ. Chính phủ còn giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp để giúp các công ty nhà nước vay tiền với chi phí thấp. Thế nhưng như vậy người tiêu dùng chẳng kiếm được mấy từ việc gửi tiết kiệm và phải chịu thiệt.
    Chắc chắn kinh tế Trung Quốc không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao mãi. Điều cần phải chờ đợi lúc này là xem liệu kinh tế Trung Quốc có thể hạ cánh đúng theo sự định hướng của chính phủ hay mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn?
    Minh Long
    Theo TTVN

    :-":-":-":-":-"
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20111204104945332CA32/khong-the-tiep-tuc-lac-quan-ve-trung-quoc.chn

    [​IMG]
    Sự lạc quan quá mức đã chuyển thành nỗi sợ về khả năng các điều thần kỳ của kinh tế Trung Quốc sẽ không còn nữa.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Không lâu trước đây, ai dự báo về khả năng kinh tế Trung Quốc chấn động đều bị dè bỉu.

    Ông Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế nổi tiếng với dự báo chính xác về sự sụp đổ trên thị trường nhà đất Mỹ, đã phải chịu rất nhiều chỉ trích khi ông thể hiện quan điểm bi quan về kinh tế Trung Quốc. Ông Jim Chanos và Gordon Chang, tác giả của cuốn “Sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc đang tới” cũng không khá hơn.

    Đột nhiên, họ đều trở thành nhà tiên tri.

    Theo số liệu mới công bố tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, quan điểm của nhóm chuyên gia bi quan được quan tâm nhiều nhất. Sự lạc quan quá mức đã chuyển thành nỗi sợ về khả năng các điều thần kỳ của kinh tế Trung Quốc sẽ không còn nữa.

    Tâm lý bi quan đã lan tỏa khắp các thị trường tài chính, nhà đầu tư đua nhau tháo chạy.

    Chỉ số Hang Seng theo dõi cổ phiếu của các công ty đại lục niêm yết trên TTCK Hồng Kông từ đầu năm đến nay giảm hơn 20% và có mức tăng trưởng kém nhất tại châu Á.

    Hành vi bán khống trên TTCK Trung Quốc đã trở nên phổ biến đến mức chuyên gia tại ngân hàng Societe Generale của Pháp coi thị trường chứng khoán Trung Quốc như thị trường bị bán khống nhiefu nhất thế giới. Ví dụ, khoảng 30% cổ phiếu của công ty China Overseas Land & Investment đã bị bán khống trong tháng 8 và tháng 9/2011, thị trường thực sự lo lắng về triển vọng kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản lớn nhất Trung Quốc.

    Ông Chang nói: “Thị trường đang trở nên quen hơn với tâm lý câu chuyện thành công của Trung Quốc không có nhiều ý nghĩa.”

    Chuyên gia bi quan như ông Chang chỉ ra việc GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng cao và lạm phát cao như dấu hiệu cho thấy vấn đề tồn tại trong kinh tế Trung Quốc sẽ ngày một nhiều hơn.

    Giới chuyên gia cực kỳ sợ hãi khi nói đến thị trường bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực đóng góp khoảng 20% vào tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc. “Con đường xuống địa ngục” của bất động sản Trung Quốc cũng giống như Mỹ, nguồn vốn tín dụng quá dễ dãi khiến giá bất động sản tại Trung Quốc tăng vọt. Người mua nhà đua nhau giành giật cơ hội mua nhà dự án. Giá một căn hộ 1 nghìn feet vuông ở Thượng Hải lên tới 335 nghìn USD, gấp 45 lần thu nhập trung bình của một người dân nơi đây.

    Nay bong bóng bất động sản Trung Quốc đang xì hơi. Giá bất động sản tại Trung Quốc tháng 10/2011 hạ tháng thứ 2 liên tiếp bởi các công ty kinh doanh bất động sản trong cơn tuyệt vọng đã phải hạ mạnh giá để bán nhà. Theo thống kê mới đây, trong số 35 thành phố lớn của Trung Quốc, 29 thành phố đối đầu với tình trạng doanh số bán nhà sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh số bán nhà tại 6/35 thành phố giảm hơn 50%, trong đó bao gồm cả Bắc Kinh.

    Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không có gì đáng ngạc nhiên. Sau khi nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời khủng hoảng kinh tế để giúp kinh tế tăng trưởng, chính phủ Trung Quốc nay đang thắt chặt tín dụng để hạn chế đầu cơ.

    Dường như sự tàn phá đã lên quá mức. Đằng sau thành phố toàn nhà chọc trời, cao tốc, tàu siêu tốc, người ta nhìn thấy nhiều thành phố ma, con đường vắng lặng và nhà ga không có người. Nợ công tăng quá cao đến mức có thể gây ra hậu quả tồi tệ với kinh tế Trung Quốc.

    Ông Victor Shih, nhà khoa học chính trị tại Northwestern University và là một chuyên gia về Trung Quốc, chỉ ra: “Tăng trưởng chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư nhà nước trên quy mô lớn. Nếu Trung Quốc rơi vào rắc rối, tất cả mọi đối tượng cũng sẽ như vậy.”

    Kinh tế toàn cầu sẽ hưởng lợi nếu chính phủ Trung Quốc có thể cân bằng được nền kinh tế để 1,3 tỷ dân sẽ chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên khả năng này chẳng thể xảy ra bởi chính phủ Trung Quốc đã cơ cấu nền kinh tế theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp lớn nhiều hơn người tiêu dùng.

    Chính phủ Trung Quốc làm được điều này bằng cách duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Hàng hóa của Trung Quốc trở nên rẻ hơn ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên đồng nhân dân tệ khiến lạm phát tăng cao tại Trung Quốc và hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ. Chính phủ còn giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp để giúp các công ty nhà nước vay tiền với chi phí thấp. Thế nhưng như vậy người tiêu dùng chẳng kiếm được mấy từ việc gửi tiết kiệm và phải chịu thiệt.

    Chắc chắn kinh tế Trung Quốc không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao mãi. Điều cần phải chờ đợi lúc này là xem liệu kinh tế Trung Quốc có thể hạ cánh đúng theo sự định hướng của chính phủ hay mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn?

    Minh Long
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Hà Nội: Bắt giữ số hàng lậu trị giá gần 10 tỷ đồng




    Hàng hóa gồm quần áo, bánh kẹo, hàng gia dụng, gạch men…
    Các cơ quan chức năng vừa phối hợp bắt giữ sáu xe ô tô chở số hàng lậu trị giá ước tính gần 10 tỷ đồng từ Lào Cai về Hà Nội. Ngày 4/12, Phòng An ninh kinh tế -******* Hà Nội cho biết đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Đội 1 và Đội 4 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ sáu xe ô tô chở hàng lậu.

    Qua kiểm tra, Tổ công tác đã thu giữ số hàng hóa gồm quần áo, bánh kẹo, hàng gia dụng, gạch men…ước tính trị giá gần 10 tỷ đồng. Chủ hàng và các lái xe ô tô không thể xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng hóa này.

    Các lực lượng đã phối hợp, trinh sát, nắm tình hình và theo sát sáu xe ô tô chở hàng hóa nói trên từ Lào Cai, đến địa bàn Hà Nội mới bắt giữ.

    Hiện Phòng An ninh kinh tế - ******* Hà Nội đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.


    Theo Thu Hà

    Chinhphu.vn
    Hoan hô các lực lượng chức năng ! =D>=D>=D>
    Nền kinh tế ta kiệt quệ chính vì bọn buôn lậu này đây !
    Các doanh nghiệp làm ăn chân chính , đóng thuế đầy đủ làm sao cạnh tranh nổi với hàng gian hàng giả và lậu thuế ?
    Cần làm mạnh tay hơn nữa để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước !
    Riêng lô hàng này cần phân loại , hàng tốt mà lậu thuế thì sung công bán thanh lý thu tiền bổ sung công quỹ , hổ trợ người nghèo hoặc trợ giúp gia đình chiến sĩ neo đơn ...
    Hàng giả hàng nhái chất lượng kém hoặc độc hại thì cương quyết tiêu huỷ không đưa ra thị trường !
    Đồng thời xử lý nghiêm khắc chủ lô hàng và chủ phương tiện theo pháp luật hiện hành !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111128110929244p0c1013/coc-mot-giai-phap-hoa-binh-cho-bien-dong.htm


    COC: Một giải pháp hòa bình cho biển Đông
    (PL)- Cần đưa việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ra khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á.

    Trong phiên chất vấn sáng 25-11, Thủ tướng *************** đã nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”. Một trong những biện pháp hòa bình mà Việt Nam cũng như các nước ASEAN đã nghiêm túc thực hiện thời gian qua là tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC). Và hiện nay, các bên đang hướng tới việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

    [​IMG]
    Pháp Luật TP.HCM
    đã có cuộc trao đổi với TS Lê Minh Phiếu (ảnh), chuyên gia về các vấn đề pháp lý có liên quan đến tranh chấp biển Đông, xung quanh việc tiến tới ký kết COC.
    Vì sao cần phải có COC?
    . Thưa TS, vì sao ASEAN và các nước quan tâm đến tranh chấp biển Đông lại mong muốn ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)?
    + Lý do mà các nước phải nghĩ đến một văn kiện tiến xa hơn DOC là vì DOC có rất nhiều hạn chế. Có thể nêu ra ba hạn chế lớn nhất của DOC.
    Trước hết, phạm vi áp dụng của DOC không rõ ràng. Văn bản này không phân định rõ vùng tranh chấp và vùng không tranh chấp. Do vậy, khi có một sự kiện xảy ra thì có nước nói rằng đó là vùng không tranh chấp và không chịu sự điều chỉnh của DOC, trong khi các nước khác thì cho rằng sự kiện đó thuộc phạm vi điều chỉnh của DOC.
    Thứ hai, các quy định của DOC không rõ ràng và thiếu cụ thể. Do vậy, việc giải thích dễ dẫn đến sự tùy tiện tùy theo mục đích của mỗi bên. Thứ ba, điểm quan trọng nhất là DOC hiện tại không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.
    Từ những hạn chế nêu trên, Hướng dẫn thực thi DOC đã được ký kết (ngày 21-7-2011 tại Bali, Indonesia) giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, bản hướng dẫn này cũng không khắc phục được nhiều những hạn chế của DOC. Đó là lý do tại sao các nước liên quan đang hướng đến việc ký kết COC.
    [​IMG]
    Các nước liên quan đang hướng đến việc ký kết COC để duy trì hòa bình ở biển Đông. Ảnh: INTERNET
    COC phải có giá trị pháp lý bắt buộc
    . Theo ông, cần những điều kiện gì để COC có thể giúp cải thiện sự phức tạp của tranh chấp trên biển Đông hiện nay?
    + Tranh chấp trên biển Đông hiện nay bị rơi vào bế tắc vì các bên không thể khởi kiện nhau ra một cơ quan tài phán quốc tế. Trong các văn kiện quốc tế, Trung Quốc chưa đưa ra một tuyên bố hay chưa ký một thỏa thuận nào để công nhận thẩm quyền của tòa án hay trọng tài liên quan. Do vậy, mặc dù tranh chấp trên biển Đông rất căng thẳng nhưng các nước không thể nhờ tòa án hay trọng tài giải quyết.
    Do vậy, đối với COC, ngoài việc có một quy định công nhận giá trị ràng buộc về mặt pháp lý của COC, các bên cần có một thỏa thuận trọng tài, theo đó các tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thi hành COC sẽ được Tòa án Công lý Quốc tế giải quyết. Hoặc các bên cũng có thể tiến xa hơn bằng cách quy định rằng tất cả tranh chấp liên quan đến biển Đông (không chỉ là liên quan đến việc giải thích và thực thi COC) sẽ do Tòa án Công lý Quốc tế giải quyết. Tuy nhiên, một điều khoản như vậy sẽ khó mà được Trung Quốc chấp nhận.
    . Vậy để COC có thể mang sức nặng như nó có thể thì các nước có liên quan cần phải có hướng ra cho vấn đề này như thế nào?
    + Tôi e rằng nếu COC chỉ được đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc thì các nước ASEAN sẽ không đủ khả năng để có thể thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một điều khoản như phân tích ở trên. Do vậy, cần đưa việc đàm phán COC ra khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á.
    Thượng đỉnh Đông Á hiện bao gồm 18 thành viên. Ngoài ASEAN, khuôn khổ này bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Trong số những nước này, Trung Quốc là một bên tranh chấp mạnh bạo nhất trên biển Đông. Các nước khác thì có quyền lợi thiết thân liên quan đến hòa bình và an ninh trên biển Đông. Riêng Mỹ thì đã từng tuyên bố rằng an ninh trên biển Đông là lợi ích quốc gia của họ.
    Do vậy, việc đưa COC ra đàm phán trong khuôn khổ này sẽ hợp lý và có khả năng đạt được những điều khoản cụ thể, mang tính ràng buộc và có cơ chế bảo đảm thi hành trọn vẹn hơn.
    . Xin cảm ơn TS.
    Ý chí của các bên là điều quyết định
    Có tác giả cho rằng COC không có giá trị pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi COC có giá trị pháp lý bắt buộc hay không tùy thuộc vào mong muốn, ý chí của các bên và được thể hiện trong chính những COC đó cũng như bối cảnh ký kết nó.
    Thực tế có một số COC do các chủ thể của công pháp quốc tế ký kết nhưng không có giá trị bắt buộc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả quy tắc ứng xử sẽ ký trong tương lai cũng sẽ không có giá trị bắt buộc giống như vậy. Bởi lẽ một số bộ quy tắc ứng xử vẫn có thể được xem là một điều ước quốc tế - và do vậy đương nhiên là có giá trị bắt buộc - nếu như nó thỏa mãn những tiêu chí được quy định bởi Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế (Công ước Viên). Điểm a khoản 1 Điều 2 của công ước này quy định rõ: “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
    TSLÊ MINH PHIẾU
    Ngày 4-11-2002, tại Phnom Penh, Campuchia, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) với hy vọng làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên biển Đông nhưng kết quả thực thi rất hạn chế.
    Ngày 21-7-2011, tại Bali, Indonesia, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44), ASEAN và Trung Quốc đã đạt được Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC.
    Hội nghị cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc (ngày 18-11-2011) nhấn mạnh: Hai bên tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC thông qua Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và nhất trí tháng 7-2012 là thời điểm hoàn tất bản dự thảo COC.
    MINH CƯỜNG thực hiện
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Vâng ạ,
    Bài nào em post trùng bác cứ xóa phần của em để tiết kiệm đất cho bà con ạ [};-
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ấn Độ tuyên bố bảo vệ tài sản ở biển Đông


    04/12/2011 0:25
    Hải quân Ấn Độ đang xúc tiến tăng cường bảo vệ tài sản của nước này ở biển Đông, phòng khi có sự cố khẩn cấp xảy ra.
    Đó là tuyên bố của Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma, theo báo India Today hôm qua. Hiện Tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ đang có kế hoạch hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông và chính quyền nước này cũng khẳng định có lợi ích to lớn trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực.

    [​IMG]
    Hải quân Ấn Độ sẽ có 150 tàu chiến vào năm 2027 - Ảnh: Indiannavy.nic.in



    Úc bác thông tin thành lập liên minh ba bên
    Trong một diễn biến khác, giới chức Úc vừa lên tiếng bác thông tin nước này đang xúc tiến thành lập hiệp ước liên minh ba bên với Mỹ và Ấn Độ. Chính quyền New Delhi cũng nói rằng họ không biết gì về ý tưởng trên, theo BBC.


    Ngoài ra, Đô đốc Verma cũng tuyên bố hải quân Ấn Độ đang tăng cường tuần tra và nâng cao khả năng tác chiến ở Ấn Độ Dương. India Today dẫn lời ông nêu rõ: “Chúng tôi đang xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo Andaman, Nicobar, Lakshadweep và Minicoy để lập các vị trí chiến lược, giúp nâng cao khả năng tác chiến”. Song song đó, New Delhi cũng đang xúc tiến xây dựng hàng loạt căn cứ hải quân, không quân ở cả đất liền lẫn các đảo để tăng khả năng giám sát tuyến hàng hải từ Trung Đông đến eo biển Malacca. Đô đốc Verma còn tiết lộ rằng đến cuối năm 2027, hải quân Ấn Độ sẽ có hơn 150 tàu chiến, tăng 18 tàu, trên 500 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng so với con số 216 chiếc hiện nay. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang xem xét thành lập một cơ chế liên lạc trực tiếp giữa hải quân nước này với hải quân Trung Quốc nhằm tránh đụng độ trên biển “do hiểu lầm”, theo hãng tin Press Trust of India. Trong cuộc họp báo ngày 2.12, Đô đốc Verma cho rằng các cuộc đối thoại trực tiếp và thành lập đường dây nóng có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt đối với những nước mà Ấn Độ cảm thấy có nguy cơ xảy ra hiểu lầm.
    Lê Loan


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Hoan nghênh sự có mặt thường xuyên của hải quân Ấn Độ ở Biển Đông ! =D>=D>=D>
    Tất nhiên tuyên bố này sẽ bị phía Trung Quốc phản đối dữ dội . ;))
    Nhưng chó sủa cứ sủa , đường ta ta cứ đi ! :)>-:)>-:)>-
    Xem thử nó dám làm gì ? :-??

    Bàn thêm : Bán đảo Đông Dương theo tiếng Pháp là Indochina , còn gọi là bán đảo Ấn Hoa , là miền đất nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa .
    Lâu nay một mình Trung Hoa ra sức tác oai tác quái gây hấn ở biển Đông .
    Nay có anh bạn Ấn Độ đến đây cùng chung tay xây dựng kinh tế và giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền là điều quá tuyệt vời ! :-bd
    Bộ sậu chóp bu Trung Nam Hải lại mất ăn mất ngủ rồi ! :)):)):))

  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111204013037794p1017c1077/cu-ba-trung-quoc-bi-con-bo-doi-den-tro-xuong.htm

    Cụ bà Trung Quốc bị con bỏ đói đến trơ xương
    Hình ảnh thương tâm này xuất hiện trong clip ngắn vừa được đưa lên mạng hôm 1.12. Bà cụ này đã bị chính các con trai của mình bỏ mặc đến chết vì đói, chỉ còn da bọc xương dù có tới 6 người con.

    Đoạn clip này đang thực sự gây sốc và làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng ở Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hình ảnh được chụp từ clip​
    Trong clip là hình ảnh một cụ bà gầy gò, chỉ còn da bọc xương, nằm chờ chết trên giường. Theo lời người đăng tải clip, cụ bà này người gốc Quảng Đông, 90 tuổi. Người này cho biết, cụ bà có tất cả 5 con trai và 1 con gái nhưng lâu nay bà sống với người con trai thứ tư ở huyện Vũ Bình, thị xã Long Nham, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Vụ việc xảy ra cách đây vài tháng nhưng clip mới được đưa lên mạng hôm 1.12.
    Theo điều tra, vào cuối tháng 9 vừa qua, cảnh sát cũng như tổ chức phụ nữ của địa phương đã nhận được điện thoại từ người cháu gái thông báo về tình trạng người bà của mình. Ngay lập tức, chính quyền và các cơ quan chức năng đã đến hiện trường đưa cụ bà vào viện. Tuy nhiên bà lão đã không thể qua khỏi do suy nhược nghiêm trọng.
    Tờ Nhân dân nhật báo còn tiết lộ, người con trai bất hiếu này họ Chung, là một nhân viên đang làm ở ủy ban huyện. Có thông tin, anh này không phải là nhân viên bình thường mà còn là người có chức quyền.
    Theo Hàn Giang (Dân Việt / Nhân dân nhật báo)
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hay quá, zzee...=D>=D>=D>
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chỉ có bạn mới tự xoá được bài bạn đã viết thôi !
    Trong vòng 1g kể từ khi bạn post bài !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này