Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4949 người đang online, trong đó có 421 thành viên. 21:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34705 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Câu chuyện thương tâm này xảy ra ở chính đất nước của nhị thập tứ hiếu đấy ! ( 24 câu chuyện về lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ ! )
    Những câu chuyện nói láo trời ơi thiên địa ! :p
    Thương cha mẹ thèm ăn măng , Mạnh Tông đã ra ôm bụi tre giữa trời băng giá tuyết phủ kêu khóc , và từ dưới băng tuyết những chồi măng đã mọc lên ! :))
    Hoặc Ngô Mãnh mới 8 tuổi vì thương cha mẹ , đã ở trần cho muỗi hút máu để cha mẹ ngủ yên giấc ! :p
    Câu chuyện này có mặt trái là cha mẹ đứa bé 8 tuổi thì tầm từ 28 đến 40 tuổi , nghĩa là không già yếu gì lắm , tại sao để đứa con mình ở trần muỗi đốt , còn mình thì ngủ yên sao đành ? [-X
    Vương Tường ở với dì ghẻ ác độc , bà này lại tai quái đòi ăn cá chép giữa mùa đông . Vương Tường ra sông , cởi trần nằm trên mặt nước đã đóng băng , lát sau mặt băng nứt ra , có 2 con cá chép dễ thương tự nguyện nhảy lên bờ cho Vương Tường đem về nấu cháo cho dì ghẻ ăn ! :))

    Tóm tắt ba chuyện tiêu biểu , cực kỳ vô lý để thấy cái đạo đức giả của dân Tàu ! :p:p:p

    Và ở cái đất nước mà từ bé mọi người được dạy nhị thập tứ hiếu đó đã có câu chuyện bất hiếu đến rùng mình kia !

    Đừng tin những gì Tàu khoe ! [-X
    Hãy xem cuộc sống thực tế của Tàu ! :-"

    Ôi ! Tàu ơi là Tàu ! ^:)^

    Chinoiserie !


    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bị mất chữ xóa rồi bác ạ, chỉ có thể nhờ Mod xóa dùm thôi.
    Mod ơi làm ơn xóa dùm em 1 bài trùng của Ptkh bên trên tại trang này ạ ,cám ơn Mod nhiều [};-
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tin tham khảo về hải quân nước bạn :
    Nga triển khai đóng hai tàu sân bay Mistral


    03/12/2011 10:32
    (TNO) Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga và Nhà máy đóng tàu Baltiisky Zavod vào hôm 2.12 đã ký kết bản hợp đồng trị giá 2,5 tỉ rúp (khoảng 80 triệu USD), để tiến hành đóng hai tàu sân bay lớp Mistral thứ ba và thứ tư cho Hải quân Nga.
    Theo RIA Novosti, lễ ký kết có sự hiện diện của Thủ tướng Nga Vladimir Putin.
    [​IMG]
    Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral - Ảnh: AFP
    Đây là một phần trong bản hợp đồng của Nga mua bốn chiếc tàu sân bay lớp Mistral của Pháp, với hai chiếc đầu tiên được đóng tại Pháp và hai chiếc còn lại đóng tại Nga.
    RIA Novosti dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này sẽ chiếm khoảng 80% khối lượng lao động trong quá trình đóng hai tàu sân bay lớp Mistral thứ ba và thứ tư.
    Vào giữa tháng 6 qua, Nga đã ký bản hợp đồng mua hai chiếc tàu sân bay lớp Mistral với tổng giá trị lên đến 1,7 tỉ USD, trong đó bao gồm cả việc chuyển giao các công nghệ "nhạy cảm".
    Theo Tập đoàn đóng tàu DCNS (Pháp) thông báo hôm 30.11 vừa qua, phía Nga đã chuyển tiền tạm ứng và tập đoàn sẽ bắt đầu triển khai việc đóng chiếc tàu đầu tiên cho Hải quân Nga.
    Theo dự kiến, hai chiếc tàu đầu tiên sẽ được Pháp chuyển giao vào năm 2014 và 2015, chúng sẽ được bổ sung cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga.
    Tiến Dũng

    Bao giờ Việt Nam ký mua công nghệ của Pháp để tự đóng đây ?

    ;));));))
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trong vòng 1 giờ kể từ khi viết bài , bạn có thể xoá hoặc sửa đổi , muốn gọi Mod hoặc ai đó , bạn thêm @ vào trước nick người đó thì họ mới biết !
    Diễn đàn có nhiều trang , nhiều người gửi bài . Mod không có thời gian để xem từng bài đâu !
    Thôi , rút kinh nghiệm lần sau [:D][:D][:D]
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Gần 20 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc


    02/12/2011 0:19
    Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, Việt Nam nhập của Trung Quốc hơn 19,5 tỉ USD các loại hàng hóa; chiếm khoảng 1/4 (84,6 tỉ USD) tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

    Nhóm hàng mà Việt Nam nhập của Trung Quốc trên 1 tỉ USD gồm: 2,3 tỉ USD vải; 1,7 tỉ máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 1,3 tỉ điện thoại các loại và linh kiện; 1,2 tỉ sắt thép; 1 tỉ xăng dầu. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc lên tới 4,1 tỉ USD, so với các thị trường khác như Nhật Bản là 2,2 tỉ; Hàn Quốc 1 tỉ; Đức 826 triệu; Mỹ 640 triệu. Trong khi, máy móc giá rẻ Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo không phải là công nghệ nguồn, lạc hậu và khả năng gây ô nhiễm cao.
    Như vậy, thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong 10 tháng năm 2011 vẫn tiếp tục là Trung Quốc. Thống kê sơ bộ cho thấy kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2010. Với hơn 19,5 tỉ USD nhập hàng Trung Quốc, trong khi xuất đạt 8,5 tỉ USD đã khiến nhập siêu từ nước láng giềng lên 11 tỉ USD. Con số này cao hơn tổng nhập siêu của Việt Nam trong 10 tháng từ tất cả các thị trường là 8,4 tỉ USD, chênh lệch 2,6 tỉ USD.
    [​IMG]
    Việt Nam xuất khẩu gỗ nguyên liệu qua Trung Quốc và nhập khẩu lại bàn ghế thành phẩm (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: D.Đ.M
    Nhập siêu Trung Quốc tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản. Đơn cử nông sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng. Cụ thể hàng thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep), cho rằng kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD trong 10 tháng vào Trung Quốc vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự báo lên tới 6 tỉ trong năm nay. Thời gian tới, nên tập trung vào đường chính ngạch thì xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh.
    Theo các doanh nghiệp, có nhiều cách để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc và phải được thực hiện đồng bộ. Trong đó, cách hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường xuất khẩu vào thị trường này để dần kéo gần lại sự chênh lệch giữa xuất và nhập. Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng khả năng hàng hóa của ta vào thị trường Trung Quốc là trong tầm tay, nhiều doanh nghiệp như Bita’s, Vinamit… đã có chân chắc chắn ở đây.
    TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng những con số thống kê về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện nền kinh tế của chúng ta đang bất ổn. Mọi nỗ lực để đạt xuất siêu với nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu… đều phải bù vào thâm hụt ở thị trường Trung Quốc. Tổng nhập siêu cả nước thấp hơn so với nhập siêu từ Trung Quốc là vậy. Ngoài ra, cùng với tăng trưởng nhập khẩu cao, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc.
    Quan hệ thương mại giữa ta và Trung Quốc còn bất ổn ở chỗ, Việt Nam xuất khẩu than qua Trung Quốc thì ngay lập tức nhập khẩu điện, xuất khẩu mủ cao su nguyên liệu và nhập lại vỏ ruột xe, xuất khẩu gỗ và nhập lại bàn ghế… Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc mà chúng ta có thể tự làm được, vì giá cả của họ rẻ hơn. “Đây là những vấn đề cần cảnh báo và là thách thức lớn của nền kinh tế, cần có một chiến lược, lộ trình lâu dài để giảm nhập siêu từ Trung Quốc chứ không thể buông như vậy được”, ông Lê Đăng Doanh nói thêm.
    N.Trần Tâm
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chủ Nhật, 04/12/2011, 15:34 (GMT+7) Nguyễn Viết Hưng đoạt giải nhất tuần 4 "Biển đảo quê hương"


    * Tổng cộng 172.221 người dự thi
    TTO - Tuần thứ 4 với chủ đề "Vì biển đảo thân yêu" và cũng là tuần thi cuối cùng của hội thi trắc nghiệm trực tuyến “Biển đảo quê hương” đã khép lại chiều 3-12, với kết quả giải nhất tuần thuộc về bạn Nguyễn Viết Hưng (Quảng Ngãi).
    >> Tổng giải thưởng thi Biển đảo quê hương hơn 248 triệu đồng
    Có 40.616 bạn đọc tham gia tuần 4 này, nâng tổng số lượt người tham dự sau bốn tuần thi lên 172.221 lượt người dự thi.
    Kết quả, bạn Nguyễn Viết Hưng (hẻm 73, Trần Quang Diệu, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đã trả lời đúng 50/50 câu hỏi trong thời gian 89 giây, giành giải nhất với phần thưởng 5 triệu đồng.
    Giải nhì thuộc về bạn Lê Bạch Phục (Đại học Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM), trả lời đúng 50/50 câu hỏi trong 90 giây.
    Hai giải ba thuộc về bạn Trần Thiện Hậu (Đại học Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM, 50 câu 91 giây) và bạn Nguyễn Minh Thắng (Đại học An ninh nhân dân TP.HCM, 93 giây).
    Ngoài ra còn có 4 giải khuyến khích: Nguyễn Ngọc Linh (Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, 50 câu, 97 giây), Nguyễn Thị Tú Uyên (Đại học Kinh tế - luật TP.HCM, 50 câu, 100 giây), Trịnh Phước Lộc (Đại học Sư phạm TP.HCM, 50 câu, 104 giây), Hồ Xuân Phước (22 đường 21 Suối Tre, Long Khánh, Đông Nai, 50 câu, 105 giây).
    Chiều mai 5-12, hội đồng giám khảo sẽ chấm bài thi tự luận. Kết quả chung cuộc (cộng điểm thi của bốn tuần và thi tự luận x hệ số 2) sẽ được công bố ngày 6-12.
    Hội thi "Biển đảo quê hương" do Thành đoàn TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức. Hội thi có tổng giá trị tiền thưởng 248 triệu đồng. Trong đó giải nhất chung cuộc 15 triệu đồng, hai giải nhì (10 triệu đồng/giải), ba giải ba (8 triệu đồng/giải) và 10 giải khuyến khích (5 triệu đồng/giải).
    Ba thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba chung cuộc ngoài hiện kim sẽ được thưởng một chuyến du lịch tham quan Côn Đảo.
    Đặc biệt, ban tổ chức sẽ dành phần thưởng đặc biệt cho giải nhất cá nhân và tập thể với tặng phẩm: đá chủ quyền Trường Sa.
    TTO
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/408589/Dat-hiem-Viet-Nam-dung-thu-ba-the-gioi.html

    Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới
    TT - Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.


























    >> Việt - Nhật hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm
    >> Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm

    [​IMG]Mốc trạm quan trắc môi trường phóng xạ mỏ đất hiếm Nậm Xe của Liên đoàn Địa chất xạ hiếm - Ảnh: K.H.


    [​IMG]

    Kỳ 1: Trở lại khu mỏ cũ
    Quặng đất hiếm vốn quá quen thuộc với người dân hai huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu). Từ hàng chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng và hợp tác với một số nước khai thác thử nghiệm.
    Trở lại mỏ đất hiếm Nậm Xe (huyện Phong Thổ), Đông Pao (huyện Tam Đường), phóng viên Tuổi Trẻ dựng lại bức tranh về những ngày đầu khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
    Đường lên mỏ Nậm Xe

    Đất hiếm là gì?
    Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt, đất hiếm được sử dụng chủ lực trong cáp quang viễn thông; công nghệ in tiền; công nghệ màn hình LED; công nghệ bán dẫn, siêu dẫn...
    Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn gồm Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá có trữ lượng đất hiếm cao.


    Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trọn trong khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, được phân chia thành hai khu nam - bắc. Cách đây hàng chục năm, người dân trong vùng đã quen với tiếng máy móc, tiếng ôtô vận chuyển quặng đất hiếm chạy rầm rập suốt ngày đêm. Không ít người dân trong vùng đã trở thành công nhân hầm lò và tuyển luyện quặng cho các đơn vị nước ngoài khai thác như Tiệp Khắc (cũ), Ba Lan...
    Nhớ lại những ngày đầu tiên các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đến thăm dò, khai thác mỏ, phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe Lý Văn Chúc ấn tượng nhất là chuyện ôtô chạy suốt ngày đêm.
    “Người ta đến nhanh, đi cũng nhanh, để lại trên triền núi những miệng hầm ôtô có thể chạy ra, chạy vào để chở quặng. Giờ vẫn còn những hầm sâu hun hút ngoác miệng trên đỉnh núi Mỏ, ngay dân địa phương cũng không dám vào sâu vì không biết trong đó có gì...” - ông Chúc nói.
    Nhận lời dẫn chúng tôi lên một miệng hầm trên đỉnh núi Mỏ, ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) e ngại: “Liệu các chú đi được không, gần 3km chỉ leo theo vách núi dựng đứng thôi, chỗ hầm đó sạt lở rồi, không thể vào được đâu”.
    Quả thật, nhìn từ xa triền núi Mỏ thoai thoải đổ về phía bờ suối nhưng chỉ khi leo mới cảm nhận được độ dốc của ngọn núi. Dẫn chúng tôi theo đường tắt, ông Ngân chỉ sang ngọn núi bên cạnh rồi nói: “Đường chính lên mỏ ở bên kia, xa lắm, trước đây ôtô chạy được từ chân lên đến đỉnh núi nhưng đường đó sạt rồi, cây cỏ mọc đầy không đi được, leo đường này khó nhưng nhanh”.
    Con đường ôtô quanh co ngày xưa nay phủ đầy cỏ dại, trải qua những trận mưa lũ đã sạt lở nên không còn hình thù một con đường, những đoạn dưới thấp từ lâu trở thành nương rẫy của bà con các bản làng xung quanh.
    Sau gần hai giờ leo dốc núi, cuối cùng chúng tôi đến được miệng hầm khai thác đất hiếm đầu tiên của phía Tiệp Khắc. Miệng hầm ngày xưa, theo lời ông Ngân, to và rộng đến mức một chiếc ôtô có thể chui lọt đã bị đá lấp gần hết, giờ chỉ còn một khe rộng từng người chui vào được.
    Chui sâu vào, trước mắt chúng tôi là một đường hầm đen kịt sâu hun hút, chạy ngoằn ngoèo vào lòng núi. Trên vách hầm vẫn hằn in những vết khoan sâu hoắm vào lòng núi, những vỉa đá bị vạt từng mảng do nổ mìn từ hàng chục năm trước. Từ trong đường hầm, mùi ngai ngái, tanh tanh của đất, của quặng khoáng bốc ra nồng nặc. Chỉ vài phút trong đường hầm ai cũng cảm giác đau đầu, buồn nôn, ông Ngân lý giải đó là mùi của quặng.
    “Ngày xưa, công nhân đến khai thác đều có quần áo bảo hiểm để vào núi mới đi sâu được” - ông Ngân nói. Cũng chính vì lý do này mà khi không khai thác nữa, người Tiệp Khắc đã đổ bêtông bịt miệng hầm thứ hai lại để người dân không vào hầm. Riêng chiếc hầm đầu tiên bị sập trong quá trình khai thác, đá bít gần kín miệng nên không đổ được bêtông lấp lại.

    [​IMG]Lối vào hầm khai thác quặng đất hiếm bị sập tại khu mỏ Nậm Xe do Tiệp Khắc khai thác giờ chỉ còn là một khe nhỏ - Ảnh: K.H.

    Người Tiệp đến rồi đi
    Qua sự giới thiệu của một già làng ở bản Mầu, chúng tôi tìm gặp một trong những công nhân trực tiếp tham gia khai thác mỏ Nậm Xe khi người Tiệp Khắc đến đây. Là người bản xứ thuộc huyện Phong Thổ, được các chuyên gia Tiệp Khắc trực tiếp tuyển chọn và đào tạo, từ một nông dân thuần túy, ông Trần Thế Lương (xã Mường So, huyện Phong Thổ) trở thành một công nhân lành nghề trong nghề khai khoáng.
    Trong quãng đời làm công nhân khai khoáng, ông Lương nhớ mãi từng đi khai thác đất hiếm tại mỏ Nậm Xe và sau đó trở thành công nhân khoan thăm dò tại mỏ Đông Pao (Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu).
    Năm 1984, khi điện lưới còn chưa xuất hiện ở những bản làng xa xôi của Phong Thổ thì cả vùng Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện được người Tiệp Khắc đưa vào phục vụ khai khoáng ở mỏ. Cũng chính tại chiếc hầm chúng tôi tìm đến, ông Lương và năm người khác đã thoát chết khi hầm này bị sập. Ngày đó, mỗi tổ công nhân trực tiếp nổ mìn, khai khoáng có hai chuyên gia Tiệp Khắc và bốn công nhân Việt Nam.
    Ca làm việc của ông Lương bắt đầu từ 6g-14g, không hiểu sao hôm đó mới hơn 12g chuyên gia Tiệp bỗng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra cửa hầm uống nước. Khi tổ công nhân ra khỏi cửa hầm vài phút thì trong hầm vang lên những tiếng chấn động như tiếng mìn nổ, hàng loạt tảng đá lớn từ trên đỉnh núi sầm sập đổ xuống cách khu vực công nhân làm việc vài mét. Và chỉ sau đó vài chục phút, cả phần lõi hầm đổ sụp, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.
    Sau khi hầm đầu tiên bị sập, phía Tiệp Khắc và các công nhân Việt Nam đào hầm khoáng thứ hai cách hầm thứ nhất khoảng 30m. Ông Lương nhớ lại đường hầm được đào, khoan cao 2,5m, rộng 2,8m, đủ diện tích lắp đường ray cho xe goòng chở quặng, đất đá chạy.
    Các công nhân Việt Nam và chuyên gia Tiệp Khắc làm ngày làm đêm, chia ba ca suốt 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm được mạch khoáng, các công nhân dùng khoan máy khoan thẳng vào gương lò (những điểm có khoáng vật) rồi cho nổ mìn phá đá lấy quặng và chuyển theo xe goòng ra ngoài. Tại cửa lò, tổ công nhân tuyển luyện rửa sạch rồi đưa thẳng lên ôtô chở về xuôi.
    Đường hầm thứ hai, hầm chính được công nhân đào sâu vào lòng núi đến 199m, các đường ngách cũng dài đến gần 100m, trở thành đường hầm dài nhất ở mỏ Nậm Xe. Tuy nhiên, sau một năm khai thác theo đúng hợp đồng ký kết, các chuyên gia Tiệp Khắc về nước vào năm 1985 thì hầm khoáng này được đổ bêtông bịt kín hoàn toàn.
    “Ngày đó, cuộc sống công nhân chúng tôi sung sướng lắm. Tiền lương tính ra là 100 đồng/ngày trong khi một cân thịt chỉ có 9 hào. Mỗi tháng còn được hai cân chè, mỗi khi đi làm về có người pha sẵn, phải uống hết để chống độc hại và 24 cân gạo, 12 hộp sữa, 12 cân đường bồi dưỡng” - ông Lương kể lại. Ngoài người Tiệp khai thác tại Nậm Xe, ông Lương khẳng định còn có người Ba Lan và một số nước khác cũng đã đến đây thăm dò, khai thác đất hiếm.
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/Cau-chuyen-cuoi-tuan/408333/Cuoc-chien-nguyen-lieu-dat-hiem.html

    Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm
    TTCT - Trung Quốc đang dùng lợi thế nhà cung cấp độc quyền đất hiếm làm thứ vũ khí không chỉ trên sân chơi mậu dịch mà còn ở vũ đài chính trị, khi nó được áp dụng không chỉ với Nhật mà còn với Mỹ và châu Âu.
    >> Đất hiếm trở thành vũ khí
    >> Nhật - Việt sẽ ký thỏa thuận khai thác đất hiếm
    >> Nhật ủng hộ doanh nghiệp tìm nguồn cung đất hiếm ở Việt Nam

    [​IMG]Mỏ Mountain Pass (California) chuẩn bị mở cửa tái hoạt động - Ảnh: New York Times

    Tờ Asahi Shimbun cho biết chỉ hai trong 30 nhà nhập khẩu Nhật nhận được các chuyến hàng đất hiếm từ Trung Quốc kể từ tháng 9-2010 (tính đến ngày 22-10-2010). Các công ty Trung Quốc thậm chí muốn chấm dứt hợp đồng với Nhật để bán hàng cho nước khác.
    “Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm”!
    Cuộc chiến đất hiếm bắt đầu được hâm nóng với khả năng Mỹ và Nhật cùng kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tội lợi dụng ưu thế độc quyền. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 26-9-2010, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nói rằng Trung Quốc vẫn tuân thủ luật WTO, và việc giới doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm nước mình ngưng bán cho ai là “chuyện riêng” của họ, dù không thể giải thích tại sao ngay trong ngày hôm đó, 32 nhà xuất khẩu đất hiếm (trong đó có mười doanh nghiệp nước ngoài) tại Trung Quốc đồng loạt ngưng giao hàng cho Nhật từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị liên quan việc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Trong phỏng vấn, ông Trần Đức Minh cũng không giải thích tại sao từ năm 2006 đến nay Trung Quốc liên tục giảm dần quota xuất khẩu đất hiếm, đồng thời áp thuế xuất khẩu cao đối với nhà xuất khẩu. Cụ thể, theo Bloomberg (16-10-2010), Trung Quốc đã cắt quota xuất khẩu đất hiếm đến 72%, đồng thời giảm nhịp độ khai thác (hạn ngạch xuất khẩu cho sáu tháng cuối năm 2010 chỉ còn 7.976 tấn so với 22.283 tấn nửa đầu năm, và so với 28.417 tấn nửa cuối năm 2009).
    Trung Quốc hiện kiểm soát 37% nguồn dự trữ đất hiếm - nhiều nhất thế giới, so với 15% của Mỹ - nước từng sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới vào thập niên 1980; đồng thời Trung Quốc cũng chiếm 97% sản lượng khai thác đất hiếm. Không dùng đất hiếm như một thứ vũ khí thì Trung Quốc cũng dùng ưu thế trên như một “công cụ chiến lược” hoặc “lá bài mặc cả ngoại giao”.
    “Át chủ bài” đất hiếm được tung ra để dằn mặt Nhật là sự kiện rõ nhất mới đây (khiến Nhật điêu đứng vì nhập đến 97% đất hiếm từ Trung Quốc). Năm 2009, Trung Quốc còn “hù” thế giới khi dọa ngưng xuất khẩu 5 trong 17 loại đất hiếm. Tháng 9-2010, trong bài báo không đề tên tác giả trên China Business Times, người viết đã “thẳng thắn” nói rằng đất hiếm là “lá bài cực mạnh mà Trung Quốc có thể dùng trong các cuộc đàm phán tương lai với thế giới” (The Epoch Times 21-10-2010). Thật ra điều này từng được hình dung cách đây gần hai thập niên khi ông Đặng Tiểu Bình nói rằng “Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm!”.
    Vũ khí đất hiếm lợi hại như thế nào? Là 17 nguyên tố nằm trên vỏ Trái đất (*), đất hiếm hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chúng có mặt trong những chiếc iPhone, ổ cứng máy tính, tivi màn hình phẳng, đèn tiết kiệm năng lượng, laptop, thiết bị không gian, cáp quang, hạt nhân, thiết bị công nghệ xanh (trong mỗi tuôcbin gió kỹ thuật cao có đến 300kg nguyên liệu đất hiếm)... Chúng còn được dùng trong công nghiệp vũ khí (trong báo cáo tung ra trung tuần tháng 4-2010, Phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ cho biết nhiều thiết bị phần cứng quân sự của Mỹ, trong đó có hệ thống điều khiển xe tăng M1A2 Abrams, cánh quạt điều khiển của bom thông minh, rađa Aegis Spy-1 của hải quân, vệ tinh, thiết bị nhìn đêm... đều lệ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc).
    Mỗi năm, khoảng 130.000 tấn đất hiếm được sản xuất khắp thế giới và nhu cầu ngày càng tăng (có thể lên đến 200.000 tấn/năm, bắt đầu từ năm 2014 - theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ). Sự khống chế nguồn xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc bắt đầu khiến giá tăng vọt, lên trung bình 300% chỉ từ tháng 1 đến tháng 8-2010, giá mỗi loại đất hiếm tăng từ 22-720% (Seeking Alpha 10-10-2010). Cụ thể, giá cerium oxide tăng từ khoảng 4,7 USD/kg ngày 20-4 lên 36 USD/kg ngày 19-10-2010; neodymium (dùng trong nam châm) tăng từ khoảng 41 USD/kg vào tháng 4 lên 46,5 USD/kg vào tháng 7 rồi 92 USD/kg vào tháng 10-2010 (Bloomberg 21-10-2010).

    [​IMG]Tính đến trung tuần tháng 10-2010, Trung Quốc tiếp tục chặn các chuyến hàng neodymium cùng nhiều loại đất hiếm khác đến Nhật - Ảnh: New York Times

    Thế giới đối phó
    Tháng 4-2010, dân biểu Dân chủ Ike Skelton, chủ tịch Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết quốc hội sẽ xem xét nghiêm túc mức độ lệ thuộc đất hiếm nhập khẩu của công nghiệp quân sự Mỹ. Trước đó một tháng, dân biểu Cộng hòa Mike Coffman đưa ra dự luật nhằm tạo ra kho dự trữ an ninh quốc gia cho nguyên liệu đất hiếm cùng chính sách hỗ trợ các công ty Mỹ muốn khai thác đất hiếm. Một nhóm 20 thượng nghị sĩ với sự dẫn đầu của nghị sĩ Lisa Murkowski (Cộng hòa) và Evan Bayh (Dân chủ) thậm chí còn trình “tâm thư” cho Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu với nội dung yêu cầu bộ này hỗ trợ tối đa cho công nghiệp đất hiếm Mỹ (E&ENews PM 19-7-2010).
    Mỹ đã rút ra bài học cay đắng khi bỏ rơi công nghiệp khai thác đất hiếm vào thập niên 1990, bắt đầu từ những quan ngại ảnh hưởng môi trường. Năm 2002, mỏ đất hiếm tại Mountain Pass (California) do Molycorp Minerals LLC làm chủ đóng cửa sau khi xảy ra vụ rò rỉ ống dẫn làm thoát nguồn nước phóng xạ vào sa mạc gần đó, khiến giới chức địa phương hoãn việc cấp mới giấy phép hoạt động. Một số kỹ sư Molycorp ngay sau đó đã được Trung Quốc thuê giúp họ!
    Năm 2005, công ty khai thác dầu nhà nước Trung Quốc CNOOC cố mua khu mỏ Mountain Pass khi họ lên kế hoạch mua công ty dầu Mỹ Unocal (lúc đó sở hữu Molycorp) nhưng Quốc hội Mỹ kịp thời ngăn chặn. Mark A. Smith - viên chức điều hành lâu năm tại Molycorp - kể thêm rằng sau khi Chevron mua Unocal, một số công ty Trung Quốc vẫn “bền gan” móc nối giới chức Chevron với ý định mua Mountain Pass. Cuối cùng, một nhóm công ty tư nhân (trong đó có Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs) cùng Mark A. Smith mua Molycorp từ Chevron năm 2008.
    Động thái từ giới nghị sĩ Mỹ cho thấy sự phong tỏa một phần mang tính “công cụ răn đe” của Trung Quốc đang được đáp trả bằng chiến lược giảm thiểu lệ thuộc nguồn đất hiếm vào họ. Chẳng riêng Mỹ, nhiều nước cũng bắt đầu tìm nguyên liệu đất hiếm ngoài Trung Quốc. Molycorp - hiện là nhà sản xuất đất hiếm duy nhất tại Mỹ - đang chuẩn bị loạt chương trình khai thác quy mô có thể tung ra 20.000 tấn đất hiếm vào năm 2012 so với 2.000 tấn hiện tại. Great Western Minerals Group của Canada cũng đã được cấp giấy phép khai thác đất hiếm tại mỏ Steenkampskraal (Nam Phi), Lynas Corp của Úc đang xây một nhà máy xử lý đất hiếm thô tại Malaysia, trong khi Glencore International AG (Thụy Sĩ) hợp tác với Wings Enterprises (Mỹ) khai thác mỏ đất hiếm tại Pea Ridge thuộc bang Missouri... (Wall Street Journal 21-10-2010).
    Ngày 2-10-2010, trong cuộc gặp tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Naoto Kan và Thủ tướng Mông Cổ Sukhbaatar Batbold cũng thỏa thuận dự án khai thác đất hiếm tại Mông Cổ. Hàn Quốc cho biết họ cũng bắt đầu tìm nguồn cung cấp khác thay vì từ Trung Quốc như hiện nay (65%). Bản thân một số công ty lớn có kế hoạch tự xoay xở, như trường hợp Sumitomo Corp (Nhật) hợp tác với công ty hạt nhân nhà nước Kazakhstan (e.nikkei.com 30-9-2010)... Tại Đức, trung tuần tháng 10-2010, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng đã đến lúc “cần thiết cấp thời” để đầu tư mạnh việc khai thác đất hiếm tại Đông Âu và Trung Á nhằm đối phó sự bành trướng mưu đồ độc quyền từ Trung Quốc (Bloomberg 21-10-2010).
    Ngoài mỏ Mountain Pass, Mỹ còn có mỏ Lemhi Pass cùng Diamond Creek ở Bắc Idaho và mỏ Bokan ở Nam Alaska... mà gần đây được xác định có trữ lượng đáng kể, từ hệ thống dò tìm của Tập đoàn hàng không Boeing hợp tác với Công ty U.S. Rare Earths Inc. Vấn đề ở chỗ, liệu thế giới có thể nói lời chia tay vĩnh viễn với đất hiếm Trung Quốc?
    Đất hiếm thật ra không hiếm, nhưng sở dĩ chúng “hiếm” vì công nghệ khai thác và xử lý thường đắt, thậm chí nguy hiểm bởi yếu tố rủi ro cao đối với khả năng gây tổn hại môi trường (quặng đất hiếm thường xuất hiện gần trầm tích các chất phóng xạ chẳng hạn thorium hoặc uranium). Do vậy, phương Tây lâu nay “nhường sân” khai thác đất hiếm cho Trung Quốc. Phí nhân công thấp và luật môi trường thuộc hàng lỏng lẻo nhất thế giới là “ưu thế” số một của công nghiệp khai thác đất hiếm Trung Quốc mà chẳng đối thủ nào địch lại.

    [​IMG]Doanh số các loại oxide đất hiếm, chẳng hạn didymium oxide hiện tăng hơn 10%/năm - Ảnh: New York Times


    5 loại đất hiếm hàng đầu hiện nay
    1. Erbium: nguyên liệu chủ lực trong cáp quang viễn thông (giá hiện tại khoảng 700 USD/kg); 2. Europium: dùng trong công nghệ in tiền euro giúp chống tiền giả cũng như công nghệ màn hình LED; 3. Neodymium: dùng phổ biến trong nam châm cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; 4. Cerium: thường được chuyển thành cerium oxide để làm chất đánh bóng kính và chất bán dẫn; 5. Lanthanum: nguyên liệu cần thiết cho công nghệ siêu dẫn (một motor của chiếc Toyota Prius có 1kg neodymium và mỗi cục pin của nó chứa 10-15kg lanthanum).
    (Nguồn: Christian Science Monitor
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Mỹ 'lôi kéo' Myanmar bỏ Trung Quốc
    Cập nhật lúc :9:18 AM, 04/12/2011
    Chính quyền Mỹ bắt đầu có những động thái tích cực nhằm "lôi kéo" Myanmar thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

    (ĐVO) Cộng hoà Myanmar (trước 1989 gọi là Burma), hàng chục năm đã từng là một quốc gia kín đáo nhất thế giới. Tuy nhiên, đầu tháng 12/2011 Myanmar trở thành trung tâm chú ý của hoạt động ngoại giao nhộn nhịp chưa từng có.

    Hôm 30/11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Thủ đô mới Neypido, được xây dựng trong rừng rậm nhiệt đới của nước này. Trước đó một ngày tướng Min Aung Hlyan, tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, nhân vật số hai trong giới lãnh đạo quân sự đã lên đường thăm Bắc Kinh hai ngày. Ông này đã được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón. (>> xem thêm)

    Người lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Phương Đông học Viện hàn lâm Liên bang Nga Dmitry Mosyak nhận định: “Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Myanmar lần đầu tiên sau 50 năm, nghĩa là suốt quá trình quan hệ của Mỹ với nước này. Đơn giản chính quyền của Tổng thống Obama không còn lựa chọn nào khác là đề xuất với Myanmar hoà bình và bãi bỏ sự trừng phạt trước khi Myanmar hoàn toàn trở thành nước bảo hộ của Trung Quốc”.

    Thật vậy, trong những năm Myanmar dưới sự lãnh đạo của tướng Than Shwe, Mỹ liệt Myanmar vào các quốc gia thuộc “trục ma quỷ”, và dưới áp lực của Mỹ, những biện pháp trừng phạt quốc tế khắc nghiệt đã được áp đặt lên nước này. Bắc Kinh đã tích cực tận dụng điều này, từng bước biến Myanmar thành nước trung chuyển năng lượng và trung tâm ảnh hưởng trong vùng biển Andaman.

    Năm 2009, trên đảo Madej (bang Rakhine) Trung Quốc đã khởi công xây dựng một cảng dầu mỏ cung cấp năng lượng cho nước này, theo ý đồ đây sẽ là điểm xuất phát của đường ống dẫn dầu dài 771 Km hướng về phía Bắc, đến biên giới Trung Quốc.

    [​IMG]
    Tướng Than Shwe và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.​
    Tập đoàn dầu khí độc quyền của Trung Quốc tính toán, nhờ có đường ống dẫn dầu qua Myanmar có khả năng vận chuyển 12 triệu tấn dầu/năm sẽ rút ngắn con đường trung chuyển dầu mỏ khai thác ở châu Phi và thoát khỏi con đường trung chuyển bằng tầu chở dầu qua eo biển Malacca tốn kém và không an toàn. Ngoài ra, cảng Madej trong tương lai có thể trở thành căn cứ tuyệt vời của hạm đội Nam Hải của Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

    Đáng chú ý, đường ống dẫn dầu của Trung Quốc đi qua vùng hành chính phía Bắc Sagain và bang tự trị Kachin, những nơi mà chính phủ trung ương của Myanmar thực tế không điều hành được. Nhưng chính ở đó các du kích Maoist lại hoạt động tích cực (Trung Quốc cũng nhiệt tình tài trợ các nhóm du kích này).

    Liên minh với Bắc Kinh đối với Myanmar mang tính khá áp đặt, và những tháng gần đây ban lãnh đạo đất nước cố gắng tìm kiếm cho mình những đồng minh có ảnh hưởng mới.

    Hồi tháng 3/2011, giới lãnh đạo quân sự Myanmar, mà hiện thân là Hội đồng Hoà bình và phát triển quốc gia, tuyên bố tự giải thể và chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự của ông Thein Sein, một nhân vật cũng thuộc giới quân sự. Lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi được thả sau nhiều năm bị giam cầm tại gia. Tất cả những nỗ lực rõ rệt của Myanmar thoát khỏi sự bảo hộ không thể không làm cho Bắc Kinh lo ngại.

    Phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế ĐH nhân dân Trung Quốc Jin Tsanzhun nói: “Ý đồ của Nhà Trắng muốn tăng cường hoạt động của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình dương có nguy cơ trở thành yếu tố làm phức tạp hơn đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ”.

    Bắc Kinh muốn thuyết phục ban lãnh đạo quân sự Myanmar đừng tin những hứa hẹn của người Mỹ và nhớ đến số phận của Muammar al-Gaddafi, người những năm cuối cầm quyền cũng định xích gần lại phương Tây. (>> xem thêm)

    Yếu tố bổ sung có thể làm các tướng lĩnh Myanmar lo ngại trước chuyến thăm của Hillary Clinton có thể là quyết định mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama triển khai thêm 2.500 lính thuỷ đánh bộ tại căn cứ ở Dacuyn của Australia (>> chi tiết), cách bờ biển Myanmar không phải quá xa.
    Nguyễn Vũ (theo Izvestia)

    Mỹ sẽ tấn công TQ qua ngả myanmar
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]




    NƠI ĐẢO XA

    Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
    Từ mảnh đất quê ta giữa đại dươ­ng mang tình thươ­ng quê nhà
    Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
    Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua v­ượt qua

    Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền
    Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi
    Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô
    Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em
    Ơi ánh mắt em yêu như­ biển xanh như­ trời xanh trong nắng mới
    Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai
    Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui
    Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi

    Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa
    Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà
    Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
    Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng

    Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển
    Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép
    Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi
    Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em
    Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó
    Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu
    Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm yêu
    Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này